Hà Nội - đêm mai không lạnh.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/12/ha-noi-em-mai-khong-lanh.html
-- via my feedly newsfeed
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/12/ha-noi-em-mai-khong-lanh.html
-- via my feedly newsfeed
3 năm 8 tháng xa Hà Nội, chưa bao giờ tôi tra xem thời tiết Hà Nội ra sao. Đêm nay ngồi tra dự báo thời tiết ở quê nhà, biết đêm mai Hà Nội không lạnh, nhiệt độ ban ngày là 27 độ C.
Đêm mai Hà Nội không lạnh, không lạnh.
Nhưng 24 năm về trước, đúng ngày như đêm mai. Hà Nội rất lạnh, rất lạnh.
Năm đó tôi vừa 20 tuổi, vừa mới ra quân được vài tháng. Bố tôi gọi đến bên giường ông, ông nói.
- Tính con không hợp với đất này, con về quê sống, rồi lấy vợ lập nghiệp ở quê sống cho yên bình con ạ.
Bố tôi ho sù sụ, ông ốm lắm. Tôi không dám trái lời, khăn gói về quê ngay.
Sáng sớm ở quê lúc trời còn chưa sáng chỉ lác đác mấy tiếng gà, tôi và chú tôi kéo con lợn trong chuồng ra. Cô tôi đã đun sẵn nồi nước sôi. Tôi giữ cho chú tôi chọc tiết, việc chỉ có thế thôi. Đến trưa thì tôi và chú tôi đi khắp các làng ở quanh vùng mua lợn. Trên chiếc xe Ba Bét Ta, tôi ngồi sau, chú tôi cầm lái long nhong từ làng này sang làng khác, chúng tôi thay nhau gào.
- Ai có lợn bán không.?
Hô thế cho vui thôi , chứ nhà ai có lợn đến tầm bán, chú tôi đều nắm rõ cả. Mua lợn xong, chú tôi buộc con lợn đằng sau, còn tôi ngồi chồm hỗm ở cái khung giữa xe. Có khi mỏi quá, tôi ngồi đằng sau trên bụng con lợn.
Đến chiều chở lợn về nhà, tôi nấu nồi cám cho chúng ăn. Ông bà tôi nói dù mai giết chúng, chiều muộn đến bữa của chúng vẫn phải cho chúng ăn con ạ. Mỗi lần chui trong gian bếp mái gianh, nấu cám bằng củi, trời lạnh buốt. Cảm giác nấu bữa ăn cuối cùng cho những con lợn. Ngày mai giết chúng, mổ dạ dày còn thấy những cọng rau, hạt cám còn chưa tiêu hết. Cảm giác ấy khó thể nào mà tả nổi, nhất là đối với một thanh niên phố cổ Hà Nội mới 20 tuổi, từng ham mê đọc sách.
Tôi hiểu bố tôi đuổi tôi về quê, vì ông sợ tôi tham gia vào những băng nhóm giang hồ hồi ấy quanh nhà. Vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, bạn nào lớn tuổi ở quanh khu vực nhà tôi hiểu sự hỗn loạn của các băng nhóm ở đó thế nào. Tôi nghĩ bố tôi có lý. Tôi sẽ ở quê, lấy vợ, kiếm một căn nhà ở quê ( bố tôi đang tìm mua ) và làm nghề mổ lợn hoặc cuốn thuốc lá gì đó.
Quê bà ngoại tôi ở làng Đình Bảng thôn Trung Hoà, ông em bà nội tôi tên là ông Tài, nhà ở góc cái ao trước sân đình. Trước lối đi vào là rặng tre ven ao, có cái cầu gạch hàng sáng tôi rửa dạ dày và lòng lợn ở cái ao đó.
Đêm đó trời rất lạnh, tôi ngủ một mình trên căn gác, gió lùa qua cái cửa sổ gỗ khe hở toang toác. Tôi nằm cuộn tròn trong cái chăn bông cũ xẹp lép , mặc cả quần dài, đi tất, áo len mà không hết lạnh. Bỗng có tiếng xe máy và tiếng người dưới sân, rồi chú tôi gọi tên tôi. Tôi ra đến ban công nhìn xuống thấy anh rể mình. Cô tôi nói xì xào - để nó xuống rồi hãy nói. Chú tôi bảo xuống đây chú nói cái này.
Tôi ôm lấy thành ban công ngồi sụp xuống, tôi hiểu điều gì trong những tiếng thì thầm kia.
- Bố mất rồi.
Anh rể tôi lên nâng tôi dậy và đưa xuống cầu thang. Tôi ra bờ ao chỗ rặng tre ngồi lặng thinh, gió lạnh như cắt da thịt, nước mắt tôi chảy nhưng tôi không khóc thành tiếng.
Anh tôi chở tôi về Hà Nội, trời rất lạnh, sao mà đêm đó lạnh thế cơ chứ. Sau này người ta bảo đó là đêm mà Hà Nội rất lạnh trong nhiều năm trước đó trở lại. Những đêm lạnh như thế, những người sức yếu, già thường hay mất.
Tôi về đến nhà, bố tôi nằm trong màn như đang ngủ. Tôi vén màn sờ vào má ông, da thịt ông lạnh và cứng như đá. Tôi oà khóc nức nở.
Bố tôi là một người hiền lành, ông luôn nhường nhịn với xóm giềng, bố tôi rất sợ va chạm. Ông chỉ mong sao kiếm đủ ăn cho đàn con của mình, nuôi chúng khôn lớn, lo cho nghề nghiệp và lập gia đình. Ông luôn mong mỏi chúng tôi có cuộc sống bình yên, thà đủ sống còn hơn phải xông pha rồi đương đầu với giống tố cuộc đời. Bố tôi chỉ mong sao tôi và anh chị tôi có nghề nghiệp khiêm tốn trong xã hội này để đủ sống là được rồi, đặc biệt là tôi.
Năm tôi 13 tuổi, tôi nuôi một bể cá chọi và một con gà chọi ô mã mái chân vàng, hai hàng vảy nuột mỏng tang, bàn móng mảnh và rộng, mào dâu, khoản xe điếu. Tại sao tôi nuôi một bể cá chọi mà không nhốt riêng, vì tôi muốn chúng phải đánh nhau suốt cho tôi xem. Tôi xem mải mê quá, bố tôi mắng rất nặng lời.
- Tao đập chết cá cả gà của mày bây giờ.
Tôi lặng thinh một hồi, rồi tôi bê bể cá ra trước mặt con gà chọi. Tôi vớt từng con cá cho gà ăn, miệng âu yếm nói với con gà .
- ăn đi, ăn đi, cá ngon lắm.
Khi con gà ăn gần hết mười con cá chọi, nó trở nên khảnh ăn, chỉ lục cục gọi mái. Tôi lấy con dao và cái bát, dùng chân đạp con gà vào tường rồi cắt tiết.
Bố tôi nhìn tôi, ông sững sờ lặng người. Từ đó bố tôi không bao giờ mắng tôi nữa. Tôi cũng không nuôi gà chọi và cá chọi một thời gian rất dài. Đến khi một lần về quê Đình Bảng, tôi nhìn thấy một con gà xám mã mái, chân vàng. Bố tôi thấy tôi ngắm nó, bèn hỏi người bán. Bố tôi bỏ 150 đồng mua cho tôi con gà xám mã mái ấy, tôi nuôi chỉ ngắm không cho chọi, cho đến khi nó chết.
Mai sẽ là ngày giỗ lần thứ 24 của bố tôi, tôi không có ở nhà, tôi đi cũng không có tấm ảnh nào của ông mang theo, chắc sẽ còn nhiều và nhiều năm nữa tôi không có ở mặt ở nhà ngày giỗ bố mình.
Nhiều lần tôi đã ân hận về hành động với bể cá chọi và con gà ô mã mái chân vàng. Đôi khi tôi ước nếu tôi quay lại năm 13 tuổi ấy, tôi sẽ không làm như thế. Nhưng rút cục thì tôi nghĩ, bố tôi nếu còn sống, ông sẽ bằng lòng với những gì tôi đang sống và đang làm ngày hôm nay.
Hà Nội đêm mai không lạnh, bố à.
Đêm mai Hà Nội không lạnh, không lạnh.
Nhưng 24 năm về trước, đúng ngày như đêm mai. Hà Nội rất lạnh, rất lạnh.
Năm đó tôi vừa 20 tuổi, vừa mới ra quân được vài tháng. Bố tôi gọi đến bên giường ông, ông nói.
- Tính con không hợp với đất này, con về quê sống, rồi lấy vợ lập nghiệp ở quê sống cho yên bình con ạ.
Bố tôi ho sù sụ, ông ốm lắm. Tôi không dám trái lời, khăn gói về quê ngay.
Sáng sớm ở quê lúc trời còn chưa sáng chỉ lác đác mấy tiếng gà, tôi và chú tôi kéo con lợn trong chuồng ra. Cô tôi đã đun sẵn nồi nước sôi. Tôi giữ cho chú tôi chọc tiết, việc chỉ có thế thôi. Đến trưa thì tôi và chú tôi đi khắp các làng ở quanh vùng mua lợn. Trên chiếc xe Ba Bét Ta, tôi ngồi sau, chú tôi cầm lái long nhong từ làng này sang làng khác, chúng tôi thay nhau gào.
- Ai có lợn bán không.?
Hô thế cho vui thôi , chứ nhà ai có lợn đến tầm bán, chú tôi đều nắm rõ cả. Mua lợn xong, chú tôi buộc con lợn đằng sau, còn tôi ngồi chồm hỗm ở cái khung giữa xe. Có khi mỏi quá, tôi ngồi đằng sau trên bụng con lợn.
Đến chiều chở lợn về nhà, tôi nấu nồi cám cho chúng ăn. Ông bà tôi nói dù mai giết chúng, chiều muộn đến bữa của chúng vẫn phải cho chúng ăn con ạ. Mỗi lần chui trong gian bếp mái gianh, nấu cám bằng củi, trời lạnh buốt. Cảm giác nấu bữa ăn cuối cùng cho những con lợn. Ngày mai giết chúng, mổ dạ dày còn thấy những cọng rau, hạt cám còn chưa tiêu hết. Cảm giác ấy khó thể nào mà tả nổi, nhất là đối với một thanh niên phố cổ Hà Nội mới 20 tuổi, từng ham mê đọc sách.
Tôi hiểu bố tôi đuổi tôi về quê, vì ông sợ tôi tham gia vào những băng nhóm giang hồ hồi ấy quanh nhà. Vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, bạn nào lớn tuổi ở quanh khu vực nhà tôi hiểu sự hỗn loạn của các băng nhóm ở đó thế nào. Tôi nghĩ bố tôi có lý. Tôi sẽ ở quê, lấy vợ, kiếm một căn nhà ở quê ( bố tôi đang tìm mua ) và làm nghề mổ lợn hoặc cuốn thuốc lá gì đó.
Quê bà ngoại tôi ở làng Đình Bảng thôn Trung Hoà, ông em bà nội tôi tên là ông Tài, nhà ở góc cái ao trước sân đình. Trước lối đi vào là rặng tre ven ao, có cái cầu gạch hàng sáng tôi rửa dạ dày và lòng lợn ở cái ao đó.
Đêm đó trời rất lạnh, tôi ngủ một mình trên căn gác, gió lùa qua cái cửa sổ gỗ khe hở toang toác. Tôi nằm cuộn tròn trong cái chăn bông cũ xẹp lép , mặc cả quần dài, đi tất, áo len mà không hết lạnh. Bỗng có tiếng xe máy và tiếng người dưới sân, rồi chú tôi gọi tên tôi. Tôi ra đến ban công nhìn xuống thấy anh rể mình. Cô tôi nói xì xào - để nó xuống rồi hãy nói. Chú tôi bảo xuống đây chú nói cái này.
Tôi ôm lấy thành ban công ngồi sụp xuống, tôi hiểu điều gì trong những tiếng thì thầm kia.
- Bố mất rồi.
Anh rể tôi lên nâng tôi dậy và đưa xuống cầu thang. Tôi ra bờ ao chỗ rặng tre ngồi lặng thinh, gió lạnh như cắt da thịt, nước mắt tôi chảy nhưng tôi không khóc thành tiếng.
Anh tôi chở tôi về Hà Nội, trời rất lạnh, sao mà đêm đó lạnh thế cơ chứ. Sau này người ta bảo đó là đêm mà Hà Nội rất lạnh trong nhiều năm trước đó trở lại. Những đêm lạnh như thế, những người sức yếu, già thường hay mất.
Tôi về đến nhà, bố tôi nằm trong màn như đang ngủ. Tôi vén màn sờ vào má ông, da thịt ông lạnh và cứng như đá. Tôi oà khóc nức nở.
Bố tôi là một người hiền lành, ông luôn nhường nhịn với xóm giềng, bố tôi rất sợ va chạm. Ông chỉ mong sao kiếm đủ ăn cho đàn con của mình, nuôi chúng khôn lớn, lo cho nghề nghiệp và lập gia đình. Ông luôn mong mỏi chúng tôi có cuộc sống bình yên, thà đủ sống còn hơn phải xông pha rồi đương đầu với giống tố cuộc đời. Bố tôi chỉ mong sao tôi và anh chị tôi có nghề nghiệp khiêm tốn trong xã hội này để đủ sống là được rồi, đặc biệt là tôi.
Năm tôi 13 tuổi, tôi nuôi một bể cá chọi và một con gà chọi ô mã mái chân vàng, hai hàng vảy nuột mỏng tang, bàn móng mảnh và rộng, mào dâu, khoản xe điếu. Tại sao tôi nuôi một bể cá chọi mà không nhốt riêng, vì tôi muốn chúng phải đánh nhau suốt cho tôi xem. Tôi xem mải mê quá, bố tôi mắng rất nặng lời.
- Tao đập chết cá cả gà của mày bây giờ.
Tôi lặng thinh một hồi, rồi tôi bê bể cá ra trước mặt con gà chọi. Tôi vớt từng con cá cho gà ăn, miệng âu yếm nói với con gà .
- ăn đi, ăn đi, cá ngon lắm.
Khi con gà ăn gần hết mười con cá chọi, nó trở nên khảnh ăn, chỉ lục cục gọi mái. Tôi lấy con dao và cái bát, dùng chân đạp con gà vào tường rồi cắt tiết.
Bố tôi nhìn tôi, ông sững sờ lặng người. Từ đó bố tôi không bao giờ mắng tôi nữa. Tôi cũng không nuôi gà chọi và cá chọi một thời gian rất dài. Đến khi một lần về quê Đình Bảng, tôi nhìn thấy một con gà xám mã mái, chân vàng. Bố tôi thấy tôi ngắm nó, bèn hỏi người bán. Bố tôi bỏ 150 đồng mua cho tôi con gà xám mã mái ấy, tôi nuôi chỉ ngắm không cho chọi, cho đến khi nó chết.
Mai sẽ là ngày giỗ lần thứ 24 của bố tôi, tôi không có ở nhà, tôi đi cũng không có tấm ảnh nào của ông mang theo, chắc sẽ còn nhiều và nhiều năm nữa tôi không có ở mặt ở nhà ngày giỗ bố mình.
Nhiều lần tôi đã ân hận về hành động với bể cá chọi và con gà ô mã mái chân vàng. Đôi khi tôi ước nếu tôi quay lại năm 13 tuổi ấy, tôi sẽ không làm như thế. Nhưng rút cục thì tôi nghĩ, bố tôi nếu còn sống, ông sẽ bằng lòng với những gì tôi đang sống và đang làm ngày hôm nay.
Hà Nội đêm mai không lạnh, bố à.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét