Khẩn cấp lắp đặt hệ thống quan trắc
Lên tiếng với báo chí trong nước hôm thứ Ba, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Xuyên, chuyên gia hàng đầu của Viện Vật Lý Địa Cầu Việt Nam, tuyên bố dứt khoát là trước tâm trạng hoảng loạn ngày càng gia tăng ở Bắc Trà My thì không thể viện dẫn bất cứ lý do nào để tiếp tục chậm trễ việc lắp đặt các máy quan trắc động đất quanh nhà máy thủy điện Sông Tranh 2.
Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do, GSTS Nguyễn Đình Xuyên giải thích sự khẩn thiết phải lắp đặt hệ thống quan trắc để kịp theo dõi và phát hiện điều ông gọi là động đất phát sinh kèm theo tích nước hồ chứa:
Cần phải theo dõi động đất xảy ra ở đâu và như thế nào, muốn vậy phải lắp đặt hệ thống trạm quan sát, ít nhất là ba trạm và tốt thì năm trạm. Một trạm ở đúng khu vực thủy điện và những trạm khác ở xung quanh , để ghi nhận tức thời nguy cơ động đất, những hoạt động di chuyển của nó để đề phòng, chẩn đoán những trận động đất xảy ra trong tương lai gần.
Theo vị giáo sư từng đứng đầu Viện Vật Lý Địa Cầu, để phán đoán về động đất ở Sông Tranh 2 thì phải quan sát và nghiên cứu thực tế dựa căn bản trên khoa học chứ không thể theo người này người kia, nghe tin này tin nọ và đoán thế này thế khác mà được:
Ngày trước tôi nghiên cứu hiện tượng này ở đập thủy điện Hòa Bình năm 1989, bây giờ hiện tượng đang xảy ra ở thủy điện Sông Tranh tôi thấy nó hơi giống nhau, bởi vậy cần nghiên cứu và đưa ra kết luận đúng đắn ở đây.
Muốn theo dõi thì phải đặt hệ thống quan trắc, phải khảo cứu kỹ lưỡng hơn về địa chất, kiến tạo và động đất. Tôi thấy cái đấy làm riêng cho thủy điện Sông Tranh là chưa đủ kỹ, chưa đủ chi tiết. Quan sát động đất thì chưa gặp cái gì, cho nên việc tôi vừa nói là cần phải làm ngay.
GSTS Nguyễn Đình Xuyên
Thứ nhất, tôi phải nói tôi không phải tác giả khảo sát động đất thủy điện Sông Tranh mà tôi nghiên cứu động đất ở Việt Nam nói chung mà có thể áp dụng được cho vùng thủy điện Sông Tranh. Những cái gì đã đưa ra kết luận thì bây giờ vẫn còn nguyên giá trị, tức là vẫn đúng. Thế nhưng bây giờ nó xảy ra như thế nào thì cần phải theo dõi, muốn theo dõi thì phải đặt hệ thống quan trắc, phải khảo cứu kỹ lưỡng hơn về địa chất, kiến tạo và động đất. Tôi thấy cái đấy làm riêng cho thủy điện Sông Tranh là chưa đủ kỹ, chưa đủ chi tiết. Quan sát động đất thì chưa gặp cái gì, cho nên việc tôi vừa nói là cần phải làm ngay.
Thứ Bảy tuần trước, ngày 8 tháng Chín, phó viện trưởng Viện Vật Lý Địa Cầu, tiến sĩ Lê Huy Minh, thông báo có 11 trận động đất liên tiếp tại khu vực Bắc Trà My từ tối ngày 3 đến nay.
Tuy nhiên tiến sĩ Lê Huy Minh đã không nói rõ trong số mười một lần rung chuyển đó thì bao nhiêu lần được quan trắc trực tiếp bằng máy của Viện Vậy Lý Địa Cầu, bao nhiêu lần được ngoại suy bởi các máy gia tốc ghi lại mức rung động của Ban Quản Lý Dự Án.
Dưới mắt GSTS Nguyễn Đình Xuyên, Viện Vật Lý Địa Cầu không nắm được diễn biến thực tế động đất tại Bắc Trà My suốt thời gian qua nếu chỉ dựa vào một chương trình hợp tác với Đài Loan qua một trạm quan trắc đặt tại tỉnh Bình Định và một trạm quan trắc đặt tại Huế.
Ngay cả trong trận động đất tối 3 tháng Chín, ông nói tiếp, trạm quan trắc cũng đã không truyền được tín hiệu tức thời về sở chỉ huy trung tâm ở Hà Nội.
Trách nhiệm và kinh phí
Trong khi đó, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Phương, phó giám đốc Trung Tâm Báo Tin Động Đất Và Cảnh Báo Sóng Thần Viện Vật Lý Địa Cầu, tán đồng ý kiến của GSTS Nguyễn Đình Xuyên về việc lắp đặt ngay hệ thống các trạm quan trắc quanh Sông Tranh 2, mặt khác phân tích thêm điều ông gọi là số liệu nghèo nàn từ suy đoán hay nhận định
Dự án đấy vẫn chưa được bắt đầu bởi vì chúng tôi vẫn còn chưa nhận được kinh phí, đấy là cái hiện thực. Tóm lại, việc đấy hiện nay đã trở nên rất khẩn cấp và tôi nghĩ rằng trong thời gian tới thì chúng tôi sẽ có điều kiện để triển khai mạng lưới đó nếu được cấp kinh phí đầy đủ để mua máy móc thiết bị.
PGSTS Nguyễn Hồng Phương
Số liệu ở khu vực Bắc Trà My, xảy ra dồn dập trong vòng hai năm trở lại đây, phần lớn là những trận động đất từ 3 đến trên 3 đến trên 4 độ Richter. Như vậy thì chúng ta không có khả năng, tức mạng lưới đài trạm quan trắc quốc gia chỉ chịu trách nhiệm đo những trận động đất từ 3,5 trở lên, và như vậy thì những trận động đất nhỏ xảy ra tại khu vực địa phương thường là bị bỏ sót. Chính vì thế trong thời gian vừa qua là khu vực Bắc Trà My có những trận động đất nhỏ và mạng lưới đài trạm của Viện Vật Lý Địa Cầu cũng như của quốc gia đã bỏ sót những trận động đất nhỏ.
Chúng tôi cho rằng nếu chúng ta có mạng lưới đài trạm quan trắc tại địa phương, do địa phương quản lý hoặc do Ban Quản Lý Dự Án thủy điện Sông Tranh quản lý, thì chúng ta sẽ có được số liệu nhiều hơn để mà có thể dự đoán được xu thế biến động của chế độ hoạt động động đất tại khu vực Bắc Trà My, phục vụ cho công tác đánh giá nguy hiểm và bảo đảm an toàn địa chấn cho Bắc Trà My.
Dự án đấy vẫn chưa được bắt đầu bởi vì chúng tôi vẫn còn chưa nhận được kinh phí, đấy là cái hiện thực. Tóm lại, việc đấy hiện nay đã trở nên rất khẩn cấp và tôi nghĩ rằng trong thời gian tới thì chúng tôi sẽ có điều kiện để triển khai mạng lưới đó nếu được cấp kinh phí đầy đủ để mua máy móc thiết bị.
Một vấn đề quan trọng khác cần được quan tâm một cách đầy đủ hơn, PGSTS Nguyễn Hồng Phương nhấn mạnh:
Đó là chính sách của chính quyền địa phương cũng như của ban quản lý dự án thủy điện, đối với cuộc sống, sinh hoạt và công việc bình thường của người dân khu vực Bắc Trà My. Bởi vì có vẻ như họ chỉ quan tâm đến cái đập thủy điện, mà đập thủy điện đấy được thiết kế để có thể chịu đựng được những rung chấn mạnh hơn rất nhiều so với những rung chấn hiện tại, thì nó vẫn an toàn về một nghĩa nào đó.
Bởi vì chính sự hiện diện của đập thủy điện đó đã làm thay đổi cuộc sống người dân ở khu vực đó, thì những ai trong số các cơ quan ở đấy đều phải có trách nhiệm liên quan đều phải quan tâm tới vấn đề
PGSTS Nguyễn Hồng Phương
Nhưng mà người dân hiện đang phải sống trong lo sợ hàng ngày, đã chịu những thiệt hại nhất định về nhà cửa tuy là chưa có thiệt hại về tính mạng. Thế thì chính quyền địa phương rồi ngay cả Ban Quản Lý Dự Án đập thủy điện rồi ngay cả chính phủ cũng phải có những sự quan tâm cần thiết tới kế hoạch lâu dài về việc giãn dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm ở gần lòng hồ đó.
Như vậy thì không phải giãn dân tức di họ sang một chỗ khác là xong mà phải nghĩ đến những vấn đề tiếp theo trong tương lai đối với người dân. Tức là nếu người ta đi khỏi vị trí đó thì người ta sẽ làm việc gì để sinh sống, hoặc người ta phải đổi việc đổi hình thức kiếm sống chẳng hạn.
Phó giám đốc Trung Tâm Báo Tin Động Đất Và Cảnh Báo Sóng Thần Nguyễn Hồng Phương nhắc lại:
Bởi vì chính sự hiện diện của đập thủy điện đó đã làm thay đổi cuộc sống người dân ở khu vực đó, thì những ai trong số các cơ quan ở đấy đều phải có trách nhiệm liên quan đều phải quan tâm tới vấn đề.
Để kết luận, ông nói đó là trách nhiệm trước hết của chính quyền địa phương, tiếp đến là toàn bộ chính phủ và các ngành liên quan, trong đó có cả các nhà khoa học và cả những người quản lý dự án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét