Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - Lần về quá khứ phải khẳng định, những người cộng sản là "bậc thầy" và tiên phong trong tổ chức biểu tình. Ngay từ năm 1919 tại Hòa Hội Versailles Pháp, liên quan đến An Nam, ông Nguyễn Ái Quốc đưa quyền biểu tình vào bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi nhà cầm quyền, chính phủ Pháp. Rồi xuyên suốt thời kỳ chống thực dân đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh đã vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân tiến hành nhiều cuộc mittinh, biểu tình, tuần hành tạo áp lực khuynh đảo hỗ trợ cho đoàn thể cách mạng chống lại sự cai trị của thực dân Pháp...
*
"Nếu sửa đổi Hiến Pháp lần này không đề cập tới quyền biểu tình thì chẳng những thụt lùi so với các bản Hiến Pháp trước, lại càng lạc hậu so với các nước…" (ĐBQH Dương Trung Quốc).
Nhìn hình ảnh các công dân quốc tế đa sắc màu "đồng thanh tương ứng" thể hiện cái quyền tự do biểu tình, nghiệm ra lời ông Dương Trung Quốc phát biểu không sai chút nào. Từ giữa tháng chín đến hôm nay hiệu ứng biểu tình "Chiếm phố Wall" bắt nguồn từ nước Mỹ đã nhanh chóng lan rộng tới các thành phố lớn ở châu Âu, châu Á và cả châu Phi. 15/10, hàng ngàn người ở Madrid (Tây Ban Nha), Frankfurt (Đức), Seoul (Hàn Quốc), London (Anh), Rome (Italy), Sydney (Australia), Tokyo (Nhật Bản), Zurich (Thụy Sỹ)… đã xuống đường trong "ngày biểu tình toàn cầu" để phản đối các chính sách có lợi cho thiểu số các ông "lớn" tài phiệt tầng lớp giàu có, xem nhẹ lợi ích của của người nghèo thu nhập thấp đông hơn.
BAO GIỜ THÌ VIỆT NAM MỚI ĐƯỢC BIỂU TÌNH NHƯ THẾ NÀY??
Có điều, chúng ta, người Việt Nam nhìn sự việc ở một góc khuất khác –Thông tin trên báo chí cho biết, tuyệt đại bộ phận người biểu tình ấy, không thấy họ đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền như chúng ta, chỉ duy nhất họ đòi hỏi sự "công bằng", bởi vì họ có đủ (đôi khi là thừa mứa) nhân quyền và dân chủ!
Như một công thức mặc định: Muốn đòi hỏi "công bằng" trước tiên mọi người phải có cái quyền làm chủ. Tại Việt Nam, chúng ta đang thiếu cái này! Nếu "ai đó" nói: Có! thì xin biện minh giùm, nhỏ thôi, gần đây nhất, sự đàn áp bằng bạo lực xúc phạm nhân phẩm người dân, trong hàng loạt chủ nhật biểu tình yêu nước thể hiện trách nhiệm "thất phu hữu trách" chống TQ gây hấn trên biển Đông vừa qua, mà đó chỉ là mảnh nhỏ của trăm ngàn mảnh ghép trong khuôn hình: Tự do, nhân quyền và dân chủ.
Ai cũng hình dung được, pháp luật nào, hay luật lệ gì cũng đều do con người làm ra mà chân lý của nó là hướng đến sự phục vụ mang lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng xã hội. Vì thế, nó phải phù hợp với cuộc sống của con người, không trái với nhân bản, lương tâm, đạo lý. Ẩn dưới danh nghĩa gì trái với chân lý ấy là ngụy biện, di lụy hiểm họa khó lường!
Trời Âu hơi xa, gần Việt Nam thôi, có: Nhật, Hàn, Sing, Thái, Mã, Phi, Đài Loan…, thể chế chính trị đa nguyên, dù có khác nhau ít nhiều khuôn mẫu nhưng các quốc gia ấy thường giống nhau quan niệm về dân chủ, nghị viện và nhà cầm quyền được trực tiếp từ nhân dân phổ thông đầu phiếu bầu lên, có nhiệm kỳ và thời hạn qui định, họ xem việc nhân dân kéo nhau xuống đường biểu tình ôn hòa là đáng tôn trọng vì qua đó như là nhiệt kế đo lường cho thượng tầng cấu trúc lãnh đạo quốc gia biết mà tiên lượng để có hành động thích nghi điều hòa "giảm áp" kịp thời trong mọi lãnh vực để lập lại sự an toàn cho quốc gia. Không ai cho biểu tình là đe dọa lật đổ chế độ, bởi Tổng thống hay Thủ tướng sẽ phải ra đi "tức thì" do quốc hội hay nghị viện quyết định, nếu vô tình hay hữu ý "thiếu trách nhiệm", cá nhân họ ra đi mà không ai phải sợ đe dọa mất quyền lực như chế độ độc đảng toàn trị CSVN. Nhân dân biểu tình, với họ, chẳng qua như: mưa nắng bốn mùa của xuân hạ thu đông, một qui luật tất yếu của tiến trình dân chủ trong quan niệm: Đất nước không của riêng ai.
Chỉ có xã hội CSXHCN như chúng ta mới là có vấn đề, quá nhiều vấn đề để mọi người phải hỏi: Tại Sao? – Quyền được tôn trọng và bảo vệ trong Biểu Tình không như các quốc gia khác? Không cần phải nhắc lại hiến chương "Nhân Quyền LHQ" vì tất cả các quốc gia thuộc LHQ đã ký kết (VN là một) đều phải biết và tuân thủ, có chăng vì lý do nào đó, bằng những thủ đoạn gian ngoa của độc tài quyền lực vì quyền lợi đảng phái phe nhóm cục bộ cá nhân để không muốn thực thi cái quyền dân chủ của nhân dân được thể hiện tự do bằng tư tưởng theo hiến pháp nhưng không hề có thật, không được tôn trọng ngoài xã hội. Quốc gia nào cũng vinh danh Dân Chủ, dù không có cùng ý thức hệ, CSVN cũng vậy. Như con người, tiến trình dân chủ cũng lớn theo với tri thức nhân loại và quyền Biểu Tình tất yếu cũng phải cải thiện để thích nghi, nhưng lạ lùng thay 1/3 thế kỷ trôi qua, cái quyền này của nhân dân VN bị nhà cầm quyền trong nước trừ đi chứ không nhân lên chút nào? Hãy xem:
1964 – Công nhân Saigòn Biểu Tình đòi hỏi quyền lợi.
1965 – Sinh viên học sinh Sài Gòn Biểu Tình bảo vệ Hiến Pháp.
Gần bốn mươi năm, kể từ 1975 – Có ai trong chúng ta thấy được hình ảnh tương tự như thế này dưới thể chế CS/XHCNVN hôm nay? Tại sao vậy?.
Lần về quá khứ phải khẳng định, những người cộng sản là "bậc thầy" và tiên phong trong tổ chức biểu tình. Ngay từ năm 1919 tại Hòa Hội Versailles Pháp, liên quan đến An Nam, ông Nguyễn Ái Quốc đưa quyền biểu tình vào bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi nhà cầm quyền, chính phủ Pháp. Rồi xuyên suốt thời kỳ chống thực dân đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh đã vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân tiến hành nhiều cuộc mittinh, biểu tình, tuần hành tạo áp lực khuynh đảo hỗ trợ cho đoàn thể cách mạng chống lại sự cai trị của thực dân Pháp.
Nhưng sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, vì trong nước vẫn còn những thành phần đảng phái đối lập, khác biệt chính kiến và để tránh mầm mống "biểu tình" bất lợi cho mình, không đợi lâu, chỉ một thời gian ngắn sau đó Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 13/9/1945 đã ký một sắc lệnh có nội dung: "Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ Cộng hoà. Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao… và cấm hẳn biểu tình …".
Và như bản năng gốc, dù mấy lần thay đổi Hiến Pháp nhưng cái tư duy như người cầm súng đã từng bóp cò hạ sát địch thủ, cứ mãi khư khư giữ rịt cái hạn chế biểu tình như là cái "khóa an toàn", lúc nào cũng phập phồng, sợ buông ra thì súng cướp cò đạn găm ngược lại vào mình. Thậm chí trong Hiến Pháp hiện nay, cho na ná với cái quyền được biểu tình của nhân dân văn minh thế giới, Hiến Pháp CH/XHCN/VN năm 1992 cũng ghi nhận ở điều Điều 69 quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình ………… NHƯNG ……theo quy định của pháp luật."??.
Và cũng vì ….theo cái qui định "dị dạng" ấy mới có cái "quái thai": Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, do ông Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng để: "cấm tập trung đông người "?? – Đi cùng trời cuối đất cũng không thấy nơi nào qui định: Cho biểu tình nhưng "cấm tập trung đông người"! (người ta không rõ đây là tầm gì của trí tuệ? ). Sự hiện diện của cái Nghị định Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, khả năng nói lên hai điều: 1) người ký ban hành và bộ phận tham mưu hơi… thiếu học, hoặc 2) có học nhưng cố tình vi phạm Hiến pháp cho một mục đích không quang minh chính trực nào đó.
Bởi vì Hiến Pháp là tuyệt đối – Quyền "biểu tình" của công dân đã được qui định thì không phải chịu chi phối bởi các nghị định tùy tiện của các cấp chính quyền, hay cấp trên chung chung nào khác. Cho dù là ai, to nhỏ ra sao, nhân danh tổ chức nào, thì họ cũng đều là công dân Việt Nam và cũng không nằm ngoài phạm vi chi phối của nguyên tắc: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp không trái với Hiến pháp."(Điều 146, Hiến pháp 1992).
Giống người biểu tình khắp thế gới, người dân Việt Nam cũng có những ức chế, những khác biệt chính kiến thông qua "biểu tình" để giải tỏa. Đó là cái quyền chính đáng mà Pháp Luật đã qui định rạch ròi cho mọi công dân và đây cũng là một hình thức hợp lý để nhà nước thấu hiểu nguyện vọng của người dân. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước là phải tôn trọng và bảo vệ công dân thực hiện quyền biểu tình đó, nó còn như trực tiếp phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp và trình độ hiểu biết pháp luật của công chức chính quyền. Người ta nhận xét: Không có lý do chính đáng nào có thể biện hộ cho việc xâm phạm quyền "biểu tình" của công dân theo Hiến Pháp. Không thể cấm người dân lên tiếng nhằm che dấu sự vi phạm ấy. Không thể mượn cớ ổn định, an ninh, trật tự mơ hồ mà cản trở quyền tiếp cận "dân chủ" mà họ bị đánh tráo từ lâu lắm rồi. Lại càng không thể nhân danh pháp luật để bảo vệ những hành vi vô pháp luật "luật là ta,ta là luật" để phải có những hình ảnh đau lòng như thế này:
Không một Quốc Gia văn minh nào thực thi pháp luật giống Việt Nam như thế này
Nước mắt rơi theo người thân biểu tình yêu nước bị bắt ném lên xe như súc vật tại Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét