Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

RFA. Phạm Chí Dũng : Thấy gì từ án treo Đinh Nhật Uy?

Nguồn RFA

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam 2013-10-30

chauxuannguyen-org.org-305.jpg
Bạn bè, người thân Đinh Nhật Uy kêu gọi trả tự do cho anh.
Photo courtesy of chauxuannguyen.org

Ngay sau án treo cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29/10/2013,  giới blogger và facebooker bất đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ… khó xảy ra.

Không có phép màu

Tất nhiên, giới không đồng thuận với chính thể Việt Nam như nhóm phản đối điều luật 258, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới… và đương nhiên gia đình bên "bị hại" không hoàn toàn tán đồng mức án tù treo 15 tháng mà giới "tài nguyên nhân quyền" dành cho Đinh Nhật Uy.

Thế nhưng như người đời thường bình phẩm, hãy cho tất cả những thành viên của giới đấu tranh nhân quyền ở các quốc gia phát triển, chẳng hạn như phong trào "Chiếm Phố Wall" vào cuối năm 2011 ở Mỹ, đến cư ngụ tại Việt Nam chỉ trong một quý, có lẽ họ sẽ không còn quá tha thiết với câu chuyện tranh đấu "được voi đòi tiên" ở đất nước mình.

Với Việt Nam, án treo được hiểu ngầm là tự do. Với những vụ việc mang màu sắc chính trị như Uy, tự do còn có ý nghĩa hơn rất nhiều bởi khái niệm này tuyệt đối không liên đới gì với cơ chế chạy án diễn ra thanh thiên bạch nhật trong lĩnh vực kinh tế.

Cũng chẳng hề có án treo chính trị nào từ trên trời rơi xuống, ứng với trường hợp Việt Nam. Rất thực tế, đó là kết quả cộng hưởng của những tác động liên tục của giới đấu tranh nhân quyền trong nước với ảnh hưởng của cộng đồng và chính giới quốc tế.

Đơn giản là nếu không có những tác động trên, dù lương tâm Đinh Nhật Uy không một chút áy náy về hành vi "phạm tội" mà các cơ quan kiểm sát và an ninh đòi hỏi ở anh, Uy vẫn có thể được bố trí "nằm" trong trại tạm giam của công an tỉnh ít nhất một năm, nếu vụ việc không đưa ra xét xử cũng như không kết án.

Ở Việt Nam, tình trạng giam giữ không xét xử là phổ biến, rất phổ biến. Mãi về sau này, những cuộc kiểm tra của cơ quan pháp luật quốc hội mới làm rõ được vài ba vụ việc mà thời gian tạm giam kéo dài đến 7 năm, bất chấp tinh thần thượng tôn luật pháp mà đội ngũ tư pháp từng thề thốt.

Bây giờ là năm 2013

Ngay sau án treo cho Đinh Nhật Uy, giới blogger và facebooker bất đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ… khó xảy ra.

Một lần nữa, người ta nhìn thấy một tín hiệu mới, rất mới, tiếp sau trường hợp nữ sinh áo trắng Phương Uyên vào tháng 8/2013, cũng tại tòa án Long An.

Nếu 3 năm án treo của Phương Uyên đã làm nhiều người quá bất ngờ, thì vào lần này, sự ngạc nhiên lại càng vỡ ra, tuy hàm lượng của nó có thể đã giảm đi một nửa.

Nếu trong vụ việc Phương Uyên, giới dân chủ Việt Nam còn lấn cấn nghi vấn về một "phép màu" của tạo hóa, hoặc bởi cung mệnh của cô bé khăng khăng tuyên bố "Tôi chỉ chống đảng cộng sản chứ không chống lại đất nước" là quá may mắn, thì với chiến dịch xử án Đinh Nhật Uy, điều được xem là phép màu đã biến thành một cái gì mang tính thực thể và biện chứng hơn hẳn.

Hai án treo chỉ cách nhau qua hơn hai tháng, cùng tại Long An. Hai nhân vật chính trị đều "cứng đầu" và đều được hai cơ quan an ninh điều tra và viện kiểm sát cố thuyết phục "nhận tội" ngay trước khi bị đưa ra xét xử… Đó là vài ba sự đồng điệu mà giới phân tích chính trị đối nội lẫn đối ngoại không thể bỏ qua.

chauxuannguyen.org-250.jpg
Bạn bè, người thân Đinh Nhật Uy cầu nguyện cho anh trước phiên xử. Photo courtesy of chauxuannguyen.org

Logic giản dị là nếu chính quyền sở tại và nhà nước trung ương đã "quyết tâm" cho Đinh Nhật Uy đi tù , thậm chí là tù lâu năm, họ đã không cần phải vào tận buồng tạm giam để bắt buộc Uy ký giấy nhận tội hoặc làm một thủ tục "khoan hồng" nào đó. Chẳng phải vào năm 2012, hai nhạc sĩ Việt Khang và Phạm Vũ Anh Bình, chỉ với một ca khúc chống Trung Quốc, chẳng cần "thủ tục" gì mà vẫn bị xử án đến 4 năm và 6 năm tù giam đó sao?

Chỉ có điều, bây giờ là năm 2013 chứ không còn là năm ngoái hay những năm "gian khổ" trước đây nữa. Năm nay lại le lói dấu chỉ phớt hồng bởi sự hồi sinh mối quan hệ giữa hai cựu thù Việt - Mỹ, cùng hàng loạt ấp ủ của nhà nước Việt Nam về đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia không còn man rợ về dân chủ, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; về một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhưng còn đang bị "chống đối" bởi nhiều "thế lực thù địch"; và cả về lối thoát cho nền kinh tế - chính trị có thể nảy ra từ điều được giới chuyên gia quốc doanh cho là "cơ hội chưa từng có từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương", cho dù hiệp định này vẫn còn lâu mới được giải tỏa bởi vô số "rào cản kỹ thuật" về xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch, nhãn mác, nghiệp đoàn lao động, nhân quyền…

Trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam giờ đây, động cơ đối ngoại luôn hữu cơ với hành xử đối nội. Không phải ngẫu nhiên mà từ tháng 7/2013 - thời điểm diễn trình cử chỉ chủ tịch nước Việt Nam trao bản sao lá thư năm 1946 của ông Hồ Chí Minh cho tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ - cho tới nay đã không xảy thêm một vụ bắt bớ nào nữa.

Không khí "bắt giữ" thật ra chỉ xảy ra đối với một số blogger và ủng hộ viên mà chính quyền coi là "quá khích", như nhóm 258. Và thật ra hành động trấn áp cũng chỉ chủ yếu nhằm tác động về tâm lý, cô lập cá nhân và biểu hiện ở mức độ câu lưu trong 1-2 ngày.

Trong những trường hợp chẳng đặng đừng, lực lượng "vô sản lưu manh" xuất hiện. "Vô sản lưu manh" cũng là cụm từ chuyên biệt mà Các Mác đặc tả về những kẻ có khuynh hướng biến cách mạng thành một mớ hổ lốn.

Quang cảnh vừa hoạt náo vừa sẵn lòng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân của một lực lượng công an và dân phòng Long An, đông gấp vài chục lần số người biểu tình đòi trả tự do cho Đinh Nhật Uy mới đây, cho thấy không phải những người "bảo vệ pháp luật" không muốn tống giam vĩnh viễn loại "ngoan cố" như Uy, mà chẳng qua "điều kiện khách quan" không cho phép họ xuống tay bất chấp.

Quanh cảnh trong tòa lại khác hẳn ngoài tòa. Vào lần này, tín hiệu "cởi mở" đã được lặp lại và đang dần trở thành phản xạ có điều kiện.

Phản ứng hóa học chưa kết tủa này có thể khiến tâm trạng các cơ quan an ninh từ trung ương xuống địa phương trở nên khó tả, khó nghĩ và càng khó quyết định về chuyện cho "nhập kho" ai đó.

Trong xu hướng chưa "minh bạch" về đối ngoại và kể cả cốt kịch cần "theo ai", cách thức khôn ngoan nhất vẫn là im lặng và chờ đợi.

Tất cả vẫn đang "treo"

Vì sao Uyên và Uy được thả, trong khi Lê Quốc Quân vẫn bị cầm tù?

Trong một góc nhìn tế nhị, cả Phương Uyên lẫn Đinh Nhật Uy đều chỉ là những nhân vật mang tính biểu tượng chứ chưa đặc trưng cho vai trò thủ lĩnh, cầm chịch trong các cuộc phản kháng đối với chính quyền. Nói cách khác, cho dù không phải nhận án treo và cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ "thời gian thử thách" nào, các bạn trẻ này cũng chưa thể xúc tiến một hành động nào "nguy hiểm" đối với chính thể.

Một câu hỏi khác cũng nảy nòi: vì sao mức án đối với những nhân tố mang dấu ấn chính trị như Phương Uyên và Đinh Nhật Uy chỉ là treo, còn án tù giam lại dành cho hành vi bị quy kết là "trốn thuế" đối với Lê Quốc Quân - người đã từng tự nguyện ứng cử đại biểu quốc hội và có tương lai trở thành một chính khách chuyên nghiệp?

Và câu trả lời có thể không cần quá tế nhị: trên con đường "giao lưu nhân quyền" với quốc tế, có lẽ nhà nước Việt Nam đang dần hé cánh cửa nhà giam. Nhưng chỉ là hé chứ chưa phải mở, khác hẳn hành động dũng khí thả vài trăm tù chính trị từ năm 2011 đến nay của Tổng thống Thein Sein ở Miến Điện.

Chủ thuyết "hé mở uyển chuyển" như thế, về mặt logic, hẳn nhiên sẽ được bắt đầu với những "đối tượng" không quá nguy hiểm như Phương Uyên và Đinh Nhật Uy. Ngược lại, Lê Quốc Quân lại có vẻ xứng đáng với vai trò "con hổ dân chủ" đến mức không một ai đủ can đảm để ký lệnh thả nhân vật này, cho dù Quân mới là tiêu điểm mà cộng đồng nhân quyền quốc tế chú tâm và không ngớt kêu gọi trả tự do.

Nhưng dù gì và hiểu theo cách nào đó, "hé" cũng là "mở", cho dù động tác giằng kéo như thế lại như hình bóng với não trạng trì độn và thiếu bản lĩnh của "một bộ phận không nhỏ" trong giới chính khách đương đại Việt Nam.

Trong lộ trình mở hé như vậy, tất cả vẫn còn "treo". Treo từ nhà giam đến viễn cảnh đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, TPP và cả vài gương mặt chính khách đang muốn "tự chuyển hóa".

Nhưng dù sao, một chút mở mang "dân trí chính trị" như với trường hợp Đinh Nhật Uy cũng khiến cho giới blogger bất đồng chính kiến có thêm hy vọng về tương lai không đến nỗi quá tăm tối đối với hai người bị bắt cùng đợt với Uy vào giữa năm nay - Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.

Có hy vọng những người còn trong trại tạm giam sẽ không bị kết án.

Thảng hoặc, họ còn được ung dung trở về nhà vào một buổi tối trời trong không bao lâu nữa, sau khi đã "hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình và xã hội" - như kết luận của Đinh Nhật Uy tại tòa Long An mới đây.

Phạm Chí Dũng, Việt Nam 30-10-2013

Phạm Chí Dũng : Chính phủ nợ Vinashin?

Nguồn boxitvn

Phạm Chí Dũng

Bảo lãnh nợ = Nhận nợ

Sau một thời gian lắng tiếng canh chừng, giới lãnh đạo chính phủ đã lần đầu tiên hé lộ một xác nhận về mối liên đới nợ nần với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho công cuộc phát hành trái phiếu có giá trị 600 triệu USD của Vinashin, hầu mong thu ngoại tệ trả nợ cho con tài đắm này.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Chính phủ chỉ bảo lãnh nợ chứ không phải "nhận nợ".

Nhưng dưới góc nhìn đa chiều của dư luận xã hội, xác nhận như vậy của một quan chức cao cấp trong Chính phủ vẫn luôn bị xem là biểu hiện hoàn toàn không bình thường giữa cơ quan điều hành cao nhất quốc gia với con nợ bị xem là "hại dân hại nước".

Tại sao Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho Vinashin phát hành 600 triệu USD trái phiếu quốc tế để tái cấu trúc khoản nợ doanh nghiệp tự vay trước đây trong khi cân đối ngân sách đang quá khó khăn? Đó là câu hỏi mà dư luận, báo chí trong nước và cả các đại biểu trong kỳ họp cuối cùng của năm 2013 đang xoáy vào về "nghĩa vụ trả nợ" của Chính phủ, về trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp đối với số nợ ít nhất 86.000 tỷ đồng của Vinashin.

Tương lai "Chính phủ bảo lãnh cho Vinashin" của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng gián tiếp xác nhận phần trách nhiệm đầy nghi vấn trên.

Sự nghi ngờ của người dân thật ra đã có quá nhiều tiền lệ trong lịch sử mối quan hệ bị nghi ngờ là khuất tất giữa Vinashin với giới chức Chính phủ. Vào lần này, người dân lại có thêm một câu hỏi đắng ngắt: món nợ 600 triệu USD là do Vinashin tự vay, không có bảo lãnh từ trước như món nợ trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD trước đó mà Chính phủ đã hoàn toàn phải đứng ra gánh chịu; vậy tại sao Chính phủ vẫn phải và dường như bằng mọi cách phải che chắn cho Vinashin, ngược với các tuyên bố trước đó về cách giải quyết các khoản nợ đối với con nợ đã thành án quốc gia này?

Như một thường thức về kinh tế, giới chuyên gia tài chính trong vài ngoài nước đều nằm lòng việc nhận bảo lãnh nợ hay nhận nợ đều không có gì khác biệt. Trường hợp Vinashin có vẻ càng điển hình hơn: Bảo lãnh nợ hay thanh toán là Cam kết trả nợ hay thanh toán vô điều kiện bởi Người bảo lãnh (tức Chính phủ) thay Người được bảo lãnh (Vinashin) cho chủ nợ hay người Thụ hưởng (các định chế tài chính quốc tế), bất kỳ khi nào người được bảo lãnh không thực hiện cam kết và trách nhiệm trả nợ và thanh toán của họ vì bất kỳ lý do gì...

Quay ngược thời gian, 600 triệu USD mà Vinashin nợ nước ngoài chỉ là một phần nhỏ trong "gánh nặng sơn hà" mà đối tượng bị xem là "sâu chúa" này đã gây ra. Vào năm 2012, trong khi Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cố thuyết phục dư luận rằng Vinashin thực chất "chỉ" lỗ khoảng 13.000 tỷ đồng, còn con số 86.000 tỷ đồng là nợ chứ không phải thất thoát, một số đại biểu Quốc hội như ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Quốc hội, đã luôn dùng đến từ "thất thoát" cho 107.000 tỷ đồng tại "tập đoàn kinh tế quốc doanh chủ đạo" này, trong đó có trên 40.000 tỷ đồng là nợ nước ngoài và hơn 60.000 tỷ đồng từ nợ trong nước.

Các đại biểu Quốc hội cũng không quên so sánh: trong khi Vinashin bị thất thoát kinh hoàng như thế, suất đầu tư cho một phòng học của chương trình kiên cố hóa trường lớp học là khoảng 500 triệu đồng, suất đầu tư nhà văn hóa xã khoảng 1 tỷ đồng, trạm xá xã khoảng 2 tỷ đồng. Nếu Vinashin không thất thoát nợ đọng thì người dân Việt sẽ có thêm 214.000 phòng học hoặc 107.000 nhà văn hóa hay 53.000 trạm xá xã…

Ai nợ ai?

Trong lúc nhiều khuất tất về nợ còn chưa được điều tra làm rõ ở Vinashin, mới đây ông Vũ Văn Ninh – cấp phó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – lại chính thức công bố: nợ trong nước của Vinashin cũng đã có phương án xử lý. Các tổ chức tín dụng trong nước đồng ý tái cơ cấu theo hướng xoá nợ 70%, 30% còn lại doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu để trả.

Đó chính là kết quả đắc lực mà "sâu chúa" Vinashin cần có trong cái "ổ kén" của nó, bất chấp tập đoàn này phải lên kế hoạch cho nghỉ việc hơn một phần ba nhân sự vì thiếu "lối ra".

"Lối ra" ấy cũng như có quan hệ môi răng với một "chiến dịch vận động" – như đồn đoán của dư luận – suốt mấy năm qua của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, với mục đích để các ngân hàng thương mại chủ nợ của Vinashin giảm hoặc xóa nợ cho con nợ đầy tai tiếng này.

Còn giờ đây, mọi chuyện đã trở nên "minh bạch" hơn rất nhiều: không chỉ giảm nợ, nhiều ngân hàng còn sẵn lòng xóa nợ.

Nhưng từ đâu sản sinh ra tấm lòng hào phóng như thế?

Những vận động hành lang luôn có thể dẫn đến những thỏa hiệp ngấm ngầm với quyền lợi có đi có lại – ứng với trường hợp "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", hoặc một thứ "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở Việt Nam mà giới chuyên gia độc lập cả trong lẫn ngoài nước phải lắc đầu kinh sợ. Lòng hào phóng cũng vì thế chỉ có thể được sinh sôi từ quyền lợi và được hợp đồng chặt chẽ cho những lối thoát liên quan đến trách nhiệm cá nhân nếu xảy ra hậu quả.

Đó cũng là nguồn cơn sâu xa để dư luận và công luận không ngừng nổi giận trong những năm qua: cơ chế nào và ai đã tạo ra một Vinashin với khuôn mặt thất thoát và tham nhũng đến mức phù thũng? Phải chăng Chính phủ đã "nợ" Vinashin đến mức không thể không trả, với một cái giá không chỉ thuộc về "uy tín"? Liệu các quan chức chính phủ có dính dáng, và nếu có thì với mức độ sâu đậm đến thế nào với những tỷ lệ thất thoát tại Vinashin?

Chủ trương "bảo lãnh nợ" của Chính phủ cho Vinashin càng khiến người dân có thêm cơ sở để suy đoán rằng đó sẽ là tiền lệ để Chính phủ phải bảo lãnh trả thay cho các món nợ "tự vay" khác của các tập đoàn kinh tế nhà nước khác – trong đó có những tập đoàn còn thấm đẫm sắc hương độc quyền hơn cả Vinashin. Một trong số đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với số nợ ngân hàng trong nước đang lên tới 118.000 tỷ đồng.

Nhưng đỉnh điểm bi kịch của nền kinh tế quốc dân chắc chắn là món nợ tổng hợp lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 60 tỷ UDSD và chiếm đến một nửa GDP quốc gia. Món nợ tích lũy sau hơn hai chục năm mở cửa này phải được xử lý trong vài ba năm tới, nếu không muốn hệ thống ngân hàng sụp đổ dây chuyền và kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính ở Việt Nam.

Cuối cùng, tất cả những chuyện bảo lãnh nợ, nhận nợ và sẵn sàng trả nợ thay như thế sẽ lấy tiền từ đâu?

Giấy!

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước kỳ họp cuối năm 2013 của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ đã lần đầu tiên phải thừa nhận tình trạng bội chi ngân sách và đề nghị được tăng trần bội chi. Ngay lập tức đã xuất hiện một làn sóng dư luận phản ứng gay gắt: tăng bội chi thực chất là vay thêm tiền của dân.

Trong tình cảnh ngân khố quốc gia đã có nhiều dấu hiệu bị suy kiệt và sức dân cũng bị "khoan" đến tận xương tủy bởi đủ các sắc thuế và độc quyền tăng giá, phương cách gần như duy nhất của thể chế điều hành kinh tế quá yếu kém và đậm đặc màu sắc nhóm lợi ích chỉ còn là phát hành "trái phiếu đặc biệt".

Nhưng những loại trái phiếu này về thực chất lại chỉ là giấy.

Sẽ không quá ngạc nhiên đối với dân chúng trong nước vốn mang trong đầu não trạng và trên mình thói quen cam chịu, nhưng có thể một sự kinh ngạc sẽ xảy đến đối với giới tài chính quốc tế, khi họ chứng kiến một chiến dịch phát hành trái phiếu ồ ạt chưa từng thấy của Chính phủ Việt Nam cùng các ngân hàng và cả những tập đoàn kinh tế nằm thường trực trong danh sách "ô nhiễm".

Nhưng thói cam chịu của người dân Việt cũng sẽ có giới hạn của nó: nhân dân sẽ một lần nữa phải cùng chịu trách nhiệm với những khoản thất thoát và tham nhũng khổng lồ của Vinashin và các tập đoàn kinh tế khác bằng vào những tờ giấy chẳng mấy giá trị?

Hay dân chúng sẽ cố tìm cách đốt sạch những tờ giấy đó?

P. C. D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hạ Đình Nguyên – TBT Nguyễn Phú Trọng & Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Nguồn danluan

1393285_10151900836853808_1500342146_n.jpg

Khi đọc tin TBT Nguyễn Phú Trọng nói về tương lai CNXH trong buổi thảo luận tổ ở Quốc hội, bất giác tôi liên tưởng đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa được đề cập trên truyền hình VTV, vì cảm nhận một sự tương đồng, cũng vừa có những khác biệt lý thú, và đều gây khó hiểu như nhau.

Nhà "Ngoại cảm Tâm linh" Phan thị Bích Hằng, đã từng vang danh nhiều năm về công việc "tìm mộ", nay đang làm xôn xao trên truyền hình và mạng với nhiều xét nét của dư luận. Đồng thời nhà Duy vật biện chứng xhcn danh tiếng, GS,TS Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu ĐCSVN, cũng là người đứng đầu đất nước nổi tiếng nầy, cũng đang làm cho nhiều giới xôn xao, ngơ ngác.

Cái khác nhau và cái giống nhau

Một bên có đối tượng nghiên cứu là "cái vong" và "hài cốt" của những người đã chết, thuộc về quá khứ, không khẳng định thời gian. Bên kia, thì nói về CNXH ở vào thì tương lai, bao gồm toàn thể những người đang sống và những người sẽ sống – của cả cộng đồng dân tộc VN – trong vòng 100 năm tới và có thể xa hơn nữa…

Có thể gọi ông là nhà "Ngoại cảm" xhch được chăng? Đây là một cụm từ có thể mới mẽ, nhưng dù sao nó cũng đã chỉ một hiện thực khách quan, có tính điển hình.

Dĩ nhiên, tầm vóc của nhà ngoại cảm XHCN lớn hơn nhiều so với nhà ngoại cảm tâm linh về mọi phương diện, trong cả không gian và thời gian, đặc biệt về tư cách pháp nhân của hai nhà ngoại cảm. Nhưng cái giống nhau là cùng một phương pháp, là "ngoại cảm", tức là tự nhiên mình nói ra, không cần phải giải thích dông dài, không cần khoa học ló mặt vào, mình nói ra như một thứ "chân lý" tự nó bộc lộ, từ trong tâm trí mình. Đó là tính chung của những nhà ngoại cảm.

Về nhà ngoại cảm Tâm linh Phan Thị Bích Hằng (PTBH) một số người cho rằng có sự lừa đảo đâu đây, vì có trường hợp chứng minh hài cốt tìm thấy lại là xương thú vật. Nhưng có số đông khác thì tin tưởng về sự chính xác và cũng đưa ra những bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Sự thật như thế nào chưa thể phân giải, như chuyện có ma hay không có ma trên cõi đời, cũng là vấn đề đang được thả nổi, ai muốn nghĩ thế nào là tùy. Lại có kẻ hoài nghi về ý đồ gì đây của đài VTV (9) khi tung ra "sự cố" nầy? Trong khi tại Kinh đô, nơi đang diễn ra sự kiện trọng đại, Quốc Hội đang bàn về Hiến Pháp, nhà "Ngoại cảm xhcn" – TBT Nguyễn Phú Trọng – lên tiếng về một tiên tri hoành tráng về CNXH, có ảnh hưởng đến cả quốc gia với tầm kích thế kỷ, không thể dễ bị chìm xuồng trong dư luận. Ông nói:

"Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa"

Bằng một tầm nhìn vượt thời gian, ông khẳng định rằng nó còn lâu dài lắm. Hết thế kỷ, có xác suất cở 100 năm, mà có hay không có CNXH cũng không biết được, nhất là về cái mức gọi là "hoàn thiện" của nó theo nhà tiên tri…Ông đã nắm chắc tất cả các yếu tố cấu thành để được gọi là hoàn thiện nữa đấy, nhưng còn để trong bụng, chưa nói ra?

Ông đã nhiều lần khẳng định toàn dân Việt Nam phải đi lên CNXH, với những kiên định mà ông đã xác lập, nhưng tương lai của nó thì ông nói trước rằng, ông không dám bảo đảm nó sẽ thế nào, tức có hoàn thiện hay không… Đây cũng là một khác biệt trong hai nhà ngoại cảm. "Hoàn thiện" là một khái niệm khá mông lung, hầu như không có giới hạn, một kỹ xảo thường được sử dụng khá kỹ xảo phổ biến trong quảng cáo sản phẩm của giới kinh doanh trên TV. Trong lãnh vực giáo dục, tư tưởng con người, chỉ dám nói đến "hướng thiện" đã là gay go lắm rồi…

Sự lừa đảo – Thủ tướng chính phủ cho lệnh điều tra.

Theo VTV, người ta tố cáo bà Phan Thị Bích Hằng là kẻ lừa đảo, tráo xương thú vật bảo đấy là "hài cốt". Vì là phương pháp "ngoại cảm" nên bà không thể giải thích nhiều, bà chỉ nói rằng bà làm không vì tiền, không vì danh, không vì một chủ thuyết hay ý thức hệ nào. Đã 20 năm với hơn 10.000 hài cốt không phải là nhỏ, tốn hao không ít tâm sức của bà, tất cả chỉ vì "cái tâm" mà thôi. Công việc nầy hoàn toàn có thể khảo sát kết quả của nó bằng phương pháp khoa học. Nếu có một tỉ lệ nào đó về sự không chính xác, thì đó cũng chỉ là một xác xuất phải có, ngay trong lãnh vực khoa học thực nghiệm cũng vậy. Trong các con số thống kê về tài chánh của nhà nước, hoặc "những con số nhảy múa loạn xạ" (NLG 26-10) về 15- 20 triệu lượt ý kiến, 28-30-40 ngàn cuộc hội thảo về góp ý sửa đổi Hiến Pháp ….., đều là vật hữu hình mà còn chênh lệch đáng sợ hãi, huống là trong lãnh vực khó khăn của "linh cảm" vô hình nầy.

Dù sao cũng vẫn có cách để kiểm chứng, nếu muốn.

Kết quả sẽ tùy theo đó mà giải oan cho bà, hoặc pháp luật sẽ kết tội bà là kẻ đảo điên lừa dối, thì bà sẽ phải mang họa vào thân. Mặt khác, bà là một cá nhân không kèm theo một quyền lực nào, và người đến xin "chỉ mộ" đều là tự nguyện đến nhờ vả, để an tâm với tình cảm của mình đối với người thân đã mất. Về mặt tinh thần, nếu có "lừa đảo" thì cái tội không nhẹ, song nói chung cái hại thì không lớn, vì dù sao tìm mộ cũng chỉ là vấn đề của quá khứ, về người đã chết, nếu so với trường hợp nói về 90 triệu người sống và cả tương lai lâu dài trăm năm của một dân tộc!

Đối với tiên tri về CNXH của nhà "Ngoại cảm" xhcn Nguyễn Phú Trọng, có ai hoài nghi gì không? Vì sao lại không hoài nghi về một điều trọng đại như thế? Có nhiều khác biệt về mặt nguyên nhân, về tiến trình, về hậu quả lâu dài cho cả một quốc gia, và cũng rất khó kiểm chứng?

- Nhà Ngoại cảm xhcn Nguyễn Phú Trọng, đã dùng quyền lực thế gian của mình – chức TBT của Đảng lãnh đạo toàn diện – bắt ép mọi người dân phải tuân theo mệnh lệnh đi lên CNXH (ông nói càng rằng mọi người đều muốn đi lên…), chứ không tự nguyện như trường hợp người tìm mộ.

- Cách tìm mộ, thì nhà ngoại cảm tâm linh có chỉ rõ nơi đến, chỉ rõ địa hình, các dấu hiệu để nhận biết, đào xuống bao sâu, vật thể có những gì.., kế hoạch có thể vạch ra trong một thời gian nhất đinh: một tuần, một tháng hay vài tháng là hoàn thành.

- Trong khi nhà ngoại cảm xhcn thì không chỉ rõ nơi đến là đâu, ở đó có gì, mà thời gian đi thì rất lâu, vượt quá đời ông, đời con ông, đời cháu ông, đến đời chắt của ông cũng chưa chắc thấy rõ, như lời ông đã đưa ra một cách "xác tín". Cuộc hành trình của cả một dân tộc, nhiều thế hệ tiến lên một cõi mơ hồ, mà ông là một kẻ dẫn đầu? Hậu quả sẽ không nhỏ, cao hơn cái tầm của "xương thú vật" thay cho "hài cốt".

Có thể ông là một nhà "tiên tri được ủy thác" từ cõi nào đó, mới đủ dũng cảm, dám dẫn dắt hàng trăm triệu người đi trên con đường vô định, mà chính ông cũng hoang mang mơ hồ, không biết rõ nơi đó là đâu, và hoàn thiện là thế nào?

Và cũng nên đặt một dấu hỏi lớn về đoàn người đông đảo được dẫn đi kia ? Họ thế nào, và họ có biết mình là ai không?

Có thể sẽ có nhiều người liên tưởng về một sự lừa đảo thuộc loại siêu hạng.

Nhưng tôi thì không!

Tôi vốn bị bệnh thiểu năng từ nhỏ, nên vẫn một lòng tin tưởng vào tương lai tươi sáng, gần ngay đây thôi của CNXH. Cũng có thể hiểu lời tiên tri theo một cách khác: CNXH đang có đấy thôi, dù nó xộc xệch, méo mó dị dạng, nhưng nó sẽ tồn tại cả trăm năm nữa dù nó chẳng bao giờ có thể hoàn thiện. Hãy tin đi, ráng mà duy trì cái đang hiện thực, có tên là CNXH, dù nó đang trong tình trạng rất "nghẹt thở"…!

Dù hiểu theo cách nào, tôi cũng không tin vào lời tiên tri của ông, nhưng trong giây phút, tôi không tránh khỏi trạng thái ngơ ngẩn vì những lời nói bất ngờ, nghe như là ngớ ngẩn ấy.

Nhưng nếu tôi là Thủ Tướng, tôi cũng cho "điều tra" luôn lời tiên tri của nhà "ngoại cảm" nầy, vì hậu quả của nó là khôn lường! Xã hội xhcn của ta là luôn khẳng định "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc…", nay bổng dưng lại phất phơ đến thế: Đến cuối thế kỷ, không biết nó có hoàn thiện hay chưa! Tôi tự hỏi mình với sự ngẩn ngơ không kém: Sao Ông lại là Tổng Bí Thư nhỉ? Nếu là Giáo sư, Tiến sĩ thì ông có quyền tư duy, phát kiến, sáng tạo, thậm chí là "tiên tri" hay thầy bói rất đẳng cấp!

Thực ra, đối với cả hai người, dù không cả tin ở ai, tôi vẫn một lòng tôn kính ngang nhau, vì khía cạnh họ đều là nhà "ngoại cảm" cả, ông Nguyễn Phú Trọng và bà Phan Thị Bích Hằng. Một – chuyên về CNXH, một – chuyên về vong và hài cốt. Một – hướng về tương lai, một- quay về quá khứ, nối liền một mạch, biết đâu nó sẽ tạo nên một giòng văn hóa đậm đà "đặc sắc" hiển linh!

Hạ Đình Nguyên

CN, 27-10

Paulo Thành Nguyễn – Tôi sẽ không đổi sự ổn định lấy im lặng

Nguồn danluan

Dân Luận: Vợ chồng Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến là hai blogger năng động trong các hoạt động xã hội, họ là chủ của cửa hàng No-U Shop kêu gọi tẩy chay hàng hóa độc hại của Trung Quốc và sử dụng hàng Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Hiện nay Trịnh Kim Tiến đang có bầu, sắp sinh con, nhưng họ liên tục bị an ninh quấy rối. Xin giới thiệu tới độc giả những chia sẻ của Paulo Thành Nguyễn về việc công an vừa can thiệp với chủ nhà để đuổi họ ra khỏi khu nhà mới dọn vào được một tuần…

1377506_636584259719154_2077969515_n.jpg
Cả tuần nay hai vợ chồng hì hục dọn nhà, hôm nay vừa tạm ổn thì chủ nhà mới báo tin rằng công an không cho mình đăng ký tạm trú ở đó, còn hăm sẽ kiểm tra, sách nhiễu nếu chủ nhà không đuổi mình đi, giờ chủ nhà ra thời hạn 7 ngày mình phải dọn đi, hài thật!

Tôi viết những dòng này trong thời gian ngắn ngủi còn lại trong ngôi nhà tôi vừa dọn tới ở chưa đầy 24 tiếng. Họ (công an) sách nhiễu chủ nhiễu chủ nhà với đủ các lý do để buộc vợ chồng tôi phải rời khỏi nơi ở trước đêm nay. Chú bảo vệ cũng thắc mắc không hiểu sao lại như vậy, nói tôi đừng trách chủ nhà, mà thực lòng tôi cũng không trách ai, ngay cả các anh công an tác động đến sự việc này. Tất cả chỉ hành động theo bản năng do sự sợ hãi gây ra, chủ nhà thì lo liên lụy, công an thì sợ trách nhiệm, và hầu hết con người trong xã hội này đều bị khống chế bởi nỗi lo tương tự, cái mà chúng ta thường gọi tên là sự-ổn-định.

Nhiều người khuyên tôi nên lo làm ăn, mua nhà cho ổn định cuộc sống, rồi sau đó mới lo nghĩ đến việc xã hội, nhà mình lo chưa xong thì lo được cho ai. Nghe rất có lý, rất thuyết phục, nhưng mấy ai có thể định nghĩa được thế nào là sự ổn định? Chúng ta có thể tìm thấy một công việc ổn định, có thể xây dựng một ngôi nhà ổn định, để rồi sau đó chúng ta sống trong sự lo sợ mất nó, đó là một điều chắc chắn xảy ra trong xã hội được duy trì bằng một cơ chế bất bình đẳng. Ông Đặng Thành Tâm cách đây ba năm là một người giàu nhất Việt Nam nhưng hôm nay ông phải đối diện với những đe dọa tù đày, một anh hùng lao động như bà Ba Sương có thể biến thành tội đồ sau đó. Không có gì bảo đảm cho sự ổn định trong xã hội này, sự ổn định nếu có, thì đó chỉ là sự ảo giác để chúng ta né tránh các vấn nạn thực tại.

Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó. Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình. Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà. Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi…

VRNs. Chuyện xử án Đinh Nhật Uy, sáng 29.10.2013

Nguồn chuacuuthe
ĐĂNG NGÀY: 30.10.2013 , MỤC: - TIN NỔI BẬTTIN VIỆT NAM

VRNs (30.10.2013) – Sài Gòn – "Khi tuyên án sau, chánh án chạy liền, không ở lại giải thích về án, như phiên xử phúc thẩm dành cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên" – facebooker Đinh Nhật Uy đã nói nhận xét như vậy về phiên tòa xét xử anh, ngay sau khi rời trại giam Long An, chiều hôm qua.

 

Những bất thường của vụ án

Điều đầu tiên phải đề cập, đó là cấp chính quyền nào có trách nhiệm trong vụ án của facebooker Đinh Nhật Uy? Lúc khởi đầu, vụ án của Đinh Nhật Uy là một chuyên án thuộc an ninh tỉnh Long An. Sau khi kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát (VKS) làm Bản cáo trạng, rồi chuyển đến Tòa án nhân dân tỉnh Long An (TALA). Khi nhận được toàn bộ hồ sờ, TALA xét vụ án này nhỏ, dưới tầm thẩm quyền, nên đã chuyển vụ án xuống Tòa án nhân dân thàh phố Tân An (TATA). Đây là tòa án cấp huyện. Khi nhận được hồ sơ vụ án, không biết tại sao TATA lại không xúc tiến gì, mà ngâm hồ sở cả tháng trời. Đến hơn 10 ngày trước khi phiên tòa xử hôm qua, TALA lại kéo vụ án này lên trên tỉnh lại để xử anh Đinh Nhật Uy theo khoản 1, điều 258 BLHS.

Tại phiên tòa, đại diện các công ty Viettel, VNTP và bà Thâm (tổ phó dân phố, một đảng viên) được Tòa án gọi là nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự lại là lý do để tiến hành vụ án hình sự (?). Điều đáng chú ý, là tại hpiên tòa, cả ba nguyên đơn này đều xác nhận không hề làm đơn tố cáo anh Đinh Nhật Uy về bất cứ chuyện gì. Gtất cả do công an đã đến thuyết phục họ tố cáo. Bà Thậm nói: "Công an đưa tôi xem bài viết của Uy, rồi hỏi tôi có tố cáo gì không? Tôi bảo làm theo đúng pháp luật". Hai công ty viễn thông cũng có cách trả lời tương tự như vậy.

Thành phần tham gia tố tụng của phiên tòa tại Long An xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới thật đáng "gờm". Chủ tọa phiên tòa là chính ông Bình, chánh án TALA. Phía công tô, chính ông Viện trưởng VKS nhân dân tỉnh Long An đảm nhận vai trò này. Hội thẩm nhân dân là hai quan chức đầu tỉnh. Một thuộc Hội đồng nhân dân Tỉnh, một thuộc Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An – Đinh Nhật y cho biết như vậy.

Anh Đinh Nhật Uy kể, trong phần thẩm vấn, chính anh Đinh Nhật Uy đề nghị các hội thẩm nhân dân hỏi về vụ án, thì các vị này lúng túng và không thực hiện trách nhiệm tìm hiểu vụ án.

Cũng cần nhắc điều này, tại các đồn công an, khi những người bị bắt hỏi tại sao phiên tòa xử công khai, mà không cho dân vào dự? Các anh an ninh thay nhau trả lời giống nhau (cùng đáp án có sẵn) là "chỉ công khai với người trong gia đình !" Đây là một điều dối trá, vì không một ai trong gia đình anh Đinh Nhật Uy được vào Tòa án để dự khán phiên tòa. Thậm chí, tại tòa, chính luật sư hà Huy Sơn đã yêu cầu Chánh án chủ tọa phiên tòa triệu tộp ông Đinh Văn Chuộng (ba của Uy) và bà Nguyễn Thị Kim Liên (má của Uy) thì tòa cũng từ chối. Như vậy kịch bản được dàn dựng sẵn là không cho một ai trong gia đình anh uy được vào dự, còn bài học của công anlà nói dối với dân "công khai cho gia đình Đinh Nhật Uy". Điều rõ nhất là chính công an đã bắt bà Liên (má Uy) và cô Quỳnh Như (chị lớn của Uy) giam trong đồn công an phường 7 thành phố Tân An trong suốt thời gian tòa xét xử facebooker Đinh Nhật Uy.

Ở cuối phiên tòa, Đinh Nhật Uy đã phát biểu rằng không nhận tội như sau: Tôi cũng như hàng triệu công dân khác đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tôi mắc lỗi với ai, tôi xin lỗi. Với tòa, tôi xin xem xét để trả tự do cho tôi.

Ở phần tranh luận, không một luận cứ và bằng chứng nào của VKS đưa ra lại không bị hai luật sư Hà Huy Sơn và Nguyễn Văn Miếng bác bỏ. Tuy vậy, do bản án đã bỏ túi, kịch bản đã được dựng, nên Tòa vẫn tuyên án theo tất cả những luận điểm do VKS đưa ra, chỉ giảm 3 tháng so với đề xuất của cáo trạng.

Anh Đinh Nhật Uy nói với VRNs: "Mọi người tham gia tố tụng lập đi lập lại nhiều lần về trang mạng xã hội Facebook.

 

Lại chuyện không đâu của công an Việt Nam tại Long An

Hôm qua, số người đến ủng hộ phiên tòa tại khu vực TALA chỉ khoảng trên dưới 50 người. Trong đó, công an đã bắt trái phép 31 người. Số không bị bắt là số phóng viên VRNs, phóng viên tự do tác nghiệp và chuyển tin liên tục của tòa án đến công chúng qua các website và mạng xã hội.

Bé Đinh Quỳnh Nhật Nguyên, 12 tuổi, cho biết "công an bắt con, ôm con và sờ mó con". Bé Nguyên đã kể với mẹ và bà như vậy ngay trên chuyến xe, công an vừa bắt khoảng gần 20 người lên xe đưa về công an phường 7, thành phố Tân An. Ngay lúc đó, các viên an ninh chối và có vẻ đe dọa bé Nguyên. Nhưng chính lúc đó bé Nguyên chỉ vào một viên công lực và nói: "Chính chú này !" Thế là chú đó im không dám nói gì nữa.

Anh Phêrô Bùi Lâm cho biết: "Lúc bị bắt lên xe, nhìn thấy anh an ninh cứ chỉa máy quay phim về phía xe, nên tôi đã dùng tờ giấy trắng có in hình Đinh Nhật Uy và kêu gọi trả tự do cho anh Uy thì viên an ninh này tiến đến vói lên đánh mạnh vào màng tang (vị trí bên cạnh mặt, gần mắt). Anh an ninh này là an ninh thuộc Bộ, thường xuyên có mặt quay phim tại DCCT Sài Gòn vào mỗi Chúa nhật cuối tháng trong lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình".

Anh Lâm cũng cho biết, khi thấy sự tàn bạo của an ninh, anh định tìm cách chạy xuống khỏi xe, nhưng xe đã chạy. Anh làm dấu thánh giá và cầu nguyện, rồi lao mình qua cửa sổ của xe, ngay vị trí đèn xanh đền đỏ trên quốc lộ 1A, trước khi đến cầu Tân An. Liền sau đó, các anh Vinh Lê và Lương Tâm cũng lao xuống theo. Họ điều xe công an khác đuổi các anh, nhưng các anh đã chạy qua đường theo hướng ngược lại, nên xe công an không đuổi kịp.

Cô Quỳnh Như cho biết, "từ lúc ba anh nhảy xuống xe, công an bắt đầu chạy xe bạt mạng, không dừng đèn đỏ, không đi chậm lúc quẹo". Cô Như Quỳnh cũng cho biết bị công an đánh nhiều tại đồn công an phường 7.

Ông Lê Trọng Kiệt là bị đánh nhiều nhất và dã man nhất tại đồng công an phường 7. Một blogger bịbắt giải thích nguyên nhân là do giận cá chém thớt. Một anh nào đó đã hát bài "Sáu là ai?" phòng theo bài hát "Anh là ai?" của nhạc sĩ, tù nhân chính trị Việt Khang. Bài hát này đang lan truyền trên facebook: 

"Xin hỏi Sáu là ai? Sao bắt Uy, Uy làm điều gì sai?  Xin hỏi Sáu là ai? Sao "kết" Uy chẳng một chút nương tay? Xin hỏi Sáu là ai? Sao không cho Uy lên mạng để tỏ bày…  tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay. Xin hỏi Sáu ở đâu, ngăn bước Uy chống giặc tầu ngoại xâm? Xin hỏi Sáu ở đâu? Sao mắng Uy bằng giọng nói Long An…"

Cũng theo blogger này, chính ông Sáu (thủ trưởng an ninh điều tra tỉnh Long An) đã đến đồn công an phường 7 để tìm gặp anh Lâm, nhưng may là anh Lâm đã nhảy xe.

00:00
00:00

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn một số người bị bắt ở phường 7, thánh phố Tân An

Trong khi đó, tại công an phường 1, chị Thúy Nga (Hà Nam) đã tố cao trưởng đồn công an bao che cho ăn cướp. Người được xác định là ăn cướp là nữ an ninh tỉnh Long An. Người này đã tự tiện cướp tài sản công dân ngay tại đồn công an.

Tại đồn công an phường 3, anh Hoàng Dũng bị công an làm gẫy gọng kính rồi cười trừ. Trong khi đó, Phương Dung bị tịch thu điện thoại, Nguyễn Phương Uyên bị nhân viên an ninh gọi mày tao và văng tục. Với cha Thanh, ông thượng tá Trần Công Luận đối xử đúng mực, nên ngay trong đồn và trước mặt an ninh, ngài vẫn trả lời phỏng vấn các đài. Cha Thanh từ chối cho lấy lời khai và lập biên bản, vì chính công an đã vi phạm pháp luật khi bắt các bạn trẻ và ngài đang ngồi trong quán nước, mà không có bất cứ hành động nào gây rối.

Công an Long An dùng bạo lực để đưa các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Phương Dung, anh Hoàng Dũng và cha Thanh về đồn bất chấp pháp luật. 

Phạm Chí Dũng : Nâng trần bội chi và tồn kho thể chế

Nguồn BBC

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Cập nhật: 04:22 GMT - thứ hai, 28 tháng 10, 201
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội

Lần đầu tiên "trong suốt quá trình hoạt động cách mạng", người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thừa nhận bội chi ngân sách đã vượt trần.

Vụ việc hy hữu này xảy ra vào tháng 10/2013, trùng với thời gian Quốc hội đang tổ chức kỳ họp cuối cùng của năm, với nhiều nội dung liên đới tính hiếm muộn của nền kinh tế quốc gia.

Trong khi tiêu chí của Ngân hàng thế giới xác định độ nguy hiểm sẽ tăng lên đáng kể nếu mức bội chi vượt quá 5% GDP, bội chi ngân sách của chính phủ Việt Nam được thống kê là 4,8% vào năm 2012. Nhưng giờ đây, giới lãnh đạo chính phủ đang sẵn lòng đổi lấy tương lai nguy hiểm vượt trần khi đề xuất Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% vào năm 2013.

Bội chi để an sinh?

Dễ dãi như đút tiền vào túi, các quan chức chính phủ thản nhiên thuyết minh về mục đích tăng trần bội chi nhằm tăng đầu tư công và an sinh xã hội. Hơn nữa, dù bội chi ngân sách có vượt khung 5% thì nợ công quốc gia vẫn còn dưới mức 60% GDP, chưa có gì đáng lo theo quan niệm "tiêu trước, thôi tiêu sau".

Chỉ có điều đã có quá nhiều thứ được tiêu trước, bất chấp tương lai trả nợ của lớp hậu bối ở Việt Nam.

Lẽ ra, chủ đề bội chi ngân sách có thể được dư luận cho qua, dễ dãi không kém lối bao biện tùy tiện của giới quan chức chính phủ, nếu không có hiện tượng từ đầu năm 2013 đã dậy lên tin đồn về khả năng ngân sách nhà nước có nhiều dấu hiệu cạn kiệt trong dư luận xã hội. Đến giữa năm 2013, tin đồn này không còn bị xem là vỉa hè, khi bất chợt thấp thoáng vài phát ngôn của giới quan chức ngân hàng nhà nước về khả năng có thể "in thêm tiền".

"Nếu nói tăng chi ngân sách để lo cho dân thì lấy gì lý giải cho việc giá hàng tiêu dùng thực tế luôn gấp vài ba lần con số công bố của cơ quan nhà nước? "

Tuy vậy, in thêm tiền là một điều không đơn giản, thậm chí là tối kỵ trong hoàn cảnh nền kinh tế vừa tạm thoát khỏi bóng ma lạm phát đến gần 20% vào năm 2011 (chỉ tính theo con số thống kê chính thức) và mặt bằng tăng trưởng thực tế của hàng tiêu dùng từ 50-100%, tức khác xa với số báo cáo. Chính vì thế, ngay khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nới trần bội chi ngân sách, nhiều chuyên gia và đại biểu quốc hội đã lên tiếng phản ứng hoặc phản bác.

Đơn giản là xã hội chưa từng biết đến một kế hoạch chi tiêu được công khai hóa, minh bạch hóa của Chính phủ dành cho nhiều vấn đề tầm cỡ quốc gia. Cho tới nay, mối nghi ngờ về chuyện gói kích cầu 8,5 tỷ USD năm 2009, bị coi là được sử dụng để kích động lợi nhuận khủng khiếp của các nhóm đầu cơ chứng khoán và bất động sản, vẫn còn nguyên mà chưa hề được giải tỏa.

Trong những năm suy thoái qua, mục tiêu an sinh xã hội rõ ràng cũng chưa hề được bảo đảm. Nếu nói tăng chi ngân sách để lo cho dân thì lấy gì lý giải cho việc giá hàng tiêu dùng thực tế luôn gấp vài ba lần con số công bố của cơ quan nhà nước?

Chính phủ làm sao an dân khi cơ quan này bỏ mặc và còn "khuyến khích" cho các tập đoàn lợi ích như điện lực, xăng dầu liên tục tăng giá nhằm trút lỗ do đầu tư trái ngành lên đầu người dân? Chưa kể đến sự hiện diện của những "con ngáo ộp" khác như học phí, viện phí… mà đã góp phần không nhỏ làm thối rữa lòng tin của dân chúng từ già đến trẻ.

Lý do có vẻ thuyết phục hơn của Chính phủ là việc nới trần bội chi sẽ giúp cho đầu tư công tăng trưởng. Nếu được thực thi, nguồn tiền mới mẻ này sẽ giúp cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có ngành xây dựng cơ bản và những doanh nghiệp độc quyền đang nợ đầm đìa định hướng được "lối ra".

Tuy nhiên, xây dựng cơ bản lại đang nợ đọng đến 91.000 tỷ đồng - theo một con số báo cáo gần đây của cơ quan kiểm toán nhà nước, và con số này đã gần bằng với số nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng đang muốn bán nợ cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC). Như vậy, Chính phủ tìm cách chi tiền để "bảo lãnh" cho con số 91.000 tỷ đồng chăng?

Liên quan đến doanh nghiệp độc quyền, gần đây một con số lần đầu tiên được công bố cho thấy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trở thành quán quân về vay nợ ngân hàng, với 118.000 tỷ đồng, vượt hẳn vốn điều lệ của doanh nghiệp này.

Khá đồng cảm, nhiều doanh nghiệp nhà nước khác như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Vinashin… đều đang phải đội chiếc vòng kim cô chúa chổm.

Nhưng cũng thoải mái như đút tiền vào túi, giới quan chức chính phủ đã chưa hề tự nguyện lộn ngược hầu bao của các tập đoàn kinh tế quốc doanh đầy bê bối tài chính, trước khi tiếp tục trút tiền vào cái hầu bao không đáy đó.

Tàu của Vinashin

Lại vay tiền của dân!

Nếu Vinashin đang "phát minh" ra phương án thoát nợ bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế lên đến 600 triệu USD với sự bảo lãnh của Chính phủ, thì đến lượt mình, Chính phủ lại đang có kế hoạch phát hành trái phiếu, có thể như một phương cách duy nhất, để có được nguồn tiền tăng bội chi. Phương cách, hoặc cũng có thể được xem là cứu cánh này, nhiều khả năng sẽ được thực hiện thông qua việc chính phủ "vận động" các ngân hàng thương mại mua trái phiếu, còn ngân hàng lại có thể dùng tiền huy động của người dân để mua trái phiếu này.

Một chuyên gia đầu ngành về kinh tế nói thẳng: bản chất thật của nâng trần bội chi không phải gì khác ngoài việc vay thêm tiền của dân.

Nhưng Chính phủ và chính thể đã vay của dân quá nhiều món từ quá nhiều năm qua. Rất nhiều món vay, hữu hình và vô hình, đã chưa được trả.

Chỉ đến giờ này, dường như bán trái phiếu là lối thoát còn lại của một nền kinh tế bị trục lợi quá sâu đậm bởi các nhóm lợi ích và đang trên bờ suy sụp. Từ nhiều năm qua, chủ đề chi ngân sách quá "quyết liệt" mà dẫn đến lãng phí, thất thoát và tham nhũng đã khiến nổi sóng trong dư luận và trên mặt công luận. Hệ lụy lớn lao chưa phải cuối cùng mà nền kinh tế phải nhận lãnh là nợ công quốc gia.

"Nhưng Chính phủ và chính thể đã vay của dân quá nhiều món từ quá nhiều năm qua. Rất nhiều món vay, hữu hình và vô hình, đã chưa được trả."

Vẫn đang tồn tại song song hai con số về nợ công hoàn toàn trái ngược: một của Chính phủ chỉ khoảng 55% GDP, tức chưa vượt quá ngưỡng nguy hiểm 60%; một quan điểm khác thuộc về giới chuyên gia phản biện độc lập. Ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng vụ thống kê của tổ chức Liên hiệp quốc, còn tính cặn kẽ rằng nợ công Việt Nam phải lên đến 106% GDP, nếu cộng đủ nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc.

Nhưng cho đến giờ phút này, vẫn chưa có thêm một tập đoàn kinh tế nào của nhà nước được làm rõ về gốc gác nợ nần, sau khi hai doanh nghiệp Vinashin và Vinalines đã bắt buộc phải công khai tài chính do thành án.

"Nhẹ nhàng" hơn, Ủy ban kinh tế quốc hội đã xác định nợ công quốc gia có thể lên tới 95% GDP, theo một báo cáo công bố vào tháng 5/2013. Lối minh bạch hóa lần đầu tiên này rõ ràng đã mâu thuẫn dữ dội với "quyết tâm" nâng trần bội chi của Chính phủ, bởi phần lớn đại biểu quốc hội muốn biết rõ Chính phủ đã và sẽ chi bao nhiêu và cho cái gì trước khi cơ quan đầu não này tiếp tục đổ tiền vào cái mà người dân gọi là "thùng không đáy", hay vào một trong những địa chỉ "ăn của dân không chừa thứ gì" - như một thành ngữ của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Tồn kho thể chế

Tất cả vẫn đang quẩn quanh mà chưa có một lối thoát nào khả dĩ. Đề xuất gần đây của Bộ tài chính về giảm mức lương cơ bản 100.000 đồng/tháng đối với công chức nhà nước càng cho thấy ngân sách quốc gia đã bị vắt kiệt, cho dù những người đứng đầu Chính phủ và Ngân hàng nhà nước luôn tự tin về tiềm lực dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ USD của Việt Nam.

Tạm gác lại những mộng tưởng bao la, giá rau củ ở các chợ đầu mối đã tăng vọt trong vài tháng qua, đặc biệt sau những cơn bão dữ dội càn quét khu vực miền Trung. Gần tương đương với cơn bão giá gián tiếp gây ra bởi các nhóm lợi ích Việt Nam, mặt bằng giá rau xanh đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba sau thiên tai. Nếu vào đầu năm nay, một gia đình đi chợ hàng ngày chưa tới 100.000 đồng, thì hiện thời phải mất đến 120-150.000 đồng.

Không có một sự đồng cảm khả dĩ nào giữa những con số thống kê nhà nước luôn bị nghi ngờ với "thực tiễn khách quan và sinh động" mà Đảng vẫn không ngớt giảng bài.

Túi tiền người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề

Vào cuối tháng 9/2013, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, các học giả đã ngầy ngật với thực trạng "GDP có chân". Bất chấp nền kinh tế quốc gia đã xuyên suốt chiều sâu suy thoái đến 5 năm, gần hết các địa phương vẫn báo cáo chỉ tiêu này lên đến hơn 10%, còn con số chính thức của Tổng cục thống kê dù "khiêm tốn" hơn rất nhiều nhưng vẫn cao hơn 5%, tức gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân của Hoa Kỳ.

Đất nước liên tục tăng trưởng GDP, nhưng ngân sách lại không ngớt thiếu hụt trầm trọng và dẫn đến bội chi - đó là cái gì, nếu không phải là một nghịch lý khủng khiếp về phép toán học và những khuất tất ẩn sâu phía sau?

Một số đại biểu quốc hội một lần nữa phải cao giọng yêu cầu Chính phủ cần công bố kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Nhiều năm qua, Chính phủ đã tung ra nhiều phép thử cho những người đại diện của dân và cho chính nhân dân. Nhưng đến nay, các phép thử đã dồn tích quá sâu đậm, vào lúc tất cả đều nhìn thấy đáy bi kịch của nền kinh tế nhưng chẳng mấy ai đủ can đảm để trồi lên khỏi đáy.

Thời gian cuối của năm 2013, tình thế đã "ổn định và phát triển" đến mức mà ngay Thời báo kinh tế Việt Nam - một ấn phẩm báo chí có khuynh hướng "thân chính phủ", cũng phải kêu lên: "Kinh tế ngày một gian nan mà Chính phủ vẫn vang bài ca cũ với những điệp khúc cũ cả trong cách đánh giá lẫn việc đưa ra giải pháp".

Vậy nguồn cơn sâu xa tận cùng của "bài ca" đó nằm ở chỗ nào?

Cũng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đặc tả: "Tồn kho thể chế".

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do sống tại TP HCM.

BBC. Phản ứng về phiên xử Đinh Nhật Uy

Nguồn BBC

Cập nhật: 12:54 GMT - thứ ba, 29 tháng 10, 2013

Bạn bè và Đinh Nhật Uy vui mừng vì anh được tự do

Hàng loạt người dùng Facebook và các công dân mạng đã chia sẻ suy nghĩ của họ ngay trước phiên xử Đinh Nhật Uy và sau khi anh bị kết án tù treo 15 tháng.

Nhà báo kỳ cựu Trần Hạnh từ Úc viết trên Facebook:

"Tại Việt Nam, một nhà nước độc đoán tàn bạo ngu đần vừa xử Đinh Nhật Uy, một thanh niên yêu nước, 15 tháng tù treo. Người dân reo mừng! Bất công vẫn y nguyên."

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh dẫn lời Facebooker 'BấmTin Không Lề' viết:

"Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/6/2013, tính đến ngày ra tòa, Uy đã bị giam đúng 4 tháng 2 tuần. Bây giờ tòa xử 15 tháng tù treo, vậy thời gian đã ngồi tù của Uy sẽ được tính sao đây?

"Vì sao cơ quan điều tra đã không cho Đinh Nhật Uy được tại ngoại hầu tra? Ngay cả khi cho rằng Uy phạm tội, thì tội này cũng không phải đặc biệt nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng bởi vì hàng triệu Facebooker đã và đang "phạm tội" như Uy mỗi ngày là viết trên Facebook. Không những thế, họ viết còn nặng hơn cả những gì Uy viết.

"Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/6/2013, tính đến ngày ra tòa, Uy đã bị giam đúng 4 tháng 2 tuần. Bây giờ tòa xử 15 tháng tù treo, vậy thời gian đã ngồi tù của Uy sẽ được tính sao đây?"

Tin Không Lề

"Uy cũng không có ý định trốn hoặc gây cản trở cho việc điều tra, nên việc áp dụng biện pháp tạm giam với Đinh Nhật Uy là không cần thiết, nhưng họ đã bắt giam Uy hơn 4 tháng. Bây giờ tòa tuyên án tù treo, vậy ai sẽ trả lại thời gian ngồi tù (lẽ ra không phải ngồi) của Đinh Nhật Uy?"

Facebooker Nguyễn Đình Hà bình luận:

"...[H]ình như cả cái xứ này nhận án tù treo từ lâu lắm rồi, chỉ có khác là không có bản án, không có thời hạn chấp hành hình phạt thôi. 
Tại sao á? Thì đi đâu cũng phải khai báo, đăng ký, làm việc gì cũng phải đến cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương xin xác nhận, nhận xét, điện thoại lúc nào cũng có thể bị nghe lén, thư tín thì có nguy cơ bị đọc trộm, công an thích bắt lúc nào thì bắt, các quyền tự do, dân chủ căn bản đều bị hạn chế, bị xâm hại đó thôi."

Có người cũng nói ngoài việc khiếu nại bản án, Đinh Nhật Uy cũng nên khiếu nại chuyện phải hủy đám cưới vì bị bắt giam trong vài tháng.

'Không thể bào chữa'

Vẫn trên Facebook, Bạch Huỳnh Duy Linh viết:

"Những người bị đưa ra tòa có liên quan đến chính trị không thể nào bào chữa nếu dựa vào luật pháp của Việt Nam. Nếu dựa vào hệ thống luật pháp đó chắc chắn sẽ không cãi được với viện kiểm soát."

Một số công dân mạng cũng đưa nhiều ảnh và video quay cảnh người ủng hộ Đinh Nhật Uy ngoài phiên tòa bị bắt đưa về đồn công an.

Có cáo buộc ông Lưu Trọng Kiệt bị 'công an chìm' tấn công

Cũng có cáo buộc "công an chìm" đánh bị thương ông BấmLưu Trọng Kiệt, người tới theo dõi phiên tòa sáng nay.

Blogger Jonathan London dẫn đường link tới một video trên YouTube trong đó người ta có thể nghe thấy tiếng hô 'Tự do cho Đinh Nhật Uy', 'Tự do cho dân tộc Việt Nam', 'Bãi bỏ 258' và 'Tự do Internet'.

Blogger này cũng để trong ngoặc kép: "Hãy bỏ 258", điều luật hình sự vẫn được dùng để trấn áp các biểu đạt ôn hòa của người dân.

BBC. Luật sư rút lui vụ Đinh Nhật Uy

Nguồn BBC

 Cập nhật: 07:32 GMT - thứ hai, 28 tháng 10, 2013

Phiên tòa Uyên-Kha

Luật sư Lương từng tham gia bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên

Ông Nguyễn Thanh Lương, một luật sư chuyên bào chữa cho các bị cáo liên quan đến an ninh quốc gia, cho biết ông đang 'tự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình' sau khi 'bị chính quyền nhắc nhở'.

Mới đây nhất, Luật sư Lương đã quyết định rút lui không bào chữa cho Đinh Nhật Uy, người bị kết tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước và của tổ chức, công dân' theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó, ông Lương từng bào chữa cho các bị can bị cáo buộc 'chống Nhà nước' như blogger Tạ Phong Tần, thầy giáo Đinh Đăng Định và gần đây nhất là sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

'Nghị lực và sai lầm'

Trao đổi với BBC hôm 28/10, luật sư Lương nói lý do ông rút lui trong vụ án của Đinh Nhật Uy vì 'không còn nghị lực' và 'muốn tránh sai lầm'.

Ông giải thích rằng nghị lực của ông không còn như trước vì trong các phiên tòa mà ông đã tham gia bào chữa 'vai trò của luật sư cũng không có tác dụng'.

Còn về sai lầm, ông giải thích là 'có những phát biểu, những cái gì đó va vướng về luật, về nghề nghiệp mà tổ chức không cho phép'.

"Tôi thấy xe đi trước đã đổ nên mình đi sau nên tránh," ông nói một cách ẩn ý.

"Trong vụ Đinh Nhật Uy đã có hai luật sư là anh Hà Huy Sơn và anh Nguyễn Văn Lý rồi," ông nói, "Thôi mình cho đơn giản, bớt vấn đề."

"Có nhiều mối quan hệ tương quan với nhau mà tôi không thể thẳng thắn nói được," ông nói.

Mặc dù không còn bào chữa cho Đinh Nhật Uy nữa nhưng luật sư Lương nói những tâm tư nguyện vọng của ông 'đã gửi gắm trong bản kiến nghị thả tự do cho Đinh Nhật Uy'.

Tuy nhiên ông nói nếu có những vụ án tương tự trong tương lai thì ông vẫn đứng ra bào chữa vì 'đó là đạo đức nghề nghiệp'.

"Cái quan trọng là có kết quả, hiệu quả gì không hay là lợi bất cập hại," ông nói.

"Giúp người ta nhưng đừng làm như một con thiêu thân."

Góp ý hay sách nhiễu?

Khi được hỏi bản thân có bị chính quyền sách nhiễu gì hay không, ông cho biết 'đã có nhiều sự nhắc nhở của cơ quan nên mình cũng cẩn thận, tạm thời không tham gia giúp cho mấy em'.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương

Ông Lương đã tham gia bào chữa cho các vụ án 'chống Nhà nước' trong thời gian qua

Ông Lương hiện đang là một luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre.

"Tổ chức và cơ quan an ninh có tiếp xúc tôi trên tinh thần xây dựng, đóng góp, nhở nhắc hay là giúp đỡ," ông nói.

"Ở góc độ phản biện, người ta có thể xem đó là bố ráp, khủng bố, gây khó khăn," ông nói thêm, "Tôi đứng giữa được phép yên lặng để hạn chế những phiền toái khác."

Tuy nhiên ông cũng khẳng định 'cá nhân tôi không có sai lầm' để bị nhắc nhở.

"Có những xung đột về quan điểm, về pháp luật, về cách nhìn nhận vấn đề," ông giải thích và nói thêm rằng ông cũng chỉ là một công dân.

"Một bên là quan điểm thống trị của Nhà nước, của cả một hệ thống chính quyền nên tôi phải tôn trọng không thể nói gì khác hơn được."

"Trong hoàn cảnh tôi là một công dân đang hành nghề hợp pháp ở Việt Nam thì chỉ nên giới hạn trong những gì luật pháp cho phép thôi," ông nói thêm.

Còn những gì mà ông đã phát biểu hay lập luận trước đây thì ông nói là ông 'không hối tiếc'.