Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Viết Lê Quân : "Phan Trung Lý học tập” - Ông ấy điên hay ngu vậy?!

Nguồn ijavn

"Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?"- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý "gợi ý" trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội vào cuối tháng 9/2014, khi tổ chức dân cử tối cao này tổ chức chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình về nợ xấu ngành ngân hàng.

 

 

Ý tưởng "Tuần lễ vàng" vào thời kỳ kinh tế đất nước cạn kiệt năm 1945 lại được lớp quan chức "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hô Chí Minh" thuộc bài. Chỉ có điều, nếu vào thời Cách mạng tháng Tám nhiều nhà giàu góp tiền vàng cho một chính phủ không tham nhũng và còn tự nguyện giảm bớt khẩu phần hàng ngày để san sẻ với đồng bào đói kém, thì nay ý tưởng trên lại xuất phát từ động cơ "lấy của người nghèo chia cho người giàu".

 

Nếu ngay cả những quan chức như Phan Trung Lý mà còn nảy nòi trong đầu về một kịch bản nhẫn tâm như thế, hẳn nguy cơ nhóm lợi ích ngân hàng tìm cách tước đoạt những đồng tiền cuối cùng của dân đen là không còn xa xôi.

 

Vào năm 2011, Ngân hàng nhà nước là địa chỉ đầu tiên đưa ra phương án "lấy mỡ nó rán nó" để thu gom vàng của dân . Tuy nhiên, kịch bản này đã bị gác lại do bị công luận phản ứng dữ dội. 

 

 

Kẻ nào gây nợ xấu?

 

Thế vong thân của nền kinh tế giờ đây lệ thuộc quá mật thiết vào núi nợ và nợ xấu. Một trong những hệ lụy trầm kha không thể che giấu là nợ xấu ngân hàng. Hoàn toàn không liên quan gì đến nguyên nhân dân chúng, nợ xấu ngân hàng khởi nguồn từ nhiều nhóm lợi ích mà trên hết là nhóm lợi ích bất động sản, trong đó có các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, sau đó liên quan đến cả những chủ nợ là khối ngân hàng thương mại.

 

Vào năm 2013, sau một thời gian dài bị che giấu, vài con số được công bố chính thức mới lóe ra số nợ xấu liên quan đến bất động sản đã lên đến khoảng 250.000 tỷ đồng, còn nợ xấu trong hệ thống ngân hàng lên đến hơn 500.000 tỷ đồng.

 

Phải đến một năm sau, Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới thừa nhận con số nợ 500.000 tỷ đồng. Nhưng vào lúc này, tình thế đã quá muộn.

 

Toàn bộ hiện tồn đó thuộc về trách nhiệm của những người trực tiếp điều hành chính sách kinh tế và tài chính chứ không phải là trách nhiệm của "cả hệ thống chính trị" như Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng đổ vấy trong một kỳ họp quốc hội năm 2013.

 

Nguyễn Văn Bình - người được một số dư luận đánh giá là "cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" - cũng bị xem là người đã đóng góp cả hai tay vào công cuộc nhiệt thành làm giàu cho các nhóm lợi ích ngân hàng nhưng lại khiến lụn bại thị trường tín dụng, điên đảo thị trường vàng cùng một nền kinh tế quặt quẹo chỉ trong ba năm kể từ khi nhậm chức thống đốc.

 

Cuối cùng nhưng chưa phải kết thúc, tại sao chỉ đến giờ này Thống đốc Bình mới chịu tiết lộ con số nợ xấu?

 

Tại sao "cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" lại "quyết liệt" giấu nợ xấu lâu đến thế? Để "bơm thuốc" cho các nhóm lợi ích ngân hàng nhằm kéo dài cơn ung thư giai đoạn cuối? Vì cái ghế thống đốc hay cho "uy tín chính phủ" vào buổi hoàng hôn trước đại hội đảng 12?

 

 

"Ông ấy điên hay ngu vậy?"

 

Thỉnh thoảng, vài ba quan chức của Ủy ban thường vụ quốc hội lại bật ra một ý tưởng a dua "trông chết cười ngạo nghễ".

 

Vào tháng 3/2013, "cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cược" là sáng kiến của ông Phan Xuân Dũng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, theo đó thua thì coi như mất tiền cọc, kiện đúng thì tiền cọc được nhà nước hoàn trả. Ngay sau đó, dân oan đất đai phản ứng quyết liệt đến độ nhiều người phẫn nộ trên đài RFA: "Người đi khiếu kiện tiền ăn còn không có! Ông ấy điên hay ngu vậy?".

 

Bạn có thể ngẫm ra trải nghiệm gì từ "lời hiệu triệu" dân góp tiền vàng giải quyết nợ xấu của một quan chức cả đời ăn tiền thuế dân như ông Phan Trung Lý?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét