Quốc hội Việt Nam nhóm họp ngày 22/10, lần đầu tiên kể từ khi Hội nghị trung ương 6 quyết định không kỷ luật 'đồng chí X'.
Trong các nội dung bàn thảo của kỳ họp kéo dài 26 ngày có dự thảo bỏ phiếu tín nhiệm nhiều chức danh trong đó có cả Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Quốc hội cũng sẽ xem xét Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như Luật Đất đai.
Hãng tin tài chính Dow Jones nói Quốc hội đang đứng trước nhiều thách thức khi mà kinh tế đang tụt hơi, nợ xấu đe dọa ngành ngân hàng và công chúng đang bất bình.
BấmDow Jones nói mức tăng trưởng kinh tế dự đoán 5,2% của năm 2012 là thấp nhất trong 13 năm qua.
Họ cũng dẫn lời Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia bình về người đứng đầu Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng: "Ông ấy có thể đã giải tỏa được sức ép buộc ông từ chức nhưng sẽ không thể trở lại những ngày tự tung tự tác.
"Trên thực tế Ban chấp hành Trung ương đã áp đặt nghị trình cải cách cho cả Thủ tướng Dũng và Bộ chính trị."
Bỏ phiếu tín nhiệm
Trang web của BấmChính phủ Việt Nam nói Chính phủ sẽ có báo cáo việc thực hiện lời hứa mà các Bộ trưởng đã đưa ra tại Quốc hội trong hai kỳ họp gần đây, điều chưa từng xảy ra.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cũng được dẫn lời nói sẽ có 13 buổi thảo luận toàn thể được phát thanh và truyền hình trực tiếp, tăng 5 buổi so với kỳ họp lần thứ 3.
Trong khi đó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc nói Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thông qua trong kỳ họp này và được thực hiện từ năm 2013.
"Nếu đã bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt 50% thì thôi thứ, tại sao lại còn kéo dài thêm một năm nữa."
Ông Trần Quốc Thuận phản đối chuyện mất tín nhiệm hai lần mới phải từ nhiệm
Nhưng ông Phúc không nói việc lấy tín nhiệm sẽ được thực hiện trong kỳ họp nào, thứ 5 hay thứ 6, vào năm sau.
Nói chuyện với BBC hôm 19/10, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói việc lấy phiếu tín nhiệm đã có ghi trong Hiến Pháp và trong Luật Tổ chức Quốc hội.
Ông Thuận nói: "Việt Nam thì luật rất nhiều những cuối cùng có những cái đuôi để cho nó mù mờ hoặc là đặt luật nhưng không thực hiện."
Tuy nhiên ông Thuận nói các Nghị quyết của ba kỳ họp Trung ương Đảng mới đây đã khiến việc bỏ phiếu "trở thành vấn đề bức xúc, cần phải cụ thể hóa."
Ông cũng nói ông không đồng ý với dự thảo lấy phiếu tín nhiệm mà theo đó cán bộ chỉ có khả năng bị miễn nhiệm khi có hai lần không đủ phiếu tín nhiệm.
Cựu quan chức bình luận: "Nếu đã bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt 50% thì thôi thứ, tại sao lại còn kéo dài thêm một năm nữa."
Bình luận về chuyện chống tham nhũng, vấn đề cũng sẽ được các đại biểu bàn tới, ông Thuận nói "rào cản lớn nhất" hiện nay là không có cơ quan tư pháp độc lập và chuyện điều tra các Ủy viên Trung ương đều phải được Đảng đồng ý.
Quốc hội cũng sẽ để ngỏ việc thành lập cơ quan chống tham nhũng khi bàn về sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng vì Đảng đã quyết định sẽ lập cơ quan chống tham nhũng thuộc Bộ chính trị, dưới quyền Tổng bí thư.
Điều này cũng có nghĩa là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn là nhân vật cao cấp nhất phụ trách phòng chống tham nhũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét