Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

RFA. Phản ứng dư luận về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng

Nguồn RFA.

2011-10-16

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn vừa kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 vừa qua.

Screen captured China Central TV

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 11 tháng 10 năm 2011.

Một số văn kiện ký kết giữa hai nước trong chuyến thăm này khiến dư luận tỏ ý bất đồng.

Truyền thông Việt Nam loan tải khá chi tiết từng ngày chuyến công du đầu tiên Trung Quốc trong cương vị tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đi sai nước cờ

Ngay trong ngày đầu tiên, Thông tấn xã Việt Nam loan tin tổng bí thư Việt Nam và chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện, trong đó có văn kiện thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai phía.

Sáu nguyên tắc được nêu ra trong đó vẫn theo phương châm 16 chữ vàng lâu nay là 'láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai' và tinh thần bốn tốt 'láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt'

Luật sư Vũ Đức Khanh, một người gốc Việt từ Canada, lâu nay theo sát và tích cực vận động cho một số sự việc tại Việt Nam như vụ việc của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, có ý kiến về thỏa thuận đó như sau:

truong-tan-sang-indian-pm-12oct2011-250.jpg
Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011. AFP photo.
"Việc ký kết thỏa thuận sáu điểm để giải quyết vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Hoa, Việt Nam đã đi sai một nước cờ trên chính trường thế giới. Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc đang muốn gì, cũng như các phía có tranh chấp muốn gì, đồng thời cả những quốc gia có quyền lợi trên khu vực Biển Đông họ muốn gì.

Việc Việt Nam xé lẻ đi với Trung Quốc trong chiến lược giải quyết vấn đề thông qua con đường song phương, Việt Nam bị lọt vào chính sách của Trung Quốc, đẩy Việt Nam vào thế mà những người bạn cũ cũng như bạn mới của Việt Nam, những đối tác của Việt Nam trong khối Đông Nam Á đặt lại vấn đề : Việt Nam đang muốn gì. 

Thực sự chính phủ Việt Nam có muốn giải quyết vấn đề trên bình diện đa phương như chính phủ Việt Nam nói hay không, hay Việt Nam chỉ muốn dùng các thế lực cũng như các đối tác, bạn bè trong khu vực để có những thỏa thuận với phía Trung Quốc.

Tôi thật sự rất tíếc khi Việt Nam có động thái như thế. Giữa lúc ông Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để giải quyết vấn đề đó, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Ấn Độ để chuẩn bị các bước cho Ấn Độ khai thác dầu khí tại Việt Nam. Những động thái đó cho thấy không hiểu Việt Nam đang muốn gì. Tôi không nghĩ chính phủ Việt Nam tiếp tục muốn đu dây trong vấn đề này, nhưng chính phủ Việt Nam có bước đi hoàn toàn sai lầm trong vấn đề đó."

Tôi không nghĩ chính phủ Việt Nam tiếp tục muốn đu dây trong vấn đề này, nhưng chính phủ Việt Nam có bước đi hoàn toàn sai lầm trong vấn đề đó.

LS Vũ Đức Khanh

Thông cáo chung kết thúc chuyến công du của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc, nêu rõ lại những văn kiện được ký kết  trong thời gian từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10. Đó là các văn kiện:

- "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2011-2015)"

- "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2012 - 2016"

- "Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011 - 2015 giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"

- "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc"

- "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về thực hiện Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc"

- "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".

Nhập nhằng

nguyen-phu-trong-china-250.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang duyệt hàng quân danh dự. Screen cap. China Central TV.
Một ngày trước khi thông cáo chung được đưa ra, trên các trang mạng xuất hiện bài viết của Blogger Mẹ Nấm nêu thắc mắc về trách nhiệm của quốc hội nước CHXHCNVN đối với văn kiện 'thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước' vừa nêu.

Blogger Mẹ Nấm nêu ra điều 84 Hiến pháp nước CHXHCNVN về nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội và thắc mắc điều này được áp dụng và tuân thủ thế nào trong tiến trình dẫn đến ký kết đó. Rồi thắc mắc trong những văn kiện vừa được liệt kê ra đâu là văn kiện hợp tác giữa hai đảng và đâu là văn kiện hợp tác giữa hai nước, rồi ai là người ký kết.

Luật sư Lê Trần Luật từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra một số trình bày liên quan việc ký kết các thỏa thuận ở cấp quốc gia.

Ông cũng nói đến vai trò của quốc hội trong việc phê chuẩn, thông qua các văn bản được nguyên thủ quốc gia ký kết với nước ngoài.

Dư luận lâu nay vẫn nói đến sự nhập nhằng giữa vai trò của Đảng và Nhà Nước tại một quốc gia như Việt Nam. Việc ký kết các thỏa thuận giữa hai phía Việt Nam và Trung Quốc vừa qua khiến người dân quan tâm như blogger Mẹ Nấm phải thắc mắc về vai trò của chính phủ và Đảng như vừa nêu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét