Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Những dấu hiệu cảnh báo Trung Quốc đang hạ cánh cứng

Nguồn cafef

Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm, chỉ số Shanghai Composite lao dốc, hàng tồn kho tăng cao. Có thể nói khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc đang hạ cánh cứng.
Nhiều thập kỷ nay, các chuyên gia đã dự đoán cuối cùng thì kinh tế Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ với nền kinh tế kế hoạch, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Mặc dù vậy, qua nhiều cuộc khủng hoảng, Trung Quốc vẫn đứng vững và thậm chí hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, dường như lần này mọi thứ đã khác. 

Thặng dư thương mại sụt giảm nghiêm trọng

Lợi nhuận công nghiệp âm

Lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh vì lực cầu yếu, lạm phát tiền lương và thuế cao

 Chinese corporate profits are being hit by weak demand, wage inflation and high taxes

Số đơn hàng sụt giảm, hàng tồn kho "chất cao như núi", chi phí lương cùng chi phí thuế tăng cao đang ảnh hưởng đến lợi nhuận và rất nhiều công ty phải phá sản. Hơn 380 trong tổng số 760 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc dự báo lợi nhuận năm 2012 sẽ sụt giảm. 


Chỉ số Shanghai composite rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007
The Shanghai composite has crashed to its lowest levels since the crisis

GDP vẫn tiếp tục lao dốc

And GDP growth is still dipping

Chính phủ buộc phải nỗ lực "tái cân bằng" nền kinh tế

So the government has been forced to halt efforts to "rebalance" the economy

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Ủy ban Cải cách và phát triển kinh tế Trung Quốc (NDRC) công bố đẩy mạnh chuyển dịch từ  nền kinh tế tập trung vào đầu tư sang hướng về nhu cầu nội địa.  Tuy nhiên, sự suy giảm gần đây buộc chính phủ lại phải đưa ra gói kích thích trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Phát biểu tại hội nghị APEC mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhận định rất có thể Trung Quốc sẽ phải gạt bỏ mong muốn cân bằng sang 1 bên. 

Tăng trưởng GDP bớt phụ thuộc vào xuất khẩu mà lại phụ thuộc vào các gói kích thích thích

And GDP growth has become less about exports, and more about stimulus again

Lương của khu vực nông nghiệp tăng vọt

Adding to the challenges, Chinese wages have been rising in the rural and urban sector

Mức chênh lệch thu nhập quá lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị khiến người dân nông thôn đổ xô lên thành phố để tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2003 – 2004, lương của khu vực nông thôn thậm chí còn tăng nhanh hơn so với thành thị. 

Các hãng sản xuất lớn tháo chạy khỏi Trung Quốc

Wage inflation has caused China to lose manufacturing jobs

Do chi phí phải bỏ ra để chi trả tiền lương cho các lao động Trung Quốc ngày càng tăng cao, các hãng sản xuất lớn đã rời bỏ "công xưởng" của thế giới và tìm đến những nước lân cận có nhiều lợi thế hơn như Việt Nam, Campuchia và Myanmar. 

Chính sách 1 con tạo nên gánh nặng dân số 

Chính sách 1 con của Trung Quốc không chỉ khiến nguồn cung lao động bị ảnh hưởng mà còn khiến tỷ lệ dân số phụ thuộc ngày càng tăng lên. Theo thống kê, có đến 85% những người sinh ra sau năm 1980 không bao giờ làm các công việc nhà nông. Họ thà chọn thất nghiệp còn hơn phải làm những công việc chân tay. Đồng thời, họ cũng có xu hướng nhảy việc thường xuyên. 

Các doanh nghiệp nhà nước không còn thống trị nền kinh tế
 
And China's state-owned enterprises no longer dominate the economy

Các doanh nghiệp nhà nước đang dành nhiều khoảng trống hơn cho khu vực tư nhân. Năm 1990, lao động của khu vực nhà nước chiếm đến 60% dân số thành thị. Đến năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 19%. Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước so với tổng đầu tư của nền kinh tế giảm từ 58% năm 2004 xuống còn 33% tính đến tháng 2/2012. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn thống trị trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông và tài chính. 

Kinh tế toàn cầu đang suy giảm và đồng nhân dân tệ chịu nhiều áp lực

Kinh tế toàn cầu được dự báo là sẽ tiếp tục suy giảm trong 2 đến 3 năm nữa. Đây là sẽ là 1 đòn giáng mạnh vào xuất khẩu của Trung Quốc. 

Thêm vào đó, môi trường quốc tế cho các khoản đầu tư nước ngoài của Trung Quốc cũng đang bị xói mòn. Các nước không còn tin vào Trung Quốc và thậm chí còn nghi ngờ Trung Quốc sẽ ăn cắp công nghệ hoặc tìm cách kiểm soát nguồn tài nguyên của họ. 

Cuối cùng, việc các nước phương Tây kêu gọi nâng giá đồng nhân dân tệ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Trung Quốc. 

Thu Hương

Theo TTVN/BI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét