(07/05/2012) (Xem: 137)
Tố Hữu (1920-2002), quan chức cao cấp một thời trong đảng CSVN, được lịch sử cận đại biết đến qua những bài thơ ca tụng các lãnh tụ cộng sản cực kỳ lố bịch và ca ngợi quan hệ Việt Trung tới mức mù quáng; nhưng lịch sử còn ghi nhận về ông qua hình ảnh một "hung thần văn nghệ". Trong các đợt thanh trừng giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong thập niên 50 và 60 với các vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cái đuôi kéo dài lê thê của nó, ông Tố Hữu gào thét đẩy hàng trăm văn nghệ sĩ ra sân đấu tố; đẩy hàng ngàn đồng nghiệp, thân nhân, và những người vô tình bị liên lụy vào tù ngục - nhiều người chết rũ trong tù; và đày đọa mấy đời con cháu họ. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta nghe ông Tố Hữu thú nhận sai lầm hay hối hận gì về những điều ông đã làm. Gần cuối đời, ông chỉ đơn giản bảo vài nhà báo rằng ông bị "hiểu lầm".
Hầu hết các hung thần từng có thời hét ra lửa khác đều hành xử như Tố Hữu, nghĩa là nhất định "sống làm bậy, chết đem theo". Chính vì thế mà dư luận khá ngạc nhiên trước hiện tượng "lương tâm chợt tỉnh" của một số quan chức đang giữ hoặc vừa bước xuống khỏi những chức vụ cao cấp trong đảng và nhà nước.
Nhưng trước khi phân tích hiện tượng "lương tâm chợt tỉnh" gần đây, có lẽ cũng cần nói thêm cho công bằng. Thật ra cũng đã từng có một số trường hợp hiếm hoi trong lịch sử đảng CSVN. Đó là những đảng viên cao cấp, khi còn đang là "con cưng" của chế độ, đã can đảm nói lên tiếng nói lương tâm của họ trước vận mạng đất nước. Những người này dám chấp nhận mọi hậu quả lên chính mình và gia đình mình, từ cách chức, cô lập, đến tù tội và ngay cả đột tử. Một vài trường hợp lớn và tiêu biểu như ông Trần Xuân Bách (1924-2006) từng giữ chức ủy viên Bộ chính trị. Vào cuối thập niên 80, khi Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, ông mạnh dạn đề nghị một hướng đi mới cho đất nước, không theo lối mòn cộng sản nữa nhưng từng bước tiến đến dân chủ đa nguyên. Ông lập tức bị trừng phạt, bị tước mọi chức vụ, và bị sỉ nhục cho tới tận ngày nay. Một trường hợp khác là cố Trung tướng Trần Độ (1923-2002). Trong thời gian lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, ông đã nói: "Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết". Ông khởi động cuộc tranh luận trên cả nước về mục tiêu của văn học nghệ thuật. Ông bị tước mọi chức vụ và bị khai trừ khỏi đảng tháng 1/1999, bị canh phòng nghiêm ngặt cho đến chết, và bị làm nhục ngay trong tang lễ của ông. Có thể nói ngay những quan chức "lương tâm chợt tỉnh" gần đây không thuộc loại người can đảm này.
Những "lương tâm chợt tỉnh" gần đây cũng không thuộc loại cán bộ cao cấp dám ghi lại cho lịch sử những sự thật kinh hoàng đằng sau các chính sách của lãnh đạo đảng hay dám phân tích tận gốc rễ các quốc nạn hiện nay. Một vài trường hợp lớn và tiêu biểu như ông Trần Quang Cơ, một viên chức ngoại giao cao cấp, đã âm thầm ghi lại tập hồi ký "Hồi ức và Suy nghĩ" bao gồm nhiều sự kiện ngoại giao. Đặc biệt nghiêm trọng là cuộc hội nghị Thành Đô năm 1990, nơi mà lãnh đạo đảng CSVN ký kết sẵn sàng ngả bán chủ quyền đất nước để giữ ghế cai trị. Tại đây, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, cấp trên của ông Trần Quang Cơ, và cũng là người bị cấm vào phòng họp vì không chịu đồng ý cùng bán nước với các lãnh đạo gốc Việt khác, đã đau lòng cảnh báo: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu." Sau đó, ông Trần Quang Cơ từ chối không nhận chức bộ trưởng ngoại giao mà Bộ Chính Trị vừa tước khỏi tay ông Thạch để trừng phạt. Ông Trần Quang Cơ cũng tự ý xin ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn An. Ông An từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Tổ Chức Trung ương, Chủ tịch Quốc hội. Với những kiến thức sâu rộng về cơ chế, nhân sự, và vận hành của đảng, ông dám phân tích các quốc nạn hiện nay, đặc biệt là nạn tham nhũng, và đi đến nhận định không thể nào giải quyết nổi vì chúng đều phát xuất từ chính thể chế cai trị hiện nay. Ông gọi đó là các "lỗi hệ thống" với hàm ý để người nghe tự rút ra kết luận. Đó là không thể giải quyết các quốc nạn nếu không thay thế toàn bộ "hệ thống" hiện nay.
Hoàn toàn khác với 2 loại người nêu trên, những quan chức "lương tâm chợt tỉnh" gần đây chỉ đơn thuần chối phăng tất cả những gì họ vừa mới làm hoặc vừa ra lệnh cho người khác làm và trút hết trách nhiệm lên kẻ khác. Thử nhìn lại vài thí dụ điển hình.
Cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp với thành tích hơn 5 năm dài (2006-2011) trừng trị bất kỳ ký giả nào trong làng "báo lề phải" dám đào xới sự thật có liên quan đến lãnh đạo đảng; ra hàng loạt lệnh cấm báo chí về những chủ đề nhạy cảm, từ Năm Cam, PMU đến thảm trạng "nước lạ" xâm lược; và vô số các hành vi bóp nghẹt thông tin, bao che lãnh đạo khác. Bỗng nhiên hôm 21/6/2012, ông Hợp cãi phăng trên trang báo VietnamNet rằng: "Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào đối với báo chí, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm" — nghĩa là không những ông Hợp chẳng hề bóp cổ báo chí mà trách nhiệm sinh ra vùng cấm đó còn là lỗi của hơn 1 vạn ký giả quá nhút nhát chứ không phải trách nhiệm của ông. Nếu thế thì chẳng hiểu ai đã trừng phạt những ký giả "không nhút nhát" như Kim Hạnh, Lan Anh, Đoan Trang, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, v.v.... Và dĩ nhiên vụ bỏ tù ký giả Hoàng Khương, đánh bầm dập nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, cũng như cả 700 báo đài không nghe không biết gì về các cuộc biểu tình ngày 1/7/2012, v.v... đều là trách nhiệm của Bộ trưởng 4T mới Nguyễn Bắc Son.
Khi công luận sôi sục về vụ xe ủi xập nhà gia đình anh Đoàn Văn Vươn nằm bên ngoài khu vực cưỡng chế tại Tiên Lãng, Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng thử đổ tội cho " nhân dân bức xúc phá nhà anh Vươn" nhưng chỉ làm dân chúng tức thêm. Ông Thoại liền hướng các ký giả về phía giám đốc công an Đỗ Hữu Ca, người chỉ huy các lực lượng võ trang "đánh đẹp" ngày hôm đó. Ông Ca liền khẳng định ngôi nhà 2 tầng của anh Vươn chỉ là "cái chòi trông cá, không phải là nhà". Công luận càng chửi rủa thậm tệ. Ông Ca liền chuyển trách nhiệm xuống chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là Lê Văn Hiền và phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh. Và 2 cán bộ này cũng bị ném vào tù trước khi có thể truyền dần trách nhiệm xuống tới "cậu đánh máy".
Tương tự như vậy, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng công an, trong buổi trả lời chất vấn của quốc hội ngày 14/6 đã khẳng định không chút hổ thẹn rằng: "Công an không phải là lực lượng cưỡng chế giải phóng mặt bằng. Công an chỉ xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ trong những vụ cưỡng chế." Hóa ra hàng ngàn những người mặc đồng phục dàn hàng ngang đánh dân bằng dùi cui và bắn lựu đạn cay vào đám đông mà phim ảnh ghi nhận được ở Văn Giang đều không nhằm mục tiêu cưỡng chế giải phóng mặt bằng mà chỉ đánh chơi thôi. Còn các kẻ mặc thường phục đánh đập tàn nhẫn cả các phụ nữ và ký giả mới là lực lượng giải phóng mặt bằng. Nhưng hễ người dân nào chống cự lại đám người mặc thường phục cầm gậy gộc, dao búa này liền bị công an xử lý vì có hành vi chống người thi hành công vụ. Tóm tắt lại, theo tướng Quang, việc đánh dân, đánh nhà báo ở Văn Giang là trách niệm của các quan chức tỉnh Hưng Yên, chứ không phải trách nhiệm của công an, và lại càng không phải trách nhiệm của tướng Quang.
Thuộc cấp của tướng Quang là trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an Thành phố Hà Nội, còn chối mạnh và hăng hơn nữa. Trước ống kính của báo chí, tướng Nhanh khẳng định biểu tình là hành động yêu nước, vì thế không có chuyện công an trấn áp người biểu tình. Đến khi xuất hiện đoạn phim thu cảnh đại úy công an Phạm Hải Minh đạp lên mặt một người biểu tình ngày 17/7/2011, ông Nhanh chối ngay đó là phim giả. Và chỉ khi công luận phê phán quá mạnh, tướng Nhanh mới cho biết đại úy Minh đang bị "điều tra". Đại úy Minh cũng bị đưa đi biệt tăm trước khi có thể thanh minh với công luận "em chỉ làm theo lệnh trên".... Công an đủ loại lại đánh, đạp, vật, bẻ tay, bóp cổ, đẩy dân lên xe trong các lần biểu tình sau đó. Nhưng theo tướng Nhanh, dĩ nhiên, đó chỉ là "dân chúng tự phát" vì họ không mặc đồng phục, không dùng xe buýt có in dấu hiệu của công an, và chỉ chở đến các đồn để nhờ công an khuyên bảo người biểu tình.
Và còn nhiều thí dụ khác nữa.
Rõ ràng hiện nay, các quan chức càng lớn càng không muốn để tên của họ bị rơi vào sổ đen của những kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng. Họ cố nói to trước công luận sự "vô can" của họ trong những hành động tồi tệ đối với người dân trong thời gian qua. Họ muốn chuyển trách nhiệm về những vụ việc do chính họ gây ra cho người khác, ngành khác để chạy tội. Vì trong thâm tâm, họ đều biết ngày phải trả lời trước tòa án nhân dân và thế giới về những hành động của mình sẽ đến. Mặc dù đang nắm quyền lực trong tay nhưng họ đã thấy thấp thoáng cái bóng của Cách Mạng Hoa Lài từ Bắc Phi, Trung Đông đang từ từ tiến tới phần đất Á Châu, đặc biệt với những đổi thay ở Miến Điện. Hiển nhiên quan chức nào cũng nghĩ đến đường trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, không phải quan chức nào cũng có đủ điều kiện để sống mãn đời ở ngoại quốc và cũng không phải nước nào cũng sẵn sàng chứa chấp các "tội phạm chống nhân loại" trong thế giới ngày nay.
Các lãnh đạo Việt Nam đều biết rất rõ số phận của những kẻ từng hét ra lửa, từng nắm quyền sinh sát cả hàng trăm triệu con người trong tay, như Ben Ali của Tunisia, Mubarak của Ai Cập, Saleh của Yemen, Gaddhafi của Libya và sắp tới đây Assad của Syria, cùng với đám đàn em hung hãn của họ.
Nếu những quan chức ở thượng tầng còn lo ngại và đang tìm mọi cách xóa sạch hồ sơ như vậy, thử hỏi những cán bộ cấp trung và thấp, những người không có đường chạy, có nên tiếp tục nợ thêm máu nhân dân không? Đặc biệt trong hàng ngũ công an, liệu cán bộ cấp trung và thấp có nên cứ tiếp tục làm công cụ tay sai, thi hành những chỉ thị miệng "ác ôn" của cấp trên truyền xuống không — những chỉ thị mà lãnh đạo sẽ sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm và đổ vấy cho cấp dưới?
Và càng thấp trong hệ thống, các chiến sĩ công an càng cần biết rằng trên cả thế giới ngày nay, chứ không riêng gì ở Việt Nam, các tòa án công lý đúng nghĩa đã từ lâu không còn chấp nhận kiểu ngụy biện "chỉ vì theo lệnh trên"!
Hầu hết các hung thần từng có thời hét ra lửa khác đều hành xử như Tố Hữu, nghĩa là nhất định "sống làm bậy, chết đem theo". Chính vì thế mà dư luận khá ngạc nhiên trước hiện tượng "lương tâm chợt tỉnh" của một số quan chức đang giữ hoặc vừa bước xuống khỏi những chức vụ cao cấp trong đảng và nhà nước.
Nhưng trước khi phân tích hiện tượng "lương tâm chợt tỉnh" gần đây, có lẽ cũng cần nói thêm cho công bằng. Thật ra cũng đã từng có một số trường hợp hiếm hoi trong lịch sử đảng CSVN. Đó là những đảng viên cao cấp, khi còn đang là "con cưng" của chế độ, đã can đảm nói lên tiếng nói lương tâm của họ trước vận mạng đất nước. Những người này dám chấp nhận mọi hậu quả lên chính mình và gia đình mình, từ cách chức, cô lập, đến tù tội và ngay cả đột tử. Một vài trường hợp lớn và tiêu biểu như ông Trần Xuân Bách (1924-2006) từng giữ chức ủy viên Bộ chính trị. Vào cuối thập niên 80, khi Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, ông mạnh dạn đề nghị một hướng đi mới cho đất nước, không theo lối mòn cộng sản nữa nhưng từng bước tiến đến dân chủ đa nguyên. Ông lập tức bị trừng phạt, bị tước mọi chức vụ, và bị sỉ nhục cho tới tận ngày nay. Một trường hợp khác là cố Trung tướng Trần Độ (1923-2002). Trong thời gian lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, ông đã nói: "Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết". Ông khởi động cuộc tranh luận trên cả nước về mục tiêu của văn học nghệ thuật. Ông bị tước mọi chức vụ và bị khai trừ khỏi đảng tháng 1/1999, bị canh phòng nghiêm ngặt cho đến chết, và bị làm nhục ngay trong tang lễ của ông. Có thể nói ngay những quan chức "lương tâm chợt tỉnh" gần đây không thuộc loại người can đảm này.
Những "lương tâm chợt tỉnh" gần đây cũng không thuộc loại cán bộ cao cấp dám ghi lại cho lịch sử những sự thật kinh hoàng đằng sau các chính sách của lãnh đạo đảng hay dám phân tích tận gốc rễ các quốc nạn hiện nay. Một vài trường hợp lớn và tiêu biểu như ông Trần Quang Cơ, một viên chức ngoại giao cao cấp, đã âm thầm ghi lại tập hồi ký "Hồi ức và Suy nghĩ" bao gồm nhiều sự kiện ngoại giao. Đặc biệt nghiêm trọng là cuộc hội nghị Thành Đô năm 1990, nơi mà lãnh đạo đảng CSVN ký kết sẵn sàng ngả bán chủ quyền đất nước để giữ ghế cai trị. Tại đây, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, cấp trên của ông Trần Quang Cơ, và cũng là người bị cấm vào phòng họp vì không chịu đồng ý cùng bán nước với các lãnh đạo gốc Việt khác, đã đau lòng cảnh báo: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu." Sau đó, ông Trần Quang Cơ từ chối không nhận chức bộ trưởng ngoại giao mà Bộ Chính Trị vừa tước khỏi tay ông Thạch để trừng phạt. Ông Trần Quang Cơ cũng tự ý xin ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn An. Ông An từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Tổ Chức Trung ương, Chủ tịch Quốc hội. Với những kiến thức sâu rộng về cơ chế, nhân sự, và vận hành của đảng, ông dám phân tích các quốc nạn hiện nay, đặc biệt là nạn tham nhũng, và đi đến nhận định không thể nào giải quyết nổi vì chúng đều phát xuất từ chính thể chế cai trị hiện nay. Ông gọi đó là các "lỗi hệ thống" với hàm ý để người nghe tự rút ra kết luận. Đó là không thể giải quyết các quốc nạn nếu không thay thế toàn bộ "hệ thống" hiện nay.
Hoàn toàn khác với 2 loại người nêu trên, những quan chức "lương tâm chợt tỉnh" gần đây chỉ đơn thuần chối phăng tất cả những gì họ vừa mới làm hoặc vừa ra lệnh cho người khác làm và trút hết trách nhiệm lên kẻ khác. Thử nhìn lại vài thí dụ điển hình.
Cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp với thành tích hơn 5 năm dài (2006-2011) trừng trị bất kỳ ký giả nào trong làng "báo lề phải" dám đào xới sự thật có liên quan đến lãnh đạo đảng; ra hàng loạt lệnh cấm báo chí về những chủ đề nhạy cảm, từ Năm Cam, PMU đến thảm trạng "nước lạ" xâm lược; và vô số các hành vi bóp nghẹt thông tin, bao che lãnh đạo khác. Bỗng nhiên hôm 21/6/2012, ông Hợp cãi phăng trên trang báo VietnamNet rằng: "Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào đối với báo chí, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm" — nghĩa là không những ông Hợp chẳng hề bóp cổ báo chí mà trách nhiệm sinh ra vùng cấm đó còn là lỗi của hơn 1 vạn ký giả quá nhút nhát chứ không phải trách nhiệm của ông. Nếu thế thì chẳng hiểu ai đã trừng phạt những ký giả "không nhút nhát" như Kim Hạnh, Lan Anh, Đoan Trang, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, v.v.... Và dĩ nhiên vụ bỏ tù ký giả Hoàng Khương, đánh bầm dập nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, cũng như cả 700 báo đài không nghe không biết gì về các cuộc biểu tình ngày 1/7/2012, v.v... đều là trách nhiệm của Bộ trưởng 4T mới Nguyễn Bắc Son.
Khi công luận sôi sục về vụ xe ủi xập nhà gia đình anh Đoàn Văn Vươn nằm bên ngoài khu vực cưỡng chế tại Tiên Lãng, Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng thử đổ tội cho " nhân dân bức xúc phá nhà anh Vươn" nhưng chỉ làm dân chúng tức thêm. Ông Thoại liền hướng các ký giả về phía giám đốc công an Đỗ Hữu Ca, người chỉ huy các lực lượng võ trang "đánh đẹp" ngày hôm đó. Ông Ca liền khẳng định ngôi nhà 2 tầng của anh Vươn chỉ là "cái chòi trông cá, không phải là nhà". Công luận càng chửi rủa thậm tệ. Ông Ca liền chuyển trách nhiệm xuống chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là Lê Văn Hiền và phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh. Và 2 cán bộ này cũng bị ném vào tù trước khi có thể truyền dần trách nhiệm xuống tới "cậu đánh máy".
Tương tự như vậy, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng công an, trong buổi trả lời chất vấn của quốc hội ngày 14/6 đã khẳng định không chút hổ thẹn rằng: "Công an không phải là lực lượng cưỡng chế giải phóng mặt bằng. Công an chỉ xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ trong những vụ cưỡng chế." Hóa ra hàng ngàn những người mặc đồng phục dàn hàng ngang đánh dân bằng dùi cui và bắn lựu đạn cay vào đám đông mà phim ảnh ghi nhận được ở Văn Giang đều không nhằm mục tiêu cưỡng chế giải phóng mặt bằng mà chỉ đánh chơi thôi. Còn các kẻ mặc thường phục đánh đập tàn nhẫn cả các phụ nữ và ký giả mới là lực lượng giải phóng mặt bằng. Nhưng hễ người dân nào chống cự lại đám người mặc thường phục cầm gậy gộc, dao búa này liền bị công an xử lý vì có hành vi chống người thi hành công vụ. Tóm tắt lại, theo tướng Quang, việc đánh dân, đánh nhà báo ở Văn Giang là trách niệm của các quan chức tỉnh Hưng Yên, chứ không phải trách nhiệm của công an, và lại càng không phải trách nhiệm của tướng Quang.
Thuộc cấp của tướng Quang là trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an Thành phố Hà Nội, còn chối mạnh và hăng hơn nữa. Trước ống kính của báo chí, tướng Nhanh khẳng định biểu tình là hành động yêu nước, vì thế không có chuyện công an trấn áp người biểu tình. Đến khi xuất hiện đoạn phim thu cảnh đại úy công an Phạm Hải Minh đạp lên mặt một người biểu tình ngày 17/7/2011, ông Nhanh chối ngay đó là phim giả. Và chỉ khi công luận phê phán quá mạnh, tướng Nhanh mới cho biết đại úy Minh đang bị "điều tra". Đại úy Minh cũng bị đưa đi biệt tăm trước khi có thể thanh minh với công luận "em chỉ làm theo lệnh trên".... Công an đủ loại lại đánh, đạp, vật, bẻ tay, bóp cổ, đẩy dân lên xe trong các lần biểu tình sau đó. Nhưng theo tướng Nhanh, dĩ nhiên, đó chỉ là "dân chúng tự phát" vì họ không mặc đồng phục, không dùng xe buýt có in dấu hiệu của công an, và chỉ chở đến các đồn để nhờ công an khuyên bảo người biểu tình.
Và còn nhiều thí dụ khác nữa.
Rõ ràng hiện nay, các quan chức càng lớn càng không muốn để tên của họ bị rơi vào sổ đen của những kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng. Họ cố nói to trước công luận sự "vô can" của họ trong những hành động tồi tệ đối với người dân trong thời gian qua. Họ muốn chuyển trách nhiệm về những vụ việc do chính họ gây ra cho người khác, ngành khác để chạy tội. Vì trong thâm tâm, họ đều biết ngày phải trả lời trước tòa án nhân dân và thế giới về những hành động của mình sẽ đến. Mặc dù đang nắm quyền lực trong tay nhưng họ đã thấy thấp thoáng cái bóng của Cách Mạng Hoa Lài từ Bắc Phi, Trung Đông đang từ từ tiến tới phần đất Á Châu, đặc biệt với những đổi thay ở Miến Điện. Hiển nhiên quan chức nào cũng nghĩ đến đường trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, không phải quan chức nào cũng có đủ điều kiện để sống mãn đời ở ngoại quốc và cũng không phải nước nào cũng sẵn sàng chứa chấp các "tội phạm chống nhân loại" trong thế giới ngày nay.
Các lãnh đạo Việt Nam đều biết rất rõ số phận của những kẻ từng hét ra lửa, từng nắm quyền sinh sát cả hàng trăm triệu con người trong tay, như Ben Ali của Tunisia, Mubarak của Ai Cập, Saleh của Yemen, Gaddhafi của Libya và sắp tới đây Assad của Syria, cùng với đám đàn em hung hãn của họ.
Nếu những quan chức ở thượng tầng còn lo ngại và đang tìm mọi cách xóa sạch hồ sơ như vậy, thử hỏi những cán bộ cấp trung và thấp, những người không có đường chạy, có nên tiếp tục nợ thêm máu nhân dân không? Đặc biệt trong hàng ngũ công an, liệu cán bộ cấp trung và thấp có nên cứ tiếp tục làm công cụ tay sai, thi hành những chỉ thị miệng "ác ôn" của cấp trên truyền xuống không — những chỉ thị mà lãnh đạo sẽ sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm và đổ vấy cho cấp dưới?
Và càng thấp trong hệ thống, các chiến sĩ công an càng cần biết rằng trên cả thế giới ngày nay, chứ không riêng gì ở Việt Nam, các tòa án công lý đúng nghĩa đã từ lâu không còn chấp nhận kiểu ngụy biện "chỉ vì theo lệnh trên"!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét