Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - Thu hoạch tổng quát nhất, mà tôi lĩnh hội được, là hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc quyết tâm làm mọi cách để kỷ nguyên Bắc thuộc mới đối với Việt Nam bắt đầu vững chắc và toàn diện. Ngoài những diễn giải ngoại giao, từ mục 1 đến hết mục 2, các mục 4, 5, của bản tuyên bố rất cụ thể, khác hẳn các Tuyên bố 2001, 2006, 2008 do Nông Đức Mạnh ký, và là nội dung của Kỷ nguyên Bắc thuộc mới.
Sợi chỉ chính trị chủ đạo, xuyên suốt cả bản Tuyên bố, được nêu ngay ở mục 3. Đó là các câu:
1. "...tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau".
2. "Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt," từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục".
3. "... trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến sâu sắc, phức tạp, việc hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh giữa hai nước, là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới".
Mục 4 là mục chứa đựng những nội dung rất cụ thể của do 2 đảng cộng sản thỏa thuận. Đây cũng là nội dung của Kỷ nguyên Bắc thuộc kiểu mới. Nội dung của nó như sau:
4.1. duy trì tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, trao đổi qua đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nướ.
4.2. phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
4.3. thực hiện "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2011-2015."
4.4. tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước; tiếp tục tổ chức tốt Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng; thúc đẩy thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước; tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ; triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp; tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ; tăng cường hợp tác trong các mặt như tàu hải quân hai nước thăm nhau.
4.5. hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh;
4.6. hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.
4.7. Thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Trung Quốc" vừa được ký kết trong chuyến thăm này.
4.8. hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp, giao thông, điện lực, công nghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du lịch…, trao đổi về cân bằng thương mại song phương, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài cùng có lợi, xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới và hợp tác "hai hành lang, một vành đai"…
4.9. hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, thể thao, báo chí… Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt "Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015," mở rộng số lượng lưu học sinh cử sang nhau.
4.10. định hướng dư luận và quản lý báo chí, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ.
4.11. Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc.
4.12. tìm tòi mô hình mới trong kiểm tra liên hợp khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ; thúc đẩy thiết lập đường dây nóng liên lạc giữa cơ quan ngư nghiệp hai nước.
4.13. sớm ký kết "Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân" và "Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc,"
4.14. Nội dung điểm này là liệt kê 6 ký kết, được ký trong chuyến đi thăm TQ của Nguyễn Phú Trọng:
- 4.K1. "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2011-2015),"
- 4.K2. "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2012-2016,"
- 4.K3. "Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015 giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,"
- 4.K4. "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc,"
- 4.K5. "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về thực hiện Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc,"
- 4.K6. "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa."
Mục 5 dành nội dung nói về các vấn đề trên biển.
5.1 Hai bên quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông;
5.2 Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tầm cao chính trị và chiến lược, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.
5.3 Hai nước ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;". Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này.
5.4 Căn cứ vào nhận thức chung đã có giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển," hai bên đẩy mạnh đàm phán vấn đề trên biển, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực trao đổi tìm kiếm giải pháp có tính quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
5.5 Hai bên đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hợp tác cùng phát triển ở khu vực này. Hai bên hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, thăm dò khai thác dầu khí, phòng chống thiên tai…
5.6 Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Mục 6 nói về ủng hộ của VN đối với đòi hỏi lãnh thổ của TQ với Đài Loan.
Mục 7 nói về hợp tác giữa BNG hai nước trên trường quốc tế.
Mục 8 là cảm ơn của Nguyễn Phú Trọng và lời mời Hồ Cẩm Đào sang thăm VN.
Đọc song Tuyên bố này, cảm tưởng đầu tiên là việc hợp tác sâu rộng và cụ thể trong mọi lĩnh vực của xã hội, của nhà nước VN. Việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cụ thể trong mọi lĩnh vực của của nhà nước VN.
Khác hẳn tính chung chung của các Tuyên bố 2001, 2006, 2008, bản Tuyển bố này rất cụ thể như ta thấy, trong tóm tắt của mục 4 đã viết ở trên. Từ hợp tác của lãnh đạo cao cấp 2 nước, từ hợp tác 2 đảng, từ hợp tác quốc phòng, ngoại giao, an ninh, luật pháp, khoa học, thương mại, tài chính ngân hàng, lâm nghiệp,công nghệ thông tin... đến giáo dục, tăng cường số lượng lưu học sinh sang TQ..Thật khó tìm ra lĩnh vực, mà bản Tuyên bố không đề cập đến.
Thật là toàn diện triệt để.
Cả các tỉnh nào cần tình hữu nghị của TQ, cũng được viết rõ và căn kẽ. Đấy là các tỉnh:Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu. Đây là các tỉnh biên giới phía bắc [4.11]
Điều này làm tôi sợ nhất.
Nhắc lại rằng, trong các Tuyên bố chung 2001, 2006, 2008 đều có nhắc đến Bôxit Đắc Nông Tây Nguyên VN. Những năm sau này, khai thác bôxit Tây nguyên trở thành quyết tâm sắt đá của Bộ chính trị ĐCS VN và chính phủ nước VN. Hậu quả ra sao, mọi người đều rõ.
Hôm nay Tuyên bố 15/10/2011 lại mang mối lo lắng khôn cùng tới người dân Việt Nam, khi nhắc đến các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu.
Các tỉnh biên giới này, nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, tạo thành tường đá, lũy đá tự nhiên bất khả xâm phạm của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Đường núi gập nghềnh, hiểm hóc, chênh vênh, chật chội... làm cho việc hành quân xuống phía nam trở thành nguy hiểm.
Đưa 1 đạo quân lớn vào VN trong thời gian ngắn là khó, mà vận chuyển quân trang quân dụng, hậu cần càng khó hơn. Cùng với địa hình bắc VN, các tỉnh biên giới tạo nên tử địa mà bất kỳ sách kinh điển binh pháp nào cũng khuyến cáo không nên chinh chiến trên đất này.
Phong kiến TQ đã 8 lần xâm lược VN, và 8 lần thảm bại cũng do đóng góp của địa hiểm này.
Nhắc lại lần kháng Nguyên lần thứ 3. Thoát Hoan vì sợ quân dân VN phục kích vận chuyển lương theo đường biên giới [đường bộ] đã lệnh cho Trương Văn Hổ tải lương theo đường thủy, qua biển. Thượng tướng Trần Khánh Dư đã lập công lớn, đánh đắm tất cả thuyền lương của Trương Văn Hổ gần Vân Đồn. Thất bại của lần xâm lược thứ 3 này đã được định đoạt từ chiến thắng Vân Đồn này.
Gần đây trong chiến tranh biên giới 1979. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhử giặc vào sâu đến Thái Nguyên. Hứa Thế Hữu bị lừa, tưởng rằng cơ hội đánh vào Hà Nội đã xuất hiện. Họ Hứa đã xin chỉ thị Bắc Kinh để được chiếm Hà Nội. Chỉ khi Đại tướng VN khóa đuôi, chặn mọi tiếp viện hậu cần, thì Hứa Thế Hữu mới hiểu sự ngu dốt không hiểu địa lý và binh pháp Việt Nam, của mình. Kết quả là TQ thất bại tại VN, phải rút chạy khỏi VN 3/1979.
Nước VN qua khỏi nạn Bắc thuộc, dân tộc VN không như 99 tộc Việt khác bị Hán hóa, cũng nhờ có phần đóng góp của địa lý VN, của địa lý các tỉnh biên giới VN.
Hôm nay Thông báo chung Việt Nam-Trung Quốc đã để ý tới các tỉnh này.
Chưa có Tuyên bố mà Lào Cai đã tình nguyện thay đổi ngày thành lập tỉnh từ 10/10 thành ngày 1/10 cho trùng với kỷ niệm quốc khách TQ [xem Danlambao].
Thử hỏi sau khi tinh thần của Tuyên bố chung 10/2011 thấm nhuần tới các đảng viên của các tỉnh biên giới, thì quá trình Trung Quốc hóa sẽ diễn ra với tốc độ ra sao.
Trung Quốc không thiếu tiền để thực hiến ý đồ chiến lược của họ.
Nay lãnh đạo cao cấp VN đã bật đèn xanh.
Ngày các tỉnh còn lại cũng kỷ niệm thành lập tỉnh vào ngày quốc khánh TQ chắc không xa nữa.
Ngày cả VN trở thành sinh địa đối với TQ, ngày cả VN kỷ niệm 1/10 là ngày quốc khánh của mình, chắc không xa nữa.
Về các vấn đề trên biển, Tuyên bố chung dành 1 mục riêng biệt, mục 5.
Tuy là 1 mục riêng, nhưng cả 2 bên đều né tránh không 1 từ nói đến "đường lưỡi bò trung quốc", không 1 từ nói về Hoàng Sa, Trường Sa. Ở đây chỉ có nói đến "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;" vừa được ký kết.
Ai quan tâm đến tình hình Biển Đông đều biết TQ chiếm của VN Hoàng Sa 1974 và Trường Sa năm 1988. Sự thật này bị né tránh.
Đảng cộng sản VN đang muốn bán biển đảo VN.
Họ cố tình không dương cao chính nghĩa Việt Nam.
Họ cũng quên, không nhắc sự kiện Hội nghị San Francisco 1951, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, 51 nước trên thế giới đã bác bỏ yêu cầu chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Đồng thời cả hội nghị, không 1 ai phản đối tuyên bố chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, Trường Sa.
"Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển", đang bị Phillipiness chê trách.
Trước thế giới, VN đang trở thành 1 thành viên ASEAN không tốt, không chung thủy, 1 thành viên đang đầu hàng TQ riêng rẽ.
Đoạn kết mục 5:"Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Đây là 1 đoạn thuộc loại quan trọng bậc nhất của cả Tuyên bố chung này.
Đây là 1 thế, để TQ phá vây, trước vòng vây ngăn chặn bành trướng TQ do Hoa Kỳ đang thiết lập.
Đây là 1 hướng phá vây của TQ, trong trận đò bát quái hoa kỳ, hướng VN.
Đây là 1 thủ đoạn nhằm chia rẽ ĐCS VN và nhân dân yêu nước VN biểu tình chống TQ xâm lươc, khuyến khích ĐCS VN đàn áp người biểu tình chống TQ.
Tuyên bố chung tháng 10/2011 có nội dung câu kết sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của Đảng nhà nước VN với đảng và nhà nước TQ.
Ký Tuyên bố này, Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn đã quên đi lời dạy của vua Trần Nhân Tông, dặn dò di chúc:
"Cái họa lâu đời của ta là họa Trung hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ này như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét