Chi hàng chục tỷ bạc để chống ngập lụt mà cứ mưa một tý là phố lại thành sông như thế này. Không hiểu các vị ấy chế biến món tiền hàng chục tỷ ấy thế nào mà không thấy hiệu quả đâu. Chỉ khổ mấy anh công nhân ngành thoát nước hì hục móc cống, rồi bất lực nhìn dòng sông phố như thế này
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Phương Bích - Chứng minh là một việc không khó.
Chi hàng chục tỷ bạc để chống ngập lụt mà cứ mưa một tý là phố lại thành sông như thế này. Không hiểu các vị ấy chế biến món tiền hàng chục tỷ ấy thế nào mà không thấy hiệu quả đâu. Chỉ khổ mấy anh công nhân ngành thoát nước hì hục móc cống, rồi bất lực nhìn dòng sông phố như thế này
Văn Bút Quốc Tế ủng hộ những người cầm bút độc lập (danlambao)
RFA. Cần sửa đổi dự thảo của Bản tuyên bố nhân quyền ASEAN
Trong bức thư đề ngày 26 tháng 9, 57 tổ chức nhân quyền trong khu vực lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền và Tổng thư ký ASEAN sửa đổi và bổ sung một số nội dung tại điều 6, 7 và điều 8 trong dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN.
Bản tuyên ngôn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sau khi tài liệu dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN được tiết lộ, nhiều tổ chức trong khu vực đang rất quan tâm đến một số nguyên tắc mà các tổ chức nhân quyền coi là sai sót nghiêm trọng. Nếu dự thảo trên được thông qua mà không được cải thiện, thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người và quyền tự do cơ bản của hơn 600 triệu dân.
Ông Liu John, lãnh đạo Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA) phát biểu:
"Trước mắt, chúng tôi quan ngại hai vấn đề. Thứ nhất là nội dụng của bản tuyên ngôn. Thứ nhì, bản tuyên ngôn này có giá trị thấp hơn tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Sau khi chúng tôi biết nội dung bản dự thảo của bản tuyên ngôn không đạt tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi rất thất vọng.
Bên cạnh đó, AICHR vẫn bàn thảo bí mật. Chúng tôi cũng thất vọng vì nội dung của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Chúng tôi muốn AICHR thảo luận với các tổ chức dân sự và sửa đổi một số nội dung, nên chúng tôi gửi yêu cầu này đến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN."
Bản tuyên ngôn về nhân quyền của ASEAN được Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) soạn thảo nhưng các tổ chức dân sự trong khu vực nói rằng vẫn chưa cỡi mở, công khai và không được phép tham gia cho ý kiến.
Trước mắt, chúng tôi quan ngại hai vấn đề. Thứ nhất là nội dụng của bản tuyên ngôn. Thứ nhì, bản tuyên ngôn này có giá trị thấp hơn tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Ông Liu John
Các tổ chức dân sự muốn được AICHR thông qua một số quy định của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; giải quyết các vấn đề vướng măt trong lĩnh vực nhân quyền nhằm đảm bảo quyền kinh tế, chính trị và an ninh của người dân trong khối ASEAN; đảm bảo rằng các cuộc họp tham vấn ý kiến của AICHR bao gồm tất cả các tổ chức nhân quyền trên toàn khối ASEAN.
Theo nội dung bức thư, Điều 6 của dự thảo tiết lộ việc thụ hưởng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản phải được thu hẹp.
Điều 7 của dự thảo việc thực hiện các quyền con người phải được xem xét
Còn điều 8, hạn chế quyền con người dựa trên những vấn đề an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của các dân tộc trong một xã hội dân chủ.
Tài liệu dự thảo này còn bỏ qua quyền tự quyết, quyền người dân bản địa, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, công nhân trong nước, đồng tính nữ, đồng tính nam…
Cần có sự tham gia ý kiến từ các tổ chức liên quan
Ông Om Samart, lãnh đạo tổ chức nhân quyền LICADHO nhận xét: "Tôi nghĩ rằng cần có sự tham gia từ các tổ chức liên quan. Như chúng ta được biết các nước ASEAN có thể chế chính trị khác nhau. Tự do dân chủ cũng có, độc đảng, độc tài cũng có. Để bản tuyên ngôn này đạt được tiêu chuẩn quốc tế, cần có tổ chức dân sự độc lập tham gia cho ý kiến.
Lý do đơn giản là vì thể chế chính trị các nước ASEAN khác nhau, nhiều nước không muốn đề cập đến một số quyền lợi dân trong bản tuyên ngôn này."
Tuy nhiên, ông Om Yentieng, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền nói với phóng viên Quốc Việt của RFA rằng lúc đầu không ai dám nghĩ ASEAN có thể lập được Hiến chương của mình, sau đó là Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền. Thể chế chính trị khác nhau không phải là một trở ngại cho bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN mà ngược lại sẽ giúp ASEAN có được một bản tuyên ngôn nhân quyền hoàn hảo hơn.
Tôi nghĩ rằng cần có sự tham gia từ các tổ chức liên quan. Như chúng ta được biết các nước ASEAN có thể chế chính trị khác nhau. Tự do dân chủ cũng có, độc đảng, độc tài cũng có. Để bản tuyên ngôn này đạt được tiêu chuẩn quốc tế, cần có tổ chức dân sự độc lập tham gia cho ý kiến
Ông Om Samart
Ông Om Yentieng phát biểu: "AICHR đã hoàn thành 100% bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN. AICHR gửi đến Ngoại trưởng các nước ASEAN để xem lại tại cuộc họp ở New York để đánh giá lần cuối. Bản tuyên ngôn này được Ngoại trưởng ASEAN đồng thuận từ tháng 7/2012 nhưng do còn nhiều thời gian nên Ngoại trưởng ASEAN chỉ đạo cho AICHR tiếp tục thảo luận với các đối tác, tổ chức dân sự nhằm bổ sung thêm những ý kiến hay."
Dự kiến dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền này sẽ được giới chức cấp cao ASEAN thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào giữa tháng 11/2012. Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội-Kinh tế và Môi trường (ISEE) hy vọng bản tuyên ngôn mới này sẽ giúp các tổ chức dân sự hoạt động tự do hơn ở Việt Nam.
Ông Lê Quang Bình: "Thực ra tôi nghĩ không những về mặt thể chế chính trị khác nhau mà văn hóa khác nhau và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khác nhau…việc áp dụng như thế nào cũng sẽ tùy thuộc rất nhiều vào từng nước. Quan điểm chung, đã là con người thì có quyền giống nhau thôi. Khi các nước ASEAN đều ký kết bản tuyên ngôn nhân quyền thì nó sẽ được triển khai giống nhau ở các nước.
Chúng tôi cho rằng cơ chế nhân quyền ASEAN sẽ thêm cơ hội cho tổ chức ở Việt Nam dựa vào đó để làm công việc. Dựa vào đó, các tổ chức quan tâm đến quyền con người ở Việt Nam như quyền người có HIV, người khuyết tật, người đồng tình, người dân tộc…dựa vào đó để triển khai thêm. Nó có thể thêm cơ hội, thuận tiện hơn cho những tổ chức quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam."
Tháng 7 vừa qua, hơn 100 tổ chức dân sự trong khu vực cũng đã lên tiếng kêu gọi giới chức ASEAN gia hạn thêm thời gian tham vấn và sửa đổi một số nội dung. Trong khi đó, một số tổ chức dân sự thân với chính phủ đã được phép tham gia tư vấn.
Lần này, các tổ chức dân sự cho rằng quy định trên đã hạn chế rất nhiều quyền lợi công dân và đi ngược pháp luật quốc tế, tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, tuyên bố Vienna và Chương trình hành động năm 1993 hoặc các điều ước quốc tế nhân quyền mà các nước thành viên ASEAN đang là thành viên. Do đó, AICHR cần phải giải quyết và sửa đổi những sai sót nghiêm trọng này.
RFA. Cả Hội đồng Quản trị bị khởi tố: Trách nhiệm thuộc về ai?
Mặc Lâm phỏng vấn bà Phạm Chi Lan nguyên tư vấn kinh tế tài chánh cho Văn phòng Thủ tướng để tìm hiểu thêm nội dung câu chuyện.
Mặc Lâm: Ngày hôm qua chính phủ đã công khai cho biết đã khởi tố 4 người trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng ACB, dưới cái nhìn của bà thì những diễn biến này có đáng khích lệ không trong lúc tình hình tài chánh ngân hàng đang yếu kém hiện nay ở trong nước?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ trong tình hình tài chính ngân hàng đang có biểu hiện yếu kém thì có lẽ việc tìm ra một số cá nhân gây ra những chuyện như vậy cũng cần thiết, bởi vì nếu chỉ nói yếu kém chung chung mà không tìm ra được chỗ nào, hay ai là người gây ra chuyện thì cũng sẽ không thể nào giải quyết được. Cho nên bắt đầu bằng việc truy tìm một số vi phạm pháp luật đối với việc sử dụng tiền của ngân hàng, ví dụ vụ ACB, thì tôi nghĩ rằng đây là việc cần thiết.
Sở hữu chồng chéo
Bà Phạm Chi Lan: Sở hữu chéo là một trong những vấn đề lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, do nó có thể dẫn đến tình trạng họ có thể móc ngoặc với nhau giữa một số cá nhân, thậm chí giữa một số tổ chức để tạo nên những giao dịch ảo mà chỉ mang lợi cho một số ít người lạm dụng, nhưng nó gây hại chung cho cả hệ thống ngân hàng, nó làm cho sự tin tưởng hệ thống ngân hàng giảm đi rất mạnh trong công chúng.
Quản lý lỏng lẻo
Mặc Lâm: Về vấn đề quản lý thì các ngân hàng cổ phần thương mại thuộc trách nhiệm của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, thế nhưng Thống đốc Ngân hàng đã từng trả lời là không biết nợ xấu của ngân hàng hiện nay là bao nhiêu phần trăm. Sự quản lý lỏng lẻo như vậy bà có nghĩ rằng nó bắt nguồn từ chỗ thiếu vắng sự quản lý của hệ thống hay nó còn có một việc gì đó không trong sáng của cán bộ quản lý khi điều hành ngân hàng?
Tôi cho là phải xem lại hai mặt, ở đâu thì nó cũng vẫn có những vấn đề về hệ thống.
Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho là phải xem lại hai mặt, ở đâu thì nó cũng vẫn có những vấn đề về hệ thống. Nếu hệ thống quản lý đã được đưa vào luật mà không được thực hiện thì nó có thể chưa ổn ở ngay bản thân hệ thống, những quy định chưa đầy đủ, không đủ công cụ để phát hiện những tình trạng nghiêm trọng xảy ra. Một mặt khác thì bao giờ thực hiện hệ thống cũng phụ thuộc vào con người thành ra các vấn đề con người ở đây nó có thể là về năng lực, về hiểu biết, về trình độ, và cũng không loại trừ có những động cơ cá nhân không đúng và gây hại cho công việc chung.
Thiếu nghiêm minh
Theo bà thì nếu nhìn vấn đề này ở một góc nào đó thì chính phủ có thể đã nhẹ tay đối với ông Trần Xuân Giá, vì ông ấy là người đã từng là một bộ trưởng của Việt Nam, và điều này có thể làm cho dư luận đặt ra những câu hỏi về tính nghiêm minh của pháp luật. Bà nhận xét như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Cá nhân tôi thấy nếu như những vụ việc xảy ra mà người ta thấy là trách nhiệm của những người liên quan chưa đến mức phải bắt giam thì cũng có thể khởi tố điều tra đã. Nếu như qua quá trình điều tra thấy có tội thì cần bắt giam, nếu như chưa đến mức điều tra được người ta có tội thì việc bắt giam có thể là chưa cần thiết.
Cá nhân tôi nghĩ, thí dụ như đối với ông Lý Xuân Hải chẳng hạn, nếu như chỉ cần yêu cầu ổng không đi ra khỏi nơi cư trú để tiếp tục cộng tác với các cơ quan pháp luật nghiên cứu tìm hiểu cho ra vấn đề thì có lẽ cũng là tốt hơn, chưa nhất thiết phải bắt giam ngay. Còn đối với những người kia thì việc yêu cầu họ không ra khỏi nơi cư trú và cộng tác với các cơ quan pháp luật trong cuộc điều tra thì cũng là bước đầu tiên cần thiết. Nếu như họ có tội thì rõ ràng là bước tiếp theo phải là những gì nặng nề hơn rồi.
Mặc Lâm: Mới đây Thủ Tướng đã chỉ đạo một cách rõ ràng là phải làm rõ và trừng trị những người mà ông gọi là "thâu tóm ngân hàng". Nhưng theo nhiều chuyên gia tài chánh thì cụm từ "thâu tóm ngân hàng" không chính xác. Bà có nhận xét thế nào về nhận định này?
Đối với hệ thống của nhà nước thì bản thân Ngân Hàng Nhà Nước cũng như các cơ quan liên quan cũng sẽ phải xem lại các quy định của mình, thí dụ nó chưa đủ hoặc là chưa minh bạch, chưa đủ rõ để cho người ta thực hiện thì phải điều chỉnh tiếp.
Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan: Thực ra thì trong quá trình phát triển của Việt Nam thời gian sau này có những hoạt động mà so với thời gian trước đây thì chưa từng có. Cũng có những khái nhiệm ở bên ngoài mà áp vào Việt Nam thì nó có thay đổi đi, nó không hoàn toàn khác như vậy, thí dụ như MNA của các nước, nó diễn ra rất nhiều và trong các công ty khác thì người ta thấy là bình thường. Nhưng trong lãnh vực ngân hàng kể cả nhiều nước nó đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng tài chính. Ở Việt Nam có lẽ mới lần đầu cho nên quan niệm có thể khác về các chi tiết, và khi họ gọi là "thâu tóm" thì coi nó như là một cái gì đó phạm pháp và không đúng.
Trong khi "thâu tóm" ở các nước nếu như hiểu theo cái nghĩa của các dự án người ta làm MNA thì rất là bình thương, là đúng pháp luật. Tôi cho ở đây có vấn đề về quy định pháp lý của Việt Nam cần phải xem lại, so sánh nó khác với các nước như thế nào, từ đấy mới có thể làm cho từ "thâu tóm" ở Việt Nam và các nước có ý nghĩa khác nhau. Về ý kiến của các chuyên gia tôi cho cũng đúng thôi khi họ nhìn trong điều kiện các nước khác thì "thâu tóm" cũng là chuyện bình thường.
Mặc Lâm: Thưa bà, có nghĩ rằng sau khi nhà nước mạnh tay đối với Ngân Hàng ACB thì chính bản thân ngân hàng này sẽ trở thành cứng cáp hơn và hoạt động hiệu quả hơn với một dàn nhân sự mới hoàn toàn đối với ngân hàng này?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ là không những đối với ACB mà các ngân hàng khác cũng phải lấy đó làm gương, tránh ỷ lại, và hoạt động đúng theo pháp luật. Đối với hệ thống của nhà nước thì bản thân Ngân Hàng Nhà Nước cũng như các cơ quan liên quan cũng sẽ phải xem lại các quy định của mình, thí dụ nó chưa đủ hoặc là chưa minh bạch, chưa đủ rõ để cho người ta thực hiện thì phải điều chỉnh tiếp. Phải sớm đưa ra những quy định nào chưa có để từ đó có cơ sở cho các ngân hàng chấn chỉnh hoạt động tốt hơn.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn bà Phạm Chi Lan đã dành cho chúng tôi thời gian trả lời cuộc phỏng vấn này.RFA. Việt Nam Tuần Qua - 30/9/2012
Lý do đơn giản chỉ vì, số người bị bắt vì lên tiếng trên internet tại Việt Nam quá nhiều và ngày càng gia tăng. Nhiều đến mức đánh động cả dư luận quốc tế, khiến cho đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phải lên tiếng bênh vực cho họ.
Viết blog là tuyên truyền chống phá nhà nước?
Họ - giới bloggers Việt Nam - thuộc đủ thành phần, thuộc mọi lứa tuổi, mọi khuynh hướng chính trị, xã hội… Những bloggers bị bắt giam và khởi tố ở Việt Nam hầu như hoạt động trong mọi lĩnh vực.
Họ là các trí thức trăn trở với các vấn đề của đất nước; họ là những nhà báo, là nhà văn, nhà thơ muốn phản ánh các thực trạng của xã hội; họ là sinh viên học sinh, những người trẻ có tâm huyết với quê hương, dân tộc; họ là các cựu chiến binh, các cựu sĩ quan công an, cựu viên chức chính quyền… đến lúc thấy cần phải lên tiếng về những gì họ đã từng chứng kiến, từng phục vụ, với mong muốn góp công xây dựng cho lý tưởng mà họ từng theo đuổi được tốt đẹp hơn, vân, vân…
Và cũng không kém phần nghiệt ngã, tất cả những bloggers này đều bị qui kết cho chung một tội trạng, đó là tội "tuyên truyền chống phá nhà nước"!
Vậy họ đã tuyên truyền chống phá nhà nước như thế nào? Cả hai Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần đã dõng dạc bác bỏ cáo buộc này trong phiên tòa tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 24 thàng 9 vừa qua.
Lên tiếng trong phiên xử sáng thứ Hai 24 tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hải cho rằng ông không bao giờ chống lại nhà nước, theo luật pháp Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận và điều này phù hợp với công ước quốc tế.
Bản án bất công
Từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington DC, cho đến Liên Minh Châu Âu, Bộ ngoại giao Pháp, Thượng nghị sĩ Úc, Dân biểu Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, vân. vân… tất cả đều cho rằng đây là những bản án bất công, với những cáo buộc mơ hồ về chuyện "xâm phạm an ninh quốc gia".
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng những bloggers này chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền mà chính phủ Việt Nam phải tôn trọng khi đã tham gia và ký kết vào các công ước quốc tế về quyền con người.
Sợ sự thật?
Vậy trên thực tế, các bloggers này đã làm gì mà khiến chính quyền phải bỏ tù họ?
Họ viết blog như tất cả hàng triệu các bloggers khác trên thế giới. Và tất nhiên cũng như hàng triệu triệu người khác, họ viết blog tức là viết nhật ký trên mạng, viết lại những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày.
Họ lo sợ trước những người tiên phong nói sự thật.Blogger Trai Sông Tiền
Điều khác biệt duy nhất ở đây có lẽ vì họ là người Việt Nam, đang viết tại Việt Nam. Họ đang sống trong một chế độ, mà như blogger Trai Sông Tiền nói với Đài Á Châu Tự Do:
"Họ lo sợ trước những người tiên phong nói sự thật. Blogger Điếu Cày là một trong những người đầu tiên lên tiếng về hành động TQ xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải VN.
Anh Điếu Cày cũng như chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đã có những trang blog đưa thông tin sự thật không thể chối cãi được. Nên nhà cầm quyền rất sợ. Họ áp đặt những bản án nặng nề với mục đích nhằm răn đe và dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong quốc nội."
Scandal tài chính ngân hàng
Tuần này thêm nhiều giới chức cao cấp của Ngân hàng ACB bị bắt giam, khởi tố.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá. Năm nay 73 tuổi, ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB.
Cùng bị khởi tố với ông Trần Xuân Giá hôm thứ Năm 27 tháng 9 còn có 2 cựu Phó Chủ tịch ACB là các ông Trịnh Kim Quang; Lê Vũ Kỳ và ông Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Eximbank.
Như vậy, tính đến nay đã có hơn 10 giới chức cao cấp của các ngân hàng tại Việt Nam bị khởi tố sau khi Bầu Kiên, tức ông trùm tài phiệt Nguyễn Đức Kiên bị công an đến nhà đọc lệnh bắt giam và khởi tố.
Dấu hiệu lạm phát
Theo các số liệu được Tổng cục thống kế Việt Nam công bố hôm thứ Năm tuần này, trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm xuống còn 4,73%, so với mức 5,77% của năm ngoái.
Cùng lúc đó, mức lạm phát đang trên đà gia tăng trở lại sau một thời gian dài hạ giảm. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng nếu chính phủ không có các biện pháp ứng phó hữu hiệu, lạm phát có thể lên trở lại 2 con số trong những tháng cuối năm nay.
Ca sĩ Khánh Ly về VN hát?
Báo chí trong nước loan tin cho biết nữ ca sĩ Khánh Ly sau hàng chục năm sống ở Hoa Kỳ, nay đang chuẩn bị cho chuyến trở về Việt Nam vào tháng 12 tới đây.
Trong khi đó, một số nguồn tin từ California – nơi ca sĩ Khánh Ly và gia đình đang định cư, thì nói rằng đây chỉ là tin đồn, và là ý muốn của một số người ở Việt Nam còn Khánh Ly, cho đến nay, vẫn chưa có quyết định về một chuyến trở về Việt Nam.
Vậy Khánh Ly sẽ có về Việt Nam trình diễn hay không? Câu trả lời sẽ sớm có nếu đích thân Khánh Ly lên tiếng trước công luận, hoặc chậm nhất là cho đến cuối năm nay, khi các buổi trình diễn của Khánh Ly có diễn ra tại Việt Nam như tin tức đã đăng tải hay không?
Popout
Theo dòng thời sự:
- Ba blogger lãnh án từ 4 đến 12 năm tù giam
- Việt Nam tuyên án tù 3 bloggers
- Giới trẻ VN nghĩ gì về bản án của 3 blogger
- Liên Âu lên án Việt Nam, kêu gọi trả tự do lập tức cho ba bloggers
- Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các bloggers
- Cả Hội đồng Quản trị bị khởi tố: Trách nhiệm thuộc về ai?
- Tăng trưởng kinh tế sụt giảm báo hiệu lạm phát cao
- Nhiều người bị bắt trước phiên tòa xử các bloggers
- Cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tố
- Lạm phát của Việt Nam lên tới mức 6.48%
- Việt Nam lo ngại về lạm phát
- Ca sĩ Khánh Ly sắp về hát tại Việt Nam
RFA. Những bài thơ tranh đấu
Có những bài thơ gây cho người đọc niềm hưng phấn vì chia sẻ được hạnh phúc của tác giả. Cũng không ít bài làm cho người đọc rơi lệ hay bâng khuâng về chính kỷ niệm của mình. Tuy nhiên đối với những bài thơ mà tính chất tranh đấu không khoan nhượng của tác giả đối với một bộ phận chính quyền hay cả một hệ thống đã nhanh chóng chiếm lĩnh cảm giác của người đọc, khiến không ít người ngạc nhiên vì sự hào tráng của nó và họ tự hỏi, những bài thơ này sẽ chiếm vị trí nào trong thế giới thơ ca của Việt Nam bây giờ và tương lai?
Giới Blogger Việt Nam vài ngày qua đã giận dữ khi nghe tin ba blogger mà họ yêu mến là Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sàigòn bị chính quyền tuyên những mức án đến khó tin và chính các bản án này đã nói lên toàn bộ tính chất độc tài của chế độ.
Blogger Điếu Cày tuy thành lập Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do nhưng anh không viết mà chỉ cung cấp những bức ảnh từ Nam ra Bắc anh từng chụp được, trong đó có những bức chụp thác Bản Giốc của Việt Nam nay đã bị chia cắt. Mới đây gia đình Điếu Cày công bố một bài thơ của anh mang tên "Những dòng sông tranh đấu" rất bi tráng. Mặc Lâm xin giới thiệu bài thơ như một lời kháng cáo của chính con người đặc biệt này:
Những dòng sông tranh đấu
Tôi bỗng mơ thấy những dòng sông lạ.
Những dòng sông cuộn sôi hối hả,
Trên những nẻo đường đổ về trung tâm,
Những dòng sông lại gặp những dòng sông,
Hòa thành biển lũ.
Sóng biển trào dâng đòi Tự do Dân chủ,
Sóng cuốn phăng đi - thành lũy lũ độc tài,
Những dòng sông chảy mãi tới tương lai,
Chúng tôi đi, hòa cùng dòng sông,
Như những hạt phù sa, một phần bé nhỏ,
Cuộc đời tôi từ nay gắn bó,
Với dòng sông tranh đấu của quê hương,
Những dòng sông sinh viên xuống đường,
Chống quân Bắc triều xâm lược
Những dòng sông Công nhân
Hàng triệu người nhịp bước,
Đòi tăng lương, đòi tự lập công đoàn.
Những dòng sông của hàng triệu dân oan,
Đòi lại đất đai ruộng vườn bị mất.
Những dòng sông giáo dân,
Nguyện cầu đòi đất,
Tòa Khâm Sứ, La Vang, Giáo xứ Thái Hà...
Khơi dòng sông Tâm linh tuôn chảy đến mọi ngã,
Thắp nến hiệp thông cùng chung lời nguyện ước
Chống bất công, chống tham nhũng độc tài,
Như Lê Thị Công Nhân như Nguyễn Văn Đài
Nay giúp dân oan, mai hướng dẫn sinh viên hiểu biết về dân chủ,
Chúng tôi đi vì quyền dân chưa đủ,
Dù bị bắt giam trong lao ngục đọa đầy
Những dòng sông vẫn không nghỉ một ngày
Chạy về phía TỰ DO DÂN CHỦ.
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Đó là những dòng thơ bi tráng của blogger nổi tiếng Điếu Cày.
Trong không khí sôi sục của ngày 24 tháng 9, ngày mà hầu như toàn bộ blogger Việt Nam xuống đường trên mạng lẫn trên phố để hỗ trợ tinh thần ba người chiến sĩ can trường Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon. Sau khi bản án được tuyên, xuất hiện bài thơ mang tên "Chỉ còn cách chống chúng bằng…thơ" của tác giả Cậu Bảy Ve Chai. Bài thơ này như một nỗi đau lòng chứ không phải cố vực lên niềm oán hận đối với chế độ:
Chỉ còn cách chống chúng bằng ... thơ
trí tuệ chỉ bằng ly trà đá bán lẻ ngoài đường
rao khản tiếng một cụm từ "diễn biến"
đóng cửa bỏ tù người nói khác giọng
rải sai nha đầy đường "đi tắt đón đầu"
"thanh niên xung phong" bây giờ thêm một công tác khác
đầy vinh quang đến nỗi không dám ngước nhìn ai
chiếc nón xanh phất phới dưới ánh nắng ngày xưa
nay bật khóc vì xung phong chặn bắt người yêu nước
những "thanh tra xây dựng" nhập bọn vào đám đầu trâu mặt ngựa
phá nát niềm tin của quần chúng dại khờ
trên những cung đường hầm hập sáng nay
những nhóm nhỏ hòa vào dòng xe vội vã
ai đó chạy kiếm miếng ăn
nhóm người này kiếm thở
vì không khí tự do không còn ở Sài Thành
những blogger hét lớn thất thanh
khi bản án tung ra như kẻ cắp.
những con đường sáng nay bật khóc
khi bạn bè thân nhân và cả người không quen biết
tất tả tìm cách đến gần để gặp mặt phạm nhân
nhưng chỉ thấy bọn khuyển ưng đầu trâu mặt gấu.
Võ Văn Tần, Cách Mạng Tháng Tám, Kỳ Đồng
cho tới Nam Kỳ bôi mặt khoác tên Khởi nghĩa
đều lắc lư bởi đám hung tàn hừng hực tấn công
một nhúm người khao khát "Biển Đông"
mà trong song sắt có Điếu Cày cười mỉm.
Tạ Phong Tần người con gái kiên cường đất biển
rực mắt nhìn bọn tòa án hôm nay
Anh Ba Sài Gòn chắc sẽ vỗ tay
khi nghe tuyên án mà giọng tuyên run rẩy.
không run sao được khi cả thế giới nhìn vào
cả thế giới thức đêm qua cùng hơn trăm người xuống phố
đòi bằng được cái quyền phát biểu
đòi bằng được cái quyền được xét xử công minh
như tất cả các phiên tòa công chính
cả thế giới, cả thế giới, cả triệu người không quen biết
cùng hét vang tiếng hét "tự do"
nhắc ai đó những ngày chống Pháp
khắp Sài Thành hừng hực lửa đấu tranh
và cách mạng cuối cùng đã thắng.
bài học ấy, Tòa ơi mi nhớ lấy
giặc Pháp xưa và mi chẳng khác gì
cũng bóp hầu bóp họng kẻ thế cô
nhét cho được hai từ "phản động".
nhưng dân Nam có sợ chúng bao giờ
UBND ngày nay giết dân bằng tù ngục
bằng xã hội đen bằng búa với liềm
bằng hội bằng phường với vô số công an
đứng phía sau đồng ca bài "phản động"
các bạn ơi!
Bảy tôi không biết làm gì để chống
mặc dù hiểu rằng chúng sẽ chết không lâu
chỉ có điều, con thú điên cuồng say máu nhân dân
không tha thứ cho những ai nói thật
không chùn bước trước những ai phẫn uất
chúng chỉ cúi đầu trước thế lực ngoại bang
bởi dinh cơ của chúng được xây trên máu trên xương
của dân tôi suốt đời lam lũ
các bạn ơi!
Bảy tôi phải làm sao để hòa vào lịch sử
dù một nắm tay đưa lên đả đảo hung tàn
dù một hét vang chỉ mặt sói lang
cho thế giới nhận ra từng khuôn mặt
bọn chúng trốn trong dân dưới hai chữ dân phòng
nhưng sẵn sàng đánh những người hàng xóm
bọn chúng là hội phụ nữ, hội người già, hội kín
hùa với nhau đấu tố anh em
hùa với nhau liếm chút máu đọng dưới chân bàn
vẫn ngọt lắm sau khi nhân dân mình bị tra bị tấn.
chỉ cho Bảy tôi kẻ nào giết lén
những blogger những nhà báo tự do
tôi sẽ tới kéo hắn ra đặt vào tay chúng
ba mươi đồng bán Chúa thuở xưa
để thưởng công chỉ điểm theo hùa
cùng với bọn liếm máu người không tanh nữa.
các bạn ơi!
chỉ cho Bảy tôi chiếc dùi dui nào đánh người ngoài phố
vì đi biểu tình chống bọn Bắc Phương
tôi sẽ hỏi dùi cui ơi, mày mang quốc tịch nào, Mỹ, Anh, Nga, Pháp hay là Trung Quốc?
mày có biết dân tao căm ghét mày tàn độc
từ rất xưa... từ thời "Nọc Nạn" đến giờ
thôi xin mày nhẹ bớt khi xuống tay
bởi dù gì thì dân tao cũng ngày ngày đóng thuế
trả tiền mua mày để chống phường đạo tặc
chứ không phải để đánh nhân dân những kẻ chân lấm tay bùn
đánh cả những trí thức không ngủ ban ngày
không ngủ cả ban đêm
bởi thế nước làm họ không thể ngủ.
trí đã thức thì làm sao bọn sai nha yên được
bởi quan thầy lồng lộn đứng ngồi
sợ ghế gãy, nhà tan, vợ con cháu chắt vào tù
sợ bản thân bị nhân dân truy bắt
sợ chế độ nổ tung vì người dân cùng khắp
chỉ tay không rượt bọn tham tàn
như ngày xưa bọn chúng từng xúi giục kẻ khác làm
các bạn ơi!
chỉ cho Bảy tôi cách nào nhanh nhất
leo vào tòa chỉ mặt bọn áo đen
hài tội từng đứa một vì đứa nào cũng ác
đứa bỏ tiền mua chức, đứa đút lót tham quan
đứa mua thẻ đảng viên đứa hợp đồng khai mỏ
đứa giết người, đứa cướp của
đứa hãm hiếp dân lành rồi vu vạ chính nó bán thân
đứa đưa người nghèo làm đĩ thập phương
bằng tên gọi mỹ miều hợp đồng xuất khẩu
các bạn ơi!
Bảy tôi chưa nói hết
còn một tội tày trời chúng đang làm hôm nay
hai bốn tháng chín
hỡi lũ quạ áo đen mang tên tòa án nhân dân
đang bịt mắt che tai kết án ba người yêu nước
họ chỉ có tội duy nhất là chống lại bọn bây
một lũ tay sai
nhận tiền giam người bất khuất
mà cứ nhơn nhơn vỗ ngực khen mình.
mặc dù bụi vẫn bay, tiếng còi xe vẫn ồn ào và tiếng tu huýt của cảnh sát giao thông không hề ngưng thổi
nhưng sao đôi chân nóng hổi
mới sáu giờ mà rừng rực chung quanh
A! phải rồi dân tôi len lỏi chung quanh cái tòa án mang tên Pháp Đình của một thời nô lệ
tòa án ấy hôm nay xét xử
ba con người bị kết một tội rất đáng tự hào,
"tuyên truyền chống lại nhà nước" không đáng tự hào lắm hay sao?
bởi nhà nước ấy lúc này có gì không đáng chống?
cả một tập đoàn xuất thân rừng rú
gần bốn mươi năm rừng vẫn hoàn rừng.
bỏ ngoài tai những đóng góp cao minh
chỉ giữ lại những nịnh thần biết kiếm tiền cho chủ
tòa án ấy hôm nay xét xử
ba người hùng của thế hệ chúng tôi
anh bộ đội Điếu Cày, bất khuất hét vang
bọn Trung Quốc, cút ngay về phương Bắc
Tạ Phong Tần, đại úy an ninh "biến chất"
cùng với nhân dân biểu tình đòi đất
cùng với nhân dân tố cáo đám kiêu binh
Anh BaSaigon cái tên ngộ nghĩnh
nhưng cứng như lim, như trắc trên rừng
công an tới nhà anh vẫn dửng dưng
nhìn bọn chúng như nhìn bầy ưng khuyển
và hôm nay chúng trả thù "tới bến"
nhưng tôi tin các anh chị vẫn cười vào mặt chúng như xưa.
hỡi những anh hùng hiên ngang giữa phiên tòa ô nhục
hãy tin rằng những lời tuyên án
cũng chính là lời tuyên dương những hào khí ngất trời
không có ai trong bọn chúng sẽ thảnh thơi
vì chúng biết nhân dân đang nổi giận
và bản thân Bảy Ve Chai tôi
cũng đang căm phẫn
hét bằng thơ vào tai lũ "lợn-người"
Cậu Bảy Ve Chai
Saigon 24/09/2012
Bản án mà chính phủ Việt Nam gán cho ba nhà tranh đấu Điều Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon chắc chắn sẽ còn tốn giấy mực của nhiều người, nhiều nước. Điều còn đọng lại trong lòng người quan tâm là tinh thần của họ, những người biết rằng đối diện với những bất công do chế độ gây ra cũng là đối diện với bốn bức tường chết, im lặng và trơn tru không chỗ nào có thể bấu víu.
Ba blogger ấy hiện nay ra sao vẫn là nỗi ám ảnh triền miên của gia đình và bạn bè thân hữu nhưng trên hết nó còn là nỗi ám ảnh của những người đích thân đọc lên số năm cầm tù mà không phải do họ quyết định trong tư cách một chủ tọa phiên tòa, nếu họ còn sót lại một ít lương tâm vốn ít ỏi và khiêm nhường như đồng lương chánh án của họ.
Popout
Theo dòng thời sự:
- Xuống đường bằng âm nhạc
- Những vần thơ chống Trung Quốc
- Những bài thơ về Trường Sa
- Lửa Hồ Gươm trong thơ Trần Mạnh Hảo
- Những bài thơ viết vội từ hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc
- Bày tỏ lòng yêu nước là chống phá nhà nước?
- Trấn áp trước phiên tòa xử ba Bloggers
- Ba blogger lãnh án từ 4 đến 12 năm tù giam
- Việt Nam tuyên án tù 3 bloggers
- Nhiều người bị bắt trước phiên tòa xử các bloggers