Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

VRNs. Thánh lễ công lý và hòa bình: Hành trình đức tin của ông Nguyễn Hữu Cầu

Nguồn chuacuuthe

ĐĂNG NGÀY: 31.03.2014

VRNs (31.3.2014) – Sài Gòn – Ông Nguyễn Hữu Cầu, người sau 32 năm bị giam trong nhà tù cộng sản đã làm chứng về hành trình đức tin của mình trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn lúc 20 giờ, Chúa Nhật 30.3.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngày hôm qua do cha Antôn Lê Ngọc Thanh, phụ trách Truyền thông Chúa Cứu Thế chủ tế và cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, tu sĩ dòng Đaminh Việt Nam giảng lễ.

https://www.chuacuuthe.com/images2013/cha-thoai-lan-cuoi.mp3

Audio cha Giuse Đinh Hữu Thoại nêu ý cầu nguyện đầu lễ

Ngoài một số khuôn mặt người Công giáo cũng như không Công giáo thường xuyên tới tham dự thánh lễ hàng tháng này, cộng đoàn trong thánh lễ chú ý đặc biệt tới người đàn ông ngồi đầu trong hàng ghế đầu. Đó là ông Gioan.B Nguyễn Hữu Cầu, 64 tuổi, một tù nhân lương tâm mới ra khỏi tù.

https://www.chuacuuthe.com/images2013/ong-Cau-lam-chung.mp3

Ông Nguyễn Hữu Cầu chia sẻ và làm chứng 

 

https://www.chuacuuthe.com/images2013/Bai-giang-cha-Nhut.mp3

Audio Bài giảng của cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt

 

Quý cha đồng tế trong thánh lễ

Quý cha đồng tế trong thánh lễ

 

Ông Gioan.B Nguyễn Hữu Cầu kể về hành trình đức tin và làm chứng việc Đức Mẹ cứu mình.

Ông Gioan.B Nguyễn Hữu Cầu kể về hành trình đức tin và làm chứng việc Đức Mẹ cứu mình.

DSC_0281

Sau phần giới thiệu ý cầu nguyện trong thánh lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho cộng đoàn biết, ông Nguyễn Hữu Cầu trước đây chưa tin theo Chúa, nhưng trong những ngày tháng bị giam trong nhà tù, ông Cầu đã được linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, JS (Dòng Tên) dạy Đạo, sau đó ông tin theo và lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

Ông Cầu đã lên trước cộng đoàn kể lại hành trình đức tin của mình, cũng như nhờ đức tin mà ông đã vượt qua những đau khổ trong nhà tù như thế nào. Ông Cầu cho biết: "Nhờ ơn Chúa, tôi đã thành con cái Chúa 28-29 năm. Cha Nguyễn Công Đoan đã Rửa tội cho tôi vào dịp lễ Phục sinh năm 1986. Đến nay, sau 29 năm tôi mới đi dự lễ đầu tiên."

Ông Cầu cho biết, khi học Đạo trong nhà tù, ông được cha Đoan dạy những điều cơ bản trong Đạo và trong suốt mấy chục năm đó, ông thường xuyên thực hành những việc đạo đức như lần Chuỗi Mân Côi, ngắm Đàng Thánh Giá. Khi bị coòng chân, những mắt xích trở thành những hạt chuỗi Mâm Côi của ông: "90 mắt xích, tôi đã buộc 50 mắt xích lại và chừa 5 mắt xích trong và đó là chuỗi Mân Côi đầu tiên của tôi."

Ngoài ra ông Nguyễn Hữu Cầu cũng làm chứng việc ông đã được Đức Mẹ cứu ông thoát khỏi ý định tự tử khi ông bị giam tại Xuân Lộc.

Anh Huỳnh Anh Trí, một cựu tù nhân lương tâm và bạn tù với ông Cầu cho biết, trước khi thánh lễ bắt đầu, ông cầu đã nói với anh: "Trí ơi Trí đây là thật hay mơ. Nếu là thật thì hạnh phúc quá. Nếu là mơ thì tí nữa cán bộ sẽ gọi Nguyễn Hữu Cầu và Huỳnh Anh Trí ra nhận cơm."

Hàng chục năm phải giam trong ngục tù, chắc chắn khi được tham dự thánh lễ với tư cách là một Kitô hữu, ông cầu không khỏi xúc động. Sau thánh lễ ông cho biết: "Tôi cứ nghĩ đây là giấc mơ thôi. Tôi cứ nhéo tay tôi xem có phải là sự thật không. Ở trong tù, tôi ước mơ được vào một nhà thờ nho nhỏ nhưng không ngờ lại được vào nhà thờ to như thế này. Tôi cứ nghĩ, tôi đang mơ mơ, lát nữa tỉnh dậy thì lại thấy đây là cái nhà tù thì… Tôi rất hạnh phúc vì được tham dự thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa."

Ông Nguyễn Hữu Cầu cùng với cộng đoàn cầm nến sáng hiệp lời cầu nguyện

Ông Nguyễn Hữu Cầu cùng với cộng đoàn cầm nến sáng hiệp lời cầu nguyện

DSC_0318

Một số người tham dự thánh lễ hôm nay cũng có những nhận định khi nghe ông Cầu chia sẻ về hành trình đức tin của ông. Anh Huỳnh Anh Tú, một cựu tù nhân lương tâm cũng là bạn tù với ông Cầu và đang học Đạo, bùi ngùi nói: "Trong suốt thời gian anh Cầu ở trong tù, anh luôn vững tin vào Thiên Chúa nên hôm nay anh Cầu đã được Thiên Chúa giải thoát. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy rất là hạnh phúc vì tôi sắp sửa là một thành viên trong gia đình Hội thánh Chúa. Trong lòng tôi, tôi nguyện mãi mãi theo chân Chúa."

Cô Châu nghẹn ngào: "Tôi rất xúc động với hình ảnh một bác lớn tuổi, mắt không nhìn thấy rõ, tai cũng nghe không rõ nhưng có lẽ nơi bác đã mở mắt cho biết bao nhiêu tâm hồn nhận biết Chúa. Đặc biệt khi tôi nghe những lời bác chia sẻ, tôi cảm nhận được những bài học rất đời thường về sự yêu mến Đức Mẹ, lòng tin vào Chúa Giêsu và những bài học về Đức tin của bác khi bác dùng tràng chuỗi Mân Côi để giúp bác trở nên vững vàng hơn."

Ông Thịnh quả quyết: "Tôi nghĩ sức người không thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, mà cần phải có niềm tin và Đức tin mới giúp ông JB Nguyễn Hữu Cầu vượt qua được."

Những lúc ông Cầu bị biệt giam trong thời gian dài, ông đã cùm chân với những dây xích dài và to. Ông đã dùng chính những dây xích ấy làm Chuỗi Mân côi để an ủi ông trong những lúc cô độc ấy. Ông Phaolo Thiện bộc bạch: "Tôi cảm động nhất là tràng chuỗi Mân côi của bác Cầu. Trước khi ông được rửa tội, ông lại có thể viết được những giai điệu Thánh ca. Rõ ràng đây là sự linh hướng của Thiên Chúa dành cho ông. Tôi rất cảm phục chí khí hiên ngang, can đảm cho dù có những lúc tuyệt vọng, có những giây phúc cùng cực nhưng ông vẫn cảm nhận được tình yêu Chúa tuôn đổ trong ông".

Blogger Huỳnh Công Thuận chia sẻ: "Phục nhất là sau 37 năm tù đày dài đăng đẳng nhưng ông Cầu không hề hận thù chửi bới …"

Trong phần đầu thánh lễ khi nêu ý cầu nguyện, cha Giuse Đinh Hữu Thoại cũng cho biết, "Kể từ ngày Chúa nhật, 30.03.2014 tới đây, DCCT Hà Nội [giáo xứ Thái Hà] sẽ tổ chức thánh lễ cầu nguyện định kỳ mỗi Chúa nhật cuối tháng cho Công lý và Hòa bình."

PV.VRNs

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh : Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai

Nguồn rfablog

Sat, 03/29/2014 - 15:32 — nguyenhuuvinh

Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.

Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.

Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất  trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.

Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông  Ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).

Nên nhớ rằng, ông Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã "được" UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật "nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn".

Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ:Ngày 20/1/2013 tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là "dự án treo". Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.

Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này.   

Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.

Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.


Kỳ Anh hôm nay

Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.

Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.

Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.

Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết "Con giun xéo lắm cũng quằn". Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoaàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Cho đến giờ này, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.

Thông tin mới nhận được: Sau khi những thông tin này được loan trên mạng vào hồi 21h30, vào lúc 23h ngày 29/3, Tỉnh HT đã có thông báo: Đề nghị bà con về nghỉ và sau 15 ngày, Tỉnh sẽ vào họp và chấp nhận các yêu cầu của người dân. Sau đó người dân đã rút về chờ đợi.

Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tiếp theo khi có thông tin mới. 

Ngày 29/3/214  

Nguyễn Hưng Quốc - Gặp gỡ trên facebook

Nguồn diendantheky

Thứ Năm, ngày 27 tháng 3 năm 2014

Hình: internet
Cuối cùng, tôi cũng bị mắc lưới facebook.

Nói cuối cùng, vì đã năm bảy năm nay, tôi cố gắng khoanh tay đứng ở ngoài. Kính nhi viễn chi.

Đọc báo, tôi biết không có mạng lưới truyền thông đại chúng nào phát triển nhanh như facebook. Chỉ ra đời mới có 10 năm, đến đầu năm nay, mỗi tháng đã có 1.23 tỉ người, tức một phần sáu dân số thế giới, sử dụng facebook. Riêng ở Mỹ, số người sử dụng facebook lên đến 71% tổng số người trưởng thành.

Ở Việt Nam, theo báo Nhân Dân vào đầu tháng 2 vừa rồi, có 19.6 triệu người sử dụng facebook, chiếm 74.1% số người dùng internet và 20% dân số cả nước.

Có thể nói, trong lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một phương tiện truyền thông đại chúng nào lan rộng một cách nhanh chóng như vậy. Báo chí, dưới hình thức in, mất cả mấy trăm năm mới đến được, phần nào, những tầng lớp bình dân. Cả radio lẫn ti vi đều mất trên dưới nửa thế kỷ mới thực sự được đại chúng hóa, đặc biệt, ở các nước nghèo. Hơn nữa, cái gọi là mạng lưới ở tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống ấy chỉ có ý nghĩa rất giới hạn, chủ yếu, giữa những người sản xuất. Quần chúng, từ độc giả đến khán giả và thính giả, lúc nào cũng chỉ là những kẻ tiêu thụ thụ động và xa cách. Họ, dù đông đảo đến mấy, vẫn đứng ngoài. Sự tương tác, nếu có, cũng thật họa hoằn.  Facebook thì khác. Nó đúng là một mạng lưới buộc mọi người lại với nhau. Ai cũng có quyền lên tiếng. Mọi người đều bình đẳng như nhau. Chỉ có một khác biệt ở phạm vi: người được nghe nhiều, người được nghe ít. Vậy thôi.

Mà không cần đọc báo, chỉ cần lắng nghe bạn bè tán gẫu trong các buổi nhậu nhẹt, tôi cũng biết được là facebook phổ biến đến độ nào. Hầu như ai cũng vào facebook. Một số người ăn dầm ở dề trên facebook. Đề tài các câu chuyện của họ phần lớn châu tuần chung quanh facebook. Niềm vui và nỗi giận của họ nảy sinh từ facebook. Bạn bè của họ, những kẻ họ thường tâm sự và lắng nghe tâm sự, cũng đến từ facebook. Nghe, tôi vừa thèm thuồng vừa sợ hãi. Thèm thuồng trước cái thế giới mênh mông của họ. Sợ hãi vì số thời gian trong ngày họ bỏ ra cho facebook. Bởi vậy, suốt cả mấy năm, facebook, với tôi, vừa là một sự quyến rũ lại vừa là một đe dọa. Tôi biết tôi không có nhiều thì giờ để phây bút phây biếc. Tôi cũng biết tính tôi không thích đàn đúm, ngay trong đời thật, đừng nói gì trong thế giới ảo. Những lúc ấy, bạn bè thường xúi tôi vào facebook. Tôi đều từ chối.


Vậy mà, cuối cùng, cách đây một tuần, tôi lại xiêu lòng. Cũng mở trang facebook riêng. Cũng post bài này bài nọ. Cũng kết bạn kết bè và cũng lao xao "like" với người này người khác. Hơi chút thẹn thùng, tôi dùng hai câu thơ của Trần Lê Kỷ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 để phân bua: "Thấy ai ai ta cũng ai ai / Ai ai ấy thì ta cũng… ấy".

"Ấy" trên facebook, tôi có niềm vui là được gặp gỡ rất nhiều bạn bè. Trước, tôi chỉ có một số bạn, chủ yếu thuộc hai giới: các nhà văn/nhà thơ và các nhà giáo, hai lãnh vực sinh hoạt chính trong đời sống của tôi. Trong cả hai giới, tôi biết nhiều nhưng để gọi được là thân thì lại rất ít. Thực sự tâm sự được, chỉ có vài người. Trên facebook thì khác. Không những có bạn mà còn có bạn của bạn rồi bạn của bạn của bạn, v.v… Rất nhiều người, được gọi là bạn trên facebook nhưng tôi chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ nghe tên. Nhưng tôi lại có thể THẤY được họ. Không phải là thấy mặt mũi hay dáng dấp hay quần áo và nhà cửa của họ. Mà là thấy được tính cách và phần nào tâm tư của họ. Chỉ cần vào trang facebook của từng người, qua những gì được họ đăng tải hay bình luận, chúng ta cũng có thể thấy được người ấy thích gì, thường quan tâm đến vấn đề gì; nếu những vấn đề ấy liên qua đến chính trị, chúng ta cũng thấy được khuynh hướng cũng như trình độ và mức độ nhận thức của họ ra sao, v.v… Ngay với những người tôi quen biết ngoài đời, khi vào facebook, có cảm giác như họ là kẻ khác. Ngoài đời, họ hiền lành, khiêm tốn, nhỏ nhẹ bao nhiêu, trên facebook, họ dí dỏm, hoạt ngôn, xông xáo trong các cuộc tranh luận bấy nhiêu.

Nhưng thích nhất trên facebook là được gặp lại những người quen và những người thân.

Quen, phần lớn là bạn học cũ và bạn cùng làng ngày xưa. Bạn học cũ, từ tiểu học và trung học của tôi, đều ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Sau năm 1975, vào Sài Gòn, tôi mất liên lạc với tất cả. Bạn học ở đại học, hầu hết đều ở Sài Gòn, sau ngày tôi vượt biên, qua Pháp rồi sang Úc, cũng dần dần bặt tăm. Bây giờ, qua facebook, tôi mới được gặp lại một số. Nhìn hình, thấy ai cũng già và lạ hoắc, hầu như không thể nhận ra được. Nhưng qua họ, bao nhiêu kỷ niệm hồi nhỏ lại sống dậy và ùa về, nườm nượp. Tự dưng thấy bâng khuâng. Và hình như có chút nhớ nhung. Chả nhớ ai cụ thể cả. Chỉ nhớ. Hay nói như Xuân Diệu, "biết nhớ ai đành chỉ nhớ xa xôi".

Người thân, nhiều nhất là trong gia đình và họ hàng. Đã gần 10 năm nay, tôi không được về Việt Nam, ngay với anh em ruột, cũng không được gặp gỡ. Lâu, thật họa hoằn, mới điện thoại hay email cho nhau. Cũng lâu, thật lâu, mới gửi cho nhau vài bức ảnh. Thì cũng hình dung được ít nhiều cuộc sống của nhau. Nhưng chỉ khi vào facebook, tôi mới thực sự THẤY các em tôi. Thấy được mặt mũi. Thấy được các sinh hoạt. Thấy được các suy nghĩ. Thấy được các tác phẩm chúng đã hoàn tất. Và thấy cả bạn bè của chúng.

Có thể nói, trên facebook, người ta không những gặp nhau mà còn thấy được nhau. Cái gọi là tình bạn trên facebook, do đó, vừa ảo vừa thật. Hơn nữa, có khi còn thật hơn cả thật.

Xưa, bạn bè chỉ giới hạn trong một không gian nhất định: bạn cùng làng, cùng lớp, cùng trường, cùng sở. Tất cả đều gắn liền với một địa điểm. Từ đời sống nông thôn đến đời sống thành thị, khái niệm địa điểm ấy thay đổi chút xíu: ở nông thôn, địa điểm ấy thường gắn liền với các đơn vị hành chính: làng, xã, huyện, và, hiếm hơn, tỉnh; ở thành thị, địa điểm ấy thường gắn liền với các đơn vị nghề nghiệp: chợ, công sở hay công ty. Nhưng tất cả những sự gần gũi ấy chưa chắc đã giúp người ta thấy được nhau một cách trọn vẹn. Thường, chỉ một góc. Có khi chỉ là một góc thật nhỏ. Trên facebook, tính cách của người ta hiện ra rõ nét hơn. Dường như, cho đó là một thế giới ảo, nhiều người rất thành thực trong việc khoe khoang cũng như giãi bày tâm sự. Bất kể nội dung hay mức độ của sự khoe khoang hay giãi bày ấy thế nào, riêng sự thành thực như vậy đã đáng quý. Thành thực đến mức quên cả ý niệm về sự riêng tư.

Cũng có thể nói, facebook dần dần làm thay đổi quan hệ cá nhân giữa người và người. Theo Pew Research Center, khoảng một nửa những người sử dụng facebook có trên 200 bạn.

Trời, với những người ngoại đạo của facebook, nghe con số ấy, hẳn không khỏi kinh ngạc. Bạn ở đâu mà lắm thế? Giới hạn trong không gian và địa điểm, bạn, theo nghĩa truyền thống, cả đời dồn lại may lắm mới được vài chục người. Bây giờ, người ta có cả hàng trăm người; một số, có cả hàng ngàn người. Con số ấy sẽ trở thành một lực lượng đáng kể. Trước hết, lực lượng cho giới làm thương mại: đó là đối tượng để người ta quảng cáo và là một trong những nguồn lợi lớn, cực lớn cho người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg. Dĩ nhiên, nó cũng là một lực lượng rất có ý nghĩa cho các thay đổi về chính trị và xã hội. Cuộc cách mạng tại Trung Đông và Bắc Phi cách đây mấy năm là một ví dụ.

Nhiều người đã thấy điều đó. Dĩ nhiên công an Việt Nam cũng thấy. Bởi vậy, trong cái đám bạn bè đông đúc trên facebook, chắc là có khá nhiều công an giả dạng để theo dõi và quấy rối. Chán.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Luật sư Hà Huy Sơn : GIẤY MỜI, GIẤY TRIỆU TẬP VÀ QUYỀN CÓ LUẬT SƯ ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Nguồn boxitvn

26/03/2014

I. Giấy mời, giấy triệu tập hiểu theo Đại từ điển tiếng Việt Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2010:

Từ điển không có từ "giấy mời" chỉ có "mời" là: Tỏ ý mong muốn, yêu cầu ai làm việc gì với thái độ lịch sự trân trọng (tr 1059). Nên có thể hiểu "giấy mời" là "mời" được ghi ra giấy.

Từ "triệu tập" là: "Gọi, mời đến tập trung một địa điểm (thường mở hội nghị, lớp học)" (tr 1653).

II. Theo quy định của pháp luật:

1. Không có một điều khoản hay một văn bản pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được "giấy mời" của cơ quan nhà nước, công chức là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là người được mời có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.

2. Giấy triệu tập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì những người sau đây phải có mặt:

2.1. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3, Điều 49);

2.2. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (khoản 3, Điều 50);

2.3. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4, Điều 51);

2.4. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 52);

2.5. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 53);

2.6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 2, Điều 54);

2.7. Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải (điểm a, khoản 4, Điều 55).

Điểm 1.4, mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 của Bộ Công an ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định:

"Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.

Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v. làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra".

3. Quyền công dân có luật sư:

Khoản 4, Điều 31, Hiến pháp 2013, quy định:

"Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa."

Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Khoản 4, Điều 56, quy định: " Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do."

Điều 58, quy định trích:

"1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

2. Người bào chữa có quyền:

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;"

Khoản 1, Điều 59, quy định: " Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình."

Tôi nêu ra một số quy định pháp luật về giấy mời, giấy triệu tập và quyền có luật sư để giúp cho những người quan tâm hiểu được quyền của công dân trong vấn đề liên quan.

Hà Nội, 25/03/2014

H.H.S.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến : Dư Âm Của Những Đám Tang

Nguồn rfablog
Tue, 03/25/2014 - 08:32 — tuongnangtien

Nếu đoàn tàu Việt Nam thuở ấy rẽ vào đường rầy Phan Chu Trinh, nhằm hướng xã hội dân chủ như Na Uy, Thuỵ Điển bây giờ thì sao nhỉ?

̣Phan Châu Trinh

(9/9/1872 – 24/3/1926)

Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, và mất ngày 24 tháng 3 năm 1926. Tám mươi tám năm sau, trên trangDân Luận – đọc được vào hôm 24 tháng 3 năm 2014 – xuất hiện một bài viết ngắn, có đoạn viết về ngày tang lễ long trọng ("từ Bắc tới Nam") của cụ:
 
Đúng 6 giờ sáng 4-4-1926, có khoảng 60.000-100.000 người tụ tập hai bên đường Pellerin, đi nối theo suốt đám tang. Suốt lộ trình đám tang đi qua, từ chợ Bến Thành tới Tân Sơn Nhứt, hai bên đường có nhiều quán nước dựng lên do dân chúng tự động, bưng nước giải khát cho người đưa đám. Họ tặng không nước trà, nước dừa, nước đá, nước chanh.
 
Tại khu vực nghĩa trang có khoảng 200 biểu ngữ, bích chương, viết bằng ba thứ tiếng Hán, Nôm và Quốc ngữ treo la liệt, cũng như suốt lộ trình. Nội dung các biểu ngữ là của các chính khách, nhân sĩ và đoàn thể dân chúng ca ngợi nhà ái quốc vĩ đại Phan Châu Trinh. Nội dung các câu đối, biểu ngữ, lời chia buồn, xuất hiện nhiều từ ngữ mới như "độc lập, tự do", "đoàn kết, dũng cảm", "tranh đấu, giải phóng"... như một thứ tuyên ngôn phát xuất từ đáy lòng của mỗi người dân.Từ Bắc tới Nam, có ít nhứt 40 tỉnh và địa phương đã tổ chức lễ tang và gởi ai điếu, cầu nguyện đến ban tổ chức ở Sài Gòn.

Tại Phnom Penh, các Việt kiều cũng đã tổ chức lễ truy điệu cụ Phan một cách trọng thể. Ngoài ra, học sinh các trường lớn ở Quy Nhơn, Mỹ Tho, Vinh, Hà Nội... đều có công khai hoặc lén lút tổ chức lễ tang vì nhà cầm quyền ngăn cấm. Hình thức chung của tang lễ khắp nơi là đóng cửa các tiệm buôn, mang băng tang, tập họp diễu hành im lặng qua các đường phố với cờ và biểu ngữ để đến một ngôi đình chùa, rạp hát, hoặc một miếng đất trống, nơi tổ chức hành lễ...

 
Đám tang Phan Châu Trinh ngày 4.4.1926 tại Sài Gòn
 
Bài báo thượng dẫn, còn có phần phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc –  ông cho biết thêm:
 
 Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người. Ngoài nhân dân tại chỗ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về dự đám tang, sau đó trở về báo cáo lại với đồng bào và tổ chức lễ truy điệu tại địa phương. Thật sự đã có một quốc tang lớn, càng lớn và sâu sắc là gần như hoàn toàn do nhân dân tự đứng lên tổ chức, lại dưới ách kìm kẹp ráo riết của kẻ thù.
 
"Ách kìm kẹp của kẻ thù" trong tang lễ của cụ Phan (nói nào ngay) cũng không "ráo riết" gì cho lắm, nếu so với đám tang của bà Nguyễn Thị Lợi – một phụ nữ vô danh, từ trần vào hôm 26 tháng 2 năm 2014 – theo tường thuật của bloggerNguyễn Tường Thụy:
 
18 người từ Hà Nội tới Hải Phòng trưa nay bằng một chiếc xe thuê, một số người ở các tỉnh khác như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng đến, tổng cộng khoảng 30 đồng đội của Phạm Thanh Nghiên đã có mặt tiễn đưa Bà Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của Nghiên về cõi vĩnh hằng.
 
Như thông tin đã đưa mấy hôm nay, sự kiện Bà Lợi mất đã được sự "quan tâm" đặc biệt của chính quyền, các hội này nọ gọi chung là mặt trận. Các ngả đường vào nhà tang chủ đều bị mật vụ phong tỏa.
 
Cuộc điện thoại giữa tôi và Thanh Nghiên tối hôm qua cho biết chính quyền, đoàn thể địa phương đòi đứng ra tổ chức tang lễ, làm điếu văn cho đám tang mẹ Thanh Nghiên. Gia đình Nghiên đã cự tuyệt và hợp đồng với một dịch vụ tang lễ.Tuy nhiên họ vẫn "xác định trách nhiệm" đến rất tự nhiên, sà vào bàn dành cho khách, tự rót nước uống (vì không có ai mời)
 
Gia đình cho biết cố gắng kiềm chế tới mức có thể chấp nhận được, không muốn rắc rối trong lễ tang của Mẹ để Bà ra đi được thanh thản.
 
Thế nhưng, mật vụ đông như ruồi. Xe máy của chúng vè vè xuôi ngược khắp các ngõ ngách...
 
Rồi màn giật băng rôn trên vòng hoa viếng quen thuộc cũng diễn ra. Những dải băng đen trên các vòng hoa của Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Gia đình Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị giật trong chớp nhoáng rồi bỏ chạy...
 
 
 
Những cảnh "cướp giật" tương tự, cũng đã diễn ra trước đó, trong đám tang của bà Đặng Thị Kim Liêng – thân mẫu của nhà báo Tạ Phong Tần, từ trần vào hôm 30 tháng 7 năm 2012 – theo như tường thuật của blogger Thanh Nhã:
 
Trong thời gian đoàn lưu lại tại nhà bà Tạ Phong Tần, nhà cầm quyền địa phương cho người đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ cướp giật tiền phúng điếu tại linh cữu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà công an đứng xung quanh không có hành động nào ngăn chặn. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các đường vào nhà, hăm dọa khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền địa phương đã cấm đoán những người hàng xóm của gia đình bà Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách viếng vì đó là gia đình "phản động..."  
 
Cũng như bà Nguyễn Thị Lợi, bà Đặng Thị Kim Liêng chỉ là phụ nữ vô danh và hoàn toàn ...vô hại. Sự hiện diện của công an, côn đồ – cùng với dao búa, mã tấu – trong đám tang của hai người không chỉ thừa thãi, lố bịch mà còn lộ rõ tính chất bất chính và vô học của chế độ hiện hành.
 
Những sự kiện trên – phần nào – cũng giải thích được "khuynh hướng hoài cổ" bàng bạc trong tâm tư người Việt, kể từ khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở đất nước này:
 
Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
N.C.T (1972)
 
Sau Nguyễn Chí Thiện, nhiều người cũng bầy tỏ cái tâm cảm tiếc nuối tương tự với cách diễn tả "tế nhị" hơn:
 
Hà Sĩ PhuNếu đoàn tàu Việt Nam thuở ấy rẽ vào đường rầy Phan Chu Trinh, nhằm hướng xã hội dân chủ như Na Uy, Thuỵ Điển bây giờ thì sao nhỉ?Nếu nương vào Pháp để đi lên thành công, không thành cộng sản, thì giản ước được bao nhiêu thứ:

• không có cuộc đánh Pháp 9 năm 
• không có cuộc "Nam Bắc phân tranh lần thứ 2" dẫn đến cuộc đánh Mỹ 
• không phải tham chiến ở Căm-pu-chia 
• không tranh giành gì để phải đánh Tàu năm 1979 
• không có lý do gì phải tiến hành cuộc "đổi mới hay là chết" 
• không có lý do gì để xuất hiện làn sóng đòi dân chủ-nhân quyền, dẫn đến hài kịch bịt miệng bị cáo trước toà cho thiên hạ xem, vân vân…"

"Nghĩa là tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, bao nhiêu gương anh hùng, bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu hận thù… và tăng thêm được bao nhiêu là hạnh phúc…"

"Nhưng bất hạnh thay, lịch sử đã không chọn Phan Chu Trinh. Không, đừng nói lịch sử, phải nói: dân tộc này đã không chọn Phan Chu Trinh."

 
Phạm Đình TrọngNhững ngày ở xứ sở của thần linh, tôi cứ tiếc nuối, cứ ngẩn ngơ nhớ đến cụ Phan Chu Trinh, một thần linh lớn lao, cao cả của chúng ta mà chúng ta chưa nhận thức đầy đủ.

Cùng thời với Gandhi, chúng ta có Phan Chu Trinh. Cùng tư tưởng, cùng cách lựa chọn như Gandhi, Phan Chu Trinh cũng chủ trương không dùng bạo lực, không đẩy người dân tay không ra đối đầu với súng đạn thực dân, mà phải trước hết nâng cao dân trí cho họ. Dân trí cao, người dân sẽ ý thức được quyền con người, quyền dân tộc mà bền bỉ đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường giành độc lập. Gandhi đã thực hiện điều đó. Ấn Ðộ đã giành độc lập theo cách đó và đã thắng lợi!

Ðịnh mệnh trớ trêu đưa đẩy, chúng ta đã chọn con đường cách mạnh vô sản!" Ðó là cái giá chúng ta phải trả cho con đường cách mạng vô sản mà chúng ta đã chọn!

 
Tôi e rằng bà Nguyễn Thị Lợi và bà Đặng Thị Kim Liêng hoàn toàn, và tuyệt đối, không có dính dáng gì ráo trọi trong việc "lựa chọn" tai hại này. Tuy vậy, cả hai (cùng con cháu) đều phải trả cái giá rất mắc cho cuộc "cách mạng vô sản" ở đất nước mình.
 
Sau 83 năm đô hộ Việt Nam, ngoài tội ác, người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả hiển nhiên thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến trúc ... Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng là "Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới."
 
Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn) và buộc phải ... đi lùi qua những định chế bất nhân và méo mó của chủ nghĩa cộng sản: chế độ hộ khẩu, công an trị, tem phiếu, sổ gạo, hệ thống cửa hàng mậu dịch ...
 
Hậu quả (nay) đã có thể nhìn thấy được, ở tận nước ngoài, nơi có treo những tẩm bảng cảnh cáo viết bằng tiếng Việt – đại loại như: cấm vứt bỏ rácăn cắp vặt là phạm tội...
 
Tấm biển bằng tiếng Việt đặt ở một nhà hàng buffet tại Thái LanẢnh FB.
 
Dân Nhật đâu có bao giờ phải sống với tiêu chuẩn bốn mét vải hàng năm, và ba cái bàn chải đánh răng mang phân phối cho năm người nên họ không hiểu tại sao người Việt hay ăn cắp vặt. Tương tự, người Thái cũng đâu có ai phải xếp hàng từ khuya đến sáng chỉ vì một miếng thịt heo bạc nhạc, hay vài cân gạo mốc nên cũng không "thông cảm" được nỗi ám ảnh về cái đói của chúng ta.
 
Có ông nhà văn Việt Nam còn "khai báo" rằng: "Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá." (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ, Hoa Kỳ: 1994, 32-33).
 
Bác Đỗ Manh Tri gọi đây di sản Mác Xít. Bác Hà Sĩ Phu và Lê Diễn Đức gọi là di họa. Trong ngữ cảnh này, tôi xin phép được dùng hạn từ di lụy cho nó thêm phần phong phú. Và di lụy này còn kéo dài bao lâu thì còn tuỳ vào việc "khai dân trí" và "chấn dân khí" theo như lời chỉ dậy của cụ Phan, từ hồi đầu thế kỷ trước!

VietTuSaiGon :Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Nguồn rfablog

Mon, 03/24/2014 - 13:44 — VietTuSaiGon

Ăn mày và ăn mày dĩ vãng, hai khái niệm này tuy hai mà một. Nếu như ăn mày là hành động (mang tính chuyên nghiệp) thời hiện tại, dùng mọi khả năng có được để xin ăn, để nhận lòng thương từ đồng loại thì ăn mày dĩ vãng nghe ra đáng sợ hơn.

Bởi đối tượng, chủ thể của ăn mày dĩ vãng hoàn toàn khác với ăn mày đơn thuần, ăn mày dĩ vãng bao hàm cả loại người/hạng người không hề đói kém hay khó khăn giống như ăn mày nhưng lại có hành tung và mục tiêu đậm chất ăn mày.

Ở một đất nước mà hai chữ ăn mày được xem như bình thường, như một nhóm nghề và đến một lúc nào đó, hai chữ này bị lạm dụng, đẩy lên mức ăn mày dĩ vãng và cũng xem đó là chuyện rất đỗi bình thường thì e rằng khó mà nói được đất nước đó "văn minh" cỡ nào.

Những năm đầu thập niên 1980, tôi còn nhớ nhiều người xách bị xách gậy xuôi vào miền Nam làm ăn mày. Thời gian này, mùa màng thất bát, kinh tế tập thể dựa trên mô thức làm chấm công điểm, dù người nông dân cố gắng cỡ nào đi nữa mà ông đội trưởng đội sản xuất không bắt mắt, không để ý thì một ngày vã mồ hôi cũng chỉ được vài điểm, tương đương với vài lạng lúa. Người nông dân bế tắc, hoặc là thành ăn mày, hoặc là u u minh minh trong cái mớ bòng bong tập thể. Ăn mày thời đó giống như một hành động cách mạng.

Sau này, nhờ vào thói quen ăn mày của nhiều đời nhiều kiếp khó khăn, cộng thêm nội lực ăn mày thời bao cấp xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể, người dân dần trở nên quen thuộc và bén mòi với việc đi ăn mày. Ngoại trừ một số người gặp hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, không còn đường sống phải ra đường ăn mày, số đông những ăn mày thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa xem đó là một cái nghề hái ra tiền và có không ít người trong họ khá giả, dùng phương tiện cao cấp, một bữa ăn của họ bằng cả tuần ăn của nhà nông. Thế nhưng họ vẫn không đi làm mà chọn kiếp ăn mày!

Đó là mới nói về nghề ăn mày thời nay. Nghề ăn mày còn giới hạn trong một nhóm người, nhưng máu ăn mày thì lại kinh khủng hơn nhiều. Không hiểu sao, một đất nước mà từ người dân cho đến quan chức trung ương đều bị máu ăn mày chi phối?! Từ việc đa phần người dân chịu ngồi thụ động chờ nhà nước trong mọi lĩnh vực mà chưa bao giờ chịu suy nghĩ để nỗ lực, đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của mình vì sợ bị chiếu tướng cho đến những cán bộ từ cấp địa phương đến cấp trung ương đều một mặt thì ngửa tay cầm bất kì đồng bạc nào của người dân nhét vào tay hoặc chờ cấp trên rót kinh phí cứu trợ theo nhiều kiểu. Nói chung là bằng cách này hay cách khác cũng phơi bày cái khổ (diễn) của mình ra để được chiếu cố.

Và đến nước này, người ta cũng không còn đủ tỉnh táo hay đầu óc để suy nghĩ về lòng tự trọng mà vấn đề là cái mình kiếm được nhiều bao nhiêu. Chuyện này không những phát triển ngoài xã hội, ngoài đời thường, ngay cả trong tôn giáo, cũng không thiếu những kẻ ăn mày như thế. Và đương nhiên, tất cả các nhóm đối tượng chứa máu ăn mày này đều có chung một mẫu số: Đã được nhà nước hóa!

Nếu có một ông sư làm bẩn hình ảnh nhà tu, làm ô uế cửa Phật, ông sư đó phải là sư quốc doanh, chắc chắn là thế, vì từ trước tới nay, hầu như 98% những ông sư, bà ni mang tiếng làm ô uế của Phật đều là những sư quốc doanh, dường như tiền lệ này chưa được phá! Và nếu có một ông thầy giáo nào đó làm hỏng học trò, đương nhiên ông thầy giáo đó đã biên chế nhà nước, điều này cũng chưa bao giờ rớt ra ngoài thông lệ, đương nhiên là những ông cán bộ phải là của nhà nước rồi, chuyện bôi bẩn của họ thì miễn bàn. Nhưng, giới văn nghệ sĩ, trí thức, giới mà ít ai dám nghĩ rằng họ sẽ bị nhiễm máu ăn mày. Thế nhưng (xin lỗi chư vị văn nghệ sĩ trí thức có lòng tự trọng trước!) không hiếm những văn nô, những nghệ sĩ mà ở họ, máu ăn mày còn tàn khốc và trơ trẽn hơn cả người không hiểu biết.

Từ những hội viên hội nhà văn cố gắng mua chuộc cái ghế để được hưởng lộc nhà nước, sẵn sàng cúi gập người trước quan chức (mà xét về tư cách, lẽ ra kẻ quan chức kia phải cúi gập người trước nhà văn mới đúng) để nhận tấm bằng khen, nhận miếng ăn cho đến những nghệ sĩ suốt đời chỉ nghĩ được một chuyện duy nhất là làm sao để thâu tóm tiền bạc và sự nổi tiếng về tay mình, bất chấp danh dự, bất chấp đạo đức… Và kinh tởm nhất là có nghệ sĩ mà tuổi đời đã vào diện "lục tuần tri thiên mệnh" rồi vẫn còn chưa trưởng thành, vẫn bị thói quen ăn mày dẫn đường.

Một nghệ sĩ tuyên bố "sẵn sàng quì xuồng lạy ông đại gia" vì ông ta bỏ ra cho mình một số tiền lớn! Chuyện này nên hiểu như thế nào? Trước tiên, thử phân tích về cuộc đời của anh nghệ sĩ này. Anh là ai? Là một nghệ sĩ thành đạt, nổi danh nhờ thực hiện trọn vẹn vai diễn về một sĩ quan quân đội hai mang, ông sĩ quan này đã bán đứng cái chế độ đã nuôi nấng, đào tạo mình thành người tài để rồi đi một chân bên này, một chân bên kia. Chẳng có gì cao thượng cả, có chăng là nhờ vào kịch bản phim luôn tạo ra những tình huống căng thẳng, kịch tính và giải quyết tình huống bằng thắng lợi của anh sĩ quan này, chính sự thông minh và léo hánh của anh sĩ quan hai mang này làm cho nhân vật trở nên sinh động, và anh diễn viên trở thành nổi tiếng với vẻ điển trai, vào vai rất ăn nhập của mình.

Và, sau phim là hàng loạt chế độ đãi ngộ của nhà cầm quyền dành cho anh diễn viên này, đẩy anh ta lên vị trí "siêu sao", nghệ sĩ ưu tú cùng nhiều chế độ bảo hộ cho sự nổi tiếng của anh ta. Anh ta được nuôi ôm trong vòng tay chế độ. Trong lúc xã hội vẫn còn nhiều người ngủ gầm cầu, không thấy ngày mai, vẫn còn nhiều cô giáo miền núi phải đi bắt nhái về cải thiện bữa ăn, nhiều học sinh chắt chiu từng hột muối, từng lạng gạo để tồn tại qua ngày mà kiếm con chữ. Thậm chí, ngay trong giới văn nghệ sĩ, không thiếu người đói, chết không có đất chôn, bệnh không có tiền chữa…

Thế nhưng, vốn dĩ được sống trong chăn êm nệm ấm, sống trong vòng tay che chở và lăng xê của nhà cầm quyền, anh nghệ sĩ này chỉ biết hưởng thụ và phô bày vẻ đẹp của mình như một thứ tài sản có thể bán cho cộng đồng, và không chừng anh còn nghĩ rằng vẻ đẹp, sự nổi tiếng của mình là tải sản quốc gia!

Chính vì một mặt bị mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, trông dựa vào sự nổi tiếng cũng như những thứ ảo giác hào quang để mà sống, mặt khác, anh ảo tưởng về đẳng cấp, đặt mình vào vị trí cao hơn thiên hạ, không cần quan tâm đến nhân tình thế thái, miễn sao là mình ăn sung mặt sướng… Nói chung là mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình và rơi vào ảo giác!

Kết cục, đến lúc hữu sự, anh ta sẵn sàng kêu gọi, van xin lòng thương của thiên hạ. Điều này thật là ốt dột cho cuộc đời một nghệ sĩ, lòng tự trọng, danh dự, và ngay cả tấm lòng lân mẫn cùng đồng loại hoàn toàn bị đánh mất. Giữa lúc đồng loại, đồng nghiệp không có cái mà ăn, với anh, vài trăm triệu đồng chỉ đủ để cứu đói! Giá như lúc này, giữa nợ nần, anh vui vẻ mang xách ra đi, bàn giao căn nhà và nhận tờ giấy xác nhận đã trả xong nợ, sau đó xé bỏ nó đi và sống một kiếp nghệ sĩ, đàn hát, cống hiến nghệ thuật cho cuộc đời, bất cần thứ gì cả.

Đẹp biết bao nếu anh mang cây đàn và giọng hát của mình ra Trường Sa hát tặng những chiến sĩ, lên núi hát tặng những người nghèo và về thành phố tổ chức những đêm nhạc để quyên góp, giúp đỡ các đồng nghiệp không may, giúp đỡ đồng loại đói khổ. Và, chắc chắn là cuộc đời của anh sẽ thêm một lần ý nghĩa, tài năng của anh lại tỏa sáng trong một chân trời mới, điềm đạm, nhẹ nhàng và giàu suy tư! Không chừng anh lại trở thành thần tượng của nhiều người nghèo để họ đứng lên, là thần tượng của nhiều doanh nhân để họ noi gương!

Đương nhiên, chủ nghĩa thần tượng là một thứ bóng ma không nên tồn tại. Tuy nhiên, nếu chọn làm một thần tượng, nên xem lại tấm lòng và suy tư của mình về đồng loại trước khi bước lên đài vinh quang. Bởi những thứ vinh quang phù phiếm và ngoảnh mặt với đồng loại đói khổ bao giờ cũng là một cái bẫy cho những ai vận nó vào người! Nhất là thứ vinh quang dưới thời Cộng sản, hãy hết sức cẩn thận và suy nghĩ thật chín! Vì đó là vinh quang của kẻ ăn mày.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Mẹ Nấm : Cà phê Nhân Quyền và những điều còn để ngỏ

Post lại từ diendanxahoidansu

Điều bất ngờ đầu tiên là phòng lạnh quán café Joma đóng cửa bảo trì ngoài dự kiến, có lẽ nó chỉ bất ngờ với tôi, một người lần đầu tham gia sự kiện có tính chất thảo luận hội họp ở Hà Nội, chứ không bất ngờ với những người đến tham dự, đặc biệt là các đại sứ nước ngoài.

Có hề gì, tất cả sẽ được nhiều người chứng kiến và thuật lại,và rồi nó lại sẽ trở thành một phần lịch sử của một thời.

 

Điều thú vị nhất với tôi ở lần cà phê này, có lẽ là nhóm "Phản bác Tuyên bố 258″, với sự xuất hiện của bạn Hoàng Thị Nhật Lệ, cùng 2 thanh niên trẻ và một người đàn ông trung niên. Họ đến quán từ rất sớm, có lẽ chỉ sau 8 nhân viên an ninh thường phục một chút, và họ có vẻ hơi lúng túng không biết nên chọn chỗ ngồi nào khi nhìn thấy bảng thông báo ở "khu vực bảo dưỡng".
Sau thư mời công khai thảo luận với cá nhân Võ Khánh Linh, và nhóm "Phản bác Tuyên bố 258″ theo hình thức công bố trên mạng và bị các bạn từ chối, thì đây là tín hiệu đáng hoan nghênh vì các bạn đã tự giác bước ra tham gia sinh hoạt cùng chúng tôi.
Cám ơn các bạn vì điều này.
Nhân viên ở quán café nói với chúng tôi rằng thời gian bảo dưỡng sẽ kết thúc vào lúc khoảng 10h30 sáng, và đây là hoạt động bất ngờ nên khu vực này không nhận khách.

Nhóm bạn Lệ đi ra đi vào chừng vài lần để ngó nghiêng thì quyết định tiến đến chỗ tôi ngồi. Bạn Lệ sau khi tự giới thiệu bản thân và mục đích muốn tham gia thảo luận thì rút sẵn hai bài viết đã được chuẩn bị để phát cho chúng tôi. Tôi từ chối nhận một bài in sẵn vì không có lý do gì phải đọc những thứ không thiện chí ngay từ lời mở đầu. Tôi mời bạn ấy ngồi vào bàn trống và trao cho các bạn vài bản tài liệu cần thiết cho cuộc thảo luận lát nữa.
Điểm thiếu sót lớn nhất của tôi có lẽ là quên giới thiệu cho bạn Lệ biết Joma Bakery Café là quán theo phong cách tự phục vụ. Đồ uống được yêu cầu và thanh toán từ phía ngoài quầy trước khi tìm chỗ ngồi. Và vì các bạn không phải là khách mời có trong nội dung thảo luận sẵn nên chúng tôi chỉ có thể chuẩn bị nước lọc để các bạn tự phục vụ nếu muốn.
Có lẽ các bạn cần biết điều này, để lần sau khỏi thắc mắc và khỏi mất thời gian tìm hiểu xem ai là người thanh toán cho mỗi buổi café. Đây cũng chính là cách tập hành xử văn minh trên tinh thần dân chủ từ những việc nhỏ nhất.

 

Ngay từ trước lúc bắt đầu, tôi đã thay mặt những người tham dự nhắc rất rõ nhóm bạn Lệ, chúng ta đến đây để thảo luận theo chủ đề có sẵn vì vậy việc tập trung lắng nghe và đi vào trọng tâm chủ để là chuyện cần thiết và phải được giữ đúng tinh thần thảo luận chứ không cãi nhau. Riêng điểm này các bạn thiếu tập trung và nói chuyện riêng để bạn Paulo Thành Nguyễn phải nhắc nhở là chuyện cần phải thay đổi ở những lần tới (nếu có).
Có lẽ đến phút này, các bạn nhóm phản bác Tuyên bố 258 vẫn đang thấy ấm ức rằng các bạn không được phát biểu, không được đặt câu hỏi.

Và tôi trả lời công khai ở đây thế này: Khi bạn Nhật Lệ được mời lên để thảo luận, câu đầu tiên bạn ấy hỏi đại ý rằng: "Liệu con người có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm khi bị xâm phạm hay không?" – Tôi nhắc bạn quay lại chủ đề khi có vài người tham dự phản đối, và chính nhà văn Nguyễn Hoàng Đức đã trả lời bảo vệ danh dự và nhân phẩm là chuyện cá nhân của mỗi người, không liên quan đến chủ đề nhà nước hôm nay. Chưa dừng ở đó, bạn Lệ lại đặt tiếp câu hỏi với đại diện đại sứ quán Úc: Ở nước ông việc một cá nhân dùng trang mạng để nói sai sự thật thì có bị xử lý không? Câu trả lời của đại diện đại sứ quán Úc chắc hẳn đủ để làm bạn Lệ im lặng: Nói sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không phải là những vu cáo vô căn cứ, và chuyện chỉ trích cá nhân khác với chỉ trích chính phủ (Tôi tường thuật lại ý tương đối, chứ không chính xác, và tôi nhớ không lầm là hai bạn đi theo bạn Lệ có quay video rất chăm chú, không biết vì lý do gì lúc này các bạn chưa up đoạn phim đó lên)

 

Theo quan sát của tôi, điều đáng vui nhất là sự tham gia những cá nhân quan tâm đến vấn đề công dân bị cấm xuất cảnh tuỳ tiện theo thư thông báo trên mạng. Mọi người tự đến, tự tìm chỗ và quan sát hoặc tham gia thảo luận theo quan điểm của mình trên tinh thần văn minh.
Thú vị hơn nữa là sự theo dõi, quan sát của các bạn khách nước ngoài hôm đó với nội dung thảo luận.
Chúng ta tham gia thảo luận không phải để chỉ trích chính phủ, mà để chứng tỏ rằngchúng ta có quyền nhận xét và phê phán cách hành xử tuỳ tiện của Bộ Công An khi ngăn cấm công dân xuất cảnh một cách tuỳ tiện. Và các nhân viên an ninh thường phục với đầy đủ máy quay phim, điện thoại, Ipad tham gia ghi hình hôm đó hẳn cũng cần phải biết quan điểm quốc tế nghĩ gì về cách hành xử tuỳ tiện của các anh.


Chúng tôi – những công dân Việt Nam bị xâm phạm quyền tự do đi lại – đã nói một cách công khai đĩnh đạc đàng hoàng trước mặt nhiều người chứ không kiến nghị, không xin xỏ luật pháp phải được thực thi.

Buổi thảo luận công khai hôm nay với tôi chỉ là bước đầu để nhiều người bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn xin cho để đòi lại quyền tự do chính đáng của mình.

Với không gian bị thu gọn một cách có chủ ý ở Joma hôm 20/03 vừa qua, tôi cho rằng số người tham dự không phải là vấn đề quan trọng, mà điều phải thấy ở đây là những người đòi hỏi quyền tự do đi lại của mình và những người quan tâm hoàn toàn thẳng thắn và đàng hoàng trước lực lượng an ninh luôn thiếu kiềm chế nơi công cộng với những hành xử kém văn minh.
Những bạn nào không tham dự hôm ấy mà chỉ ngồi chém gió trên mạng thì lần tới tôi xin mời các bạn bước ra để biết rằng việc quán bị can thiệp chỉ bán đồ uống mang về mà không nhận thêm khách dù bên trong còn chỗ là chuyện có thật. (Đương nhiên chuyện này chỉ có thể xảy ra với người Việt chứ khách Tây thì không)

Còn rất nhiều thiếu sót trong khâu tổ chức mà theo tôi ghi nhận qua các góp ý của nhóm "Phản bác Tuyên bố 258′ đều là những tín hiệu tích cực để các buổi cà phê Nhân Quyền lần tới có thể hoàn thiện hơn.

Chân thành cám ơn các bác, các anh chị và các bạn đã đến tham gia để mở rộng vấn đề và có thêm nhiều chia sẻ cần thiết.

Cám ơn các bạn trong nhóm "Phản bác Tuyên bố 25" đã đến tham dự và hy vọng lần sau các bạn cùng lực lượng an ninh sẽ cư xử văn minh, thân thiện hơn cho đúng tinh thần thảo luận. (Rất hy vọng được xem bản clip của các bạn công bố mà không qua can thiệp để khách quan)

 

Lẽ ra tôi sẽ đánh giá cao hơn thái độ tích cực của an ninh Hà Nội nếu không có việc sử dụng bạo lực với blogger Trịnh Anh Tuấn.
Nếu có chính nghĩa và lý lẽ, không ai phải vận dụng đến sức mạnh nắm đấm bao giờ.
Buổi cà phê hôm ấy lẽ ra sẽ thành công hơn, nếu lực lượng an ninh cũng chịu khó gọi nước uống để góp phần tăng doanh thu cho khách thay vì choáng chỗ, ngáng đường như đã làm.
Hy vọng lần tới, ngoài việc vì nhiệm vụ thì tất cả chúng ta biết cư xử văn minh hơn.

 

 

Giang Nam lãng tử : VỀ HỘI ĐỒNG BÍ MẬT CHẤM LẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÃ THUYÊN.

Nguồn giangnamlangtu

Giang Nam lãng tử

 Sau những lời lẽ lu loa, nổi nóng và nông nổi của mấy cây bút như GS Phong Lê, văn sĩ Vũ Hạnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu. vv…trên các tờ Văn nghệ TP.HCM, báo Quân đội, báo Nhân dân, Thanh tra và Văn nghệ, báo chí mạng nổi lên cơn bão phản ứng, bác bỏ mấy tờ báo nói trên.

 Bằng đi một thời gian hơn nửa năm, những kẻ tìm diệt trí tuệ quyết tâm tận diệt.

 Một hội đồng chấm lại luận văn Nhã Thuyên được tổ chức bí mật !

 Nhà đạo diễn ẩn mình trong bóng tối.

Sau khi chấm hủy luận văn, lại ra công văn chỉ đạo báo chí.

Chuyện này sẽ nói ở cuối bài.

 Họ được mời họp bí mật để phủ nhận luận văn của Nhã Thuyên-Đỗ Thị Thoan.

 Sau khi giải tán Hội đồng 2 trong bí mật, lại có yêu cầu là không được tiết lộ về cuộc họp hội đồng chấm lại.

 Khi được hỏi đến thì giám khảo nào cũng giả vờ rằng "không biết có cái cuộc ấy".

 Ôi phẩm chất, bản lĩnh và lương tri của các nhà khoa học !

 Còn gì thảm hại hơn thế nữa không ở một trường ĐHSP lớn nhất nước với một truyền thống lịch sử đáng tin cậy lâu nay ?

 Ai ngờ đâu Đảng ta ngày nay lại phải chui vào hoạt động "trong bóng tối" như những ngày tiền khởi nghĩa (trước CM tháng Tám1945) và trong thời Pháp tạm chiếm, Mỹ tạm chiếm !

 Bí mật đã "bật mí" !

 Được biết, danh sách Hội đồng bí mật chấm lại Luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên (gọi tắt Hội đồng 2) gồm:

Chủ tịch Hội đồng (2):

PGS.TS Đoàn Đức Phương, Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học KHXH và NV, thành viên Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương.

 Phản biện :

 GS Đặng Thanh Lê, 84 tuổi, chuyên gia về văn học Việt Nam trung đại, ĐHSP.HN

 PGS.TS Phan Trọng Thưởng, nguyên viện trưởng Viện văn học, thành viên Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương.

 PGS.TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm khoa Việt Nam học, Đại học sư phạm Hà Nội

 PGS.TS Nguyễn Duy Đức, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân tiện, xem Danh sách Hội đồng chính thức chấm Luận văn (gọi tắt Hội đồng 1), Hội đồng này đã chấm Luận văn Nhã Thuyên với điểm cao tuyệt đối:

Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Nguyễn Văn Long

Phản biện và thư ký:

PGS.TS Ngô Văn Giá

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

TS. Chu Văn Sơn

TS. Nguyễn Phượng

Vài nhận xét, so sánh sơ bộ, tản mạn về hai hội đồng.

 Nhìn học vị, học hàm và chức vụ rềnh rang của Hội đồng chấm lại (hội đồng 2) thấy có vẻ  sẽ đè bẹp Hội đồng chấm trước (hội đồng 1).

 Học hàm cao nhất, cao niên nhất: GS Đặng Thanh Lê.

Đặc biệt Hội đồng 2 còn có hai ông Phương và Thưởng là hai ủy viên "Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương" (do đồng chí PGS.TS Đào Duy Quát chỉ huy), lại thêm một GV Học viện Chính trị quốc gia HCM nữa. Nhìn danh sách Hội đồng, người ta có thể hiểu đạo diễn đã viết kịch bản với một quyết tâm hủy diệt luận văn thạc sĩ rồi.

 Nhìn về chuyên môn, thấy Hội đồng 2 kém hơn là chắc chắn.

Hội đồng 2: không thành viên nào có công trình nghiên cứu gì về Văn học hiện đại, đương đại.

 Trong khi, toàn bộ thành viên Hội đồng 1 đều là những chuyên gia văn học hiện đại nổi tiếng trong giới văn đại học và công luận, báo chí văn học nghệ thuật.

 Đặc biệt, hội đồng 2 có GS Đặng Thanh Lê  khiến giới văn đại học không khỏi ngỡ ngàng. Lãng tử ưu ái dành nhiều dòng bàn bạc về vị giám khảo cao tuổi nhất trong làng đại học Văn.

 Bà Lê là con gái đầu của cố GS ĐặngThai Mai, bà cũng là chị vợ của tướng Giáp. Chuyên đào sâu văn học trung cổ giai đoạn Nguyễn Du, bà suốt đời tầm chương trích cú, dưới ánh sáng tư tưởng văn nghệ Mác- Lê để nghiên cứu thân phận Thúy Kiều. Thực là, "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa" . Trước thân phận hàng vạn cô Kiều đời nay, GS Lê ngoảnh mặt đi, ăn làm sao nói làm sao bây giờ! Bởi vì, bàq đã lỡ giảng hùng hồn sau sưa rằng "nhân vật Thúy Kiều là bản án gay gắt lên án chế độ phong kiến", bây giờ bà đâu có biết dùng phương pháp nào, "dưới ánh sáng tư tưởng nào" để bàn chuyện "cô Kiều ngày nay"? Thân phận hàng vạn cô Kiều thời nay, những người sống cùng thời với bà, ở  quê bà hẳn cũng có không ít, đâu đâu cũng có – những thân phận ấy gọi là "bản án" gì đây nhỉ? Thôi,  im lặng là hơn.

 Bà hầu như cũng không bao giờ viết báo chí.

Bà làm ngơ trước mọi hiện tượng văn học đương đại sôi sục hay âm ỉ suốt từ 1954 tới nay. Có lẽ, bà chịu ảnh hưởng nhân sinh quan khá sâu đậm của nhà nho Đặng Thai Mai thân phụ bà. Cụ Đặng từng khuyên nhủ con rể là Đại tướng Giáp khi  tướng Giáp thất thế ở Đại hội Đảng 6. Cụ đã khuyên "thời của anh qua rồi, anh nên giữ gìn…" (đại ý như thế). Lời khuyên của cụ theo đạo xuất sử của nhà nho, thực chất là đạo "an phận thủ thường", chẳng dính dáng gì với chủ nghĩa Mác Lê. Chính cụ Đặng đã lấy thân mình làm tấm gương; chuyện kể rằng khi chủ trì hiệu đính, dịch lại tập "Nhật ký trong tù", cụ phát hiện một sự thật động trời, nhưng rồi cụ…im lặng. Và bây giờ cụ sẽ mang phát hiện ấy đi hỏi tác giả là cụ HCM đồng hương ở thế giới bên kia thôi.

 Mặt khác, nữ GS Đặng Thanh Lê suốt hơn nửa thế kỷ qua, không bao giờ bàn tán nửa lời về văn học hiện đại.

 Tưởng đâu bà Lê, con nhà nho nòi, đã biết câu "lão giả an chi", thế nào mà đùng một cái, "ma dẫn lối quỷ đưa đường / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi" (Truyện Kiều, câu 2665), bà nhận lời đi chấm lại Luận văn Nhã Thuyên với chỉ đạo phải hủy diệt.

 Còn đâu là tính thận trọng, tính chính danh của một nhà khoa học tự biết mình và tự trọng. Bà Lê bây giờ tuổi hạc đã cao, nghĩ quơ quào thêm được cái gì hay cái nấy, bà quên hết đạo lý của người trí thức. Bà còn ham muốn gì nữa – danh vọng, tiền tài ?

 Lại cũng cần nói thêm: cha bà, GS Đặng Thai Mai từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện văn học, sau đó truyền lại cho chồng bà, GS. Nguyễn Văn Hoàn cũng chức vụ Viện trưởng ấy. Chồng kế nhiệm cha.

 Liên tưởng tới Hội đồng 1 có PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, đương kim Viện trưởng Viện văn học. Khi chấm lại Luận văn, bà Lê hẳn có liên tưởng chút ít về cha và chồng từng giữ chức vụ ấy . "Anh Điệp viện trưởng non choẹt, làm sao bằng cha và chồng mình được, sao dám chấm điểm 10 cho một Nhã Thuyên nào đó chứ ?!"

 Trên đây là mấy điều tâm đắc nhất Lãng tử bàn về vị giám khảo cao niên nhất của Hội đồng phúc khảo.

 Sau có lời bàn sơ sơ về các giám khảo còn lại.

 Trong Hội đồng 2 lại có Phan Trọng Thưởng, cựu Viện trưởng Viện văn học, tiền nhiệm của đương kim Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp ( "Viện trưởng "mới" làm sao bằng mình được!"… ).

 Những sự trùng hợp ấy không phải được chọn ngẫu nhiên bởi một đạo diễn bí mật (lại bí mật nữa !).

 Có thể nói đạo diễn kịch bản "phúc khảo bí mật" này có toan tính khá thâm thúy, họ tận dụng thành ngữ cổ "văn nhân tương khinh". Hoặc "Con gà tức nhau tiếng gáy".

 Cũng phải bàn thêm về  một nhân vật giám khảo 2 nữa: PGS. TS Lê Quang Hưng.

 Cha Hưng là nhà giáo lão thành Lê Bá Hán dạy Đại học Vinh từng được coi là chuyên gia hàng đầu về lý luận văn học "dưới ánh sáng tư tưởng mác xit" với bộ "Lý luận văn học" đồng tác giả. Công trình đó bây giờ bị coi là vô cùng lạc hậu. Sau cái "vô cùng lạc lối" ấy, ông Hán không cập nhật được gì, không có gì mới so với đồng tác giả GS Trần Đình Sử vẫn tiếp tục tiến xa. (GS Trần Đình Sử được mời Hội đồng tư vấn về LV Nhã Thuyên sau khi báo chí Đảng la lối, ông lại viết bài bênh vực Nhã Thuyên và phê phán những kẻ phê phán vô lối ). Giới văn đại học ngày nay hầu như đã quên ông Hán rồi (cũng như đã quên bà GS Đặng Thanh Lê, vì những công trình bất cập của hai vị). Ông Hán kịp để lại một TS nối nghiệp, tên là Lê Quang Hưng, anh này chưa có một công trình gì cho ra hồn về văn học đương đại – giai đoạn Luận văn Nhã Thưyên đang nghiên cứu. Lê Quang Hưng này trước đây cùng dạy một tổ với TS Chu Văn Sơn (giám khảo Hội đồng 1). Lê Quang Hưng ắt có nhiều "cảm hứng" phê phán Luận văn thực triệt để, điều này cũng dễ hiểu thôi, thói đố kỵ của trí thức non.

 Có thể bàn đôi chút về chức danh chủ tịch Hội đồng 2: PGS.TS Đoàn Đức Phương.

Mang danh một khoa Văn của trường ĐH khác, cho được cái chữ khách quan. Nhưng cũng biết rằng hai khoa Văn này về truyền thống là hai trường phái nghiên cứu từng rất khác nhau, không mấy hợp ý nhau. Đoàn Đức Phương cũng chưa phải là một chuyên gia được khẳng định về văn học hiện đại, đương đại, chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về thành tích nghiên cứu của anh ta.

 Than ôi, các vị giám khảo chấm lại hẳn đã được dặn dò, được "quán triệt tư tưởng", được "đạo diễn" trả thù lao hậu hĩ, lại ghi thêm điểm cho sự thăng tiến về sau.

 Tái bút

 Nhiều người kinh ngạc về Công văn Ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí, CV đó đã viết "Luận văn thạc sĩ Đỗ Thị Thoan".

 Xin đề nghị sửa lại ngay,  đó là: "học vị thạc sĩ".

(ảnh" trích công văn)cv BTG

 Chứng minh:

 1. Từ điển Hán-Việt, Đào Duy Anh, giới nghiên cứu ai cũng công nhận là cuốn tự điển chữ Nho tin cậy nhất hiện nay, có ghi mục từ:

            Học vị, 學位cái danh vị của chính phủ cấp cho khi học nghiệp đã xong.

(Học nghiệp đã xong: tức là tốt nghiệp một khóa đào tạo).

(và chú thêm tiếng Pháp: titre).

           Không có mục từ "học hàm".

 2. Từ điển Tiếng Việt năm 1997 của Trung tâm từ điển học Việt Nam.

Trang 438, ghi "Học vị: Danh vị cấp cho người có trình độ học vấn nhất định, thường là trên đại học. Học vị tiến sĩ".

Mục từ này tương tự với từ điển Đào Duy Anh.

Trang 437 ghi "Học hàm: cấp bậc của người nghiên cứu-giảng dạy ở bậc đại học. Học hàm giáo sư".

 3. Từ điển Lạc Việt:

 Phần Việt- Anh

"Học hàm": Professorship, học hàm giáo sư.

 "Học vị":  An academic distinction: danh hiệu học vị học thuật.

 Với quan niệm "học hàm" như trên, cùng với ý đồ định hướng cho tiếng Việt "máy bay trở khách MH 370",  Ban tuyên giáo có tham vọng giữ cả vai trò "định hướng" cho ba ngôn ngữ, chống lại ba từ điển Hán- Việt- Anh nữa đấy !

 Kết

 Đề nghị 1: Tước học vị, học hàm của những người bí mật chấm lại luận văn Nhã Thuyên.

Đề nghị 2: Ban tuyên giáo nên đi học bổ túc ba ngôn ngữ Việt- Hán- Anh để giữ được trọng trách "định hướng ngôn ngữ" cho ngành đại học nước nhà.

 Đề nghị 3: Trường ĐHSP Hà Nội cần công khai giải trình vụ việc trên báo Giáo dục & Thời đại, tờ báo ngành hoặc báo chí khác.

 GNLT