Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Hoàng Ngọc Diêu : Tổng kết các biến cố nhân quyền ở Việt Nam 2014

Nguồn facebook Hoàng Ngọc Diêu

Đây là những ghi chép cá nhân về những biến cố nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014. Những ghi chép này có thể không đầy đủ và trọn vẹn.


1/1/2014: huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo, giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị bắt khi đáp máy bay từ sân bay Phú Bài đi Sài Gòn.


3/1/2014: Nguyễn Văn Pha (60 tuổi), tại Phú Yên, chết do nhồi máu cơ tim trong trại tạm giam của công an tỉnh.


10/1/2014: Hòa thượng Thích Như Đạt, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dự tính tổ chức tại Tu viện Long Quang ở Huế lễ Hiệp kỵ chư Lịch đại Tổ sư, chư Tiền bối Hữu công và chư Thánh tử đạo. Dự tính mời khoảng 300 đại biểu của các Ban Đại Diện Giáo hội và Gia Đình Phật tử Việt Nam trên toàn quốc về tham dự. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Thừa thiên Huế đã ngăn cấm kể từ ngày 1 tháng giêng vừa qua, không cho các phái đoàn Tăng Ni, Gia Đình Phật tử từ các tỉnh phía Nam về Huế. Hòa thượng Thích Chơn Tâm bị trục xuất  khỏi Tu viện Long Quang hôm 9 tháng giêng đưa về Sài Gòn, 17 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị bắt đi làm việc và ra lệnh quản chế từ ngày 7 tháng giêng.


20/1/2104: Nguyễn Văn Hải (44 tuổi), tại huyện Thanh Hà, Hải Dương, nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an huyện.


24/1/2014: Một số người lạ mặt được nhận diện là Công an CSVN đã xông vào chùa Xá Lợi giật các băng rôn ghi lời chia buồn, phúng viếng tang lễ ông Lê Hiếu Đằng vừa qua đời ở Sài Gòn. Ông Lê Hiếu Đằng, qua đời ở Sài Gòn ngày 22/1/2014, thọ 70 tuổi, sau một thời gian dài đối phó với chứng bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Từ một đảng viên có hơn 45 năm tuổi đảng, đầu Tháng 12 năm ngoái, ông đã tuyên bổ bỏ đảng CSVN vì thấy cái đảng này đi ngược lại quyền lợi quốc gia dân tộc cũng như chống lại nhân quyền.


Công an CSVN đã xông vào chùa Xá Lợi giật các băng rôn ghi lời chia buồn, phúng viếng tang lễ ông Lê Hiếu Đằng vừa qua đời ở Sài Gòn.Công an CSVN đã xông vào chùa Xá Lợi giật các băng rôn ghi lời chia buồn, phúng viếng tang lễ ông Lê Hiếu Đằng vừa qua đời ở Sài Gòn.



7/2/2014: Trịnh Hoàng Dương (23 tuổi), tại TP Hòa Bình, treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố.


9/2/2014: ông Nguyễn Bắc Truyển một tù nhân lương tâm đã từng bị tù ba năm rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố tụng hình sự khi tham gia "Đảng dân chủ nhân dân", rải truyền đơn, biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006. Vào 4 giờ 30 phút công an đã phá cửa xông vào nhà ông Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo.


11/2/2014: công an Đồng Tháp giam giữ bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Thúy Quỳnh vì tội "cản trở giao thông". Câu chuyện xảy ra vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 11 tháng Hai khi một nhóm bạn hữu và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn về ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm gia đình anh thì bị công an bao vây tại cầu Nông Trại và bắt giữ đem về trụ sở công an huyện. Những người ngồi trên xe đã bị công an và an ninh lên xe tấn công bằng gậy gộc, một số bị thương trong đó có bà Bùi Hằng và nhiều đạo hữu Phật Giáo Hòa Hảo.


16/2/2014: kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người hiện đang tham gia phong trào Con Đường Việt Nam, cổ súy tư tưởng tự do dân chủ với nhiều bài viết trên internet, đồng thời góp phần vào những sinh hoạt bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian qua, anh Nguyễn Văn Thạnh cũng vận động kiện chủ các nhà máy thủy điện về việc xả lũ bừa bãi gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân. Đêm 16/2, công an xông vào nhà và đánh đập anh, gây thương tích trên mặt và nhiều vết bầm trên ngực và đùi.


18/2/2014: Tòa phúc thẩm TP Hà Nội y án 30 tháng tù giam vì "Tội Trốn thuế" theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự đối với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân. Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 2 tháng 10 năm 2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã kết án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam. Tại phiên tòa này các luật sư Trần Thu Nam, Bùi Quang Nghiêm và Hà Huy Sơn đã biện hộ cho ông qua chứng minh đầy dủ tài liệu về thuế cho thấy ông hoàn toàn vô tội nhưng tòa vẫn không xét tới những vật chứng cũng như nhân chứng biện hộ cho ông.


25/2/2014: TAND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước mở phiên toà sơ thẩm kết án ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm mỗi người 5 năm 6 tháng tù giam với tội danh "cố ý gây thương tích" theo khoản 3, Điều 114 Bộ luật Hình sự và bị buộc bồi thường cho nạn nhân, ông Nguyễn Bá Tuyên, số tiền 71 triệu đồng. Cháu bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, con gái của ông Huynh và bà Tâm chỉ 11 tuổi đã ngược xuôi nam bắc để kêu oan cho ba mẹ mình.


Cháu bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, con gái của ông Huynh và bà Tâm chỉ 11 tuổi đã ngược xuôi nam bắc để kêu oan cho ba mẹ mình.Cháu bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, con gái của ông Huynh và bà Tâm chỉ 11 tuổi đã ngược xuôi nam bắc để kêu oan cho ba mẹ mình.



4/3/2014: Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất với bản án 2 năm tù với tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự".


6/3/2014: công an xã An Thới Đông đến nhà cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai yêu cầu lên trụ sở công an làm việc. Sau khi bị cô từ chối, một phái đoàn hùng hậu gồm công  xã An Thới Đông cùng công an huyện Cái Bè và công an tỉnh Tiền Giang có thêm sự hướng dẫn của hiệu trưởng trường trung học cơ sở An Thới Đông Hồ Thị Phục nơi cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai công tác đã buộc cô phải theo lệnh công an. Nguyên uỷ là do hiệu trưởng của trường nơi cô giáo Mai dạy đã báo công an rằng giáo viên của trường mình có hành vi bất minh, lợi dụng trang mạng xã hội để phát tán thông tin xấu.


11/3/2014: Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi), tại huyện Vân Canh, Bình Định, treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện.


14/3/2014: ông Hoàng Văn Sang bị tòa tuyên án 18 tháng tù giam theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam, tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức và công dân.


18/3/2014: Bùi Thị Hương (42 tuổi), tại Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước, treo cổ tự tử trong trụ sở công an phường;


20/3/2014: ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang bị tuyên án 36 tháng tù giam với tội danh vi phạm điều 258 bộ luật hình sự. Đồng bào H'mong kéo đến phiên toà để hỗ trợ thì bị công an giật băng rôn và chặn không cho họ dự phiên toà.


3/4/2014: Vào lúc 9 giờ 35 phút tối ngày 3 tháng 4 năm 2014, thầy giáo Đinh Đăng Định một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã từ trần vì chứng bệnh ung thư. Sự ra đi của ông đã để lại thương tiếc cho nhiều người biết ông trực tiếp hay gián tiếp qua các cơ quan truyền thông quốc tế hay trên trang mạng xã hội.


3/4/2014: TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) tuyên án vụ 5 sĩ quan công an dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều tại trụ sở Công an TP Tuy Hòa. Tuy các sĩ quan công an này cùng nhau dùng nhục hình đánh chết người nhưng người bị phạt nặng nhất cũng chỉ lãnh 5 năm tù giam, thậm chí có 2 bị cáo nhận mức án tù treo.


Dư luận phẫn nộ vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên vào những ngày cuối tháng 3 năm 2014.Dư luận phẫn nộ vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên vào những ngày cuối tháng 3 năm 2014.



7/4/2014: LS Cù Huy Hà Vũ được nhà cầm quyền Hà Nội thả ra và đưa thẳng ra sân bay Nội Bài để sang Mỹ.


12/4/2014: blogger Nguyễn Hoàng Vi cùng con trai đi xe ôm từ nhà đến sân Kỳ Hòa để tham dự trận đá bóng của No-U SG. Cô bị 3 viên an ninh mật vụ đi trên 2 chiếc xe gắn máy lẽo đẽo theo bám từ khi bước chân ra khỏi nhà. Khi hai mẹ con đi đến đường Thạch Lam (Tân Phú), một viên an ninh đi xe mang biển số 54-T5 4753 chạy vượt lên, rồi bất ngờ đưa tay tát mạnh vào mặt Hoàng Vi. Dù bị bất ngờ, cô vẫn bình tĩnh xuống xe để đưa điện thoại chụp lại khuôn mặt của viên công an vừa đánh mình. Lập tức, viên công an này càng tỏ ra hung hăng và lớn tiếng đe dọa "mày mà đưa lên facebook thì đừng có trách tao".


13/04/2014: phóng viên Anna Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam bị cấm xuất cảnh và bị 3 nhân viên an ninh đánh và kẹp cổ lôi ra ngoài một cách thô bạo.


19/4/2014: lực lượng CA Nha Trang đã bất ngờ triệt phá buổi cà phê Nhân Quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức. Đây là buổi thảo luận lần thứ 3 trong năm với chủ đề "Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an". Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị CA dùng tay chặt mạnh vào đốt sống cổ – phía sau gáy. Trịnh Kim Tiến vừa hồi phục sức khỏe sau khi sinh con nhưng cũng bị bóp cổ, túm tóc và tát vào mặt.


21/4/2014: bà Trần Thị Hài và cô Nguyễn Ngọc Lụa là hai phụ nữ hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam, đại diện cho Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam đến Cần Thơ dự phiên phúc thẩm hai dân oan nông trường Cờ Đỏ Nguyễn thị Ánh Nguyệt và Nguyễn thị Tuyền, đã bị công an tại thành phố Cần Thơ bắt, hành hung, đánh đập ngay khi bị giữ tại đồn Công An phường Cái Khế, thành phố Cần Thơ.


22/4/2014: nhiều dân oan Dương Nội bị bắt vì chống cưỡng chế đất. Trong đợt này, có hai vợ chồng bà Cấn thị Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm bị bắt tạm giam hơn một tháng nhưng gia đình vẫn không được thăm gặp.


5/5/2014: ông Nguyễn Hữu Vinh, người điều hành trang thông tin điện tử Ba Sàm được rất nhiều người truy cập tại Việt Nam, bị bắt theo điều luật 258 của hình luật Việt Nam. Cùng bị bắt với ông là chị Minh Thúy, người tham gia điều hành trang Ba Sàm.


12/5/2014: khoảng 5000 công nhân công ty giày Thông Dung, của khu công nghiệp Sóng Thần 2 đã ngừng làm việc, xuống đường với cờ và khẩu hiệu chống TQ và giàn khoan 981. 


14/5/2014: hơn 1.000 người dân thuộc khu công nghiệp Vũng Áng đã diễu hành biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam. Cuộc biểu tình này khiến cho  hơn 20 người chết và hơn 100 người nhập viện. Theo nguồn tin trên mạng thì không có các nhóm xã hội dân sự tham gia.


18/5/2014: công an trấn áp khắp nơi, bắt bớ và dập tắt những cuộc biểu tình của các tổ chức dân sự ở Hà Nội và Sài Gòn.


23/5/2014: Lê Thị Tuyết Mai, tự thiêu vào lúc 5 giờ 30 sáng trước Dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống nhất, để phản đối Nhà cầm quyền Xã hội Chủ nghĩa đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đồng thời chống Trung quốc xâm lược thềm lục địa Việt Nam.


25/5/2014: chị Trần Thị Nga đã bị 5 tên mật vụ truy sát, đánh vỡ xương chân khi đang trên đường đến bến xe Giáp Bát (Hà Nội). Mặc dù những kẻ thủ ác đeo khẩu trang che nửa mặt, nhưng chị Trần Thị Nga đã nhận ra trong số bọn chúng có những tên là an ninh - mật vụ thường xuyên theo dõi mẹ con chị trước đây. "Tao đánh cho mày gãy chân để mày khỏi đi" - Đó là lời cảnh cáo của những kẻ đánh Trần Thị Nga.


chị Trần Thị Nga bị đánh gãy chân phải nhập viện ngày 25/5/2014.chị Trần Thị Nga bị đánh gãy chân phải nhập viện ngày 25/5/2014.



29/5/2014: Đám tang bà Lê Thị Tuyết Mai, người tự thiêu trước dinh Độc Lập, bị mật vụ, CA sách nhiễu không cho chụp ảnh & quay phim. Những điếu văn trên các vòng hoa của các tổ chức dân sự, Giáo Hội PGVNTN đều bị mật vụ tháo gỡ xuống. 


9/6/2014: 76 tín đồ Tin lành ở nhà nguyện thuộc Giáo hội Mennonite tại Bình Dương bị đánh đập, bắt bớ. Không chỉ các Mục sư và thầy truyền đạo bị đánh đập, những phụ nữ kể cả trẻ em cũng bị tát vào mặt. Nhiều thanh niên đang thờ phượng Chúa bị yêu cầu im lặng và những ai không tuân theo đều bị đánh.


17/6/2014: Nguyễn Thị Gái (30 tuổi), tại TP HCM, chết chưa rõ nguyên nhân khi bị tạm giữ tại công an phường.


22/6/2014: Đinh Quang Tuyến một mình ra trước Bưu Điện thành phố Sài Gòn, hô vang những khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam bị công an câu lưu hơn 5 tiếng đồng hồ. Ông cũng chính là người khởi tạo phong trào "Nước nhà không bán".


25/6/2014: Nguyễn Văn Chín (44 tuổi), tại TP HCM, bị "người lạ" đánh đến chết sau khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn.


26/6/2014: Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Duy Nhất (50 tuổi, trú tại 25 Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự với y án 2 năm.


3/7/2014: Dân oan Hoàng Thị Huệ ở thị trấn Vĩnh An, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai bị "giang hồ có bảo kê" đánh bầm mặt, phải nằm nhà thương 15 ngày, hai đứa con trai bị ở tù và còn chồng ở nhà chạy xe ôm lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị tai nạn.


5/7/2014: tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời vì bi mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời gian bị tù giam. Anh bị bắt giam từ năm 1999 và được trả tự do vào ngày 29/12/2013. 


tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời vì bi mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời gian bị tù giam vào ngày 5/7/2014.tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời vì bi mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời gian bị tù giam vào ngày 5/7/2014.



30/7/2014: nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), đã bị nhiều an ninh, mật vụ kéo đến đòi bắt sau khi tham dự buổi hội thảo "Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay" tại đại sứ quán Úc. Được biết, buổi hội thảo vừa kết thúc trước đó lúc 11:00 sáng, Phạm Thanh Nghiên là khách mời với vai trò đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam.


5/8/2014: Trần Giang Nam (43 tuổi), tại huyện Hưng Hà,Thái Bình, treo cổ tự tử trong đồn công an sau khi bị bắt vì tình nghi ăn trộm 21 con gà.


5/8/2014: Nguyễn Văn Tuấn (39 tuổi), người dân tộc Cao Lan, trú tại Thôn Khe Thuyền, Xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã ngã gục trên đường rồi chết sau khi bị cảnh sát giao thông đánh.  


18/8/2014: Bùi Tấn Hoàng (27 tuổi), tại TP HCM, tự ngã dẫn đến tử vong sau khi vào trụ sở công an cầu cứu.


18/8/2014: Lê Hoài Thương (21 tuổi), tại TP Pleiku, Gia Lai, tự gây tai nạn giao thông dẫn đến tử vong khi bị CSGT truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm.


26/8/2014: tại Tòa án nhân dân ở Cao Lãnh, Đồng Tháp (địa chỉ: Số 1, Lê Quí Đôn, Phường 1, Quận Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.) được hàng trăm công an, an ninh bao vây ngăn chặn để chuẩn bị cho phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng , chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Trước phiên toà này, có đến 55 người đến ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng , chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh bị công an bắt giữ. Toà án đã tuyên án: Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam. 


28/8/2014: Ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động nhân quyền từng bị kết án 3,5 năm tù giam vừa bị 2 viên an ninh cộng sản tông xe gây thương vào lúc 19 giờ tối. Cú tông xe cực mạnh đã khiến ông Truyển phải nhập viện chữa trị do bị chấn thương ở đầu. Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Truyển may mắn không bị thương tích do những kẻ thủ ác nhắm mục tiêu vào chồng bà.


3/9/2014: Đỗ Thị Minh Hạnh bị tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh đi thăm mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh hiện đang được điều trị ở Áo vì bị nhiễm trùng từ răng, miệng, lan đến não.


11/9/2014: Chính quyền Việt Nam phóng thích nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sau khi ông mãn hạn tù 6 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.


13/9/2014: Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào được ra khỏi nhà tù, sau khi ông mãn hạn 15 tháng tù vì bị kết tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ', theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.


15/9/2014: hai dân oan Dương Nội, bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn bất thình lình bị xử 6 tháng tù vì tội chống cưỡng chế đất theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.


19/9/2014: Sau khi tư gia chị Nguyễn Thị Kim Thanh bị hơn 30 công an kiểm tra tối ngày 11/9 và bắt chồng chị là nhà báo Trương Minh Đức đi thì đến hôm nay, các công nhân mướn nhà của chị Thanh lại bị hăm dọa đuổi việc nếu còn tiếp tục mướn phòng của chị Thanh.


23/9/2014: hai dân oan Dương Nội, ông Trần Văn Miên bị tuyên án 22 tháng tù giam, ông Trần Văn Sang bị 20 tháng tù giam theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.


21/10/2014: nạn nhân Lê Thanh Hải ở TPHCM tố cáo và đưa ra chứng cứ anh bị công an đánh mù mắt trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông.


21/10/2014: Nhà cầm quyền CSVN đột ngột thả blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đi thẳng từ nhà tù ra phi trường và sang Mỹ. Vợ con ông cũng không được gặp mặt. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông, nói với đài RFA trong cuộc phỏng vấn rằng nhà cầm quyền CSVN "trục xuất ông Hải để sống lưu vong, không phải họ thả theo những lời lẽ tốt đẹp của họ."


27/10/2014: ông Nguyễn Văn Hạ bị công an phường Tân An, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bắt đưa đi. Đến 7 h sáng ngày 28, người nhà đến tìm ông để lấy chìa khóa thì thấy ông đã chết trong đồn và hỏi thì mới được thông báo rằng ông " bỗng nhiên treo cổ tự tử chết".


29/10/2014: tại Hà Nội, lại xuất hiện vụ công an hành hung nhà báo. Công an đã "lôi phóng viên Hoàng Văn Đức của báo Đại đoàn kết vào đồn, vừa vào tới nơi, anh Đức rút giấy giới thiệu ra thì đã bị cảnh sát lao và giật điện thoại, đồng thời có hai cảnh sát khác lao vào giữ tay, chẹn cổ, đánh đấm liên tiếp vào đầu, mặt và ngực ngay trước sự chứng kiến của phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật và nhiều người đi đường.


29/10/2014: Ba cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam là ông Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Sóc và Chu Mạnh Sơn lên Đà Lạt thăm một cựu tù nhân chính trị khác là ông Dương Âu. An ninh đã vào tận nhà can thiệp; sau đó những người mà hai ông cho là lực lượng an ninh đã đi theo đến tận gần nhà trọ và việc hành hung xảy ra tại một ngõ vắng.


2/11/2014: khoảng vài trăm côn đồ tràn ngập khu dân cư nơi Hội thánh Mennonite Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tọa lạc. Họ tiếp tục đập phá, ném đá và bắn đạn vào bên trong nhà nguyện khi các tín đồ đang thờ phượng Chúa. Hàng trăm thanh niên xăm trổ đầy tay đi xe phân khối lớn tấn công vào hội thánh. Kẻ tấn công được nhiều người bịt mặt, đầu tóc gọn gàng trắng trẻo chỉ tay ra lệnh. Chúng đập phá liên tục từ 16 giờ chiều đến giờ này (20 giờ 45) vẫn còn tiếp tục phá.


15/11/2014: Một đoàn gồm 12 người từ Hà Nội đi Hải Phòng để tham dự tang lễ Luật sư Trần Lâm bị hành hung và ném đá. Bọn côn đồ xông vào đoàn người, cướp giật vòng hoa tang, lăng mạ, chửi bới đe dọa đoàn ngay tại tang lễ. Mục đích của chúng là gây náo loạn để phá hoại không khí trang nghiêm của lễ tiễn đưa cụ LS Trần Lâm.


16/11/2014: côn đồ tiếp tục đập phá Hội thánh Tin lành Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương. Một nhóm côn đồ gần 20 người đứng ngay trước cổng Hội Thánh để ngăn chặn những tín hữu đến Hội Thánh thờ phụng Chúa. Đến 9:00 sáng trong khi Hội Thánh đang cầu nguyện thì côn đồ lao vào đập phá nhà thờ. Họ dùng đá ném vào bên trong Hội Thánh và sau đó họ phá nát cánh cửa cổng chính, các cửa sổ, cửa kính, máy bơm nước, các mành che cửa sổ, mành che trước phòng nhóm cầu nguyện.


Hội thánh Tin lành Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương tiếp tục bị "côn đồ" đập phá vào ngày 16/11/2014.Hội thánh Tin lành Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương tiếp tục bị "côn đồ" đập phá vào ngày 16/11/2014.



23/11/2014: một số tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại chùa Phước Bửu, Bà Rịa, Vũng tàu đang chụp ảnh một công trình xây cất trên phần đất trước đây là cổng chùa, đã bị công an và các lực lượng thuộc chính quyền địa phương hành hung và thu giữ máy ảnh của một nhà sư. Thầy Thích Thiên Tâm đã bị đè xuống giữa đường đánh đập một cách dã man.


Thầy Thích Thiên Tâm đã bị thương tích đầy người sau khi bọn côn đồ tấn công vào ngày 23/11/2014.Thầy Thích Thiên Tâm đã bị thương tích đầy người sau khi bọn côn đồ tấn công vào ngày 23/11/2014.



25/11/2014: chính quyền Hà Nội đưa 7 nông dân Dương Nội ra xử phúc thẩm với tội danh "chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng". Nguyễn Thị Ngân 6 tháng tù, Nguyễn Thị Toàn 6 tháng tù, Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù, Cấn Thị Thêu 15 tháng tù, Lê Văn Thanh 12 tháng tù, Trần Văn Sang 20 tháng tù và Trần Văn Miên 22 tháng tù.


26/11/2014: Có ít nhất 16 người Thượng vượt suối băng rừng từ Tây Nguyên của Việt Nam sang Campuchia tìm đến trại tiếp nhận người tỵ nạn, để được sự che chở của Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh. 


29/11/2014: GS Lê Hồng Thọ, chủ trang blog "Người Lót Gạch", Việt Kiều Nhật, bị bắt tại Sài Gòn theo điều luật hình sự 258.


6/12/2014: nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) bị bắt. Theo nhiều nguồn tin cho biết, ông Lập đang bị bại liệt và bị nhiều bệnh tật. Ông có thể bị xử theo bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN với điều khoản 88.


10/12/2014: Blogger Nguyễn Hoàng Vi, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, bị an ninh mặc thường phục hành hung 1 ngày trước ngày Quốc tế Nhân quyền ngay tại Sài Gòn.


12/12/2014: Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Tháp mở phiên toà phúc thẩm xét xử ba người là bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh về tội "gây rối trạt tự công cộng" theo điều 245 Bộ luật hình sự với kết quả cuối cùng là y án đối với cả ba người. Trong ngày, nhiều dân oan và nhiều cá nhân các nhóm dân sự xã hội đã đến Cao Lãnh để ủng hộ và kêu gọi trả tự do cho ba người nhưng hơn 20 người đã bị công an bắt giữ.


13/12/2014: con gái lớn của thầy giáo Đinh Đăng Định, người tù bất đồng chính kiến đã qua đời hồi tháng 4,  là cô Đinh Phương Thảo đã bị công an cộng sản áp lực chủ nhà trọ đuổi ra khỏi nơi cư trú ngay trong đêm, giữa lúc trời Sài Gòn mưa to gió lớn.


22/12/2014: một phụ nữ tại Hải Phòng đã phải dội xăng khắp người, tay cầm bật lửa đứng bên bình gas, sẵn sàng liều chết để bảo vệ căn lều tạm bợ trước nguy cơ bị nhà cầm quyền CSVN kéo quân tàn phá. Người phụ nữ này tên Nguyễn Thị Thúy, 37 tuổi, là một bà mẹ của 8 người con và 3 người cháu. Căn lều nơi chị sẵn sàng liều chết bảo vệ cũng chính là chỗ tá túc của con cháu chị, 8 đứa trẻ giữa lúc trời đông rét buốt, trong đó cháu bé nhỏ nhất năm nay chỉ mới 10 tháng tuổi.


Nguyễn Thị Thúy, 37 tuổi, là một bà mẹ của 8 người con và 3 người cháu, dội xăng khắp người, tay cầm bật lửa vào ngày 22/12/2014.Nguyễn Thị Thúy, 37 tuổi, là một bà mẹ của 8 người con và 3 người cháu, dội xăng khắp người, tay cầm bật lửa vào ngày 22/12/2014.



28/12/2014: ông Nguyễn Đình Ngọc là blogger Nguyễn Ngoc Già (?), một tác giả có nhiều bài viết phản biện mạnh mẻ đăng rên các trang mạng trong và ngoài nước vừa bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 28/12/2014.

Bùi Tín : Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn

Nguồn VOA

30.12.2014

Trong năm 2014, có thể kể ra 10 sự kiện lớn, đánh dấu bởi phong trào đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đây là nét khởi sắc đáng mừng nhất cho đất nước ta. Nét đáng mừng thứ hai là chính quyền độc đảng do quyền lợi ích kỷ phe nhóm, ngoan cố duy trì chế độ toàn trị cổ lỗ, tự dấn thân vào tình thế hiểm nghèo toàn diện không có lối thóat, nếu không tự lột xác trong thời gian nhân Đại hội XII sắp tới gần.

Mười sự kiện lớn đó là:

1. Thư Ngỏ của 61 đảng viên CS gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng và toàn thể đảng viên CS, yêu cầu thay đổi hẳn Cương lĩnh Chính trị, thay đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, đồng thời thực hiện đường lối đối ngọai thóat Trung, chống bành trướng, quan hệ bình thường với nhân dân Trung Quốc, công khai hóa toàn bộ các thỏa thuận ở Thành Đô năm 1990. Tuy số lượng không lớn nhưng họ tiêu biểu cho cả một khối đảng viên lão thành, đảng viên trí thức, có trí tuệ và tâm huyết. nếu việc chuẩn bị cho Đại Hội XII đi ngược với hướng này, đảng CS có nguy cơ vỡ ra từng mảng để hình thành tổ chức chính trị mới hợp thời đại, gắn bó với nhân dân, dân tộc.

2. Sự hình thành của Hội nhà báo độc lập VN và Văn đoàn độc lập VN, cùng với 10 năm trưởng thành của Hiệp hội các blogger tự do, nói lên sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức xã hội dân sự VN ngày càng gắn bó với nhau, nay đã lên đến gần 30 tổ chức. Các tổ chức dân sự họat động ngày càng công khai, đa dạng, tán phát hàng vạn bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tổ chức các cuộc trao đổi, hội thảo, cà phê, dã ngọai, bàn tròn về Nhân quyền, các cuộc thăm hỏi hỗ trợ lẫn nhau, cứu giúp nhau với tình nghĩa keo sơn để đương đầu với bộ máy đàn áp.

3. Mặt trận ngọai giao của lực lượng dân chủ mở ra khá rộng, tạo nên sự phối hợp có hiệu quả trong và ngoài nước. Nhiều cuộc gặp gỡ quốc tế về dân chủ và nhân quyền mở ra ngay trong nước, nhiều đại sứ, lãnh sự, cán bộ sứ quán coi các chiến sỹ dân chủ VN như những bạn bè thân thiết. Nhà báo Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải được đón tiếp nhiệt thành ở hải ngọai, trong khi một số kẻ đội lốt chống cộng triệt để bị vạch mặt là phục vụ cho chính quyền toàn trị.

4. Chính quyền bành trướng TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển VN vấp phải phản ứng rộng lớn của toàn dân ta trong khi Bộ Chính trị ở Hà Nội coi đó chỉ là "chuyện xung khắc trong gia đình" (!).

5. Việc xuất bản cuốn sách Lời trăng trối của triết gia Trần Đức Thảo và Đèn Cù (2 tập) của nhà văn Trần Đĩnh là những sự kiện văn học - chính trị có tác dụng sâu đậm giải ảo thần tượng Hồ Chí Minh, giải ảo công tích của đảng CS trong lịch sử VN, làm cho nhiều người còn lưỡng lự nhìn rõ sự thật hiển nhiên: đảng CS là cản trở tệ hại nhất cho sự phát triển và hội nhập của đất nước, đúng vào lúc đảng đang chuẩn bị cho Đại hội XII.

6. Kỳ họp Quốc hội cuối năm thông qua hàng chục đạo luật, nhưng vẫn lẩn tránh, trì hoãn các đạo luật căn bản nhất, như Luật về Biểu tình, Luật về Trưng cầu Dân ý, Luật về Sở hữu Ruộng đất. Quốc hội vẫn tỏ ra tê liệt về công tác phòng chống tham nhũng. Một lần nữa nó đã tỏ ra không xứng đáng là một cơ quan lập pháp nghiêm chỉnh, không xứng đáng ở trong ngôi nhà xây dựng hoành tráng mới được xây dựng. Cái xấu xa tồn tại là vẫn còn trong phòng họp kẻ từng ca ngợi tên độc tài khát máu Khaddam Hussein, từng tự nguyện làm cố vấn cho tên độc tài này, vẫn còn có kẻ thiếu tư cách chửi bới người đồng viện là ngu, thậm ngu, tứ ngu…, lại còn có đại biểu quốc hội mặc áo cà sa đăng đàn ca ngợi quân đội của nhà độc tài họ Kim ở Bắc Triều Tiên, coi đó là gương sáng cho Quân đội nhân dân VN học tập. Đủ thấy việc chọn lựa kiểu 'đảng chọn dân bàu' hài hước - bi thảm đến mức nào. Vẫn chưa hết, Ccó cuộc họp vắng mặt đến gần 100 đại biểu, nhiều đại biểu nhờ người bấm vào nút bỏ phiếu hộ., những chuyện khôi hài có thật trong một 'đảng hội' cuối mùa lúc suy tàn. Lại còn cuộc bỏ phiếu tín nhiệm không giống ai, chỉ có 3 nấc tín nhiệm, không có nấc bất tín nhiệm,, vậy thì thăm dò làm gì, khi ai cũng có đủ 100 phần 100, hầu hết là đảng viên bỏ phiếu cho nhau., ta tín nhiệm hoàn toàn ta, ta tự sướng, còn gì hơn. Hình như quốc hội Hà Nội muốn phơi bày trọn vẹn sự thật về 'nền dân chủ giả cầy'.

7. Sự vấp ngã hoành tráng của ngài nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, buộc phải nhả ra 4 ngôi nhà – biệt thự sang trọng và nay có thể bị truy tố ra tòa về nguồn gốc tài sản bất minh;, không thể chỉ thu hồi nhà và kiểm điểm là xong. Đây là kết quả của đòi hỏi của dư luận xã hội qua một số mạng xã hội dân sự lề trái cùng một vài tờ báo lề phải, liên tiếp phơi bày cả 5 "'ttòa nhà trăm tỷ"' thuộc quyền sở hữu của ông. Ban Kkiểm tra đảng không còn có thể ỉm được. Điều này mở ra một lọat vụ, như ngôi nhà bự và rừng cao su rộng lớn của nguyên chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, 2 ngôi biệt thự quá khổ giữa thủ đô Hà Nội của nguyên phó thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, ngôi nhà như lâu đài của nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông xây dựng toàn bằng gỗ nghiến…

Nhân dân Hà Giang vẫn còn đòi phải truy tố nguyên tỉnh trưởng Nguyễn Trường Tô, con quỷ dâm dục từng đầu têu vụ cưỡng hiếp các em nữ sinh vị thành niên rồi thóat tội, đổ hết lên đầu viên hịệu trưởng Sầm Đức Xương chịu 9 năm tù giam. Hiện ông Tô vẫn sống như vương giả trong khu nhà sang trọng bậc nhất Hà Giang. Một lọat vụ án cần mở ra để thu hồi những tài sản phi pháp, bất minh cho công quỹ. Chưa truy tìm được tài sản che dấu, tẩu tán, chôn cất thì biết bao bất động sản, nhà đất còn sờ sờ ra đó.
Quan CS giàu vô độ, dân đen lầm than, nợ quốc gia gãy lưng đang là thảm họa dân tộc.

8. Việc trả lại tự do rồi đẩy sang Hoa Kỳ luật sư Cù Huy Hà Vũ và nhà báo Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, tiếp theo là bắt giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập – Bọ Lập cũng như cuộc xét xử các nhà dân chủ Hằng – Vinh – Thúy ở Đồng Tháp cho thấy kiểu cách hai mặt "'thả ra rồi lại nhốt vào như chơi"' của Bbộ Cchính trị, đồng thời chứng minh thất bại của chủ trương này, khi các chiến sỹ được tự do dù ở trong hay ngòai nước khi tự do đều hăng hái hơn, được quần chúng quý trọng hơn và trở nên những nhân vật nòng cốt của phong trào đòi dân chủ và nNhân quyền đang mở rộng.

9. Năm nay đánh dấu một sự đảo lộn trong đánh giá của công luận đối với báo lề phải và lề trái. Nhân dân không những tiếp tục bỏ rơi các tờ báo của đảng và nhà nước như Nhân Dân, Quân Đđội Nhân Ddân, mà các báo khác như Thanh Niên, Tuổi Ttrẻ, An ninh Nhân dân … cũng sa sút trông thấy, các mạng trên lề trái được khá đông bạn đọc ưu tiên tìm đọc, cao hơn hẳn lề phải, như các mạng Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Dân Luận, Diễn Đđàn Chân Trời Mới, và gần đây là Thời Bbáo Việt Nam của Hội nhà báo độc lập.

10. Trò hề cuối năm của Ban Ttuyên giáo CS là nặn ra một bản Thông Điệp của 10 tổ chức Blogger thân đảng CS, có tên tuổi và số lượng hẳn hoi (Nhóm chống luận điệu xuyên tạc 54.000, Nhóm Tôi yêu Công an Nhân dân 180.000, Hội phản bác Tuyên bố 258 có 3.100, Nhóm VN quê hương tôi 54.000, Nhóm Yêu nước VN 2.300, nhóm CHXHCN VN 2.000 , Nhóm Công troll phản động 28.000, đảng Công chính tranh luận mở 28.000, Hội yêu nước chống phản động 26.000 và Nhóm dòng máu Lạc hồng 26.000 ). Một trò hề dơ dáy trên mạng 'Tự Hào VN', ' Loa Phường' ngày 8/12/2014.
Cũng Thông điệp, cũng có nhóm này, hội nọ, cả đảng nữa, cũng nhân ngày Nhân quyền Quốc tế. Nhưng không một địa chỉ, không một tên người, hòan tòan nặc danh, vô danh, dấu mặt, dấu tay, dù cho ra mặt bảo vệ đảng CS, chế độ CH XHCN, vậy mà không có chứng minh đăng ký họat động, ai chủ trương, tôn chỉ mục đích là gì, trụ sở ở đâu, người đại diện là ai ? Những con ma trơi được sinh ra trong cơn bế tắc tiến lui đều khó.

Xin kết thúc 10 sự kiện cuối năm bằng một trận cười sảng khoái ái nói lên thế tận cùng bi đát của đảng CS VN trong năm 2014 sắp kết thúc.'

Người Buôn Gió : Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia.

Nguồn nguoibuongio

Thứ Hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014

Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.

Hồ sơ, tài liệu rất đầy đủ. Kể cả biên bản lấy lời khai của bị can, cả lời khai của nhân chứng, biên bản giám định.... Thủ tục vào xem hồ sơ cũng dễ. Luật sư đưa giấy, giới thiệu người đi cùng là thợ ảnh. Hai thằng vào trong gặp thư ký toà. Người của toà dẫn ra một phòng riêng có bàn ghế, đưa cho tập hồ sơ, luật sư ký nhận , sau đó tha hồ xem. Kể cả đóng cửa lại cho yên tĩnh. Xem hết giờ hành chính thì nghỉ, thích thì trưa lại vào xem hay chụp ảnh tiếp.

Bỗng nhiên đến năm 2011 thì phải, quy định ban ra từ bộ trưởng công an là các tội xâm phạm an ninh quốc gia không được sao chụp. Luật sư chỉ được đến toà ngồi xem, thích thì ghi chép lại bằng tay.

Không hiểu sao chỉ phía công an ra quy định mà viện kiểm sát và toà án lại chấp hành. ?

Việc cấm như thế rất tai hại cho luật sư, nhất là những luật sư ở xa. Ngồi đọc hàng xấp bút lục trong thời gian vài tiếng một buổi, thì làm sao phân tích được hết những tình tiết. Có bản pho to hay ảnh chụp mang về nhà mới có thể nghiên cứu kỹ được. Thời gian của công an thì dài dằng dặc , gia hạn tạm giam để hoàn thiện hồ sơ có khi đển cả năm. Trong khi đưa sang viện, toà thì lúc ấy luật sư mới được tiếp xúc hồ sơ. Bất công cả về thời gian lẫn không gian làm việc.

Thế nhưng chả thấy luật sư nào nói gì, ca thán gì, hoặc khiếu nại gì. Đấy mới là chuyện đáng nghĩ. Công an lạm quyền ra luật đã đành, nhưng giới luật sư thì dường như họ không phản đối, nếu ai nhiệt tâm thì họ chỉ loay hoay trong cái cho phép ( rất vô lý ) của cơ quan công an. Lạ nhất là  nhiều vụ cơ quan điều tra đã ra kết luật hồ sơ, việc thế là sang bên viện hay toà. Thế nhưng có vụ quyền chứng nhận bào chữa vẫn phải do cơ quan điều tra công nhận, luật sư mới được toà hay viện cho phép tiếp xúc hồ sơ.

Các luật sư bào chữa cho các vụ an ninh quốc gia hầu như không thấy cung cấp thông tin gì trong quá trình họ tham gia giúp đỡ pháp luật cho bị cáo. Cùng lắm là tin khoẻ, ốm, tuyệt thực.... cứ như thế đến lúc ra toà. Phiên toà kết thúc là xong, luật sư ra về và mọi tình tiết, diễn biến hồ sơ vụ án của bị cáo thành khép kín. Ngay cả chuyện ở toà tranh luận, diễn biến ra sao cũng chả bao giờ thấy các luật sư nói lại.

Thế là phiên toà đã xử công khai, nhưng không cho người thân, bạn bè vào. Chỉ toàn người của nhà nước, công an thì chớ. Lại thêm hàng ngũ luật sư vào cãi vài câu, đọc một bản bào chữa vô hồn như là chiếu lệ cho xong thủ tục. Góp phần làm thêm phiên toà '' công khai '' thành xử kín.

Chỉ có những bài báo của bọn phóng viên hay dư luận viên là có ngay từ khi khởi tố, rõ là bọn này được tiếp xúc hồ sơ , tiếp nhận thông tin từ cơ quan điều tra. Chúng tha hồ tung hoả mù, độc quyền tin tức trong khi những người bảo vệ cho bị cáo lại không hề có thông tin nào, hoặc thụ động khi thấy tin của đài, báo, dư luận viên đưa ra.

Cách làm việc của luật sư cũng thật hạn chế, họ thường chỉ đợi nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng  và nghiên cứu trên những thứ mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát đưa ra bằng văn bản, họ nghiên cứu trong phòng giấy. Việc tìm tòi trong những bút lục, bản cung, nhân chứng khi tiếp cận hồ sơ cũng rất chiếu lệ. Các luật sư không mấy khi dựng hiện trường, đến hiện trường tìm tòi, đối chiếu, dùng các biện pháp khoa học để kiểm tra những tình tiết xảy ra. Không tự mình mày mò tìm thêm nhân chứng, thu thập bằng chứng, ghi âm, ghi hình lời nói của nhân chứng để phục vụ việc tranh luận trước toà.

Tất nhiên thì chúng ta không thắng được trong những phiên toà mà bản án có sẵn như những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng đừng vì nghĩ không thắng được mà chúng ta làm chiếu lệ. Vì sự có mặt của luật sư mà chỉ chiếu lệ chỉ góp thêm phần phụ hoạ cho bản án bất công. Thà không có cho xong. Cứ để xử kín, cứ để bất công. Còn hơn có luật sư để bọn tà quyền lấy đó làm chứng với dư luận là bị cáo được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi xét xử.

Nhiều luật sư không dám công bố các tình tiết vụ án cho dư luận. Họ nghĩ rằng phải giữ mình để được biện hộ cho bị cáo trước toà. Nhưng đến khi ra toà thì toà án độc tài chả cho họ biện hộ đầy đủ, những loại thẩm phán hèn hạ sẽ ngồi rình và chêm những mênh lệnh ngắt lời của luật sư khiến họ bị hẫng hay bị khớp. Tôi đã chứng kiến phiên toà,vị luật sư khi nó vung tay theo bản năng phụ hoạ lời mình, bị thẩm phán ngắt lời chỉ trích hành động vung tay, rồi thẩm phán đay đi đay lại chuyện vung tay là thế này, thế kia có thể bị đuổi ra khỏi toà. Lời chi trích đay nghiên của thẩm phán dài đến 10 phút, rõ ràng có ý đồ gây ức chế và ngắt mạch tranh luận của phiên toà. Cho nên thiết nghĩ các luật sư không nên trông đợi việc mình có mặt ở phiên toà sẽ làm được gì nhiều. Kể cả những thân nhân những người bị bắt cũng phải có tâm lý như vậy, đừng nghĩ có luật sư là mọi thứ sẽ có công bằng.

 Tuy nhiên sự có mặt của luật sư sẽ có lợi cho bị cáo, khi luật sư là người can đảm, mặc dù không được tranh luận rõ ràng đến nơi đến chốn tại toà vì sự bỉ ổi, hèn hạ của những tên chủ toạ, thẩm phán, viện kiểm sát đã dùng quyền cắt ngang, không cho tranh luận. Nhưng nếu các luật sư ghi nhớ các tình tiết vụ án, các diễn biến tố tụng, những hành vi , lời nói của những kẻ hành pháp, chấp pháp  mà ghi chép rành mạnh, công bố cho thiên hạ. Ắt sẽ giảm được đi rất nhiều sự lạm dụng quá đáng của luật pháp tà quyền.

Sự chủ động tìm tòi bằng chứng , nhân chứng, kiên trì nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi nhớ quá trình tố tụng...và công khai cho dư luận biết khi vụ án kết thúc. Cho dù là bản án bỏ túi đi nữa, nhưng dư luận sẽ thấy rõ cuộc chiến pháp lý diễn ra bất công thế nào, pháp luật đang bị bóp méo thế nào. Chúng ta thua ở phiên toà là điều chúng ta thấy và chấp nhận vì phiên toà của một thể chế độc tài. Nhưng đừng để thua chúng trên mặt dư luận. Những ghi chép đầy đủ về những chèn ép bất công trong quá trình luật sư tham gia bào chữa sẽ là những chiến thắng nhỏ, cứ tích dần chúng như thể sẽ dẫn đến thắng lợi lớn sau này trong việc cải cách pháp luật. Ít ra thì tại thời điểm này những việc làm đó của luật sư cũng cho dư luận thấy rõ thêm bộ mặt xảo trá, quỷ quyệt và thủ đoạn của những kẻ nắm giữ pháp luật, bóp méo quá trình tố tụng.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nguyễn Đình Cống : Nguyên nhân gốc của nhiều tệ nan

Nguồn boxitvn

29/12/2014

Xã hội VN hiện nay có quá nhiều tệ nạn  trầm trọng. Để phát triển đất nước thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là tìm cho đúng nguyên nhan gốc của tệ nạn để khắc phục.

Trước tiên xin nêu vài hiểu biết về phạm trù nguyên nhân – kết quả : Trong một quá trình (QT), nguyên nhân( NN ) có trước và tạo ra kết quả (KQ). Xét các QT liên tiếp nhau, KQ của QT trước là NN của QT sau. Có KQ A0 là do NN A1, có A1 là do A2, có A2 là do A3… Cứ truy  như vậy trở về trước sẽ tìm ra một dãy các  A kế tiếp và nếu cứ truy mãi thì đến lúc bí và phải công nhận là "tại trời sinh ra thế" (Ngẫm hay muôn sự tại trời- Truyện Kiều). Chỉ có thể truy đến một NN Ar nào đó thấy là vừa đủ để xem xét thì tạm dừng lại. Như vậy A1 là NN trực tiếp còn Ar được xem là NN gốc. Một NN có thể gây ra nhiều KQ khác nhau và một KQ cũng có thể do nhiều NN đồng thời gây nên.

Tìm NN là để biết,  quan trọng hơn là để xử lý. Với KQ  tốt thì tìm cách tăng cường , với KQ xấu thì tìm cách hạn chế hoặc xóa bỏ.  NN trực tiếp, cụ thể thì dễ tìm, còn NN gốc thì khó tìm hơn vì nó thường ở dạng ẩn giấu. 

Về các tệ nạn của xã hội VN hiện nay đã có một số người nghiên cứu tìm NN và đưa ra kết luận là: "có không ít cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành thoái hóa, biến chất". Tôi nghĩ, đó chỉ mới là NN trực tiếp chứ chưa phải là NN gốc. Biết NN trực tiếp là cần nhưng chưa đủ, vì biết là để sửa chữa, nhưng khi mới biết NN trực tiếp thì chỉ mới chữa  ở ngọn chứ không chữa được từ gốc. Mà như vậy thì chữa được chỗ này nó sẽ phát ra ở chỗ khác, mạnh hơn, rộng hơn. Phải tìm ra NN  gốc thì mới hy vọng chữa được cơ bản.

Phan Chu Trinh cho rằng sự hưng hay suy của xã hội vấn đề cơ bản là ở dân trí, dân khí, vì thế  ông đã hết lòng cho công cuộc "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Gần đây trang Bauxite nêu lại phương châm ấy, đó là việc làm rất có ích. Trong tác phẩm Tổ quốc ăn năn Nguyễn Gia Kiểng  tập trung phân tích vào " cơ sở văn hóa" của dân tộc, cho rằng sự thịnh hay suy của đất nước gắn liền với nó. Tôi hoàn toàn tán thành các quan điểm trên đây , chỉ xin bổ sung và giải trình thêm vài ý kiến.

Theo Duy thức luận của Phật giáo thì một NN chưa thể tạo ra kết quả mà còn phải kết hợp với "duyên". Thí dụ: 1 - Để có bông lúa thì  nhân là gieo hạt thóc giống ( gieo cây nào gặt cây ấy) còn  duyên là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển, trổ bông, kết hạt. 2 - Để xẩy ra đám cháy thì ngoài nhân là nguồn làm phát sinh ra lửa, còn phải có vật liệu bắt lửa để cháy, là duyên. 3 - Để xẩy ra một vụ trộm  thì  nhân là  kẻ trộm , còn  duyên là sự sơ suất của người có tài sản. Theo một cách giải thích khác thì không phải chỉ có một  mà ít nhất có hai yếu tố, kết hợp với nhau, một trong số đó là nhân còn cái kia làduyên. Nhân và duyên có thể đổi chỗ cho nhau. Trong thí dụ trên có thể xem nhân là vật cháy được còn duyên là ngọn lửa,nhân là sự sơ suất và duyên là tên trộm. Nhân và duyên đều có trực tiếp và  gốc rễ.

Về các tệ nạn  của xã hội VN, tôi đồng ý với nhiều nhà nghiên cứu và phân tich, NN gốc là từ nền văn hóa còn mang nặng tàn dư phong kiến, nô lệ ( dân trí thấp, dân khí yếu, tư lợi, tham lam, dối trá, đểu cáng…). Tôi xin bổ sung  một yếu tố khác, hoặc theo Duy thức luận là nêu ra cái " duyên". Đó là những phần độc hại của chủ nghĩa Mác-Lênin ( CNML ). Tôi không qui kết toàn bộ CNML là độc hại mà chỉ nêu những phần độc hại trong ấy. Đó là đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, là công hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất, là tuyên truyền sự tốt đẹp của CNCS. Tôi cho rằng việc nêu NN của các tệ nạn tại VN là do một số không ít cán bộ thoái  hóa biến chất  là không sai nhưng chỉ  nói ra chuyện mọi người đã biết rõ, thể hiện sự nhận thức nông cạn hoặc sự cố tình bưng bít NN cơ bản. Thử hỏi, với một tổ chức chặt chẽ như ĐCSVN, tại cuộc bầu cử ở bất kỳ cấp nào, vào bất kỳ lúc nào cũng đều nêu cao khẩu hiệu sáng suốt lựa chọn người xứng đáng, với một thể chế chặt chẽ lựa chọn công chức nhà nước  với tiêu chuẩn cao, rõ ràng và thi tuyển hẳn hoi  thế thì cái bọn thoái hóa biến chất ở đâu chui ralọt vào từ ngõ ngách nào, mà sao lại nhiều thế và tại sao thấy rõ chúng nó rồi mà về cơ bản chẳng làm gì được, không những thế càng chống thì càng phát triển. À, thì ra có cơ chế sinh ra bọn ấy, bảo vệ cho bọn ấy, đó là sự độc quyền của nền chuyên chính vô sản mà chủ yếu là độc quyền của một số người giữ cương vị cao trong đảng nấp dưới chiêu bài tập trung dân chủ, đó là sự toàn trị của ĐCS, đó là việc bầu cử và thi tuyển chỉ là hình thức còn thực chất được điều khiển bởi thế lực chính trị và đồng tiền.

Những tệ nạn hiện nay, dù ở lĩnh vực nào, cấp độ nào thì phần lớn  có thể quy về phạm trù đạo đức. Phạm trù này dựa vào 2 trụ cột chính là lực lượng quản lý  xã hội và truyền thống văn hóa, trong đó lực lượng quản lý đóng vai trò rất quan trọng vì nắm quyền lực. Tôi biết  một câu  như sau: " Muốn biết đạo đức thật sự của một người hãy cho họ quyền lực và xem họ sử dụng quyền đó như thế nào". Suy rộng ra: " Muốn biết đạo đức của một đảng chính trị hãy xem cách họ hành động lúc đã nắm chắc chính quyền, cách họ sử dụng sức mạnh của quyền lực như thế nào" ( chứ không phải nhìn vào lúc họ  đang cần vận động người khác ủng hộ để giành hoặc cướp chính quyền ).

Theo Duy thức luận có thể biểu diễn :  Đạo đức XH  = KQ [Quản lý xã hội (QL) + nền văn hóa (VH) ]. Ở đây dùng dấu = , dấu + không phải là phép toán số học mà gần giống như là " phép hội" trong lôgic mờ. Trong phép hội lôgic thì hai thành tố là độc lập, nhưng trong xã hội  thì QL và VH không hoàn toàn độc lập mà có ảnh hưởng qua lại. Một thí dụ là ĐCSVN  đã có nghị quyết  về xây dựng và phát triển văn hóa ( NQ 9 khóa IX. Tôi chỉ nói là có NQ về văn hóa chứ chưa bàn đến những chỗ đúng - sai, hay - dở của NQ đó ).

Tìm hiểu về văn hóa của người VN thấy rằng chúng ta có nhiều phẩm chất tốt đẹp và có không ít tính cách xấu xa. Vì đang bàn về NN tệ nạn nên tôi xin phép không kể ra các phẩm chất tốt  mà nhiều người đã biết rất rõ, chỉ xin mạo muội kể ra một số, chưa đầy đủ, các tính cách xấu. Chúng cũng đã được nhiều người nói đến. Đó là thói tham lam ích mình hại người, là thói nặng về tranh giành mà nhẹ về nhường nhịn, là thói dối trá, lừa lọc, là tâm lý nô lệ,  chấp nhận chịu hèn để giữ thân, gió chiều nào che chiều ấy,  là v.v… Chỉ xin tạm dừng lại ở chỗ kể ra một vài thói xấu, còn chưa truy tiếp  NN nào tạo ra chúng. Những thói xấu này không phải bao giờ cũng gây ra tệ nạn. Trong lịch sử mấy ngàn năm có thể kể ra nhiều giai đoạn thịnh trị, đạo đức được đề cao, tình người được tôn trọng, những thói xấu bị co lại, bị dìm xuống, chúng chỉ gây ra tệ nạn dưới những thời phong kiến suy đồi và trong thời gian gần đây khi  gặp môi trường thuận lợi, kết  được với NN khác phù hợp ( gặp được duyên ).

Về  quản lý xã hội, có lẽ chỉ có một số nước, trong đó có VN mới có khái niệm đảng lãnh đạo, còn phần lớn các nước chỉ có khái niệm đảng cầm quyền, đảng này lo việc chủ yếu là thành lập chính phủ, còn việc quản lý, điều hành các hoạt động xã hội là của chính quyền. Mà quản lý là do kết hợp hai nhân tố cơ bản là con người (quan chức, cán bộ ) và thể chế chính trị.

Về thể chế, trong bài "Đuổi hổ rước sói" tôi đã phân tích việc một số người yêu nước  vì đấu tranh cho cho nền độc lập mà đã rước nhầm thần sói về để thờ, đó là chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML). Trong bài đó tôi cũng đã phân tích việc chưa thể dùng CNML trong quản lý xã hội. Trong CNML có những mặt tốt cho cách mạng vô sản nhưng  vì đang phân tích NN của tệ nạn nên tôi không trình bày những mặt tốt đó mà chỉ xin phân tích một số tác hại của nó ( đã nêu ở đoạn trên ) trong vai trònhân hoặc duyên, trong việc kết hợp và làm trầm trọng thêm các tật xấu của con người. Sự gặp nhau giữa hai yếu tố vừa kể thường không dừng lại ở mức kết hợp mà nhiều khi trở thành cộng hưởng, làm cho tác hại tăng lên rất nhiều. Có thể kể ra hàng ngàn, hàng vạn dẫn chứng về sự kết hợp đó ở mọi cấp độ, chỉ xin nêu ra vài chuyện.

Sai lầm của Cải cách ruộng đất là do kết hợp sự tàn bạo, sự vô nhân đạo của đấu tranh giai cấp với thói xấu tham lam của bần cố nông, sự lưu manh của những kẻ cơ hội. Sự cải tạo tư sản gây nên suy sụp một bộ phận của nền kinh tế là do kết hợp lý thuyết đấu tranh giai cấp với sự ngu dốt của người này và sự thất thế của người kia. Sai lầm của hợp tác hóa làm kiệt quệ nền nông nghiệp là do sự áp đặt việc tập thể hóa sản xuất kết hợp với thói xấu quen nô lệ của nông dân. Tệ nạn dối trá tràn lan là sự kết hợp của nhu cầu tuyên truyền về sự tốt đẹp chưa có với tính xấu lươn lẹo của người dân. Tệ nạn đàn áp  ý kiến trái chiều, ngăn cấm  tự do ngôn luận là do kết hợp sự  chuyên chính với thói độc đoán của phong kiến và thói xấu hèn nhát, lo sợ của số đông. Tệ nạn cán bộ, quan chức kém năng lực, gây ra nhiều sai phạm trong công việc là do kết hợp độc quyền chuyên chính vô sản với thói xấu muốn làm quan để hưởng vinh hoa phú quý, để đục khoét công quỹ, để vơ vét, để ra oai với người yếu thế.

Chủ nghĩa Mác được sinh ra  tại các nước tư bản phát triển nhưng tại nhiều nước Âu Mỹ có dân trí cao, người ta không chấp nhận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản nên nó chỉ tồn tại như một học thuyết. Tại Liên xô và các nước Đông Âu cũng nhờ dân trí cao mà người ta đã sớm nhận ra và từ bỏ CNML. Trung quốc, về hình thức vẫn giữ CNML nhưng thực chất chỉ giữ lại chuyên chính của ĐCS còn vứt bỏ các thứ khác, và như vậy đã phạm vào tội dối trá, lừa bịp. Tại Cuba, tuy cũng du nhập CNML nhưng nhờ dân trí cao nên các độc hại không có cái kết hợp để tạo nên tệ nạn lớn. Tại VN, CNML được tiếp nhận và phổ biến tương đối nhanh, ngoài việc hy vọng dựa vào nó để đấu tranh giành độc  còn là vì dân trí thấp, không thấy được mầm mống độc hại trong đó. Đến khi ĐCS  thực thi sự toàn trị thì các mầm mống độc hại phát tác, nó kết hợp, nó cộng hưởng với những thói hư tật xấu vốn có sẵn và nằm im trong văn hóa dân tộc để gây ra nhiều tệ nạn, càng ngày càng trầm trọng. Một số người nhầm lẫn, cho rằng dù sao dân tộc VN cũng nhờ CNML mà làm CM thành công, mà chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Sự nhầm lẫn ấy là kết quả của quá trình tuyên truyền một chiều, phiến diện. Trong bài " Tản mạn về lòng yêu nước thời cộng sản" tôi có phân tich là CNML vào được VN là nhờ bám vào lòng yêu nước, nhưng rồi lại dùng người yêu nước này chống lại người khác cũng yêu nước.

Cách mạng tháng Tám do Việt Minh (VM) thực hiện. Mục tiêu của VM là đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, lật đổ phong kiến. Thế nhưng một số người nghiên cứu lịch sử cho rằng thực chất của CM Tháng Tám chỉ là nội chiến, cướp chính quyền vì vào thời gian đó vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã tuyên bố Việt nam độc lập, xóa bỏ hiệp ước ký với Pháp, thoát khỏi sự đô hộ của Pháp, hệ thống cai trị của Pháp đã bị Nhật tiêu diệt và đến lượt Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Việc chúng ta giành chiến thắng trong chiến tranh chủ yếu không phải nhờ áp dụng các lý thuyết của CNML như đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Mà hễ cứ mỗi lần vận dụng CNML vào đời sống như CCRĐ, hợp tác hóa, cải tạo tư sản, kinh tế quốc doanh, đàn áp xu hướng bất đồng quan điểm là mỗi lần tạo nên tai họa. Chỉ những khi làm ngược lại với CNML như khoán hộ trong nông nghiệp, như mở rộng kinh tế thị trường, như không công nhận có giai cấp thù địch thì mới phát triển được phần nào.

Muốn khắc phục, muốn dẹp bỏ tệ nạn thì hay nhất, tốt nhất là xóa được, cải thiện được những tật xấu trong nền văn hóa và từ bỏ được CNML để xây dựng một thể chế thật sự dân chủ, trong sạch. Xóa bỏ, cải thiện tật xấu văn hóa là cần nhưng đó là việc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều. Từ bỏ CNML là việc có thể làm được nhanh nhưng đòi hỏi phải có sự thông minh và dũng cảm ( Liên xô và các nước Đông Âu chỉ tiến hành trong hòa bình, khoảng 1 năm là xong mọi việc, có nước như Rumani và thống nhất nước Đức chỉ diễn ra trong vài tuần). Sẽ là rất tốt khi tự trong các cán bộ cấp cao của ĐCSVN có được một số người giác ngộ quyền lợi dân tộc, thấy  được tác hại của CNML, dũng cảm vận động từ bỏ nó kết hợp đổi tên đảng (vì tên ĐCS phải gắn chặt với CNML ). Làm được như vậy sẽ bảo vệ được tổ chức đảng và cứu được dân tộc khỏi rơi vào cảnh tụt hậu triền miên. Đối với đại đa số nhân dân, chính quyền  nên để cho các tổ chức dân sự hoặc cùng các tố chức đó dàn dựng các buổi thảo luận, tranh luận về CNML, về cái được cái mất của CM  và chuyên chính vô sản. Làm được như thế sẽ góp phần nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, xây dựng nền văn hóa  theo tinh thần Nghị quyết 9 của ĐCSVN về xây dựng và phát triển văn hóa con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

N.Đ.C.

Nguồn: Tác giả gửi BVN

BBC. Ba lần Giáo sư Châu lên tiếng

Nguồn BBC

Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
  • 27 tháng 12 2014
Chia sẻ
Giáo sư Ngô Bảo Châu ở Đại học Bách khoa Hà Nội hồi tháng 3/2013Nhiều lần lên tiếng của Giáo sư Châu liên quan tới tự do ngôn luận

Hồi năm 2006 tôi trở lại Việt Nam nhân 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khi đó tôi gặp một trí thức Việt kiều có tiếng đang có công việc kinh doanh ở Việt Nam.

Ông nói với tôi đại ý chúng ta nên nhìn Việt Nam như một cuốn phim chứ đừng nhìn như những bức ảnh.

Mỗi bức ảnh sẽ đều có thể có những vấn đề trong đó nhưng nhìn theo chiều dài thì sẽ thấy những thay đổi mà theo ý ông là sự tiến bộ.

Từ đó tới nay cuốn phim đã dài thêm tám năm và tôi muốn nhìn lại một nửa chặng đường này trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt qua những phát biểu của một người có tiếng và có nhiều lúc lên tiếng công khai khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được giải Fields, vốn được coi là Nobel toán học hồi năm 2010.

'Việc của con cừu'

Trong blog viết sau khi được giải Fields cách đây hơn bốn năm và nay không còn truy cập được, ông Châu viết:

''Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.''

Giáo sư Châu nói 'bám theo lề là việc của con cừu'

Sau đó ông bình về chuyện người được bàn tán nhiều về lề trái, lề phải lúc bấy giờ:

"Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.

''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''

Năm đó báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nói Việt Nam bắt ít nhất 25 người bất đồng chính kiến và kết án 14 người bị bắt trong các năm trước đó.

'Đối mặt số phận'

Nửa năm sau khi bày tỏ quan điểm về sự khác biệt giữa cừu và con người tự do, Giáo sư Châu lại có blog 'Về sự sợ hãi' viết về bản án bảy năm tù dành cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vì tội tuyên truyền chống nhà nước.

Ông Châu viết: "...[V]ới những gì xảy ra gần đây, ông [Cù Huy Hà Vũ] thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Blog về phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ sau đã khiến Giáo sư Châu khóa bog của chính ông

"Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.

"Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này."

Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, khi đó viết tiếp:

"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

"Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.

"Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này."

Những rùm beng sau đó về blog này đã khiến vị giáo sư quyết định chuyển blog sang chế độ riêng tư và người ta đã không còn đọc được những gì ông viết.

Báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói trong năm 2011, Việt Nam bắt giữ 27 nhà hoạt động nhân quyền trong khi truy tố 33 người khác với mức án gộp lên tới 185 năm tù.

'Hình ảnh xấu về Việt Nam'

Trong hai năm sau đó, người ta không thấy Giáo sư Châu lên tiếng công khai về những vụ bắt bớ hay xét xử liên quan tới những tội danh mà một số chính phủ và tổ chức chỉ trích là được dùng để bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.Trích từ thư ngỏ

Tới cuối năm 2014, ông Châu tham gia thư ngỏ đòi cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, người bị bắt hồi đầu tháng 12, được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Thư ngỏ có đoạn: "Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.

"Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.

"Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế."

Thay đổi tư tưởng

Sau thư ngỏ đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại, Giám đốc Á châu của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói ông Lập chỉ là một trong số 29 người bày tỏ quan điểm ôn hòa bị bắt trong năm 2014, năm cũng chứng kiến hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải được trả tự do và sang Hoa Kỳ.

Công an gác bên ngoài nơi diễn ra Đại hội XI hồi năm 2011Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng XII để quyết định hướng đi sắp tới vào năm 2016

Mặc dù số người bị bắt trong những năm Giáo sư Châu lên tiếng chưa hẳn là bắt người hàng loạt nhưng con số cũng không hề giảm.

Theo Human Rights Watch, điều đáng lo ngại là xu hướng công khai dùng bạo lực để trấn áp những người dám lên tiếng hay dám bảo vệ những người dám lên tiếng đòi quyền của họ.

Điều trớ trêu là chính sự thay đổi về tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế đã mang lại sự giàu có tương đối cho một bộ phận đáng kể người Việt và cũng chỉ có sự thay đổi về tư tưởng trong các lĩnh vực khác mới giữ được sự giàu có tương đối đó trong tương lai.

Chỉ còn khoảng hơn một năm nữa Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội XII vào năm 2016, 30 năm sau chính sách Đổi Mới.

Về mặt kinh tế, Việt Nam đã đi một chặng đường dài và có những lúc được coi là tấm gương.

Nhưng về mặt quyền con người dường như Hà Nội chưa bao giờ có thành tích tương tự.

Lý do phần nào có lẽ vì những người "xé rào" về kinh tế đã được chính quyền và công chúng tán thưởng nhưng những ai "xé rào" về tư tưởng lại gặp nhiều trở ngại.

Điều trớ trêu là chính sự thay đổi về tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế đã mang lại sự giàu có tương đối cho một bộ phận đáng kể người Việt và cũng chỉ có sự thay đổi về tư tưởng trong các lĩnh vực khác mới giữ được sự giàu có tương đối đó trong tương lai.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

BBC. Bà Bùi Hằng 'tuyệt thực suốt hai tuần'

Nguồn BBC

Phiên tòa bà Bùi HằngBà Bùi Hằng (đầu tiên, phải sang) đã tuyệt thực để phản đối việc bị y án sơ thẩm 3 năm tù, theo gia đình.

Bà Bùi Hằng, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, đang tiếp tục tuyệt thực suốt hai tuần ở trong tù để phản đối 'bản án phúc thẩm bất công', theo gia đình của bà.

Trao đổi với BBC trong dịp Giáng sinh, 25/12/2014, con gái nhà hoạt động mới bị Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, y án sơ thẩm 3 năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 12/12 vì tội 'gây rối trật tự công cộng', nói:

"Sau phiên tòa ngày 12/12 vừa rồi, tôi có được gặp mẹ sau đấy mấy ngày, sau khoảng 4-5 ngày, tôi có được gặp mẹ thêm một lần nữa, bà có thông báo với tôi là bà đã tuyệt thực kể từ hôm diễn ra phiên tòa phúc thẩm, tức là từ hôm 12/12 vừa rồi," Quỳnh Anh, con đầu lòng của bà Bùi Hằng nói.

"Như trước đấy bà vẫn nói là nếu như phiên tòa phúc thẩm không trả lại tự do cho bà và hai người bạn, thì bà sẽ dùng tính mạng của mình, tức là bà sẽ tuyệt thực đến chết ở trong tù để chứng minh cho sự trong sạch của bà và những người bạn của bà.

"Sau phiên tòa khoảng 5 ngày, tôi có được gặp bà, thì bà đã bắt đầu tuyệt thực, nhưng trong lúc này, theo nội quy thăm nuôi, một tháng tôi chỉ được gặp bà một lần, mỗi lần tôi bay từ Hà Nội xuống Đồng Tháp để thăm bà, thì lần thăm gặp gần nhất tôi được gặp bà sẽ là ngày 6/1 tới, thì đến lúc đấy tôi mới có tình hình chính xác sau hơn nửa tháng tuyệt thực của bà."

Bà cũng đã tuyệt thực rất nhiều, mỗi lần tuyệt thực như thế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể, từ gan, thận, tụy. Cho tới thời điểm này, vừa rồi khi đầu năm bị bắt, thì mẹ tôi có bốn đợt tuyệt thực tổng cộngCon gái bà Bùi Hằng

Tuy nhiên theo con gái nhà hoạt động, sức khỏe của bà đã 'yếu' đi.

Cô Quỳnh Anh nói: "Sức khỏe thì có lẽ bọn tôi chưa nắm được cho đến thời điểm này, bởi vì thực ra có lẽ giờ này mẹ tôi cũng yếu rồi, sau một thời gian đầu tiên bị bắt từ tháng 2/2014 vừa rồi, bà có tuyệt thực một thời gian rất là dài.

"Và vừa rồi bên phía Trại giam họ có thông báo với tôi về tình trạng là mẹ tôi suy nhược sức khỏe khá nhiều, nên có yêu cầu tôi mang thêm thuốc bổ thời gian trước, thế nhưng mà cho đến thời điểm này khi bà tuyên bố tuyệt thực thì bọn tôi rất lo lắng bởi vì sức khỏe của bà không còn được tốt như hồi trước nữa."

'Bốn lần tuyệt thực'

Con gái nhà hoạt động cho hay đây ít nhất là lần thứ tư trong năm 2014 mà bà Bùi Hằng tuyệt thực ở trong trại giam, kể từ khi bà bị bắt ở Đồng Tháp với lý do 'gây rối trật tự công cộng', điều mà bà luôn bác bỏ và coi đó là cớ của nhà cầm quyền để 'ngăn chặn' bà.

Con gái bà Hằng nói thêm:

"Mẹ tôi cũng đã lớn tuổi, năm nay đã trên 50, và cái thứ hai nữa, năm 2011, như mọi người đã biết, bà có bị bắt giữ 6 tháng trái phép ở Trại Thanh Hà, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Vụ án bà Bùi Hằng Bà Bùi Hằng bị y án 3 năm tù giam vì 'tội gây rối trật tự công cộng', điều mà bà đã phản đối.

"Trong thời gian ấy, bà cũng đã tuyệt thực rất nhiều, mỗi lần tuyệt thực như thế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể, từ gan, thận, tụy.

"Cho tới thời điểm này, vừa rồi khi đầu năm bị bắt, thì mẹ tôi có bốn đợt tuyệt thực tổng cộng, nhưng lần dài nhất là lần đầu tiên để phản đối sự bắt giữ trái phép của công an Đồng Tháp, thì mẹ tôi có tuyệt thực một lần dài nhất là 53 ngày."

Con gái bà Bùi Hằng cho hay gia đình bà đang tiến hành các thủ tục đề nghị giám đốc thẩm cho bà Hằng sau khi bà bị y án tại phiên tòa phúc thẩm hôm 12/12.

Cô Quỳnh Anh nói:

"Hiện giờ gia đình cũng đang chuẩn bị các đơn để yêu cầu giám đốc thẩm, điều tra lại vụ án của mẹ tôi, về mặt pháp luật là như thế."

'Rắn vào phòng giam'

Hôm thứ Năm, luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho bà Bùi Hằng và một nữ bị cáo cùng vụ án, bà Thúy Quỳnh, nói với BBC:

"Trước phiên phúc thẩm diễn ra, tôi cũng biết ý định của bà Bùi Hằng là sẽ dùng cái chết để phản kháng bản án.

Tôi cũng đã có động viên và đề nghị là bà không nên tuyệt thực và không nên phản kháng bằng cách dùng cái chết của mình. Nhưng tôi thấy bà Hằng cũng rất cương quyết và bà khẳng định là bà sẽ chọn cách đấu tranh đòi công lý của bà ấyLuật sư Hà Huy Sơn

"Tôi cũng đã có động viên và đề nghị là bà không nên tuyệt thực và không nên phản kháng bằng cách dùng cái chết của mình.

"Nhưng tôi thấy bà Hằng cũng rất cương quyết và bà khẳng định là bà sẽ chọn cách đấu tranh đòi công lý của bà ấy."

Luật sư Sơn nói là sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình bà Hằng tiến hành thủ tục làm đơn gửi lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để kháng nghị bàn án phúc thẩm.

Ông Sơn cũng nói là bên cạnh bà Hằng, bà Thúy Quỳnh, một nhà hoạt động dân chủ khác mà luật sư này sẵn sàng hỗ trợ thêm về pháp lý, cũng đang 'tuyệt thực'.

Hôm thứ Năm, con gái bà Bùi Hằng cho hay hai nữ tù nhân hiện bị giam tách biệt với nhau với bà Hằng được giam chung với khoảng ba, bốn nữ tù nhân thường phạm.

Cô Quỳnh Anh cũng xác nhận với BBC việc tại phòng giam của hai nữ tù nhân này thường xuyên xuất hiện 'rắn' với nhiều 'kiến lửa'.