Nguyễn Hữu Quý
Âm Hán Nôm:
Cố lý thâm tình minh Đức Tụ
Mấy hôm vừa rồi, chị Nguyễn Nguyên Bình – con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có việc gia đình nên vào Đăk Lăk, và chị có ghé thăm tôi.
Theo kế hoạch, chị sẽ đi Đà Lạt thăm người bạn học cùng lớp thời còn là sinh viên Đại học Tổng hợp; tôi liền bàn với chị, kết hợp đi thăm bác Hà Sĩ Phu, vì tôi đã có kế hoạch thăm bác từ lâu nhưng chưa có dịp, và đây là dịp tốt để có thể sắp xếp công việc cùng đi với chị.
Chuyến xe "bão táp" khởi hành tại Buôn Ma Thuột lúc 6:30 ngày 09/7, đến bến xe Đà Lạt lúc 12 giờ trưa, mặt trời trên đỉnh đầu mà rét run thấy lạ. Trong lúc đợi bạn của chị đến đón, tôi thấy gái Tây đi du lịch cũng phải mang áo ấm ra để mặc, quả thật Đà Lạt có khí hậu ôn đới tuyệt vời, nhiệt độ trung bình từ 18-21oC, chưa bao giờ cao quá 30 oC, và chưa bao giờ xuống thấp dưới 5 oC.
Nói rằng chuyến xe "bão táp" là vì đối với tôi hôm đó, ngồi ở băng cuối cùng của xe 16 chỗ, nhưng khách trên xe vào khoảng hơn 40 người. Đường Đăk Lăk – Đà Lạt qua nhiều đèo quanh co, khúc khỉu… và cứ thế "mật xanh, mật vàng" nôn ra cho bằng hết.
Đầu giờ buổi chiều, sau khi ăn trưa và nghỉ tại nhà người bạn của chị Nguyên Bình; Bạn của chị nhờ một người nữa chở bằng xe máy để hai chị em đến thăm bác Hà Sĩ Phu.
Như bác Phu đã nói qua điện thoại trước đó, đến nơi đã có nhà thơ Bùi Minh Quốc và một người bạn thâm tình của vợ chồng bác là Mai Thái Lĩnh đã có mặt.
Trong căn nhà, vốn là một cái nhà để xe của cơ quan trước đây, rộng chừng 50 m2, nhưng hai bác đã để khoảng 16 m2 mặt tiền Bùi Thị Xuân cho thuê mỗi tháng là 1 triệu đồng, phần còn lại là nơi ở, chật hẹp, tạm bợ.
Tôi hỏi vợ chồng bác, căn nhà này là của hai bác hay như thế nào, bác gái Đặng Thị Thanh Biên trả lời (đại ý): đây là căn nhà tạm hai vợ chồng bác tự xây, hai bác vẫn đóng tiền thuế từ năm 1991 đến nay. Nhưng vì cuộc đời của bác Phu thăng trầm cho nên không sang tên theo tiêu chuẩn được; mặc dù bác Hà Sĩ Phu từng là Viện phó Phân viện Đà Lạt của Viện khoa học Việt Nam.
Nhân chuyện này, bác Phu nói: số anh về "điền trạch" vất vả lắm, nhưng ngược lại "ông trời" lại cho anh người bạn đời; trong khi, nếu muốn có Danh và nhà ở như bao người khác thì anh cũng đã có, nhưng anh không làm thế...
Ngay từ lúc mới vào, sau màn chào hỏi, giới thiệu; Mới nhìn bác gái tôi đoán bác là gái Hà Nội gốc; bác Phu trả lời: Đây là "sư tử Hà Đông" của anh; vì chị vốn là người Hà Đông.
Sở dĩ tôi đoán chị là người Hà Nội gốc là bởi vì: Nhìn chị có một điều gì đó của con người chịu đựng, hy sinh, nhẫn nại… nhưng không phải là của một người cam phận, mà dựa trên một nền tảng tri thức và văn hóa rất khó diễn đạt thành lời, mà không phải ai cũng có được.
Câu chuyện về cuộc đời bác có rất nhiều thú vị; vợ chồng một tiến sỹ khoa học thực thụ đã từng dùng xe đạp, chị dắt trước, anh đẩy sau (chị vốn là người khỏe hơn anh), chở đá cây (nước đá) bán cho quán giải khát để kiếm tiền mưu sinh; đặc biệt, đã có một khoảng thời gian trên 10 năm, ngày mà bác bị quản thúc... bác mơ được lắp lại điện thoại bàn để liên lạc với bạn bè, đến nỗi, theo bác nói, nếu được lắp điện thoại vào những ngày ấy thì cứ như là người tuyệt thực sau một tháng khi được nhìn thấy một nồi cơm khói bay nghi ngút...
Với một trí thức lớn mà phải sống trong hoàn cảnh như vậy thì ta hiểu là như thế nào rồi.
Trong căn nhà tềnh toàng của bác, có một câu đối bằng chữ Hán Nôm, và được in trong cuốn sách mà bác tặng tôi, có nhan đề "Minh Đức Tụ - giới thiệu văn thơ Hà Sĩ Phu"; đây là câu đối của nhà thơ Tú Sót (tên thật là Chu Thành, quê ở Nghệ An, sinh năm 1930, mất năm 2006); câu đối tặng bác Phu vào năm 1996, nội dung như sau:
Âm Hán Nôm:
Cố lý thâm tình minh Đức Tụ
Sơn hà tráng Chí ký Phương danh
Dịch nghĩa:
Nặng nghĩa tình quê hương, (hội tụ) Đức sáng ngời là đây!
Dịch nghĩa:
Nặng nghĩa tình quê hương, (hội tụ) Đức sáng ngời là đây!
Chí khí trượng phu với Đất nước, còn mãi lưu tiếng thơm!
Cũng trong cuốn sách trên, Phan Sĩ Thiệu viết tặng Hà Sĩ Phu:
Sỹ Phu Hà Bắc, hăng tài hăng đức,
Cũng trong cuốn sách trên, Phan Sĩ Thiệu viết tặng Hà Sĩ Phu:
Sỹ Phu Hà Bắc, hăng tài hăng đức,
Tài Đức kết Sĩ Phu!
Xuân Tụ Nguyễn gia, hữu lý hữu tình,
Lý tình chiêu Xuân Tụ!
Còn nhà thơ Bùi Minh Quốc, bạn chí tình của vợ chồng bác Phu thì viết:
Là nhà sinh học, Hà Sĩ Phu là con người của khoa học đã đành. Nhưng trước khi là nhà triết luận, chính luận, Hà Sĩ Phu là biểu tượng của trí tuệ, của tự do tư tưởng trong thời kỳ mới của đất nước và thời đại.
Cùng với thi sĩ Hoàng Cầm, Hà Sĩ Phu đã đóng góp cho nền thi ca đương đại Việt Nam những áng văn thơ thẫm đậm tình người mang hồn và bản sắc Kinh Bắc.
Trong lúc đợi xe ở Bến xe Đà Lạt để trở về Đăk Lăk, tôi tranh thủ mở sách ra xem; điều không ngờ đối với tôi là Bác Phu lại còn phổ nhạc trong một bài hát in ngay sau trang bìa, bài hát có tựa đề "Mùa thu cũ", được bác Phu sáng tác năm 1974 tại Hà Nội.
Nếu như có một nhận xét về bác Hà Sĩ Phu, thì tôi đánh giá bác là một trong những trí thức hàng đầu Việt Nam ở cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Rồi đây, lịch sử sẽ nhắc đến tên Hà Sĩ Phu như những nhà văn hóa, nhà tư tưởng hàng đầu của đất nước như là Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Vĩnh v.v…
Sau đây là vài tấm ảnh kỷ niệm trong chuyến đi lần này:
Còn nhà thơ Bùi Minh Quốc, bạn chí tình của vợ chồng bác Phu thì viết:
Là nhà sinh học, Hà Sĩ Phu là con người của khoa học đã đành. Nhưng trước khi là nhà triết luận, chính luận, Hà Sĩ Phu là biểu tượng của trí tuệ, của tự do tư tưởng trong thời kỳ mới của đất nước và thời đại.
Cùng với thi sĩ Hoàng Cầm, Hà Sĩ Phu đã đóng góp cho nền thi ca đương đại Việt Nam những áng văn thơ thẫm đậm tình người mang hồn và bản sắc Kinh Bắc.
Trong lúc đợi xe ở Bến xe Đà Lạt để trở về Đăk Lăk, tôi tranh thủ mở sách ra xem; điều không ngờ đối với tôi là Bác Phu lại còn phổ nhạc trong một bài hát in ngay sau trang bìa, bài hát có tựa đề "Mùa thu cũ", được bác Phu sáng tác năm 1974 tại Hà Nội.
Nếu như có một nhận xét về bác Hà Sĩ Phu, thì tôi đánh giá bác là một trong những trí thức hàng đầu Việt Nam ở cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Rồi đây, lịch sử sẽ nhắc đến tên Hà Sĩ Phu như những nhà văn hóa, nhà tư tưởng hàng đầu của đất nước như là Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Vĩnh v.v…
Sau đây là vài tấm ảnh kỷ niệm trong chuyến đi lần này:
Tôi định sẽ có dịp viết về Cơ sở Búp bê Hiền Thục của vợ nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong khi tôi được bác Bùi Minh Quốc đưa về thăm nhà của bác.
Nhân đây em rất cảm ơn bác Hoàng Kim Ngọc - bạn của chị Nguyên Bình, đã rất cẩn thận, chu đáo..., đặc biệt bác có số đào hoa, có bà "thứ phi" kém mình đến 30 tuổi (em đang cố gắng học theo mà chưa tìm ra... phương pháp), tuy bác vất vả (vì phải chiều người đẹp, he he!), nhưng lúc nào cũng... vui như tết.
Nhân đây em rất cảm ơn bác Hoàng Kim Ngọc - bạn của chị Nguyên Bình, đã rất cẩn thận, chu đáo..., đặc biệt bác có số đào hoa, có bà "thứ phi" kém mình đến 30 tuổi (em đang cố gắng học theo mà chưa tìm ra... phương pháp), tuy bác vất vả (vì phải chiều người đẹp, he he!), nhưng lúc nào cũng... vui như tết.
Buôn Ma Thuột 12.7.2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét