Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Nguyễn Văn Dũng: Không ai cản được lòng yêu nước! (DCVOnline - phỏng vấn)

Nguồn dcvonline


DCVOnline: Cuộc biểu tình - tuần hành chống Tàu hôm Chủ Nhật 21/08 tại Hà Nội có thể được xem là để lại khá nhiều ấn tượng tuy cũng bị đàn áp và giải tán nhanh chóng như 11 chủ nhật liên tiếp trước đó.

Có lẽ vì trước ngày 21/08 vài hôm, nhiều báo chí "lề phải" trong nước đã nói về một quyết định được cho là của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội buộc phải "chấm dứt biểu tình, tuần hành tự phát". Dư luận gọi đây là "quyết định ma" vì người đọc không thể biết được số hiệu, ngày ký, người ký quyết định này.

Trong số những người bị bắt và được thả sau cùng, chiều ngày 25/08, có anh Nguyễn Văn Dũng.

Nguyễn Văn Dũng, sinh1977, có nickname là Aduku Adk trên facebook, hiện đang sống tại phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Trong cuộc biểu tình ngày 21/08 anh được nhiều người biết đến qua bức ảnh bị bắt lên xe bus của công an vẫn tiếp tục biểu tình trên xe.

DCVOnline đã có cuộc trao đổi với Dũng về việc anh đi biểu tình như sau…


DCVOnlineTừ hôm được thả về là chiều 25/8 đến nay, tình hình sức khỏe của bạn ra sao?

Nguyễn Văn Dũng: Sức khỏe mình trước và sau khi ở 4 buồng tạm giữ là giống nhau. Mặc dù chế độ của nhà lao chỉ có cơm với muối và rau muống luộc nhưng các bạn tù được gửi đồ ăn vào, họ san sẻ cho mình nên cũng tạm ổn

DCVOnlineCó những "hiện tượng lạ" nào xuất hiện trong đời sống của bạn kể từ sau chiều 25/8 đến nay không?

Nguyễn Văn Dũng: Sau khi mình về tới nhà thì chỉ có an ninh tới nhà ông trưởng phố hỏi là anh Dũng mấy hôm nay có ở nhà hay không thôi chứ họ cũng chẳng canh giữ gì mình cả.

DCVOnlineGia đình và những người thân xung quanh bạn nghĩ sao về việc bạn tham gia biểu tình và bị bắt giữ?

Nguyễn Văn Dũng: Gia đình và người thân không ủng hộ mình dấn thân vào phong trào yêu nước chống Trung Quốc. Nói chung là gia đình mình nói y như... mấy anh công an điều tra. T uy nhiên, mình cũng đã "đập tan các luận điệu sai trái". 

Gia đình mình bảo về lý thì con đúng, nhưng xin con hãy nghĩ tới cái giá phải trả cho bản thân mình và những hệ lụy, phiền phức cho gia đình và nhất là sự lo lắng rầu lòng của cha mẹ già.

Mình bảo rằng con là đứa sống tình cảm, con cũng rất đau lòng vì trách nhiệm làm con chưa hoàn thành, nhưng nếu con không dấn thân thì không đóng góp được gì cho đất nước trước dã tâm của bọn Tàu. Còn trong một xã hội như xã hội Việt Nam con rất hiểu cái giá phải trả cho lẽ phải

DCVOnlineCụ thể bạn đã "đập tan các luận điệu sai trái" bằng những cách như thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: Thì cũng như mọi người thôi, công an bảo mình đi biểu tình là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm cái nghị định 38 gì đó về tụ tập đông người và cái thông báo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Mình nói "cái 38 ko qui định về việc biểu tình, tôi đi biểu tình theo quyền hiến định, còn cái thông báo tôi nói là tôi có xem trên mạng nhưng vì nó không có số hiệu cũng chẳng có ai ký nên nó không có giá trị pháp lý và tôi coi đó là trò đùa của ai đó thôi."

DCVOnlineBạn vừa cho biết bạn ở 4 buồng tạm giữ, nghĩa là mỗi ngày ở 1 buồng? Chuyện gì đã xảy ra cho bạn trong những ngày bạn bị tạm giữ?

Nguyễn Văn Dũng: Ngày 21 mình ở buồng tạm giữ hình sự của công an quận Hoàn Kiếm
Ngày 22 ở một phòng trên tầng 2 của Hỏa Lò
Ngày 23 24 ở một phòng tầng 1
Ngày 25 thì chuyển sang một phòng khác trước khi được thả độ 1 tiếng

Trong buồng tạm giữ của công an quận Hoàn Kiếm họ yêu cầu mình cởi hết quần áo để kiểm tra. Trước đó họ đã cầm của mình những tài sản và giấy tờ sau:

- Điện thoại (giật từ tay tôi lúc sáng tại đồn công an số 1 Mỹ Đình)
- Áo đỏ (và "tặng" tôi một cái áo xám có in chữ Hà Nội - tính giữ làm kỷ niệm mà quên mất ở Hỏa Lò)…

DCVOnlineCông an giật điện thoại bạn? nghĩa là họ đã đề nghị bạn đưa điện thoại để họ kiểm tra nhưng bạn ko chấp hành?

Nguyễn Văn Dũng: Đúng vậy, tôi không đồng ý giao điện thoại của mình cho họ thế là mấy người họ lao vào giữ tay tôi và giật điện thoại.

DCVOnlineTiếp tục…

Nguyễn Văn Dũng: - Tờ khẩu hiệu tôi viết lúc ở trên xe buýt: "Phản đối xé cờ Tổ quốc và bản đồ VN"
- Giấy phép lái xe
- Kính cận (tôi cận 3 diops)

Hiện giờ họ mới trả mỗi kính.

Trong Hỏa Lò tôi được đeo kính, còn ở buồng tạm giữ quận Hoàn Kiếm thì không.

Về việc làm việc với các cán bộ điều tra:

Tại công an quận Hoàn Kiếm, có tới ba cán bộ điều tra thay nhau làm việc với tôi trong 2 hôm 21 và 22, tất cả đều hỏi về quá trình từ khi tôi rời nhà cho tới khi bị bắt lên xe buýt. Họ đòi ghi biên bản lời khai, tôi bảo rằng nếu biên bản làm việc thì tôi sẽ ký, nhưng nếu các anh chị cần các câu trả lời để báo cáo lên sếp của anh chị thì tôi sẽ trả lời các câu hỏi. Tôi nghĩ họ chỉ là người thừa hành, cũng nên thông cảm tạo điều kiện cho họ trong phạm vi không ảnh hưởng tới mình

Họ cũng hỏi là thế nếu bây giờ nhà nước cần anh ra Trường Sa anh có đi không. Tôi nói nếu Tổ quốc cần tôi xin sẵn sàng, kể cả ra Hoàng Sa cũng chơi. Tôi đùa là năm 79 tôi xin đi nhập ngũ nhưng ko được chấp nhận, họ tròn mắt bảo năm 79 anh mới 2 tuổi. Tôi bảo họ nghe chuyện Thánh Gióng chưa, và tất cả cùng cười vui vẻ.

Tại Hỏa Lò thì chỉ có một cán bộ điều tra làm việc với tôi đúng một lần. Cán bộ này hỏi về các mối quen biết của tôi ở Hà Nội sau các lần biểu tình. Tôi trả lời là tôi ngồi với nhiều người cafe hay bia bọt sau khi kết thúc biểu tình, toàn người mới quen nên tôi ko nhớ lắm. Anh ta hỏi thế tiền cafe bia ở đâu ra tôi bảo ở Cam-pu-chia ra và đôi khi là một vài người giành nhau giả tiền như văn hóa quán xá Việt Nam vẫn thường như vậy.

DCVOnlineKhoan đã, tiền café bia bọt ở Cam-pu-chia ra nghĩa là thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: À, đó là tiếng lóng của Việt Nam, có nghĩa là mỗi người đóng một ít vào khoản chi chung ấy mà.

DCVOnlineRa thế,…

Nguyễn Văn Dũng: Về việc ở trong Hỏa Lò, tôi nói với cán bộ trại giam rằng việc tôi làm ở Bờ Hồ sẽ có các cơ quan khác kết luận, còn tôi ở trong Hỏa Lò tôi sẽ thực hiện nội quy và sống hòa đồng với anh em cùng phòng. Tôi nghĩ rằng có thể sẽ bị những người nắm quyền đem ra tòa chỉ vì tôi yêu nước, thế nên tôi xác định tinh thần là sẽ đi tù chí ít cũng vài tháng nên tôi chẳng quan tâm đến ngày tháng và ăn no ngủ kỹ, hưởng được cái gì cứ hưởng. Chứ sau này họ kết án thì sẽ có nhiều khổ sở chờ đợi ở phía trước.

Tôi biết ở mấy phòng tạm giữ ít người thế này còn thoải mái chứ khi chuyển thành tù giam ở các phòng đông thì luật của tù với tù rất khắc nghiệt.

Tuy chỉ ở cùng với các bạn tù 1 hoặc 2 ngày nhưng tôi tôn trọng và anh em cũng thương nhau vì cùng cảnh lao tù. Việc đầu tiên tôi làm sau khi đến nơi gửi xe máy lấy xe ra là đi đến một số nhà của anh em trong tù báo tin nhắn của anh em với gia đình.

Còn chuyện nữa, đó là cán bộ điều tra có hỏi là có ai lôi kéo anh đi biểu tình chống Trung Quốc không. Tôi bảo là tôi đi lần này là lần thứ 6 rồi và chỉ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thôi, kể cả chả ai đi biểu tình chống Trung Quốc thì nếu tôi xét thấy Tổ quốc cần thì tôi sẽ đi biểu tình chống Trung Quốc 1 mình.

Chuyện thứ 2 là cán bộ điều tra hỏi email của tôi, tôi nói đó là tài sản cá nhân nên tôi không giao nộp. Cán bộ bảo ko cần cung cấp mật khẩu chỉ cần cung cấp tên email thôi, tôi cũng nói ko. Cán bộ bảo đây là quy định, tôi bảo tôi không biết đến quy định này và email là cái thuộc về sự riêng tư của tôi thì có đem tôi đi xử bắn tôi cũng không cung cấp. Tôi nói nếu quả thật có cái quy định bắt tôi phải cung cấp email thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc không tuân thủ quy định đó.

Đối với tôi, pháp luật là một chuyện, còn nghĩa khí anh em xã hội cũng rất quan trọng, tôi bảo vệ sự riêng tư về email của tôi cũng là để bảo vệ sự riêng tư của các anh em đã từng trao đổi email với tôi. Tôi thấy tôi không phạm một tội gì hết, tôi xin giữ quan điểm này đến cùng. 

Khi pháp luật là họ, họ là pháp luật thì tôi chỉ còn niềm tin vào lẽ phải rồi sẽ chiến thắng dù cho có phải trả giá.


Nguyễn Văn Dũng, Phương Bích và Bùi Hằng
Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
DCVOnlineTrong thời gian tạm giam giữ, nói chung bạn có bị những hành vi khủng bố tinh thần hay thể xác nào không?

Nguyễn Văn Dũng: Tôi không bị khủng bố nào đáng kể, bởi vì tôi rất vui vẻ với tất cả mọi người. Tôi chỉ kiên quyết phản đối những gì tôi cho là họ sai mà tôi không chấp nhận được thôi, nhưng khi họ cưỡng chế tôi không chống cự gì.

Ví dụ như có một cán bộ điều tra trẻ chỉ tay vào mặt tôi, tôi bảo anh không có quyền đó thì anh ta bảo anh ta chỉ đùa chút thôi. Nói chung tôi không quan tâm tiểu tiết lắm, tôi chỉ quan tâm một điều quan trọng nhất là mình không phạm bất cứ một tội gì và các hành động sai trái của cơ quan chức năng sẽ tố cáo chính họ, họ không lo thì thôi tôi lo làm gì.

DCVOnlineNghĩa là hoàn toàn không có những hành vi đe dọa hay khủng bố nào nhắm vào bạn trong thời gian đấy?

Nguyễn Văn Dũng: Không hề.

Hiện giờ tôi muốn đòi lại các tài sản mà họ đang cầm của tôi. Chuyện này tôi sẽ rất kiên quyết nhưng cũng từ tốn và chả phải vội gì, cứ để xem họ xử sự tiếp theo thế nào. Tôi xem họ có thích diễn trò nữa không khi lừa tôi suốt về mấy cái đồ lặt vặt ấy.

Mới đầu họ ghi biên bản tạm giữ điện thoại, áo, khẩu hiệu rồi khi tôi yêu cầu đưa tôi một bản thì họ nói để họ đi photo rồi lặn luôn trong khi những người khác đều được giữ một bản.

DCVOnlineTheo bạn thì tại sao lại như thế?

Nguyễn Văn Dũng: Có lẽ tại trong phần ghi về các đồ vật công an tạm giữ tôi có nói về lý do tôi viết khẩu hiệu là để phản đối hành động xúc phạm quốc kỳ của lực lượng chức năng. 

Trước khi tôi vào nhà tạm giữ tôi cũng yêu cầu họ làm giấy về việc giữ bằng lái xe của tôi, họ bảo thôi cứ vào đi sáng mai khắc trả lại bằng lái xe. Sáng ra họ chỉ trả mỗi cái kính. Toàn bọn trẻ con, chán!

DCVOnlineBạn đã quan sát được những gì trong trại giam Hỏa Lò từ vài ngày bị tạm giam vừa qua?

Nguyễn Văn Dũng: Tôi thực sự ko muốn trả lời câu hỏi này.

DCVOnlineBạn sẽ tiếp tục biểu tình với cùng một mục đích như lần vừa qua chứ?

Nguyễn Văn Dũng: Tất nhiên, khi Trung Quốc lại leo thang gây hấn với mức độ càng ngày càng trắng trợn hơn thì mình nghĩ không chỉ mình mình mà sẽ còn những người dân khác sẽ xuống đường thôi. Sự cấm đoán dọa dẫm sẽ chỉ cản được sự phẫn nộ trong một thòi gian, tức nước vỡ bờ mà.

Với dã tâm của bọn Tàu thì đương nhiên chúng sẽ ngày càng ngang ngược, thế thì dân càng phẫn nộ. Làm sao cản được mãi lòng yêu nước trước họa xâm lăng chứ

DCVOnlineBạn đánh giá sao về việc chủ nhật vừa qua (28/08) đã không có những cuộc biểu tình tuần hành ở Hà Nội lẫn Sài Gòn như trong 11 tuần liên tiếp trước đó?

Nguyễn Văn Dũng: Ngày 25/8 thì mình mới ra trại nên ko nắm rõ tình hình lắm. Nhưng ngay từ khi ở trong trại mình đã nghĩ chắc là phong trào sau khi bị đàn áp sẽ tạm lắng một thời gian.

Riêng về ngày 28/8 thì mình nghĩ nếu Trung Quốc không có vi phạm mới đặc biệt nghiêm trọng nào thì cũng nên tạm nghỉ biểu tình để mừng quốc khánh 2/9. Mình nghĩ nếu biểu tình bị đàn áp cấm cản thì tạm thời nhân dân sẽ sáng tạo các hình thức khác để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống Tàu và khi Trung Quốc ngày càng quá đà thì dân sẽ lại biểu tình thôi.

DCVOnlineKhi mới bị bắt bạn có sợ hãi không?

Nguyễn Văn Dũng: Sợ chứ, nhưng chỉ một chút thôi và sau đấy mình thấy có trách nhiệm phải vượt qua sợ hãi.

DCVOnlineVậy bạn đã đối phó với nỗi sợ hãi như thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: Mình nghĩ đến trách nhiệm với Tổ quốc trước họa xâm lăng thì nỗi hãi sẽ tan thành mây khói!

DCVOnlineXin cảm ơn và chúc bạn luôn giữ vững tinh thần kiên định của mình

© DCVOnline

Nhà thơ Trần Đức Thạch trả lời RFA ngay sau khi được tự do (trước mãn hạn ... 14 ngày)

Nguồn RFA

Hai nhân vật đấu tranh dân chủ của Việt Nam đã được trả tự do, theo lệnh ân xá của Nhà nước nhân dịp quốc khánh Việt Nam 2 tháng 9.

RFA file photo

Nhà thơ Trần Đức Thạch trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8-10-2009.

Hai ông Nguyễn Văn Tính và Trần Đức Thạch đã về tới nhà ngày  hôm nay, thứ ba.  Nhà thơ Trần Đức Thạch trả lời đài Á Châu Tự Do:  

"Còn 14 ngày nữa là tôi sẽ hết án. Nói chung theo kiểu của Việt Nam thì như thế là mình chấp hành tốt, nhưng không ngờ sáng nay người ta gọi tôi ra và cho tôi về, tức là trước ngày mùng 2 tháng chín..." 

Nhà thơ cho biết ông Nguyễn Văn Tính cũng được trả tự do cùng ngày với ông.

Nhà thơ Trần Đức Thạch bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án ba năm tù giam trong một phiên xử được cho biết chỉ kéo dài hai tiếng đồng hồ ngày 6 tháng 10 năm 2009, với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. 

Vào tháng tư năm 2008 ông Thạch ra Hà Nội tham gia cuộc biểu tình với thân nhân của những gia đình ngư dân huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa bị phía Trung Quốc bắn chết hồi năm 2005 khi đi đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Văn Tính năm nay 69 tuổi là một trong nhóm sáu người tại Hải Phòng bị kết án tù 3 năm rưỡi trong phiên tòa ngày 9 tháng 10 năm 2009 .  Năm người còn lại trong vụ án này là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Văn Túc, ông Nguyễn Mạnh Sơn và sinh viên Ngô Quỳnh.  

6 nhà dân chủ bị kết án từ 2 năm tới 6 năm tù giam với tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước, hồi tháng 8 -2008 đã treo biểu ngữ và rải truyền đơn tại Cầu Lạch Tray Hải Phòng và Lai Cách Hải Dương. 

Nội dung của một biểu ngữ có nội dung kêu gọi bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, dân chủ- nhân quyền và đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.

RFA. Yêu "nhạc vàng", trả giá cả cuộc đời.

Nguồn RFA

2011-08-30

Chúng ta thường nghe "mọi thứ đều có cái giá của nó". Nhưng đôi lúc cái giá ấy quá đắt khiến ai nghe tới cũng đau lòng. Một người vì yêu những nhạc khúc của Việt Nam mà đã phải trả giá gần 10 năm tù, rồi cả cuộc đời, cho tình yêu ấy.

Đã nghe nói về ông Lộc Vàng, đã biết không ai hát "Gửi người em gái miền Nam" hay bằng ông, đã thấy tình yêu vô tận của ông dành cho dòng nhạc tiền chiến và đã đọc về sự biết ơn của ông dành cho người vợ, nhưng người ta vẫn bất ngờ khi tiếp xúc ông. 

Một trong những bất ngờ đến từ những giọt nước mắt của ông khi vừa nhắc vợ và những người bạn. 
 "Trong quán của tôi lúc nào cũng có ảnh của người bạn thân và ảnh gia đình tôi. Mỗi lần nhìn ảnh những người đã khuất là tôi không thể cầm lòng được"

"Kiếp đam mê" nhạc vàng

Có thể nói ông Lộc Vàng sống bằng ba thứ tình: tình yêu xen lẫn sự mang ơn dành cho người vợ; tình yêu xót xa dành cho những người bạn tri kỷ và tình yêu không thể dứt ra được đối với thứ âm nhạc mà với ông "là những giai điệu quý hơn vàng". 
Người ta biết đến cái tên Lộc Vàng hơn là biết đến ông với cái tên Nguyễn Văn Lộc. Cũng chính vì quá yêu nhạc vàng, ông Lộc được gọi là Lộc Vàng, như một sự gắn kết của dòng nhạc này vào cuộc đời ông Lộc.
"Những bài nhạc trữ tình trước năm 1954 được gọi là nhạc vàng. Tôi hay hát nhạc vàng nên bạn bè gọi tôi là Lộc Vàng".
 Quán Lộc Vàng với những mái lá và bàn tre nằm khiêm tốn trên con đường mới ven Hồ Tây, chen chúc trong đám đông để khẳng định sự tồn tại của mình, như thể một thời những bài nhạc vàng đã nép mình để tồn tại. Mỗi tối thứ 2, 5, 7 quán Lộc Vàng là nơi quy tụ các ca sĩ nghiệp dư, từ ông già bà cả đến thanh niên trai tráng. Tất cả đến đây để tìm những phút thăng hoa của chính mình trong những giai điệu trau chuốt, lãng mạn mà một thời được gọi là nhạc tình thời thượng và ủy mị. Chính vì thế, gọi quán Lộc Vàng là nơi lưu giữ những kỷ niệm cũng không sai mà gọi là nơi trao gửi cảm xúc cũng đúng. Ông Lộc Vàng hay hát "Kiếp đam mê"

Thương yêu này người hãy nhận lấy
Ôm tôi đi môi hôn tràn đầy
Trong tay người hồn sẽ cuồng say
Bao khốn khó vụt bay….

Nhìn ông Lộc Vàng hát, đôi mắt hiện lên từng nét thăng trầm cuộc đời như từng nốt nhạc trầm bổng. Giọng hát của ông trĩu nặng ưu tư như chuyên chở một quá khứ đau thương của người nghệ sĩ nghiệp dư. Để sống được một kiếp đam mê ấy, ông Lộc Vàng đã từng trả một cái giá quá đắt mà mỗi khi nhắc lại, ông cũng thẫn thờ "chẳng hiểu vì sao".

Bạn tri âm, cuộc đời bi thảm

Từ năm 1954 đến năm 1987, trước khi có chủ trương "cởi trói văn nghệ" của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, những bài nhạc vàng, ý chính quyền Hà Nội nói màu vàng bệnh hoạn, triều đại Mao Trạch Đông gọi là "hoàng sắc âm nhạc", và nhạc tiền chiến (vốn thịnh hành trước năm 1954), hai loại nhạc bị Hà Nội cho là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp hèn. Cùng với phong trào bài trừ "hoàng sắc âm nhạc" của Mao Trạch Đông tại Trung Quốc, thời gian đó tại Việt Nam xuất hiện nhiều bài báo chống lại những giai điệu được cho là ủy mị và thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng. 

Ông Lộc Vàng là một trong những người mê nhạc tiền chiến nổi tiếng tại Hà Nội. Ông Lộc thuộc và hát được hầu như đến 80% các bài nhạc tiền chiến. Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán "Xồm")  và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng... 

"Chúng tôi gặp gỡ, đóng cửa hát cho nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe."
Có ai ngờ rằng những giai điệu toàn mỹ, kiêu sa và bồng bềnh ấy, vốn được hát trong các buổi hòa nhạc như một cô vũ nữ kiêu kỳ khi thất thời, để những ai yêu cô phải trả một giá quá đắt.
   

"Người này đồn đãi người kia. Công an bắt bạn tôi và nói rằng vì chúng tôi thích những bài nhạc ấy nên chúng tôi phá hoại nền văn hóa CNXH và tuyên tuyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc. Và họ đã xét xử bọn tôi".

Vụ án "Phan Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc" là một trong những vụ án mà nhiều người Hà Nội vẫn chưa quên. Ngày 27 tháng 3 năm 1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng bị bắt. Sau đó, ông Toán "Xồm" bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị 12 năm tù giam và ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, để rồi khi ra trở về cuộc sống tự do họ vẫn không khỏi thắc mắc vì sao. 

"Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng chua chát quá. Mình có làm cái gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được khôi phục lại, những bản nhạc này được hát lên TV. Khi nghe người ta hát mà mình ngồi ứa nước mắt ra". 

Trong nhóm bạn, có lẽ ông Lộc Vàng thương ông Toán "Xồm" nhiều nhất. Tình thương của ông không chỉ là thứ tình cảm thương xót một người nhận bản án nặng nhất mà đó là thứ tình cảm xót xa đến phải nhỏ lệ của một người không nỡ nhìn bạn mình ngửa tay nhận lấy một mẩu thức ăn thừa. 

Ra tù, nhà cửa ông Toán "Xồm" cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố sống vào tình thương của người qua lại. Vào quán ông Lộc Vàng, người ta bắt gặp một bức ảnh một người mặc áo sơ mi trắng ngồi châm thuốc cho một người hành khất. Người mặc áo sơ mi trắng là ông Lộc và người hành khất không ai khác chính là ông Toán Xồm. Một đêm năm 1994, người ta nhìn thấy ông Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn, trên hè phố.

"Sau khi ra tù thì anh Toán Xồm cũng chẳng còn nhà cửa gì nữa, anh chán đời và tìm vui bên men rượu trên hè phố. Đêm 30 tháng 4 năm 1994, anh chết bên đường…"

Vẫn "tù chính trị" suốt đời

Về phần ông Lộc Vàng, sau khi ra tù ông cũng đã sống một cuộc đời bôn ba, cố dứt bỏ hết mọi phẫn uất để đi hết quãng cuối cuộc đời. Duy chỉ có cái tình cho nhạc tiền chiến là không dứt ra được. Sau khi người vợ qua đời cách đây 10 năm, ông Lộc Vàng dành trọn con tim cho những điệu nhạc ấy. Quán Lộc Vàng được dựng lên để ông thỏa chí hát lên cảm xúc đời mình. 

Có lẽ ít ai hát "Gửi người em gái miền Nam" của Đoàn Chuẩn – Từ Linh như ông Lộc Vàng. Nhiều đoạn ông hát khác nhiều so với lời với bài hát hiện tại. Nghe ông Lộc Vàng hát "cúi mặt mà đi" mà như nghe ông độc tả chính ông và những người bạn đã có lúc phải bước đi nhưng không dám ngước nhìn.

"Mỗi khi hát, tôi đều hồi tưởng đến những kỷ niệm đã từng có với những người bạn thân và vợ. Khi đứng lên sân khấu đôi khi không hát hết được cả bài vì nước mắt cứ tuôn ra."

Ngày nay, mỗi đêm được thỏa thuê hát những khúc nhạc tiền chiến, đối với ông Lộc Vàng là một sự an ủi lớn lao của cuộc đời. Ông hát say mê và nồng nàn, như để ném mạnh vào quá khứ những ngày ông và bạn bè bị coi là "phản động", những ngày ông và bạn bè sống lê lết, "cúi mặt mà  đi".  Và những ngày vợ ông từ một ca sĩ phải đi bán bún đậu trên hè phố chỉ vì liên quan đến "phản động". Có lẽ được hát chỉ là mảng sáng duy nhất của số phận của những người trót gởi tình yêu cho những khúc hát tưởng như vô tội ấy. 

Đêm nay, ông Lộc Vàng lại hát Đêm đông, như một đêm nữa gởi những hương gió tình yêu đến những người bạn thời xa vắng. 

Tiếng hát cất lên "có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà", nghe như cái giá buốt thấu tận chân răng, mới thấy xót xa cho người cô lữ Toán "Xồm", cho những người một thời quá đỗi cô đơn. Ca sĩ Lộc Vàng hát mà mắt trĩu đầy màn nước mắt. Ông hát không chỉ cho ông, mà cho cả những người bạn đi chung con thuyền số phận. 

"Tôi thường nói với mọi người rằng phải chi anh Toán xồm còn sống để anh đệm đàn cho tôi, để anh tận hưởng những giây phút này và để nghĩ lại những lời người ta kết tội... Có cái quán này tôi cũng đỡ buồn, chỉ khi nào mọi người bỏ về, còn một mình, tôi mới thấy buồn, lúc ấy lại nhớ vợ, nhớ về quá khứ của mình...  

"Tôi đã mất mát quá nhiều, mất mát lớn quá…không có gì có thể lấy lại được. Lắm lúc nghĩ lại, tôi buồn quá. Sau năm 1987, các nhạc sĩ được vinh danh. Trong khi mình cũng chỉ là một thằng tù thôi. Đến bây giờ công an thỉnh thoảng vẫn "hỏi thăm."

Phía bắc vỹ tuyến 17, có một thời gian dài nhạc vàng bị coi là nhạc màu vàng vọt, và số phận của nó cùng những tác phẩm tiền chiến trở thành những đứa con vô thừa nhận bị xã hội ghẻ lạnh. Ngày nay, những giai điệu ấy ngang nhiên và kiêu hãnh vang lên giữa lòng đất nước, trên những sân khấu tràn ngập ánh đèn như nó đã từng lên đài danh vọng ở miền Nam vĩ tuyến chia đôi đất nước. Nhạc vàng đã được chấp nhận và còn được tôn vinh, cũng như nhạc tiền chiến, như một sự hóa kiếp cho những nốt nhạc một thời tưởng đã mai một. 

Thế nhưng sau lưng một câu chuyện đôi khi lại là những câu chuyện. Nghe câu chuyện của ông Lộc Vàng, nhìn ba chữ "tù chính trị" trong hồ sơ của ông như một minh chứng cho nhát dao số phận, có ai dám nói rằng vết sẹo dẫu có lành lại không gây đau đớn?

Qúy thính giả vừa đến với chương trình "Câu chuyện hàng tuần". Mời quý vị chia sẻ những câu chuyện có ý nghĩa với Quỳnh Chi qua email QUYNHCHI@RFA.ORG. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.

Nguyễn Quang Lập : Cam kết Tàu (và cái sự "nhượng bộ có nguyên tắc" của Tướng Vịnh)

Nguồn quechoa

Mình rất thích định nghĩangụy quyền của bác Huỳnh Ngọc Chênh trong bài " Một ngụy quyền nữa ra đi": "Ngụy Quyền mà tôi muốn nói tức là những nhà cầm quyền độc tài nhưng núp dưới danh nghĩa dân chủ để lừa đảo nhân dân. Họ là nhà cầm quyền ngụy dân chủ, cướp chính quyên bằng bạo lực, hoặc mỵ dân để được bầu lên rồi sau khi nắm quyền lực lại lén lút chuyển qua chế độ độc tài nên gọi là ngụy quyền. Nó khác với những nhà cầm quyền dân chủ thật sự do nhân dân bầu lên thông qua bầu cử tự do."

Ấy là ý bác Chênh nói về chính quyền Muammar Gaddafi của Libya, người ta bảo đó là chính quyền độc tài, chính quyền điên rồ, chính quyền sa đọa, bác Chênh bảo đó là chính quyền ngụy, trúng ngay y chóc. Bác Chênh còn nói thêm cho rõ: " Phần lớn những nhà cầm quyền ở Tây Á và Bắc phi là ngụy quyền. Đã là ngụy quyền thì không thể nào tồn tại lâu dài, vì sự tồn tại của chúng dựa vào sự trấn áp nhân dân bằng những thủ đoạn vừa tàn bạo vừa đê hèn bất chấp luật pháp và đạo lý. Đến một mức nào đó thì bộ mặt thật của chúng không còn thể nào che đậy được nữa, bất bình lan rộng và nhân dân nổi lên."

Đúng rồi, phàm là ngụy thì trước sau gì cũng bị lật tẩy, bị đào thải.  Nhưng trước khi bị lật tẩy, bị đào thải thì những ai lên tiếng bảo đó là ngụy rất dễ thân bại danh liệt, không vong mạng cũng tù tội , sợ lắm. Mình chỉ đủ gan cãi nhau với vợ chứ chẳng đủ gan cãi nhau với mấy cái ngụy to. Một là mình không  đủ trình độ, hai là mình sợ bị lùa vào lực lượng thù địch. Mình chỉ xin thưa mấy món ngụy biện, mà cũng chỉ dám cãi với ngụy biện của ông Tàu chứ các vàng cũng không dám cãi với ngụy biện của ông Ta.

Đọc bài  'Việt – Trung tuyệt đối không được sử dụng vũ lực' ,nghe tướng Nguyễn Chí Vịnh nói mình cứ lo lo, nghi nghi, chả biết hư thực thế nào.  Tướng Vịnh nói: "Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc".

Thiên hạ rất sợ món cam kết Tàu, vì đó là cam kết ngụy. Xưa nay có khi nào Tàu bảo sẽ lấy đất, lấy biển của Việt Nam đâu, họ toàn đòi cái của họ thôi. Họ bảo Hoàng Sa là của tao nhé. Bản Giốc là của tao nhé. Cái lưỡi bò to đùng trên Biển Đông cũng  của họ tao nhé. Tao đòi cái của tao, không thèm lấy đất lấy biển của chúng mày đâu nhé. Mai mốt họ đem quân tràn sang nước ta, thế nào họ cũng bảo tao dạy cho chúng mày mấy bài học, tát cho mày mấy tát, chứ không thèm xâm lược chúng mày đâu nhé.

Vì cái món cam kết Tàu cho nên mình rất sợ khi nghe tướng Vịnh nói "Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền". Cứ nghĩ chủ quyền của một dân tộc là bất khả xâm phạm, cũng có nghĩa là bất khả nhượng bộ, té ra không phải. Khi tướng Vịnh nói không nhượng bộ vô nguyên tắc thì người ta hiểu rằng ta sẽ ( hoặc đã) nhượng bộ có nguyên tắc  về chủ quyền?

 Có một nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, đây là chân lý "không có gì quí hơn độc lập tự do" của Bác Hồ. TBT Nguyễn  Phú Trọng vừa tuyên bố: "Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng", ai cũng đinh ninh đó là nguyên tắc vàng bảo vệ chủ quyền của bất kì một dân tộc nào. Bây giờ mới biết còn có nguyên tắc nhượng bộ, nguyên tắc nhượng bộ là nguyên tắc gì vậy ta?

Chợt nhớ câu thơ của Đỗ Trung Quân: " Rõ rồi nhé, rõ mồn một rồi nhé" , tự nhiên giật mình toát mồ hôi hột.

Sợ lắm sợ lắm.

************

Huỳnh Ngọc Chênh : MỘT NGỤY QUYỀN NỮA RA ĐI

Mấy hôm nay con gái út khóa bàn phím, không cho ba viết nữa. Chiều qua điện cho nó than thở, ba ở nhà một mình buồn quá cho ba viết lại đi chứ không ba lại đi nhậu hư hỏng. Nó động lòng bảo, đừng viết cái gì đụng đến chuyện yêu nước nhé. Tôi hứa, ba chỉ viết chuyện thế giới thôi mà. Nó đồng ý. Tôi cười bảo, viết xong rồi có cần gởi qua cho con duyệt trước khi đăng không. Nó phán, con tin ba. Thế là tôi lại kéo bàn phím ra gõ được hai bài.


Ngụy Quyền mà tôi muốn nói tức là những nhà cầm quyền độc tài nhưng núp dưới danh nghĩa dân chủ để lừa đảo nhân dân. Họ là nhà cầm quyền ngụy dân chủ, cướp chính quyên bằng bạo lực, hoặc mỵ dân để được bầu lên rồi sau khi nắm quyền lực lại lén lút chuyển qua chế độ độc tài nên gọi là ngụy quyền. Nó khác với những nhà cầm quyền dân chủ thật sự do nhân dân bầu lên thông qua bầu cử tự do.
Phần lớn những nhà cầm quyền ở Tây Á và Bắc phi là ngụy quyền.
Đã là ngụy quyền thì không thể nào tồn tại lâu dài, vì sự tồn tại của chúng dựa vào sự trấn áp nhân dân bằng những thủ đoạn vừa tàn bạo vừa đê hèn bất chấp luật pháp và đạo lý. Đến một mức nào đó thì bộ mặt thật của chúng không còn thể nào che đậy được nữa, bất bình lan rộng và nhân dân nổi lên

Cách mạng Hòa Lài là câu trả lời cho bọn ngụy quyền ở Bắc Phi và Tây Á*.
Bắt đầu với Zine El Abidine Ben Ali, Tổng thống độc tài của Cộng hòa Tunisia. Y lên nắm quyền lực từ năm 1987 rồi dùng mọi thủ đoạn để duy trì ghế tổng thống suốt trong 24 năm cho đến đầu năm 2011 bị nhân dân nổi dậy lật nhào.
Kế tiếp là  Hosni Mubarak, làm Tổng thống Ai Cập từ 1981 và cũng dùng mọi thủ đoạn trấn áp và lừa mỵ nhân dân để kéo dài ngôi vị độc tài của mình trong suốt 30 năm. Bị nhân dân nổi dậy lật đổ vào tháng 2 năm 2011.
Và bây giờ đến lượt Muammar Gaddafi của Libya.   Bằng một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ độc tài phong kiến vào năm 1969, Kadafi  thay vì xây dựng một chế độ văn minh dân chủ, y lại lập ra một chế độ độc tài không giống ai núp dưới nhãn hiệu "Dân chủ nhân dân trực tiếp"  và y làm vua trong chế độ quái dị đó. Triều đại của y kéo dài được 47 năm thì cách mạng hoa lài ập đến.
Khác với Ben Ali và Mubarak, khi nhân dân nổi dậy đến cao trào thì họ hiểu rằng không thể nào chống lại sức mạnh của nhân dân, họ từ bỏ quyền lực, Kadafi có súng đạn tiền nong và lính đánh thuê trong tay nên ra sức trấn áp nhân dân bằng những hành động vũ lực tàn bạo nhất mà quân đội y có thể làm được, kể cả việc dùng không quân ném bom vào đám đông biểu tình.
Trong thế giới văn minh ngày nay không thể có chuyện muốn bắt bớ, hành hạ và tàn sát dân mình thế nào thì cứ làm bất chấp luật pháp, đạo lý và công ước quốc tế. Thời đó đã qua rồi. Liên Hiệp Quốc đành phải can thiệp. Và chế độ ngụy quyền của Gadafi sụp đổ tan tành.
Đây là bài học cảnh báo cho bọn độc tài thối nát còn lại trên thế giới, không phải có súng đạn trong tay là có quyền tàn sát nhân dân mình như tàn sát heo bò để bảo vệ cái chế độ khốn nạn của mình.
Vấn đề còn lại của Lybia là phe nổi dậy sẽ thiết lập một nhà nước dân chủ thật sự hay lặp lại vết xe đổ của Kadafi.
******************
Nên gọi là Tây Á thay vì theo thói quen gọi là Trung Đông theo kiểu gọi của người Tây phương. Từ góc độ Châu Âu, họ phân vùng đất phía đông của họ ra nhiều vùng theo mức độ gần xa đối với họ nên mới có các từ: Cận Đông (Thổ Nhĩ Kỳ), Trung Đông (Tây Á) và Viễn Đông (Đông Á). Chính thức Châu Á hiện nay phân làm bốn khu vực địa lý: Tây Á, Nam Á, Trung Á và Đông Á.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Luật Sư Huỳnh Văn Đông : Vài chia sẻ về quyền đi biểu tình.

Nguồn luatcuasuthat


(Luật của Sự Thật xin được kính gửi đến quý bạn một bài viết mới nhất của Luật Sư Huỳnh Văn Đông chia sẻ về quyền đi biểu tình. Bài này được viết trong nổi bức xúc của ông khi thấy những người Công dân Việt Nam bị bắt chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước của mình qua những cuộc xuống đường phản đối sự gây hấn của Trung Quốc).
LS Huỳnh Văn Đông


Gi  các bn Công dân yêu nước,
Theo quy đnh ti điu 76 Hiến Pháp công dân phi trung thành vi t quc; phn bi t quc là ti nng nht.
Điu 69: Công dân có quyn t do ngôn lun, t do báo chí, có quyn được thông tin; có quyn hi hp, lp hi, biu tình theo quy đnh ca pháp lut.
Nhn thc rõ hai điu này bn đang thc hin quyn Công dân và hãy mnh dn  thc hin quyn ca bn.
Trong hơn hai tháng qua, tôi thc s xúc đng và ngưỡng m trước hành đng vì T quc ca bn. Vì điu kin khách quan và vì các lý do khác tôi mi ch được tham gia cùng bn mt ln ngoài Hà Ni trong tháng 7.
Rõ ràng vic đi biu tình ch nhm th hin thái đ phn đi trước s xâm lăng ca Trung Quc đi vi đt nước mà t tiên chúng ta đã gy dng và là nghĩa v ca mi công dân. Chng li vic làm thiêng liêng và cao c đi vi bn phn ca người kế tha gia sn ca t tiên đ li là hành vi phn bi t quc. Vì vy, các cá nhân, cơ quan, t chc vin dn các lý do mơ h ln ch quan đ đàn áp, bt giam nhng công dân yêu nước đu là k phn bi t quc.
Các thế lc thù đch, phn đng kích đng, d d như thông báo ca chính quyn Hà Ni ch là li ngy bin ca nhng k đã và đang vì quyn li ca bn thân mà cam chu làm tay sai cho phương bc, và đã chà đp mt cách thô bo vào tinh thn dân tc ngàn đi ca  Dân ta. Và "cú đp lch s" là minh chng hùng hn cho vic cam chu làm tay sai đ làm vui lòng ngai bang. Bn phn đng, thế lc thù đch có xúi dc chúng ta làm vic này đi chăng na, thì trong trường hp này bn h đang là người tt.
Bn yêu mến!

Dù đến nay, Quc hi vn chưa ban hành lut đ c th hóa quyn biu tình theo Hiến pháp. Nhưng vì Hiến pháp là lut m – lut trên tt c các lut,  nên nhng vic bn đã, đang và s tiếp tc thc hin không h trái lut.
  
Ngh Đnh 38/2005
Tm bùa hu hiu hin ti mà k phn bi t quc đang dùng là Ngh Đnh 38/2005. Ngh đnh nhm cn trquyn t do dân ch hơn là bo v trt t công cng và bo đm vic thc thi dân ch như mc đích mà nghđnh hô hào và nó cũng là công c mà người ta dùng nó đ lu loa vi thiên h rng các bn đã vi phm pháp lut.
Theo ngh đnh này, biu tình phi được "xin phép" trước by ngày kèm theo đó là danh sách thành phn tham gia cũng như đa đim tp trung, l trình đoàn biu tình đi qua... Nhưng đi mt mình thì Ngh Đnh không đ cp đến, nên bn c đi biu tình...mt mình. Và mc đích ra đi ca ngh đnh nhm bo v trt t công cng nên bn phi luôn luôn ý thc rng mình đi biu tình th hin tinh thn yêu nước ch không h nhm gây ri trt tcông cng, chính nhng k cn tr và bt, khiêng, lôi, kéo... các bn to nên s hn lan thì đó mi là nhng kgây ri.
Tôi biết bn biu tình mt cách ôn hòa và rt trt t nên không th nói là gây nh hưởng nghiêm trng đến sinh hat bình thường ca cơ quan, t chc, nhân dân khu vc. Điu gây cn tr và nh hưởng nghiêm trng đến sinh hat bình thung là do các rào chn, loa phóng thanh ca cơ quan nhà nước, lc lượng công an, cơ đng, dân phòng... tràn ngp ra các con đường, hè ph đó mi chính là lc lượng gây nh hưởng xu đến trt t, giao thông, môi trường...
Tuy nhiên, vì nhiu lý do mà các công an không phi ca nhân dân ch biết tuân lnh bt, ht, chp bn ri đưa v tr s "làm vic" mà đa phn ch biết làm vic gì.
Nhng điu cn biết khi b tm gi
Theo quy đnh ti điu 44 pháp lnh x lý vi phm hành chính "mi trường hp tm gi người đu phi có quyết đnh bng văn bn và phi giao cho người b tm gi mt bn";
Thi hn tm gi người theo th tc hành chính không được quá 12 gi k t thi đim bt đu gi người vi phm, trong trường hp cn thiết, thi hn tm gi có th kéo dài nhưng không quá 24 gi.
Và bn có quyn yêu cu được thông báo cho gia đình, t chc nơi làm vic hoc hc tp  ca bn biết. Nếu bn chưa đ 18 tui, thì người ra quyết đnh tm gi phi thông báo cho cha, m hoc người giám h được biết nếu vic tm gi vào ban đêm hoc tm gi trên 6 gi. Lut cũng nghiêm cm vic gi bn trong bung tm gi, tm giam hình s hoc nhng nơi không đm bo v sinh, an toàn cho  bn.
Trong quá trình b tm gi thì điu kin sinh hat ca bn ti đây như thế nào?
Theo thông tư s 42/2010 /TT-BCA ngày 4/11/2010 ca b công an, người b tm gi hoc gia đình t chu trách nhim mi chi phí ăn, ung, sinh hat, mai táng (hic)... nên vic yêu cu người ra quyết đnh tm gi thông báo cho người thân ca mình  là điu cn thiết đ tránh b đói, khát, thm chí chết trong đó. Điu kin nơi b giphi thóang, có ánh sáng, hp v sinh nếu b gi qua đêm  phi có giường hoc sàn ti thiu 2m2 và phi có chiếu, chăn, màn.
Đó là nhng quy đnh cơ bn theo pháp lut hin hành áp dng trong các trường hp b bt tm gi theo th tc hành chính.
***
Tôi không hy vng các đòi hi ca nhng người yêu nước như bn khi b bt s được cơ quan tha hành áp dng, nhưng đây là quy đnh và chúng ta có quyn đòi hi cơ quan có thm quyn phi tôn trng.
Thc tế đã xy ra các trường hp như cu nguyn ti Thái Hà – Hà Ni hay đưa tang mt c bà qua đi ti Cn Du -Đà Nng , hàng trăm người đã b bt x pht hành chính và mt s chu cnh tù đày vì b vu cáo cho là gây ri trt t công cng, chng người thi hành công v. Vì vy, bn phi sn sàng tâm lý trong vic đi mt vi mt ti danh nào đó. Thông thường thì vi mt hoc c hai ti danh trên  nhưng cá bit, như trường hp ca anh Điếu Cày cũng th hin tinh thn yêu nước chng trung quc mà ph tù vì ti... trn thuế, hin vn còn bgiam sau khi thi hành xong bn án "trn thuế" đ công an điu tra v "tuyên truyn chng nhà nước". Chúng ta ch xem, trong thi gian ngi tù, anh Điếu Cày đã tuyên truyn như thế nào?
Đt nước chúng ta có quá nhiu chuyn l quá phi không bn?! Nhưng chúng ta sn sàng đón nhn nhng "chuyn l" đó đến vi đi mình như là đnh mnh, bi nhp tim chúng ta vn còn đp cùng Quê hương, Dân tc.
Đk Lk, ngày 27/8/2011
LS Huỳnh Văn Đông