Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Hai tấm ảnh liên quan đến tin đồn Phùng Quang Thanh bị... ám...

Nguồn danlambao

CTV Danlambao - Trong phiên họp thường kỳ của chính phủ CSVN diễn ra vào ngày 29/6/2015, ở chỗ ngồi có bảng tên Phùng Quang Thanh, xuất hiện một ông tướng khác không phải là ông Thanh. Sự kiện này đã được Danlambao đăng tảitrong bối cảnh tin đồn ông Thanh "bị mất tích" hơn 10 ngày qua. Tuy nhiên, trong một bài báo khác tường trình phiên họp chính phủ này, lại xuất hiện 1 tấm ảnh có hình ông Phùng Quang Thanh tham dự. Thế là thế nào!?

Phùng Quang Thanh: không có mặt!!!



Phùng Quang Thanh: có mặt!!!

Trên trang nguyentandung.org, trong bài "Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015", thì hình ảnh sau đây được đăng tải với ghi chú dưới hình là: Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015. (Ảnh internet)


Trong ảnh này có Phùng Quang Thanh:


Hình chụp lại bài viết trên trang nguyentandung.org:


Một tấm ảnh khác có mặt Phùng Quang Thanh trong phiên họp cũng được trangAn Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông (cơ quan của hội Luật gia Việt Nam) sử dụng trong bài tường thuật lại phiên họp 29/06/2016 của chính phủ với nhan đề "Thủ tướng không hài lòng vì lãnh đạo tỉnh không biết Nghị quyết Chính phủ"


Đối chiếu 2 tấm ảnh "có và không có Phùng Quang Thanh" chúng ta thấy có nhiều chỗ khác nhau và từ đó kết luận rằng 2 tấm ảnh này không thuộc vào một buổi họp cùng ngày:


Tìm lại hình ảnh của những phiên họp chính phủ trước thì mới thấy rằng, tấm ảnh có Phùng Quang Thanh là phiên họp Chính phủ thường kỳ vào tháng 2/2015:


Tại sao trước những tin đồn Phùng Quang Thanh mất tích, bị ám sát không hoặc chưa được kiểm chứng,  cũng như không có một tuyên bố nào từ chính phủ hay Bộ quốc phòng thì lại có chuyện đưa hình ông Thanh từ phiên họp tháng 2/2015 vào phiên họp tháng 6/2015?

29.06.2015


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

46 CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG MẸO

Nguồn nguyenlandung

18/08/2014@18h19, 6599 lượt xem, viết bởi: nguyenlandung 
Chuyên mục: Nhật ký

Các bạn thân mến
Một người bạn từ nước ngoài gửi cho tôi bài viết sau đây. Xin treo lên để các bạn tham khảo. Có lẽ tác giả là nhà Diện chẩn học Bùi Quốc Châu.
Nguyễn Lân Dũng

01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra "lùa vật lạ" ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít: 
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng: 
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chụccái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.


05. Bong gân, trật khớp cổ tay: 
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).

06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: 
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải. 
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, "cơn bí" hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các "tật" trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải "đầu hàng":
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Đoan Trang : Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình

Nguồn doantrang

Friday, June 26, 2015

Như tin mà nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đã đưa, vào chiều 23/6/2015, Phòng Tiếp Công dân UBDN TP Hà Nội đã mời hai đại diện của nhóm đến làm việc – nguyên văn thư mời là "trao đổi về nội dung đơn của Ông, Bà gửi UBND TP (ghi ngày 28/5/2015), liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh".

Ngay từ đầu cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng này, phía các quan chức của UBND đã tỏ rõ tâm lý muốn lấn át, bắt nạt hai người dân đại diện cho một nhóm dân sự đang bị coi là "phản động" hoặc "bị thế lực thù địch giật dây". Đó là khi ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Chí Công tung đòn phủ đầu: "Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình".

Trong toàn bộ cuộc nói chuyện, ông cũng thường xuyên lặp đi lặp lại ý đó với thái độ kẻ cả và miệt thị người đối thoại: "Anh chị cùng một số người dân dùng từ này trên đơn là không đúng pháp luật", "Anh chị đọc Nghị định 90 mà anh chị không nắm đúng tinh thần nên chúng tôi giải thích cho anh chị rõ", "Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định", v.v.

Ở đây, tạm không bàn đến vấn đề thái độ của một quan chức trong khi tiếp dân, thì vẫn phải nhận xét rằng ông Phạm Chí Công nói riêng và các đại diện của chính quyền nói chung trong cuộc tiếp dân ngày 23/6 đã phạm nhiều sơ hở và sai lầm nghiêm trọng trong lập luận, cho thấy hiểu biết còn hạn chế của họ về pháp luật và hành chính công.

 "Tiếp dân": Mời các anh chị đi ra!

Lập luận 1: Về yêu cầu "phải liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp"

Điểm chính yếu mà UBND TP Hà Nội bám vào để bác bỏ việc trả lời văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh là "Điều 6, Nghị định 90/2013/NĐ-CP" về điều kiện tiếp nhận đơn, theo đó "nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình".

(Xin nhắc để Ban Tiếp Công dân sửa lại là Nghị định này được ban hành ngày 8/8/2013 chứ không phải ngày 17/7/2013 như quý Ban đã ghi sai trong biên bản làm việc).

Vậy, mấu chốt ở đây là phải làm rõ xem việc chặt hạ, thay thế cây xanh có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân đứng tên yêu cầu giải trình hay không. Nói chung, không khó khăn gì lắm để gần 70 người có tên trong văn bản yêu cầu giải trình chứng minh được sự tồn tại của cây xanh Hà Nội có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, ví dụ họ có thể chỉ ra rằng họ sinh sống ở thủ đô, họ thường xuyên phải ra ngoài đường, và cây xanh ít nhất thì cũng có tác dụng che mưa che nắng cho họ, lớn hơn nữa thì mang lại bầu không khí trong lành cho đô thị, làm đẹp cảnh quan, và họ cũng có quyền được hưởng những lợi ích đó. Chặt hạ cây tác động xấu tới môi sinh; còn thay thế cây thì rõ ràng thay những cây bóng mát lâu năm bằng những cây khẳng khiu trụi lá cũng tương đương một sự phá hoại. Điều đó ảnh hưởng tới lợi ích của ít nhất 70 con người và là ảnh hưởng trực tiếp, vì mọi hoạt động sinh sống, hít thở, đi lại… đều chịu tác động trực tiếp từ môi trường, từ không khí mà cây xanh giúp lọc, không thông qua trung gian nào.

Vấn đề ở đây là, nếu 70 người đứng đơn nói rằng việc chặt cây có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, còn UBND – cơ quan hành pháp – bảo rằng không có liên quan gì cả, thì ai, cá nhân hay tổ chức nào sẽ là nơi phân giải?

Ở một nhà nước pháp quyền, điều này được quyết định bởi tòa án hay nói cách khác, quyền giải thích pháp luật thuộc về cơ quan tư pháp. Và ta cũng có thể thấy ngay, là trong một xã hội văn minh thì nhận thức thông thường, lẽ phải thông thường (common sense) sẽ đứng về phía người dân trong trường hợp này mà thừa nhận rằng chặt hạ, thay thế cây xanh là gây thiệt hại trực tiếp đến dân.

Ở Việt Nam thì không thế. Việc giải thích pháp luật hiện nay thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tức là nhánh lập pháp chứ không phải tư pháp. Đây là một bất cập, một khuyết tật của hệ thống, bởi cơ quan lập pháp giữ quyền giải thích những văn bản do chính họ vẽ ra, cũng giống như vừa đá bóng vừa thổi còi, hay một phóng viên vừa viết bài vừa tự đăng bài, không cần biên tập viên vậy.

Trong vụ cây xanh, thực tế của cuộc gặp hôm 23/6 còn tệ hơn thế nữa.

Nghị định 90/2013/NĐ-CP ra ngày 8/8/2013 chứ không phải 17/7/2013, thưa các quan/công chức.

Lập luận 2: Dân không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình

Đây là một lập luận lố bịch khác của các quan chức UBND TP. Họ dẫn và tự ý diễn giải Điều 6 Nghị định 90 đã là sai, và còn sai hơn khi mà lẽ ra, họ phải dẫn Điều 3:

Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giải trình là việc cơ quan Nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
2. Người yêu cầu giải trình là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, có thể khẳng định: Cá nhân (tức công dân) có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình.

Vừa làm sai thẩm quyền, vừa "cả vú lấp miệng dân"

Như đã nói ở trên, quyền diễn giải pháp luật, ở Việt Nam, thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Thực ra điều này cũng không phải nhà nước Việt Nam tự nghĩ ra, mà họ học từ mô hình của ông anh Trung Quốc, và có lẽ đây cũng là đề tài tốt cho các nhà phân tích, nhưng nó nằm ngoài khuôn khổ bài viết).

Khoản 2, Điều 74 Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: "(...) Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh".

Hiến pháp và luật pháp Việt Nam không quy định ai là người có quyền giải thích nghị định, thông tư, quyết định của các loại UBND cấp huyện/xã. Do vậy, UBND TP Hà Nội cũng có thể lấy đó làm lý do để bảo rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan giải thích Nghị định 90. 

Tuy nhiên, vấn đề là Nghị định 90 lại được xây dựng căn cứ vào Luật số 27/2012/QH13 (là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống tham nhũng). Điều 6 của Nghị định 90 là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa Điều 32a của Luật số 27/2012/QH13 về trách nhiệm giải trình:

Điều 32a. Trách nhiệm giải trình
Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình.

Nói cách khác, Nghị định 90 là sự hiện thực hóa Luật số 27/2012/QH13. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ thẩm quyền giải thích Nghị định 90 và là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới là nơi tuyên bố việc chặt hạ, thay thế cây xanh tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân, chứ không phải cơ quan hành pháp (UBND, TTCP) của ông Phạm Chí Công hay các ông bà có mặt trong cuộc gặp ngày 23/6.

Cho nên, cần phải khẳng định rằng việc các ông bà đại diện cho UBND TP tự ý diễn giải Nghị định 90 để dùng nó bác bỏ văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, là sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền.

Ai cho phép họ làm điều đó?

Ngay trong nội bộ hệ thống hành pháp, UBND cũng không có quyền giải thích luật, khi mà họ chỉ là đơn vị hành chính cấp dưới. Họ không có quyền tự ý giải thích các quy định của cơ quan cấp trên – trong trường hợp này là chính phủ, cơ quan làm ra Nghị định 90.

Nền luật pháp Việt Nam sẽ ra sao nếu mỗi UBND tỉnh trên cả nước đều tự ý giải thích một nghị định theo hướng có lợi cho họ?

Đó là chưa kể, ngay cả chính phủ cũng không có quyền giải thích luật do chính nó ban hành. Trong một nhà nước pháp quyền, đó là công việc của tư pháp. Nếu Việt Nam tự nhận mình là nhà nước pháp quyền thì hãy để tòa án có thêm vai trò và sự độc lập.

"Tiếp dân".

Đối thoại với dân khó thế sao?

Trong vụ cây xanh, nếu vấp phải một văn bản yêu cầu giải trình từ phía người dân, việc đúng mà UBND TP Hà Nội lẽ ra nên làm là gửi văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và/hoặc cơ quan ban hành nghị định diễn giải giúp nó xem trường hợp này là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân (và theo lẽ phải thông thường thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải trả lời một cách công bằng, là việc chặt cây gây ảnh hưởng trực tiếp).

Còn những việc sai mà UBND TP Hà Nội đã làm, là:

  • Tự ý diễn giải luật pháp, sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền cho phép;
  • Diễn giải sai luật;
  • Tự ý bịa ra chuyện "dân chỉ có quyền đề nghị, kiến nghị, tố cáo, phản ánh; không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình";
  • Tự ý bịa ra chuyện "người dân thực hiện quyền quản lý nhà nước của mình thông qua đại diện; thứ nhất là quốc hội, thứ hai là đơn thư phản ánh, kiến nghị, và việc trưng cầu ý dân": Không biết lý thuyết này mọc ra từ đâu vậy, thưa các vị quan chức và công chức của UBND TP Hà Nội? Trưng cầu dân ý là "thông qua đại diện" ư?
  • Cậy số đông và cậy quyền thế để "cả vú lấp miệng em", bắt nạt dân thường.

Với từng ấy sai phạm và thiếu hiểu biết, có lẽ UBND TP cũng khó mà học được gì thêm trong chuyện thái độ và cung cách ứng xử với dân – vốn là việc đòi hỏi một sự tinh tế và trình độ nhất định.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

RFI. Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập

Nguồn thuymyrfi

Thứ Năm, ngày 25 tháng 6 năm 2015

Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.
Đăng ngày 25-06-2015 Sửa đổi ngày 25-06-2015 19:12 


Sáng nay, 25/06/2015 vào khoảng 8 giờ Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập ». Nhưng công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều hôm nay.
Trả lời RFI Việt ngữ ngay sau khi được thả, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết :


« Sáng nay tôi đưa bé đi học ở trường Tuổi Thơ 7, quận 3 Saigon. Khi vào trường tôi chợt thấy có mấy người vào theo, và sau khi gởi bé rồi, tôi quay ra thì có khoảng hai chục người và một chiếc xe hơi đậu ngay trước cổng trường. Họ đưa tôi giấy triệu tập, yêu cầu đi về cơ quan công an điều tra để làm việc. Tôi từ chối, nói rằng tôi không có lý do nào để làm việc với họ. Sau đó họ đã bẻ quặt hai tay tôi ra sau lưng, và đẩy tôi ra khỏi cổng trường. Lúc đó đông người lắm. 

Họ đưa tôi lên xe hơi, đến cơ quan an ninh điều tra. Tới đó họ nói lý do là vụ ông Nguyễn Quang Lập, vì cho tới nay vụ ông Lập vẫn chưa đình chỉ điều tra, và hoàn toàn còn nằm trong khuôn khổ của một vụ án. Họ hỏi tôi khá nhiều về những vấn đề liên quan tới ông Nguyễn Quang Lập. 

Thật ra thì tôi với ông Lập là bạn văn với nhau, cũng có quen biết ngoài đời một chút, nhưng không phải là quá thân thiết. Thành thử tôi cũng không biết nhiều để nói về ông Nguyễn Quang Lập. 

Nhưng tôi rất nghi ngờ đây là một động thái của một phe nhóm nào đó. Họ muốn gắn tôi với vụ ông Lập để ngăn chặn tôi một điều gì. Và điều đó lại diễn ra ngay trước chuyến đi Mỹ dự kiến từ ngày 7 đến ngày 9/7 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tôi ngờ rằng những vấn đề vi phạm thô bạo về nhân quyền kéo dài suốt từ tháng Năm năm nay : đánh blogger Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, và gọi hỏi điều tra kể cả đối với những linh mục Công giáo, tu sĩ Cao Đài, áp giải thô bạo đối với tôi…là những động thái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Và không có gì chắc chắn là ông Trọng đi Mỹ mà sẽ không bị cộng đồng quốc tế, Quốc hội Mỹ và kể cả Chính phủ Mỹ phản ứng, về chuyện Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những cam kết khi vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Một trong những câu hỏi mà điều tra viên xoáy vào tôi là:« Anh có quốc tịch Mỹ không ? » Dường như họ muốn nói kháy người Mỹ. Và khi tôi cho rằng, tất nhiên chúng ta cần phải có một liên minh quân sự với Mỹ hiện nay để đối trọng với dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ; thì họ gần như tảng lờ không biết. 

Cuối cùng cũng xoay quanh việc Hội Nhà báo Độc lập. Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định. Đó là một.

Vấn đề thứ hai : Bất kỳ những hành động nào của họ muốn ngăn chận tiếng nói tự do, phản biện, chính luận, đều là can thiệp thô bạo vào quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992. 

Đến cuối giờ chiều hôm nay, tôi mới được thả ra. Cơ quan an ninh nói rằng kể từ nay trở đi họ có thể áp giải tôi bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu ! »

Bùi Tín : Toàn dân không thể để Bộ Chính trị đánh lừa dễ như thế

Nguồn VOA

Bùi Tín

Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách Đại hội Đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình Đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình Đại hội toàn quốc.

Cũng chưa thấy Bộ Chính trị đưa ra lời kêu gọi cán bộ, trí thức dân tộc, nhân sỹ ngoài đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện đã được dự thảo.

Theo báo Nhân Dân ngày 10/5, nhân dịp này, khi gặp các cử tri thủ đô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng các văn kiện trình Đại hội XII đã được sự nhất trí cao, đồng thuận sâu sắc, ngụ ý rằng nội dung các văn kiện không còn thành vấn đề, chỉ còn có vấn đề nhân sự mà thôi.

Điều Bộ Chính trị cố tình che dấu toàn đảng CS và toàn dân VN lúc này là nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình Đại hội đang vấp phải sự chống đối dữ dội của một số hơn 60 đảng viên trí thức tiêu biểu, của tất cả các nhà báo tự do, của hơn 30 tổ chức xã hội dân sự, của đông đảo nông dân trong cả nước, của hầu hết các nhà doanh nghiệp tự do vừa và nhỏ không có chân trong các nhóm lợi ích riêng ăn bám vào kinh tế quốc doanh. Sự phản kháng chưa từng có này có thể cản trở cho Đại hội XII tiến hành được trôi chảy.

Nỗi lo cực lớn của Bộ Chính trị là do tác động của dư luận xã hội, nếu như lần này, từ đại hội đảng bộ cơ sở, các đại biểu được phát biểu ý kiến thật sự dân chủ, như Bộ Chính trị từng xác định, được tự do nói lên chính kiến của mình, thì tình hình chắc chắn sẽ có nhiều điều khác trước. Đó là vì trong các văn kiện được dự thảo có quá nhiều điều phi lý, trái lẽ phải và thực tiễn, quá lạc hậu và sai lầm mà một con người bình thường cũng có thể nhận ra, nhưng Bộ Chính trị bảo thủ, giáo điều vẫn cố tình ép buộc toàn Đảng phải nhắm mắt chấp nhận là chân lý.

Đó là học thuyết Mác - Lênin, đó là chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội kiểu mác-xít đã bị toàn thế giới lên án, bác bỏ, cũng như đã bị nhiều nước đặt ra ngoài vòng pháp luật, coi là tội ác chống nhân loại. Vậy thì còn có lý do gì mà bắt toàn đảng CS và toàn dân phải kiên trì áp dụng?

Không phải ai khác mà chính Giáo sư Trần Phương, từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, nay là Hiệu trưởng một trường Đại học, từng góp ý vào các văn kiện Đại hội rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là hoàn toàn sai lầm về cả lý luận và thực tiễn, hoàn toàn có hại do cổ suý cực đoan bạo lực và chiến tranh, cần từ bỏ dứt khoát vì tương lai dân tộc, hạnh phúc toàn dân. Hơn 60 trí thức CS gạo cội cũng đồng tình như thế. Vậy mà Bộ Chính trị vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin trong các văn kiện gốc là tỏ ra thông minh, sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và nhân dân ở chỗ nào ?

Cũng không phải ai khác mà chính một cán bộ cao cấp đương quyền là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, cũng nhiều lần nói thẳng ra trước công luận rằng «Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công?». Vậy mà Bộ Chính trị vẫn cứ cưỡng bách toàn đảng và toàn dân kiên trì chủ nghĩa Xã hội và thực hiện cái định hướng Xã hội chủ nghĩa không có thật, thì đó là khôn ngoan, sáng suốt, có tính sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và đất nước ư? Vậy mà Bộ Chính trị vẫn cưỡng ép đại hội Đảng các cấp phải thông qua các văn kiện chứa đựng những sai lầm, lẩm cẩm to lớn khủng khiếp như thế.

Rồi các văn kiện trình Đại hội XII vẫn còn kiên trì chế độ độc đảng phi dân chủ cổ lỗ bế tắc, với cái ngụy biện trâng tráo rằng «một đảng vẫn có dân chủ, nhiều đảng vẫn không có dân chủ», ngang nhiên phủ nhận chân lý phổ cập của nền chính trị dân chủ hiện đại.

Một sai lầm dai dẳng của Bộ Chính trị trong nhiều khóa liên tiếp còn là «kiên trì lấy kinh tế quốc doanh, lấy kinh tế chỉ huy làm chủ đạo cho nền kinh tế», bóp chết nền kinh tế tự do cạnh tranh của tư nhân, làm phá sản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm điêu đứng tầng lớp trung lưu vốn là đòn bẩy năng động nhất của phát triển, công bằng và phồn vinh xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội Mác-xít, chế độ độc quyền đảng trị và nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là 4 chiếc gông choàng lên cổ dân ta quá nặng nề quá lâu dài, đến nay toàn dân ta không còn có thể chịu đựng thêm nữa.

Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống oanh liệt, bất khuất trước bạo quyền, hoàn toàn không đáng bị lâm vào tình trạng lạc hậu thê thảm, thiếu tự do, bất công, không có nền pháp trị như hiện nay. Đây là điều phi lý tai ác nhất mà nhân dân lương thiện không thể chịu nổi nữa.

Đại hội đảng CS các cấp từ các đảng bộ cơ sở lên đến đại hội các tỉnh, thành và các ngành, cơ quan trung ương, quân đội, công an…nếu như còn có mối quan hệ ruột thịt với nhân dân, nếu như biết thật lòng yêu nước thương dân, sẽ sử dụng quyền dân chủ của mình, bác bỏ dứt khoát 4 chiếc gông nguy hiểm nói trên, loại bỏ Bốn điều kiên định nói trên ra khỏi các văn kiện Đại hội với những lập luận chặt chẽ mà khá đông bà con ta đã rõ.

Tất cả các lực lượng tự cho là lành mạnh, trong sáng còn ở trong Đảng CS hãy bật dậy, dám nói lên tiếng nói trung thành với nhân dân, với dân tộc, nói lên lời chính nghĩa một lần cuối giữa các đại hội Đảng, nếu không xin hãy mạnh dạn ra đảng, thoát đảng, gia nhập đại khối dân tộc, đòi lại bằng được cuộc sống tự do trong nhân phẩm.

Các Đại hội đảng từ đảng bộ cơ sở trở lên phải đòi quyền thảo luận dân chủ các văn kiện chủ yếu của Đại hội toàn quốc, góp ý cụ thể, biểu quyết đàng hoàng khi thông qua, không thể qua loa, hình thức, vì nội dung văn kiện, đường lối, chính sách là sinh mệnh của đảng và lẽ sống của dân, nội dung các văn kiện sai thì dù cho chọn nhân sự tài giỏi trong sạch đến đâu cũng là thừa, là vô dụng. Mỗi đại biểu dự đại hội các cấp cần đinh ninh điều ấy.

Tôi rất tâm đắc và tán thành ý kiến của Giáo sư Lê Xuân Khoa, một nhân sỹ không đảng phái sống ở Nam California (Hoa Kỳ) vừa đưa ra là nội dung thảo luận về tình hình nước ta ở các cuộc họp quan trọng cần phải có một phần bàn kỹ đến Trung Quốc, những mưu đồ của TQ đối với nền độc lập và an ninh nước ta cũng như những đối sách của nhân dân ta. Đề nghị thứ hai của Giáo sư Khoa là tất cả các tổ chức yêu nước trong và ngoài nước nên cùng nhau phối hợp, liên kết để mở một Đại hội Dân tộc để bàn luận về tình hình khẩn cấp và các giải pháp cần thiết cho Đất nước ta. Đây nên là một mối quan tâm chung của mỗi người Việt Nam lúc này.

Bộ Chính trị làm ra vẻ như nội dung các văn kiện đã giải quyết xong, không cần bàn gì thêm, chỉ còn vấn đề nhân sự ở các đại hội các cấp. Đây là một quả lừa nguy hiểm, đánh tráo vấn đề. Đại hội đảng bộ cơ sở sắp bắt đầu về nguyên tắc phải thảo luận kỹ Báo cáo Chính trị và các văn kiện trình Đại hội Toàn quốc, với những biểu quyết với số phiếu tán thành và phản đối nghiêm minh, với biên bản đầy đủ. Nội dung các văn kiện là linh hồn của Đại hội, gắn liền với vận mệnh của dân tộc và nhân dân, vì đảng tự nhận quyền lãnh đạo đất nước qua cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng CS.

Mong rằng các anh chị em trí thức trong và ngoài đảng CS tổ chức những cuộc họp sôi nổi, nghiêm túc, góp ý kỹ lưỡng vào các văn kiện sẽ được chính thức công bố, phê phán có lý lẽ vững chắc từng sai lầm, thiếu sót, và đề nghị những điều đúng đắn, chuẩn xác để bổ sung, điều chỉnh các văn kiện đó.

Đây là một sinh hoạt chính trị sôi động rộng khắp, hệ trọng nhất trong năm nay, để phân biệt đúng sai, phải trái trong việc xác định đường lối chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa đạo đức cho toàn xã hội trong một thời gian dài là năm, mười năm tới.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Tô Văn Trường : Buồn giận vui khi đọc bài của Gs nguyên Uỷ viên Bộ chính trị Lê Xuân Tùng

Nguồn boxitvn

Tôi không tin Gs Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và "ê kíp" của ông sai lầm một cách chân thành. Họ không thể không biết điều sơ đẳng: "Thực tiễn là thước đo duy nhất đúng của chân lý ".
Chỉ cần nhìn vào thực tế trên thế giới mấy chục năm qua thì sẽ thấy vì sao Tây Đức hơn Đông Đức, Đài Loan hơn Đại lục, Hàn Quốc hơn Bắc Triều Tiên..., vì sao Thành trì của CNXH là Liên Xô lại sụp đổ cái rụp như thể đó là một ngôi nhà xây trên cát! Vì sao Việt nam tụt hậu thê thảm so với các nước. Nhân tiện, tôi xin "biếu" họ câu nói chí lý của "ông tổ" "Lê" Tiên sinh :
 " Đào xuống, lật lên, xới ra những lớp ngôn từ lý luận có vẻ như cao siêu, ta sẽ thấy đằng sau chúng  hiện ra cái lõi trần trụi - đó là QUYỀN và LỢI !".

Có người hỏi cảm giác của tôi khi đọc bài "Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân?" của GS nguyên Ủy viên Bộ chính trị Lê Xuân Tùng (dưới đây xin viết tắt: "GS. LXT') đã đăng trên tờ Dân trí gần đây? Tôi đã trả lời hết sức nhanh rằng "tôi buồn, giận, vui khi đọc bài báo này".
Theo như lời phi lộ của tờ Dân trí thì đây là bài báo cực kỳ quan trọng không phải chỉ vì trình độ và vị thế chính trị của tác giả, mà còn phản bác "những quan điểm xa lạ" để bảo vệ "quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta", nhất là về vấn đề sở hữu. Tôi và chắc chắn có rất nhiều nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ có hàng loạt bài phản bác lại quan điểm của GS. LXT.
Bài viết ngắn đầu tiên này, tôi chỉ giải thích một điều đơn giản: tại sao "tôi buồn-giận-vui khi đọc bài báo này"?. Để mọi người đỡ sốt ruột và cũng để mở đầu cho hệ thống bài viết của mình về chủ đề này, xin được trả lời ngay:
- "Tôi buồn" vì sự thủ cựu, bảo thủ đến cực điểm của GS. LXT. Ông Tùng viết ra những điều mà người đời hay nói "xưa như trái đất". Tôi buồn hơn, sự bảo thủ này không chỉ của GS. LXT mà thực tiễn cho thấy không ít nhà lãnh đạo cao cấp của đảng hiện nay cũng chưa thoát ra được.
- "Tôi giận" vì một người có học hàm cao và vị thế lớn như GS. LXT lại nhắm mắt nói bừa những điều sai sự thật, quá xa với cuộc sống diễn ra trên đất nước ta trong 30 năm đổi mới vừa qua. Tôi giận hơn, khi tìm hiểu hệ thống văn kiện tóm tắt đưa xuống đại hội đảng các cấp cũng có tình hình tương tự.
- "Tôi vui" vì GS. LXT đã "dũng cảm" phơi bày quan điểm bảo thủ, lạc hậu của mình (và tôi hiểu cũng là của giới bảo thủ, giáo điều trong Đảng cầm quyền) để mọi người có dịp tranh luận công khai mà không bị "trừng trị".
Dưới đây, xin nói rõ hơn những điều nêu trên đây.
1.GS. Lê Xuân Tùng cố tìm cách (kể cả bịa chuyện) để chống lại "những quan điểm xa lạ" để bảo vệ một trong những quan điểm chính thống của đảng cầm quyền đã được ghi vào Cương lĩnh và Hiến pháp sau đây: " Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", "Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"…Vấn đề này sẽ còn được bàn kỹ hơn, ở đây xin được nói nhanh hai điều:
Một, đường lối của đảng cầm quyền là để chỉ đạo hành động nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, vậy mà sau 30 năm đổi mới mọi người, kể cả các nhà khoa học lớn của đất nước vẫn còn loay hoay bàn vấn đề "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì? Một đường lối như vậy làm sao bắt mọi người phải thừa nhận là đúng, bắt mọi người phải nói theo và làm theo; Ngay Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư  Bùi Quang Vinh cũng thẳng thắn đánh giá "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm!"
Ai nói ngược, nói khác thì được lãnh đạo, mà GS. LXT "tặng cho" cái mũ "chệch hướng"?
Hai, thành quả của đổi mới lớn nhất, đáng ghi nhận và nhờ đó, chúng ta mới có bước phát triển như vừa qua là phát triển kinh tế nhiều thành phần sở hữu. Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Nhưng điều rất đáng buồn là đảng đã thụt lùi khi ghi vào Cương lĩnh (xin được nhắc lại lần nữa): "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,[…]. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. […]. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".
Đoạn trích từ Cương lĩnh trên đây đã nói lên rõ ràng rằng chính Đảng cầm quyền chứ không phải ai khác chủ trương và cổ súy cho việc phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế. GS. LXT còn bảo hoàng hơn vua khi bịa ra rằng có thế lực thù địch nào đó muốn "kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân?". Xin thưa với GS. LXT là mọi người, kể cả các nhà khoa học chỉ muốn đảng thực hiện chủ trương các thành phần kinh tế "bình đẳng trước pháp luật" như đã hứa thôi!
2.Theo tôi, thực chất của Đổi mới là sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm cả về nhận thức lý luận, lẫn hành động thực tế do chính chúng ta gây ra trước đó, đưa đất nước phát triển theo quy luật của nó. Có những sai lầm, khuyết điểm được phát hiện khá sớm, nhưng không ít sai lầm khuyết điểm chỉ có thể được phát hiện dần trong quá trình thực hiện đổi mới.
Do đó, đổi mới là một quá trình lâu dài, liên tục. Mặc dầu vậy, trong Dự thảo báo cáo chính trị tóm tắt đưa đến Đại hội cấp cơ sở, một số chỗ có nói đến đổi mới, chẳng hạn: "Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế"( Văn kiện Đại hội XII, tr. 11); "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo duc…"(Văn kiện Đại hội XII, tr. 18); "Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận" (Văn kiện Đại hội XII, tr. 36); "Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ"( Văn kiện Đại hội XII, tr. 37)., nhưng tuyệt nhiên không nơi nào nói rõ ràng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới.
Trong khi đó, qua khảo sát thực tế, ý kiến của không ít chuyên gia tâm huyết khẳng định rằng "việc thực hiện công cuộc đổi mới trong 30 năm qua thiếu nhất quán, không triệt để, nghiêm trọng hơn là công cuộc đổi mới bị chững lạị. Đặc biệt, đổi mới chính trị không những không đi liền với đổi mới kinh tế như đảng đã hứa với dân từ 1986, mà hầu như còn dẫm chân tại chỗ, có mặt còn đi thụt lùiChính điều này đã trở thành lực cản của đổi mới kinh tế - xã hội ."
Trên cơ sở đó, nhiều nhà nghiên cứu kiến nghị "đẩy mạnh công cuộc đổi mới"; "Đổi mới lần 2"; "Đổi mới mô hình tăng trưởng"; "Đổi mới thể chế"…..Đề nghị GS. LXT và những người cổ vũ cho quan điểm của ông dành thì giờ đọc kỹ các bài viết đăng trên các báo chính thống trước khi phát biểu ý kiến của mình!
3.Đại hội XII của Đảng sắp tới, chắc chắn phải đánh giá chúng ta đang ở đâu và từ đó sẽ đi đến đâu trong giai đoạn tiếp theo. Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh nước ta đã trải qua chặng đường 30 năm đổi mới, nếu chỉ tính từ Đại hội VI (1986-2015) và một phần tư thế kỷ thực hiện công nghiệp hóa theo mục tiêu đưa nước ta "trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020" đề ra tại Đại hội VII (1991-2015). Đồng thời cũng đã gần ¼ thế kỷ, nước ta thoát khỏi bao vây, cấm vận và tham gia ngày càng đầy đủ vào quá trình toàn cầu hóa, thực chất là quá trình phân công lao động trên phạm vi khu vực rộng lớn và toàn cầu.
Do đó, để đánh giá tình hình hiện nay, cần điểm lại những thành quả quan trọng mà nhân dân ta đã giành được, những bài học quý giá cả thành công, nhất là những bài học thất bại xảy ra không chỉ trong một nhiệm kỳ 5 năm mà trong cả 30 năm ấy. Và trong bối cảnh mới này, việc đánh giá những mặt làm được và chưa làm được nhất thiết phải đặt trong mối tương quan so sánh  giữa ta và các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin nêu vắn tắt vài hệ lụy:
Một là Việt Nam đã tụt hậu xa hơn (hay doãng ra) chứ không còn là "nguy cơ" và không chỉ tụt hậu về kinh tế mà cả văn hóa, xã hội so với các nước.  Riêng về thu nhập bình quân theo đầu người, VN tụt hậu ngày càng xa hơn so với bình quân chung của thế giới và khu vực đã trở thành hiện hữu, chứ không còn là nguy cơ như các văn kiện trình Đại hội Đảng khóa XII nhận định.
Trong các văn kiện chính thức, chúng ta thường chỉ đánh giá một chiều rằng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm nước cao nhất thế giới, coi đó là thành tựu "có ý nghĩa lịch sử". Nhưng thực chất, nếu xem xét kỹ về số tuyệt đối, mà điều đó mới là quan trọng nhất thì Việt Nam tụt hậu ngày càng xa hơn so với bình quân chung của thế giới và các nước trong khu vực.
Mong muốn đuổi kịp nước này, nước khác trong vùng về thu nhập đầu người đã trở nên không tưởng. Chẳng hạn, năm 1990, GDP bình quân đầu người của Thái Lan là 1508 USD và VN là 98 USD, cách nhau 1410 USD. Đến năm 2013 lần lượt là 5674 USD và 1908 USD, cách nhau 3766 USD, tức khoảng cách doãng ra gấp 2,67 lần, sau 23 năm. So với hầu hết các nước trong khu vực đều thấy có tình hình tương tự.
Hai là để lại gánh nặng nợ nần cho giai đoạn tới. Do sử dụng các nguồn lực để thực hiệm nhiệm vụ công nghiệp hóa kém hiệu quả, nên để lại gánh nặng nợ nần cho giai đoạn tiếp theo.
Ba là rất nhiều nước, sau khoảng 30 năm thực hiện công nghiệp hóa đã phải nhập khẩu lao động, còn nước ta chắc còn phải vác rá đi xin việc làm dài dài. Thực chất, hiện chúng ta đang thiếu việc làm nghiêm trọng. Nếu có quyết tâm cao và tạo được nguồn lực lớn thì cũng phải cần một thời gian dài nữa mới xử lý được vấn đề này. Thiếu công ăn việc làm, người có việc làm thì thu nhập không đủ sống là nguyên nhân quan trọng tạo nên sự bất an xã hội.
Bốn là nguyên nhân của tình hình trên có nhiều và lâu nay trong các văn kiện chính thức chưa bao giờ nói một cách rõ ràng nguyên nhân cốt lõi. Ở  đây xin nêu tiêu đề của hai nguyên nhân cốt lõi:
Thứ nhất, do Đảng không tiếp tục, không kịp thời đổi mới tư duy. Đảng ta vẫn cố bám lấy những mặt sai, lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là trong những nguyên lý xây dựng chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục lấy nó làm nền tảng tư tưởng và phương hướng hành động của đảng. Trong khi đó chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng được nhiều học giả chân chính và thực tiễn chứng minh là một học thuyết chưa hoàn chỉnh có rất nhiều sai lầm, khuyết tật đặc biệt là trong những nguyên lý xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hơn thế nữa, thực tiễn áp dụng học thuyết này vào cuộc sống là Liên Xô trong một thời gian đủ dài tới 73 năm đã bị thất bại thảm hại ngay trên quê hương nó, phải thừa nhận là một sự kìm hãm lịch sử phát triển của một đất nước. Điều dễ nhận thấy là tuy có một số lập luận về sự phát triển học thuyết này, nhưng ít có cơ sở khoa học thuyết phục, thực chất chỉ là sự biến tấu, về cơ bản Đảng ta đang từng ngày, từng giờ đi theo vết xe đổ của đảng cộng sản Liên Xô. Cho nên, Đảng ta "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin … làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…" (Cương lĩnh 2011) là rất sai lầm.  "Chủ nghĩa Mác-Lênin" là thuật ngữ hàm hồ, của Stalin, "Chủ nghĩa Mác-Lênin" là thuật ngữ hàm hồ do Stalin nêu ra đầu tiên sau khi Lênin mất, không nên tiếp thu và phổ biến.
Liệu ở thời đại ngày nay với sự hiểu biết và nhận thức về lịch sử phát triển thế giới khác hẳn những năm 1930, ai và dân tộc nào tán đồng và chấp nhận một cuộc thí nghiệm kéo dài đã biết trước kết quả như ĐCS Liên Xô và nhà nước Xô Viết đã làm? Người dân, đặc biệt là những trí thức đủ kiến thức để nhận biết những người đang chủ trương đường lối xây dựng đất nước vì những lợi ích cá nhân đặt trên quyền lợi của đất nước của dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam đã ghi nhận không ít những Vương triều đã để lại vết nhơ không ai và không bao giờ xóa được là bài học đâu có phải mất nhiều công tìm kiếm.
Thứ hai, là do Đảng vẫn duy trì mô hình về tổ chức bộ máy cầm quyền lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm quá trình phát triển của đất nước.
Đảng độc quyền tuyệt đối về công tác tổ chức và cán bộ tạo ra bộ máy kém năng lực, thiếu tư chất và trách nhiệm là nguyên nhân gây ra tệ tham ô lãng phí tràn lan (không còn là "con sâu… hay một bộ phận nhỏ đảng viên"… quan liêu kém hiệu quả của bộ máy dẫn đến không chỉ mất dân chủ, mất lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền của đất nước. Vì vậy, đảng phải chịu trách nhiệm toàn diện về lĩnh vực hoạt động này. Điều rất đáng quan tâm là hiện nay đảng ta không nhận ra hiện trạng yếu kém nói trên, vẫn duy trì mô hình về tổ chức bộ máy cầm quyền lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm quá trình phát triển của đất nước giống như Liên Xô trước khi tan rã.

Thứ hai, là do Đảng vẫn duy trì mô hình về tổ chức bộ máy cầm quyền lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm quá trình phát triển của đất nước.
Trên thực tế cho đến nay, những người lãnh đạo đảng ta là người điều hành độc quyền và duy nhất quá trình phát triển của đất nước, can thiệp vào mọi hoạt động lớn, nhỏ của hơn 90 triệu dân Việt Nam. Rất khó tìm một lĩnh vực, một khu vực, một hoạt động cụ thể nào, cả đối nội lẫn đối ngoại trong đời sống hằng ngày của người dân mà ở đó không có sự can thiệp của cơ quan lãnh đạo đảng.
Quyền cực lớn và vô giới hạn đến như vậy, nhưng về mặt pháp luật không hề có quy định nào nêu rõ trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trước tổ quốc, trước dân, ngoài vài câu khẩu hiệu ghi tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 (tương tự như Điều 126 Hiến pháp Liên Xô năm 1936 và Điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1977). Kinh nghiệm chung của cả thế giới, kể cả Liên Xô và các nước XHCN cũ chỉ ra rằng: Độc quyền mà không hề bị giám sát, không hề bị kiểm soát theo pháp luật thì tất yếu dẫn đến lộng quyền, làm những điều sai trái gây phương hại đến lợi ích của đất nước, của người dân. "
Thay cho lời kết
Nếu có một diễn đàn khoa học dân chủ, công khai, minh bạch, thiện chí và bình đẳng, chắc chắn sẽ có nhiều học giả ở nước ta không phân biệt đảng phái, giai cấp sẽ tình nguyện (không cần phải đầu tư tổ chức tốn kém và không hiệu quả như hiện nay đang làm !) tham gia bàn luận nghiêm túc có tính xây dựng về vấn đề nêu trên, điều mà trên thế giới đang làm sẽ là những thông tin đa chiều mà từ đó sẽ tìm hoặc lựa chọn ra được những chân lý có cơ sở khoa học định hướng tốt nhất, phù hợp nhất cho sự phát triển đất nước. Trong lịch sử nước ta đã từng có Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Tân Trào của Mặt trận Việt Minh.  Còn các dạng bài viết và nghị quyết, cương lĩnh,… theo đặt hàng định hướng hiện nay thường rơi vào những tư tưởng duy ý chí, không phải và không thể là một luận cứ mang tính biện chứng khoa học thuyết phục.
Bài viết của GS Lê Xuân Tùng thuộc dạng thứ hai nêu trên là sp xếp cho ra v có lp lang mt m h ln nhng điu cũ k đã được nhi nhét và t nht nhnh t nhng bn dch cũnát, đã được la chn nhm mđích như hai mnh che mt con nga th chđường dài. Nhưng dù có gii ngy biđếđâu cũng không che du ni mâu thun ngay trong bài viết.
Bài viết của Gs Lê Xuân Tùng đại diện cho tư duy giáo điều, bảo thủ của giới cầm quyền, vẫn bám giữ con đường xã hội chủ nghĩa theo học thuyết Mác-Lênin. Dù sao, nó cũng tạo cơ hội cho những ý kiến phản biện lên tiếng, trong khi giới cầm quyền đang tìm mọi cách không cho những tiếng nói phản biện được công khai tranh luận.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN

Đức Hồng : Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?

Nguồn BBC

Đức Hồng Gửi tới BBC từ Tp HCM
  • 17 tháng 6 2015
Bức ảnh 'Em bé Napalm' được báo chí dùng nhiều trong Cuộc chiến Việt Nam.

Vài tháng trước, tôi có tình cờ biết được Phan Thị Kim Phúc – cô gái trong bức ảnh "Em bé Napalm" hiện đang sống tại Canada.

Một chút thắc mắc hiện ra trong đầu: tại sao một người là nạn nhân của "Chủ nghĩa tư bản" lại sống dưới vòm trời của một trong những trùm tư bản quốc tế, lại đi sang đất nước mà Quốc hội thông qua luật 30/4 – tức coi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do?

Không có lý gì như thế cả, cô ấy phải là một người yêu Chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc Mỹ và những đồng lõa của nó vì đã gây ra vết thương không bao giờ có thể xóa mờ trên cơ thể và tâm trí mới phải.

Thế mà Kim Phúc không chỉ sống tại Canada một cách đơn thuần, cô đã phải bỏ trốn, xin tị nạn chính trị tại quốc gia láng giềng của "đế quốc Mỹ" này.

Nguồn gốc của bức ảnh

Youtube còn một đoạn video ghi lại gần như toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc máy bay ném bom cho đến khi các em nhỏ trong đó có Kim Phúc chạy ra. Bức ảnh của Nick Út chỉ là một trong những khoảnh khắc ấy.

Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?

Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy ra và chẳng sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị làm gì.

Tại sao Kim Phúc phải chạy trốn khỏi Việt Nam?

null

Năm 1982, một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam muốn tìm lại cô bé trong bức hình và Kim Phúc trở thành công cụ hoàn hảo cho bộ máy tuyên truyền. Nếu những gì trong ảnh đúng theo những gì người ta tưởng tượng (về tội ác của đế quốc Mỹ) thì mọi việc chẳng có gì đáng nói và Kim Phúc chẳng bị nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao như thế.

Cô bị bắt nói ra những điều chính quyền muốn. Sau đó, cô bỏ trốn, bị truy lùng, bắt lại, bị buộc thôi học, quản thúc tại gia nghiêm ngặt, giám sát 24/24h "chỉ trừ lúc đi vệ sinh".

Và cuối cùng, khi có cơ hội Kim Phúc đã chạy trốn và xin tị nạn chính trị ở Canada.

Chiến tranh có phải thứ khủng khiếp nhất?

Chiến tranh luôn đại diện cho điều đáng sợ nhất. Đối với cá nhân Kim Phúc, đó là vết sẹo trên cơ thể và trong tâm chí cô, nhưng những nỗi đau ấy còn có thể xoa dịu bằng niềm tin ở Chúa (cô đã cải đạo sang Tin Lành), còn sự khủng bố tinh thần ngay trong thời bình mới chính là thứ làm cho cô không thể chịu đựng được.

Trong trường hợp này, chiến tranh liệu có còn là điều khủng khiếp nhất? Sẽ nhiều người phản đối, nhưng khoan đã, hãy nhớ lại có bao nhiêu người vô tội phải chết trong Cải cách ruộng đất khi chính quyền đã về tay nhân dân, đó chỉ là một trong rất nhiều tội ác của nhà cầm quyền mang danh nghĩa "do dân vì dân".

Người ta không chết trong thời chiến mà lại chết trong thời bình, cái chết nào ít đáng sợ hơn, và tội ác nào đỡ ghê sợ hơn?

Nhưng một nhiếp ảnh gia như Nick Út không bao giờ có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ấy, vì chính quyền Cộng sản không bao giờ cho phép. Ông chỉ được hoạt động ở một nơi tôn trọng nhân quyền, tôn trọng báo chí mà thôi.

Ý nghĩa thực sự của "Em bé Napalm"?

nullNhiếp ảnh gia Nick Út tại cuộc triễn lãm ảnh Chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội vào tuần trước.

Nhìn vào bức ảnh ấy, người ta không biết rằng lỗi một phần không nhỏ là do lính Bắc Việt đã chạy vào nơi có dân đang trú ngụ không phải để bảo vệ mà gián tiếp đe dọa tính mạng của họ. Người dân nơi Kim Phúc đang sống lúc đó không hề "rên xiết dưới gót giày quân xâm lược" nên chẳng cần ai đến để cứu giúp họ. Nếu không có sự xuất hiện của người lính Cộng sản ở một nơi không đúng chỗ như thế, sự việc đáng tiếc đã không xảy ra với Kim Phúc.

Còn ai nghi ngờ về điều trên có thể tìm hiểu về cuộc tháo chạy của những người miền Nam khỏi thứ "độc lập, tự do" mà chính quyền Cộng sản đã trao cho họ. Trong số đó có rất nhiều người phải bỏ quê cha đất tổ, bất chấp tính mạng để lênh đênh trên biển tìm nơi ở khác.

Khi nhìn vào một bức ảnh mà người ta chỉ thấy một phần rất nhỏ sự thật, bức ảnh ấy có thực sự còn nguyên giá trị?

Bức hình ấy khiến nhân dân Mỹ có một cái nhìn khác về Cuộc chiến Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ và đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Đến ngày hôm nay, có khi nào Nick Út nghĩ rằng việc tồn tại của Mỹ ở miền Nam hoặc thậm chí chiến thắng toàn diện ở Việt Nam lại là tốt cho người dân Việt?

Mỹ đã rời đi, nay được vời lại để chống lại người anh em Cộng sản lúc đó giúp cách mạng Việt Nam đánh Mỹ.

Jane Fonda – biểu tượng của phong trào phản chiến Mỹ, người từng đến miền Bắc Việt Nam năm 1972 (năm mà bức ảnh "Em bé Nepalm" ra đời) mới đây cũng đã phải thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ.

Thử hình dung rằng tôi chớp được khoảnh khắc người cha phạt con mình. Thực tế ngoài đời đứa con đáng bị phạt nhưng bức ảnh lại trở thành biểu tượng của nạn bạo hành trẻ em, thì thà bức ảnh ấy đừng bao giờ xuất hiện. Bản thân bức ảnh ấy không có lỗi gì cả, khoảnh khắc ấy với người xem ảnh có thể đúng, nhưng bản chất của sự việc thì không.

Vậy bức ảnh "Em bé Napalm" có ý nghĩa gì? Nó làm người ta nghĩ đến sự độc ác của Mỹ trong khi họ không hoàn toàn có lỗi. Nó khiến Mỹ rút quân rồi giờ đây Việt Nam muốn Mỹ trở lại.

Nick Út được nhà cầm quyền phe "đế quốc" cho tác nghiệp, được đi cùng với lính Mỹ để chụp ảnh, nhưng sản phẩm của ông sau này chống lại chính những người tôn trọng, bảo vệ cho nghề nghiệp và tính mạng của ông.

Nhà cầm quyền Việt Nam - phía đáng lẽ ra được hưởng lợi nhiều nhất từ tấm ảnh này lại không hề chào đón nó. Người ta đã từng từ chối triển lãm ảnh của Nick Út năm 2007 và nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không chuẩn bị thăm Mỹ thì chắc cũng khó có chuyện bức hình "Em bé Napalm" được xuất hiện chính thức ở Hà Nội. Cũng dễ hiểu vì không lãnh đạo nào muốn nhắc đến cái tên Phan Thị Kim Phúc – người lẽ ra cũng nên có mặt tại buổi triển lãm với tư cách chứng nhân lịch sử.

Không biết lòng thành của Việt Nam được bao nhiêu, vì họ vẫn còn sợ sự thật lắm. Nhưng nếu tôi có bức ảnh hay một bài báo không được mọi người hiểu đúng ý hoặc không thể toát ra những cái mà tôi muốn truyền đạt để rồi làm công cụ cho một sự tuyên truyền lệch lạc, tôi không thể tự hào và thà đừng nhắc đến nó còn hơn.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.