Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đào Như : MỘT LẦN NỮA THỬ NHẬN DIỆN TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

Nguồn basam


27-01-2015

Ngược dòng, lần theo 'Bài đăng cũ hơn' tôi mới hay "Chân Dung Quyền Lực " đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: "Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…"(1).

Cũng như mọi bài viết khác của CDQL trong suốt hơn 3 năm, bài "Tố cáo Nguyễn Hòa Bình" không có tên tác giả. Mặc dầu thế, tác giả của bài viết tố cáo đích danh thủ phạm, tên họ, chức năng, bằng chứng tội phạm có hình ảnh văn bản rõ ràng, cụ thể. Điều này chứng tỏ tác giả phải là 'tay trong', nằm trong chính quyền nhà nước, phải là dòi trong xương dòi ra.

Mới đọc thoáng qua, tôi cứ tưởng đây là chuyện tham nhũng, chuyện hối lộ dưới hình thức tình dục, chuyện thường tình trong hàng ngũ huyện ủy, tỉnh ủy của chế độ CSVN. Đâu có ngờ khi đọc kỹ hơn, mới biết Nguyễn Hòa Bình là một nhân vật tầm cỡ trong hàng ngũ cấp lãnh đạo CSVN, có nhiều khả năng làm Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao mà lại là người bất nhân, đã từng hãm hại những người không chịu thỏa mãn tham vọng quyền lực, cũng như tham vọng tham nhũng của ông ta. Đặc biệt bài"Tố Cáo Nguyễn Hòa Bình" xuất hiện vào lúc Hội Nghị Trung Ương 2 chuẩn bị khai mạc.

Như vậy, ngay từ trang mạng đầu tiên, CDQL nhầm báo động đảng CSVN tệ trạng tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo đã đến lúc nghiêm trọng cũng nhầm làm áp lực trên Hội Nghị Trương Ương 2.

Sau khi tiếp cận được trang mạng CDQL trong 4 tháng qua gần đây, quần chúng dân cư mạng mới hay nội dung CDQL gồm toàn những chủ đề lớn: Tham nhũng và Lạm dụng quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSVN. Bản cáo trạng có bằng chứng cụ thể, có hình ảnh, có văn bản, có ghi âm, video, một cách khoa học chính xác, được viết dưới với văn phong trong sáng minh bạch chứng tỏ rằng tác giả là những người người có học, có hiểu biết, có trách nhiệm. Trong suốt hơn 3 năm qua, những kẻ bị tố cáo phải ngậm miệng, không đưa ra được, ngay cả một lời tranh cãi hay tư biện hộ. Phản ứng của quần chúng dân cư mạng trong 4 tháng qua đã trở nên dữ dội, sục sôi, tác động đa chiều, mạnh mẽ, tai hại, xoi mòn quyền lực lãnh đạo của Nhà Nước và Chính phủ Việt Nam. Trang mạng CDQL chỉ mặt đặt tên tố cáo đích danh với tội trạng lạm dụng quyền lực, bao cáp, tham nhũng, bè phái, âm mưu hãm hại người khác. Từ những nhân vật của Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Bộ Chính Trị, các chóp bu lãnh đạo Ba Đình đến Chủ tịch Quốc Hội, các đại biểu Quốc Hội, từ các Thứ, Bộ trưởng đến các Tuớng lãnh: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Phùng Quan Thanh, Lê thanh Hải, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình…tất cả hầu như có chung tội trạng: lạm dụng quyền lực, độc tài, bao cáp, tham nhũng…Nhưng tác giả của các bài báoCDQL không hề đưa ra biện pháp trừng phạt hay kỷ luật. Vì thế sau khi đọc trang mạng CDQL hôm 22 tháng 7-2011 tôi không rõ số phận của Nguyễn Hòa Bình ra sao? Tôi đã phỏng đoán sai lầm cho rằng chắc là bi đát lắm. Nhưng khi tiếp cân trang mạnhCDQL mới nhất hôm 26-1-2015 qua bài viết:" Điểm Mặt Hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Viện Trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội " (2) tôi mới hay Nguyễn Hòa Bình chẳng những không bị kỷ luật mà còn được cất nhắc lên làm Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Trách nhiệm trước mắt hôm nay của VKKSND Tối cao là phòng chống, tố cáo, tham nhũng. Thật là khôi hài, hôm đến dự lễ và chỉ đạo VKSND tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định và ngợi khen toàn ngành VKSND Hà Nội là trong sạch và cho rằng "Cán bộ làm công tác mà tay đã nhúng chàm (nghĩa là đã từng tham nhũng) thì không thể chống lại được tham nhũng…".(3) Và sau đó Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình long trọng khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của tbt Nguyễn Phú Trọng ". Nghĩa là hứa sẽ không tham nhũng…Các báo Thanh Niện, Tuổi Trẻ, Người Lao Động …đồng loạt nêu lên câu đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Viện Trưởng Nguyễn Hòa Bình với ngụ ý đầy bí ẩn. Theo tôi đó chẳng qua là Ngưu tầm Ngưu-Mã tầm Mã. Những kẻ giống nhau thường đề cao nhau hầu bao che cho nhau. Chớ lẽ nào TBT Nguyễn Phú Trong không được quá khứ tham nhũng của Viện trưởng VKSND Tối cao-Nguyễn Hòa Bình.

Nhờ đọc trang mạng CDQL: "Mũi Thuyền Xé Sóng- Mũi Cà Mau' hôm 25-1-2015 (4) tôi mới được biết rằng các nhân vật của Ban Chấp Hành Trung Ương-BCH-TU, thành viên Bộ Chính Trị-BCT- cũ xa xưa cũng không được tha, tất cả đều bị sờ lưng, đều bị các bài báo của trang mạng CDQL chỉ mặt tố giác, nhất là các vị nguyên Tổng Bí Thư, nguyên Chủ Tịch Nước:

- Nguyễn Văn Linh: Thủ đoạn, thành kiến

- Đỗ Mười: Mắc bệnh Bảo Thủ, Gia trưởng

Lê Khả Phiêu: Thủ cựu, bè phái

Nông Đức Mạnh: Yếu kém toàn diện…

- Và những ai nữa…

Nói chung, mấy ông này mặt ông nào cũng dính lọ lạm dụng quyền lực, tham nhũng, bè phái, bảo thủ. bao cáp, tính tình nham hiểm, âm mưu ám hại những kẻ đối trọng với mình.

Cũng trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, qua bài viết: "Mũi thuyền Xé sóng-Mũi Cà Mau" tác giả có đề cập đến trường hợp của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: "Năm 1995 uy tín Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó lên rất cao. Ông có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức Tổng Bí Thư vào Đại Hội VIII, vì lúc đó ông Đỗ Mười đã 80…". Thủ tướng Võ Văn Kiệt liền bị nhóm Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan liền dàng dựng nên những sự tích nhầm bêu xấu ông , tìm cách chụp mũ ông. Và họ đã thành công. Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bị loại trừ khỏi sân chơi chính trị Hà Nội từ đó. Tuy nhiên tác giả tiếp tục đào sâu những sai lầm, những bịa đặt của nhóm Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười…và đồng thời ca tụng cuộc đời và đạo đức cách mạng, tư tưởng tiến bộ dân chủ của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, chính ông đã đề xuất đa phương hóa đa diện hóa nền ngoại giao Việt Nam.

Nhưng tại sao đạo đức cách mạng của cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt được đề cao được ca tụng vào thời điểm này? Có người cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay. Thân phụ của ông Dũng là người bảo vệ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong thời mật khu kháng chiến, thân phụ của ông Dũng bị thương nặng trong một cuộc đụng độ trong lúc bảo vệ ông Kiệt. Tuy được cấp cứu phẫu thuật điều trị tốt, vết thương lành lặn, nhưng sức khỏe của ông tiếp tục hao mòn không bình phục được như xưa. Những năm 60 ông thấy mình khó sống lâu hơn nữa, ông bèn đứa con trai của ông, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó còn thiếu thời, đến gửi gấm với thủ trưởng của ông, ông Võ Văn Kiệt và nhờ ông Kiệt chỉ dạy Nguyễn Tấn Dũng cho nên người. Từ đó, Nguyễn Tấn Dũng lớn lên dưới bóng râm của ông Võ Văn Kiệt. Đó là giai thoaị lịch sử của mối quan hệ giữa cố Thủ tướng Võ văn Kiệt và đương nhiệm Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dầu chưa có văn bản kiểm chứng, nhưng dựa trên quá khứ đấu tranh và trên chiều hướng tư tưởng lãnh đạo chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ảnh những nét đậm đặc về tác phong và chiều hướng lãnh đạo chính tị của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt. Do đó một số ngưới, ngay cả các cán bộ cao cấp ở Hà Nội cũng cho rằng mối quan hệ bi tráng giữa cố Thủ tướng Võ Kiệt và đương nhiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều có thật.

Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy ở cuối bài viết "Mũi thuyền xé sống-Mũi Cà mâu" trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, tác giả quay sang đề cao Nguyễn Tấn Dũng:

"Trình độ nhận thức của các ủy viên Bộ Chính Trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu giao điều cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn Khoan HD-981. Thảng hoặc ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn…Khi nói về mối quan hệ Việt Trung, ông nói: "Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tính hữu nghị viễn vông…Không có câu chuyện nhà anh cũng là nhà tôi…Chỉ ông Dũng dám nói" người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm", ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vượn. Những bài phát biểu của ông có mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá…Lý lịch của ông rõ ràng không mờ ám như Lê Đức Anh. Đời tư của ông trong sạch, không ngoại tình tai tiếng như Lê Khả Phiên, hay Nông Đức Mạnh…" Do đó ông Nguyễn Tấn Dũng không sợ cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông như họ đã làm với Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.

Sau khi đề cao Thủ tướng Dũng, tác giả nhìn về nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương tấn Sang, Phùng Quang Thanh…Tác giả miêu tả tbt Nguyễn Phú Trọng như một kẻ gian dối vờ vĩn khóc lóc vì xin kỷ luật mà BCH không cho. Chủ tịch Trương Tấn Sang, thiếu thẳng thắng, hay "bóng gió" "đồng chí X", "bầy sâu","cay đắng lắm!". Bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh thì ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời và nhu nhược trước Trung Quốc…

Kết thúc bài viết, tác giả đánh gia ông Dũng như sau:"Ông Dũng đã vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ song ra khơi?". Trong thực tế, trong suốt những tháng qua, không phải chỉ một mình Thủ tướng Dũng được trang mạng CDQL nói đến và ngơị ca. Bên cạnh ông Dũng, trang mạng CDQL cũng đề cập đến Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kim Ngoai trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Đinh La Thăng… với lời xưng tụng rất nồng hậu. Nhất là Phó Thủ tướng Vũ Đúc Đam được coi như người tiến bộ, đối thoại cởi mở với thế hệ trẻ, không lạc hậu, không giáo điều, và được xem như là nhà lãnh đạo thế hệ trẻ của ViệtNam hôm nay…

Tuy nhiên về trang mạng Chân Dung Quyền Lực vẫn còn có nhiều câu hỏi hơn cần được chia sẻ rộng rãi với quần chúng dân cư mạng. Tại sao trang mạng CDQD đã xuất hiện từ lâu tròn đúng 3 năm 6 tháng (từ ngày 22-7-2011), nhưng mãi đến 4 tháng gần đây đồng bào trong nước và hải ngoại mới được tiếp cận nội dung của trang mạng CDQL? Trong khoảng thời gian gần 3 năm 2tháng (thời gian mà dân cư mạng không hay biết gì sự hiện hữu của trang mạng CDQL) những ai là người đã đọc trang mạng này? Chắc chắn trong đó có ĐCSVN, Chính phủ và Nhà Nước Việt Nam. Tại sao tất cả đều im hơi lặng tiếng? Chủ máy trang mạngCDQL là ai? Hiện đang ở đâu? Mục đích của trang mạng CDQL là gì? Đâu là cứu cánh của trang mạng CDQL? Do đâu mà quần chúng dân cư mạng mới được hay biết và tiếp cận được nội dung trang mạng CDQL trong 4 tháng gần đây?

Biết đến bao giờ những câu hỏi trên mới được trả lời thỏa đáng? Phải chăng, phải đợi đến khi nào Chuyên Chính Vô Sản hoàn toàn biến mất, đất nước thật sự đổi mới mở cửa, những ai đó mới dám nói lên sự thật về trang mạng Chân Dung Quyền Lực ?

ĐÀO NHƯ

Email: thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

Ghi chú:

(1)-TỐ CÁO NGUYỄN HÒA BÌNH BÍ THƯ TỈ NH ỦY QUẢNG NGÃI

(2)- ĐIỂM MẶT HÀNG LOẠT CĂN NHÀ MẶT TIỀN, BIỆT THỰ, CĂN HỘ CAO CẤP CỦA VIỆN TRƯƠNG VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

(3)- Tay Đã Nhúng Chàm Thì không Thể Chống tham nhũng

(4)- MŨI THUYỀN XÉ SÓNG-MŨI CÀ MAU

Tô Hải : THÔNG TIN NHANH CHÓNG, CHUẨN XÁC, KỊP THỜI?. . . CHUYỆN NGÀN ĐỜI MẤY ANH CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC!

Nguồn tohai

Nhật ký mở lần thứ 127: 

Ngày 29 /1/2014




Là dân làm Tuyên Láo hơn 30 năm, mình đã quá chai lỳ với phương châm hoạt động của thông tin, văn nghệ, báo chí phải nhất quán dưới sự lãnh đạo tuyệt đối chặt chẽ của cơ quan "an ninh tư tưởng" gọi là Tuyên Giáo dưới chế độ "chuyên chính vô sản" …. Đó là: 
CHỈ NÓI, CHỈ VIẾT NHỮNG GÌ CÓ LỢI CHO CHẾ ĐỘ! Ngoài ra, bất cứ một tin tức gì mà làm "ảnh hưởng tới tinh thần, sự tin tưởng của nhân dân" vào Đảng, … thì. . "không ém nhẹm được cũng phải tìm cách bác bỏ hoặc đưa tin ngược lại có lợi cho ta" . . . Chả thế mà những khẩu hiệu "trăm trận đánh, trăm trận thắng", "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng". . .
Dù Hà Nội, Hải Phòng…. . có trở thành bình địa cũng. . oánh! oánh!, oánh!", "Bám thắt lưng địch mà oánh", "Còn cái lai quần cũng…. oánh!" . . v v, cho đến hôm nay, nhân ngày… kỷ liệm mà các ông "cộng sản hiện đại, ăn mày dĩ vàng" phóng đại lên là "Đảng đã suốt 83 năm qua lãnh đạo nhân dân ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác", kể cả những năm đảng của các ông trần xì có…7 mống họp ở một sân banh bên Tầu mà ông Hồ thì bị cho "ra dìa" còn ông Tổng Trần Phú của các ông, vừa mò về Việt Nam chưa đầy một tháng đã bị tóm cổ (do chính đồng chí của các ông trở cờ?) rồi chết ở bệnh viện Chợ Quán, chưa kịp lãnh đạo bố mẹ, bà con tôi, nhân dân tôi làm nên một sự tích gì (ngoài việc để lại cái đường lối chỉ đạo sặc mùi máu "Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ!".....

Vậy mà các ông vẫn cứ huênh hoang, kiêu ngạo nhắc lại không biết ngượng mồm trên các làn sóng đài, tivi của Tuyên và Láo quản lý về cái công lao trời biển của các ông, bắt dân chúng tôi phải lập bàn thờ mấy nãnh trụ chết từ 80 đời của các ông còn hơn thờ cha ông, tổ tiên, anh hùng lịch sử chống Tầu xâm lược, đên ngàn lần!. . . 
Cải cách ruộng đất, giết oan sai hàng trăm ngàn người, đánh chiếm thành Huế, rồi…rút lui, chiếm đóng được đúng 6 tiếng đồng hồ Tòa đại sứ Mỹ rồi… chết sạch, (trừ Ngô Thanh Vân tức Ba Đen) bị thương và bị Mỹ bắt, . . chiếm giữ thành cổ Quảng Trị, chiếm kinh đô Huế với cái giá "Mậu Thân, hai nghìn người xuống đồng bằng/chỉ một đêm còn sống có 30… (trích "Ai? Tôi!" của Chế Lan Viên, khi sắp chết đã biết…nói thật, viết thật). . .
Và cả cuôc chiến lâu dài và đẫm máu đồng bào mình nhất để… "đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc", để đỏ hóa cả Đông Dương dưới chiêu bài "Đánh quân xâm lược Mỹ-Ngụy, giải phóng quê hương". . . 
Tất cả, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng là … "bách chiến bách thắng" . . dù hàng triệu người con đất nước đã chết không còn xác, xương cốt vùi đâu đó khắp giải chữ S này! Tất cả cũng là do sự lãnh đạo tài tình của Đảng!. . . Để hôm nay, nhân dân Việt Nam được hưởng cái thứ tự do hạnh phúc là. . phải thờ công ơn mấy ông Tây râu sồm, người Đức, người Nga…đến muôn đời! Và xây dựng một xã hội Xờ Hờ Chớ Ngờ có thể may ra đến…. thế kỷ sau, may ra sẽ tới!

Kể ra cái nguyên tắc "nói dối, nói láo, nói liều hoặc …. bịt miệng không cho nói" thì có thể mất cả 10. 000. 000 trang giấy, hoặc hết cả một đời người sống gần 90 cái xuân…đến như loại mình, chưa chắc đã có thể kể hết! 
Ấy vậy mà…. gần 2 tháng nay, nhất là sau cái cuộc hội ngộ của gần 200 "tứ xứ đệ nhất yêng hùng đảng" lần thứ 10, sau sự xuất hiện của trang mạng "lề trái của lề phải" "Chân Dung Quyền Lực", với tôn chỉ mục đích thật rõ ràng: VẠCH TRẦN BỘ MẶT THẬT THỐI THA, THAM NHỮNG CỦA NHỮNG KẺ BẤT KHẢ XÂM PHẠM cụ thể là các vị BCT Nguyễn xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị…với những bằng chứng, giấy tờ công văn, quyết định có entête, quốc hiệu, dấu đỏ không ai có thể còn một ly nghi ngờ về cái quyền được có những tài liệu chết người này của CDQL, thì…ngay tiếp đó là danh sách những ai được tín nhiệm cao, vừa, thấp mà không một ai, một cơ quan nào dám lên tiếng cải chính hay… "chỉnh lý" …(???) hoặc thẳng tay đàn áp, bắt tại trận những kẻ nói "xấu cán bộ cao cấp" của Đảng, truy tố trước Tòa, cho nó đi ngủ sàn xi-măng cùng anh Ba Sàm, nhà văn Quang Lập…
Trước tình thế "nén nỗi đau, tìm cách chống đỡ" quá lâu…dấy lên một phong trào "lo cho Đảng mất tín nhiệm quá chừng" nên có khá nhiều người "theo đảng đến cùng" đã phải lên tiếng công khai yêu cầu những ai có trách nhiệm phải "chơi bài ngửa với dân", phải "tự kiểm điểm có " chuyện này, chuyện nọ… không rồi chính thức thông báo cho dân biết" …
Thế là, mấy vị "đại bốc nhằng" đã tung ra mấy câu tuyên bố là phải "chủ động trong thông tin, phải đưa thông tin chính thống có hướng dẫn cho nhân dân thật NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC nhưng khốn thay lại có cái đuôi ĐÚNG ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG…. (Nguyễn Thế Kỷ phó Ban T. G)
Thế là…. . THÔNG TIN CHÍNH THỐNG ĐÃ TẮC TỊ LẠI CÀNG…TẮC TỊT!!
Cho tới hôm nay (20/9), CDQL, sau vài hôm "tha" cho những ông to nhất, và công khai thách thức kẻ nào dám bác bỏ những "thông tin chết người" của họ, … lại đã tiếp tục "đưa ra ánh sáng" những con chuột bự loại cũng "chung chung-ươn-ươn " nhưng cũng có "đặc cách" không một tòa án nhăn răng nào dám truy tố, kết án (vì đều cỡ thuộc Bộ, Ban lớn nhất của đảng mới có quyền tha tội hay… cảnh cáo)! Cứ như chính cái bình đã mọc đôi tay để bóp chết những con chuột bự đang ẩn náu trong nó vậy! 

CDQL đang biên thành bình quý bóp cổ bọn chuột bự

Cụ thể: trong hai ngày liền, khắp thế giới đều được "chiêm ngưỡng mà phải lắc đầu lè lưỡi" về cái tay "Cán bộ cao cấp" đã… "cộng" được thật quá nhiều "sản" của dân đen vào tay chỉ riêng hai vợ chồng! 
Hắn có tên là Nguyễn Hòa Bình, nguyên Thiếu tướng an ninh, nguyên bí thư Tỉnh ủy, đương kim "Chung ươn quỷ viên", đương kim Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhăn Răng Tối Cao!!! 
Khác hẳn và chính xác hơn hẳn là: Cùng với các bản thống kê biệt thự, căn hộ, đất, ruộng lại có cả các Sổ Đỏ, giấy tờ mua bán…chứng nhận chính quyền địa phương có ghi tên đàng hoàng (không cần nhờ ai đứng tên hộ) là NGUYỄN HÒA BÌNH và vợ: PHÙNG NHẬT HÀ!

"ông thiếu tướng*+ bí thư tỉnh ủy+kiệm Viện Trưởng Viện kiểm sát tối cao trả lời sao vê những tư liệu "quí hiếm" này? - 1 trong 10 biệt thư, căn hộ cao cấp của ông "vua tư bản đỏ" khoác áo "cộng sản" Nguyễn Hòa Binh

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà CDQL, mới hôm trước đã tung lên một bài tụng ca anh Ba số dzách có đầu đề "CON THUYỀN RẼ SÓNG, MŨI CÀ MAU" để …đọc rồi, ai cũng "ngửi" thấy ngay: CHÍNH ANH BA VÀ PHE NHÓM CỦA ANH LÀ CHA ĐẺ CỦA CDQL CHỨ CÒN AI NỮA!. . 
Tất cả đã được tiến hành rất có…nghề, có lớp lang, có sức thuyết phục và THỰC TẾ CDQL ĐANG HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI ĐẢNG VỀ SỰ THỐI NÁT CỦA NỘI BỘ MỘT VƯƠNG TRIỀU CẦN PHẢI THAY THẾ! (Còn thay thế ra sao? Thay ai? bỏ ai? Thay thế nào? Bao giờ thay? là chuyện…chưa cần bàn!) Miễn là phải "thay thế hay là… chết" ! 
Và mình, không còn do dự gì nữa để kết luận: THÔNG TIN LỀ TRÁI CỦA LỀ PHẢI ĐÃ ĐẨY THÔNG TIN LỀ PHẢI VÀO NGÕ CỤT!

Không một tiếng nói nào, cho đến giờ này, 20 giờ ngày 28/1/2014, dám lên tiếng để đưa ra những thông tin chính thống để "bác bỏ những điều bịa đặt, vu cáo. . ., của lực lượng thù địch" cả, !? 
Ngoại trừ anh Tô Huy Rứa, (người được "số phiếu tín nhiệm gần…. "đội sổ" : 16/20 và có tới 87/197 không tín nhiệm, theo CDQL) đã, nhân hội nghị cán bộ, công chức của chính Ban Tổ Chức của anh đứng đầu, có đưa ra một vài ý kiến có vẻ… "hơi khác" những gì mà CDQL đã công bố. . 
Đó là Ban của anh đã "đệ trình lên Bộ Chính Trị quyết định…. 290 đồng chí Trung Ương cho các khóa sắp tới và 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ chính Trị, Ban Bí Thư…. " !!?? Nhưng…. không có một cái tên nào rõ ràng, chuẩn xác về cái đống cán bộ cao cấp mà Ban (Vô) Tổ Chức các anh đã trót "quy hoạch cán bộ chiến lược" nhầm, đang thi nhau phá tan những uy tín mỏng manh còn lại trong ngay nội bộ đảng các anh, được tiếp tục quy hoạch hay loại bỏ hay không! Cũng chẳng hề có đến một tí ti gì gọi là NHANH CHÓNG, CHUẨN XÁC cả chứ chưa nói đến có sức HƯỚNG DẪN, LÃNH ĐẠO DƯ LUẬN nữa!

Mình càng thấy…. "thương" cho mấy anh "đã ngu lại còn dại" khi huênh hoang tuyên bố những điều mà biết trứơc sẽ KHÔNG BAO GIỜ CÓ KHẢ NĂNG LÀM ĐƯỢC CẢ!

Cứ xem ngay những tin rất "có hại" (vừa vừa thôi) cho sự lãnh đạo của các "anh trên", gần đây được tung hê ngay trên báo chí mà các anh ấy giữ độc quyền "không để rơi vào tay bất cứ tư nhân nào, lực lượng chính trị nào" như: Chuyện mua chức bán quyền, chuyện bằng giả, tiến sỹ, thạc sỹ, giáo sư giả phổ biến đến mức có những giáo sư, tiến sỹ phải nói "Tôi cũng phát ngượng khi họ giới thiệu tên tôi trên báo trên Tivi. . kèm theo hai chữ t/s..." và ngay bản thân ngài bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng phải ngán ngẩm mà rằng: "Bằng giả chỉ có thể lọt vào ở những cơ quan nhà nước(!?) chứ ở ngoài tư nhân thì khó sống nổi…". Một sự thú nhận về sự phổ biến đến mức "cả làng tôi đều đi ăn cướp thì liệu còn ai vạch tội ai là "đồ ăn cướp" nữa chứ!" 

Và…. thật là đáng xấu hổ khi, để bác bỏ hay bào chữa cho những thông tin có hại cho đảng-nhà nước về chuyện chạy chức chạy quyền tràn lan thì một tiến sỹ/ phó giáo sư Viện Trưởng Viện Khoa học Hành Chính có cái tên rất chi là…chủ quan Nguyễn Hữu Trí (nhưng vô. . mưu, vô văn hóa như thể là Nguyễn Vô Trí) đã. . đưa ra một quan điểm trật lất như sau "Chạy chức chạy quyền là chuyện…. . " bình thường" …. Obama cũng còn "chạy" để vào Nhà Trắng, Poutine cũng chạy vào Nhà Đỏ nữa là" !!! 

2 tên có quyền phát ngôn chính thức nói nhăng nói cuội, tên này là Hữu Trí nhưng vô trí vô học

Đúng là cùng một "véc-tơ phát triển" với ông Tổng Trọng khi muốn làm nhẹ tội các đồng chí của ông trót tham nhũng rằng thì là: "Đến thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng còn phải hối lộ nữa là" (Thật không may cho những ai phải học tập trong cái Viện Khoa Học Hành Dân là chính của ông này)…. 
Cũng theo phép "biện chứng tân thời" của đ/c Tổng, để uốn nắn dư luận quần chúng khi có nhiều đề nghị "Dùng tiền bắn pháo hoa để giúp đỡ người nghèo khó", một vị phó ban an ninh tư tưởng ở đất Thăng Long có cái tên là Rồng bay lên Phan Đăng Long đã chính thức lên tiếng, bằng cái lập luận mà nghe qua không ai có thể không thốt lên là "Mất dạy"! Anh ta dám nói thế này: dân nghèo cũng cần xem pháo hoa để quên đi cái đói, cái nghèo chứ!" " Tưởng không thể có một sự trâng tráo, vô liêm sỷ nào hơn 

tên này nói bậy giỏi nên được làm phó ban Tuyên....Láo, Tên là Đăng Long nên nói như rồng thăng thiên, như rắn độn thổ

Chỉ vài chuyện "phát ngôn chính thức", "nhanh chóng", "chuẩn xác", "có sự lãnh đạọ của đảng" như thế thôi cũng đủ đưa các ông vào con đường "thà im miệng còn hơn" để mà kết luận: 
KHÔNG BAO GIỜ SỰ THẬT, NHẤT LÀ SỰ THẬT VỀ CÁI SAI, CÁI ÁC, CÁI TỘI MÀ ĐẢNG CỦA CÁC ÔNG PHẠM PHẢI LẠI ĐƯỢC HOẶC DÁM CÔNG KHAI THẢO LUẬN TRƯỚC LŨ "DÂN BẢN XỨ" CHÚNG TÔI CẢ VÌ NGÔN NGỮ CỦA CÁC ÔNG QUÁ KHÁC BIỆT!

Nhất là hôm nay, CDQL đã chẳng khác gì một cái bình quí đã bỗng dưng trở thành cái "bình có tay" bóp cổ những con chuột bự đang ẩn trốn trong đó, vạch trần sự bí bét đến thảm hại cái bình quí của các ông cho "nhân dân bản xứ", chúng tôi đang đêm ngày mong chờ sự thay đổi thể chế này, sẽ càng gần, càng nhanh, càng tốt! 

Dám thông tin nhanh chóng, chuẩn xác về những "chuyện động trời" đang lan truyền với tốc độ chóng mặt ở cái thời Internet đã trở thành nguồn thông tin ai cũng có thể có ngay chỉ trong chớp mắt này (mà không thể cấm được đâu các đ/c ạ!) (-Ng T. Dũng) thì các ông, dù có đến ba van chín ngàn cái đầu "tiến sỹ Mác-Lê" cũng không làm nổi đâu! Chẳng những thế, trong tư thế "thua là cái chắc" người của các ông cơ cấu lại nói quàng nói xiên thì chỉ có tác dụng ngược mà thôi!
Chính họ, đã đang làm trò cười rẻ tiền cho thiên hạ còn hơn cả chuyện cơ quan nhà nước có đảng các ông lãnh đạo toàn diện mà…chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2014 đã cho ra tới… 9. 017 văn bản…. vi hiến và sai luật pháp" do chính báo chí các ông bêu gương đâu!
Văn bản thì các ông còn có thể thu hồi, tiêu hủy, còn lời nói của cán bộ "được quy hoạch" của các ông thì. . nếu không nhanh chóng, chuẩn xác…. cải chính và nhận lỗi với đồng bào thì…. . chỉ còn biết…cứng họng! 

Và cứ thế, các ông cứ đành để nó lan tràn trong dân gian và không gian những thứ "thông tin cực kỳ "thất thiệt cho các ông" mà chẳng dám "nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác", đưa ra một nguồn tin chính thức nào?…
Huống hồ những chuyện động đến sự sống còn của đất nước như vụ 20 tướng, tá trong Quân Đội của các ông, thương tích và thành tích đầy người (mà đứng đầu là Trung Tướng Lê Hữu Đức, khép sổ là đại tá Phạm Quế Dương), cùng ký tên trong thư ngỏ gửi đến các "vua nước Việt" "yêu cầu làm rõ nội dung của "Hội Nghị Thành Đô quỳ gối laỵ hàng", sau khi nuốt vội "bài học của…thiên tử Đặng?
Các ông còn biết làm gì hơn ngoài "ngậm miệng ăn tiền", chẳng thấy xấu, thấy hổ gì xất! 
Cho nên, với tinh thần thẳng thắn, thiệt thà, tha thiết, tôi có nhã ý mách nước cho mấy ông một "đường lối chiến lược" (mới nhưng mà cũ) về tuyên huấn, thời tôi còn là quân của ông Tố Hữu, như sau: 
"HÃY CỨ IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG SỰ THẬT CÓ HẠI CHO ĐẢNG CÒN HƠN LÀ NÓI RA NHỮNG GÌ MÌNH CÒN CHƯA BIẾT HOẶC NGHI NGỜ" … ĐỂ MÀ TỒN TẠI ĐƯỢC NGÀY NÀO HAY NGÀY ẤY!
Bằng không, cứ ba hoa xít tốc, "hướng dẫn dư luận" bằng những điều vừa quanh co, dối trá, vừa trịch thượng "kiêu binh cộng sản hết thời" thì…thì…thì…gì các bạn nhỉ? 

Mình hết chữ "tử tế" trong đầu mất rồi! (*) ai chưa đọc tin "đáng tin cậy" mới của CDQL thi đọc ở đây

RFA. Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực

Nguồn RFA

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội 2015-01-28

cdql-3-622.jpg
Trang Blog Chân Dung Quyền Lực.
Screen capture

Từ 15/12/2014 đến nay, mỗi ngày blog Chân dung quyền lực lại thường thong dong thả ra một bài. Mỗi bài như một phần của khối u băng hoại được màn hình nội soi từ trong ruột của bộ máy quyền lực cao nhất của Việt Nam hiện thời trình ra cho dân chúng xem.

Chờ đợi chân dung những "đồng chí chưa bị lộ"

Dù chưa rõ độ xác thực của thông tin mà blog này đưa ra, nhưng đúng như tên của blog, chân tướng của nhiều nhân vật trong một bộ máy quyền lực tham lam, cánh hẩu, siêu trộm cướp và siêu vô đạo đang hút máu nhân dân và đất nước VN đã được khắc họa một cách cụ thể, sắc nét đến mức người ta khó mà không tin.

Dẫu lâu nay người dân cũng đã hình dung sự băng hoại cao nhất của vô số nhân vật có quyền lực trong bộ máy, nhưng cũng  không thể không sốc và công phẫn trước những chi tiết, hiện trạng đã được trang blog này nêu ra, với những tiêu đề sốc như "Cục u bướu di căn..." "Liên minh đen tối hút máu quân đội và nhân dân…" "Đề nghị TƯ thanh tra khối tài sản hàng ngàn tỉ…" Điều đáng nói, đây chỉ là một phần những chân dung trong bộ máy quyền lực. Người ta có thể rùng mình khi nghĩ rằng nếu tất cả các chân tướng của những "đồng chí chưa bị lộ" đều được đưa ra ánh sáng thì còn kinh khủng tới mức nào?

Nếu đúng như vậy, cộng thêm với những tư liệu từ blog Quan làm báo, Dân làm báo… cũng đang đưa những tội ác và sự tham nhũng của bộ máy cầm quyền, và mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng không phải không có những chi tiết và chứng cứ khiến người ta muốn tin, thì phải chăng đây là bộ máy quyền lực tội lỗi và tham lam nhất trong lịch sử VN từ cổ chí kim?!

Và mỗi ngày, người ta lại vào Chân dung quyền lực, để đón xem về những "đồng chí chưa bị lộ" mà dân thừa biết là nếu lộ ra thì cũng… ghê sợ không kém.

Cơn sốt rét ác tính

Chân dung quyền lực – thế lực truyền thông mạnh nhất trong những trang báo mạng "lề trái" hiện  đang nhân danh quyền lợi của nhân dân VN để đưa ra các thông tin tố cáo rất cụ thể, đã gây ra một cơn "sốt rét ác tính", run rẩy đến tận chân răng của giới quyền lực.

Số người truy cập tăng từng giây, nhảy múa trước những con mắt và cái miệng tham lam vô đáy của các quan chức "tay đã nhúng chàm". Lượng truy cập tăng gần triệu lượt mỗi ngày trong thời gian gần đây, khi công chúng khao khát tìm biết những kẻ mà họ vốn phẫn uất và khinh miệt đã và đang dùng cách nào để cướp đoạt miếng ăn và tương lai của họ, con cái họ. Họ cố gắng "bói" xem đằng sau vở kịch này là phe nào đang đấu với phe nào và phấp phỏng chờ kết cục để an ủi cho sự bất lực của chính mình. Với người dân VN, dẫu sao đó cũng là một bữa tiệc thông tin mà họ bỗng nhiên được thưởng thức.

Muốn "cắt cơn sốt rét" này của các đồng chí đã bị lộ và chưa bị lộ, đồng thời minh oan cho những đồng chí bị vu oan giá họa bởi "lề trái", có một diệu kế.

Đó là phải đánh tan tác bọn "lề trái", trong đó có Chân dung quyền lực. Việc này tưởng khó mà lại cực dễ. Bằng cách báo "lề Đảng" chiếm hết thông tin, hớt tay trên của bọn lề trái.

Hiến kế cắt cơn sốt rét: Bất chiến tự nhiên thành

Nhưng bọn lề trái là bọn nào mà kinh khủng và láo xược thế? Bọn này từ trước đã ghê, bây giờ chúng lại có thêm Chân dung quyền lực nhập bọn, mà chúng vẫn âu yếm gọi là "anh Lực". Chẳng biết anh Lực động cơ thế nào, có nhập bọn lâu không, nhưng quả là ba đầu sáu tay. Càng kêu gọi trừ khử bọn diễn biến hòa bình, chúng càng trở nên ghê gớm.

024_138495-250.jpg
Một bức tranh cổ động trên đường phố Sài Gòn, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.

Thực ra, lề trái là "con đẻ" của lề Đảng.

Đó là hậu quả nhỡn tiền của việc bưng bít thông tin, của việc có những nhóm người luôn đứng trên pháp luật và quyền lợi của nhân dân, đất nước.

Đó mới là kẽ hở cho bọn lề trái gia nhập mạng thông tin. Nhất là khi lề trái lại còn có khả năng đưa thông tin theo kiểu chuyên nghiệp, "nói có sách mách có chứng" từ ruột đưa ra. Lại là những thông tin lại về tội ác tày trời, về khối tài sản khổng lồ do tham nhũng  và trộm cướp  của nhân dân  mà có, về nhiều nhân vật lãnh đạo cao nhất cùng cái sân sau thân hữu, quyền lợi nhóm, sự buôn quan bán tước của những nhân vật này, lâu nay  vẫn bị xì xào bàn tán, bị nghi ngờ nhưng không bao giờ được phát lộ bởi họ là những người đứng trên pháp luật VN, báo chí truyền thông không thể tiếp  cận, chạm đến là chết… Thông tin ấy do hiếm nên trở thành vô giá.

Nhưng cần biết rằng bọn báo lề trái cũng có tử huyệt. Đâm trúng tử huyệt chúng là bất chiến tự nhiên thành.

Tử huyệt của bọn lề trái rất nông cạn. Chúng chỉ là loài ký sinh thông tin. Chúng chỉ sống được trên làn rêu ẩm ướt tối tăm của sự bưng bít thông tin, dối trá thông tin, bạo lực thông tin, bè phái thông tin của các vị quan chức từ trên xuống dưới. Chúng là lũ chuyên dùng từ điển ngược, như dùng "kính chiếu yêu", soi ra gương mặt dị dạng của những thông tin lừa bịp hoặc che giấu.

Vậy thì cắt cái chỗ ký sinh thông tin là diệt được bọn báo lề trái, chấm dứt cuộc chiến mà ta hô hào bao lâu nay, tốn kém bao nhân tài vật lực và tạo ra cho ta những cơn sốt rét.

Để đánh cho tan tác bọn báo lề trái trong đó có Chân dung quyền lực,  chỉ có một loại thuốc chữa, là những nhà lãnh đạo cao nhất hãy chỉ đạo và tự mình  bỏ ngay luật rừng nếu có sử dụng. Là đảm bảo chỉ tuân thủ điều 6 và những điều khác của Luật phòng chống tham nhũng hiện hành và yêu cầu các báo lề Đảng phải đưa tin ngay lập tức về sự thật, có sao viết vậy, vét sạch thông tin không để cho bọn lề trái bất cứ mẩu xương nào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thủ tướng Việt Nam cùng Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, Bộ công an, Thanh tra chính phủ, Bộ quốc phòng, ngành điều tra, kiểm sát và tòa án  chỉ cần sực nhớ ra Luật phòng  chống tham nhũng, Luật Hình sự và Luật báo chí… để thực hiện, cùng vào cuộc điều tra làm rõ xem những thông tin mà các trang mạng đưa ra có đúng không hay là sự vu cáo để xử lý thích đáng.

Trong khi chỉ đạo, kẻ nào bao che, đưa thông tin không trung thực thì "hốt liền". Kẻ nào dùng côn đồ cấu kết với công an dọa dẫm hành hung người tố cáo, như cách giật băng tang trên vòng hoa người chết vửa rồi, thì xem có dây mơ rễ má gì với bọn đó không mà cũng tùy tội là "hốt theo". Nếu điều tra ra, thì các đồng chí cũng có công lớn nhất trong việc kiếm tiền bằng cách thu hồi tài sản tham nhũng về cho đất nước.

Còn ngành truyền thông, thay vì đã sốt sắng nâng tầm cho những tố cáo của báo lề trái  tầm lên mức "loại tội phạm này có thể xếp vào những nguy cơ an ninh lớn nhất cho đất nước và như ở Anh, loại tội phạm này có thể xếp ngang hàng tội tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…" (Lời của một ông Thứ trưởng), thì bây giờ hãy chống khủng bố, chống thảm họa hạt nhân bằng cách đánh tan tác bọn báo lề trái, cắt cơn sốt rét ác tính cho nhà cầm quyền.

Trách nhiệm của quan chức ngành truyền thông là phải tuân thủ ngay điều 6 của Luật Phòng chống tham nhũng, chỉ đạo toàn nghành truyền thông Việt Nam phải đi vào cuộc làm phóng sự điều tra để làm rõ trắng đen, bảo vệ kịp thời những "cây ngay không sợ chết đứng", bãi bỏ các "vùng cấm" thông tin, theo quy định "công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng" (điều 6 Luật Phòng chống tham nhũng). Kẻ nào chống tự do ngôn luận, đe dọa phóng viên và người tố cáo, đương nhiên kiến nghị cơ quan chức năng "hốt liền".

Một khi đã như thế, điều tra đến đâu công bố xử ly đến đó, báo lề Đảng cắt hết nguồn ký sinh thông tin của bọn báo lề trái, những dạng như "Chân dung quyền lực" chỉ biết ngồi liếm mép mà chết héo thôi.

Một khi đã như thế, làm gì còn tình trạng bọn báo lề trái đưa ra cái gì thì được người đọc khao khát hút lấy như người đang khát nước gặp mưa. Số lượng truy cập trang Chân dung quyền lực cứ tăng vùn vụt từng giây và có ngày tăng lên cả triệu lượt người đọc.

Nếu thế, chỉ trong vòng một tháng, không chỉ Chân dung quyền lực mà đến Quan làm báo, Dân làm báo và vô số trang mạng "lề trái" khác cũng phải im tiếng, đóng cửa về nhà đi chăn mèo, vì không thể cạnh tranh thông tin được với cả ngàn tờ báo lề Đảng đang răm rắp nằm chờ trong ống tay áo của Ban Tuyên giáo TƯ và sẵn sàng lao ra nhanh nhất có thể khi được lệnh đăng tải.

Sẽ có những Chân dung quyền lực khác?

Những keo đấu vật giữa các nhóm quyền lực và quyền lợi ngày càng lộ rõ, nếu căn cứ và theo dõi thông tin trên cả nhóm lề Đảng và lề trái - nhiều người cho rằng rất nhiều khi báo lề trái là báo lề Dân.

Sự ăn miếng trả miếng trả miếng đã rõ ràng. Có những cú đấm xoay chuyển tình thế 180 độ giữa các phe nhóm. Ai nắm được kho tiền và kho bổng lộc, người đó rốt cuộc sẽ thắng? Ai nắm được thủ túc trong nghành công an và an ninh, người đó sẽ có khả năng tung ra nhữn cú động đất và những cơn sốt rét ác tính làm loãng máu đối phương? Ai bán nước nhanh gọn một cục hơn cho Trung quốc, để có cả một đại lục và tình báo Hoa Nam hậu thuẫn phất cờ ván chót?

Và phần thắng cuối cùng mong rằng không cũng chỉ để vào tay một con tắc kè khổng lồ sẵn sàng đổi màu, sẵn sàng tráo trở đổi sinh mạng nhân dân và đất nước VN cho quyền lợi cá nhân và quyền lợi nhóm, dù họ nhân danh ai?!

Sẽ có những Chân dung quyền lực khác trong tương lai? Chắc chắn là có, dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Vì đối phương không thể không phòng vệ và trả miếng. Đó là quy luật sinh tồn.

Ai hưởng lợi trong cuộc đấu này?

Mong rằng diễn biến không như nhiều lần trước.

Hiện trạng nhiều lần trước  đây cho thấy, dẫu chứng cứ tố cáo tham nhũng có chính xác và thuyết phục đến đâu, cũng chỉ là những ngón đòn tạm thời các đối thủ ra oai với nhau trong những phút cuối giành quyền lực mà thôi. Rồi họ sẽ ngồi quanh bàn bầu dục tròn. Không ai làm gì ai cả bởi nhìn ai cũng có "ngón tay thứ sáu", có nét sinh ra cùng cha cùng mẹ, không  đánh chuột bởi chuột đã chính là bình. Sau khi ngã ngũ trong cuộc chiến quyền lực, các đối thủ lại thỏa hiệp với nhau một cách mau lẹ, dẫu không đoàn kết nhưng lại rất dễ thỏa thuận im lặng để đắm say trong lạc thú chia chác các chiến lợi phẩm có được từ việc xẻo thịt  đất nước và nhân dân Việt Nam.

Dẫu sao, khi có cuộc chiến thông tin giữa các thế lực cầm quyền, là đã manh nha cho các cuộc cạnh tranh chính trị giữa các nhóm lợi ích. Dẫu đang sơ khai nhưng độ khốc liệt của nó sẽ đẩy nhanh tốc độ trưởng thành.

Cuộc chiến ngày càng gay cấn thì dân càng được lợi. Hóa ra, đôi khi những cuộc chiến quyền lực độc tài nhất cũng phải tựa vào chút lợi ích của quyền tự do ngôn luận.

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội

Trọng Đạt : Bàn luận xung quanh Hiệp định Paris

Nguồn basam

28-01-2015

H1Sau bốn năm đàm phán, Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris giữa Hoa Kỳ, Cộng Sản Hà Nội, Việt Nam Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời (tức Việt Cộng). Hiệp định dài khoảng 10 trang gồm:

Chương I- Chủ quyền, thống nhất; II- Chấm dứt chiến sự, rút quân; III -Trao trả tù binh; IV- Hội đồng đồng hòa giải dân tộc; V- Thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào; VI- Ủy ban liên hợp quân sự; VII- Đối với Miên, Lào; VIII- Quan hệ VNDCCH và Mỹ, IX Những điều khoản khác (Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập từ trang 944 tới 954)

Trên thực tế chỉ có một số điểm chính hai bên đã thương thuyết như sau.

- Mỹ rút quân

- Trao trả tù binh

- Lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

- Việc thành lập chính phủ Liên hiệp.

- Lập Hội đồng hòa giải dân tộc.

-Bắc Việt rút khỏi miền nam VN

Hiệp định ký kết ngày 27/1 cho thấy Mỹ rút quân khỏi Đông Dương hoàn toàn, Hà Nội trả tù binh cho Mỹ và chịu nhượng bộ ba điểm chính mà họ đã đòi hỏi suốt gần 4 năm: không đòi loại bỏ chính phủ Nguyễn văn Thiệu, không lập chính phủ Liên hiệp, Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ có hình thức, trên thực tế không được thiết lập. Hoa Kỳ và miền nam phải nhượng bộ để quân đội BV được ở lại. Cuối cùng các phe tham gia hòa đàm đều có phần như tác giả Marvin Kalb, Bernard Kalb nhận xét trong cuốn Kissinger, trang 421

"Nixon lấy lại được tù binh, Thọ đòi được Mỹ rút, Thiệu vẫn cầm quyền, Chính phủ cách mạng lâm thời (tức VC) có tư cách chính trị hợp pháp tại miền nam, mỗi người được một chút, nhưng không có ai đòi được hết tất cả"

(Nixon got the prisoners back, Tho got the Americans out, Thieu got to keep his hold on power and the PRG got a degree of political legitimacy in South Vietnam. Everybody got something, but nobody got everything)

Đã có nhiều bàn luận, tranh cãi quanh Hiệp định ngưng bắn của truyền thông báo chí, các nhà học giả, các chính trị gia, phe phái. Trước hết tôi xin nói tới những sự đánh giá cao thành quả của hành pháp.

Ca tụng

Tác giả Larry Berman (1) có nói dư luận truyền thông báo chí ca ngợi Hiệp định Paris của TT Nixon vừa được ký kết như.

Tờ Portland Press Herald viết "hòa bình danh dự" qua một "hòa bình thích nghi".

Holmes Alexander trên tờ Fort Worth Star-Telegram viết "Chiến tranh của Nixon thành Hòa bình của Nixon".

Tờ Milwaukee Sentinel viết "Lòng can đảm, mưu trí, kiên nhẫn và lòng cương quyết của Nixon đã được đền bù với Hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam nhìn chung có vẻ tốt đẹp mà mọi bên đều mong đợi một cách hợp lý (all things considered, appears to be about as good as all sides could reasonably expect)"

Tờ Washington Post nói"Ông đã vinh danh lời cam kết chấm dứt chiến tranh trong bốn năm một cách phong phú, chúng ta biết ơn ông sâu xa".

Tờ Boston Herald-Traveler viết: "Điều chắc chắc nó hơn hẳn sự đầu hàng hèn hạ mà một số người Mỹ đã đòi hỏi hoặc muốn đám phán để ký kết…Người dân Mỹ thọ ơn Ông Nixon vì ông đã từ chối bỏ rơi đồng minh hoặc thất hứa hay bỏ rơi tù binh và đã thực hiện một Thỏa ước hứa hẹn một nền hòa bình lâu dài thực sự".

Tờ Wall Street Journal nói: "Người ta có thể tranh cãi về đường lối của ông nhưng không thể chối cãi sự kiện ông đã đem 550,000 người ra khỏi VN và tù binh về nước mà không làm sụp đổ Chế độ Sài Gòn…Kẻ địch phải hiểu rõ rằng xương sống của con người trong tòa Bạch Ốc này làm bằng thép đã mang lại Hiệp định trong khi những con lang, sói kêu, hú…"

Tờ Cleveland Plain Dealer nói: "Cuối cùng ngưng bắn được cống hiến cho Ông Nixon. Ván bài quốc tế của ông đã thanh toán hết mọi áp lực từ trong nước ra ngoại quốc. Đây là giờ phút tươi đẹp nhất dành cho ông Tổng thống thứ ba mươi bẩy của chúng ta".

Haldeman, phu tá Tổng thống ghi trong nhật ký, ngày 27/1/1973, Tổng thống cho biết các báo thiếu một chi tiết: Nixon là con người cứng rắn, Kissinger khi ra Quốc hội đã không nói tới một điểm liên hệ cá tính của con người cứng rắn tới cùng ấy. Kissinger đã không nói rằng nếu không có lòng can đảm của Tổng thống chúng ta không có hòa bình. Căn bản của vấn đề ở chỗ ông là người cô đơn trong tòa Bạch Ốc, ít được chính phủ ủng hộ, bị Thượng viện và một số Dân biểu chống đối mạnh, bị phản ứng dữ dội của truyền thông và ý kiến các nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, thương mại, giáo dục… nhưng được giới lao động ủng hộ, một mình ông đã vượt qua hết. Sự khác biệt giữa thành quả của Tổng thống đã đạt được và những người đối lập muốn đó là khác biệt giữa hòa bình danh dự và hòa bình giả tạo bằng sự đầu hàng của Mỹ

Trong một bản tường trình về VN của Tòa Bạch Ốc gửi các Dân biểu Quốc hội đã đưa ra những viễn tượng, xin sơ lược dưới đây (2)

Trong bốn năm liền, Richard Nixon đã một mình đứng tại Thủ đô trong khi những lớp trẻ đả đảo chính sách can thiệp vào Đông Dương của ông. Trong bốn năm liền ông đã là nạn nhân của những kẻ xấu tấn công. Truyền thông cấp tiến đánh phá ông Nixon, tấn công, cắt, đập ông tứ phía suốt ngày đêm. Cơ sở giới trí thức xử dụng sức mạnh vô song của họ để gây ảnh hưởng tới ý thức của người dân. Quốc hội tấn công không ngừng suốt những năm tháng ấy.

Không có ông Tổng thống nào bị quấy phá liên tục bới những kẻ mà đúng lý ra phải quì gối mỗi đêm để cám ơn ông Trời rằng họ không phải làm cùng cái quyết định mà Nixon đã làm.

Cùng đứng với Tổng thống trong những năm ấy chỉ có một nhúm ký giả và một số tờ báo, hầu như họ ở ngoài Hoa Thịnh Đốn. Nhưng cũng có những người can đảm ở Quôc hội đứng bên Tổng thống. Nhưng quan trọng nhất là hằng triệu, hằng triệu những người thường dân Mỹ, Đám đông công dân thầm lặng, những người này nhận định đất nước trải qua thời kỳ mà những tư tưởng khuynh tả hằng ngày tuyên truyền chống Tổng thống Hoa Kỳ. Họ là những người sắt đá có cá tính.

Chỉ trích

Truyền thông báo chí ca ngợi thành tích của TT Nixon trong việc ký được Hiệp định cho thấy sự mong mỏi hòa bình của người dân Mỹ, phần nhiều do những người ủng hộ Nixon. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đối lập như dưới đây, những lời chỉ trích Hành pháp đã ký Hiệp định không thuận lợi, thiệt hại cho miền nam hoặc đã kéo dài chiến tranh thiệt hại cho Hoa Kỳ. Tác giả Walter Isaacson nói (3)

"Một số vị phụ tá trong bộ tham mưu của Kissinger như Negroponte và (Tướng) Haig tưởng là cuộc oanh tạc (cuối 1972) phải ký được một Hiệp định thuận lợi về cơ bản để tống cổ Quân đội BV ra khỏi miền nam. Negroponte mỉa mai nói "Chúng ta oanh tạc BV để bắt họ phải chấp nhận nhượng bộ của ta" (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions). Richard Holbrook, cựu trợ lý của Harriman sau thành phụ tá Bộ trưởng ngoại giao đặc trách Á châu sự vụ lại coi Hiệp định chung cục như sự đầu hàng. Ông nói "Cho quân đội BV ở lại miền Nam chỉ là sự bỏ chạy trá hình, chúng ta có thể ký Hiệp định y như vậy bất cứ lúc nào sau khi ném bom năm 1968 (tức 31/10/1968)"

Walter Isaacson trích ý kiến một số vị phụ tá của Kissinger rồi chính ông đã cho thêm nhiều lời bàn như phải chăng Hiệp định đạt được tháng 1/1973 không hơn gì Hiệp định có thể ký từ đầu năm 1969. Ông nói nếu vậy có đáng cho ta phải trả cái giá cao hơn không? Hà Nội cho rằng Hiệp định 1973 về cơ bản người Mỹ đã chấp nhận những điều khoản đã được BV đưa ra từ tháng 5/1969 mà họ gọi là chương trình mười điểm.

Tác giả này cho rằng nếu so sánh chương trình mười điểm của Hà nội (1969) với Hiệp định 1973 từng điểm một ta sẽ thấy nó giống nhau từng chữ một. Nhưng chỉ có một điểm khác là Hiệp định 1973 thiều điểm thứ năm trong chương trình 1969 của Hà Nội: CS đòi Chính phủ NV Thiệu phải bị thay thế bằng chính phủ Liên hiệp do họ chấp nhận. Hà nội vẫn đòi điều này cho tới tháng mười 1972 mới chịu nhượng bộ, một phần vì thua nặng và đã ăn đòn B-52 trong trận tổng tấn công 1972.

Nhưng có đáng cho ta phải tiếp tục chiến tranh thêm bốn năm nữa mới ký được Hiệp định để ông Thiệu giữ được quyền lực tại Sài Gòn ?

(But was it worth four more years of war in odrder to get a cease-fire that allowed Thieu to retain authority in Saigon?)

(4)

Walter chỉ trích Nixon đã làm chết thêm 20,552 lính Mỹ, xã hội bị xáo trộn, chính quyền không còn được coi trọng, tai tiếng xấu cho Hoa kỳ tại ngoại quốc, chiến tranh lan ra Miên, Lào. Cuối cùng Hiệp định chỉ kéo dài được hai năm, sau đó CS chiếm hết và Thiệu bỏ chạy. Như thế mọi nỗ lực trở nên vô nghĩa mặc dù với lý do vì danh dự. Nixon và Kissinger đều tin sắp có hòa bình và cùng thỏa thuận không loại bỏ Thiệu (He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime) (5)

Walter cho rằng để theo đuổi mục đích trên thì có cách tốt hơn. Thảo luận với quốc hội Kissinger và Nixon có thể phác họa vị trí đàm phán yếu thế của Hoa kỳ để lấy ủng hộ của người dân trong nước. Nhưng vì không lấy ủng hộ của Quốc hội và người dân cho một chương trình rõ ràng, hai ông lại bị vướng vào chỗ cần bí mật, đe dọa BV, áp lực họ…Rút quân thực ra chỉ để câu giờ trước sự sốt ruột của người dân. Những trận oanh tạc càng gây xáo trộn trong nước hơn là đạt thắng lợi chiến trường. Chính sách Kissinger và Nixon dựa trên lừa gạt và bí mật hơn là tìm sự ủng hộ một cách dân chủ để sống còn.

Hai tác giả Marvin Kalb, Bernard Kalb (6) cũng chỉ trích Nixon, Kissinger nhiều điểm về Hiệp định ngưng bắn. Ngày 11/9/1972 Kisinger tới Moscow đàm luận với Tổng bí thư Brezhnev trước khi tới Paris. Kissinger ở Moscow bốn ngày để thảo luận thương thuyết giữa việc Nga cần mua lúa mì, Mỹ cần chấm dứt chiến tranh VN. Kissinger tới Moscow đúng lúc Brezhnev đang cần cứu trợ vì nạn mất mùa, thiếu hụt lúa mì trầm trọng, may cho Nga sô TT Nixon lại không khai thác tình trạng này của Nga. Nixon hy vọng Sô viết sẽ áp lực Hà Nội ký kết Hiệp định ngưng bắn tại Paris, Kissinger đồng ý về điểm này, ông luôn nghĩ Hà nội chỉ là khách hàng của Nga hơn là đồng minh xung kích độc lập.

Trong nội bộ tham mưu của Kissinger, các phụ tá của ông như Tướng Haig, Negroponte lại cho rằng BV thay đổi chính sách, chịu nhượng bộ ngày 9/10/1972 (không đòi lật đổ Thiệu, lập Chính phủ liên hiệp) không phải vì áp lực của Sô viết mà do hậu quả liên tục của việc Mỹ ném bom và phong tỏa hải cảng (năm 1972). Kissinger thì luôn tin vào sự phân tích quyền lực siêu cường, tin lời hứa của Brezhnev rằng trong vài tuần nữa BV sẽ linh động. Đánh giá Brezhnev dựa trên việc Lê Đức Thọ mới đây trước khi tới Paris đã dừng tại Moscow. Chỉ ít ngày sau chính phủ đã chấp thuận một thỏa ước thương mại lớn khác thường để Nga mua ít nhất là 750 triệu đô la lúa mì của Mỹ do các công ty tư xuất cảng trong ba năm.

Marvin Kalb và Bernard Kalb cho rằng Kissinger nhiệt tình với sự thương thuyết mà không biết, không để ý tới tin tình báo về sứ mất mùa to tát của Nga. Ngoài ra ông ta cũng không để ý đến việc các nhà buôn lúa mì tư nhân Mỹ đã bán cho Nga khối lượng lúa mì là bao nhiêu để hậu quả là người Nga được lúa, bánh mì còn người Mỹ phải chịu thiệt nặng. Cộng sản đã tỏ ra khôn ngoan trong việc buôn bán với Tư bản, họ đã mua được một khối lượng lúa mì khổng lồ với giá rẻ mạt, thấp hơn giá thị trường khi ấy rất nhiều. Cuối cùng tiền thuế của người dân Mỹ đóng cho chính phủ đã được đem trợ cấp cho việc mua lúa của Nga.

Ngoài ra việc xuất cảng lúa mì này đã khiến cho lúa mì trở nên khan hiếm ngoài thị trường Mỹ, giá bánh mì, thực phẩm tăng vọt, sữa thịt cũng hối hả lên nhanh. Người tiêu thụ và cả nên kinh tế Mỹ phải chịu hậu quả nặng vì Kissinger, Nixon đã không quan tâm tới hậu quả kinh tế của việc thượng lượng. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi chính trị mà không chịu nhìn xa hơn thế. Trên đây là những ý kiến của Marvin Kalb, Bernard Kalb chỉ trích Kissinger, Nixon "khôn nhà dại chợ" đã bán lúa mì cho Nga với giá rẻ mạt chỉ vì quá sốt ruột trong việc ký kết Hiệp định Paris.

Kalb cũng nói về khuyết điểm của việc ký kết (7): Hiệp định ký kết 23-1-1973 (Kissinger ký tắt với Thọ ngày 23) xem ra không hơn gì bản dự thảo hai bên định ký ngày 26-10-1972 trước đó đó đúng ba tháng mặc dù đã oanh tạc BV ồ ạt tháng 12.

Kissinger đã cố xác nhận ba tháng này có giá trị, cần thiết, có lần ông nói với Marvin Kalb và Bernard Kalb như nó đã loại bỏ ý nghĩa mơ hồ về chính phủ Liên hiệp, sau đó đặc tính Quốc gia của miền nam đã được thể hiện rõ ràng qua xác định của khu phi quân sự (DMZ), cuối cùng lực lượng giám sát quốc tế được củng cố, thủ tục , khi nào ký Hiệp định đã được giải quyết, vấn đề ngôn ngữ đã được làm sáng tỏ. Bản liệt kê những lợi ích đòi được sau ba tháng chiến tranh (từ tháng 10/72 tới tháng1/73) của Kissinger đã bị vài chuyên viên theo dõi hòa đàm nghi ngờ.

Một viên chức nói "Cuộc oanh tạc vĩ đại không đạt tiến bộ gì mấy. Cái mà B-52 làm được một chút tháng 1/73 thực ra chỉ là bản Dự thảo có từ tháng Mười và đó là tất cả những gì chúng ta muốn". Chỉ có một chút thay đổi ở Hiệp định sau cùng đã ký, sự khai thông thật ra đã có từ tháng Mười. Một viên chức cho rằng khoảng thời gian này ta rất bối rối, phải chăng ta đã ký Hiệp định tháng Giêng (1973) mà đáng lý ta đã ký từ tháng Mười (1972). Hành pháp cho rằng trận oanh tạc (cuối 1972) đã khiến BV phải bò lại bàn hội nghị ký kết những khoản do Mỹ yêu cầu. Nhưng viên chức trên cho rằng trận oanh tạc dữ dội ấy chỉ để yểm trợ tâm lý và quân sự cho miền nam VN, có mục đích tàn phá bộ máy chiến tranh BV cũng như răn đe Nga, Trung Cộng hơn là đòi hỏi BV nhượng bộ tại bàn hội nghị.

Nhận xét

Để vấn đề được dễ hiểu hơn, tôi xin nhắc sơ tiến trình hòa đàm như sau.

Từ 1969 BV đưa ra những điều khoản cứng rắn như mệnh lệnh cho Mỹ.

-Mỹ phải rút quân đơn phương

-Loại bỏ Nguyễn văn Thiệu.

-Lập chính phủ Liên hiệp.

-Cắt hết viện trợ cho VNCH.

Mãi cho tới tháng 10-1972 Hà Nội mới chịu nhượng bộ (có thể do Nga áp lực, do ị thua nặng trận mùa hè 1972, biết Nixon sẽ tái đắc cử tháng 11-1972).

Trong giai đoạn này có hai chủ trương hòa đàm:

-Nixon và Kissinger không nhượng bộ Hà nội, cương quyết không đầu hàng CS, hòa bình trong danh dự, không loại bỏ chính phủ Thiệu .

-Thành phần đối lập (opponents) như Quốc hội thù nghịch, phản chiến, đảng Dân chủ… có chính sách trái ngược. Đối lập chiếm đa số trong giai đoạn này, họ muốn ký Hiệp định sớm, nhượng bộ BV, cắt viện trợ VNCH để đánh đổi hòa bình và tù binh Mỹ, sẵn sàng bỏ Đông dương từ 1969 để rút khỏi cuộc chiến sa lầy.

Bốn điểm mà Hà nội đưa ra trên đây thực ra chỉ là đòi Mỹ và VNCH đầu hàng không điều kiện, giao miền nam cho họ. Sở dĩ CS ngoan cố như vậy vì biết Nixon đang bị Quốc hội, phong trào phản chiến chống đối, thúc ép ký sớm. TT Nixon cho biết (8) chính đám biểu tình đã nối giáo cho giặc kéo dài chiến tranh. Nhìn chung Hành pháp đang ở thế yếu trong đàm phán với CS.

Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, không đòi lật đổ chính phủ Thiệu, không Liên hiệp, lập Hội đồng hòa giải dân tộc hữu danh vô thực, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền Nam nhưng nhất quyết không rút quân về Bắc. Mỹ và BV ký Dự thảo hiệp định ngày 9-10-1972, hai bên dự định sẽ ký chính thức ngày 26-10. Ngày 19 Tiến sĩ Kissinger sang Sài Gòn để tường trình về Dự thảo Hiệp định tin tưởng TT Thiệu sẽ chấp nhận nhưng bị Thiệu và ban tham mưu chống đối dữ dội. Kissinger mới đầu dỗ ngon dỗ ngọt rồi hăm dọa nhưng ông Thiệu vẫn bác bỏ Dự thảo. Ở Sài gòn được bốn hôm, Kissinger điện tín về tòa Bạch Ốc đề nghị ký riêng với BV nhưng Nixon từ chối, ông không muốn ký trước bầu cử Tổng thống 7-11-1972 vì biết trước sẽ tái đắc cử. Nixon khuyên Kissinger dừng ép Thiệu, hãy để cho ông ta thoải mái.

Hiệp định đáng lý ký từ 26-10-1972 bị trở ngại vì bị VNCH bác bỏ và Nixon cũng không muốn ký riêng với BV. Phái đoàn CS ngoan cố khiến Nixon phải cho oanh tạc miền Bắc dữ dội cuối năm 1972, Hiệp định đã được ký kết đúng ba tháng sau vào ngày 27-1-1973.

Những lời khen, ca tụng Nixon như trên cho thấy người dân đã khao khát hòa bình từ lâu, dù là người ủng hộ cũng như chống Nixon đều đã quá chán cuộc chiến sa lầy. Truyền thông ca ngợi TT Nixon vì ông đem lại hòa bình, lấy tù binh, đem quân về nước mà không bỏ rơi đồng minh, không lật đổ chính phủ Thiệu theo yêu cầu của Hà Nội mà Nixon cho đó là sự đầu hàng hèn hạ (abject capitulation). Trái với đường lối của Nixon, đảng Dân chủ, Quôc hội thù nghịch, phong trào phản chiến…chủ trương cắt viện trợ VNCH, lật đổ chính phủ Thiệu theo đòi hỏi của Hà nội để sớm có hòa bình lấy tù binh về nước. Người ta ca ngợi Nixon can đảm, một mình chống chọi biết bao mũi dùi tấn công của đối lập, của Quốc hội thù nghịch, của phản chiến.. họ muốn chấm dứt chiến tranh ngay.

Nixon thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7-11-1972, đạt 60.7% số phiếu phổ thông, hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu, đạt 520 phiếu cử tri đoàn (hơn 90%) vì người ta thấy ông sắp mang lại hòa bình, đó là hòa bình trong danh dự. Nhiệm kỳ 1969-1972 của Nixon diễn sự giằng co giữa Nixon, Kissinger và những người Đối lập nhất là phong trào Phản chiến, Quốc hội thù nghịch, người Mỹ gọi đây là cuộc chiến tại đất nhà.

Nixon nói (9)

"Những kẻ chống đối muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tôi cũng làm thế. Nhưng họ không thấy sai trái ở chỗ bỏ rơi người dân miền nam VN để chấm dứt cuộc chiến ngay Tôi thấy thật là bất nhân khi ta để cho bọn độc tài Hà nội dựng cơ sở tại Sài Gòn. Là Tổng thống, tôi có trách nhiệm phải làm cái gì đúng cho đất nước".

Các sử gia kề trên chỉ trích Nixon, Kissinger sau ba tháng chiến tranh, sau khi dội 20 ngàn tấn bom xuống Hà Nội, Hải phòng cuối 1972 đã không đòi thêm được gì cả, bản Hiệp định đúng ra phải ký từ tháng mười.

Sự thực trận oanh tạc từ 18 tới cuối tháng 12-1972 trước hết để kéo BV lại bàn hội nghị, phái đoàn BV bỏ hòa đàm từ 13-12 không trở lại. Họ đánh hơi thấy phiên họp Quốc hội thượng tuần tháng 1-1973 có thể sẽ ban hành luật chấm dứt chiến tranh Đông Dương, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy hòa bình và tù binh Mỹ khi ấy chẳng cần họp hành vì Hòa đàm Paris sẽ đương nhiên bị dẹp. Trận oanh tạc cuối 1972 cũng là để đánh phá hạ tầng cơ sở BV khiến họ suy yếu.

Nixon nhanh tay xử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH… để đánh đổi lấy 580 người tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.

"Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt" (10)

Kissinger sang Sài Gòn từ 19 tới 23 tháng Mười 1972 để thuyết phục ông Thiệu ký Hiệp định nhưng như ta đã nói VNCH bác bỏ. Kissinger đánh điện về cho Nixon đề nghị ký riêng với BV dự trù ngày 26-10 nhưng Nixon từ chối vì không muốn có Hiệp định trước bầu cử, người ta sẽ cho là ông dùng Hiệp định để lấy phiếu, thực ra theo thăm dò ông đã vượt rất xa McGovern.

Walter Isaacson không đồng ý với đường lối đàm phán bí mật của Kissinger, Nixon như trên nhưng thực ra nếu công khai lại dễ bị Quốc hội, người dân chống đối hơn nữa.

Theo Marvin Kalb, Bernard Kalb(11) Nixon không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, người bạn đồng minh, cũng không muốn vội ký riêng với Thọ, kẻ địch. Như thế việc ký kết không thành tháng Mười có lý do riêng, trận oanh tạc tháng 12-1972 cũng đã đạt kết quả mong muốn ngoài việc khiến Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị, đánh phá bộ máy chiến tranh của BV và cảnh cáo cho Moscow, Bắc Kinh biết Mỹ sẽ hành động mạnh khi quyền lợi bị đe dọa.

Như trên các phụ tá của Kissinger đã chỉ trích cuộc oanh tạc BV dữ dội cuối năm 1972 nhưng vẫn không trục xuất được quân đội BV ra khỏi miền nam, VNCH cũng đã cực lực phản đối thất bại này của Hiệp định. Về điểm này Nixon đã có câu trả lời rõ ràng trong (12)

"Nhưng có một vấn đề then chốt mà chúng ta không thể nào lay chuyển BV thay đổi lập trường: Họ từ chối rút quân khỏi miền nam VN. Từ đầu chí cuối họ xác nhận đây là nội chiến và từ chối nhìn nhận đóng quân ở miền nam. Hà Nội vì thế bác bỏ yêu cầu của ta đòi họ rút quân lấy cớ họ không can thiệp vào cuộc chiến.

Chúng tôi biết không thể nào buộc họ phải nhượng bộ điều này. Có một châm ngôn ngoại giao là ta không thể thắng tại bàn hội nghị nếu cái mà ta không thắng ở trận địa. Mặc dù VNCH đã đẩy lui địch trước mùa mưa. BV

Vẫn còn chiếm một diện tích rộng dọc theo khu phi quân sự và tại cao nguyên. Chúng tôi biết nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Nếu ta đòi BV rút quân bằng được sẽ không có Hiệp định"

Sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù BVbị thảm bại, tàn quân của họ vẫn còn đóng tại vùng I và II. Sở dĩ Hà Nội không chịu rút quân về Bắc phần vì họ đã nướng một triệu người, nay chẳng lẽ không được gì, vả lại họ biết rõ Nixon đang bị Quốc hội và phản chiến chống đối thúc ép kỳ Thỏa ước ngưng bắn để sớm có hòa bình, người Mỹ đã quá sốt ruột.

Nixon nói (13)

"Quốc hội sẵn sang bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu ta không ký được Hiệp định…..

….Ngày 2/1/1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi đã rút quân về nước và lấy lại tù binh…. Hai ngày sau, bầu cử nội bộ Dân chủ Thượng viện cũng thông qua dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận-12 chống.

Chúng ta bị bó buộc phải kết thúc thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình ở Việt Nam, nó không hoàn toàn, có nhiều khuyết điểm. Tôi muốn thương thuyết một Hiệp định tốt đẹp hơn nhưng chúng ta không thể chần chờ thêm để được những khoản tốt hơn khi Quốc hội sắp ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho Hà Nội.

Đó không phải là giờ phút tốt đẹp nhất của ta, mà là giờ phút cuối cùng.

(It was not our finest hour- but it was the final hour)"

Larry Berman cũng nói như vậy(14) , đầu tháng 1-1973 Quốc hội dọa cắt viện trợ Đông Dương để lấy tù binh, và rút quân. Quốc hội khóa 93 dự định họp ngày 3-1-1973. Dự luật chấm dứt chiến tranh đang tiến hành. Cuối tháng 11-1972, Nixon đã bị các vị chức sắc Quốc hội gồm John Stennis, Barry Goldwater và Gerald Ford … lưu ý nếu miền nam VN gây trở ngại hòa đàm, Quốc hội sẽ ra luật đổi lấy tù binh bằng rút hết quân, cắt viện trợ VNCH với tỷ lệ phiếu 2-1 tại Hạ Viện (15)

Thời điểm này, theo Nixon, Quốc hội Dân chủ tỏ ra rất khó chịu khi hòa đàm bị trở ngại từ phía miền nam VN, họ đang đe dọa thỏa mãn yêu cầu của Hà Nội: Cắt viện trợ VNCH, rút quân để đổi tù binh và ngưng bắn.

Nixon nói (16)

"Tôi biết rằng Hiệp định có nhiều khuyết điểm. Nhưng tôi nghĩ nhìn chung cũng tốt đẹp. Và tôi biết rằng trong khi Quốc Hội đang phản đối ầm ĩ, chúng ta không thể làm gì khác hơn thế".

TT Nixon nói với Kissinger nếu không ký được Hiệp định Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, đó là thảm kịch. khi ấy Hành pháp sẽ không thể giúp đồng minh VN được. Nếu chần chờ để đòi thêm những khoản tốt hơn chỉ là già néo đứt dây, có thể sẽ mất cả chì lẫn chài.

Nixon thuyết phục Thiệu việc BV rút quân không quan trọng, đó chỉ là đám tàn quân CS tại những vủng dân cư thưa thớt mà thực ra viện trợ tiếp tục của Quốc Hội cho miền nam VN và sự cho phép cưỡng bách thi hành Hiệp định bằng B-52 mới là quan trọng. TT Nixon cho rằng giấy mực cũa Hiệp định không quan trọng bằng bom đạn của B-52.

Nếu BV rút hết quân trong khi Quốc hội cắt viện trợ, không cho oanh tạc trừng phạt vi phạm thì cũng vô ích, miền Nam sẽ sụp đổ vì không được cung cấp tiếp liệu đạn dược.

Nixon nói (17)

"Sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt. Nó phụ thuộc vào việc Nước Mỹ cưỡng bách thi hành Hiệp định cùng với việc tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng vũ lực. Điều đó chỉ có được nếu Sài Gòn được Quốc Hội ủng hộ. Nếu chúng ta không giải quyết cuộc chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến tranh vào tháng Một (1973). Nếu Quốc hội kết luận rằng miền Nam Việt nam gây trở ngại việc ký kết, việc này có thể khiến ta (Hành pháp) không giúp được đồng minh (túc VNCH) nếu cần. Tuy nhiên tôi cũng để cho Thiệu có thời gian suy nghĩ".

Tháng 11 và 12 năm 1972 ông Thiệu mở chiến dịch lên án Kissinger và Hành pháp Mỹ đã bắt ép VNCH ký Hiệp ước bất bình đẳng khi để cho BV còn đóng quân ở miền nam. Sự chống đối này chỉ là vô ích, đòi hỏi những cái mà người ta không thể thỏa mãn được như đã nói trên. TT Nixon không thể đòi Hà Nội rút quân vì Hành pháp đang ở thế yếu bị Phản chiến, Quốc hội thúc ép ký gấp. Nếu hòa bình trở ngại Quốc hội sẽ ra tay, khi ấy sẽ là một thảm kịch cho cả Đông Dương

Trả lời phỏng vấn của tờ báo Tây Đức Der Spiegel vào năm 1979 tại hải ngoại, ông Thiệu cũng đã xác nhận sự thất bại không phải do CSBV còn đóng quân tại miền nam mà vì không được Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ quân sự cũng như sự yểm trợ hoả lực, có nghĩa là miền nam sụp đổ không phải do Hiệp định Paris

Sau bốn năm đàm phán Nixon và Kissinger chỉ có thể giúp chính quyền Nguyễn văn Thiệu còn tồn tại không bị lật đổ và miền nam không bị liên hiệp, nhưng không thể đòi BV rút quân như đã nói.

Cuối cùng mỗi bên được một tí, nhưng riêng Chính Phủ Cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tục gọi là Việt Cộng thì chẳng được tí gì cả ngoài cái bánh vẽ Hội đồng hòa giải dân tộc. Sự thực Việt cộng cũng không có thực lực, họ bị nướng gần hết quân trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, sau này chỉ còn khoảng 20,000 người trang bị vũ khí nhẹ. Từ những năm 1966, 1967 trở đi Mặt trận Giải Phóng đã bị CSBV sỏ mũi khi họ xâm nhập ồ ạt miền Nam. Sau này người Mỹ mới biết việc đòi lật đổ Thiệu và lập chính phủ Liên Hiệp là do Chính phủ cách mạng lâm thời (MTGP) yêu cầu BV đưa ra bàn hội nghị. Sau khi bị nếm những trận oanh tạc long trời lở đất cuối 1972, BV phải loại bỏ những yêu sách này.

CSBV chiếm được miền nam VN ngày 30-4-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời vội in truyền đơn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc Trung Lập nhưng bị Hà Nội khiển trách và dẹp bỏ ngay để thống nhất đất nước. Mặt trận giải phóng hay Chính phủ cách mạng lâm thời chẳng là cái thá gì, chỉ là công cụ của BV.

Ngoài ra trong theo nhận định riêng của Henry Kissinger trong hồi ký White House Years (18): Mỹ đã hai lần sai lầm lớn:

-Sau khi Hòa đàm tiến hành được 5 tháng, Tổng thống Johnson đã nhượng bộ Hà Nội cho ngưng oanh tạc toàn diện BV cuối tháng 10-1968.

-Từ 1969 tân Tổng thống Nixon cho rút quân đơn phương để xoa dịu chống đối tại Mỹ và hy vọng Hà Nội đàm phán nghiêm chỉnh.

Nhưng cuối cùng Hà Nội vẫn ngoan cố không chịu đàm phán và hai nhượng bộ lớn kể trên chỉ là vô ích, đúng lý ra phải oanh tạc, đánh mạnh BV từ 1970, chúng là bọn thân lừa ưa nặng

Theo nhận định của Kissinger, Hà nội không muốn hòa đàm, Hiệp định, hòa bình mà chỉ muốn dùng bạo lực tiếp tục xâm lăng. Ông ta nói đúng, năm 1954 họ vờ lên án chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp định Genève thực hiện Tổng tuyển cử để có cớ xâm lược miền nam và bây giờ tháng 1-1973 họ ký Hiệp định chỉ để chờ Mỹ rút hết, nghỉ ngơi rồi tiếp tục cuộc chiến xâm lược.

Như trên tôi nói về hình thức của Hiệp định còn thực chất của nó thì khác hẳn, Hiệp định Paris chỉ là một hình thức cho vui, thực chất của vấn đề nằm ở chỗ:

-Đối với Mỹ đây là cách để rút ra khỏi Đông dương sao cho êm đẹp, cho khỏi bị mất mặt.

-Đối với Hà Nội Hiệp định chỉ là nghỉ giải lao để đánh tiếp, ngay sau khi ký Hiệp định, BV cho mở đường xa lộ Đông Trường Sơn ngày đêm chuyển vận vũ khí vào Nam chờ ngày tổng tấn công dứt điểm.

Trọng Đạt

Cước chú

(1) No Peace No Honor… các trang 235, 236, 238

(2) Trang 238, sách kể trên

(3) Trong Kissinger A Biography, trang 483.

(4) Sách nói trên trang 484.

(5) Sách nói trên trang 485

(6) Trong cuốn Kissinger (trang 345, 346, 347)

(7) Trang 421 sách kể trên: (What did those three extra months of war accomplish – the three months between October 26 and January 23, including the massive raids against the north in December?)

(8) Trong No More Vietnams trang 127

(9) Sách kể trên trang 127

(10) No More Vietnams trang 158.

(11) Trong Kissinger trang 422 (He did not want to sign an agreement without Thieu, an ally. He did not want to be stampeded into an agreement by Tho, an enemy).

(12) No More Vietnams trang 152 (But one major issue we could not budge the North Vietnamese from their positions: They refused to withdraw their forces from South Vietnam)

(13) Trang 1969-1970 sách kể trên

(14) No Peace No Honor… trang 221,

(15) Sách nói trên, trang 200.

(16) No More Vietnams trang 167 (But I believed that on balance it was sound. And I knew that, in light of the growing stridency of our opposition in Congress, we had no alternative to signing it)

(17) Sách nói trên trang 155

(18) Chương 8, The Agony of Vietnam trang 276-311