Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bùi Thị Minh Hằng : Cuộc gặp gỡ đầy cảm động và bất ngờ

Nguồn danoanbuihang

Hôm qua, sau gần một năm kỷ niệm những ngày xuống đường đỏ lửa 05/06/2012. Ngay tại nhà riêng ở Vũng Tàu, Bùi Hằng đón một vị khách hết sức bất ngờ.


Vị khách này không chỉ quen biết với Bùi Hằng mà có lẽ rất nhiều người sẽ thấy quen khi nhìn thấy bác ấy trong một bức hình có liên quan đến những cuộc "dạo chơi" tại Bờ Hồ. Chắc chắn mọi người cũng sẽ bất ngờ khi nhận ra bác ấy.



Nhưng điều khiến cho Bùi Hằng thật sự xúc động và bất ngờ nhất là việc bác ấy xuất hiện tận nơi xa xôi này, tìm thăm Bùi Hằng như người ta thăm nhau lòng vòng quanh Hà Nội. Và chỉ để mang đến tặng lại cho Bùi Hằng một kỷ vật biểu tình mà ai cũng ngỡ là... đã mất hết vì bị... cướp. Chiếc nón lá còn sót lại trong ngày 09/10/2011 do chính tay Bùi Hằng viết tặng cho bác, khi bác đẩy xe đưa cháu ra chơi dưới chân tượng đài Cảm Tử.


Và bác ấy đã giữ lại được cho đến ngày hôm nay.

Khi nghe tin Bùi Hằng đã trở về sau 5 tháng trong "hang Sói", bác ấy... đăng ký một tour du lịch xuyên Việt, mang theo chiếc nón lá đi một vòng đất nước, rồi về Vũng Tàu tặng lại cho Bùi Hằng.

Cảm xúc thật khó tả và... nghẹn ngào không sao nói hết. Nhìn những kỷ vật in hằn dấu vết của những ngày sục sôi. Nhớ đến tất cả những biến cố xảy ra trong đời gắn với chiếc nón lá, kỷ vật đơn sơ nhưng vô cùng ý nghĩa. Mình không thể nói điều gì hơn.


Tối qua, mời bằng được bác ở lại dùng bữa cơm đạm bạc và ấm áp tình thân, thay cho muôn lời nói, muốn tri ân tình nghĩa đồng bào. Niềm vui cứ lâng lâng và cảm giác niềm tin cho tương lai tươi sáng thật mãnh liệt. Rằng quanh ta luôn hiện hữu những tấm lòng, rằng chúng ta hãy đừng quản hy sinh cho cuộc đấu tranh giữ gìn dân tộc, giữ gìn những giá trị lịch sử dù nhỏ nhất. Bởi những giá trị ấy sẽ mãi mãi được nâng niu bảo vệ trong lòng những người dân, đồng bào chúng ta!

Huỳnh Thục Vy : Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?

Nguồn danlambao

Huỳnh Thục Vy - Đã gần hai tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Miến Điện vẫn có sức lan tỏa lớn. Vẫn còn nhiều dè dặt, thậm chí là hoài nghi về những đổi thay chính trị chóng vánh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được quyền tin tưởng vào một tương lai mới, tốt đẹp hơn cho xứ sở vàng này.

Miến Điện thay đổi, Việt Nam thì chưa

Nhiều nguyên nhân của sự thay đổi được nói đến: 1/do tác động của Hoa Kỳ và phương Tây lên chính quyền Miến Điện vì họ không muốn Miến Điện với vị trí địa chính trị quan trọng, rơi vào tay Trung cộng; 2/do sức ép về sự nghèo khổ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc; 3/do tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của những người lãnh đạo Miến Điện trước hiện trạng đất nước bị cô lập với thế giới ; 4/do sự đấu tranh ngoan cường của nhân dân Miến Điện dưới biểu tượng Aung San Suu Kyi, cùng với tác động của các cuộc nổi dậy ở Ả Rập khiến Nhà cầm quyền nhận thấy sự cần thiết phải nới lỏng chính sách cai trị "bàn tay sắt" của mình nếu không muốn chịu chung số phận với những kẻ độc tài đã ra đi ở Ả Rập…

Có thể mức độ tác động của những nhân tố này lên sự cải cách chính trị ở Miến Điện là không giống nhau, nhưng thiển nghĩ nguyên nhân của vấn đề nằm trong mối quan hệ cộng hưởng tất cả các nhân tố này. Không phải là cái này hay cái kia mà là tất cả; vấn đề là nhấn tố nào đóng vai trò cốt yếu, thúc đẩy các nhân tố còn lại. 

Với nguyên nhân đầu tiên, tức là vị tri chiến lược của Miến Điện đã giúp họ, ta có thể đặt câu hỏi là Việt Nam với bờ biển dài nhìn ra một vùng biển chiến lược không quan trong trong con mắt người phương Mỹ sao? Nếu căn cứ vào nguyên nhân thứ hai, tức tình trạng nghèo khổ và bị cô lập, thì ta ngỡ ngàng tự hỏi: Bắc Triều Tiên không nghèo khổ và bị cô lập với thế giới ư? Về nguyên nhân thứ ba, nếu tập đoàn độc tài Miến Điện yêu nước thì sao lại khiến Miến Điện kiệt quệ như thế rồi mới đổi ý, tại sao mới đây họ vẫn đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình năm 2007; lâu nay họ vẫn cai trị bằng chính sách khắc nghiệt, tại sao bỗng nhiên trở nên đầy lương tri như thế? Và với nguyên nhân cuối cùng, ta có thể nhận thấy rằng, người Mỹ và phương Tây chỉ can thiệp vào những nơi mà tự nó đã có một phong trào vững mạnh và cũng chính sự phản kháng mạnh mẽ ấy của người dân Miến mới là điều gợi lên trong tâm trí những kẻ cầm quyền ý muốn thay đổi nhiều nhất, vì họ cảm thấy thực sự bất an về tương lai của mình. Với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi nghĩ, đây mới là nguyên nhân nền tảng, là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng đến các nguyên nhân còn lại.

Miến Điện phản kháng mạnh mẽ, Việt Nam thì chưa

Từ cách nhìn nhận rằng một phong trào quần chúng phản kháng bền vững và mạnh mẽ là vô cùng quan trọng, nhiều câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi, và có lẽ cũng ám ảnh khá nhiều người. Tại sao ngay từ năm 1974 đã có những cuộc biểu tình lớn ở Miến Điện, và năm 1988 đã có nửa triệu người tham gia meeting nghe bà Aung San Suu Kyi đọc diễn văn? Tại sao năm 2007, hơn 20.000 người bao gồm các nhà sư và dân chúng Miến Điện đi biểu tình, còn Việt Nam vào năm 2011, số người đi biểu tình chỉ bằng 1/10 con số ấy vào lúc cao điểm (dù ở ta, chỉ là biểu tình phản đối Trung Quốc chứ không phải là biểu tình đòi tự do dân chủ-một đòi hỏi tiến bộ, quan trọng và cũng nhạy cảm hơn nhiều)?

Người Miến Điện không sợ hãi sao? Không, đã là con người không ai muốn mang sự an toàn và sinh mạng của mình ra thách đố, đặc biệt là thách đố những kẻ cai trị có vũ trang. Người Miến Điện cũng vậy. Bằng chứng là theo các phóng viên quốc tế có mặt tại Miến Điện, sau những tuyên bố cải cách của chính quyền, nhiều người dân còn rất dè dặt, có người còn không dám dừng lại nhìn ảnh Aung San và con gái quá lâu vì họ e ngại những sự "cởi trói" này là giả dối (kiểu như năm 1986 Nguyễn Văn Linh "cởi trói văn nghệ sĩ ").

Người Miến Điện dám dấn thân vì họ từng có kinh nghiệm với nền dân chủ ư? Đồng ý kinh nghiệm về một nền dân chủ là điều kiện thúc đẩy lòng kháo khát được sống tự do. Nhưng người dân bình thường rất dễ quên, trong một khoảng thời gian đủ dài bị cai trị quá khắt nghiệt, họ sẽ quên mất mình từng được hưởng điều gì; huống chi lớp người đã từng kinh qua nền dân chủ ở Miến Điện vào thời điểm năm 1988 đã già và những người hăng hái đấu tranh nhất trong cuộc nổi dậy 8888 lại là những người trẻ. Và một câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là : người miền Nam Việt Nam không có kinh nghiệm với dân chủ sao?

Hay vì dân Miến Điện quá đói khổ và thiếu thốn mọi phương tiện khiến họ phải đấu tranh, còn ở Việt Nam dù sao vẫn còn có thể chịu đựng được? Chúng ta hãy nhớ lại, năm 1962 khi Ne Win thiết lập chế độ độc tài, thì đến năm 1974, tức là 12 năm sau, đã có những cuộc biểu tình phản kháng chế độ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, từ năm 1954 trải qua cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu cùng thời kỳ tem phiếu bao cấp đói khổ cùng cực, cho đến năm 1986 là hơn ba mươi năm, thành thị và làng quê tan hoang nhưng không có cuộc phản kháng nào xảy ra cả. Ở miền Nam, từ năm 1975 đến 1986 trải qua thời kỳ bao cấp quằn quại cũng gần 12 năm nhưng mọi thứ vẫn im ắng. Bởi vậy, sự nghèo đói không thể là động lực giúp dân chúng vượt qua sợ hãi để đứng lên, nếu không muốn nói là nó có thể làm kiệt quệ tinh thần phản kháng.

Vậy thì tại sao Miến Điện có một phong trào phản kháng mạnh mẽ như thế, còn chúng ta thì không? Có lẽ nếu muốn đơn giản hóa vấn đề, ta chỉ cần quy kết cho vận mệnh mỗi dân tộc. Nhưng dù sao trước tiên chúng ta hãy tự cho mình cơ hội suy nghĩ một chút về vấn đề này.

Người Miến Điện giữ được nội lực, Người Việt Nam thì đã mất nội lực 

Từ trước khi bà Aung San Suu Kyi về nước năm 1988, những cuộc biểu tình lớn đã nổ ra; nhưng không thể phủ nhận sự tham gia và lãnh đạo của bà đối với Liên Đoàn quốc gia vì Dân chủ đã làm phong trào đấu tranh dân chủ Miến Miến có thêm sức mạnh và sự gắn kết. Nhận định và đánh giá cao vai trò của bà-con gái một vị anh hùng dân tộc trong việc kết nối mọi thành phần đấu tranh, các trưởng lão dày dạn kinh nghiệm đã mời bà tham gia và trở thành người lãnh đạo Liên đoàn cũng như phong trào đối lập, dù trước đó bà chưa có kinh nghiệm chính trị nào. Tôi thật sự khâm phục những con người khả kính này, những con người đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên cái tôi hão huyền để có được một người lãnh đạo có uy tín, một biểu tượng của phong trào-điều mà những người đối lập ở Việt Nam chưa có được. Bởi, như một người bạn mà tôi quý trọng đã nói rằng : "những người hoạt động ở Việt Nam có một tâm lý rất lạ: một mặt họ chống lại lãnh đạo (hiểu theo nghĩa lãnh tụ), mặt khác họ hành xử đầy tính lãnh tụ". Vậy là ngay từ bước đầu tiên này chúng ta đã không thể sánh với người Miến Điện; còn chuyện thế nào là lãnh đạo, thế nào là lãnh tụ và vai trò của người lãnh đạo, tôi xin được nói trong một bài khác. 

Có một người lãnh đạo nhiều uy tín là một điều quan trọng, nhưng sẽ là vô ích nếu người dân không hưởng ứng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, khi nói về sự lớn mạnh của phong trào phản kháng ở Miến Điện chính là cái NỘI LỰC của họ. Dù sợ hãi chế độ độc tài, người Miến Điện đã có được một thứ NỘI LỰC mà người Việt Nam không có. NỘI LỰC ấy nằm ở sức mạnh văn hóa.

Mặc dù dưới những năm cầm quyền của mình, Ne Win muốn học tập Trung Quốc, định hướng cho Miến Điện theo con đường XHCN. Nhưng nhìn chung Miến Điện không bị áp đặt một chủ thuyết nào lên toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế. Chế độ cầm quyền ở đó là quân phiệt chứ không phải cộng sản như Việt Nam. Một chính thể độc tài không mang theo mình một chủ thuyết độc hại như chủ nghĩa cộng sản thì bản chất nó cũng gần giống với một nền quân chủ chuyên chế; nó có thể làm cho xã hội trì trệ và lạc hậu, nhân cách xuống cấp ở một mức độ nào đó nhưng ít ra nó không phá hủy triệt để những giá trị văn hóa truyền thống của xã hội, để thay vào đó là một loại văn hóa, loại mô hình xã hội bệnh hoạn, duy ý chí như trường hợp Việt Nam, Trung Quốc.

Ở Miến Điện, văn hóa, đạo đức và tôn giáo vẫn giữ được giá trị nội tại, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn nhân văn và thuần phác. Một nền luân lý Phật giáo đúng nghĩa đứng ở vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của họ. Như những nhà báo quốc tế ghi nhận thì, người dân Miến tuy sống nghèo khổ nhưng rất hiền lành, đa số họ thiền định mỗi ngày. Nghèo khổ và lạc hậu ở họ không đồng nghĩa với sự hèn nhát và sự xuống dốc về văn hóa và đạo đức. Chính vì giữ được sức mạnh tinh thần ấy, chính vì đứng trên cái trụ văn hóa nhân bản, trong đói khổ, đàn áp và sợ hãi, người dân Miến không ngừng phản kháng, đòi tự do, dân chủ. 

Trái lại, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, văn hóa, đạo đức và các truyền thống tôn giáo tốt đẹp đã gần như bị hủy hoại tận gốc rễ. Một xã hội hiện đại nửa mùa, một nền văn hóa mới theo kiểu Tây phương chưa xây dựng được (mà chỉ bắt chước người ta những thói xấu), còn cội nguồn văn hóa truyền thống thì đã biến thái thành những thứ quái dị. Những nhân đức hiền lành, chất phác, lòng yêu nước thiết tha biến thành những mánh mung, lừa đảo, vị kỷ. Một tôn giáo truyền thống từng góp phần to lớn xây dựng nên khí chất Việt Nam, bây giờ đã trở thành một thứ mê tín dị đoan. Đã mấy mươi năm sống dưới một chế độ độc tài hủy diệt văn hóa, bóp méo ý chí lành mạnh và làm thui chột năng lực tinh thần thì lúc đói khổ chúng ta chỉ lo miếng cơm, lúc sung túc chúng ta chỉ lo hưởng thụ. Mất cái gốc tinh thần (văn hóa, luân lý) chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về ý chí và nhân cách. Cái gốc của mọi hành động là tinh thần, ý chí yếu đuối, tinh thần bạc nhược, thì chẳng thể làm những việc lớn lao (nếu không có những điều kiện đột biến làm đòn bẩy). 

Vì thế, giáo dục dân trí thông qua những luận bàn nghiêm túc về văn hóa (kể cả văn hóa chính trị), đạo đức, xã hội, chính trị… sẽ là cực kỳ cần thiết để vực dậy cái nội lực đã hư hao ấy; để chính sự phục hồi này, nếu không tạo được một biến cố cho sự đổi thay thì nó cũng giúp cho một thể chế tiến bộ trong tương lai dễ vận hành hơn. Và như John Stuart Mill đã nói: "Một dân chúng có thể còn chưa sẵn sàng cho một thiết chế tốt đẹp, nhưng việc nhen nhóm lên lòng mong ước có được thiết chế ấy phải là phần việc cần thiết cho sự chuẩn bị". Văn hóa suy đồi, tinh thần khiếp nhược chính là những thứ chúng ta phải chung tay từng giờ để tháo gỡ, hầu mang lại một nội lực mới cho dân tộc. Có nội lực ấy rồi, không những chúng ta có thể dễ dàng xóa bỏ chế độ độc tài, mà còn có thể tiến vào chế độ dân chủ tự do không chút trở ngại.

Sài Gòn, ngày 25 tháng 5 năm 2012

Huỳnh Thục Vy 

Trần Ngọc Sơn : ẢO THUẬT NGÔN TỪ

Nguồn sonthithu


Ảnh: Tiến Dũng.

        Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Tôi không sai quy trình, thủ tục khi quyết định 

                      bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng". Ảnh: Tiến Dũng

            1. " Cứu":"Tập thể Vinalines khi đó mất đoàn kết, cần thay một vị trí chủ chốt. Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Hàng hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn", Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng trả lời VnExpress, ngày 30/5.

             Pha "đổ đèo" ngoạn mục của Bộ trưởng Thăng chỉ cần bằng một động từ "cứu"  lúc đã rất "cấp". Vậy Bộ trưởng Thăng có công, chứ đâu có lỗi hay phải chịu trách nhiệm gì ở đây (chưa kể ngài còn phải mất cả tháng trời để động viên thì ông Dũng mới nhận chức Cục trưởng) ? Nhưng Bộ trưởng ơi, một thủ trưởng mà để cho cơ quan, đơn vị mất đoàn kết, ngài biết rồi, mà vẫn đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ nhiệm làm Cục trưởng là sao ? Hay ngài cuống lên rồi nên ngụy biện thế, người ta bảo "thanh minh là thú tội" chả biết có đúng không ? Không biết rồi đây ai sẽ "cứu" Bộ trưởng ?


"Đồng thuận" nhưng "kêu cứu"! Nguồn: Vietnamnet.
       2. Đồng thuận: Đó là từ trong Tờ trình số 584 của UBND quận Cầu Giấy trình Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về việc thực hiện Dự án xây chợ mới Nghĩa Tân. Từ đồng thuận ở đây phải được hiểu theo nghĩa này : "500 tiểu thương 'quây' UBND quận Cầu Giấy... phản đối xây chợ mới ". Ái chà chà, sao giống ý bác Phó Chủ tịch Hưng Yên nói về việc thu hồi đất ở Văn Giang thế. Đại ý vắn tắt thế này: Chủ trương đó được đông đảo nhân dân ủng hộ bằng cách rầm rộ kéo nhau đi khiếu kiện đông người. Giỏi, giỏi thật, giỏi đến thế là cùng, tiên sư anh Lào Tứ !

Tổ cũng phải "dỗ" ? Ảnh: Báo Đất Việt
     3. Dỗ Tổ : Đây là từ trong cuốn"Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) của NXB Đà Nẵng. Tác giả cuốn sách này nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Có lẽ tác giả và những người làm sách muốn nói: Tổ thì cũng phải "dỗ" chăng ? Nếu nhận định này là đúng thì không phải sửa chính tả từ này nữa ! Nhưng trong cuốn vở đó lại còn từ "cây lêu". Thế mới biết làm sách giáo dục nhiều khi  cũng "mì ăn liền" thật!


Nạn nhân Đặng Đình Bình bị dập não trái, lồi mắt trái, 
đang hôn mê tại bệnh viện vì "giằng co". Ảnh: VÕ BÁ
 

     4. "Giằng co": "Các bảo vệ dân phố  tại hiện trường không đánh người, mà chỉ giằng co khiến nạn nhân tự té gây thương tích". Đó là  nội dung Công an phường Tân Đông Hiệp  báo cáo nhanh gửi lên trên. Các bạn thấy không mới chỉ giằng co thôi mà nạn nhân đã dập nào, hôn mê còn nếu đánh chắc là phải đưa thẳng ra nghĩa trang luôn. Đọc câu báo cáo này lại nhớ vụ " giằng co" ở phường Thịnh Liệt (Hà Nội) đầu năm 2011 đã làm ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ và tử vong vài ngày sau đó. Các từ " giằng co", "có biểu hiện mệt mỏi"... của các bác công an quả thật rất linh diệu. Khâm phục! Khâm phục!


           4. "Sai sót trong hành chính": Đây là từ ngữ của Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên khi nói về việc còng tay, bắt người khi chưa có lệnh bắt và không phạm pháp bắt quả tang. Các bạn nhớ nhé chỉ là sai sót tí xíu thôi, không phải là sai phạm, sai luật gì cả. Lại một lần nữa kính phục công phu lựa chọn từ ngữ đạt đến mức thượng thừa của các bậc đại sư  ngành công an.

Huỳnh Thục Ninh : Thấy và lo

Nguồn danlambao


Huỳnh Thục Ninh (Danlambao) - Có lẽ khi đọc bài viết này xong các quý cô bác, độc giả sẽ cho rằng cháu viết bài này chẳng vì mục đích gì, nhưng đó lại là nỗi trăn trở của cháu cho chính thế hệ mà cháu đang là một thành viên.

Thời bình là là lúc thế hệ trẻ cần chuyên tâm học hành để mai sau giúp ích cho đời, cho xã hội, song không phải vì vậy mà quên đi nghĩa vụ của một công dân, nghĩa vụ cho gia đình mà còn nghĩ vụ cho sự sống còn của Tổ Quốc. Vì nghĩa vụ đó mà các bạn trẻ cần có một môi trường học tập cũng như tiếp cận thông tin dễ dàng và đa chiều nhất như sách, báo… và hiện nay với thời đại internet bùng nổ mạnh mẽ thì việc tiếp cận thông tin càng dễ dàng hơn bao giờ hết với các trang báo mạng trực tuyến, những trang mạng cộng đồng (facebook, tweeter…), các phần mềm chat (trò truyên trực tuyến như yahoo…), các trang chia sẻ video, hình ảnh đang trang ngập trên thế giới ảo.

Việc tiếp cận thông tin dễ dàng, nhưng thiết nghĩ nguồn thông tin ấy từ các nội dung như giáo dục, giải trí, chính trị, an ninh… thì việc tiếp nhận từ nguồn nào là phù hợp, là chân thật và được hợp lý hóa ấy mới là vấn đề cháu muốn đặt ra ở bài viết này.

Dạo qua nhiều trang web dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên đang nổi đình đám hiện nay, đến nỗi có cả nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (như nhà mạng Viettel) đã cho truy cập miễn phí trang báo nào đó cho lứa tuổi này (ví dụ Tiin.vn), có vào một số trang rất nổi tiếng như Muctim.vn, Hoahoctro online hay Tiin.vn thì hỡi ơi những trang đó tràn ngập nhưng thông tin "nóng" và "bỏng" đến lạ thường. 

Xin mời các cô bác tận mục sở thị các trang nhất của hai trong các tờ báo trên là Tiin.vn và Muctim.com.vn

Các phần của trang báo Tiin.vn


Các phần của trang báo mạng muctim.com.vn

Có thể thấy các trang web trên được bày biện rất bắt mắt, bố cục "cực kỳ hài hòa" giữa nội dung và quảng cáo. Khi nhìn vào, người đọc có thể bị đập vào mắt là các quảng cáo to bự còn hơn cả tên hay logo của trang báo (trang muctim.com.vn), dường như do chú trọng đến thu nhập mà hiện nay các phần dành cho quảng cáo ngày càng chiếm thế thượng phong trong các trang báo mạng hiện nay.

Đó chỉ là hình thức bên ngoài bây giờ xin đi vào nội dung cơ bản của các trang báo đơn cử là Tiin.vn và Muctim.com.vn.

Trước hết phải công nhận một điều tích cực của các trang nay là nội dung cập nhật liên tục và luôn nóng bỏng, nhưng hỡi ôi, đáng tiếc là những thông tin chiếm gần trọn trang đều là những thông tin về các hotboy, hot girl, những diễn viên, ca sĩ và hơn hết là những vụ scandal các các "vị" ấy. Ngoài ra là các bài viết về yêu đương nam nữ, các mối tình dang dở, các nỗi buồn… nói chung là về tình yêu lứa tuổi học trò. Không những rất nhiệt tình đăng tải những thông tin nóng ấy các trang báo còn bồi thêm các chuyên mục thời trang, giới tính, sao (chỉ những người nổi tiếng)… nói chung là đủ các thứ trên trời dưới đất.

Không phủ nhận có những chuyên mục có ích vẫn tồn tại trong các trang web này nhưng nội dung và chất lượng của nó thì thật sự chưa được đầu tư kỹ lưỡng và chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong báo.

Thiết nghĩ các trang báo này phải là tiên phong trong việc giáo dục lối sống có ích cho cộng đồng và nâng cao đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuôi đang phát triển cả về sinh lý lẫn tâm lý. Nhưng không, những điều tốt đẹp ây không thể nào nằm trên trang nhất của các báo được vì nó không "nóng" thì làm sao mà thu hút người đọc? Bởi vậy các báo thường giật tit thật to, hình ảnh phải thật lớn và nằm trên trang đắc địa của báo về các diễn viên điện ảnh, về các ca sĩ, về đời tư các sao… không phải ở hành động tốt đẹp của họ mà ở những cái xấu của họ ví dụ như các tit của báo Tiin.vn "Công Vinh cạp chân Thủy Tiên""Elly Trần uốn éo tạo dáng, suýt lộ ngực". Nội dung của các tit này lại được viết chi tiết và có hẳn cả phần bình luận…

Các báo này đã khá nhẫn tâm khi đánh đúng vào tâm lý của tuổi trẻ hiếu động, để câu lượt xem nhưng tại sao họ không nghĩ tới những tác hại không lường cho thế hệ là chủ nhân, là sự quyết định tới sự suy tàn hay thịnh vượng của một xã hội?

Các bạn trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn khi tiếp cận với các báo trên thì nhận được vô số các hình ảnh không đẹp, những bài viết sặc mùi giới tính thì không thể nào hình thành nhân cách tốt đẹp được mà họa chăng là học đòi, học theo các model đắt tiền hay các sản phẩm sành điệu, yêu đương nhăng nhít ảnh hưởng tới học tập và đời sống.

Sẽ không và không bao giờ, những tin tức giật gân về giới trẻ Việt Nam, về sự xuống cấp đạo đức thuyên giảm trên thông tin đại chúng khi chưa có sợ đổi mới về tư duy và đạo đức của ngành tuyên giáo.

Nói thì đụng chạm mà không nói thì không được, nhưng nói ra thì mới thấy hết cái thờ ơ, vô cảm càng ngày càng được nhân rộng ra trong giới trẻ. 

Ngày ngày trên mạng hay trên các tờ báo luôn nhan nhản những vụ cưỡng hiếp, giết người, hãm hại nhau… mà thành phần chính là các bạn trẻ đã làm cho nhiều cấp, nhiều ngành bộ máy Cộng Sản phải đau đầu. Nhưng thực trạng này thì cứ tiếp diễn theo chiều hướng tăng trong khi bộ máy nhà nước tham nhũng, chủ quyền đất nước bị xâm hại thì thật đáng lo ngại cho vận mệnh đất nước. Trong khi giới trẻ lại ngày càng bị nhồi sọ những thông tin vớ vẩn không ra gì. Với trình độ dân trí thấp, nền kinh tế yếu kém cùng với quá nhiều vấn nạn xã hội đang dần đẩy thế hệ trẻ Việt Nam xa rời ý thức dân tộc và quên đi sự an nguy của đất nước, cứ mê mẩn trong vòng xoáy tiền-tình-địa vị thì quả thật rất đáng quan ngại cho một thế hệ nắm giữ vận mệnh đất nước!


Nguyễn Ngọc Già – Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu…(phần 4)

Nguồn danluan

Hơn một năm về trước, loạt bài "Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu…" đã không nhận được sự thu hút bàn luận nhiều từ các độc giả. Tuy vậy, nó không làm người viết ngã lòng để thôi tiếp tục, "Cách mạng" không phải trò chơi cũng như "chiến tranh" không phải trò đùa. Tổ Quốc, Dân Tộc lại là điều mà những ai còn mang nặng trong suy tư buộc phải suy nghĩ.

Trong 3 phần trước, người viết đã nhắc lại lực lượng cách mạng quan trọng tại Việt Nam cho đến nay (với các cứ liệu cụ thể) vẫn phải là lực lượng nông dân, công nhân, tiểu thương và dân nghèo khác. Kể từ "tiếng bom" Đoàn Văn Vươn, để sau đó xuất hiện ngày càng nhiều và quy mô, dữ dội các cuộc đấu tranh đòi đất, giữ đất, kể cả tiểu thương bãi thị đòi quyền lợi chính đáng, càng củng cố luận điểm này???

Nhắc tới lực lượng này dễ làm nhiều người lo lắng (về bạo lực, đổ máu, trả thù) như cái gọi là "cuộc cách mạng trời long đất lở" của mấy mươi năm trước do người CSVN tiến hành. Ngày nay, ai cũng biết, người CS đã lừa dối và phản bội người nông dân, công nhân và dân nghèo sau khi cướp được quyền lực.

Người viết bài tự đặt câu hỏi: Xã hội Việt Nam ngày nay có phải vẫn cần"Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, NHƯNG kết hợp cuộc cách mạng tự do dân chủ?"

Giải phóng dân tộc thoát ách áp bức, bóc lột của CSVN cũng như họa nô lệ Trung Quốc đang hiện rõ? kết hợp với tự do dân chủ (đa đảng, bầu cử tự do hợp pháp, tam quyền phân lập) để không còn nền chính trị độc đảng vô pháp luật. Thử hình dung, nếu tạm loại trừ yếu tố khoa học kỹ thuật tiến bộ (đặc biệt là phát minh internet) để nhìn hiện trạng xã hội Việt Nam hiện nay,có phải người VN gần như đang sống vào đúng thời chị Dậu, anh Pha gần trăm năm trước?, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều nếu xét thêm yếu tố đạo đức, văn hóa!?

Cần xác định lại một lần nữa bản chất cuộc cách mạng hiện nay như thế để có tư tưởng rõ rệt, để các học thuyết cần chỉnh sửa, các phương pháp tiến hành cách mạng cần thích ứng đễ vẫn lấy thành phần này làm nòng cốt cho cuộc cách mạng???

Thành phần này càng được khẳng định sau hội nghị TƯ 5 vừa qua, vì ĐCSVN vẫn xác quyết đất đai là của họ dưới cái áo "sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện và thống nhất quản lý" – ý nghĩa này cho thấy não trạng của người CS hiện nay vẫn là não trạng của hơn 50 năm về trước. Tư duy họ không theo được tiến hóa xã hội Việt Nam và thế giới, vậy các tổ chức chính trị, các nhà hoạt động dân chủ độc lập có nên suy nghĩ về việc thích ứng để "đồng hành" với người dân trên con đường cách mạng???

Cướp đất, cướp sức lao động (người công nhân với đồng lương không đủ sống) cướp tài nguyên thiên nhiên Quốc gia, bên cạnh vay mượn quốc tế và bán sức lao động người dân ra nước ngoài vẫn tiếp diễn ngày một lan rộng là những điểm tựa chính yếu nhất để chế độ này tiếp tục tồn tại.

Dù chưa có cuộc điều tra xã hội học hiện trạng Việt Nam quy mô và khoa học, tuy nhiên có thể thấy lòng dân chán ngán và oán thán rất nhiều trên mọi lĩnh vực. Lập luận "một nhúm" nhỏ xíu biểu tình hay "loe hoe" vài trăm mống "chống nhà nước" v.v… còn được người Cộng sản lặp đi lặp lại bởi chưa có số liệu chính thức nào. Tuy vậy, nó lộ ra cho người dân thấy, họ quá sợ và chạy trốn cuộc điều tra cần thiết này, bởi họ không đủ tự tin để làm một cách minh bạch, công khai. Nó cũng cho thấy hiện trạng bế tắc của xã hội khi không có số liệu chắc chắn, thuyết phục về "lòng dân".

Cần lắm cuộc điều tra như thế. Hiện nay chỉ có các tổ chức lớn, uy tín mới có thể làm được. Những tổ chức như thế này lại chủ yếu là tổ chức nước ngoài. Đó là môt điểm khó, mong mọi người góp sức giải đáp câu hỏi này.

Chúng ta cũng đã nhắc đến vai trò trọng tâm của trí thức trong cuộc cách mạng, cũng như giới trẻ và lực lượng những người nổi tiếng (1), là thành phần quan trọng cho cuộc cách mạng. Hai năm qua, lực lượng này không làm người dân thất vọng khi ngày càng dấn thân nhiều hơn, quyết liệt hơn.

Nay, tình hình kinh tế tồi tệ trong suốt 3 năm qua đã góp thêm một thành phần khác, đó là thành phần trung lưu đang ngày bị "nghèo hóa" do suy trầm kinh tế mang lại, góp thêm tình trạng đói nghèo tại Việt Nam đang gia tăng nhanh(2) và được TS. Lê Đăng Doanh nhận định là có đủ căn cứ. Đó càng là chứng cớ để tin tưởng cuộc cách mạng đang trong giai đoạn thuận lợi nhất bởi ngoài những yếu tố trên, tình hình an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tình trạng mất đoàn kết không ngại che giấu cũng như phơi hết "ruột gan" thối rữa của ĐCSVN trong năm qua, càng cho thấy ĐCSVN bế tắc và ý thức hệ tư tưởng theo chủ thuyết Marx – Lenin chỉ còn là chiếc phao cứu sinh thủng lổ chổ.

Một lực lượng quan trọng nữa mà không thể không nhắc tới, đó chính là những đảng viên (hưu trí và cấp thấp) và những người còn tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của ĐCSVN, ngày càng rơi rụng dần và hoang mang. Tâm trạng này không hề bị lung lạc từ "thế lực thù địch" nào cả mà sự thật sống động, chân xác trong xã hội phô ra đến mức họ không thể nào biện minh cho ĐCSVN nữa(*). Lực lượng này cần được chú ý để mau chóng thức tỉnh họ trước vận mệnh đất nước. Đặc biệt, cần lưu tâm tới vấn đề lợi ích của họ còn gắn với chế độ để làm sao chính họ hiểu ra, những lợi ích của họ nhỏ nhoi và không bị cướp sạch như người CS đã làm, cũng như phải làm cho họ tin sẽ không có "tắm máu", trả thù một khi cuộc cách mạng thành công.

Đó cũng là điều khó khăn cho các tổ chức chính trị trong ngòai nước hiện nay. Điều này cũng lý giải, nhược điểm lớn của các tổ chức chính trị lâu nay là chưa truyền tải được niềm tin này đến với họ. Công tác (tạm gọi) PR hình ảnh (nghĩa đen) của các đảng phái hình như chưa được chú trọng trong thời gian qua (**).

Tất nhiên, nhược điểm này đã được ĐCSVN khôn ngoan "biên tập" kỹ lưỡng bằng cách luôn vẽ ra "bộ mặt" các tổ chức chính trị đều là "bọn xấu", "hầm hố", "dữ dằn", "khủng bố", "phá hoại", "cực đoan", "hung hăng", chỉ muốn thay chỗ của ĐCSVN để cướp bóc và đày đọa người dân dưới lớp áo tự do dân chủ v.v… để người dân sợ hãi và càng tránh xa các tổ chức chính trị, hoặc chí ít là e dè, sợ sệt. Do đó, CSVN rất sợ hình ảnh những người dấn thân cho Dân Tộc trở nên thuyết phục quảng đại quần chúng.

Nếu chúng ta để ý, hình ảnh (nghĩa đen) của những người bị bắt như TS. Lê Quốc Quân (râu ria lởm chởm), Lê Công Định (xanh xao vàng vọt) Phạm Thị Phượng (mệt mỏi với đôi mắt sưng vù), Trần Anh Kim (tóc tai bù xù, xanh mướt), Trần Huỳnh Duy Thức (cúi đầu buồn bã) v.v… là những chi tiết nhỏ mà rất quan trọng, nó đánh ngay vào cái nhìn ban đầu thiếu tin tưởng của người dân về những tù nhân này. Cho tới nay, những hình ảnh như: Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đức Giám mục Ngô Quang Kiệt, TS. Cù Huy Hà Vũ là chưa bị "chộp" theo cách bóp méo thâm hiểm như thế (***), tuy nhiên còn ít quá!

Bên cạnh đó, như là một bảo chứng niềm tin vì dân, vì nước, vì dân chủ ôn hòa bất bạo động – giải thưởng danh giá và uy tín trên thế giới – Giải Nobel Hòa Bình, để quảng đại quần chúng trong nước biết đến rõ rệt – vẫn chưa đến tay người Việt Nam.

Cá nhân người viết, đang rất mong thế giới quan tâm đến việc quan trọng này. Dù cho BS. Nguyễn Đan Quế, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, TS Luật Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày hoặc bất kỳ ai trong số những người hy sinh nổi tiếng được trao giải này, chắc chắn đó là tín hiệu trời rung đất chuyển cho cuộc cách mạng. Có phải chăng, cuộc cách mạng hiện nay vẫn thật cần chất xúc tác đặc biệt quan trọng này???

Chúng ta đều công nhận, để có tiếng nói nặng ký buộc ĐCSVN phải chú ý lắng nghe, nhất định phải xuất phát từ người đoạt giải như thế này, bởi tiếng nói của người đoạt giải không còn là tiếng nói cá nhân, không còn là tiếng nói chỉ riêng Việt Nam, đó là tiếng nói của Hòa Bình mà thế giới trao sứ mạng cho người đó. Sức mạnh tiếng nói chính là như thế.

Khổ tận cam lai. Tôi vẫn hằng tin trong năm nay thế giới sẽ không bỏ quên người Việt Nam nữa.

Tuy nhiên, Giải Nobel Hòa Bình 2012 không phải là yếu tố duy nhất để cách mạng diễn ra và thành công khi xã hội Việt Nam là bản sao của Trung Quốc với Nobel Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba còn nguyên đó. Tuy nhiên xét hoàn cảnh cụ thể xã hội Trung Quốc và Việt Nam thì có thể nghĩ rằng, Việt Nam không thể "cương" theo kiểu Trung Quốc làm đối với thế giới, khi xét về nhiều yếu tố trong tình trạng bi đát nhiều mặt hiện nay của Việt Nam. Nhất định, giải Nobel Hòa Bình 2012 nếu về tay người Việt Nam, rất có thể trở thành bước đi mạnh mẽ tiến nhanh hơn cho cuộc cách mạng.

Bên cạnh đó, vẫn cần có tổ chức chính trị hoạt động công khai trong nước. Phải chăng từ người đoạt giải này, có thể góp thêm yêu cầu cho tiếng nói việc chỉnh sửa Hiến pháp đang diễn ra lưu tâm tới "luật thành lập đảng phái"? Đó là điểm bế tắc lớn hiện nay.

Nhìn về Miến Điện, với bà Aun Sang Suu Kyi vừa có thân thế quá nổi tiếng, với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên trì suốt mấy chục năm, lại thêm giải Nobel Hòa Bình cộng với đảng của bà vẫn tồn tại nhiều năm mặc dù trong o ép, sự thức tỉnh của nội các Thein Sein v.v… để càng thương hơn các tù nhân chính trị tại Việt Nam. Hầu như trong số họ, ai cũng thiếu một số yếu tố thuận lợi như bà Aun Sang Suu Kyi.

Làm sao giải quyết?

(còn tiếp)

Nguyễn Ngọc Già
_______________

http://danluan.org/node/10791 (1)

(2)

(*)Ví dụ: bản kết tội Điếu Cày, AnhBaSaigon và Tạ Phong Tần lộ hết bản chất đê tiện, trơ trẽn. Việc nông dân mất đất xảy ra cùng khắp, mới đây là 2 mẹ con tại Cái Răng Cần Thơ đã phải lõa thể để giữ đất, tình trạng tham nhũng trắng trợn, bổ nhiệm chức sắc tùy tiện, hình thức "đấu tố kiểu mới" đang nảy nở như nấm độc từ nội bộ gia cang như Nông Đức Mạnh, cho đến Đặng Thị Hoàng Yến v.v…, cả giáo dục, y tế đang hấp hối về đạo đức, y đức v.v…

(**) Nói vui (nhưng có ý nghĩa): ví dụ hình ảnh anh Nguyễn Công Huân mà PR thì hết ý với vẻ điển trai và sáng láng. Cỡ như tôi, ai mà gặp, cái nhìn đầu tiên sẽ cảm thấy khó tin tưởng là…người tốt :(

(***) Vì thế họ quyết không cho TS. Cù Huy Hà Vũ mặc veston, thắt cravate trong lần phúc thẩm, tuy nhiên họ đã thất bại. Vậy, có thể nói, hình thức không phải là cái quyết định nhưng đó là cái bắt đầu thật quan trọng trong mắt người dân trước khi biết rõ về nhân cách người đó.

Trà tối - links tin eimd 31/5/2012

Chép lại từ https://twitter.com/eimd - 31/5/2012 (theo dõi cập nhật liên tục trong ngày ở twitter)


RFA. Đất nhiễm mặn http://bit.ly/JZli5J
10m 

RFA. Đak Nông: xét xử 15 người chống đối việc cưỡng chế đất http://bit.ly/KuBAI3
14m 

RFI. TRUNG QUỐC -TÂY TẠNG: Thêm một phụ nữ Tây Tạng tự thiêu ở Tứ Xuyênhttp://rfi.my/JwfW2c
14m 

RFI. QUAN HỆ LIÊN TRIỀU: Hàn Quốc bắt giữ 2 gián điệp Bắc Triều Tiên http://rfi.my/L5xJSZ
1h 

Alan Phan: Việt Nam có thể phải chi 70 tỷ USD để kích thích kinh tế? http://bit.ly/KZisxk (stockbiz)
1h 

"ĐẠI.. MẤT ĐOÀN KẾT?".. http://bit.ly/KMoDIn (maithanhhai)
1h 

RFI. PHÁP: Bộ Nội vụ Pháp hủy bỏ chỉ thị hạn chế sinh viên nước ngoài làm việchttp://rfi.my/MbtaYW
1h 

Trịnh Kim Tiến – Khi tổ quốc gọi ta… http://bit.ly/L8ZiaH (danluan)
1h 

Nguyễn Ngọc Già – Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu…(phần 4) http://bit.ly/KZhMYU(danluan)
1h 

Huỳnh Thục Ninh (Danlambao) - Thấy và lo http://bit.ly/Kf6O8j
1h 

RFI. VIỆT NAM: Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗhttp://rfi.my/KMnn84
1h 

HÌNH ẢNH 6 SÂN BAY TRÊN BIỂN ĐÔNG+ http://bit.ly/KA6sXX (tranhung09)
1h 

Trương Nhân Tuấn – Đôi lời nói thêm về các bài phản biện của quí ông Phạm Quang Tuấn và Dương Danh Huy http://bit.ly/L5kxh3 (danluan)
1h 

NGÔ MINH : CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT NGUYỄN TRỌNG TẠO… http://bit.ly/JZ6cgy
1h 

"Sai phạm của ông Dương Chí Dũng, liên quan đến nhiều đời Bộ trưởng" http://bit.ly/JBJboZ(nguoilotgach)
1h 

Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng http://bit.ly/JOZpfT (nguoilotgach)
1h 

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG LÁ CẢI VIỆT NAM http://bit.ly/L5k66p (huynhngocchenh)
1h 

ẢO THUẬT NGÔN TỪ http://bit.ly/JT9u6R (sonthithu)
1h 

Bá Tân - Thương tật tình cảm http://bit.ly/KA6cZa (thongcao55)
2h 

BBC. Xử người chống cưỡng chế đất ở Đăk Nông http://bbc.in/JT7I5O
2h 

BBC. Thêm câu hỏi việc đề bạt Dương Chí Dũng http://bbc.in/LMJSeF
4h 

Từ 1-7 vận hành thị trường phát điện cạnh tranh http://bit.ly/NibEyW (tamnhin)
4h 

Lúng túng xử lý người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh http://bit.ly/N01Eg7 (tamnhin)
4h 

sgtt. Triều Tiên tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân http://bit.ly/JvOGAQ (culangcat)
4h 

sgtt. Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính đã "bỏ ngoài tai" những góp ýhttp://bit.ly/N01TI8 (culangcat)
5h 

Nguyễn Văn Thạnh : Tiểu luận về tranh đấu cho dân chủ http://bit.ly/Ku4nfQ (danchimviet)
5h 

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Có nên lật lại lịch sử ? http://bit.ly/KKYl9A
5h 

(Dân trí) - Quảng Bình: Công an xã cầm đầu băng nhóm vào rừng cướp gỗ sưahttp://bit.ly/LM6gF3 (danlambao)
5h 

Hoàng Việt (Danlambao) - Đảng đem Dân bỏ chợ bằng học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh http://bit.ly/LhXyf2
7h 

Bảo Giang - Tôn giáo và cái ách cộng sản (6) http://bit.ly/MaDZdI (danchimviet)
7h 

Võ Văn Tạo (Danlambao) - Chí nguy! Đến lượt Đinh La Thăng lộ bí mật công táchttp://bit.ly/KYFuEH
7h 

Nguyễn Sỹ Đáng (Danlambao) - Quà Dân http://bit.ly/LhPxXo
7h 

Vi Toàn Nghĩa (Danlambao) - Chú Cuội http://bit.ly/JYw105
8h 

Dân Làm Báo - Đơn đề nghị công khai xử lý các quan chức vi phạm GT được bao che bởi ông Nguyễn Đức Nhanh - GĐ CA HN http://bit.ly/JBh4pW
10h 

RFA. Phiên phúc thẩm xử bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tônhttp://bit.ly/MZwDJ6
10h 

RFA. Nông dân An Giang tập trung khiếu kiện trước UBND tỉnh http://bit.ly/KK8EL9
10h 

BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC MÀ VN CÓ THỂ THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 http://bit.ly/KK8pQe (luatcuasuthat
10h 

Vì sao hoạt động thanh tra tư pháp địa phương mờ nhạt? http://bit.ly/KyXzxL (luatcuasuthat)
10h 

Sấy khô xác thai nhi đưa sang Trung Quốc làm thuốc http://bit.ly/L4pp61 (thanhnienconggiao)
10h 

sgtt. Đại diện phòng Thương mại Mỹ (AmCham): "Chúng tôi muốn biết kế hoạch nào đã được thực hiện" http://bit.ly/Nha5RS
10h 

Tiền Từ 13 Nước Gửi Giúp Cô Diane Trần; Quan Tòa Xóa Tội Coi Thường Tòa Để Cô Xóa Án Tịch; LCEA Gây Quỹ Hơn 70,000$ http://bit.ly/MZuWvo
10h 

Lột trần bộ mặt của đảng http://bit.ly/LL8JPZ - Biếm họa Babui (Danlambao)
10h 

Phương Bích : Các hình thức bảo vệ độc đáo http://bit.ly/KeawyI
10h 

Ngô Nhân Dụng - Hai câu chuyện phụ nữ Việt Nam http://bit.ly/MZuGMX (thanhnienconggiao)
10h 

Người không mang họ (Danlambao - Bài kiểm tra truyền thông báo chí – lớp Truyền thông: Sự thật -Vài lời khuyên cho đảng http://bit.ly/KYdxge
10h 

Viết cho một người Anh! http://bit.ly/KVDelK (diendanctm)
10h 

Du đãng Trung Quốc gặp cao thủ Bắc Hàn http://bit.ly/Ke9ZwR (diendanctm)
10h 

Báo "lá cải" hay là "lá ngón"? http://bit.ly/L0gQVM (culangcat)
10h 

Nhận diện "đầu nậu" báo "lá cải" http://bit.ly/Nh7JSW (culangcat)
10h 

GIẤY MỜI NGUYỄN XUÂN DIỆN (của Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội)http://bit.ly/LhpL5J (xuandienhannom)
10h 

NGUYỄN VĂN DŨNG : NẾU NHƯ KHÔNG… NẾU http://bit.ly/LI8Bg4 (nguyentrongtao)
10h 

KHÁNH TRÂM : BÀI CA GIỮ ĐẤT http://bit.ly/L4mJFq (nguyentrongtao)
11h 

sgtt. Thêm một trường hợp chết vì bệnh "lạ" http://bit.ly/Ke8crC
12h 

Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình KTXH VN và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược "DBHB" đối với VN http://bit.ly/NgJx34
12h 

Ts Đặng Huy Văn (Danlambao) - Nguyên Thủy ơi, cả nước thương mến chị! http://bit.ly/JAVyle
12h 

Đ.S (Infonet) - Các chiêu phù phép đất nông nghiệp làm quà biếu http://bit.ly/KXUlPI (danlambao)
12h 

Việt Anh - Tiến Dũng (VnExpress) - 'Tôi bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng để cứu Vinalines'http://bit.ly/LKGVvj (danlambao)
14h 

Lê Tuấn Huy - Về việc so sánh cải cách chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc http://bit.ly/KXFd4J(x-cafevn)
14h 

RFI. QUỐC TẾ: Tổ chức Lương nông Thế giới : Cứ bảy người trên thế giới thì có một người thiếu ăn http://rfi.my/JANbGp
14h 

Giết chết lòng nhân đạo http://bit.ly/KXE8dd - Phan Ba dịch từ tuần báo Die Zeit số 15 / 1968
15h 

RFI. Trần Quang Thành: Thử thách lớn nhất của Trung Quốc là thiếu vắng một Nhà nước pháp quyền http://bit.ly/JRjygz (BVN)
15h 

BBC. Trả lại tên cho 'lá cải' http://bbc.in/L3Sqif
15h 

http://boxun.com. THƯ NGỎ CỦA LƯU HỌC SINH TQ GỬI HỒ CẨM ĐÀO VÀ TẬP CẬN BÌNH TRƯỚC ĐẠI HỘI 18 http://bit.ly/JuTYwp (anhbasam)
15h 

Chạy đua vũ trang điên cuồng ở châu Á http://bit.ly/Ngdss5 (anhbasam)
15h 

TTXVN. MIANMA: MỘT NGÀY HY VỌNG MỚI BẮT ĐẦU http://bit.ly/KXwhML (anhbasam)
15h 

TTXVN. MỐI NGUY HIỂM XUNG QUANH QUYỀN TÀI PHÁN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO SENKAKUhttp://bit.ly/KZYHHv (anhbasam)
15h 

Tin thứ Năm, 31-05-2012 http://bit.ly/JuTvKE (anhbasam)