Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Cẩm nang Đấu tranh Bất tuân Dân sự của OCLP

Nguồn danluan

Nguyễn Công Huân chuyển ngữ

Dân Luận: Xin gửi bản dịch này tới các anh em hoạt động xã hội ở Việt Nam, những người đang từng bước theo dõi diễn biến cuộc cách mạng ở Hồng Kông. Sức mạnh của họ nằm ở tình thân ái và trí tuệ, và chính vì thế chúng ta luôn mong mỏi họ sẽ chiến thắng.

Bất tuân dân sự

(1) Ý nghĩa triết học

1. Bất tuân dân sự là hành vi phản kháng sự bất công bằng cách từ chối thực thi luật, nghị định hay trật tự xã hội. Những người tham gia nó sẽ không sử dụng đến bạo lực. Thay vào đó, họ chủ động chấp nhận những hệ quả pháp lý do sự phản kháng đem lại. Hành vi phản kháng không chỉ thể hiện tính văn minh mà còn phải tỏ thái độ bất tuân không chấp nhận hợp tác với nhà chức trách không công bằng, và phấn đấu thay đổi xã hội thông qua những cuộc đấu tranh liên tục. Những người yêu hòa bình thực sự không có nghĩa là họ từ chối chống lại cái ác, mà họ đấu tranh với cái ác một cách mạnh mẽ bằng phương pháp bất bạo động.

2. Sử dụng bạo lực chống lại bạo lực không chỉ làm tăng thêm sự thiên vị và sợ hãi, cho nhà cầm quyền lý do để đàn áp, và như thế củng cố địa vị của kẻ độc tài. Bất tuân dân sự là dùng tình yêu để chiến thắng lòng thù hận. Những người tham gia sẽ phải đối mặt với những đau khổ bằng thái độ cao quý, qua đó thu phục lương tâm của những kẻ đàn áp và giảm thiểu những sự thù hận đằng sau hành vi đàn áp. Quan trọng hơn là bất bạo động sẽ thu hút được sự thông cảm của những người bàng quan đang đứng ở bên ngoài, và cho mọi người thấy sự thiếu chính danh / chính nghĩa của tổ chức sử dụng bạo lực. Sự hy sinh của người đấu tranh chính là nhằm thức tỉnh công chúng.

3. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là thiết lập một xã hội biết tôn trọng sự bình đẳng, tha thứ, tình yêu và quan tâm lẫn nhau. Chúng ta chiến đấu chống lại một hệ thống bất công, không phải những cá nhân. Chúng ta không phá hủy hay làm bẽ mặt các cơ quan thực thi pháp luật, thay vào đó chúng tôi muốn lấy được sự tôn trọng và hiểu biết của họ. Chúng ta không chỉ cần tránh va chạm và đối đầu bạo lực, mà còn cần tránh phát triển lòng thù hận trong tim chúng ta.

4. Những người tham gia chiến dịch Chiếm Giữ Trung Tâm phải thực hiện đúng nguyên tắc bất bạo động nếu chúng ta muốn dành được sự cảm thông và ủng hộ của quần chúng. Các nhà đấu tranh không được tham gia vào các xung đột chân tay hay đấu khẩu với lực lượng thực thi pháp luật, không được làm tổn hại tới tài sản công. Khi đối mặt với bạo lực, bạn được phép che chắn nhưng không được phép chống lại. Khi đối mặt với bắt bớ, bạn có thể tạo thành một chuỗi người và nằm xuống để làm cho việc bắt bớ khó hơn, nhưng không được vùng vẫy mạnh. Người biểu tình cần thể hiện một thái độ hòa bình và duy lý với phẩm giá cao đẹp. Họ phải liên tục nhắc nhở bản thân thể hiện tiêu chuẩn đạo đức cao hơn của những người đàn áp, và như thế mới dành được sự ủng hộ của xã hội.

bzfucb8ceaasr5x.jpg

Người biểu tình Hồng Kông dơ cao hai tay, dấu hiệu cho thấy họ sẽ không phản kháng hay đánh trả khi đối mặt với đám đông khiêu khích.

(2) Nguyên tắc tham gia biểu tình bất bạo động

1. Triệt để tuân thủ việc sử dụng phương pháp bất bạo động. Trước mặt những người thực thi pháp luật và những người phản đối cuộc biểu tình của chúng ta, không bao giờ làm tổn thương ai về tinh thần cũng như thân thể, hoặc làm tổn hại tới các tài sản.

2. Hãy dũng cảm đối diện với nhà chức trách và chấp nhận trách nhiệm về sự bất tuân dân sự của mình. Không sử dụng mặt nạ để che mặt.

3. Không mang theo vũ khí hoặc bất kỳ vật gì có thể sử dụng như vũ khí.

4. Khi đối mặt với bắt bớ, hãy tạo thành một chuỗi xích và nằm xuống để tỏ thái độ bất hợp tác. Không dẫy dụa mạnh để tránh bị tổn thương.

5. Hãy dũng cảm đối mặt với bạo lực. Không tấn công trở lại. Di chuyển tới nơi an toàn và yêu cầu nhóm y tế và đồng đội trợ giúp.

6. Để dễ dàng truyền tin tới đám đông, không ai ngoại trừ người được giao nhiệm vụ được cầm loa pin. Đừng dựng lên những lá cờ dài hoặc biểu ngữ lớn có thể chặn tầm nhìn.

7. Lãnh đạo của cuộc biểu tình có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để thay đổi quyền lãnh đạo và duy trì trật tự tốt cho đến cùng.

8. Tôn trọng các quyết định của tổ chức OCLP. Mọi bất đồng chỉ được xem xét sau khi cuộc biểu tình đã hoàn tất. Tránh các hành vi có thể làm gián đoạn cuộc biểu tình.

998850_510512562419275_996867578738881944_n.jpg

Khi đối mặt với bắt bớ, hãy tạo thành một chuỗi xích và nằm xuống để tỏ thái độ bất hợp tác

Những vấn đề pháp lý

(1) Lưu ý về vấn đề pháp lý

OCLP là một phong trào bất tuân dân sự hòa bình, mục đích của nó là truyền cảm hứng cho những người khác trong xã hội, để cho họ nhìn thấy một số điều bất công trong luật pháp hay hệ thống chính trị hiện thời, và khuyến khích họ tham gia hỗ trợ sửa chữa những bất công đó. Những người tham gia vào bất tuân dân sự sẽ thách thức những bất công trong luật pháp hay trong hệ thống bằng cách thực hiện một số hành vi bất hợp pháp có giới hạn và sẽ chấp nhận hậu quả pháp lý của hành vi sai trái mà họ thực hiện. Điều này nhằm chứng minh sự quyết tâm của công dân Hồng Kông đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu ngay cả khi đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, và cũng là để khuyến khích phần còn lại của xã hội tham gia. Mặc dù chúng ta sẵn sàng chịu những hậu quả pháp lý về hành vi sai trái của chúng ta, chúng ta cũng phải hiểu những điều luật, bảo vệ quyền lợi cá nhân cũng như tập thể, và để cẩn trọng trong hành động của chúng ta, để nhằm giảm thiểu những xung đột và hậu quả không cần thiết.

1.1 Những điều khoản công tố viên có thể sử dụng để chống lại cuộc tuần hành:

1) Làm tắc nghẽn nơi công cộng: Mục 4A của Pháp Lệnh Tóm tắt những vi phạm, Cap. 228 Luật Hồng Kông.

2) Tụ tập trái phép: Mục 17A của Pháp lệnh Trật tự công cộng, Cap. 245 của Luật Hồng Kông.

3) Tụ tập trái pháp luật: Mục 18 của Pháp lệnh Trật tự công cộng, Cap. 245 của Luật Hồng Kông. [*]

4) Gây rối ở nơi công cộng: Phần 17B của Pháp lệnh Trật tự công cộng, Cap. 245 của Luật Hồng Kông. [*]

[*] Những người tham gia sẽ không vi phạm luật này nếu họ duy trì đúng tinh thần đấu tranh bất bạo động mà OCLP đề ra.

10670220_10152404738549033_4217225805926157667_n.jpg

1.1.1 Tắc nghẽn nơi công cộng

Mục 4A của Pháp lệnh Tóm tắt những vi phạm, Cap. 228 của Luật Hồng Kông:

"Bất kỳ người nào, mà không có sự ủy quyền hoặc lý do hợp pháp, bày ra hoặc để lại những đồ vật cản trở, gây phiền hà hoặc nguy hiểm, hoặc có thể cản trở, gây phiền hà hoặc gây nguy hiểm, cho bất kỳ người hay xe đang lưu thông nơi công cộng sẽ bị phạt $5000 hoặc phạt tù 3 tháng."

Sẽ bị ghi hồ sơ phạm tội trong trường hợp bị truy tố và kết án với tội danh này. Hầu hết người vi phạm lần đầu tiên sẽ chỉ bị phạt tiền.

1.1.2 Tụ tập trái phép:

Mục 17A(3)(a) của Pháp lệnh Trật tự công cộng, Cap. 245 của Luật Hồng Kông.

Mục 7 của Pháp lệnh Trật tự công cộng nói rằng một cuộc họp mặt trên 50 người chỉ được phép khi đã gửi Thư Không Phản Đối tới văn phòng Cảnh sát trưởng theo Mục 8 của Pháp lệnh Trật tự công cộng. Mục 9 của Pháp lệnh Trật tự công cộng cho phép Cảnh sát trưởng ngăn cản việc tổ chức bất kỳ cuộc họp công cộng nào được thông báo ở Mục 8 với lý do an ninh quốc gia hay an toàn công cộng, trật tự công cộng hay bảo vệ quyền và tự do của người khác.

Theo Điều 17(3)(a) của Pháp lệnh về Trật tự Công cộng, Chương 245 của Bộ Luật Hong Kong, Occupy Central là một hành vi tụ tập trái phép và "những cá nhân nào, khi không có thẩm quyền hợp pháp hoặc sự miễn trừ hợp lý, cố tình tham gia hoặc tiếp tục tham gia hay tổ chức hoặc tiếp tục tổ chức một phần của những hành vi tụ tập trái phép... là phạm tội và phải - (i) bị kết án bởi đoàn bồi thẩm dựa trên bản cáo trạng, với mức án 5 năm tù giam; và (ii) bị kết án bởi chánh án mà không thông qua hội thẩm, mức án phạt cấp thứ 2 và mức án 3 năm tù giam."

Sẽ bị ghi hồ sơ phạm tội trong trường hợp bị truy tố và kết án với tội danh này. Hầu hết người vi phạm lần đầu tiên sẽ chỉ bị phạt tiền, hoặc bị tù giam trong vài tuần, nhưng cũng có thể nhận án treo.

1.1.3 Tụ tập trái pháp luật

Theo Điều 18 của Pháp lệnh về Trật tự Công cộng, "Khi có từ 3 người trở lên, tập trung lại, và có hành vi gây mất trật tự công cộng, đe dọa, lăng mạ hay khiêu khích với mục đính hoặc cố ý gây ra cho bất kỳ người nào khác một lý do chính đáng để sợ hãi rằng những người tụ tập đó sẽ phá vỡ an ninh trật tự, thì họ đã tụ tập trái phép. - (a) bị kết án bởi đoàn bồi thẩm dựa trên bản cáo trạng, với mức án 5 năm tù giam; và (b) bị kết án bởi chánh án mà không thông qua hội thẩm, mức án phạt cấp thứ 2 và mức án 3 năm tù giam."

Nếu người tham gia phong trào Chiếm Trung Tâm chỉ đứng hoặc ngồi trên lòng đường mà không làm gì cả, và duy trì tinh thần bất bạo động, bình tĩnh và ôn hòa, thì khả năng vi phạm điều luật tụ tập trái pháp luật khi tham gia chiến dịch là không lớn.

1.1.4 Gây rối trật tự công cộng

Điều 17B của Pháp lệnh về Trật tự Công cộng quy định rằng, "(1) Bất kỳ người nào đang tụ tập ở nơi công cộng mà có những hành động gây mất trật tự công cộng với mục đích cản trở việc thực hiện mục đích của cuộc tụ tập công khai này hoặc kích động những người khác có những hành vi tương tự, sẽ bị buộc tội và bị truy tố với mức phạt cấp thứ 2 và với mức án 12 tháng tù giam" hoặc "(2) Bất kỳ người nào ở nơi công cộng mà có những hành vi gây mất trật tự hay phá rối, hay sử dụng, hay phân phát hay trưng bày những biểu ngữ có nội dung hăm dọa, sỉ nhục hay lăng mạ, với mục đích khiêu khích gây rối an ninh trật tự, hoặc là vì như thế mà việc gây rối an ninh trật tự sẽ có cơ hội xảy ra, sẽ bị buộc tội và sẽ bị truy tố với mức phạt cấp thứ 2 và với mức án 12 tháng tù giam."

Cũng giống như trường hợp tụ tập trái pháp luật, nếu chúng ta duy trì tinh thần bất bạo động thì khả năng vi phạm điều khoản này là không lớn.

(2) Hướng dẫn cho người bị bắt

2.1 Trước khi tham gia

Chuẩn bị một địa chỉ liên lạc khẩn cấp, người này không tham gia vào cuộc tuần hành và cho anh ta biết tên của bạn (cả tiếng Anh và tiếng Trung) cùng với số chứng minh nhân dân, để anh ta có thể liên hệ với OCLP và sắp xếp hỗ trợ pháp lý khi mất liên lạc với bạn hoặc khi được biết bạn bị bắt.

Thảo trước một bản tin SMS với đầy đủ chi tiết tên tuổi của bạn (cả tiếng Anh và tiếng Trung) cùng số chứng minh nhân dân để bạn có thể gửi nó tới đường dây nóng hỗ trợ của OCLP ngay khi bạn bị bắt.

Chuẩn bị trước quần áo thay đổi đơn giản và một áo khoác ấm.

Nếu bạn có bệnh mãn tính hoặc nhu cầu y tế đặc biệt, bạn nên mang theo giấy chứng nhận theo người.

Khi bị bắt giữ, cảnh sát sẽ giữ tất cả giấy tờ và đồ đạc cá nhân của bạn, do đó đừng mang theo người những thông tin nhạy cảm.

Điện thoại bạn mang theo người cũng không được chứa thông tin nhạy cảm về cuộc tuần hành hay các dữ liệu cá nhân quan trọng.

2.2 Khi bị bắt giữ

Cảnh sát đầu tiên sẽ thông báo cuộc tụ tập và tuần hành là trái phép, đọc ra những điều khoản liên quan trong Pháp lệnh Trật tự Công Cộng, và kêu gọi những ai tham gia giải tán hoặc sẽ đối mặt với hành động tiếp theo của cảnh sát.

Nếu những người đang có mặt không chịu giải tán, cảnh sát sẽ phát lời cảnh báo cuối cùng, tuyên bố cuộc biểu tình là trái pháp luật, và tuyên bố họ sẽ thực thi pháp luật. Cảnh sát sẽ bao vây những người có mặt và có thể ngăn cản bất kỳ ai rời khỏi khu vực trước khi họ giải tỏa khu vực.

Khi cảnh sát bắt đầu giải tỏa khu vực, nếu không có xung đột hay bạo lực, thì cảnh sát chỉ được sử dụng vũ lực tối thiểu để giải tán người biểu tình. Trước khi bắt người biểu tình, cảnh sát đầu tiên sẽ hỏi người biểu tình có chịu đi lên xe cảnh sát một cách tự nguyện không. Nếu người biểu tình tự nguyện, cảnh sát sẽ không sử dụng vũ lực; nếu người biểu tình cố gắng nằm lại, cảnh sát sẽ bắt anh ta bằng một nhóm 4 người nắm 2 chân và 2 tay của người biểu tình. Trong khi vác người biểu tình, dò người biểu tình có chống lại hay không, cảnh sát sẽ khóa tay người biểu tình bằng cách bẻ hoặc xoắn cổ tay anh ta. Người biểu tình nên thả lỏng cơ thể vào lúc này để tránh bị tổn thương và tránh cho cảnh sát lý do chính đáng để sử dụng vũ lực ở mức độ mạnh bạo hơn. Trên đường ra xe cảnh sát, OCLP sẽ có những người tình nguyện đứng tại khu vực để thu nhận tên của những người bị bắt giữ (nếu họ không bị ngăn cản bởi cảnh sát). Hãy làm theo yêu cầu của người tình nguyện này và nói to tên tuổi của mình để họ có thể giúp sắp xếp hỗ trợ pháp lý.

Khi lên xe cảnh sát, tùy thuộc vào tình hình, cảnh sát có thể hoặc không bắt đầu tiến trình đăng ký. Người bị bắt có thể hỏi cảnh sát rằng họ sẽ được chuyển tới đồn nào?

Khi tới đồn cảnh sát hoặc trung tâm tạm giam, cảnh sát sẽ bắt đầu tiến trình đăng ký theo nhóm, ghi lại tên, tuổi, chiều cao, nghề nghiệp, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của từng người. Cảnh sát sẽ cho biết lý do bị bắt giữ, để người bị bắt biết hành vi vi phạm mà mình bị truy tố trong tương lai. Cảnh sát sẽ hỏi liệu họ có cần liên lạc với người thân, và người bị bắt có thể tùy ý chọn có hoặc không. Trong quá trình đăng ký, cảnh sát sẽ cung cấp túi ny-lon cho người bị bắt để bỏ các tài liệu và đồ dùng cá nhân vào đó. Một khi được niêm phong, thì người bị bắt có thể mang theo túi ny-lon này và nó sẽ không được mở ra nếu không có sự đồng ý của người bị bắt và lời tuyên bố của cảnh sát khi anh ta được trả tự do. Túi ny-lon này không thể mở được trước khi bỏ dấu niêm phong và người bị bắt được thả ra. Người bị bắt có thể yêu cầu nhiều hơn một túi ny-lon và có thể cho các phần của cùng một món đồ (ví dụ điện thoại, pin và SIM card) vào các túi khác nhau.

Sau khi đăng ký và niêm phong túi ny-lon, cảnh sát sẽ sắp xếp để người bị bắt giữ vào phòng chụp ảnh. Nếu có nhiều người bị bắt cùng lúc thì cảnh sát sẽ đơn giản hóa quy trình bằng cách chụp ảnh lấy ngay trong quá trình đăng ký. Sau đó cảnh sát sẽ sắp xếp để lấy khẩu cung và cho phép người bị bắt gặp một luật sư. Người bị bắt có thể yêu cầu lấy khẩu cung trước mặt luật sư của mình. Nếu có nhiều người cùng bị bắt một lúc, cảnh sát có thể không đòi hỏi lấy khẩu cung từ người bị bắt, nhưng sẽ phải sắp xếp để người bị bắt gặp luật sư.
Sau thủ tục nói trên thì thủ tục bắt giữ kết thúc. Nếu người bị bắt chỉ phải nhận cảnh cáo (thường xảy ra nếu bạn chỉ tham gia vào cuộc biểu tình) mà không cần phải bảo lãnh, cảnh sát sẽ thả người bị bắt ngay khi có thể. Nếu cảnh sát yêu cầu phải có bảo lãnh cho người bị bắt (thường xảy ra nếu bạn là người tổ chức), người bị bắt có thể chọn giữa trả tiền hoặc ở lại trong đồn 48 tiếng. Một người bị bắt có quyền được bảo lãnh hoặc được đưa ra tòa sớm nhất có thể; trong mọi trường hợp, người bị bắt không thể bị giam quá 48 tiếng nếu không có sự phê chuẩn của tòa án.

Nếu người bị bắt chọn phương án trả tiền bảo lãnh, cảnh sát sẽ thả anh ta ngay khi có thể, nhưng sau khi được thả, anh ta cần phải có mặt tại đồn cảnh sát thường xuyên theo điều kiện đặt ra bởi phía cảnh sát. Không có một quy tắc cố định cho số lần và thời gian trình diện, và cảnh sát sẽ giữ quyền truy tố người bị bắt.

Nếu người bị bắt chọn nằm lại trong đồn cảnh sát trong 48 tiếng, cảnh sát sẽ phải quyết định có truy tố anh ta không, và đưa anh ta ra tòa ngay lập tức. Nếu cảnh sát quyết định thả người bị bắt ngay lập tức, cảnh sát sẽ giữ quyền truy tố, và người bị bắt không cần phải trình diện tại đồn cảnh sát thường xuyên cũng như trả tiền tại ngoại.

Từ lúc cảnh sát bắt đầu bắt giữ, tất cả những quyền của người bị bắt sẽ được áp dụng (xem chương kế tiếp: quyền của người bị bắt giữ). Khi đến đồn cảnh sát, người bị bắt có thể yêu cầu đi toilet và có thể yêu cầu thức ăn được cung cấp bởi cảnh sát.

2.3 Sau khi bị bắt giữ

Trong khi bị bắt giữ, hãy lưu ý và cố gắng nhớ mã số của viên chức bắt giữ bạn, lý do bị bắt và tội danh.

Bạn chỉ cần cung cấp cho cảnh sát số điện thoại, địa chỉ, và số chứng minh nhân dân.

Sau khi bạn bị bắt, mọi điều bạn nói có thể trở thành bằng chứng, ngay cả nói chuyện ngoài khuôn khổ cuộc thẩm vấn chính thức (ví dụ trong xe cảnh sát, hoặc khi đang đợi ở đồn cảnh sát v.v…)

Bạn không bắt buộc phải nói điều gì khi lấy cung, và bạn có thể nói "tôi không có gì để nói" để trả lời các câu hỏi của cảnh sát.

Bạn có thể yêu cầu được liên lạc với thế giới bên ngoài, và trong trường hợp bạn liên lạc được với số liên lạc khẩn cấp thì hãy nói cho anh ta biết đồn cảnh sát bạn đang bị giam giữ và tội danh, và yêu cầu được hỗ trợ pháp lý.

Bạn có thể yêu cầu cảnh sát cho bạn một danh sách luật sư.

Cảnh sát có thể đòi khám xét cơ thể, nhưng nếu không có lý do chính đáng, cảnh sát không có quyền đòi bạn bỏ quần áo để khám.

Bạn có thể yêu cầu được nghỉ ngơi và đòi hỏi đồ ăn từ phía cảnh sát.
Bạn có thể yêu cầu gặp bác sĩ, và kiểm tra y tế và đòi hỏi bất kỳ trợ giúp y tế cần thiết nào.

Bạn sẽ được nhận một thông báo dành cho những người bị bắt giữ, và dựa vào đó bạn có thể biết các quyền của bạn khi bị bắt giữ.

Một người bị bắt có quyền được bảo lãnh hoặc được đưa ra tòa ngay khi có thể; trong mọi trường hợp, một người bị bắt không thể bị tạm giam quá 48 tiếng nếu không có sự chấp thuận của tòa án.

2.4 Hướng dẫn về việc lấy khẩu cung

Nếu bạn chấp nhận cho cảnh sát lấy khẩu cung, thì lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy đợi đến khi có luật sư tới và tham gia cùng bạn. Một người bị bắt có quyền từ chối cung cấp thông tin cho cảnh sát cho đến khi luật sư của mình tới.

Bạn không cần phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào, trừ phi bạn tự nguyện làm việc đó. Cảnh sát sẽ ghi lại thông tin bạn cung cấp và giữ làm bằng chứng. Nếu bạn thấy có sai sót hay thiếu hụt nào, hoặc những chỗ không có cơ sở thực tế, bạn phải ngay lập tức yêu cầu sửa đổi lời khai – nếu không thì từ chối không ký vào bản cung khai.
Cảnh sát không được dùng bất kỳ đe dọa nào để bắt ép bạn phải cung cấp lời khai hay nói gì đó.

Một người bị bắt có quyền ngưng hoạt từ chối tiếp tục tham gia vào quá trình thẩm vấn nếu anh ta cảm thấy không khỏe.

Trang phục và đồ dùng cần thiết (cho cuộc bất tuân dân sự)

1. Nhu cầu cơ bản

- Những bữa ăn ít nhưng thường xuyên hơn tốt cho tiêu hóa và bảo tồn năng lượng. Hãy mang đủ thức ăn trong 2-3 ngày. Thực phẩm bổ sung sẽ được cung cấp bởi nhà tổ chức.

- Nước uống

- Đồ ăn khô (bánh quy, trái cây khô, các thanh đồ ăn cung cấp năng lượng v.v…)

- Đồ uống có chất điện giải (Electrolytes drink)

- Thẻ y tế (với chi tiết về bệnh mãn tính, nếu có, và địa chỉ liên lạc khẩn cấp)

[*] Những người có bệnh mãn tính được khuyến cáo không tham gia các cuộc biểu tình dài ngoài trời.

2. Chăm sóc sức khỏe

- Đồ mang theo cần gọn nhẹ và an toàn

- Áo chống gió và ấm, quần áo để thay đổi

- Đi giầy thể thao cho dễ di chuyển

- Kính bảo hộ, tránh đeo kính áp tròng

- Đồ che mưa và che nắng

- Nước rửa, băng sát trùng, khăn tắm lớn, chai nhựa rỗng lớn (cho nam giới)

3. Công cụ

- Ban tổ chức sẽ cung cấp các sách hướng dẫn tại chỗ

- Giấy và bút (để ghi lại những điểm quan trọng)

- Điện thoại di động (để gửi SMS), pin dự phòng, đồ xạc, túi chống nước

- Tiền mặt (để đi xe taxi về nhà buổi tối)

- Túi ngủ (lều không được khuyến khích), ghế du lịch

- Ba lô lớn và các túi đựng nhỏ

10630609_10152467278702872_5374351510505964936_o.jpg

Kính bảo hộ, áo mưa, đồ uống thể thao có chất điện giải, chuối (chứ không phải bánh mỳ hay sữa)... là những thứ được khuyến nghị mang theo tại HK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét