CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
TRƯỚC PHIÊN TOÀ SƠ THẨM XÉT XỬ
CÁC BLOGGER THUỘC CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO
CÁC BLOGGER THUỘC CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO
Việt Nam, ngày 4 tháng 08 năm 2012,
Sắp tới, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 03 blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là ông Nguyễn Văn Hải, bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 bộ luật Hình sự.
Xét thấy hành vi truy tố và xét xử các blogger nói trên có dấu hiệu vi phạm những quyền con người cơ bản được đưa ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế về Quyền Con Người [1], cũng như đã được khẳng định trong Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [2], bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, quyền được biểu tình, và quyền được xét xử theo đúng trình tự pháp luật, Phong trào Con Đường Việt Nam thấy có nghĩa vụ phải đưa ra các tuyên bố và yêu cầu như sau trước phiên toà sơ thẩm này:
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [2], bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, quyền được biểu tình, và quyền được xét xử theo đúng trình tự pháp luật, Phong trào Con Đường Việt Nam thấy có nghĩa vụ phải đưa ra các tuyên bố và yêu cầu như sau trước phiên toà sơ thẩm này:
1. Yêu cầu Tòa án Nhân dân Tp HCM nói riêng và Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung cùng các cơ quan hữu trách Việt Nam phải đảm bảo một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư theo đúng các điều 5, 14, 18, 19 bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam và các điều 7, 8, 10 của Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người cũng như các điều 2, 14, 18 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp Quốc mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Qua đó phải đảm bảo:
- Quyền bình đẳng cho những người bị cáo buộc và các luật sư bào chữa với các đại diện giữ quyền công tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa.
- Điều kiện và thời gian tranh tụng không hạn chế của các bên;
- Tính độc lập và vô tư của Thẩm phán và Hội đồng xét xử, nghĩa là thành phần thẩm phán và Hội đồng xét xử không nên là các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để không bị ảnh hưởng bởi các quan điểm chính trị trong việc xét xử. Điều này đặc biệt cần thiết vì phiên toà này xét xử ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sử dụng các quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992, bao gồm "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" (Điều 53) và "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật." (Điều 69), để bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Yêu cầu này ngoài việc đảm bảo điều 4, 14, 16, 42 bộ luật Tố tụng Hình sự còn hướng đến chiến lược cải cách tư pháp do Ban cải cách tư pháp Trung ương đề ra là: "Tòa án nhằm bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người";
- Một phiên tòa thật sự công khai mà ai cũng có quyền tham dự theo đúng quy định tại điều 18 bộ luật Tố tụng hình sự. Yêu cầu phải để cho các phóng viên trong và ngoài nước tham gia phiên tòa trực tiếp, không phải qua màn hình tivi với hệ thống âm thanh không tốt như nhiều phiên xét xử theo điều 79, 88 hoặc điều 258 bộ luật Hình sự trước đây.
2. Phong trào Con đường Việt Nam kêu gọi mọi người hãy dành thời gian đến tham dự phiên tòa này, thời gian và địa điểm sẽ được thông báo trên trang web ConDuongVietNam.org khi ngày giờ cụ thể của phiên tòa được xác định. Phong trào cũng khuyến khích mọi người, qua các phương tiện truyền thông riêng của mình, hãy đề cao và quảng bá rộng rãi thông tin về phiên toà và lời kêu gọi: "Phải đảm bảo một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư cho các blogger Điếu Cày, Công lý & Sự thật và Anh Ba Sài Gòn".
3. Phong trào Con Đường Việt Nam nhấn mạnh rằng một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư không chỉ là đòi hỏi của các công dân Việt Nam mong muốn quyền con người được bảo vệ, mà còn là cơ hội để Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh cho mọi người thấy rõ việc xé́t xử là khách quan và công minh, và thể hiện quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền tôn trọng quyền công dân của mình.
Tuyên bố này được gửi qua đường bưu điện trực tiếp đến Tòa án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc Hội tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tổ chức quốc tế khác. Nó cũng được gửi qua đường email đến hầu hết các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, với mong muốn tuyên bố này được đăng tải công khai tới công chúng, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về các quyền con người cơ bản.
Phong trào Con đường Việt Nam
Trưởng Ban quản trị
Lê Thăng Long
_____________________
Tài liệu tham khảo:
[1] Tuyên ngôn Quốc Tế về Quyền Con Người, Liên Hiệp Quốc, 1948 -http://conduongvietnam.org/content/tuyen-ngon-toan-the-gioi-ve-nhan-quyen-1948
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét