Từ mấy hôm nay, có nhiều thanh niên trẻ đi theo mình.
Từ hôm xử anh Vũ, những người đi theo mình, mình đều biết nhưng giả vờ không biết.
Mình đến nhà bà cô một lúc, bà cô ra ngoài phát hiện vào bảo mình. Cô mình gần 70 nhưng còn tinh nhanh lắm, bà cô lượn một vòng đếm chính xác số lượng những người đi theo.
Ở nhà bà cô ra, mình đi bộ lệt xệt về nhà, hơi xa nhưng kệ mình vẫn đi bộ để nhớ lại kỷ niệm hồi 5 tuổi. Nhà cô mình ở gần Khâm Thiên, hồi bé bố cho mình ở với cô. Hôm đó mình nhớ nhà quá quyết định đi về. Lúc cô đi chợ mình liền đi luôn, ra hồ Thuyền Quang rồi theo phố Quang Trung đi về Nhà Thờ Lớn, rồi sang Hồ Gươm đến ga xe tàu điện, ra Cầu Gỗ, Hàng Bè về đến ngõ Phất Lộc nhà mình.
Về đến nhà, thấy trước cửa bà cô đang khóc hu hu, còn bố mẹ, anh chị mình vây quanh. Mình len vào nghe thấy loáng thoáng ai bảo đi đăng báo để tìm mình. Mình mới ngước đầu lên bảo
- ơ con đây mà.
Mọi người nhìn xuống rú lên, hôm đấy mình được ăn phở ở Mỹ Kinh. Hàng phở của mậu dịch, hồi đó làm gì có nhiều hàng phở đâu.
Sau cả nhà tròn mắt nghe mình kể đi về thế nào, ra đoạn nào, rẽ đâu , hỏi thăm đoạn nào thì về. Mình chỉ hỏi thăm đoạn từ nhà thờ lớn ra Bồ Hồ đi đường nào, còn lại mình đi không phải hỏi ai. Rồi cô chở mình về nhà cô, ở đến lúc học vỡ lòng thì về nhà.
Mình đi bộ, vừa đi vừa nhớ lại từng kỷ niệm, năm ngoái bà cô gặp Tí Hớn, chửi
- Thằng bố mày hồi bằng này làm bà sợ suýt chết.
Chồng cô cũng tốt, hai ông bà thương mình như con., dù trong đám cháu mình là thằng phức tạp nhất, hay gây lắm phiền toái nhất. Hôm nay thấy cảnh mình bị vây hãm, hai ông bà còn khuyên mình ở lại, nấu mỳ cho mình ăn.
Mình ra khỏi nhà bà cô, đến chỗ Quang Trung thì anh bạn nhà báo đứng đó rủ đi uống cà fe. Mình bảo em bị theo dõi, anh đi với em làm gì rồi liên lụy. Anh bạn gắt
- Kệ mẹ ai theo, tao với mày là bạn, mày làm gì việc mày, tao không gặp mày uống được cốc nước sao.
Mình không muốn lằng nhằng, nhưng anh ý nói thế thì đành vậy.
Đang uống cà fe bị chụp ảnh, anh bạn tức giận đi đến tận nơi chỉ mặt mắng bọn chụp, mình phải chạy theo can, bảo thôi anh việc của họ. Anh em mình giải tán về thôi.
Mình đi về nhà, lượn quanh hàng xóm, rồi chui vào nhà hàng xóm ngủ. Bên ngoài bọn họ vẫn quanh quất.
Tối về nhà ở HQV, sáng ra thấy có đám người.
Lúc này mình nghe tin paul Sơn bị bắt, mình đi đến chỗ nó ở, thì việc xong rồi.
Mình lượn đến nhà JB Nguyễn Hữu Vinh lấy quà anh ý vừa đi Mỹ về cho, một bộ quần áo, sau đó mình qua chị Dương Hà an ủi chị. Nói em bị sao, vào đó ở cùng anh Vũ còn chăm sóc anh. Chị Hà đang đau khổ cũng phải bật cười mắng
- Chúng nó đời nào cho anh em mày ở với nhau.
Qua lớp đón Tí Hớn, đưa con về, giở bộ quần áo ra ngắm. Tí Hớn kêu
- Bố có quần áo mới, xịn thế.
Bảo con.
- Người ta cho bố, không phải bố mua đâu.
Tí Hớn nói
- Con biết rồi.
- Sao con biết ?
Tí Hớn nói.
- Vì bố có bao giờ mua quần áo đẹp cho bố đâu, bố có tiền bố dành mua các thứ cho con, con thấy quần áo đẹp biết là bạn bố mua cho bố.
Chết lặng người, không ngờ Tí Hớn nói được câu đó, suýt khóc vì con nói.
Sáng nay dậy thấy bụng cồn cào, linh tính có gì, xuống đường mua cái bánh mỳ. Một nhóm 4 người lạ đang ngồi nói chuyện thấy mình liền đi phắt theo.
Nhà mình gần chợ, rất đông người, nhưng không phải vì thế mình không biết người nào ra người nào.
Những thanh niên trẻ khỏe, lơ đãng, nhàn rỗi trong khi thiên hạ tất tả ngược xuôi kiếm ăn, những thanh niên tay cầm điện thoại liên tục đọc tin nhắn và nghe điện thoại, hình ảnh quá quen thuộc ở những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ở chỗ giáo dân cầu nguyện, dân oan khiếu kiện. Họ có một nét giống nhau mà mình dễ nhận ra họ khác với người thường,là ánh mắt họ nhìn mình có tia lửa hận.
Chợ cóc ở khu tập thể chỉ họp đến trưa, hàng quán đóng cửa ,cái ồn ào bay mất để lại không khi yên tĩnh vắng lặng giữa trưa hè nắng bức bối. Những người theo dõi đi về.
Hết theo rồi chăng ?
Không. Ngay lập tức một chiếc xe ta xi đỗ chờ khách ở đây, chưa bao giờ xe ta xi vào khu tập thể sâu tít cách đường cái này chờ khách cả. Chiếc xe đóng kín mít, kín màu dán, nếu đóng kín kính chắc hẳn xe bật điều hòa. Tốn kém nhiều vậy ư?
Hai tiếng sau chiếc xe ta xi đi, một tốp trở lại ngồi ở sân chơi thiếu nhi.
Mình có nhiều đường để đi, nhiều cách để đi ra khỏi nhà mà họ không biết. Nhưng mình cứ ở nhà, vì chả có việc gì bí mật phải đi cả.
Ở nhà đợi lệnh, có gõ cửa thì cứ đưa lệnh bắt đây. Người làm chứng đầy đủ, chứ ra đường lại đụng xe, rồi ẩu đả, gây rối đưa về phường. Cái tội bằng móng tay ấy sẽ thành khám nhà, bắt khẩn cấp rồi chuyển sang tội danh khác.
Nếu có gì còn a lô anh em ruột thịt đến chứng kiến, nắng thế này ở nhà thôi cho mát.
Nghĩ mãi chưa ra tội gì, biểu tình thì hàng trăm người biểu tình không riêng gì mình.
Đảng phái, tổ chức không tham gia. Không có mưu đồ gì, liên hệ gì.
Chỉ có viết blog, bắt vì tội viết blog cũng vui.
Mai này tù về, làm cuốn sách hồi ký kể lại. Một vốn bốn lời, coi như bỏ mấy năm đi buôn, thu hồi vốn sau một thể.
Trong khi chờ đợi, từ giờ ngồi nhà viết đều.
À hay là soạn một bản nhận tội nhỉ, ví dụ như tôi xin cúi đầu nhận tội, nhận thấy sai lầm của mình, mong được hưởng lượng khoan hồng của ABC anh minh lỗi lạc.
Híc, làm thế sau này Tí Hớn nó lớn lên, nó nào dám nhìn mặt ai.
Buồn lại nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông nhớ anh Vũ
Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề
Dành lấy quê hương
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao
Đâu phải khi cho mình
dệt mộng thắm kết uyên ương
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng,
chung ánh trăng nhưng đôi đường ly cách trong tình thương
Và xin em hiểu rằng
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay,
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đường đi biên giới xa
Lòng này thách với tang bồng,
đừng làm má thắm phai hồng buồn lắm em ơi
Từ hôm xử anh Vũ, những người đi theo mình, mình đều biết nhưng giả vờ không biết.
Mình đến nhà bà cô một lúc, bà cô ra ngoài phát hiện vào bảo mình. Cô mình gần 70 nhưng còn tinh nhanh lắm, bà cô lượn một vòng đếm chính xác số lượng những người đi theo.
Ở nhà bà cô ra, mình đi bộ lệt xệt về nhà, hơi xa nhưng kệ mình vẫn đi bộ để nhớ lại kỷ niệm hồi 5 tuổi. Nhà cô mình ở gần Khâm Thiên, hồi bé bố cho mình ở với cô. Hôm đó mình nhớ nhà quá quyết định đi về. Lúc cô đi chợ mình liền đi luôn, ra hồ Thuyền Quang rồi theo phố Quang Trung đi về Nhà Thờ Lớn, rồi sang Hồ Gươm đến ga xe tàu điện, ra Cầu Gỗ, Hàng Bè về đến ngõ Phất Lộc nhà mình.
Về đến nhà, thấy trước cửa bà cô đang khóc hu hu, còn bố mẹ, anh chị mình vây quanh. Mình len vào nghe thấy loáng thoáng ai bảo đi đăng báo để tìm mình. Mình mới ngước đầu lên bảo
- ơ con đây mà.
Mọi người nhìn xuống rú lên, hôm đấy mình được ăn phở ở Mỹ Kinh. Hàng phở của mậu dịch, hồi đó làm gì có nhiều hàng phở đâu.
Sau cả nhà tròn mắt nghe mình kể đi về thế nào, ra đoạn nào, rẽ đâu , hỏi thăm đoạn nào thì về. Mình chỉ hỏi thăm đoạn từ nhà thờ lớn ra Bồ Hồ đi đường nào, còn lại mình đi không phải hỏi ai. Rồi cô chở mình về nhà cô, ở đến lúc học vỡ lòng thì về nhà.
Mình đi bộ, vừa đi vừa nhớ lại từng kỷ niệm, năm ngoái bà cô gặp Tí Hớn, chửi
- Thằng bố mày hồi bằng này làm bà sợ suýt chết.
Chồng cô cũng tốt, hai ông bà thương mình như con., dù trong đám cháu mình là thằng phức tạp nhất, hay gây lắm phiền toái nhất. Hôm nay thấy cảnh mình bị vây hãm, hai ông bà còn khuyên mình ở lại, nấu mỳ cho mình ăn.
Mình ra khỏi nhà bà cô, đến chỗ Quang Trung thì anh bạn nhà báo đứng đó rủ đi uống cà fe. Mình bảo em bị theo dõi, anh đi với em làm gì rồi liên lụy. Anh bạn gắt
- Kệ mẹ ai theo, tao với mày là bạn, mày làm gì việc mày, tao không gặp mày uống được cốc nước sao.
Mình không muốn lằng nhằng, nhưng anh ý nói thế thì đành vậy.
Đang uống cà fe bị chụp ảnh, anh bạn tức giận đi đến tận nơi chỉ mặt mắng bọn chụp, mình phải chạy theo can, bảo thôi anh việc của họ. Anh em mình giải tán về thôi.
Mình đi về nhà, lượn quanh hàng xóm, rồi chui vào nhà hàng xóm ngủ. Bên ngoài bọn họ vẫn quanh quất.
Tối về nhà ở HQV, sáng ra thấy có đám người.
Lúc này mình nghe tin paul Sơn bị bắt, mình đi đến chỗ nó ở, thì việc xong rồi.
Mình lượn đến nhà JB Nguyễn Hữu Vinh lấy quà anh ý vừa đi Mỹ về cho, một bộ quần áo, sau đó mình qua chị Dương Hà an ủi chị. Nói em bị sao, vào đó ở cùng anh Vũ còn chăm sóc anh. Chị Hà đang đau khổ cũng phải bật cười mắng
- Chúng nó đời nào cho anh em mày ở với nhau.
Qua lớp đón Tí Hớn, đưa con về, giở bộ quần áo ra ngắm. Tí Hớn kêu
- Bố có quần áo mới, xịn thế.
Bảo con.
- Người ta cho bố, không phải bố mua đâu.
Tí Hớn nói
- Con biết rồi.
- Sao con biết ?
Tí Hớn nói.
- Vì bố có bao giờ mua quần áo đẹp cho bố đâu, bố có tiền bố dành mua các thứ cho con, con thấy quần áo đẹp biết là bạn bố mua cho bố.
Chết lặng người, không ngờ Tí Hớn nói được câu đó, suýt khóc vì con nói.
Sáng nay dậy thấy bụng cồn cào, linh tính có gì, xuống đường mua cái bánh mỳ. Một nhóm 4 người lạ đang ngồi nói chuyện thấy mình liền đi phắt theo.
Nhà mình gần chợ, rất đông người, nhưng không phải vì thế mình không biết người nào ra người nào.
Những thanh niên trẻ khỏe, lơ đãng, nhàn rỗi trong khi thiên hạ tất tả ngược xuôi kiếm ăn, những thanh niên tay cầm điện thoại liên tục đọc tin nhắn và nghe điện thoại, hình ảnh quá quen thuộc ở những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ở chỗ giáo dân cầu nguyện, dân oan khiếu kiện. Họ có một nét giống nhau mà mình dễ nhận ra họ khác với người thường,là ánh mắt họ nhìn mình có tia lửa hận.
Chợ cóc ở khu tập thể chỉ họp đến trưa, hàng quán đóng cửa ,cái ồn ào bay mất để lại không khi yên tĩnh vắng lặng giữa trưa hè nắng bức bối. Những người theo dõi đi về.
Hết theo rồi chăng ?
Không. Ngay lập tức một chiếc xe ta xi đỗ chờ khách ở đây, chưa bao giờ xe ta xi vào khu tập thể sâu tít cách đường cái này chờ khách cả. Chiếc xe đóng kín mít, kín màu dán, nếu đóng kín kính chắc hẳn xe bật điều hòa. Tốn kém nhiều vậy ư?
Hai tiếng sau chiếc xe ta xi đi, một tốp trở lại ngồi ở sân chơi thiếu nhi.
Mình có nhiều đường để đi, nhiều cách để đi ra khỏi nhà mà họ không biết. Nhưng mình cứ ở nhà, vì chả có việc gì bí mật phải đi cả.
Ở nhà đợi lệnh, có gõ cửa thì cứ đưa lệnh bắt đây. Người làm chứng đầy đủ, chứ ra đường lại đụng xe, rồi ẩu đả, gây rối đưa về phường. Cái tội bằng móng tay ấy sẽ thành khám nhà, bắt khẩn cấp rồi chuyển sang tội danh khác.
Nếu có gì còn a lô anh em ruột thịt đến chứng kiến, nắng thế này ở nhà thôi cho mát.
Nghĩ mãi chưa ra tội gì, biểu tình thì hàng trăm người biểu tình không riêng gì mình.
Đảng phái, tổ chức không tham gia. Không có mưu đồ gì, liên hệ gì.
Chỉ có viết blog, bắt vì tội viết blog cũng vui.
Mai này tù về, làm cuốn sách hồi ký kể lại. Một vốn bốn lời, coi như bỏ mấy năm đi buôn, thu hồi vốn sau một thể.
Trong khi chờ đợi, từ giờ ngồi nhà viết đều.
À hay là soạn một bản nhận tội nhỉ, ví dụ như tôi xin cúi đầu nhận tội, nhận thấy sai lầm của mình, mong được hưởng lượng khoan hồng của ABC anh minh lỗi lạc.
Híc, làm thế sau này Tí Hớn nó lớn lên, nó nào dám nhìn mặt ai.
Buồn lại nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông nhớ anh Vũ
Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề
Dành lấy quê hương
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao
Đâu phải khi cho mình
dệt mộng thắm kết uyên ương
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng,
chung ánh trăng nhưng đôi đường ly cách trong tình thương
Và xin em hiểu rằng
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay,
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đường đi biên giới xa
Lòng này thách với tang bồng,
đừng làm má thắm phai hồng buồn lắm em ơi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét