Posted by Admin on August 8th, 2014
Về buổi họp mặt với ông Giles Elliott, tân Đại sứ Anh quốc tại Hà Nội
Đinh Hoàng Thắng – Cựu ĐS Việt Nam tại Hà Lan
Tối 8/7/2014 – Hôm nay là ngày Valentine của Việt Nam (13/6 ÂL).
Từ sáng đến chiều, mưa nắng thất thường cho ông bà Ngâu "dating" với nhau. Mỗi năm một lần! Cám cảnh, nhưng cũng thật may mắn… vì sẽ chẳng bao giờ chán nhau.
Nhưng may mắn hơn cả là được dự buổi tiếp tân đại sứ vừa bổ nhiệm của nước Anh Giles Lever tổ chức.
Vừa đặt chân sang Hà Nội được 5 ngày, Giles đang chờ trình quốc thư lên Chủ tịch nước. Giles mời ăn tối và dự cuộc đàm đạo về "quan hệ giữa mass media và nhà nước trong kỷ nguyên truyền thông số".
Từ 18h đến hơn hơn 20h30, KTS Trần Thanh Vân và tôi mới rời tư dinh của đại sứ ở 15 phố Phan Chu Trinh, một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nguyên là nhà riêng của gia đình bà Vân Anh, một Việt kều, bạn KTS Vân, hiện đang định cư tại Mỹ. Bà đã về thăm lại nhà mình và rất ấn tượng khi thấy những người bạn xứ sương mù vẫn hoàn toàn tôn trọng từng nét hoa văn, từng cái chốt cửa của ngôi biệt thự… Nhưng ấn tượng và ngạc nhiên nhất lại không phải do các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và đẳng cấp của Anh quốc mang lại.
Mặc dù tân Đại sứ (từng là cán bộ ngoại giao của ĐSQ tại Hà Nội từ năm 1994, ông nói và hiểu tiếng Việt khá sõi), hay "dàn" nhân viên ngoại giao của sứ quán… và đặc biệt là ông Giám đốc Tổng vụ Hugh Elliott phụ trách về các hoạt động truyền thông đối nội/đối ngoại của Bộ ngoại giao Anh đã có một tọa đàm vượt trên đón đợi.
Sự năng động và tính chuyên nghiệp của các nhà báo trẻ Việt Nam mới là ấn tượng! Họ là các nhà báo mạng và phần lớn đều là thành viên trong nhóm "Vành Khuyên". Sau khi nghe diễn giả (Giles, Hugh) và gestspeaker (Lợi, Hạnh), họ chủ động nêu lên nhiều vấn đề, đặt nhiều câu hỏi, tranh thủ PR và không ngại tranh luận, giữ ý, giữ tứ. Họ kể họ đã lập ra rất nhiều Blog của nhiều quan chức, đặt nhiều tên miền…. rồi bị "xin" mà không được "trả" xu nào.
Với đội ngũ này, tôi đoan chắc truyền thông số VN có tương lai. Nghe nói đã có 24 triệu người dùng mạng xã hội (twitters) ở ta (?). Thú vị nhất là không thể có đội ngũ AN mạng nào kiểm soát được 24 triệu người trên cả nước đang tự do lấy tin và nói lên tiếng nói của mình
Cái cách của anh Nguyễn Bắc ở DPA (thông tấn xã CHLB Đức) kể rằng anh "điểm tâm" buổi sáng bằng các mạng xã hội như vậy thật hấp dẫn. Anh còn phân trần rằng mạng xã hội khiến anh bận đến nỗi KTS Vân thiết kế nhà cho anh, gia đình anh vào ở lâu rồi mà vẫn chưa có thì giờ làm lễ "Rửa nhà"
Slogan "nhiều tin tức từ twitters, ít tin tức từ báo quốc doanh" sẽ còn lên ngôi.
Cái "không gian công cộng" (public sphere) ấy sẽ ngày càng lan tỏa.
Xã hội dân sự ơi, hãy yên tâm!
Tôi không tin là Giles hay Hugh bị hurt khi một bạn trẻ hỏi về trường hợp bạn gái của Ang… không được trở lại Anh quốc hay một vụ điều tra… có liên quan đến báo chí. Hai ông ấy nói rất rõ là dù có tự do đến đâu thì luật pháp và an ninh quốc gia vẫn cần được bảo vệ. Đồ thị hình Sin được ông Giám đốc Tổng vụ (GĐTV) dùng để miêu tả tương quan giữa nhà nước với báo chí. Báo chí sai phạm (đi xuống) thì kiểm soát nhà nước buộc phải đi lên, khi chất lượng báo chí, thông qua cơ chế "tự quản", đi lên, thì kiểm soát nhà nước lại giảm.
Nhưng tôi tin vào sự chân thành của các đồng nghiệp Anh khi họ "khiêm tốn" muốn được những người làm "mạng xã hội" mách nước để có thể hiểu biết về Việt Nam được nhiều hơn, được đúng hơn trong kỷ nguyên "ngoại giao kỹ thuật số". Họ công khai sứ mệnh trên đất nước này: không chỉ thúc đẩy quan hệ chính thức trên cấp độ nhà nước với nhau (chính trị-kinh tế-xã hội-thể thao-fashions…), họ còn muốn góp phần khuyến khích tự do báo chí, tự do lập hội…
Tuy không gây sốc, nhưng quả thật, tôi ngưỡng mộ các đồng nghiệp Anh, một Giám đốc Truyền thông một Đại sứ. Thay bằng các speeches lê thê về publicity, về logic của internet… Anh Elliott kể những câu chuyện rất đời thường. Đó là sai sót của một vị đại sứ nọ, chẳng may để lọt một câu chuyện nhậy cảm cá nhân lên mạng. Thay vì bị khiển trách, vị đại sứ đó được nhắc nhở. Nhưng mặt phải của sai sót này là sau đó, ông có thêm hàng trăm followers, thay vì chỉ vài chục người như lúc đầu.
Từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên, ở một xứ hiện đại sang đây, song ngài Đại sứ Giles rất thông hiểu những rào cản của xã hội hierarchical.
Cả chủ lẫn khách trao đổi khi thì trực tiếp, bằng cả tiếng Việt tiếng Anh, khi qua phiên dịch, cách vượt qua những rào cản như thế nào…
Ngưng đọng trên đường về là ta kết hợp với bên ngoài để đẩy truyền thông đại chúng (TTĐC). TTĐC đâu phải lãnh địa riêng cho đám có quyền lực. Chức năng "kép": vừa là nơi để trình bày các kiến thức về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các tương tác giữa các tầng lớp, các khu vực hay các nhóm xã hội.
Go ahead!
Nhưng đúng hơn là MINDSET (nên dịch là "NÃO TRẠNG", chúng tôi nhắc cô Phương Chi sửa lại như vậy!), thay đổi MINDSET mới là điều khó nhất, ở Anh quốc, ở VN và có lẽ ở mọi nơi trên trái đất này.
Có đúng không hỡi các bạn trẻ, hay là vì tôi lẩn thẩn nên nghĩ như vậy???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét