Ông Hồng Hà cho rẳng nhà nước nên tổ chức hội thảo về sự nghiệp của cố Trung tướng Trần Độ
Tuần này đánh dấu 13 năm ngày mất của Tướng Trần Độ (9/8/2002), một công thần của Đảng Cộng sản nhưng về cuối đời, bị Đảng khai trừ khi ông kêu gọi thay đổi hệ thống chính trị.
Trong một thời gian dài, tên của vị Trung tướng vẫn là cấm kỵ ở trong nước.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy vậy, thời gian gần đây dường như Đảng Cộng sản cầm quyền phần nào thay đổi thái độ, với việc ấn hành bộ ba tập sách tuyển tập các bài viết của ông, in đầu năm 2012.
Trước đó, năm 2007, tập một cuốn Chuyện Tướng Độ được NXB Quân đội Nhân dân ấn hành.
Nhưng các cuốn sách, cũng như một số bài báo về Trần Độ trên báo chí chính thống, đều không nhắc gì đến sự thay đổi lập trường của ông sau này.
Nói chuyện với BBC hôm 8/8, một nhà bất đồng chính kiến lão thành quen biết Tướng Độ cho rằng Việt Nam nên tổ chức một hội thào đánh giá đóng góp tư tưởng, thân thế và sự nghiệp của vị tướng này.
'Dũng cảm'
Ông Hồng Hà đưa ra đánh giá của mình về vị tướng này: "Trên tất cả các cương vị mà ông ấy phụ trách, ông đều hoàn thành những nhiệm vụ một cách rất xuất sắc.
"Nhưng bởi vì ý kiến của ông ấy, ông ấy thấy cái gì sai của Đảng và những gì sai của chính quyền ở đất nước này, ông ấy phát biểu ý kiến.
"Phải nói rằng những ý kiến ông ấy phát biểu rất giỏi, dũng cảm và trí tuệ. Nhưng vì ông phát biểu phê phán người ta, lãnh đạo như thế, thì lãnh đạo tự ái, không thể chấp nhận được, kỷ luật ông ấy.
"Với sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, việc Viện Sử học tổ chức Hội thảo có lẽ còn chưa thích hợp, chưa làm được bởi vì trong lãnh đạo hiện nay còn một số người nhận định các vấn đề chưa đủ rõ"
Ông Lê Hồng Hà
"Đấy là cái sai của lãnh đạo lúc bấy giờ, mà ông Trần Độ theo tôi suy nghĩ là ông ấy rất đúng đắn..."
Trước câu hỏi, nhà nước hay các cơ quan chuyên môn như Viện Sử học có nên tổ chức Hội thảo về Tướng Độ, sau hơn mười năm ông qua đời, ông Hồng Hà nói:
"Với sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, việc Viện Sử học tổ chức Hội thảo có lẽ còn chưa thích hợp, chưa làm được bởi vì trong lãnh đạo hiện nay còn một số người nhận định các vấn đề chưa đủ rõ.
"Người ta vẫn thành kiến, người ta cho rằng ông Trần Độ tuy rằng có những ý kiến đúng nhưng không đúng nguyên tắc, phát biểu không đúng nguyên tắc, này nọ.
"Tôi thấy rằng các nhận xét đó của người ta còn rất là sai... Theo tôi thấy là nên nhưng mà đánh giá của lãnh đạo hiện nay có thể chưa chấp nhận. Hiện nay, người ta còn có nhiều vấn đề còn chưa ổn."
'Trung thành với nhân dân'
Ông Hà cho rằng Trần Độ không phải là nhà "đối lập trung thành" của Đảng mà thay vào đó ông là một người "trung thành với dân, với nước."
Ông nói: "Ông Trần Độ trung thành không phải là trung thành với Đảng. Ông Trần Độ là trung thành với Tổ quốc, nhân dân.
Tướng Trần Độ từng giữ chức vụ Phó Chính ủy, Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng miền Nam VN của Bắc Việt
"Và vì trung thành với Tổ Quốc, nhân dân, nên ông ấy mới có những ý kiến phê phán lãnh đạo của Đảng.
"Chính vì ông ấy phê phán như thế, ông ấy mới bị thành kiến và ông ấy mới bị đối xử kỷ luật các thứ này nọ."
Tướng Độ, sinh năm 1923, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền cộng sản Bắc Việt và từng nắm các chức vụ quan trọng hậu chiến như Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương kiêm Thứ trưởng Văn hóa.
Ông bị khai trừ khỏi Đảng vì bất đồng chính kiến, mặc dù chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên Trung ương Đảng kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội.
"Hiện nay rất nhiều cán bộ đang ở trong tình hình ấy. Người ta vẫn là Đảng viên, nhưng người ta vẫn phê phán một cách khá mạnh mẽ."
Ông Lê Hồng Hà
Trả lời câu hỏi của BBC liệu cách thức đóng góp cho đổi mới thể chế và chính trị khi vẫn còn giữ thẻ Đảng của Tướng Độ còn mang tính thời sự không, ông Lê Hồng Hà nói:
"Trong tình hình của lúc đó, ông Trần Độ chưa ra khỏi Đảng, cái đó là dũng cảm thôi, và sau đó ông ấy bị khai trừ.
"Trong khi ông còn là Đảng viên, còn là cương vị này, cương vị khác, ông phát biểu ý kiến, phê phán những cái sai của Đảng.
"Thì trong điều kiện lúc bấy giờ, thế là thích hợp, là đúng đắn, chứ không phải là bây giờ là nhất định phải ra khỏi Đảng.
"Người ta vẫn cứ là Đảng viên, nhưng người ta phát biểu ý kiến, hiện nay rất nhiều cán bộ đang ở trong tình hình ấy.
"Người ta vẫn là Đảng viên, nhưng người ta vẫn phê phán một cách khá mạnh mẽ," ông nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét