Lê Công Giàu (ảnh chụp trước nhà) |
Phản đối TQ trước nhà hát TPHCM ngày 9/12/2012 người có đánh dấu là BS Huỳnh Tấn Mẫm |
Lê Công Giàu (ảnh chụp trước nhà) |
Phản đối TQ trước nhà hát TPHCM ngày 9/12/2012 người có đánh dấu là BS Huỳnh Tấn Mẫm |
Tổng thống Obama đã chính thức đề cử ông John Kerry vào ghế ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Tạp chí có tiếng The Economist vừa có blog khuyến nghị người vừa được đề cử vào ghế ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, dùng vị thế và quan hệ của mình với Hà Nội để gây tác động tới các quyết định bắt giam giới bất đồng chính kiến trong nước, trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, người vừa bị bắt.
Trong blog ra ngày 28/12 với tựa 'Hey John Kerry, free Le Quoc Quan' thuộc mục Chính trị Hoa Kỳ, tác giả ký tên M.S. mở đầu bằng nói về sự hoài nghi đối với chất lượng ngoại giao Mỹ khi xem Washington sẽ khó có thể thuyết phục được các nước khác thay đổi một cách đáng kể về những chính sách lớn.
Trong khi tồn tại sự nghi ngờ về những chủ đề vĩ mô như Taliban-Afghanistan, Bắc Hàn, Syria, sẽ đi tới những thành công với ghế ngoại trưởng mà ông Kerry sắp đảm nhận thì tác giả bài viết cho rằng đôi khi có một ngoại trưởng như ông lại có thể làm được những sự khác biệt lớn.
Ở cấp độ vi mô, có một quốc gia nơi mà Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng đặc biệt, và là nơi mà sự can thiệp ngoại giao của Hoa Kỳ thường có thể có tác động tích cực đáng kể đối với nhân quyền, ít nhất là các nhóm nhỏ trong dân. Đó sẽ là Việt Nam, The Economist nhận định.
Tác giả cho rằng ông Kerry có "điểm son" với Hà Nội sau khi ông cùng ông John McCain tham gia giải quyết chủ đề tù binh chiến tranh và lính Mỹ mất tích (POW/MIA) cũng như thiết lập lại quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam.
Ông Kerry không chỉ có được mối quan hệ trực tiếp tuyệt vời với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà bản thân ông là người nổi tiếng.
Ảnh ông được trưng bày để tuyên truyền tại nhiều viện bảo tàng ở Việt Nam, để mừng cho những gì mà chính phủ Việt Nam phô trương như hành động chuộc tội của Hoa Kỳ cho chính sách sai lầm trong thời gian chiến tranh.
Tất nhiên là hình ảnh này được dùng để phụ họa thêm cho mục đích của Hà Nội muốn chứng tỏ họ là một thành viên được cộng đồng thế giới chấp nhận trong bối cảnh có quan hệ với Hoa Kỳ một cách thân thiện nhưng cũng "lúc nắng lúc mưa".
'Trấn áp blogger'
Hai trong số các người bạn của luật sư quân là Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn từng ngồi tù.
Điều này sẽ đưa ông Kerry ở một vị trí tuyệt vời để vận động cho những thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như, trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam bị bắt về tội trốn thuế.
Cần phải nói rõ là Lê Quốc Quân không bị bắt giam vì tội trốn thuế, bài blog bình luận. Đây là lần thứ ba luật sư này đã bị bắt.
Lần đầu tiên, ông bị bắt khi từ Hoa Kỳ trở về vào năm 2007 vì ông đã dám liều lĩnh nhận một học bổng để nghiên cứu chính trị dân chủ ở Viện Dân chủ Quốc gia.
Sau khi trở về Việt Nam, ông liên tục bảo vệ những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, tham gia vào các cuộc biểu tình cho tự do tôn giáo và bài Trung Quốc, và bản thân ông Quân đã dính vào các hoạt động chướng tai gai mắt vì có màu sắc chính trị.
Luật sư Quân nay bị bắt vì Việt Nam đang triển khai đợt trấn áp giới viết blog, rõ ràng là có liên quan đến thực trạng kinh tế ảm đạm của Việt Nam, rồi cả những vụ bê bối tham nhũng và những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, xảy ra trong một thế giới của sự cài cắm người thân và người quen trong quan hệ cấu kết tay đôi giữa chính phủ và doanh nghiệp, và sự bất mãn nói chung ngày càng gia tăng.
"Hoa Kỳ cũng không thể ép Việt Nam cho phép công dân của mình làm bất cứ điều gì họ muốn trên internet"
Việt Nam có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến bị ngồi tù. Hoa Kỳ sẽ không thể ngăn Việt Nam bắt các nhà bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không muốn tự vẫn chính trị.
Và Hoa Kỳ cũng không thể ép Việt Nam cho phép công dân của mình làm bất cứ điều gì họ muốn trên internet.
Tuy nhiên, Việt Nam lại phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ và việc Washington hậu thuẫn cho quân sự và ngoại giao trong nỗ lực đương đầu với Trung Quốc về thẩm quyền hàng hải ở Biển Đông.
Điều đó tạo điều kiện cho Hoa Kỳ nói rõ lập trường rằng Việt Nam sẽ phải trả một giá có giới hạn, tức là sẽ bị bẽ mặt cũng như nhận được ít hơn sự ủng hộ, nếu Hà Nội đi quá đà trong việc trấn áp giới bất đồng chính kiến.
John Kerry, nhờ những phẩm chất cá nhân của mình, sẽ ở một vị trí để cắm mốc biên giới sâu rộng hơn một ngoại trưởng khác có thể làm, tức là đối với một ngoại trưởng mà không được Việt Nam xem là người hùng của quá trình hòa giải Mỹ-Việt.
Ông nên sử dụng vị thế đó để thử sức và đưa Lê Quốc Quân và một số các nhà hoạt động dân chủ thân hữu của Quân ra tù. Và tôi khá lạc quan ông sẽ làm điều đó, tác giả M.S. của tạp chí The Economist nhận định.
NQL: Báo lề Đảng đưa tin ls Lê Quốc Quân bị bắt về việc trốn thuế 400 triệu đồng nhưng dân gian thì kháo nhau rằng lần này giá của hai bao cao su là 400 triệu. Thử hỏi nếu ls Lê Quốc Quân không đi biểu tình chống TQ xâm lược, không lên tiếng mạnh mẽ trước cái ác và cái xấu thì liệu với việc trốn thuế 400 triệu đó ( nếu có thật) anh có bị khởi tố bắt giam không? Câu hỏi không cần câu trả lời vì "câu chuyện anh Điếu Cày trốn thuế" tự nó đã là câu trả lời chính xác. Tự diễn biến là gì? Trước hết đó là cái cách biến dân thành kẻ thù, tự mình đục đáy con thuyền Cách mạng mà cứ đinh ninh mình đang bảo vệ con thuyền Cách mạng ấy.
=====
Nhà văn Phạm Thành
Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.
Nội dung vụ việc dẫn đến hành động chống đối có khác nhau, nhưng bản chất chỉ có một, đó là chính quyền chỉ nghĩ đến lợi ích của chính quyền mà quên đi lợi ích của dân, danh dự của người dân. Sở dĩ chính quyền dám làm thế vì lực lượng trấn áp dân, tuy đều từ con em nhân dân mà ra, nhưng lại do chính quyền điều hành, chỉ nghe lệnh của chính quyền.
Họ không biết làm như thế là cố ý dồn dân về phía đối lập với chính quyền và những hành động này nếu không "hồi tâm tu tĩnh" để dừng lại, đương nhiên chính quyền sẽ không còn là chính quyền của dân nữa. Vậy, một chính quyền không còn là của dân nữa thì dân cần nó mà làm gì?
Chính quyền nên nhớ rằng, từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Tôi cứ lan man nghĩ như vậy khi hay tin LS Lê Quốc Quân, giám đốc Công ty Giải pháp Việt Nam, vừa bị bắt sáng 27.12.2012 với lý do trốn thuế hơn 400 triệu đồng.
Chuyện trốn thuế có hay không đương nhiên là phải đợi tòa án kết luận. Nhưng điều tôi băn khoăn ở đây là, tại sao công an Việt Nam lại thích bắt người như vây? Thử hỏi, ngành thuế đã có giấy tờ gửi cho Quân, nói rõ rằng Quân trốn thuế bấy nhiêu là căn cứ vào pháp luật này, quy định kia của Việt Nam chưa? Và từ đó, Quân đã giải trình lại chưa, cái gì đúng cái gì chưa đúng chưa? Nếu hai bên không thống nhất thì cùng nhau ra tòa. Nếu hai bên ra tòa và chiếu theo quyết định của tòa tuyên Quân trốn thuế thật, nếu Quân không nộp thì cưỡng chế tài sản của Quân. Thế chả hơn sao? Thế chả thấu tình đạt lý hơn sao? Thế chẳng tâm phục, khẩu phục cho Quân và cho dân hơn sao và quan trọng hơn việc hành xử như vậy sẽ tạo ra môi trường công khai, minh bạch, làm cho dư luận khỏi ì xèo, đơm đặt. Thế chẳng hơn sao? Thế chẳng hơn là đưa công cụ chuyên chính bắt người sao? Cần phải ứng sử như vậy mới là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Vì đây hoàn toàn chỉ là vấn đề tranh chấp tiền tài. Đằng này, cứ đụng một tý là hình sự, là bắt, ai trái ý chính quyền một tí là bắt, ai làm công an bực mình một tý là bắt…
Tôi e rằng, cách hành sử như vậy, nhân dân nước mình chả mấy ai ủng hộ mà quốc tế cũng phê phán, từ đó sẽ làm giảm uy tín của chính quyền. Quốc tế phê phán ngày một nhiều, lòng tin của dân vào chính quyền ngày một suy giảm, liệu chính quyền đó có còn đứng vững?
Tát nhiên là không rồi.
Nguồn nguoibuongio
Dec 28, '12 7:49 AM |
Khi ai đó đụng chạm đến một vị chức sắc Công Giáo, thế nào cũng có giáo dân nổi giận. Dù có trưng ra bằng chứng dấu đỏ, chữ ký không thể bác bỏ đó là văn bản giả mạo, thì những người Công Giáo sẽ vẫn bênh vực cho chức sắc của mình rằng – Các Đấng có đường lối riêng, không thể đem suy luận thấp hèn mà đánh giá các Đấng được.
Lê Quốc Quân cũng là một giáo dân như vậy. Lần trước khi ĐC Nguyễn Văn Nhơn còn trong Đà Lạt, mình nói với Quân đợt tới ĐC Nhơn sẽ ra Hà Nội là phó tổng Giám Mục Hà Nội quyền kế vị. Quân bảo mình nói láo,châm chọc chuyện Giáo Hội, biết gì mà xen vào. Lúc ĐC Nguyễn Văn Nhơn ra một thời gian, mình lại nói 15 ngày nữa ĐC Nhơn sẽ thay thế Đức Cha Ngô Quang Kiệt, không chỉ có thế mà ở trong Vinh Giám Mục Cao Đình Thuyên sẽ nghỉ hưu để Linh Mục Nguyễn Thái Hợp ra Vinh làm Giám Mục Lần nầy thì Quân nổi nóng thực sự, đến mức chửi thề và doạ giết mình vì phao tin đồn nhảm.
Nhưng 15 ngày sau, mãi đến 6 giờ chiều, tin chính thức từ toá thánh Vatican thông báo. Hôm sau Quân gặp mình, bắt tay và khóc.
Rút kinh nghiệm từ Quân,cho nên bài viết này, mình sẽ không đưa nhận xét của mình về các Đấng Bậc chức sắc Công Giáo, mà chỉ kể lại một số sự việc. Qua đó bạn đọc tự đánh giá.
Từ khi ĐC Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về nắm quyền Giám Mục ở giáo phận Vinh, lúc đó ngọn lửa Tam Toà vẫn còn hừng hực bỗng dịu dần xuống. Một số Linh Mục kiên quyết được điều chuyển đi xứ khác xa xôi hơn, đặc biệt những Linh Mục này vốn trông coi những giáo xứ gần nhau thường qua lại xứ của nhau, nay người vào Hà Tĩnh, người lên giáp Lào cách xa nhau hàng trăm cây số.
Đức Cha Phao Lô Cao Đình Thuyên về hưu bởi đã quá tuổi, đó là việc bình thường. Việc điều chuyển Linh Mục đi các xứ cũng là chuyện bình thường trong giáo hội Công Giáo. Khách quan thì việc thay thế, điều chuyển là vẫn xẩy ra. Cho nên nhìn nhận việc ĐC Hợp về thay và thực hiện việc điều chuyển Linh Mục không có gì là lạ.
Một người phụ nữ nấu bếp ở toà Giám Mục Xã Đoài thời Đức Cha Cao Đình Thuyên bị bắt tù vì tội trải truyền đơn cho cha Tadeo Nguyễn Văn Lý mở màn cho một loạt các cuộc bắt bớ giáo dân khác xẩy ra trên giáo phận Vinh hồi năm ngoái. Người phụ nữ này từng có mặt ở Tam Toà và chịu đánh đập bởi một đám đông " quần chúng tự phát ", sau đó công an Quảng Bình bắt vài ngày vì tội " gây rối trật tự công cộng ". Người phụ nữ này bị bắt sau khi ĐC Nguyễn Thái Hợp về quản Xã Đoài, bà ta không còn ở trong nhà bếp nữa. Hình như tên chị là Thuỷ, phó chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Tam Toà.?
Một điều tối kỵ của cơ quan an ninh là hạn chế bắt người Công Giáo tại khu vực đông giáo dân, trong ngày lễ Trọng. Thế nhưng tại Vinh, một giáo phận có hàng nửa triệu giáo dân, trong những giáo xứ toàn tòng thì những cuộc bắt bớ diễn ra không cần phải né tránh điều tối kỵ ấy. Ngay chiều ngày 24 tháng 12 năm 2011, Phero Nguyễn Đình Cương , một thanh niên Công Giáo bị bắt ngay tại giáo xứ Yên Đại của mình, trong một nhà người bạn hàng xóm.
Tới đây cuộc xét xử của mười mấy thanh niên Công Giáo sẽ diễn ra tại thành phố Vinh, như đã nói, nơi có hàng trăm người Công Giáo sinh sống. Phiên toà này do tính chất thụ lý vụ án, không nhất thiết phải xử ở Vinh. Nó có thể được xử ở Hà Nội nơi mà các bị cáo đang bị giam giữ suốt từ khi bắt đến giờ. Nhưng nhà cầm quyền không hề e ngại sức nóng của các vụ Tam Toà, Con Cuông ( xảy ra khi ĐC Nguyễn Thái Hợp ở nước ngoài ) khiến phiên toà căng thẳng.? Một điều thật lạ. !!! khi chọn Vinh làm nơi mở phiên toà, lý do đa số bị cáo là người Vinh chỉ là một phần.
Trở lại vụ Con Cuông, khi tình hình rất căng thẳng thì ĐC Nguyễn Thái Hợp về nước. Nguyên văn trong một bản báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An gửi Thủ Tướng Chính Phủ có đoạn.
- Từ khi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp về nước ( 3h sáng ngày 14/7/2012 ) thì giáo hội có sự thay đổi về phương thức. Bớt trực diện, cực đoan, từ bỏ ý định diễu hành tại thành phố Vinh, bao vây trụ sở tỉnh uỷ, UBND tỉnh, phong toả đường quốc lộ 1A.
Nhìn nhận dưới quan điểm một người kính Chúa yêu nước, sống Phúc Âm trong lòng dân tộc, tốt Đời đẹp Đạo… thì hẳn nhiên phải thấy ĐC Phaolo Nguyễn Thái Hợp Giám Mục giáo phận Vinh, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình của HĐGM Việt Nam là một người có tâm nguyện muốn một giáo phận Vinh yên bình dưới những tiêu chí ấy.
ĐC Nguyễn Thái Hợp có một quá khứ phi thường, thân phụ bị sát hại, lúc 9 tuổi ĐC Hợp vác di hài thân phụ băng sông vào Nam. Sau này làm Linh Mục, ĐC theo một trường phái gọi là thần học giải phóng, sau này theo dòng Đa Minh. Khi ĐC đi sang Nam Mỹ ngài mang hộ chiếu VNDCCH, sau ngày 30/4 vì nặng lòng với quê hương, ngài đổi hộ chiếu CHXHCNVN với mong muốn sau này về nước mục vụ cho giáo hội Việt Nam. ĐC từng đi nhiều nơi trên thế giới như Thuỵ Sĩ , Liên Xô để học hỏi nghiên cứu về triết học.Sau nhiều khó khăn, cuối cùng ĐC cũng được về nước cho đến ngày nhận mũ, gậy làm Giám Mục tai quê hương ngài là giáo phận Vinh.
ĐC là người uyên thâm, viết nhiều sách. ĐC có cái nhìn xéo rất nhanh nhẹn mà hiếm có Linh Mục nào có, đừng nói là Giám Mục.
Giuse Lê Quốc Quân, người con của giáo dân của giáo phận Vinh, sinh sống tại Hà Nội. Giuse Lê Quốc Quân là thành viên trong Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình mà ĐC Nguyễn Thái Hợp làm chủ tịch. Một người như Quân thì không ai lạ gì quan điểm của anh ta, và cũng không ai lạ gì quan điểm của nhà cầm quyền đối với anh ta. Thế nhưng ĐC Nguyễn Thái Hợp vẫn nhận anh ta vào làm thành viên UBCLHB của Giáo Hội. Lạ lùng, nhiều người cho rằng ĐC Nguyễn Thái Hợp có những quan điểm đổi mới, là " ẩn số ", là Đấng có những bước đi " rất riêng "….
Uỷ ban Công Lý Hoà Bình và Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo đều là những tổ chức tôn giáo hoạt động được Đảng và Nhà Nước, Chính Phủ CHXHCN VN đồng ý.
Một thời gian sau, ĐC Nguyễn Thái Hợp gợi ý cho Quân nên ra khỏi UBCLHB. Có lẽ ĐC thấy Quân không thể gò mình đi theo con đường của UBCLHB mà ngài đang hướng tới. Giuse Lê Quốc Quân âm thầm từ giã UBCLHB không hề có một lời phân bua, tính nó là vậy ( sở dĩ tôi gọi Quân là "nó" bởi tình cảm thân thiết giữa chúng tôi với nhau ) Quân có thể chết chứ không bao giờ nói một lời không hay về Giáo Hội hay các Đấng Bậc.
Một Đạo mà có tín đồ như thế, thật đáng kính trọng nền tảng luân lý của Đạo ấy.
Trong khoảng thời gian đó, Giuse Lê Quốc Quân cũng thôi làm thành viên ban liên lạc nhóm Doanh Trí Công Giáo tại Hà Nội, cũng bởi một lý do rất riêng.Giá như Lê Quốc Quân đi theo con đường của ĐC Nguyễn Thái Hợp có lẽ số phận không như ngày hôm nay. Nhưng nói " giá như" như thế thì còn gì để mà nói, vì đó đâu phải Lê Quốc Quân nữa.?
Mình nói với Quân về sự vô hiệu hoá, cô lập, phân hoá, biện pháp ngăn chặn, cơ sở, đặc tình, đấu tranh đối tượng..về LLBM, về MLBM, về những nhân tố tích cực trong giáo hội, những linh mục tu sĩ tiến bộ..diễn giải từng thứ theo cách mà mình hiểu, nêu ví dụ điển hình cho Quân nghe. Tất cả để muốn nói với nó rằng – Mày chuẩn bị tinh thần đi.
Có lẽ Quân cũng có chuẩn bị tinh thần cho ngày bị bắt, nhưng tính nó mình biết, ít nhiều vẫn có chút hồn nhiên, ngây thơ và hy vọng vào điều gì đó, nên chắc còn nhiều thứ không kỹ, không làm xong, chẳng hạn như vấn đề về con cái học hành, người trông nom uỷ thác công việc dở dang…
Quân nói.
- Tôi không sợ tù, tôi biết nếu tôi có tù vì bất cứ lý do gì, đó đều là sự trả giá cho lý tưởng mà tôi theo đuổi.
Đó là câu chuyện của tuần trước, còn của tháng trước là Quân hỏi mình về làm với nó để có ít tiền tiêu Tết, mình nói.
- Đm tôi làm thế nào được cho ông, tính tôi hay văng tục chửi bậy, nhìn như thằng xe ôm. Ông thì kính trắng thư sinh. Làm cho ông, lúc nào ngứa mắt tôi chửi ông thì ra đ gì, nhân viên lại chửi sếp.
Lúc đó Quân lái xe ô tô, mình quần đùi, đầu trọc ngồi khoanh chân trên ghế. Đến đoạn tắc đường, người đi đường cứ nhìn vào xe với ánh mắt ngạc nhiên. Chắc họ không hiểu một thằng thư sinh, kính trắng, hiền lành sơ mi, cà vạt cầm vô lăng và thằng đen đúa, mặt mùi sần sùi, quần đùi ngồi khệnh khạng bên cạnh sao lại đi với nhau.?
Biết đâu tới đây, chúng tôi lại đi cùng nhau trong đoạn đường phía trước. Chuyện thường mà, như tôi đã nói rồi – tất cả chúng ta đều trong rọ.
Thôi có bài hát yêu thích này, tặng bạn Lê Quốc Quân, tôi biết ông có thể khác tôi nhiều điều, nhưng chúng ta đều là những đứa con luôn nghĩ về Mẹ mình và nhiều người thân khác nữa.