Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Tuyết Mai: Tóm tắt lịch sử giết người của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: http://trithucvn.net/trung-quoc/tom-tat-lich-su-giet-nguoi-cua-dang-cong-san-trung-quoc.html

 -- via my feedly newsfeed

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình giết và giết của ĐCSTQ…

Năm 1953, tại Phụ Khang – Tân Cương, quân sĩ của ĐCSTQ hành quyết "địa chủ" và "phần tử phản cách mạng" (National Archives).

Thảm sát Đoàn AB

Đoàn AB là một tổ chức thuộc Quốc dân đảng được thành lập tại Giang Tây vào tháng 12/1926, mục đích nhằm chống lại ĐCSTQ đã chiếm quyền lực của Quốc dân đảng tại Giang Tây. Tháng 4/1927 Đoàn AB tan vỡ. Nửa sau năm 1930, ĐCSTQ phát động phong trào chống Đoàn AB và đã giết hại vô số người từng làm việc cho tổ chức này.

Tháng 12/1930, Quân đoàn 20 Hồng quân Công nông Trung Quốc phát động binh biến tại Phú Điền – Giang Tây, chiếm thị trấn Phú Điền và thả tất cả người bị bắt, bắt nhân viên chính phủ bản địa của ĐCSTQ. Ngày 28/3, lãnh đạo tối cao ĐCSTQ Vương Minh (Wang Ming) cử Bật Nhậm Thời phụ trách khu Xô-Viết trung ương, tuyên bố biến cố Phú Điền là "bạo động chống cách mạng". Ngày 18/4, lãnh đạo binh biến của Quân đoàn 20 bị bắt trong lúc đi tham gia đàm phán, sau đó bị hành quyết. Tháng Bảy cùng năm, Quân đoàn 20 bị điều đến trại Bình Đầu Giang Tây và bị quân của Bành Đức Hoài cùng Lâm Bưu bao vây tước vũ khí, hơn 700 quân bị đưa đi hành quyết.

Sau biến cố Phú Điền, phong trào tấn công Đoàn AB nổi lên cao trào mới, mức tàn khốc khác thường, "trói tay treo người lên tra tấn, kẻ nào ngoan cố còn bị dùng dầu lửa thiêu thân, thậm chí dùng đinh đóng tay vào bàn gỗ và dùng nạt tre đâm vào trong móng tay". Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người tại khu Xô-Viết Giang Tây đều sống trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, trong nhiều cơ quan của ĐCSTQ tại khu vực có đến 80 – 90% người trở thành "phần tử AB", tổng cộng hơn 70.000 người đã bị giết.

Ông Mao Trạch Đông là người trực tiếp phụ trách trấn áp. Sau này ĐCSTQ thừa nhận, đa số những người hành quyết đều là người vô tội.

Chỉnh đốn Diên An

Từ đầu năm 1942 đến tháng 4/1945 nổ ra phong trào chỉnh đốn tại Diên An, đây cũng là phong trào quy mô lớn đầu tiên do đích thân ông Mao Trạch Đông lãnh đạo, phong trào khủng bố đẫm máu này đã đưa Mao lên địa vị quyền lực tột đỉnh trong Đảng.

Nhà văn Vương Thực Vị (Wang Shiwei) là phần tử trí thức đầu tiên bị giết hại trong chỉnh đốn Diên An.

Trong phong trào chỉnh đốn Diên An đã giết hại hơn 1.000 người. Người bị hại nổi tiếng nhất là trí thức Vương Thực Vị. Ông Vương Thực Vị đến Diên An vào tháng 10/1937, làm việc tại phòng biên dịch học viện Marx, đã dịch tổng cộng hơn hai triệu chữ trong bộ tác phẩm kinh điển của Marx. Từ tháng 2/1942, học giả Vương Thực Vị đã viết bài cho các tạp chí Cốc VũNhật báo Giải phóng, và tạp chí của Viện Nghiên cứu Trung ương, tố cáo khoảng tối trong "cuộc sống mới" tại Diên An, đặt vấn đề chế độ đẳng cấp và xu thế quan liêu hóa của ĐCSTQ. Những bài viết đã khiêu chiến với quan điểm của Mao, và bị liệt vào phần tử chống cách mạng, đặc vụ ngầm của Quốc dân đảng.

Ngày 1/4/1943, Khang Sinh ra lệnh bắt Vương Thực Vị. Tháng 6/1947, máy bay của quân Quốc dân đảng đã phá hủy trại giam Vương Thực Vị. Bộ trưởng Công an ĐCSTQ Khang Sinh và Thứ trưởng Lý Khắc Nông chỉ đạo cho hành quyết bí mật Vương Thực Vị. Ngày 1/7/1947 tại huyện Hưng – Sơn Tây, học giả Vương Thực Vị bị đưa đi chém tại một khu hẻo lánh ven sông Hoàng Hà, thi thể bị quăng xuống sông.

Hiện nay chưa từng có công bố số liệu phong trào chỉnh đốn Diên An giết chết bao nhiêu người.

Vây khốn thành Trường Xuân

Ngày 13/3/1948, liên quân dân chủ Đông Bắc chiếm Tứ Bình, và Trường Xuân trở thành một ốc đảo bị quân của ĐCSTQ bao vây. Ngày 7/6/1948, ông Mao Trạch Đông chính thức cho phép dùng phương án bao vây cắt đường lương thực tại Trường Xuân. Khẩu hiệu được đề ra: "Không cho kẻ thù tiếp viện lương thực, cho quân tướng Trường Xuân bị chết đói trong thành".

Ban đầu Quốc dân đảng không cho phép người dân rời khỏi thành Trường Xuân, nhưng vì số lương thực trong thành chỉ còn dùng đủ đến cuối tháng Bảy, vì thế sau đó ông Tưởng Giới Thạch chấp nhận yêu cầu từ ngày 1/8 cho sơ tán dân chúng. Nhưng ĐCSTQ thực hiện biện pháp "giới nghiêm không cho dân chúng ra khỏi thành". Sau ba tháng bao vây, ngày 9/9 Lâm Bưu cùng La Vinh Hoàn, Lưu Á Lâu, Đàm Chính cùng nhau báo cáo với Mao: "Bao vây đã thu được thành quả, trong thành đang thiếu lương thực nghiêm trọng… nhiều người dân phải ăn lá cây, cỏ xanh lót dạ, nhiều người chết đói".

Học giả Homare Endo lúc 5 tuổi, bà may mắn sống sót trong đợt vây khốn Trường Xuân, năm 1953 bà theo người thân trở về Nhật Bản, hiện là Giáo sư danh dự Đại học Tsukuba. Cả đời bà chưa thoát khỏi ám ảnh kiếp sống đói khát trong thời gian bị vây khốn tại Trường Xuân.

Ông Đoàn Khắc Văn (Duan Kewen), cựu lãnh đạo tỉnh Cát Lâm từng viết trong hồi ký tả cảnh một người lính của ĐCSTQ trông thấy nạn dân tiến lại gần đã quát: "Đồng hương, không được tiến lên, các người còn tiến lên chúng tôi sẽ nổ súng". Nạn dân khẩn cầu: "Chúng tôi toàn người dân lương thiện, sao có thể nhẫn tâm ép chúng tôi chết đói tại đây?" Người lính kia đáp: "Đây là lệnh của Mao Chủ tịch, chúng tôi không dám chống lệnh". Một người liều mạng lao về trước, một tiếng súng "bằng" vang lên…

Ngày 24/10/1948, Nhật báo Trung ương Nam Kinh viết trong bài «Quá trình phòng thủ Trường Xuân» : "Theo tính toán thấp nhất, từ cuối tháng 6 – đầu tháng 10, tổng số hài cốt không dưới 150.000". Con số người chết đói do phía chính quyền ĐCSTQ thừa nhận là 120.000 người, trong cuốn hồi ký của Thị trưởng kiêm Giám đốc sở Dân chính Thượng Truyền Đạo (Shang Chuandao) cũng nhắc đến số liệu này.

Chính phủ Quốc dân đảng từng nhận định hành động bao vây Trường Xuân của ĐCSTQ đủ cấu thành tội ác chiến tranh.

Cải cách ruộng đất và đàn áp "phản cách mạng"

Tháng 3/1950, ĐCSTQ phát động «Chỉ thị trấn áp phần tử phản cách mạng», Mao Trạch Đông tuyên bố trong một văn bản "nhiều nơi sợ sệt không dám giương ngọn cờ giết bọn phản cách mạng". Mao chỉ thị "giết phần tử phản cách mạng, ở nông thôn cần vượt qua tỉ lệ một phần ngàn dân số… ở thành thị nên ít hơn một phần ngàn".

Một phần ngàn ở đây chính là chỉ tiêu giết người, nhưng trên thực tế số người bị giết hại cao hơn nhiều. Theo thống kê của ĐCSTQ, số phần tử "phản cách mạng" bị giết, cải tạo lao động hoặc quản chế vào khoảng 30 triệu người.

Theo tài liệu «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ sau khi kiến quốc» do Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương Trung Quốc biên soạn, trong kế hoạch đàn áp "phản cách mạng" từ đầu năm 1949 đến tháng 2/1952, số người bị đàn áp khoảng 15,8 triệu người, trong đó có khoảng 873.600 người bị tử hình.

Cùng với phong trào trấn áp "phản cách mạng" sôi sục là phong trào "cải cách ruộng đất". Thực tế phong trào này tương tự như lý tưởng "có ruộng cùng cày" thời Thái Bình Thiên Quốc. Mục đích thực tế là mượn cớ giết người.

Thời cải cách ruộng đất thường tổ chức hội đấu tranh, lôi địa chủ và phú nông ra luận tội. Những kẻ luận tội là Đảng viên ĐCSTQ hoặc phần tử tích cực với Đảng, việc hành quyết thực thi khi kẻ đứng đầu hô to "nên giết!"

Mục đích của phong trào trấn áp phần tử "phản cách mạng" để củng cố chính quyền mới. Trong hình là các "địa chủ" bị thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).

Quân lính ĐCSTQ hành quyết "địa chủ" và "phần tử phản cách mạng" tại Phụ Khang – Tân Cương năm 1953 (National Archives)

Theo công bố của ĐCSTQ, đến cuối năm 1952, số "phần tử phản cách mạng" bị tiêu diệt là hơn 2,4 triệu người, thực tế tổng số quan chức Quốc dân đảng, nhà giáo và địa chủ bị bức hại lên đến hơn 5 triệu người.

"Tam phản" và "ngũ phản"

Từ năm 1951 – 10/1952, ĐCSTQ triển khai phong trào "Tam phản" và "Ngũ phản". "Tam phản" là phong trào "chống tham ô lãng phí" trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, "chống chủ nghĩa quan liêu"; "Ngũ phản" là phong trào "chống hối lộ, trốn thuế" đối với giới doanh nghiệp tư nhân, "chống ăn cắp tài sản quốc gia""chống đánh cắp thông tin tình báo kinh tế quốc gia".

Phong trào "Tam phản" để xử lý cán bộ ĐCSTQ hủ bại, nhưng rồi ĐCSTQ cho rằng cán bộ biến chất là do bị nhà tư bản dụ dỗ, hệ quả là sau đó đã thực hiện "Ngũ phản". Thực tế "Ngũ phản" chính là cướp tiền của nhà tư bản, là giết người cướp của. Trong mục «Lịch sử giết người của ĐCSTQ» trong «Cửu bình» có ghi: "Buổi tối mỗi ngày Thị trưởng thành phố Thượng Hải ngồi trên ghế xô-pha bưng ly trà nghe báo cáo, hỏi câu hờ hững: Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?" Thực tế ý câu này là hỏi có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.

Theo số liệu trong «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ khi kiến quốc» xuất bản năm 1966, có hơn 323.000 người bị bắt trong phong trào "Tam phản Ngũ phản", hơn 280 người tự sát hoặc mất tích; có hơn 5.000 người bị liên lụy và hơn 500 người bị bắt trong "phong trào chống Hồ Phong", hơn 60 người tự sát, 12 người chết bất thường; sau đó trong phong trào "dẹp phản động" có khoảng 21.300 người bị phán tội tử hình, hơn 4.300 người tự sát và mất tích.

Phóng viên Nicholas Kristof của New York Times trú tại Bắc Kinh viết trong «Trung Quốc thức tỉnh» (China Wakes): "Theo báo cáo của cựu Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh, từ 1948 – 1955 có bốn triệu người bị hành quyết".

Thảm họa "Đại nhảy vọt"

Nhiều triệu người Trung Quốc đã chết bất thường trong thảm họa mất mùa vào cuối thập niên 50 – đầu 60 thế kỷ 20. Trong hình là cảnh người cha chôn người con bị chết đói.

Từ 1958 – 1962, Mao Trạch Đông thực hiện kế hoạch "Đại nhảy vọt", cưỡng chế tập thể hóa nông nghiệp và chế độ nhà ăn tập thể đã làm số người chết đói la liệt khắp nơi. Theo con số do Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Tiết Mộ Kiều (Xue Muqiao) đưa ra, số lương thực bị hao hụt do những nhà ăn tập thể khổng lồ này gây ra năm 1958 là 17,5 triệu tấn. Thực tế vụ mùa năm đó không phải quá tệ, nhưng chỉ sau nửa năm đã xảy ra nạn đói.

Hồ sơ giải mật của ĐCSTQ trong vài năm gần đây đã chính thức thừa nhận có 37,56 triệu người chết đói trong "Đại nhảy vọt". Số liệu được giới học thuật trong và ngoài Trung Quốc thừa nhận là vào khoảng 37 – 43 triệu người chết đói. Chỉ riêng vùng Tín Dương tỉnh Hà Nam đã chết một triệu người, xảy ra hiện tượng người ăn thịt người, lịch sử gọi là "sự kiện Tín Dương".

Mùa đông năm 1959 – mùa xuân 1960 là thời đỉnh cao của nạn người chết đói, nhưng năm 1959, ĐCSTQ lại xuất khẩu 4,15 triệu tấn lương thực. Số lương thực này nếu chia cho 30 triệu người thì mỗi được có được 138,6 cân, sẽ không ai bị chết đói. Năm 1960, ĐCSTQ còn xuất khẩu 2,7 triệu tấn lương thực.

Giết người điên cuồng trong  "Cách mạng Văn hóa"

Sau "Cách mạng Văn hóa", tướng Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) từng nói: "Cách mạng Văn hóa" đã chỉnh đốn 100 triệu người, giết chết 20 triệu người. Theo tính toán của giáo sư R.J. Rummel thuộc Đại học Hawaii (Mỹ) trong tác phẩm «Thế kỷ sắt máu Trung Quốc» (China's Bloody Century) xuất bản năm 1991, có khoảng 7,73 triệu người chết trong "Cách mạng Văn hóa".

Trong sách «Phong trào chính trị của ĐCSTQ từ khi xây dựng chính quyền» viết: Tháng 5/1984 ĐCSTQ thực hiện cuộc điều tra toàn diện kéo dài 2 năm 7 tháng và đưa ra con số thống kê mới về "Cách mạng Văn hóa": 17,28 triệu người chết bất thường; 135.000 người bị hành quyết vì tội chống cách mạng; trong "Võ đấu" (1966 – 1969) giết chết 237.000 người, 70.300 người bị thương tật.

Làn sóng giết người đầu tiên vào năm 1966. Tháng Sáu năm đó, dưới chỉ thị "Quét sạch quỷ trâu thần rắn", làn sóng càn quét của Hồng vệ binh từ Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng trên toàn quốc nhằm tra khảo và giết "quỷ trâu thần rắn".

Tháng 8/1966, Hồng vệ binh Bắc Kinh đã giết chết 1.772 người. Học giả Đinh Trữ (Ding Shu) bình luận: "Tại Trung Quốc đại lục chưa bao giờ có số người chết nhiều trong một thời gian ngắn như thế, chết vì những dụng cụ tra tấn kiểu cổ đại như côn và dây da. Những người bị giết bởi những kẻ mà họ không có thù oán gì, học sinh trung học mười mấy tuổi mang thầy hiệu trưởng, người hàng xóm ra tra tấn đến chết…".

Trong sách «Tháng Tám khủng bố đỏ», học giả Vương Hữu Cầm (Wang Youqin) viết: "Nửa sau tháng 8/1966, hàng loạt người bị tra tấn chết không rõ danh tính cùng bị chất thành đống tiêu hủy. Hiệu trưởng Cao Vân (Gao Yun) và Bí thư Đỗ Quang (Du Guang) thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh đều cùng bị đánh bất tỉnh và mang đi hỏa thiêu. Người làm việc tại nơi hỏa thiêu phát hiện họ chưa chết nên không thiêu. Họ lại trở về nhà. Vô số thi thể chất thành đống không thiêu kịp phải ướp băng, máu và nước trộn lẫn vào nhau".

Ngày 26/1/1967 xảy ra sự kiện Thạch Hà Tử tại Tân Cương gióng phát súng đầu tiên trong đợt võ đấu trên toàn quốc mở ra làn sóng giết người thứ hai. Từ tháng 8/1967, đã nổ ra màn võ đấu quy mô lớn tại các địa bàn Thượng Hải, Nam Kinh, Trịnh Châu, Trường Xuân, Thẩm Dương, Trùng Khánh và Trường Sa, đến cuối năm 1968 mới tạm lắng xuống. Quân đội Vân Nam bao vây một tổ chức quần chúng có tên "đội Điền Tây" và dùng súng máy quét, sau 20 phút hàng ngàn người của tổ chức này thiệt mạng. Dự tính số người chết trong "võ đấu" khoảng 300.000 – 500.000 người.

«Phong trào chính trị của ĐCSTQ từ khi kiến quốc» ghi lại có khoảng 237.000 người chết trong đợt võ đấu. Thực tế dự tính số người chết trong võ đấu khoảng 300.000 – 500.000 người.

Đợt "thanh trừng giai cấp" 1968 – 1969 là cao trào càn quét "quỷ trâu thần rắn" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, cũng là thời kỳ có số người chết nhiều nhất trong "Cách mạng Văn hóa". Theo tư liệu, trong hơn 2.000 huyện trên toàn quốc, bình quân mỗi huyện khoảng 100 người bị hành quyết.

Ngoài những người bị giết hại tàn nhẫn, thời đầu "Cách mạng Văn hóa" có khoảng 100.000 – 200.000 người vì không cam chịu bị làm nhục nên tự sát, con số người tự sát này hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Nhà văn Ba Kim nhớ lại:

Mi ngườđu sng như người điên, trông thy mt người nhy t trên lu xung cũng không chút cm xúc mà trái li còn phê bình, dùng nhng li l đđa chi người t sát. Mao Trch Đông tng nói vi bác sĩ Lý Chí Tuy: "Tôi vui vì thy thiên h đi lon".

Ngoài ra còn vô số người dũng cảm lên tiếng phê phán mà bị hại thân, bị bắn chết hoặc chết oan trong tù. Ông Thái Thiết Căn, Trưởng ban huấn luyện Học viện Quân sự cao cấp Nam Kinh bị phát hiện có ghi trong nhật ký những lời bất bình đối với tướng Bành Đức Hoài, thế là lập tức bị bắt. Ngày 11/3/1970, quân lính nhà tù đến mang ông trói lại rồi đọc lệnh bắt, sau đó đọc luôn lệnh hành hình mà không cho khiếu kiện. Giáo sư Hồng Ân (Hong En), chỉ huy đoàn nhạc giao hưởng Thượng Hải vì viết xấu về ông Mao Trạch Đông trong «Mao chủ tịch ngữ lục» cũng bị xử tử hình, trước khi đưa ra pháp trường cổ họng còn bị cắt đứt.

Thảm sát Thiên An Môn

Ngày 4/6/1989, ĐCSTQ đã đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ kéo dài hơn 50 ngày gây chấn động thế giới. Đến nay, phong trào Thiên An Môn vẫn là một đề tài cấm kỵ của ĐCSTQ. Con số người thiệt mạng trong sự kiện này không được chính quyền Trung Quốc công bố, con số dự tính của các giới đưa ra không thống nhất.

Chiều ngày 3/6/1989, ĐCSTQ quyết định trấn áp, tuyên bố "bộ đội giới nghiêm có quyền dùng các biện pháp tự vệ". Tối hôm đó, Giải phóng quân từ vùng ngoại thành tiến vào Bắc Kinh.

Sinh viên đưa bạn đi cấp cứu vì bị bộ đội bắn giết vào sáng ngày 4/6/1989.

Sau 10 giờ tối khi quân đội đột nhập vào Bắc Kinh đã bắt đầu bắn giết dân chúng, ban đầu các sinh viên tưởng quân đội chỉ dùng súng bắn đạn cao su và hơi cay, không ngờ quân đội lại dùng đạn thật.

Vương Quân Đào (Wang Juntao), người tổ chức phong trào sinh viên nói: "Tối ngày 3/6 tôi phát hiện có người dùng bạo lực đối với người dân rồi bỏ chạy, khi đến hiện trường tôi cảm giác có âm mưu gì đó, muốn điều tra, nhưng thấy mọi người dân bắt đầu nổi giận và dùng gạch đá ném vào quân lính, thế là quân lính bắt đầu nổ súng từ đường ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Họ đi đến đâu thì bắn đến đó, vô số người trúng đạn thiệt mạng…"

Vương Hữu Tài (Wang Youcai), một trong những người tổ chức phong trào nói: "Từ quan sát của cá nhân tôi, khi đó có nhóm sinh viên Đại học Bắc Kinh đã đi các bệnh viện điều tra, được biết khoảng hơn hai ngàn người thiệt mạng. Dĩ nhiên tôi không có khả năng chứng minh điều này, vì khi đó tôi đang bị bắt giam".

Nhà văn Tào Trường Thanh (Cao Changqing) viết: "Trong «Trung Quốc thức tỉnh» có đề cập số người chết trong sự kiện đàn áp tại Thiên An Môn do một số Bác sĩ cung cấp thông tin, theo đó số người chết khoảng 400 – 800, hàng ngàn người bị thương. Cho dù chỉ 400 người cũng vượt quá tổng số học sinh sinh viên kháng nghị bị chính quyền Trung Quốc giết chết trong cả thế kỷ 19. Sách cũng dẫn số liệu của Chính phủ Mỹ với khoảng 3.000 người bị thiệt mạng trong sự kiện này".

Bức hại Pháp Luân Công

Tháng 7/1999, ĐCSTQ phát động đàn áp những người tập Pháp Luân Công, khởi đầu giai đoạn bức hại nhân quyền kéo dài gần 18 năm. Ông Giang Trạch Dân lợi dụng cỗ máy quyền lực nhà nước thực hiện chính sách tận diệt những người theo Pháp Luân Công.

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của trang mạng Minh Huệ của Pháp Luân Công cho đến ngày 17/2/2017, khoảng 4.075 người tập Pháp Luân Công bị hại chết, còn số người bị mổ cướp nội tạng còn ghê rợn hơn. Ngoài ra, còn có hàng triệu người bị bắt bớ, bị cưỡng bức lao động phi pháp. Trang Minh Huệ cũng nhận định, vì tình hình bức hại bị che giấu nên con số người bị hại thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều.

Những người theo tập Pháp Luân Công bị hành hạ đến chết trong các trại giam, trại cưỡng bức lao động, nhà tù, các trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần. Họ bị đủ hình thức tra tấn như bị đánh, điện giật, tiêm thuốc độc, cố định ghế hổ, hãm hiếp… khiến vô số người bị thương tật. Rất nhiều vụ thảm án đã lan truyền ra nước ngoài phơi bày tội ác của ĐCSTQ.

Ngày 23/6/2000, Washington Post đưa tin vụ thảm án của Kỹ sư máy tính Trung Quốc đại lục Tô Cương (Su Gang, 32 tuổi) vì theo tập Pháp Luân Công. Ngày 25/4/2000, Tô Cương bị bắt vì đi Bắc Kinh khiếu kiện; ngày 23/5 Tô Cương bị ép vào bệnh viện tâm thần. Ông Tô Đức An, cha của Tô Cương nói, mỗi ngày hai lần họ tiêm cho Tô Cương thứ thuốc gì đó không rõ, sau một tuần thì Tô Cương không thể ăn uống và đi lại bình thường. Ngày 10/6, Tô Cương chết vì suy tim.

Anh Trần Tương Duệ tại tỉnh Hồ Nam bị đánh chết vì theo Pháp Luân Công (Ảnh: mạng Minh Huệ)

Anh Trần Tương Duệ (Chen Xiangrui, 29 tuổi) người tỉnh Hồ Nam bị đánh chết vì theo Pháp Luân Công. Ngày 11/3/2003, công an thành phố Hành Dương đã bắt anh Trần Tương Duệ về đồn và tra tấn điện, dùi cui sắt, gậy cao su, trong tình trạng lục phủ ngũ tạng thương tổn nghiêm trọng, Trần Tương Duệ qua đời vào sáng hôm sau.

Tháng 3/2006, nhân chứng Anne đã tiết lộ câu chuyện về tội ác mổ cướp nội tạng những người theo Pháp Luân Công trước giới truyền thông nước ngoài.  Sau đó, Luật sư nhân quyền David Matas nổi tiếng quốc tế và cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour đã được mời để tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Tháng 7/2006 họ công bố báo cáo điều tra gồm 53 bằng chứng về tội ác mổ cướp nội tạng và khẳng định "đây là tội ác chưa từng có trên hành tinh này".

Tối 30/10/2016, Luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas và cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour đã tổ chức họp báo công bố chứng cứ mới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

"Tổ chức Thế giới Điều tra đàn áp Pháp Luân Công" đã thực hiện điều tra hơn 10 năm và thu được nhiều chứng cứ (tài liệu và ghi âm) chứng minh: Ông Giang Trạch Dân đã dùng toàn bộ cỗ máy nhà nước kết hợp với thế lực xã hội đen tạo thành mạng lưới giết người cướp nội tạng kiếm lợi nhuận rộng khắp. Theo phân tích của tổ chức này, vì nhiều người sau khi bị giết đã bị thiêu hủy thi thể nên rất khó biết chính xác số người bị giết lấy nội tạngmang bán là bao nhiêu.

T.M. (T/H)

Tài liệu tham khảo:

1. «Lịch sử giết người của ĐCSTQ» trong «Chín bình luận về ĐCSTQ», Epochtimes xuất bản tháng 12/2004.

2. «Năm 60 Trung Quốc đẫm máu: Ghi chép về tội ác giết người của ĐCSTQ» Tùng Lãm Trung Quốc (Chinainperspective) xuất bản tháng 9/2009.

3. Lãnh Đào: «Mao Trạch Đông: Lông vũ cuối cùng của 'hệ thống thăng bằng' ĐCSTQ», Đài Phát thanh Quốc tế Hy Vọng ngày 17/1/2017.

4. Đường Ngọc Vi (Tang Qiwei): «Kể bạn nghe về chân tướng sự kiện Thiên An Môn 1989», Đài Á châu Tự do ngày 3/6/2009.

5. Xuyên Nhân (Chuan Ren) «Sự thật lịch sử về cuộc chiến bao vây Trường Xuân», Nhìn Trung Quốc, ngày 1/4/2012.

6. Trương Chính Long (Zhang Zhenglong): «Tuyết trắng máu đỏ», Nhà xuất bản Thiên Địa Đồ Thư (Hồng Kông), năm 2002.

7. Diệp Quan Tinh (Ye Guanqing): «Từ ba năm Đại nhảy vọt nhìn bộ mặt ma quỷ của ĐCSTQ», Epochtimes ngày 11/1/2016.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

RFA. Vì sao họ hát nhạc đấu tranh?

Nguồn : 
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/youth-people-sing-the-songs-of-activist-composers-cl-02242017115213.html

 -- via my feedly newsfeed

Gần đây, đoạn video clip về chàng thanh niên hát trên đường phố ca khúc "Việt Nam tôi đâu" của nhạc sĩ Việt Khang được loan truyền trên mạng xã hội với số người xem ngày càng nhiều.

Cát Linh trò chuyện với chàng thanh niên ấy để tìm hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn hát những nhạc phẩm đấu tranh bị cho là "phản động" mà không lo sợ?

Ý nghĩa

Con phố Trần Quang Diệu, Hà Nội, chiều tối 20 tháng 2 vẫn bình thường như mọi ngày, cho đến khi hai chị em Kim và Hiệp xuất hiện.

Và chỉ trong vài giờ ngắn ngủi sau đó, đoạn video phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook về một thanh niên trẻ, hành nghề bán kẹo, hát rong trên đường phố, đang hát "live" bài hát "Việt Nam tôi đâu" của ca nhạc sĩ Việt Khang đã chiếm hơn 200 ngàn lượt người xem.

Không phải người xem chỉ khen thanh niên ấy có giọng hát hay mà phần nhiều mọi người bày tỏ lòng cảm phục vì anh đã hát một ca khúc bị cho là "phản động" ngay giữa đường phố.

"Bài hát hôm trước em hát ở đường phố thì nó rất ý nghĩa đối với em. Hôm ấy, em đã hát bằng tâm hồn, con tim của em. Em thấy từ ngữ trong bài hát ấy rất ý nghĩa và em rất thích."

Đó là tiếng hát của Hiệp Lê, một thanh niên trẻ, hàng đêm bán kẹo hát rong trên đường phố Hà Nội.

"Em biết bài hát đó cách đây khoảng bốn năm, năm 2013. Cũng đã từng hát nhiều nhưng em không hát ở đường phố. Nghề của em thì bắt buộc em phải hát rất nhiều dòng nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc vàng, bolero…tuỳ vào khác. Nhưng em lại rất thích hát dòng nhạc của anh Việt Khang."

Bốn năm tù là bản án mà nhạc sĩ Việt Khang phải chịu sau khi anh cho ra đời ca khúc "Việt Nam tôi đâu" và "Anh là ai?". Việt Khang từng nói, anh viết hai nhạc phẩm này trong đời điểm tàu Bình Minh 2 và tàu Hải Kiên 2 của Việt Nam đang thăm dò dầu khí mà bị cắt cáp, người dân bị đàn áp khi xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội.

Hai nhạc phẩm này đã làm nức lòng người Việt Nam, trong và ngoài nước. Nhiều năm qua, hai bài hát đã trở thành bài hát đấu tranh của người dân, thay họ nói lên tiếng nói chung của người Việt Nam. Mọi người đã cùng hát vang những lời ca này trong các cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ.

Nghề của em thì bắt buộc em phải hát rất nhiều dòng nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc vàng, bolero…tuỳ vào khác. Nhưng em lại rất thích hát dòng nhạc của anh Việt Khang.
- Hiệp Lê

Trong những người ấy, phần nhiều là các bạn trẻ. Họ hát khi xuống đường biểu tình, khi gặp gỡ nhau để chia sẻ về tình hình diễn biến của đất nước, trao đổi với nhau về con đường dẫn đến dân chủ, nhân quyền.

Cô gái trẻ tên Kim, người đồng hành với chàng thanh niên hát rong trên đường phố cho biết vì sao cô đến với thể loại nhạc này.

"Em nghe cách đây được mấy năm rồi. Em nghe của nhạc sĩ Việt Khang, đợt đấy anh bị bắt. Em nghe và ngẫm nghĩ trong nước này rất là đúng ạ. Kể cả bài Triệu con tim. Em rất thích nghe nhạc của anh Trúc Hồ và ca đoàn Ngàn Khơi."

Triệu con tim là ca khúc của nhạc sĩ Trúc Hồ được người Việt Nam trong và ngoài nước biết đến đại diện của một tiếng nói cho nhân quyền Việt Nam. Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam ngày nay biết đến và thuộc ca khúc này.

Sỹ Bình, cũng là một trong những người ấy. Không những một mà rất nhiều lần, anh đã cùng với bạn bè của mình hát những ca khúc đấu tranh mỗi khi có dịp gặp nhau.

"Vì cảm thấy bài hát đúng với thực trạng và có thể thay được lời muốn nói của nhiều người dân."

Chàng thanh niên hát rong Hiệp Lê và cô gái tên Kim cho biết họ đến với dòng nhạc này vì cảm xúc của lời nhạc là trước tiên:

"Thứ nhất là lời nó hay, ý nghĩa, em thích. Nhiều người ở Việt Nam bị bắt vì không có tự do nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, nói chung là rất nhiều yếu tố."

Không sợ

Hiệp Lê, bán kẹo hát rong trên đường phố Hà Nội bài Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sĩ Việt Khang. Hình fb

Với nội dung truyền tải như thế, các ca khúc đấu tranh không phải dễ dàng đưa đến người nghe ở những chương trình biểu diễn có tổ chức hoặc được hát lên trên đường phố.

Thế nhưng, những người trẻ ấy vẫn hát say sưa như dàn đồng ca đang trình diễn trên sân khấu. Chỉ có khác rằng, sân khấu của họ là những nơi họ tuần hành đòi quyền sống, là thánh đường, là những buổi tiệc chúc phúc cho những đôi tân lang tân nương gặp nhau trong phong trào đấu tranh dân chủ; là đường phố rộng thênh thang không cần đến giá vé cao ngất trời.

Đó là nơi mà những bài tình ca truyền thống phải nhường chỗ cho các nhạc phẩm mưu cầu tự do dân tộc và quyền cho người dân Việt.

Và đó cũng là những nơi mà "sự cố, nguy cơ" bị bắt giam, tù đày sẽ đến với họ bất cứ lúc nào.

Thế nhưng họ không sợ.

"Dạ lúc ấy thì em không sợ. Đến bây giờ thì chưa có khó khăn gì với em."

Sỹ Bình cũng thế. Anh nói "Không bao giờ sợ", luôn cảm thấy "đầy hào khí mỗi khi hát".

Em nghe cách đây được mấy năm rồi. Em nghe của nhạc sĩ Việt Khang, đợt đấy anh bị bắt. Em nghe và ngẫm nghĩ trong nước này rất là đúng ạ. 
- Bạn trẻ Kim

Nếu Lịch sử Việt Nam có những vị anh hùng trẻ tuổi như Trần Quốc Toản, Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm bằng sức khoẻ, mưu lược và lòng yêu nước, thì ngày nay, Việt Nam có những thanh niên bày tỏ sự bất bình trước những bất công của xã hội bằng tiếng hát. Hơn ai hết họ hiểu rõ sự nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nhưng họ vẫn hát, vẫn chọn những ca khúc đấu tranh để nói lên tiếng nói của tuổi trẻ.

Những việc họ làm, những ca khúc họ hát được đón nhận rất nhiều tình yêu thương của người trong xã hội.

"Phải thế chứ, các anh hãy tiếp lửa cho các bạn trẻ thức tỉnh và biết bày tỏ lòng yêu nước mà các bạn trẻ đã ngủ mê rất nhiều năm nay."

"Các em hát hay lắm, tuối trẻ Việt Nam quốc nội."

"Hay, cứ mạnh dạn hát và nói lên sự thật bất công của xã hội"

"Hay lắm bạn à Việt Nam cần những bạn trẻ như bạn cảm ơn bạn."

Mỗi đêm, con phố Tôn Thất Tùng, Trần Quang Diệu lại vang lên ca khúc Việt Nam tôi đâu, Anh là ai? của hai bạn trẻ bán kẹo hát rong trên đường phố.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

FB Mạc Văn Trang: Hãy chấm dứt thông tin cho dân như với kẻ địch! [feedly]

Nguồn: https://www.facebook.com/macvan.trang/posts/725691017599514

 -- via my feedly newsfeed

Ngày xưa có lần mình rất khoái nghe ông Hoàng Tùng Trưởng ban Tuyên huấn TƯ nói về đấu tranh ngoại giao: Trung Quốc phê Liên Xô xét lại, Liên Xô phê TQ giáo điều… ta ở giữa như anh chồng có 2 bà vợ đáo để, ghen tuông, mà ta vẫn giữ được trong ấm, ngoài êm… Hai bên đều phải gắn bó với ta… Rồi ông nói, khi kẻ địch tố cáo ta bất cứ điều gì, chưa biết đúng sai ra sao, cứ phải phản ứng quyết liệt, ngay tức khắc, rằng đó là vu cáo, bịa đặt, mình phải nói mạnh hơn, to hơn nó để thế giới biết… Lúc đó mình mới biết "à đối với địch là phải như thế"!

Nay thấy có một số vụ việc, chính quyền thông tin cho dân cũng theo kiểu như với địch vậy.

Ví dụ 1: "Bộ TN&MT: "Cá chết do thủy triều đỏ, không phải Formosa".

"Bộ TN&MT công bố 2 nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, trong đó có thủy triều đỏ, không liên quan đến Formosa.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo thông báo nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung: Do thủy triều đỏ, không phải Formosa" 27/04/2016 (link).

Ví dụ 2: "Phó Chủ tịch Hà Tĩnh: Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng", 23/04/2016

"Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định: Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng" (link)

Ví dụ 3: "Là người vào sinh ra tử trong cả 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, biết đánh giặc từ năm 8 tuổi và từng điều trị nhiễm chất độc chiến tranh trong vòng 10 năm nhưng Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng phải khen hành động của Bộ trưởng Hà và một số quan chức rất dũng cảm" (!).

Trung tướng Thước nói: "Anh Hà như thế là dũng cảm hơn tôi, nếu là tôi mà làm Bộ trưởng bây giờ tôi cũng không dám xuống biển tắm sau hàng loạt sự cố cá chết do nhiễm độc trong thời gian qua" (link)

Ví dụ 4: Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khoe ảnh 'ăn tôm cá tại Hà Tĩnh'

(VNF) - Người đứng đầu ngành y tế đăng hình "ăn tôm cá tại Hà Tĩnh" giữa lúc cuộc khủng hoảng cá chết chưa có kết luận chính thức.

Tối 3/5, trên tài khoản facebook được cho là của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, xuất hiện một tấm hình Bộ trưởng đang ăn uống cùng một số đồng nghiệp tại Hà Tĩnh với nội dung như sau: "Ăn tối với tôm, cá và hải sản tươi sống vào tối 1/5/2016 tại Hà Tĩnh với Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, Nghệ An, Phó cục trưởng cục ATVSTP, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế... sau cuộc họp về hải sản chết bất thường tại Hà Tĩnh do Thủ tướng chủ trì".

Ví dụ 5: Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần 1 năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.

Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.

Giáo sư TSKH Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do "ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải".

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Giáo sư Bá tin rằng màu đỏ của vệt nước là do oxit sắt 3 và có hai nguyên nhân khả dĩ nhất cho hiện tượng này. Một là bởi "đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ". Hai là "do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp". (Blog RFA - Nguyễn Anh Tuấn - 22-2-2017).

Ví dụ 6: Cứ thấy dân biểu tình là lập tức truyền thông lu loa "Do các thế lực thù địch kích động", "bỏ tiền ra thuê người đi biểu tình"… Có lần mình đã đề nghi công bố xem những "thế lực nào xúi giục? Bắt mấy tên xúi giục, thuê tiền ra xét xử đi!

Còn nhiều ví dụ lắm. Ở đây muốn nói, nếu chính quyền liêm chính, tôn trọng dân và muốn được dân tin, dân tôn trọng thì, hãy chấm dứt những trò tuyên truyền giả dối, lừa bịp đi. Dân không phải kẻ địch. Dân bây giờ dân trí cao hơn quan trí nhiều rồi!

23/2/2017

M.V.T.

ảnh 1. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo thông báo nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung: Do thủy triều đỏ, không phải Formosa.

ảnh 2. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (áo xanh) trong bức ảnh mới được đăng trên facebook.


LS Đặng Đình Mạnh: Thiết chế nào giám sát đảng cầm quyền?

Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2017/02/23/11-747-thiet-che-nao-giam-sat-dang-cam-quyen/
 -- via my feedly newsfeed

Tình trạng quyền lực quốc gia không bị giám sát từ sau vương triều Nhà Nguyễn đã được Đảng CS thừa kế thừa kế trọn vẹn, ít nhất cho đến lúc này…

Đảng CS Tàu giám sát đảng CS ta? Nguồn: internet

Là một bên trong cuộc chiến Việt Nam, hiến pháp của chính thể VNCH đã quy định tại điều 4 chủ trương loại bỏ chủ nghĩa Cộng sản ra khỏi ngoài vòng pháp luật.

Sau ngày thống nhất đất nước, như một sự đáp trả, thông qua Quốc hội thì Đảng Cộng sản đã quy định sự độc tôn lãnh đạo quốc gia của mình cũng chính ngay tại Điều 4 Hiến pháp.

Cũng theo đó, lịch sử lập hiến VN đã mặc nhiên đặt để riêng Điều 4 của Hiến pháp trở thành nơi để phủ nhận hay khẳng định sự tồn tại Cộng sản VN.

Lần tu chính hiến pháp mới nhất vào năm 2013, thì bản Tân Hiến pháp đã định rằng:

"Điều 4

1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Trong đó, lần đầu tiên ý niệm Đảng CSVN "chịu sự giám sát của nhân dân" đã trở thành một quy định mang hiến tính vào năm 2013.

Vấn đề này không chỉ xác nhận một sự thật lịch sử mà còn mang ý nghĩa tích cực, một sự thay đổi hết sức thú vị và đầy thách thức, tuy rằng khá muộn màng.

Xác nhận sự thật lịch sử bởi lẽ, về phương diện pháp lý, lần đầu tiên, Đảng CS đã phải thừa nhận rằng trong suốt thời gian dài gần 70 năm ròng chiếm giữ vị thế độc tôn lãnh đạo quốc gia kể từ năm 1946 (thời điểm chính phủ liên hiệp – đa đảng tan vỡ) cho đến nay, thì Đảng CSVN đã không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào của nhân dân cả.

Thế nên, vấn đề mang ý nghĩa tích cực khi mà ý thức lập pháp đã tiến một bước về phía thế giới văn minh rằng sự hành xử quyền lực quốc gia nhất thiết phải cần có sự giám sát.

Đây là sự thay đổi hết sức thú vị đến kinh ngạc khi mà một đảng chính trị chủ trương lấy thủ đoạn "chuyên chính" làm nguyên tắc hoạt động chính yếu lại sẵn lòng "hào hiệp" đặt mình dưới sự giám sát của nhân dân.

Đồng thời, cũng là một thách thức không nhỏ nếu vấn đề "giám sát" được đặt ra với sự thực tâm, chứ không chỉ là chiếc bánh vẽ đẹp mắt!

Ngoài ra, vấn đề này đặt ra trong giai đoạn hiện nay cũng đã là muộn màng khi mà từ vài trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ 18, thì thế giới đã ý thức và thực tế thiết lập nên sự giám sát quyền lực quốc gia cực kỳ hữu hiệu qua thể chế tam quyền phân lập. Theo đó, ba quyền lực căn bản của quốc gia gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp lần lượt được phân chia, trao cho các định chế quốc hội, chính phủ và tòa án nắm giữ. Mối quan hệ giữa ba định chế này là sự giám sát, đối trọng và kiềm chế quyền lực quốc gia của nhau. Sự phân quyền tự thân đã là khắc tinh hữu hiệu của sự lạm quyền, độc tài vốn là những "sản phẩm" của sự tập quyền mang lại.

Ngạn ngữ phương tây có câu "Muộn, nhưng vẫn hơn là không bao giờ". Thế nhưng, quy định Đảng CS chịu sự giám sát của nhân dân, vậy thì thiết chế nào của nhân dân đã được luật pháp quy định thực hiện trách vụ giám sát Đảng CS?

Công chúng thử điểm mặt một số thiết chế đang hiện diện trong hệ thống chính trị hoặc cơ quan tư pháp đã được thiết lập khả dĩ nhận trách vụ giám sát quyền lực chính trị của Đảng CS : Mặt trận Tổ quốc VN chăng? Viện Kiểm sát? Tòa án? Thanh tra?

Thật may mắn, vì theo luật quy định tổ chức các thiết chế này đều đã loại bỏ chức năng giám sát Đảng CS. Nói "may mắn" là bởi người đứng đầu các thiết chế này đều do những đảng viên cao cấp của Đảng CS nắm giữ, cho nên, sẽ vô nghĩa khi sự giám sát Đảng CS được thực hiện bởi các đảng viên CS kiểu "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Thế mới thấy, từ quy định của hiến pháp đến thực tiễn là khoảng cách khá diệu vợi? Khi mà cho đến nay, công chúng chưa từng biết đến một thiết chế nào của nhân dân được luật pháp trao cho trách vụ giám sát đảng cầm quyền?

Thậm chí, trong chương trình lập pháp từ quốc hội khóa trước cho đến tân quốc hội khóa mới, công chúng cũng chưa từng nghe bất kỳ thông báo nào về việc sẽ thể chế hóa thiết chế của nhân dân giám sát Đảng CS theo điều 4 của hiến pháp!

Thế nên, lúc này, chúng ta vẫn đang có một Đảng CS độc tôn lãnh đạo quyền lực quốc gia mà không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào, kể cả của nhân dân! Một thực tế công nhiên vi hiến với sự mặc nhiên ưng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị… Trong đó, gồm cả gần 500 vị dân biểu ngồi trong Hội trường Diên Hồng, có vẻ như, không ai định đề cặp về vấn đề này! Điều đó cũng dễ hiểu khi mà có đến gần 96% dân biểu là đảng viên của đảng cầm quyền và chẳng ai muốn chặt chân ghế của chính mình?!

Tình trạng quyền lực quốc gia không bị giám sát từ sau vương triều Nhà Nguyễn đã được Đảng CS thừa kế thừa kế trọn vẹn, ít nhất cho đến lúc này…

Đ.Đ.M.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Nguyễn Thanh Trang : Những Điều Nên Biết Về Nhân Quyền

Nguồn http://boxitvn.blogspot.com/2017/02/nhung-ieu-nen-biet-ve-nhan-quyen.html

 -- via my feedly newsfeed

Nguyễn Thanh Trang

Lời Tác Giả: Ngày nay do trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, lý tưởng Nhân Quyền càng ngày càng được đề cao khắp nơi trên thế giới. Nhưng tại một số quốc gia chưa có Dân Chủ thật sự như Việt Nam, rất ít người am tường tầm quan trọng của Nhân Quyền. Trong khi đó, Chính Phủ thường ngăn cấm và không muốn dân chúng tìm hiểu Nhân Quyền. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã biên soạn tài liệu ngắn gọn nầy nhằm góp phần giúp Cộng Đồng người Việt khắp nơi, nhất là đồng bào tại quê nhà hiểu rõ hơn những Nhân Quyền phổ quát và Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Tài liệu nầy tác giả không giữ bản quyền, trái lại chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh mọi cá nhân và tổ chức xã hội dân sự tham gia chiến dịch phổ biến tài liệu nầy đến đồng bào khắp nơi bằng mọi phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, emails và Facebooks, v.v.

*

Hỏi: Trước khi tìm hiểu về Nhân Quyền, xin định nghĩa vắn tắt Nhân Quyền là gì?

Đáp: Nhân Quyền hay quyền làm người là những quyền phổ quát mà mọi người từ lúc mới sinh ra đã được Tạo Hóa ban cho, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay giới tính nam, nữ. Đó là những quyền Tự Do căn bản, như tự do sinh sống và mưu cầu hạnh phúc, tự do đi lại và cư trú, tự do sở hữu tài sản, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do sinh hoạt chính trị và tự do ứng cử, bầu cử. Những quyền đó không do nhà nước hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào ban cho.

Vì thế, bất cứ nơi nào Nhân Quyền bị chà đạp, dân chúng phải tự mình đứng lên tranh đấu để đòi lại những Nhân Quyền căn bản của mình.

Hỏi: Nhân Quyền và Dân Quyền khác nhau ở chỗ nào?

Đáp: Nhân Quyền là những quyền làm người căn bản và phổ quát đã được các quốc gia hội viên của LHQ công nhận và đề cao. Trong khi đó, Dân Quyền là những quyền công dân của một nước, được quy định bởi hiến pháp và luật lệ của quốc gia. Vì thế dân quyền của các nước không nhất thiết phải giống nhau.

Hỏi: Xin đơn cử một ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa Nhân Quyền và Dân Quyền.

Đáp: Với tư cách công dân, mọi người đã trưởng thành đều có quyền tham gia bầu cử và ứng cử. Nhưng tùy theo luật lệ của mỗi quốc gia, muốn tham gia bầu cử, người dân phải

1

hội đủ một số điều kiện, ví dụ phải từ 18 hay 21 tuổi trở lên, đã cư trú tại địa chỉ hiện tại ít nhất là 3 hay 6 tháng, v.v. Đó là Dân Quyền.

Trái lại, bất cứ ai dù trẻ hay già, nam hay nữ, sinh sống tại bất cứ nước nào, dù là công

dân hay chỉ là thường trú nhân cũng đều được hưởng những Nhân Quyền căn bản như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do tham gia hay thành lập nghiệp đoàn, v.v. Không ai có quyền tước đoạt Nhân Quyền của dân chúng.

Hỏi: Nói như thế, Nhân Quyền phải được tôn trọng một cách bình đẳng hay sao?

Đáp: Đúng vậy. Ngay cả những người tội phạm cũng có những Nhân Quyền của họ, vì thế họ phải được tòa án xét xử vô tư, công bằng và không bị đối xử vô nhân đạo như tra tấn và hành hạ dã man.

Hỏi: Có một số người cho rằng Nhân Quyền tại các quốc gia không nhất thiết phải giống nhau vì mỗi nước có văn hóa và hoàn cảnh khác nhau. Lập luận đó có đúng không?

Đáp: Đó chỉ là lập luận của một số chính khách và nhà nước độc tài chỉ ngụy biện để bào chữa cho những hành động vi phạm nhân quyền của họ. Thật vậy, tính phổ quát của Nhân Quyền đã được minh xác trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và đã được tái khẳng định trong bản Tuyên Bố do LHQ đưa ra tại Hội Nghị Quốc Tế về Nhân Quyền tại Vienna, Áo quốc năm 1993.

Theo đó, bản chất phổ quát của các quyền con người và quyền tự do là không thể bàn cải. Tất cả các quyền con người đều phổ quát, không thể tách rời, chúng phụ thuộc và liên quan với nhau.

Hỏi: LHQ đã ra đời từ năm nào và với mục đích gì?

Đáp: Vào đầu năm 1945, trước khi đệ nhị thế chiến kết thúc, 50 quốc gia đã tổ chức một Hội Nghị Quốc Tế tại San Francisco, Hoa Kỳ để ký kết Hiến Chương thành lập LHQ nhằm mục đích duy trì hòa bình và tránh đại họa của một cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba mà bom nguyên tử có thể tiêu diệt loài người trên địa cầu nầy.

Hỏi: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ra đời từ khi nào?

Đáp: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội Đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948 tại Paris, thủ đô nước Pháp, với 48 phiếu thuận, 6 phiếu trắng và không có phiếu chống.

Sự ra đời của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đánh dấu một bước tiến vô cùng lớn lao

và quan trọng của cộng đồng nhân loại văn minh.

Hỏi: Những ai là tác giả đã biên soạn bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền?

2

Đáp: Đó là một công trình tập thể của Ủy Hội Nhân Quyền gồm đại diện của 53 quốc gia hội viên của LHQ, gồm các chính khách, luật gia, giáo sư và những nhà tranh đấu Dân Chủ từ nhiều quốc gia Âu Châu, Phi Châu, Á Châu, Úc Châu và Mỹ Châu.

Hỏi: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Luật Quốc Tế Nhân Quyền khác nhau ở những điểm nào?

Đáp: Tuyên Ngôn là một văn kiện nói lên lý tưởng đề cao Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Đó không phải là một Hiệp Ước hay Công Ước, và vì thế, nó không có hiệu lực pháp lý.

Trong khi đó, Luật Quốc Tế Nhân Quyền bao gồm ba văn kiện: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa.

Mọi quốc gia thành viên của LHQ đều chấp nhận bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và xem đó là lý tưởng chung của mọi quốc gia, nhưng nước nào muốn gia nhập các Công

Ước Quốc Tế về Nhân Quyền, phải được Quốc Hội của nước đó phê chuẩn mới có hiệu

lực. Ngoài ra, Luật Quốc Tế Nhân Quyền có giá trị cưỡng hành và cao hơn giá trị của Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia.

Hỏi: Hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền đã được thành lập từ năm nào?

Đáp: Hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền đã được thông qua từ năm 1966, nhưng đến 10 năm sau hai Công Ước nầy mới được đa số các quốc gia hội viên LHQ phê chuẩn. Vì thế, đến năm 1976 mới được LHQ chính thức công bố.

Hỏi: Quyền Dân Sự và Chính Trị bao gồm những quyền gì?

Đáp: Theo Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ các quyền sau đây của người dân:

- Quyền sống, quyền tự do và an toàn thân thể;

- Không bị làm tôi đòi hay nô lệ;

- Không bị trừng phạt vô nhân đạo, hay bị lăng nhục;

- Không bị bắt bớ hay giam cầm tùy tiện;

- Quyền được xét xử trước một tòa án vô tư, công hằng và có luật sư biện hộ;

- Không bị xâm phạm tùy tiện danh dự cá nhân, đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín;

- Quyền tự do cư trú và đi lại trong quốc gia của mình;

- Quyền được xuất ngoại và hồi hương;

- Quyền tị nạn tại các quốc gia khác;

- Quyền sở hữu tài sản;

- Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo;

3

- Quyền tư do ngôn luận, tự do tìm kiếm, tiếp nhận tin tức bất kỳ nơi nào và phổ

biến tin tức bằng mọi phương tiện truyền thông, không giới hạn lãnh thổ;

- Quyền tự do hội họp có tính cách hòa bình;

- Quyền tham dự vào việc điều hành chính quyền trực tiếp bằng cách ra ứng cử, hay gián tiếp bằng cách bầu lên người đại diện cho mình trong những cuộc bầu cử bằng phiếu kín, dân chủ và công bằng.

Hỏi: Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa bao gồm những quyền gì?

Đáp: Theo Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa, nhà nước có

nghĩa vụ thường xuyên cố gắng cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là những quyền sau đây:

- Quyền có việc làm và lựa chọn việc làm;

- Quyền được hưởng mức lương xứng đáng và công bằng; có điều kiện làm việc an toàn, được huấn luyện và có cơ hội thăng tiến;

- Quyền thành lập nghiệp đoàn và tham gia nghiệp đoàn;

- Quyền được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm sức khỏe;

- Quyền được hưởng giáo dục. Đặc biệt giáo dục bậc tiểu học phải có tính cách cưỡng bách và miễn phí. Giáo dục bậc trung học phải được phổ thông và tiến dần

đến hoàn toàn miễn phí;

- Được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và tài chánh do những phát minh khoa

học hay sàn phẩm văn hóa và mỹ thuật của mình mang lại.

Hỏi : Việt Nam đã gia nhập LHQ từ năm nào? Và đến khi nào Quốc Hội VN phê chuẩn hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền?

Đáp : Việt Nam gia nhập LHQ năm 1977 và phê chuẩn hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1982.

Hỏi: Những Nhân Quyền đã được ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền là những quyền gì?

Đáp: Theo Luật Sư Nguyễn Hữu Thống, Cố Vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, để cho dễ nhớ, Nhân Quyền có thể được xếp thành ba bậc như sau:

(1) Nhân Quyền bậc 1, mệnh danh là Tự Do Thân Thể, gồm những quyền liên quan đến thân thể con người, như quyền sống, quyền không bị hành hạ, tra tấn, quyền

không bị nô dịch, quyền an toàn thân thể, không bị bắt giữ và giam cầm trái phép.

Khi bị truy tố, phải được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập và vô tư.

(2) Nhân Quyền bậc 2, mệnh danh là Quyền An Cư và Lạc Nghiệp.

(a) Quyền An Cư gồm có: tự do cư trú và đi lại; tự do xuất ngoại và hồi hương;

quyền riêng tư cho bản thân, gia đình, nhà ở, thư tín; quyền tị nạn; quyền sở

4

hữu, v.v.

(b) Quyền Lạc Nghiệp gồm có: quyền có việc làm với tiền lương xứng đáng và công bằng; quyền được bảo hiểm và an sinh xã hội; có đời sống khả quan cho bản thân và gia đình và quyền được hưởng những phúc lợi về y tế, giáo dục và văn hóa.

(3) Nhân Quyền bậc 3, mệnh danh là Tự Do Tinh Thần và Tự Do Chính Trị. Đó là tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do hoạt động nghiệp đoàn.

Hỏi : Có người cho rằng đòi hỏi Nhân Quyền và tranh đấu Dân Chủ đều có mục tiêu tối hậu là đem lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho mọi người. Như thế đòi hỏi Nhân Quyền và tranh đấu Dân Chủ khác nhau ở chỗ nào?

Đáp : Như chúng ta đã thấy, các điểu khoản 18, 19, 20 và 21 của bản Tuyên Ngôn Quốc

Tế Nhân Quyền cũng như các điều khoản 18, 19, 20 và 21 trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị đều ghi rõ các quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do sinh hoạt nghiệp đoàn và đảng phái chính trị, và tự do ứng cử, bầu cử. Như thế, trong Nhân Quyền đương nhiên có Dân Chủ.

Tại các nước độc tài, Nhân Quyền của người dân thường bị chà đạp, không có tự do

báo chí, tự do tư tưởng, tự do hội họp và tự do lập hội, v.v. Vì thế, tại các quốc gia đó, dân chúng phải đứng lên tranh đấu đòi hỏi nhà nước thực thi Dân Chủ, vì phải có Dân Chủ mới có Nhân Quyền.

Hỏi: LHQ đã ban hành Luật Quốc Tế Nhân Quyền từ năm 1976, nhưng cho đến nay, tại một số quốc gia, Nhân Quyền vẫn còn bị chà đạp nặng nề, nguyên nhân vì sao?

Đáp: Năm 1998, nhân dịp Kỷ Niệm 50 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, LHQ đã duyệt xét tình hình Nhân Quyền trên thế giới, LHQ đã thấy rằng trong nửa thế kỷ qua tình trạng Nhân Quyền hầu hết khắp nơi đã được cải tiến đáng kể, nhưng tại một số quốc gia Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ, Nhân Quyền vẫn chưa được tôn trọng và dân chúng chưa biết rõ tầm quan trọng của Nhân Quyền vì hai lý do chính yếu sau đây:

- Thứ nhất, đa số dân chúng vẫn còn xa lạ với Nhân Quyền, và chưa được học hỏi về Nhân Quyền và Luật Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ;

- Thứ hai, nhà cầm quyền tại các nước độc tài đã không giúp đỡ mà lại còn ngăn

cấm mọi nỗ lực quảng bá và giáo dục dân chúng am hiểu về Nhân Quyền.

Chính vì thế, ngày 8-3-1999 Đại Hội Đồng LHQ đã thông qua Nghị Quyết 53/144,tức

Tuyên Ngôn về Những Quyền và Trách Nhiệm của các Cá Nhân, Hội Đoàn và Cơ Quan

trong xã hội phải cổ võ và bảo vệ Nhân Quyền theo đúng Luật Quốc Tế Nhân Quyền.

Hỏi: Theo Nghị Quyết 53/144 của LHQ, mọi cá nhân và tổ chức ngoài Chính Phủ

5

(NGO) có những Quyền và Nghĩa Vụ gì?

Đáp: Theo Nghị Quyết đó, sau đây là 5 Quyền và Nghĩa Vụ chính yếu của các Cá Nhân và Tổ Chức Xã Hội Dân Sự:

- Quyền đề xướng và đòi hỏi Nhà Nước thực thi Nhân Quyền ;

- Quyền hội họp, thành lập và tham dự các tổ chức ngoài chính phủ (NGO);

- Quyền được tham chính trực tiếp hay gián tiếp và quyền nầy bao gồm cả quyền đề nghị, phê phán và chỉ trích các việc làm của Chính Phủ;

- Cá nhân và tổ chức ngoài chính phủ có Nghĩa Vụ tham gia các hoạt động giáo dục, huấn luyện và nghiên cứu về Nhân Quyền để nâng cao dân trí đồng bào;

- Cá nhân và tổ chức ngoài chính phủ có Nghĩa Vụ và Trách Nhiệm góp phần phát

huy các tổ chức xã hội dân sự và các định chế dân chủ để xây dựng đất nước ngày

càng tiến bộ và tốt đẹp hơn.

Hỏi: Theo Nghị Quyết 53/144 của LHQ, Chính Phủ có những Trách Nhiệm gì?

Đáp: Theo Nghị Quyết đó, Chính Phủ có 5 Trách Nhiệm chính yếu sau đây:

- Quảng bá và bảo vệ Nhân Quyền và những Quyền Tự Do căn bản của dân chúng

bằng cách tạo các điều kiện thiết yếu về giáo dục, xã hội, kinh tế, luật pháp và

chính trị theo đúng Luật Quốc Tế Nhân Quyền;

- Ban hành các văn kiện lập pháp và lập quy để bảo đảm Nhân Quyền và những

Quyền Tự Do căn bản của người dân;

- San định Hiến Pháp và luật lệ quốc gia thế nào cho phù hợp với Hiến Chương của LHQ và Luật Quốc Tế Nhân Quyền;

- Hỗ trợ và khởi xướng các nỗ lực bảo vệ Nhân Quyền như việc thành lập các Ủy Ban Nhân Quyền và Ủy Ban Điều Tra các viên chức vi phạm Nhân Quyền, v.v.

- Tổ chức và yễm trợ các chương trình giảng dạy Nhân Quyền và những Quyền Tự Do căn bản tại học đường. Đặc biệt Luật Quốc Tế Nhân Quyền phải được giảng dạy trong các khóa huấn luyện luật sư, biện lý và lực lượng công an, cảnh sát để giúp họ thi hành nghiệp vụ một cách tốt đẹp và không vi phạm Nhân Quyền của người dân.

-

Nguyễn Thanh Trang

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

(Tết Đinh Dậu, 2017)

Ghi Chú: Quý vị có thể đọc toàn bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền nguyên văn tiếng Anh hay bản tiếng Việt do Luật Sư Nguyễn Hữu Thống phiên dịch và diễn giải, xin vui lòng vào Website của Mạng Lưới Nhân Quyền, tại địa chỉ: www.vietnamhumanrights.net

Tác giả gửi BVN