Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Lợi dụng Chủ tịch nước đi vắng, Phó CN Văn phòng Nguyễn Hữu Lục tranh thủ đánh quả

Nguồn caunhattan

Tháng Chín 11, 2012

Ngân hàng Nhà nước không công nhận kết quả công bố xếp hạng của CRV. Tổng thư ký VCCI nói VCCI không liên quan về buổi lễ và báo cáo này. Như vậy, sự thật đã rõ. Báo cáo trên rất có vấn đề và mang đậm dấu ấn của "Nhóm lợi ích". Toan tính của các Bố già là Báo cáo này cần phải công bố ở một nơi "hoành tráng" nhằm xua tan nhiều câu hỏi dư luận đang đặt ra. Lợi dụng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi họp APEC ở Nga, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục đã vác hẳn cơ ngơi Phủ Chủ tịch ra để làm bảo lãnh tín nhiệm cho một việc làm khuất tất mang nặng dấu ấn của lợi ích nhóm.

"Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012″ công bố sáng 8/9, có 9 trong trong số 32 ngân hàng được phân loại đánh giá xếp vào hạng A, loại có năng lực cạnh tranh tốt nhất thị trường. Báo chí và các đài nhanh chóng loan tin Bảng xếp hạng do Công ty CRV và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại Phủ Chủ tịch với sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Ngay sau công bố, báo cáo trên đã vấp phải phản ứng dữ dội, nhất là những ngân hàng bị liệt vào nhóm C hoặc D. Ngân hàng Nhà nước lên tiếng không công nhận kết quả xếp hạng này. Tổng thư ký VCCI nói VCCI không liên quan về buổi lễ và báo cáo này.

Đại diện Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MaritimeBank), ngân hàng bị xếp hạng nhóm B, cho hay Công ty CRV chưa từng tiếp xúc với ngân hàng để lấy số liệu cũng như phỏng vấn tìm hiểu. Các số liệu về ngân hàng này đưa ra đều sai lệch và không nêu nguồn cung cấp. Như vậy tình trạng ăn cắp thông tin, bí mật kinh doanh đã xảy ra một cách công khai, ngang nhiên.

"Chúng tôi không biết họ căn cứ trên tiêu chí gì để đưa ra bảng xếp hạng như vậy. Bởi có những ngân hàng thuộc nhóm 1, 2 do chính Ngân hàng Nhà nước xếp hạng mới đây thì bây giờ lọt bị cho tụt xuống nhóm C". Một lãnh đạo của Ngân hàng Phương Đông OCB nói.

Ngân hàng Nhà nước đã không công nhận kết quả công bố trên của CRV. Mới hôm qua (10/9), Tổng thư ký VCCI đã lên tiếng phủ nhận việc VCCI tham gia công bố Báo cáo này. Như vậy, việc một lãnh đạo phó của tổ chức này tham dự với tư cách cá nhân lại dám nhân danh VCCI trong lễ công bố là việc cần làm rõ. Vị phó này là con trai của ông Đoàn Duy Thành, người từng viết Hồi ký về những đấu đá với Tổng Bí thư Đỗ Mười trước đây.

Mở đầu, báo cáo đã khoe là được xây dựng bởi tập thể các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về tài chính, ngân hàng, toán ứng dụng. Mạo nhận này khiến công luận bức xúc. Nhiều vị có tên trong báo cáo chỉ là giảng viên quèn của một số trường Đại học, có trường rất nổi tiếng về … tiêu cực, có trường thì không ai nghe nói bao giờ. Câu hỏi lớn là ai phong cho các vị cái mác "chuyên gia nghiên cứu hàng đầu"? Dựa vào tiêu chí nào mà các vị tự xếp mình là chuyên gia hàng đầu hay đây cũng là những cái ngai các vị tự phong cho nhau để bịp bợm ăn tiền? Đấy là chưa nói đến một sự thật là ngay cái tên "Báo cáo tín nhiệm Việt Nam" là đồ ăn cắp của công ty VietnamCredit khi công ty này lần đầu tiên công bố xếp hạng ngân hàng và đưa ra Vietnam Credit Index (Chỉ số báo cáo tín nhiệm Việt Nam).

Được biết, toàn bộ buổi công bố báo cáo này được một công ty sân sau của ông Đoàn Duy Khương (Phó Chủ tịch VCCI) thực hiện với hợp đồng tài trợ gần 10 tỉ VND do chính doanh nghiệp của Bố già được xếp uy tín cao nhất cung ứng. Về tính chất, đây là việc mua giải, và đưa hối lộ. Phong bì cho các yếu nhân tham dự nhờ có tài trợ mạnh nên rất dày. Cựu Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đến hái phong bì đã kéo theo một lô một lốc các báo/đài đến đưa tin rầm rộ còn hơn sự kiện chính trị lớn của nhà nước (mặc dù đây là ngày nghỉ).

Như vậy, sự thật đã rõ. Báo cáo trên rất có vấn đề và mang đậm dấu ấn của "Nhóm lợi ích". Toan tính của các Bố già là Báo cáo này cần phải công bố ở một nơi "hoành tráng" nhằm xua tan nhiều câu hỏi dư luận đặt ra. Lợi dụng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng nhà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hữu Lục đã vác hẳn cơ ngơi Phủ Chủ tịch ra để làm bảo lãnh tín nhiệm cho một việc làm khuất tất mang nặng lợi ích nhóm.

Dư luận cả nước đang đặt câu hỏi lớn: ông Nguyễn Hữu Lục đã cầm bao nhiêu trong vụ này?

Những ai từng là dân oan đi khiếu kiện mới biết sự khó khăn khi đội đơn vào Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào. Mới đây, năm 2009, các vị nhân sỹ trí thức (trong đó có các giáo sư khả kính như Huệ Chi) đến đây đưa đơn kiến nghị về quốc kế dân sinh cũng bị mời ra thẳng cánh.

Song song với vấn đề về tiền, người ta có quyền đặt câu hỏi, liệu có phải ông Lục giữ vai trò lính xung kích của "Nhóm lợi ích", nguyện làm tay trong cho Nhóm này đưa cuộc chiến vào hẳn trong Phủ Chủ tịch và chơi Chủ tịch nước từ đằng sau? Các phóng sự của nhiều báo/đài tuy được giật tít là "Công bố Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012" nhưng đều làm dưới dạng quảng cáo riêng cho một Bố già ngân hàng có mối quan hệ thân cận với phe Thủ tướng, người mà chính báo Diễn đàn doanh nghiệp trước đây đã tố cáo rửa tiền hàng chục triệu USD và bị Công an Hà Nội điều tra.
.
Phủ Chủ tịch, nơi thực hiện các nghi lễ và lễ tiết quốc gia:
.

.
Phó Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Lục đang quảng cáo cho một Bố già ngay trong Phủ Chủ tịch:
.

.
Màn "giao lưu" của Phó Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Lục với các VIP:
.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét