Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Tô Văn Trường: HồI Ký Của Nguyễn Trung - “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”

Nguồn https://boxitvn.blogspot.com/2018/07/hoi-ky-cua-nguyen-trung-tieng-chim-hot.html

Vào lứa tuổi U90 ông Nguyễn Trung vừa mới ra mắt bạn đọc tập Hồi ký tựa đề: Tôi làm "chính trị": Những kỷ niệm và trăn trở bao gồm 3 phần. Phần một: Vào đời. Phần hai: Kẻ thất bại toàn diện. Phần ba: Suy ngẫm.

Đọc Hồi ký của Nguyễn Trung, tôi có cảm giác giống như khi đọc "Thorn bird - tiếng chim hót trong bụi mận gai". Con chim đâm mình vào những chiếc gai nhọn trong bụi mận gai và cất lên những tiếng hót cuối cùng, da diết nhất và hay nhất trước khi vĩnh biệt cuộc đời.

Có lẽ Hồi ký của Nguyễn Trung mới ở dạng bản thảo (1st edition), hơi lẫn lộn giữa thể loại "Hồi ký" với thể loại "bài viết chuyên đề" hoặc "giới thiệu tiểu thuyết văn học" và viết khá dài nhưng vẫn cuốn hút được người đọc. Độc giả hoàn toàn cảm nhận được những điều tâm huyết của một bậc trưởng thượng hết lòng với đất nước, dân tộc.

Ý tưởng cốt lõi của Hồi ký Nguyễn Trung là muốn cả nước đứng lên cùng nhau tiến hành cải cách thể chế chính trị để đổi đời chính mình và đổi đời đất nước - nó phải là một cuộc cải cách của học tập, của giác ngộ và trưởng thành trên tinh thần đoàn kết, hòa giải dân tộc.

Những điều Nguyễn Trung viết và làm sẽ còn mãi, sẽ để đời, sẽ là điểu làm cho hậu thế biết ơn ông. Thành công nhất của ông là chỗ đó. Vì thế, chương "Thất bại toàn diện" không hẳn là đúng. Lịch sử và nhân dân rất công bằng. Điều quan trọng là ông đã nêu câu hỏi đúng, còn việc đưa ra câu trả lời đúng lại là "sứ mệnh" không của riêng ông. Giới khoa học thường nói " đưa ra câu hỏi đúng tức là đã giải quyết được một nửa của vấn đề".

Xin cám ơn và chúc mừng tác giả Nguyễn Trung về cuốn Hồi ký rất công phu, tâm huyết và rất có giá trị này.

Cảm nhận về tác giả cuốn Hồi ký

Ông Nguyễn Trung sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học và tích cực tham gia cách mạng, trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ với vai trò một công chức ngành ngoại giao, sau đó làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Phẩm chất đặc biệt trong ông, ngoài trí thông minh là sự say mê với phương pháp quan sát kỹ lưỡng nghiêm túc những vấn đề thực tế, khả năng phân tích đa chiều rút ra những logic lý luận và bài học liên quan đến bản chất những sự kiện và biến động của đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong suốt cuộc đời bắt đầu từ một nhân viên nhà nước đến nay sau hàng chục năm nghỉ hưu ông không ngừng trăn trở với câu hỏi "tại sao Việt Nam không chịu phát triển?" và liên tục không mệt mỏi đề xuất/kiến nghị bằng con đường trực tiếp hay thông qua xuất bản về vấn đề "Đảng Cộng sản Việt Nam cần cải tổ chính trị là điều kiện để đất nước phát triển" nhiều khi dẫn đến những hệ lụy đau buồn cho bản thân và đồng chí của ông, đến cả lãnh đạo của ông.

Với những sản phẩm của ông đã công bố và sự hoạt động tích cực của ông trong trách nhiệm một công chức nhà nước cũng như tham gia các tổ chức dân sự từ khi nghỉ hưu thể hiện ông là một trí thức yêu nước tài giỏi, sâu sắc, hoài cổ và cũng bay bổng đúng chất sỹ phu Hà thành, tuổi đã cao nhưng bút lực vẫn dồi dào, trí tuệ vẫn mẫn tiệp đáng nể. Mặc dù những vấn đề của đất nước nêu trong hồi ký không mới, nhưng những luận giải về sự kiện diễn biến trên thế giới và ở Việt Nam, thông tin và kiến nghị có cơ sở khoa học của tác gỉa vẫn làm người đọc thêm một lần chau mày, suy nghĩ.

Trong những lúc "dầu sôi lửa bỏng", đất nước lâm nguy như thế này mới thấy giá trị về những đóng góp của ông Nguyễn Trung và càng cần có nhiều hơn nữa như mong mỏi của ông, những trí tuệ truyền thống Diên Hồng của những chí sĩ đóng góp vào tiến trình chuyển hóa, hồi sinh của nhân dân, của đất nước.

Ông Nguyễn Trung thành công trong việc bộc lộ khí tiết của một sĩ phu có tâm huyết, trí tuệ, nhưng tâm sự của ông rất khó tác động được lên não trạng của lãnh đạo (do ý thức hệ và đặc quyền của một số người) dù họ có hiểu hay không.

"Nồng nàn tâm huyết thưa thành quả

Gieo trăm gặt một thế cũng là

Được bao nhiêu cũng là được cả

Một thời khô héo một thời hoa"

(Thơ Việt Phương)

Đất nước này là của tất cả chúng ta. Không kể đến những chuyện khác, ở góc độ nhận thức - phải có những trào lưu thảo luận những vấn đề hệ trọng của đất nước như những vấn đề được đặt ra trong cuốn sách này thì mới "khai dân trí, chấn dân khí" được.

Nhiều đoạn trong nội dung Hồi ký của Nguyễn Trung như tiếng cồng, tiếng chiêng của Tây Nguyên hùng vĩ, là tiếng sóng gầm trong bão của biển Đông đang ôm ấp đất nước còng lưng hình chữ S mảnh mai đầy đau thương, bất hạnh này. Đó là tiếng lòng chắt lọc từ trí tuệ của người trí thức yêu nước, lão thành cách mạng có trái tim hàng đêm rỉ máu trước vận nước.

Con người và thể chế cũng như kinh tế và chính trị là quan hệ nhân quả và là huyết mạch của vấn đề Việt Nam hiện nay. Thực trạng đất nước hôm nay nhiều chuyện buồn hơn vui bởi vì càng ngày, càng phát hiện thêm nhiều ngõ ngách buồn bởi mọi người đều nhận thức được rằng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội chúng ta đang ở tình trạng tụt hậu, đó là căn bệnh trầm kha mà chủ trương chính sách đang loay hoay chữa trị các triệu chứng!.

Lịch sử đã cho thấy nhiều bài học, một đất nước nhỏ bé, lách một cách tối ưu giữa các cường quốc chỉ có thể được khi người lãnh đạo rất tỉnh táo và có một đội ngũ tham mưu dũng cảm có đủ tri thức phân tích thông tin đa chiều một cách khoa học để từ đó lựa chọn đưa ra được quyết sách cho sự phát triển tiến bộ.

Đặc điểm của Hồi ký

Viết Hồi ký, nhất là Hồi ký liên quan đến những vấn đề chính trị như ông Nguyễn Trung rất khó. Cuốn Hồi ký này chỉ mang một ít chất liệu hồi ký ở phần đầu, còn phần lớn nội dung có thể gọi là một chuyên khảo - công trình nghiên cứu thông qua các phân tích và luận giải của tác giả về thực trạng, thời cơ, những thách thức về điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng từ sau ngày đất nước thống nhất 1975 đến nay với những biến động phức tạp về quan hệ quốc tế. Ông đã chọn một cách tiếp cận đúng, đó là chỉ kể những sự việc cụ thể mà mình biết, mình có tham gia, nên những sự việc và nhân vật trong cuốn truyện còn có giá trị tin cậy trung thực về tư liệu lịch sử.

Hồi ký là của một người, cho nên chắc chắn phải viết nhiều về hoạt động của người đó. Khó nhất là viết sao cho khách quan. Một số ông bà lớn làm Hồi ký bị người ta chê ít được quan tâm là chỉ vì "bốc thơm" mình, hạ thấp người khác. Đọc xuyên suốt cuốn sách, thấy tác giả Nguyễn Trung là người có nhân cách, không làm điều đó, dù là sơ ý, hay vô ý.

Viết hồi ký không chỉ là kể chuyện mà qua câu chuyện, cần thể hiện được những chiêm nghiệm và quan điểm của mình. Có những cuốn sách thể hiện khá thô. Ông Nguyễn Trung là một nhà ngoại giao lão luyện, một người từng có điều kiện trải nghiệm và được quan sát một số hoạt động chính trị ở "tầng cao" và một ngòi bút tinh tế có cách thể hiện thỏa đáng, thuyết phục nên cuốn hút được người đọc.

Vì sao cần có hội thảo

Người trăn trở, nặng lòng với đất nước như ông Nguyễn Trung là rất đáng trân trọng. Đây không hẳn là cuốn Hồi ký đơn thuần vì có "lai ghép" những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đang diễn ra trên cả nước, gắn với sứ mệnh của cả dân tộc. Cuốn sách thể hiện những day dứt, trăn trở và đau đớn của một người đảng viên - một công chức, một công dân có trách nhiệm với Đảng và có trách nhiệm, nặng lòng với đất nước, nêu những vấn đề chiến lược rất quan trọng, được viết với giọng văn đầy xúc cảm. Với một tư duy mạch lạc, tầm lòng đau đáu vì đất nước, dân tộc và trải nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú trong một thời gian dài, tác giả đã đưa những chủ đề rất có tầm, phản ánh chính xác những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước cũng như ưu tư của rất nhiều người.

Chắc chắn những luận điểm nêu trong cuốn sách sẽ gây tranh cãi giữa các tư duy khác nhau. Các câu chuyện lịch sử của chính tác giả thì tác giả chịu trách nhiệm về độ xác thực và nhiều luận điểm có thể được kiểm chứng qua thời gian. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, người đọc hoan nghênh sự ra đời của cuốn sách này.

Vì cuốn sách không chỉ là Hồi ký thuần túy về cuộc sống và đời tư của một cá nhân công chức, mà nội dung của nó chủ yếu tổng kết nhiều vấn đề nghiên cứu đã được công bố trên báo và tạp chí, những kiến nghị công khai tới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nên thiết nghĩ và mong muốn các nhà lãnh đạo đất nước, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội đồng lý luận trung ương,… có thể tổ chức tranh luận công khai về ý nghĩa và đánh giá khách quan nội dung cuốn sách này trên tinh thần khoa học, tôn trọng sự thật. Nếu không, dễ xảy đến tình trạng ồn ào thiếu căn cứ ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội như sẽ có những bài trên báo chính thống phản bác theo cách thường thấy (nhưng khả năng thuyết phục thấp!), và ngược lại trên mạng xã hội, trong dư luận sẽ có những khen ngợi cũng theo cảm tính và dễ dẫn đến ca ngợi một chiều gây băn khoăn tò mò trong công chúng.

Ngẫm suy

Cuốn hồi ký của ông Nguyễn Trung có nội dung xuyên suốt về sự nhận thức chính trị xã hội, ý thức và việc thực hiện trách nhiệm cá nhân ông trong cả cuộc đời từ một học sinh trong nhà trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đến nhân viên rồi công chức Bộ ngoại giao (Phần 1: Vào đời), trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (Phần 2: Kẻ thất bại toàn diện), sau cùng là hoạt động của một công dân - đảng viên là cán bộ hưu trí (Phần 3: Suy ngẫm).

Phần 1 của cuốn hồi ký ông Nguyễn Trung đưa các sự kiện hoạt động của ông trong ngành ngoại giao từ khi là nhân viên tham gia cải cách ruộng đất, đi học đại học tại trường Karl Marx - CHDC Đức trải qua các chức vụ Tham tán đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Đức, rồi quyền Đại sứ tại Úc, Đại sứ tại Thái Lan, Vụ trưởng tại Bộ Ngoại giao. Đây là giai đoạn có những chuyển biến quan trọng trong kinh tế xã hội ở Việt Nam: Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước 1975. Với ông Nguyễn Trung trong thời gian học tập được tìm hiểu thực tế về nhà nước CHDC Đức và sự lãnh đạo tư tưởng của Đảng Xã hội thống nhất Đức, thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài được tiếp xúc với nền kinh tế thị trường ở chế độ tư bản cũng như không ngừng dành sức lực trí tuệ học hỏi từ các nguồn tài liệu khác nhau,… nói chung từ thực tiễn đã giúp ông (và nhiều lãnh đạo và đồng nghiệp của ông) sớm nhận ra nhiều điều bất cập về nhận thức không đầy đủ về xã hội của nền giáo dục XHCN (tư bản là xấu xa, bóc lột,…), của mô hình nhà nước dựa trên học thuyết Marx-Lenin do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, kinh tế kế hoạch hóa.

Tuy vậy, trong vạch kế hoạch chính sách, triển khai thực hiện nhiệm vụ ông và những người như ông thường nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan và, vì vậy, dễ bị những người chủ quan duy ý chí chụp cho cái mũ là "sai đường lối".

Chính các lãnh đạo của ông ở Bộ Ngoại giao như Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã bị loại khỏi diễn đàn chính trị bởi không ủng hộ những điều kiện thiếu tôn trọng của Hội nghị Thành Đô, những người cầm lẽ phải vẫn thất bại - một sự trớ trêu xẩy ra không chỉ một lần trong lịch sử Việt Nam. Có lẽ khi tiếp thu được đầy đủ hơn những kiến thức văn minh của nhân loại, nhận thức về sự vật khách quan hơn nên ông mới coi hay gọi phần này là "vào đời". Mặc dù ông luôn giữ quan điểm "chính trị là thối nát", nhưng suốt cuộc đời, kể cả khi về hưu ông vẫn hết sức quan tâm đến chính trị: lòng trăn trở, ra sức nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất góp ý cho Đảng cải tổ chính trị tiến đến xây dựng mô hình "Kinh tế thị trường - Nhà nước pháp quyền - Xã hội dân sự" là điều kiện có tính quy luật để đất nước phát triển cùng xu thế thời đại.

Phần 2 là thời gian ông Nguyễn Trung làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt đầu thập niên 90, khi ông đã tích lũy được vốn kiến thức khoa học và thực tiễn về kinh tế và xã hội khá phong phú lại được phò tá một lãnh đạo đứng đầu Chính phủ - một Anh Sáu có tấm lòng với đất nước, rất biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu giá trị trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, có thể nói là tâm đồng ý hợp và cơ hội có thể làm được điều gì mong đợi cho dân tộc. Ngoài các công việc hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn sôi động mở cửa cho nền kinh tế thị trường, Nguyễn Trung đã cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt dày công xây dựng một bản kiến nghị (thư 09-8-1995) cải tổ chính trị nhằm đưa Cương lĩnh của Đảng CSVN tiến đến thành một đảng dân tộc, tiến đến xây dựng đất nước có đủ các trụ cột cần thiết cho phát triển đồng thời có điều kiện ngăn chặn những thế lực gây nguy cơ mất an ninh và cản trở sự phát triển và tôn trọng độc lập của Việt Nam. Tiếc thay, công sức của các ông không những không được tiếp nhận mà còn gây nhiều hệ lụy khiến một số cán bộ (như ông Lê Hồng Hà - Bộ Công an,…) bị kết án vào vòng lao lý.

Ông Nguyễn Trung tự nguyện kết thúc sự nghiệp công chức ở đây, kết thúc ước nguyện của người đảng viên muốn cống hiến cho sự phát triển của đảng đã không thành công. Ông đặt tên cho phần này là Kẻ thất bại toàn diện. Thật xót xa, xin chia sẻ với ông!

Trong phần này, ông không chỉ phân tích các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước và diễn biến quốc tế đăng trên báo Đảng và tạp chí chuyên môn, ông còn viết và xuất bản những tiểu thuyết (Dòng đời, 2006, Lũ 2012,…) để phản ánh những xu thế phát triển bất ổn xã hội và sự băng hoại phẩm chất của đảng viên.

Từ khi về hưu, ông tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức dân sự, tổ chức Phi chính phủ (NGO) qua đó đã thu thập nhiều chứng cứ về những thiếu sót cho việc đầu tư thiếu cẩn trọng không hiệu quả và gây ô nhiễm trầm trọng (Bauxite Tây Nguyên, khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh,…) có nhiều kiến nghị cho Đảng và Nhà nước về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 vv…

Phần 3 này, Nguyễn Trung tổng kết khá đầy đủ cũng như kiểm nghiệm những lập luận trong thời gian trước đây về những cơ hội đã bị bỏ qua, những thách thức hiển hiện ngày càng nặng nề kìm hãm sự phát triển: đặc biệt là sự tham nhũng tràn lan, nhóm lợi ích không chỉ gây khó khăn cho hoạt động kinh tế và thực sự đã thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN tại Đại hội XII năm 2016. Tình hình chính trị và kinh tế quốc tế diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề Trung Quốc đang trở thành số 1 thế giới đe dọa trật tự quốc tế trong đó vấn đề Biển Đông thực sự đã gây sức ép lên an ninh chủ quyền của Việt Nam. Kinh tế chính trị Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề vào quyền lực mềm của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Trung đã dành nhiều thời gian công sức phân tích, lập luận về sự cần thiết và khả năng tự cải tổ chính trị của Đảng Cộng sản VN tại Đại hội XII bằng những phương án giao cho tổ chức không xung đột bè phái với nguyên tắc "không hồi tố" sẽ đem lại thành công tạo ra cơ hội đổi mới chính trị cho Đảng. Ông kịch liệt phê phán chính sách dựa vào ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua luật Đặc khu kinh tế Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc.

Đồng cảm với suy tư day dứt của ông Nguyễn Trung, mặc dù mệt mỏi, lo lắng, nhiều lúc bất an nhưng trong thâm tâm của nhiều người dân Việt Nam vẫn luôn tin tưởng đất nước vẫn có thể hồi sinh và phát triển mạnh mẽ nếu có được sự lãnh đạo can đảm, sáng suốt, đúng đắn. Đặc biệt là vẫn luôn phải hy vọng vào nhân dân vì chắc rằng nhân dân sẽ biết lúc nào và như thế nào để lựa chọn con đường của mình.

Trong cuốn sách, của ông Nguyễn Trung có đưa ra một số kiến giải, nhưng vẫn còn bí về lối ra thật hữu hiệu cho đất nước trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên đó mới phản ánh quan điểm riêng của ông, còn câu hỏi cách nào là hữu hiệu nhất có thể vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngày nay với một thế giới phẳng và mục tiêu phấn đấu chung của thế giới là bảo vệ môi trường trái đất và cuộc sống hạnh phúc cho mọi người, không còn vấn đề ai thắng ai, đã chứng minh và phổ biến rộng rãi mô hình "Kinh tế thị trường - Nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự" không phân biệt Đảng hay lực lượng nào nắm quyền đem lại lợi ích tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Mọi lập luận và quan điểm của ông Nguyễn Trung nhằm kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN cải tổ chính trị hướng tới mục tiêu này. Trước đây, các nhà nước XHCN dựa trên học thuyết Marx-Lenin chưa/và chưa thể đề cập đến điều này, nhưng gần đây các nhà nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã phải bổ sung nền kinh tế XHCN cũng tiếp thu phát triển kinh tế thị trường có màu sắc/đặc thù riêng. Vậy tại sao các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học ở các nước kinh tế kém phát triển không nghiên cứu những lý luận để tìm ra mô hình tương tự như đang thịnh hành áp dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế? Nếu Việt Nam nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề này thì cuốn hồi ký-chuyên khảo của ông Nguyễn Trung là một đóng góp lớn cần tham khảo.

Bàn rộng ra, thì cũng không phải chỉ có nước ta đang có nhiều vấn đề về lãnh đạo và quản trị của Chính phủ. Nhưng ở mức độ và trạng thái khác nhau, ngay cả nước Mỹ bây giờ cũng đang hoang mang. Châu Âu thì cũng vậy. Lãnh đạo của họ ngày càng hành động và ăn nói loạng quạng, hàm hồ. Nhưng họ có hệ thống luật pháp rõ ràng, có năng lực tự điều chỉnh cao và dân trí cao hơn, lại là cường quốc nên chắc dân đỡ lo hơn chúng ta.

Đánh giá một cách công tâm, nhìn chung Hồi ký của ông Nguyễn Trung rất có giá trị và gợi mở những vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Điều quan trọng là ông đã nêu câu hỏi đúng, còn việc đưa ra câu trả lời đúng lại là "sứ mệnh" không của riêng ông. Giới khoa học thường nói "đưa ra câu hỏi đúng tức là đã giải quyết được một nửa của vấn đề".

Đóng góp của cuốn Hồi ký sẽ lớn hơn nhiều nếu các vấn đề đó được xã hội, Chính phủ, giới trí thức quan tâm nghiêm túc và có những thảo luận tiếp theo trên tinh thần cầu thị. Những nhận xét, suy nghĩ của ông luôn xuất phát từ nỗi lo lắng cho số phận, sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Đọc Nguyễn Trung mà càng thấy thương cho nước mình suốt bao năm qua đã chọn sai đường đi, đã lấy sự tồn vong của quyền lực toàn trị của Đảng làm mục đích tối thượng. Niềm tin giáo điều vào ý thức hệ lỗi thời thành tấm màn che mắt khiến các vị lãnh đạo không còn nhìn thấy thực tiễn đã và đang diễn ra thế nào. Hồi ký của ông nói chung có ích cho những người tâm huyết với việc chung, hay suy ngẫm việc nước, việc đời.

Lời kết

Cuốn hồi ký hay đúng hơn cuốn chuyên khảo của ông Nguyễn Trung là một công trình nghiên cứu dày công của một đảng viên, một cựu công chức, một công dân trí thức đầy tâm huyết với nhiều vấn đề thực tiễn là một tư liệu giá trị, một quan điểm nghiêm túc đáng tham khảo.

Như một "Sỹ phu Bắc Hà" chân chính, ông Nguyễn Trung vẫn luôn nặng lòng với đất nước, cố gắng làm tất cả những gì trên vị trí của mình để phục vụ đất nước và sự nghiệp tiến bộ kể cả khi đang còn công tác hay trở về làm một công dân bình thường, bất chấp những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân mình.

Nguyễn Trung như người thợ xây, luôn nung nấu ý tưởng phải sửa/cấu trúc lại/đập bỏ căn nhà cũ nát để có một nơi ở tử tế. Ông có rất nhiều nguyên vât liệu, và tin vào chất lượng của chúng. Nếu được xã hội và những người lãnh đạo hiện nay thực lòng quan tâm, tôn trọng các ý kiến phản biện khác biệt với thái độ khoa học, có căn cứ xác đáng thì những điều chắt lọc đắt giá như "rút ruột" từ Hồi ký của Nguyễn Trung sẽ có hiệu quả rất tốt.

Nhưng rất tiếc là những ông chủ của căn nhà cũ, tuy biết là nó không ở được, nhưng không dám tiến hành sửa chữa, cũng không tin ý kiến của ai, thậm chí còn tặc lưỡi: "Vẫn ở tạm được, cứ vá víu rồi tính sau" mặc cho tâm trạng bất an, nguy cơ khi nhà đổ/ tầu chìm.

Lối ra nào cho đất nước để những người lãnh đạo hiện nay chấp nhận được, biết nhìn lại mình cho rõ hơn và biết vượt lên chính mình, đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên tất cả, đó không phải chỉ là câu hỏi day dứt của riêng ông Nguyễn Trung.

Người dân nước nào cũng mong muốn có người lãnh đạo tài giỏi. Ở VN mong muốn này càng cháy bỏng. Đã có rất nhiều người Việt khá thành công ở nước ngoài vì họ được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường thực sự tốt và thuận lợi cho sự phát triển của hiền tài. Cải tổ thể chế và phát huy dân chủ là việc làm đầu tiên của Việt Nam nếu muốn có được hiền tài phục vụ sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong những lúc "dầu sôi lửa bỏng", đất nước lâm nguy như thế này mới cần có những chí sĩ phải có một tầng lớp trí thức tinh hoa đủ trí tuệ thuyết phục đóng góp vào tiến trình chuyển hóa, hồi sinh của nhân dân, của đất nước.

T.V.T.

Tác giả gửi BVN.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Nhà báo tại Sài Gòn ngày 30-4-1975

Có biết bao tin, bài, băng, ảnh, phim kịp thời và trực tiếp ghi nhận sự kiện lịch sử ở Việt Nam ngày 30-4-1975. Thế nhưng, bản thân các phóng viên – tác giả những tác phẩm báo chí vô cùng giá trị ấy – lại hiếm được ghi nhận. Dẫu tư liệu còn hạn chế, chúng tôi vẫn cố gắng tái hiện hoạt động của một số nhà báo tại Sài Gòn vào nhật điểm đáng nhớ đó.

Bài này công bố lần đầu trên tạp chí Thế Giới Mới 132 (5-1995), đăng lại trên tạp chí Tài Hoa Trẻ 207+208 (24-4-2002), bổ đính vào tháng 4-2015.

to-lich-30-4-1975

Thứ tư 30-4-1975 nhằm ngày 19 tháng 3 năm Ất Mão / Mẹo mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới.

Khi chiếc xe tăng đầu tiên của bộ đội xuất hiện trước cổng dinh Độc Lập, kim đồng hồ trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà gần đó chỉ 11 giờ 15 phút (tức 12 giờ 15 tính theo giờ Hà Nội). Bà Francis Staner, phóng viên tạp chí Time của Hoa Kỳ, lập tức hướng ống kính máy ảnh lên và nhấn nút.

– Tôi nghĩ phải chụp ngay chiếc đồng hồ này để xác định giờ phút lịch sử trọng đại.

Sau này, bà Francis Staner trao tặng tấm ảnh quý cho ban biên tập báo Quân Đội Nhân Dân ở Hà Nội và nói vậy. Cùng với tấm ảnh kia, bà còn chụp một số bức độc đáo khác, chẳng hạn ảnh tốp lính Mỹ cuối cùng vội vã leo lên máy bay trực thăng rời Việt Nam vào chiều 29-4-1975. Phối hợp với ảnh do phóng viên người Hà Lan Hubert van Es (phóng viên hãng thông tấn UPI) chụp cùng cảnh tượng, cùng thời điểm, các nhà nghiên cứu lịch sử đủ tư liệu cần thiết nhằm tái thẩm định chi tiết quan trọng: chiếc máy bay đó chẳng phải cất cánh từ Đại sứ quán Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) như nhiều người bấy lâu lầm tưởng, mà từ sân thượng cao ốc Pittman Apartment trên đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng)(1).

Đáng lẽ bà Francis Staner đã đáp phi cơ trở về Mỹ từ chiều 29-4-1975 rồi. Suy đi tính lại, bà quyết định "bám trụ". Francis Staner cho biết:

– Tôi cầm chắc nán lại Sài Gòn sẽ gặp không ít khó khăn, bất trắc. Song, đời làm báo mấy khi có dịp được chứng kiến một sự kiện có tầm cỡ đến thế.

Nên nhớ rằng năm 1975, nữ phóng viên Francis Staner đã xấp xỉ lục tuần.

Trưa 30-4-1975, tác nghiệp báo chí tại sân trước dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử. Ảnh: Françoise Demulder

Trưa 30-4-1975, tác nghiệp báo chí tại sân trước dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử. Ảnh: Françoise Demulder

Một nữ nhà báo Pháp là Françoise Demulder (tên thân mật là Fifi)(2) được bách khoa toàn thư mở Wikipedia xem "là phóng viên ảnh duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng chính của dinh Độc Lập trưa 30-4-1975". Thế mà suốt thời gian dài, dư luận cứ khăng khăng rằng xe tăng 843 làm điều nọ. Những tấm ảnh của Françoise Demulder công bố tại Việt Nam năm 1995 đã xóa bỏ ngộ nhận kia.

Trưa 30-4-1975, dinh Độc Lập, xe tăng 390 húc đổ cổng chính. Ảnh: Françoise Demulder

Trưa 30-4-1975, dinh Độc Lập, xe tăng 390 húc đổ cổng chính. Ảnh: Françoise Demulder

Một phóng viên khác là James Filton, người Anh, cũng khước từ lời yêu cầu di tản của Đại sứ quán Anh tại Sài Gòn vào thời điểm đó. Chính anh đã xin phép leo lên một chiếc xe tăng của đoàn quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập và chụp được hàng loạt bức ảnh đáng giá.

Tương tự, còn có D. Wilson – phóng viên đài BBC – đã suy nghĩ rất lung: nên đi hay nên ở? Cuối cùng, vì đam mê nghề nghiệp, Wilson ở lại Sài Gòn, đeo quanh mình ba máy ảnh cùng máy ghi âm và lao ra phố, săn tin.

Toàn cảnh đội hình xe tăng lữ đoàn 203 tiến công dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. Ảnh: Börries Gallasch

Toàn cảnh đội hình xe tăng lữ đoàn 203 tiến công dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. Ảnh: Börries Gallasch

Trong giờ phút lịch sử đó, khi chiếc xe tăng đầu tiên của bộ đội húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập rồi trung úy Bùi Quang Thận cầm lá cờ sao vàng năm cánh lao vút qua sân, băng lên các bậc thềm, đoạn cắm trên nóc dinh, thì đội ngũ nhiếp ảnh, quay phim của quân giải phóng chưa kịp đến. Còn lực lượng ký giả trước đấy vẫn hành nghề tại đô thành Sài Gòn đâu? Rất tiếc, họ phần đông phải lo… cao chạy (về nhà) hoặc xa bay (ra nước ngoài) mất rồi, ngoại trừ Phạm Kỳ (bút danh Kỳ Nhân, phóng viên hãng AP), Hoàng Văn Cường (phóng viên hãng UPI), Nguyễn Vạn Hồng (bút danh Cung Văn), Hà Huy Đỉnh (chủ bút tờ Kinh Tế Thị Trường Sài Gòn), Lý Quí Chung (bút danh Chánh Trinh – bấy giờ là Tổng trưởng Thông tin(3)). Nên nêu phương danh một người, dẫu không phải phóng viên song là nhân vật uy tín trong ngành truyền thông đại chúng: tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng đã cùng Nguyễn Hữu Thái đưa chiến sĩ Bùi Quang Thận lên nóc dinh Độc Lập để treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Trưa 30-4-1975, sau khi cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập, trung úy Bùi Quang Thận được các phóng viên trong lẫn ngoài nước phỏng vấn. Ảnh: Đinh Quang Thành

Trưa 30-4-1975, sau khi cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam lên nóc dinh Độc Lập, trung úy Bùi Quang Thận được các phóng viên trong lẫn ngoài nước phỏng vấn. Ảnh: Đinh Quang Thành

Hoàng Văn Cường lao ra ngoại ô, đến ngã ba Vũng Tàu thì thấy xe tăng bộ đội. Nhanh trí cởi áo giáp chống đạn, đeo cả chùm máy ảnh, phóng viên gốc Huế này đưa tay vẫy. Một xe tăng cho Hoàng Văn Cường quá giang. Các chiến sĩ trên xe tăng hỏi chuyện thì nhà báo Việt đáp bằng tiếng Nhật. Nhờ vậy, Hoàng Văn Cường vào được dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. Sau này, Hoàng Văn Cường cho biết:

– Lúc ấy là chiến tranh và tôi làm cho một hãng thông tấn của Mỹ. Thật sự, ai biết họ sẽ làm gì? Lúc ấy chỉ biết cách vận dụng những thứ mình có được để tự vệ, nên tôi đã giả làm một phóng viên của Nhật Bản đến đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

Hoàng Văn Cường (phóng viên hãng UPI) trong khuôn viên dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Hoàng Văn Cường (phóng viên hãng UPI) trong khuôn viên dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Vì những lý do đã nêu, phần lớn những bức ảnh, thước phim, cuốn băng ghi âm trực tiếp phản ánh diễn biến mọi mặt ở dinh Độc Lập và cả địa bàn Sài Gòn từ sáng đến trưa 30-4-1975, đa số của các nhà báo nước ngoài. Nhiều người trong số này về sau đã chuyển giao các tác phẩm "để đời" đó cho Việt Nam, như trường hợp quý bà Francis Staner và Françoise Demulder kể trên.

Phạm Xuân Thệ (phải, đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 sư đoàn 304) & Bàng Nguyên Thất (trái, binh nhất) dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh & Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập sang Đài Phát thanh Sài Gòn trưa 30-4-1975. Ảnh này do ai chụp?

Phạm Xuân Thệ (phải, đại úy trung đoàn phó E66 F304) & Bàng Nguyên Thất (trái, binh nhất) dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh & Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập sang Đài Phát thanh Sài Gòn trưa 30-4-1975. Ảnh này do ai chụp?

Sự cố khó ngờ: tại Đài Phát thanh Sài Gòn, mọi người loay hoay mãi mà không tìm ra máy để ghi âm lời tuyên hàng của Tổng thống, Đại tướng Dương Văn Minh. Cơ khổ, thời điểm đó mà hai chiếc máy cassette bị rối băng! May thay, một phóng viên Tây Đức là Börries Gallasch (báo Der Spiegel) xuất hiện, dùng máy ghi âm của mình nhanh chóng thu thanh. Ngay sau đó, từ băng của Börries Galassch phát đi phát lại khắp nước ta và trên toàn thế giới qua làn sóng điện cũng như các bộ phim tài liệu: lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh, lời "kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc và trở lại sinh hoạt bình thường" của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng, lời phát biểu và tiếng hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mà Nguyễn Hữu Thái làm phát thanh viên "bất đắc dĩ".

Cho đến nay, cuốn băng gốc vẫn được Börries Gallasch  giữ gìn cẩn thận. Gallasch(5) cười:

– Cùng với cuốn băng gốc này, tôi còn giữ cái… núm cổng dinh Độc Lập bị văng ra do xe tăng húc đổ vào thời điểm 30-4-1975. Đó là hai kỷ vật vô giá trong đời làm báo của tôi.

Trưa 30-4-1975, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, nhà báo Börries Galassch chuẩn bị ghi âm lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh. Ảnh: Kỳ Nhân

Trưa 30-4-1975, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, nhà báo Börries Galassch chuẩn bị ghi âm lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh. Ảnh: Kỳ Nhân

Kiểm tra lại tư liệu, mới hay: ngay trong khuôn viên dinh Độc Lập trưa 30-4-1975, khoảng 20 nhà báo nước ngoài hiện diện, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau gồm Pháp, Anh, Đức, Úc, Bỉ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Thụy Điển, v.v.

Các nhà báo Việt Nam từ miền Bắc có mặt rất sớm tại dinh Độc Lập là thiếu úy Đậu Ngọc Đản  Hoàng Thiểm (Thông tấn quân sự của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị), thượng tá Bùi Tín (bút danh Thành Tín) và trung tá Nguyễn Trần Thiết (cùng làm báo Quân Đội Nhân Dân).

Thượng tá Bùi Tín (phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân – đội mũ cối) gặp nội các Dương Văn Minh trong dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Ảnh: AP

Thượng tá Bùi Tín (phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân – đội mũ cối) gặp nội các Dương Văn Minh trong dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Ảnh: AP

Nhà báo Börries Gallasch & trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng tại dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Nhà báo Börries Gallasch & trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng tại dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Qua các phương tiện truyền thông, Đậu Ngọc Đản kể rằng ông trên chiếc xe tăng thứ 4 của lữ 203, E66, F304(4), tiến vào dinh Độc Lập lúc 11 giờ rưỡi,  do đó kịp chụp bức ảnh đại úy Phạm Xuân Thệ cùng binh nhất Bàng Nguyên Thất dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập đi xe Jeep sang Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên hàng (5). Tuy nhiên, trong bài Nhân chứng hồi tưởng ngày đại thắng qua bức hình lịch sử đăng báo Pháp Luật Việt Nam 29-4-2012, T. Dương và T. Hải ghi nhận lời của Bàng Nguyên Thất rằng tấm ảnh này "do một nhà báo Pháp chụp lại được, sau đó đã gửi tặng một số hình ảnh, phim cho trung đoàn làm kỷ niệm. Tấm hình này đã được trưng bày trong nhà truyền thống của trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trên các trang báo trong và ngoài nước phản ánh về chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975 của dân tộc Việt Nam."

Bùi Tín và Nguyễn Trần Thiết có mặt ở dinh Độc lập lúc 12 giờ 12 phút. Tại đây, cả hai đang viết bài thì trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn 202, và trung tá Nguyễn Văn Hân, trưởng ban bảo vệ của quân đoàn 2, đề nghị lên tầng 2 gặp nội các Dương Văn Minh vừa từ Đài Phát thanh Sài Gòn quay về Dinh Độc Lập. Trung tá Hân vào phòng khánh tiết, loan:

– Tất cả đứng dậy! Sắp có một cán bộ cao cấp của quân đội nhân dân vào gặp các ông!

Đúng lúc đó có tổ quay phim của quân giải phóng gồm hai người xuất hiện. Tổng thống Dương Văn Minh cất tiếng:

– Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền.

Bùi Tín liền đáp:

– Các ông còn có gì mà bàn giao? Không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!(6)

Nhắm tránh căng thẳng, Bùi Tín thêm:

– Hôm nay là ngày vui. Hòa bình đã đến. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Chỉ có người Mỹ thua. Tất cả người Việt Nam ta là người chiến thắng. Bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều có thể coi ngày hôm nay là ngày vui lớn của mình.

Giáo sư Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, gặp riêng Bùi Tín nhằm báo cáo:

– Xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận.

Bộ đội tiến chiếm Sài Gòn ngày 30-4-1975. Ảnh: Tiziano Terzan

Bộ đội tiến chiếm Sài Gòn ngày 30-4-1975. Ảnh: Tiziano Terzan

Đến chiều 30-4-1975, nhiều nhà báo của quân giải phóng ào ạt đổ về Sài Gòn. Cớ sao có sự chậm trễ thế? Hãy nghe nhà thơ Trần Mạnh Hảo – lúc bấy giờ là phóng viên chiến trường của tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng – giải thích lý do :

– Theo kế hoạch giải phóng Sài Gòn, sư đoàn 7 anh hùng được phân công nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập. Tất nhiên, lực lượng phóng viên xung kích bám theo sư 7. Ngờ đâu, sư đoàn này vấp phải phòng tuyến của địch ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Vậy là đánh nhau chí tử. Mãi tới 4 giờ chiều, tôi cùng các đồng nghiệp mới vào Sài Gòn được. Ôi! Bước đi giữa phố xá mà cứ ngỡ bay trong cõi mộng du. Lúc ấy, với cảm xúc tức thời, tôi làm ngay bài thơ Chưa bao giờ Sài Gòn đẹp như hôm nay đăng báo Sài Gòn Giải Phóng số 2. Bài thơ này, về sau được nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên phổ thành ca khúc, nghe cũng… vui vui.

Một đám ma giả trên lề phố Sài Gòn ngày 30-4-1975. Ảnh: George Esper

Một đám ma giả trên lề phố Sài Gòn ngày 30-4-1975. Ảnh: George Esper

Văn phòng hãng thông tấn AP ở Sài Gòn chiều 30-4-1975

Văn phòng hãng thông tấn AP ở Sài Gòn chiều 30-4-1975. Ảnh: Sarah Errington

Sẩm tối 30-4-1975, đoàn làm phim số 4 bám theo chiến dịch Hồ Chí Minh cũng tới Sài Gòn. Đoàn do Đặng Nhật Minh làm đạo diễn. Xin trích một đoạn hồi ký của Đặng Nhật Minh thuật lại cảnh đoàn phim vào dinh Độc Lập: "Sau khi đi hết một vòng quanh khu vườn rộng, chúng tôi tò mò bước vào trong dinh. Trên hành lang đá hoa, một vài chiến sĩ gối đầu lên ba lô ngủ say sưa. Tôi bước vào lễ đường chính của dinh. Không một bóng người. Những chiếc ghế bọc nhung nằm im lặng… Hai anh quay phim Dương Đình Bá và Thẩm Võ Hoàng vừa kiếm được ở phòng bên hai chiếc đèn pha cầm tay. Chúng tôi quay những cảnh đầu tiên cho bộ phim tài liệu Tháng 5 – những gương mặt.".

Chiến sĩ quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đinh Quang Thành

Chiến sĩ quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đinh Quang Thành

Nữ biệt động Cao Thị Nhíp, bí danh Nguyễn Trung Kiên, quê Tiền Giang, dẫn đường cho xe tăng bộ đội đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30-4-1975. Ảnh: Đậu Ngọc Đản Ghi thêm: Nguyễn Trí Việt viết kịch bản phim

Nữ biệt động Cao Thị Nhíp, bí danh Nguyễn Trung Kiên, quê Tiền Giang, dẫn đường cho xe tăng bộ đội đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30-4-1975. Ảnh: Đậu Ngọc Đản
Ghi thêm: Nguyễn Trí Việt viết kịch bản phim "Cô Nhíp" để Khương Mễ đạo diễn năm 1976 do người thật thủ vai chính; hiện Cao Thị Nhíp đã định cư ở California, Hoa Kỳ

Đêm 30-4-1975, tại các khách sạn lớn ở trung tâm "Hòn ngọc Viễn Đông" như Caravelle, Continental, Palace, Majestic, nhiều nhà báo trong lẫn ngoài nước tụ tập phối kiểm tin tức rồi thân mật liên hoan. Đây là hình ảnh ghi nhận trong đại sảnh khách sạn Continental tọa lạc cạnh Nhà hát lớn thành phố khuya hôm đó: phóng viên Pháp Jean Labé mở lon thịt hộp và bật rượu champagne, chạm cốc với 9 đồng nghiệp thuộc 7 quốc tịch khác nhau đang quây quần thành vòng tròn. Họ hào hứng uống "cent pour cent" (100%) rồi đồng thanh hát:

 A la paix!  At the peace! Mừng hòa bình! 

Nhật báo New York Times 30-4-2015 giật manchette

Nhật báo New York Times 30-4-2015 giật manchette "Minh đầu hàng, Việt Cộng vào Sài Gòn; 1.000 người Mỹ và 5. 500 người Việt di tản bằng máy bay trực thăng của hàng không mẫu hạm Mỹ" có in ảnh của Hubert van Es

Báo Quân Đội Nhân Dân 2-5-1975 đăng bài

Báo Quân Đội Nhân Dân 2-5-1975 đăng bài "Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử" của Thành Tín / Bùi Tín

________________

(1) Tiếc rằng mãi đến nay, nhiều ấn phẩm vẫn mắc sai sót này, chẳng hạn sách ảnh Đại thắng mùa xuân 1975 và những đổi thay kỳ diệu của đất nước do Bùi Hoàng Chung hợp soạn với Nguyễn Trọng Thơ (NXB Thông Tấn, 2014), trang 153 in ảnh vừa đề cập của Hubert van Es mà không ghi tên tác giả, lại chú thích: "Cuộc tháo chạy trên nóc tòa Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn".

(2) Chào đời ngày 9-6-1947 tại Paris, thủ đô nước Pháp, Françoise Demulder thoạt làm người mẫu, đoạn bắt đầu sự nghiệp phóng viên chiến trường năm 1972 tại Việt Nam, sau đó lăn lộn tác nghiệp báo chí tại các nước Angola, Liban / Lebanon, Campuchia, Salvador, Ethiopia, Pakistan, Cuba, Iran, Iraq, cả Nam Cực. Cộng tác với các hãng tin ảnh Gamma và Sipa cùng nhiều tạp chí uy tín như Time, Life, Newsweek, bà trở thành nữ phóng viên đầu tiên đoạt giải thưởng ảnh báo chí thế giới / World Press Photo năm 1977 với ảnh phản ánh tình cảnh người Palestine tị nạn tại Liban. Vì ung thư bạch cầu, Françoise Demulder từ trần ngày 3-9-2008 tại Levallois-Perret, tỉnh Hauts-de-Seine, Pháp.

(3) Tổng trưởng là Bộ trưởng.

(4) Ký hiệu phân cấp của bộ đội Việt Nam. A: tiểu đội. B: trung đội. C: đại đội. D: tiểu đoàn. E: trung đoàn. F: sư đoàn.

(5) Börries Gallasch trở về CHLB Đức, viết và ấn hành sách Ho-Tschi-Minh-Stadt(NXB Rowohlt Rororo Reinbeck, Hambugr, 9-1975). Dương Đình Bá đã Việt dịch với nhan đề TP. Hồ Chí Minh giờ khắc số 0 (NXB Thời Đại, Hà Nội, 2010).

(6) Theo hồi ức, những người này, kẻ trước người sau đều phát biểu ý ấy với Tổng thống Dương Văn Minh vào ngày 30-4-1975: trung úy Phạm Xuân Thệ, trung tá Bùi Văn Tùng.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

NGÔ THẾ VINH: CON ĐƯỜNG SÁCH SÀI GÒN VÀ CÂU CHUYỆN ĐỐT SÁCH




Hình 1: Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước.[Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]

CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ
Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.

Sau gần 3 tháng thi công ngày 09.01.2016, Đường Sách chính thức được khai trương. Chỉ với con đường nhỏ chiều dài 144 m, lòng đường 8 m, hai bên vỉa hè rộng 6 m, với thiết kế một bên là 20 gian hàng sách, một bên là café sách và khu triển lãm. Hai đầu Đường Sách là hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang sách và Suy ngẫm - hai tác phẩm được tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM.

Ông Lê Hoàng khi còn làm Giám đốc Nxb Trẻ đã mơ ước có một không gian chỉ có sách và sách và ông là một trong những người đã đứng ra vận động cho việc hình thành con Đường Sách và sau đó trở thành giám đốc Công ty Đường Sách Thành phố. Đường Sách đã trở thành một không gian khá lý tưởng để các nhà xuất bản, nhà kinh doanh sách có cơ hội học hỏi chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp, và cả tiếp cận với giới bạn đọc. Đường Sách trở thành một không gian biểu tượng của văn hoá đọc, nơi gặp gỡ của những người yêu sách, cũng là điểm hẹn lý tưởng cho những người bạn trong và cả ngoài nước.




Hình 2a: từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách; phải, với bạn trẻ ngồi đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]




Hình 2b: mấy tụ điểm để du khách chụp hình; trái, bức tượng đồng "hai bé ngồi chống lưng đọc sách", phải, cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu
đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]




Hình 3a: bên phải Đường Sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café đẹp khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải Đường Sách phía ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ, chị gốc nhà giáo rồi làm công chức Nha Quân pháp trước 1975, nay sống bằng nghề buôn sách cũ. [photo by Ngô Thế Vinh]




Hình 3b: phải, thiếu diện tích mặt bằng, cả trên lòng đường cũng được tận dụng cho những Kiosk sách di động trên Đường Sách, với các bạn trẻ đứng ngồi tĩnh lặng say mê đọc sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; trái: Quán Sách Mùa Thu với thêm dòng chữ "về lại chốn thư hiên", nơi có thể tìm hoặc đặt mua những cuốn sách cũ "tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ" nay trở thành quý hiếm.
[photo by Ngô Thế Vinh]

Không biết tôi đã đứng trong Quán Sách Mùa Thu bao lâu, trong một không gian rất nhỏ, cô chủ quán sách thì tế nhị và lặng lẽ; tôi có cảm giác thời gian như dừng lại. Cầm trên tay những cuốn sách cũ, rất cũ xuất bản lần đầu tiên từ những thập niên 50s, 60s, 70s có những cuốn mà tác giả đã từng là bạn văn còn sống hay đã mất và cả ngạc nhiên nữa là sao những cuốn sách ấy lại có thể sống sót sau cuộc "phần thư". Rồi tôi bị kéo về thực tại khi có tiếng nói của một thanh niên, có lẽ là sinh viên hỏi cô chủ quán về một đầu sách: Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam. Được biết, các quán sách tuy không có sách nhưng vẫn có thể nhờ kiếm hay đặt mua. Sách có thể gửi ra hải ngoại và trả bằng thể tín dụng. Sự kiện thế hệ sau chiến tranh, tìm đọc Ký của Phan Nhật Nam trên Đường Sách, chắc là điều mà bạn tôi cũng muốn được nghe.




Hình 3c: Gặp lại cả những cuốn sách của bạn tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan Úc châu. Từ một thuyền nhân bị đầy ải cách đây hơn 36 năm, anh trở thành một giáo sư, một nhà khoa học và hàng năm anh vẫn trở quê hương giảng dậy tại các đại học từ Nam ra Bắc. [photo by Ngô Thế Vinh]

Từ ngày có con Đường Sách, không chỉ các tác giả trong nước có sách xuất bản đều mong muốn có dịp ra mắt sách tại nơi đây. Cả học giả nước ngoài cũng chọn Đường Sách là nơi giới thiệu sách của mình.

Như TS Môi Sinh Nguyễn Đức Hiệp cũng là nhà nghiên cứu đã từ Úc về Sài Gòn 22.07.2016, cùng một lúc ra mắt 3 cuốn sách nghiên cứu về Sài Gòn - Chợ Lớn. [Hình 4a]
Như nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh. [Hình 4b]
Như nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nổi tiếng từ trước 1975 còn ở lại trong nước, sau ngót nửa thế kỷ sống ẩn dật ở một miền quê, thì nay đã có mặt trên Đường Sách 19.03.2017 để ra mắt một loạt 10 tác phẩm của bà mới được Nxb Phương Nam tái bản. [Hình 4c]
Đặc biệt hơn nữa, có cả các học giả người nước ngoài như GS Larry Berman cũng chọn Đường Sách để giới thiệu bản dịch cuốn The Perfect Spy / Điệp Viên Hoàn Hảo mà ông là tác giả. [Hình 4d]




Hình 4a: trái, TS Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia môi sinh cũng là một nhà nghiên cứu từ Úc châu, ra mắt bộ sách 3 cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn trên Đường Sách 22.07.2016; từ phải, TS Nguyễn Đức Hiệp, TS Nguyễn Thị Hậu, và ông Tim Doling; phải, TS Nguyễn Đức Hiệp ký sách cho một bạn đọc trên Đường Sách năm 2017. [nguồn: trái, ảnh L. Điền; phải: tư liệu Nguyễn Đức Hiệp]




Hình 4b: Nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính [giữa] từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên Đường Sách 05.11.2016. [nguồn: tư liệu Nguyễn Duy Chính]




Hình 4c: nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ sau ngót nửa thế kỷ sống ẩn dật, nay ở tuổi 80 đã có mặt trên Đường Sách 19.03.2017 để ra mắt một loạt 10 tác phẩm của bà mới được Nxb Phương Nam tái bản. [nguồn: photo by L. Điền TTO]




Hình 4d: GS Larry Berman, từ Đại học UC Davis, ra mắt cuốn The Perfect Spy / Điệp Viên Hoàn Hảo mà ông là tác giả tại gian hàng First News trên Đường Sách, ngày 23.01.2016 [nguồn: ảnh BTC báo Thanh Niên]

Và Hội đồng Anh / British Council cũng đã chọn Đường Sách để tổ chức hoạt động tưởng niệm 400 năm (1616-2016) ngày văn hào William Shakespeare qua đời.




Hình 5: Tác phẩm điêu khắc Cô Gái Bên Trang Sáchnơi cuối Đường Sách, tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng. [photo by Ngô Thế Vinh]

THÁNH GANDHI KHÔNG NÓI THẾ

Kế ngay bên bức tượng Cô Gái Bên Trang Sách, là mộttấm bảng hiệu cao hơn đầu người, với một câu trích dẫn mà tác giả được ghi là Mahatma Gandhi [sic]. Tôi rất quan tâm và cả thắc mắc về tên tuổi của Gandhi trên tấm bảng hiệu. Gandhi là một trong những thần tượng thời sinh viên tuổi trẻ của tôi, một con người suốt đời tranh đấu theo con đường bất bạo động, được tôn xưng như một vị thánh; vậy sao ông lại có thể liên hệ tới một ý tưởng rất bạo động là "đốt sách". Tuy chưa biết tác giả của câu trích dẫn trên là ai, nhưng trực giác cho tôi biết chắc chắn không phải của Gandhi.

Vẫn bị ám ảnh về những vụ đốt sách sau 30.04.1975, không thể đợi tới ngày về Mỹ, tôi thấy cần truy nguyên ra ai là tác giả của câu nói ấy. Vì đang lưu lại trong một khách sạn ở Sài Gòn, không tiện cho một tìm kiếm rộng rãi trên mạng, và qua iPhone, tôi liên lạc ngay qua một eMail kèm theo hình chụp [Hình 6] gửi mấy người bạn trẻ ở hiện ở California như sau:

Vũ Nguyễn ơi
Confidential_ nhờ Vũ search, là có hay không
một original quote như trên của M.G. Thanks
All the best
aVinh




Hình 6: tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: "Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." [sic] Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. [photo by Hoàng Long]

Và tôi có ngay câu trả lời cùng một lúc trong cùng ngày tới từ hai người bạn trẻ Vũ Nguyễn và Ngọc Dung.

Vũ Nguyễn viết:

"Thưa anh Vinh, câu ấy vốn của nhà văn Ray Douglas Bradbury (22 August 1920 – 5 June 2012), nguyên văn thế này:

"The problem in our country isn't with books being banned, but with people no longer reading. Look at the magazines, the newspapers around us – it's all junk, all trash, tidbits of news. The average TV ad has 120 images a minute. Everything just falls off your mind… You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."
Ray Bradbury nói câu này khi trả lời phỏng vấn bởi Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993). Sau được các báo như Reader's Digest trích dẫn lại. (The Reader's Digest, Vol. 144, No. 861, January 1994, p. 25).
Một dị bản về sau của câu này là: " We're not teaching kids to read and write and think… There's no reason to burn books if you don't read them." [Roger Moore, in The Peoria Journal Star, August 2000].

Cùng một lúc Ngọc Dung, cô bạn đồng trang lứa với Vũ Nguyễn có ngay một câu trả lời khẳng định: "câu này của Ray Bradbury anh Vinh ạ".




Hình 7a: Câu trích dẫn của Ray Bradbury (DOB) "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. [nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]




Hình 7b: Trên Amazon có bán poster với câu trích dẫn của Ray Bradbury "You Don't Have to Burn Books to Destroy a Culture. Just get people to stop reading them."với giá US$ 15.95 [nguồn: Amazon.com, sưu tầm Ngọc Dung]

NHỮNG NGƯỜI BẠN VÀ CÁC LỜI BÀN

Qua sự kiện này, anh Phạm Phú Minh Chủ Bút Diễn Đàn Thế Kỷ cũng là tác giả cuốn ký "Hà Nội Trong Mắt Tôi", bày tỏ cảm tưởng: "Vậy là Ngọc Dung và Vũ Nguyễn đã giải được nghi vấn ai là tác giả câu nói được gán cho Gandhi tại giữa "Đường Sách" Sài Gòn." Anh Minh tiếp:"Gọi là "Đường Sách" mà trương lên một câu "nói không có sách, mách không có chứng", đó là một sự lạ của Việt Nam. Từ sáng tới giờ tôi cứ thắc mắc trong lòng, tại sao lại có hiện tượng này. Câu nói của Ray Bradbury thì cũng không phải là một danh ngôn lừng lẫy gì lắm và ra đời cũng chưa lâu, hẳn giới sách vở ở Việt Nam lấy làm thích ý tưởng đó nên đem dịch ra và trương lên. Dĩ nhiên họ biết tác giả câu nói đó là ai, vậy tại sao họ không ghi đúng tên tác giả là Ray Bradbury, mà lại bịa ra tên giả Mahatma Gandhi? Quả thật tôi nghĩ không ra. Mong các bạn góp ý kiến giải thích hiện tượng này."

Tiếp theo thắc mắc của anh Phạm Phú Minh, nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính, tác giả của bộ sách đồ sộ 10 cuốn về Vua Quang Trung và đời Nhà Thanh, anh cũng đã từng ngồi ký sách trên Đường Sách, [Hình 4b] anh có một phát biểu mà anh khiêm cung gọi đó là "ý mọn":

" Theo tôi thì quan trọng không phải ai nói mà là với mục đích gì. Nếu tôi nhớ không lầm, trước đây đạo diễn Trần Văn Thuỷ khi làm cuốn phim "Chuyện Tử Tế" đã dẫn ở đầu cuốn phim một câu đại khái "Chỉ có thú vật mới quên đi nỗi đau của đồng loại mà quay lại lo riêng cho bộ da của mình" rồi gán cho tác giả là Karl Marx. Sau này ông ta có thú nhận Marx không nói câu đó nhưng câu nói đã trở thành một "điểm nhấn" của bộ phim. Thêm một dật sự khác là Tô Đông Pha khi làm văn đã viết một câu gán cho cổ thư khiến giám khảo không dám nhận là không biết mà sau hỏi lại: "Thầy lấy trong sách nào thế?"Có lẽ người dẫn câu này muốn ám chỉ một cái gì đó nên phải lấy tên Gandhi cho thiên hạ khỏi vặn vẹo vì trong nước rất dễ bị lôi thôi nếu có "ý đồ". Chắc chắn là câu này sẽ được nhiều người nhớ đến hơn khi lấy tên Gandhi là tác giả."

Với ý kiến của Anh Chính, cũng vẫn anh Phạm Phú Minh tiếp tục bày tỏ:
"Ý kiến của anh Chính rất thú vị. Nó lại cho ta hiểu thêm câu: Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tên của một tác giả chỉ là một phương tiện, trong một hoàn cảnh nào đó thì người ta có thể thay đổi đi, để đạt được điều mà người ta muốn. Nhưng "hoàn cảnh nào đó" là hoàn cảnh nào? Bởi vì một xã hội gọi là bình thường và lành mạnh thì không thể lúc nào cũng lấy hoàn cảnh ra mà biện minh cho hành vi sai trái của mình được. Ví dụ Việt Nam bây giờ đã thoáng hơn và người dân hiểu biết hơn rất nhiều so với thời Trần Văn Thủy làm phim Chuyện Tử Tế, làm sao người ta đủ can đảm lấy tên ông Gandhi để thay cho Ray Bradbury? Nhất là trong một biểu ngữ dựng công khai giữa nơi Đường Sách, khiến ông bạn Ngô Thế Vinh của chúng ta đâm ra nghi ngờ! Sự dễ dãi, sự "tự cho phép" thiết nghĩ cũng phải có giới hạn thôi chứ? Làm quá thì hóa ra coi thường sự hiểu biết của xã hội. Thông tin về câu "Chỉ có thú vật..." cũng rất thú vị, bởi vì chính tôi lâu nay cũng tưởng là câu của Karl Marx. Bây giờ thì không chắc điều đó đúng hay sai, nếu sai thì là do dây chuyền, mà người đầu tiên làm cho sai chưa chắc là Trần Văn Thủy. Tôi đồng ý với anh Chính những người trưng câu này của Ray Bradbury chắc là khoái chí với hai chữ ĐỐT SÁCH, nên phải mượn tên Gandhi để che chắn thôi. Để tên tác giả là một người Mỹ thì dễ bị lên án hơn là một ông Ấn Độ!"

Và cuối cùng là phát biểu của Vũ Nguyễn, người bạn trẻ tìm ra ngay câu trả lời ai là tác giả câu trích dẫn:

"Vũ trước nay vẫn đinh ninh câu "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình" là của Karl Marx trong Tư Bản Luận mà không buồn truy nguyên. Nay anh Chính nói mới biết là không phải. Giờ thì ngờ rằng câu đó do chính Trần Văn Thuỷ bịa ra, như Tô Đông Pha bịa câu "cổ văn" mà qua mặt giám quan tam lão. Trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" có lẽ ở Việt Nam chẳng ai biết câu này. Lần đầu tiên đọc câu quotation này ở đoạn mở đầu phim, đa số khán giả của bộ phim đều cho rằng tác giả hẳn là một tay triết gia uỷ mị nào đó của bọn tư bản giãy chết. Cho đến phút cuối cuốn phim, khi đạo diễn đọc câu thuyết minh "May quá. Câu ấy là của Karl Marx" cả rạp mới ồ lên ... "À ra vậy. Bác Các/ Karl, bác Lê/ Lenin bao giờ cũng chí phải!" Điều đó cho thấy câu "danh ngôn" này chưa tồn tại ở Việt Nam trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thuỷ ra đời.

CỦA CAESAR TRẢ VỀ CHO CAESAR
Trở lại với câu trích dẫn nơi [Hình 6]:

"Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi."
"You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."

Ray Bradbury phát biểu câu trên cách đây mới có 24 năm khi trả lời phỏng vấn của Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993); trong khi Mahatma Gandhi thì đã chết cách đây 69 năm rồi [30 tháng 01 năm 1948]. Vậy hãy trả cho Ray Bradbury câu nói của Ray Bradbury và cũng đừng cưỡng gán cho thánh Gandhi đã trở về tro bụi trước đó từ lâu [ông đã được hoả thiêu theo nghi thức Hindu] nay bị cho là tác giả của một câu nói mà ông không hề hay biết.

Sau chuyến đi khảo sát môi sinh ĐBSCL, trở lại Sài Gòn, tôi không có một lịch sinh hoạt gặp gỡ nào trước khi trở về Mỹ. Với tôi, Đường Sách là một khoảng xanh tĩnh lặng, một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại mà đã hơn một lần muốn trở lại và cả rất yêu mến. Nhưng cũng mong sao, mọi người cố giữ cho nơi đây vẫn là một khoảng không gian xanh tinh khiết, không có những cơn gió độc mang tới những hạt giống xấu, để mãi mãi nơi đây là thửa vườn gieo trồng những hạt giống tốt của tâm hồn.


NGÔ THẾ VINH
Saigon 12.2017 California 02.2018