Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Đào Hữu Nghĩa Nhân : Từ "occupy wall Street" nghĩ về "occupy power" trong tương lai!

Nguồn nghianhan


Oct 12, '11 4:17 AM
for everyone
Nhà kinh tế học lừng danh, từng đoạt giải thưởng Nobel Paul Krugman cho rằng phản ứng chống lại phong trào chiếm phố Wall của giới nhà giàu là sự sợ hãi của giới tài phiệt. ông khẳng định giới nhà giàu mỹ đã kiếm lợi khủng khiếp từ một hệ thống bị thao túng. Và hệ thống này luôn phản ứng một cách điên cuồng với bất cứ ai chỉ ra sự bất cập của hệ thống đó! (New York time) 

Phong trào chiếm phố Wall là gì, và vì sau nó được nhiều báo chí chính thống khá hăng hái, rầm rộ đưa tin như vậy? Và từ phong trào này có tạo cảm hứng gì cho chúng ta - những người dân nghèo, bị bóp nghẹt còn thậm tệ hơn cả dân chúng các nước hiện đang diễn ra lan rộng khắp nơi các thành phố lớn như New York, Chicago, London, Úc, Canada,...Nơi mà những người nghèo nước này chỉ đứng lên đòi hỏi sự công bằng chứ không đòi hỏi dân chủ. Trong khi người dân nước ta thì vừa đã không công bằng nếu không muốn nói là thậm bất công, tự do dân chủ bày tỏ chính kiến hầu như chỉ là giấc mơ ở cái ngày mai xa xôi chết tiệt nào đó không bao giờ đến. Khi những kẻ độc tài chiếm quyền lực đã no nê và để lại cho người nghèo chúng ta - những con chim kên kên đói khát dọn dẹp đám thịt thừa, ôi thiu, dậy mùi,... trong hổn loạn tranh giành với lũ linh cẩu háo đói trên bàn tiệc hoang tàn.

Theo một số tư liệu, phong trào chiếm lấy phố Wall được cảm hứng từ phong trào mùa xuân Ả Rập ở quảng trường Tahrir Ai Cập. Mục đích của cuộc biểu tình là chiếm lấy phố Wall đến chừng nào những đòi hỏi của họ (những người dân nghèo bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, chiếm 99%) được đáp ứng! Tức đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, đòi hỏi ngừng việc cứu trợ các ngân hàng,...Phong trào này bắt đầu vào ngày 17 tháng 9 năm 2011, kêu gọi tập hợp 200 ngàn người chiếm giữ khu tài chính của New York. Điều độc đáo của người dân Mỹ là không dòi hỏi dân chủ, mà là phản đối sự hung hãn và tham lam vô độ của giới tài chính và ảnh hưởng của các nhóm này lên nền chính trị Hoa Kỳ.

Điều thú vị là phong trào chiếm phố wall có khuynh hướng ngày càng lan rộng khắp các thành phố lớn ở Mỹ và cả thế giới. Những người biểu tình lần này tập hợp lại từ những thành phần có quan điểm, kinh nghiệm và nền tảng khác biệt hẳn nhau. Họ là các giáo sư đại học, tài xế, các người vô thần, các tín hữu,.. cùng tụ tập quanh một vấn đề chung: phản đối giới ngân hàng và tài phiệt làm tổn hại nước Mỹ.

Phong trào "Occupy Wall Street" có thể là giải pháp ôn hòa và bất bạo động khả dĩ và là một mô hình thú vị cho các nước nghèo học tập và triển khai thành công trong việc đòi hỏi dân chủ và chống lại các nhà tư bản đỏ giàu sụ liên kết với giới chính trị đầu xỏ để vơ vét làm giàu cho chúng, điều quan trọng là đòi hỏi một chính sách đánh thuế công bằng hơn nữa lên tầng lớp giàu có. So với hiện nay thuế thu nhập chỉ đánh lên người nghèo, người làm công ăn lương. Hiện phong trào này chỉ xảy ra ở các nước giàu, chưa thấy ở các nước nghèo như Việt Nam,... 

Bởi xét về nguồn gốc cơ bản và nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn của các nước giàu thì ở các nước nghèo như Việt Nam cũng còn nguyên đó những vấn đề tương tự. Nhưng cái tương tự ở ta thì khốn nạn hơn gấp nhiều lần. Điển hình trong việc thu hồi đất đai để làm các dự án quy hoạch, bất lợi từ áp giá đền bù, giải tỏa, tái định cư thì đầy ra đó. Trong khi các tổ chức hưởng lợi từ quy hoạch thì lại giàu có nhanh chóng. Điều đáng quan ngại là khoản thuế thu nhập, lợi nhuận chúng phải san sẻ hầu như không đáng kể.  Việc chúng đi đêm với các cơ quan thuế vụ là hoàn toàn có thật. 

Chúng ta hơn 99% dân số này có bức xúc về cách điều hành đất nước thiếu minh bạch của Đảng và chính phủ hay không? Chúng ta có bức xúc vì sao bao nhiêu năm đổi mới với đầy đủ quyết tâm, quyết liệt nhưng tham nhũng vẫn luôn là trò chơi trí trá, trêu người và đầy thách thức? Chúng ta có bức xúc về giáo dục đã lạc đường so với thế giới không? Chúng ta 99% dân số có thấy các tập đoàn và các tổng công ty của nhà nước là cổ máy tiêu tiền và phá hoại khủng khiếp không? Chúng có quá nhiều ưu đãi trong vay vốn thế nhưng lợi nhuận đóng góp thì chả đáng là bao? Các bạn có tự hào về khai thác dầu khí hổn loạn hiện nay không, khai thác mà chả cần để dành cho thế hệ mai sao. Chỉ cốt sao kiếm ra tiền phục vụ cho cỗ máy nhũng lạm, kém hiệu năng và đầy tham vọng? Các bạn có vui không, bất chấp những ý kiến phản đối nhà nước vẫn tiếp tục khai thác boxit bằng mọi giá. Chỉ mới giai đoạn vận hành và chạy thử nghiệm đã gây ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm tiếng ồn khủng khiếp?

Về đối ngoại chúng ta có hài lòng khi Đảng bằng mọi giá "thân" với thằng bạn láng giềng đểu cáng hay không? Người "bạn" mà cả ngàn năm luôn muốn thôn tính nước ta. Chiếm biển đảo của ta,vẽ đường lưỡi bò vô lý thế mà trong văn kiện tuyên bố chung, các cuộc gặp cấp cao,... chả thấy họ đặt vấn đề yêu cầu chúng giải thích đòi hỏi vô lý đó? Thỏa thuận phân chia đường biên giới trên bộ với chúng ra sao, nhà nước cũng chả dám công khai?

Có còn hàng ngàn câu hỏi bức xúc như thế về sự mập mờ trong đối ngoại, về quản lý công, về điều hành,... cần có câu trả lời thỏa đáng từ Đảng cầm quyền mà chúng ta cần họ phải minh bạch. Vậy phải chăng chúng ta im lặng chờ thời gian dài đằng đẳng chết tiệt sẽ hé lộ dần dần? Hay chúng ta dùng quyền công dân bất khả xâm phạm tối thiểu mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, đứng lên một lần dũng cảm đòi hỏi trong ôn hòa, trong tinh thần vì sự tồn vong của dân tộc ta? Hay khiếp nhược im lặng cúi đầu, chặc lưỡi cho qua một kiếp người không tên tuổi?

Từ những bức xúc đó liệu chúng ta có cần đòi hỏi gì cho quyền lợi của chúng ta không? Chúng ta có cần tự do báo chí cạnh tranh bình đẳng tương xứng với báo Đảng không? Chúng ta có nhu cầu bác bỏ tuyên bố chung giữa VN và TQ hay không, khi trong tuyên bố đó có yêu cầu kiểm soát báo chí, thỏa thuận song phương trong giải quyết các vấn đề Biển Đông!? Chúng ta có quyền thể hiện tinh thần yêu nước mà không phải chịu sự cấm đoán vô lý từ Đảng, vì bởi những thỏa thuận ngầm nào đó không? Chúng ta có nhu cầu một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi một nền giáo dục đa chiều và sinh động được tôn trọng? chúng ta có nhu cầu giao thông an toàn, không phải nơm nớp lo sợ rồi một ngày nào đó ta là nạn nhân của những cái chết bi thảm về tai nạn giao thông? Chúng ta có nhu cầu tất cả tiếng nói phản biện hay chỉ trích được tôn trọng? Chúng ta có nhu cầu quyền lập hội, quyền biểu tình như Myanma vừa mới ban hành?,..Vâng tất cả chúng ta đều có nhu cầu chính đáng đó!

Tôi, bạn, chúng ta tất cả mọi người ,mọi giới, mọi quan điểm khác biệt,... có cần thiết phải tiến hành một phong trào "occupy power" để làm thay đổi vận mệnh chính mình và dân tộc mình vì một tương lai tốt đẹp hơn không?

Chúng ta cần điều đó và hãy hành động trước khi quá muộn!!! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét