"Cây muốn lặng, gió chẳng ngừng"!
Tôi thức giấc sau nửa đêm vì tiếng gọi, tiếng reo của cái điện thoại. Nhưng có lẽ vào lúc ấy, không phải chỉ có một mình tôi thức dậy. Trái lại, đang có hàng vạn vạn con tim, vạn vạn bàn tay xiết chặt lấy nhau, hay có hàng triệu triệu đôi mắt vẫn đang mở lớn để nhìn về, và cùng thở chung một nhịp chờ đợi với Thái Hà. Gọi là chung một nhịp là vì Thái Hà không còn là riêng của Thái Hà. Nhưng từ cuộc trở mình đi tìm Công Lý, Thái Hà đã thành một biểu tượng, một cuộc sống, một ý chí, một bất khuất kiên cường của Việt Nam. Như thế, một cây đứng giữa trời, khả dĩ che mưa che nắng cho khách lữ hành, gặp nhiều gió lay cũng không có gỉ là lạ! Bởi vì:
Sự việc có gió lay và cây không ngừng đu đưa là lẽ thường. Đó là sự tuần hoàn, luật hữu sinh trong trời đất. Một cây muốn lớn lên rất cần phải có nắng, có mưa, có gió, đôi khi cần phải có bão nữa, cây mới sống. Hơn thế, mới khả dĩ lớn lên thành cây đại thụ, có tàng che nắng, tạm che mưa cho khách lữ hành dừng chân! Trường hợp, cây không đón nắng, không đu đưa theo gió đùa. Cây ấy là cây khô, cây chết. Cây không còn sức sống!
Cũng thế, Thái Hà không có ngoại lệ. Nếu Thái Hà can đảm đứng giữa đời nô lệ mà kiên cường gióng lên những tiếng chuông đi tìm Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình thì mới là Thái Hà của đất Mẹ Việt Nam! Theo đó, cây Thái Hà phải gặp giống tố, phải được tôi luyện trong gió bão, gian nan, để vượt qua cơn cờ đỏ, của bạo tàn, của khủng bố của nón cối dép râu, của những dại dột thì mới khả dĩ trở thành đầu tầu, kéo theo những cái toa gìa ì ạch, có khi là đã trật cả đường rầy trên cả nước, cùng tiến lên. Tiến lên, vượt thắng những gì gọi là gian dối, gọi là côn đồ nhà nước, bất nhân, bạo ngược, để tạo dựng nên một bóng mát cho nhà Việt Nam. Như thế, dẫu nguy nan, Thái Hà không thể chết, không bao giờ chết, vì nó là nguồn lực sống của dân ta! Phải như thế không?
Vâng, nó cũng có nghĩa đầy oán giận nữa. Tại sao chúng không để cho dân ta được sống yên vui trong hạnh phúc, trong tự do ấm no, mà luôn tạo ra những đau thương cho dân tộc và đất nước mình? Yên thề nào được nhỉ?
Bạn có biết niềm vui của bọn trộm cướp, hải tặc là gì không? Đó là những túi tiền, vàng bạc trong tay chúng, là những xác chết của các nạn nhân nằm trên vũng máu, thay vì cuộc sống yên vui của dân lành. Cộng sản cũng thế và còn tàn bạo hơn thế. Theo đó ,"Cây không thể ngừng, và gió không thể lặng". Nó không thể dừng vì tính chủ quan là bản năng hành ác của cộng sản. Và không thể ngừng vì khách quan tính là việc ta"toạ thủ quan chiêm"!
1. Tính chủ quan.
A. Đối với dân chúng.
Cộng sản không bao giờ nhìn dân chúng bằng ánh mắt đồng bào, đồng chủng, ngang hàng. Nhưng là một thứ nô lệ mới cho chủ nghĩa cá nhân, trong đó các đoàn đảng viên là những chủ nhân ông không thể bị thay thế, và cũng không thể bị mất quyền lợi.
Từ quan niệm này, cộng sản đã tước đoạt tất cả mọi thứ quyền thuộc về quyền sống của con người. Từ việc đi lại cho đến cư trú, hay việc tổ chức đời sống gia đình, đều bị nhà nước quản lý một cách chặt chẽ qua hệ thống công an và hộ khẩu. Ngày nay việc đi lại và cư trú tuy có dễ dàng và thả lỏng ra đôi chút. Tuy nhiên, chế độ hộ khẩu họ nắm rất chắc, và có thể vào nhà dân, bắt bớ, khám xét bất cứ lúc nào mà không cần phải có lý do, trát toà. Đã thế, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thì không được coi là quyền của người dân được có. Nhưng là những ân huệ được nhà nước nhỏ giọt, ban cho kẻ nô lệ. Cho nhiều thì hưởng nhiều. Cho ít thì hưởng ít. Ở dưới ché độc cộng sản, không một người nào có thể đòi lại được cái quyền này, kể cả đoàn đảng viên đang hưởng lộc đảng. Đây là quy luật chết, không thể sửa chửa. Chỉ có đạp đổ.
Không thể sửa chữa, bởi vì tư duy của chế độ đã có định nghĩa hoàn toan sai lầm về cái từ quản lý. Từ quản lý trong mắt ngưòi cộng sản không phải là thừa hành làm việc theo một quy định, theo một quy tắc hay luật lệ nào đó. Nhưng quản lý lại được định nghĩa như là sở hữu. Nghĩa là khi nói,"đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý" tập thể đoàn đảng viên Việt cộng nghĩ ngay đến sự việc, đảng là lãnh đạo nhà nước. Nhà nước (chính phủ) là chủ nhân ông của đất nước chứ không phải là ngưòi quản lý của đất nước.
Vì sự sai lầm nghiêm trọng từ căn bản này, tập đoàn Việt cộng tự cho minh là chủ nhân của đất nước. Họ tự xây dựng quy chế xã hội, tự xây dựng lớp cán bộ, các đoàn đảng viên để thì hành những quyết định của họ và nắm gọn trong tay mọi cơ chế, từ hành pháp, lập pháp đến tư pháp. Và tất cả mọi cơ sở công quyền từ trung ương cho đến địa phương đều nằm trong tay các đoàn đảng viên kiểm soát, thao túng. Phần dân chúng, chiếm khoảng 95% dân số chỉ là những nô lệ, những công cụ để thi hành những sách lựợc do chủ nhân đẻ ra mà thôi. Theo đó, chủ nhân không cần phải nghe theo lời cư dân nô lệ để thay đổi điều này hay điều khác. (sự việc quản lý, sở hữu này đã được dẫn chứng qua buổi làm việc được gọi là"đối thoại" giữa lãnh đạo của quận Đống Đa và qúy ban lành đạo nhà thờ Thái Hà ngày 24-9-2009, vụ Hồ Ba Giang, Trang NVCL còn lưu trữ video buổi đối thoại này).
Nói cách khác, trong cơ chế nhà nước gọi là:"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt cộng", đảng cộng sản tự cho mình ở trên đất nước. Nó độc quyền chi phối mọi tiến trình của đất nước. Trong khi đó, chủ nhân thực sực của đất nước bị loại ra ngoài, rồi được biến thành dân oan, thành dân nô lệ cho chế độ và được quản lý bằng một hệ thống luật lệ phi pháp, hay bằng bạo lực công quyền. Nó thách đố trực tiếp chủ quyền của tập thể nhân dân, là người, theo nguyên tắc có quyền đuổi kẻ quản lý bất trung, bất nghĩa, bất nhân ra khỏi vài trò quản lý bất kỳ lúc nào. Nó là tập hợp của một thứ phỉ quyền phi pháp. Là một hệ thống mà Tổng Thống Boris Yelsin đã công bố dứt khoát là:"Cộng sản không thể sửa chữa, mà phải đạp bỏ"!
Kế đến, bản chất của cộng sản là bạo lực. Dùng bạo lực, khủng bố, để cướp và giữ lấy công quyền. Theo đó, tổ chức cộng sản không có khả năng và cũng không thể sống chung trong hòa bình, an lạc với dân chúng. Đơn giản hơn, với cái bản chất lấy gian dối làm lẽ sống, lấy thù hận làm phương châm đấu tranh nên cộng sản sẽ bị hủy diệt, bị đào thải trong một xã hội an bình, thịnh vượng. Nên muốn tồn sinh cộng sản buộc phải đi theo một quy luật nhất định: Bằng cách này hay cách khác, phải tạo ra những cuộc xung đột, gây hấn. Nếu không khả dĩ với láng giềng, thì sẽ nhắm vào một"thành phần" dân chúng ở một địa phương nào đó để guồng máy công an có cơ hội thực hiện hành vi bạo lực gây tội ác, làm cho dân chúng thêm hoang mang sợ hãi, bất an. Nhờ đó, guồng máy tuyên truyền của nhà nước lại chiến thắng trong việc truyền đi những tín hiệu gian dối, lừa bịp để bảo vệ chế độ. Nhà nưóc Việt cộng tại Việt Nam ngày nay đang ở trên đỉnh cao của hệ thống này.
B. Đối với tôn giáo
1. Bản chất của Tôn Giáo là sự Thánh Thiện, và nền tảng luân lý đạo đức của tôn giáo thì đặt trên Công Lý và Sự Thật. Theo đó, ngay từ trong định nghĩa, mọi người đều thấy được sự đối đầu trực diện giữa tôn giáo và cộng sản. Một bên là Công Lý, Sự Thật, còn bên kia là một tổ chức gian dối, gây tội ác và đặt nền tảng sinh hoạt theo thuyết Tam Vô: Vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Theo chủ thuyết này, cộng sản không đặt nền tảng sinh hoạt cho tổ chức của mình theo nền luân lý, đạo đức của gia đình, xã hội và tôn giáo. Trái lại tìm cách triệt hạ nền luân lý đạo đức là tinh hoa nhân bản tính của con người, rồi xây dựng, thiết lập một cơ cấu xã hội dựa trên gian dối, phi nhân bản.
2.Về đời sống. Tôn giáo dựa trên tính công bằng, bác ái, độ lượng, tình yêu thưong để con người tìm đến hạnh phúc, chân lý. Trong khi đó cộng sản dựa trên căm thù đấu tranh, chia rẽ, chiếm đoạt để đi đến hận thù, tội ác và bất công. Nên người ta không lạ gì, ngay sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, ngoài việc giết ngưòi theo sách lược"đào tận gốc trốc tận rễ" bọn trí phú địa hào" rập khuôn theo kiểu mẫu cộng sản Liên Sô, Trung cộng. Việt cộng không ngừng gây ra những xung đột với tôn gíao, khi thì trên bình diện cả nước, lúc thì ở từng địa phương.
Ai từng ở ngoài miền bắc sau năm 1954 đều biết rõ từng trường hợp cộng sản gây ra xung đột với tôn giáo như thế nào. Ở ngay Hà nội này, cha chính Vinh, cha Căn ( sau này là Hồng Y). Sau vụ không cho ủy ban liên lạc của nhà nước treo cờ của cộng sản chen lẫn với cờ của tôn giáo trong dịp Noel 1958 trong khuôn viên nhà thờ. Kết qủa là bị gọi ra tòa, cha Căn bị kết án 6 tháng tù treo, cha chính Vinh bị kết án ba năm tù ( theo Lời chứng của một GM). Ngài bị giam ở đâu chẳng một ai hay, Ngài bị giết chết ra sao không ai biết. Mãi bốn mươi năm sau, ngưòi ta mới tìm được và đưa hài cốt của Ngài từ trại Cổng Trời về Hà Nội! Rồi biết bao nhiêu cơ sở của Tôn Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, như trường học, viện tế bần, viện mồ côi, nhà thương, trường học, một số những cơ sở kinh doanh của các địa phận đều lần lượt lọt vào tay nhà nước. Trước thì họ bảo là dùng vào việc chung, việc công ích, nhưng sau đó, một số các cơ sở này từ từ sang vào tay các tư nhân đảng viên, cán bộ mặc tình hưởng lợi!
Đó là những bất công xã hội. Đó là những sai lầm căn bản từ chủ thuyết Tam Vô. Đó là lý do trả lời tại sao, vào ngày 20-9-2008, Tổng GM Hà Nội, Ngô quang Kiệt đã đứng lên giữa hội đường của nhà nước tại Hà Nội mà công bố bản Tuyên Ngôn Công Lý là:"Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là: có 95 cơ sở (của công giáo bị chiếm đoạt sau 1954). Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện St Pall chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân…, chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của Công Lý"
Bấy nhiêu đã là sáng tỏ cho sự việc, nhưng Ngài còn nhấn mạnh là:"Tôn giáo là cái quyền của con người, không phải là một ân huê Xin- Cho". Nhưng cộng sản lại không cho đó là cái quyền của con nguời, nhưng là ân huê được ban từ nhà nước. Khi nhắc lại chuyện này, không phải là tôi muốn khơi lại những vết thương không lành. Nhưng muốn nhìn hướng đi ấy như là một bài học Công Lý cần được làm cho sáng tỏ hơn, mạnh mẽ hơn. Bởi vì, Công Lý vẫn ỡ cuối đường, không được soi sáng cho mọi người. Trái lại, những quản lý bất trung, bất nghĩa với nhân dân, với tổ quốc vẫn tự cho mình là chủ nhân của đất nước. Tự nhiên, dùng bạo lực chiếm đoạt lấy tài sản của công ích là TKS, rồi linh địa Thái Hà, đến Tam Toà, Loan Lý, Đồng Chiêm, Cồn Dâu… Nay lại là Thái Hà và chắc là sẽ còn nhiều địa danh kế tiếp? Ấy là chưa kể đến những trường hợp chiếm đất nhà của dân chúng, biến người dân thành những dân oan lang thang trên bình diện cả nước. Với cái bản chất tham tàn ấy. Có khi nào chúng muốn dừng tay?
II. Nguyên do khách quan:"toạ thủ quan chiêm".
Có một sự thật rất thật là, sau ba thế hệ bị dập vùi bởi những đòn hung ác của Việt cộng, người Việt Nam hôm nay đã ra khác xưa nhiều. Chuyện này thì chả ai dám trách ai, Bỏi lẽ, thế hệ đầu sau những màn bị thủ tiêu đấu tố, đã để lại cho đàn con những nối tang thương thống hận cộng sản. Cuộc sống chưa vực dậy được thì chúng phát động chiến tranh tại miền nàm, Từ đó vùi dập thêm thế hệ thứ hai và kéo cả miền nam vào chung một lỗ tối tăm. Đến thế hệ thứ ba thì chúng khua chiêng đánh trống đưa trẻ vào một nền giáo dục phi giáo dục dựa trên căn bản vô đạo. Đẩy trẻ buông mình vào các cuộc truy hoan, phạm tội ác, trong lúc bản thân những cán cộng từ trung ương đến địa phương trở thành những chúa ngục, ngày đêm đục khoét làm ruồng, rỗng hết mọi thứ tài nguyên của quốc gia. Kết qủa, nó muốn làm gì thì làm, phần mình thì ráng mà giữ lấy thân cho qua ngày!
Bỗng nhiên, vào những năm 2008, 2009, GM Kiệt, TGM Hà Nội như người ở trên trời rơi xuống đất. Một là chưa tỉnh ngủ, hai là không kiêng nể gì cái ách bạo tàn. Ông đứng dậy, công bố"Tự do tôn giáo là cái quyền của con người chứ không phải là ân huê xin cho". Lời công bố ấy làm dinh tai điếc óc nhiều người. Đã thế, Ông còn đến thăm thăm viếng, an ủi thân nhân những ngưòi bị côn đồ nhà nước bắt giam khi họ tham gia các hoạt động cho công bằng xã hội. Và sắn quần lên qúa gối, lội nước bùn đi thăm dân trong những ngày mưa lũ, lụt lội tại Hà Nội. Ông đã làm cho nhiều ngưòi mở bừng con mắt ra. Tuy thế, đa phần chỉ nhìn ông bằng bằng ánh mắt kinh ngạc, thích thú.
Kinh ngạc vì việc làm của Ông khác lạ. Thích thú vì huớng đi tìm Công Lý cho dân của Ông. Nhưng thực lòng là chưa dám bước theo Ông. Ấy là không kể đến một số trường hợp lại nhìn ông bằng đôi mắt thiếu thiện cảm. Kết qủa, Ông thành người cô đơn ở giữa Tòa GM Hà Nội. Ông thành ngưòi cô đơn ngay trong những cuộc gặp gỡ với những người đồng cấp, đồng trách nhiệm trong HDGM/VN. Cây đòn gánh trên vai Ông càng lúc càng cong oằn xuống vì những tiếng bấc tiếng chì như"đồng cảm không đồng thuận","ai không thích cộng sản thì cũng đừng buộc chúng tôi phải khích bác họ", rồi " mang tính thói đời đối kháng","với lên tiếng hay là không lên tiếng"! Tất cả hợp lại đưa đến cái đáp số sau cùng, làm cho bao dòng lệ rơi, xen giữa những tiếng cuời man rợ của những kẻ chuyên sống trong bóng tối khi vị Tổng Giám Mục khả kính của thành Hà Nội về hưu vào cái tuổi 58.
Tại sao lại có thể có cái kết qủa như thế nhỉ? Có phải tại nguời mình"tọa thủ quan chiêm" kỹ qúa hay không? Hay hướng đi của Ông táo bạo qúa, vì còn ngỡ ngàng, chưa quen, nên không mấy ai dám đi theo?
Tôi không biết vì lý do gì. Nhưng khi nhìn lại lịch sử, người ta dễ dàng nhận ra hình ảnh của ông cũng chính là hình ảnh và tinh thần của Đức Kitô khi Ngài vào đền thờ Gierusalem xưa. Khi vào thành, Ngài không tránh né, không luồn lách để tìm cách bước đi theo những khe nhỏ, hẹp, là khoảng cách nằm ở giữa những cái bàn, cái ghế, hàng quán đặt ngổn ngang trong khuôn viên Đền Thờ, nom giống như những lối đi lắt léo trong chợ tạp, do những kẻ muốn biến Đền Thờ thành khu buôn bán, chợ búa tạo thành. Trái lại, trong kinh thánh viết" Đức Giêsu lên thành Giêrusalem. 14Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 16Người nói với những kẻ bán bồ câu:"Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." Ga 2,13-22
Rõ ràng hướng đi của Đấng:" Ta là Đừờng là Chân Lý và là Sự Sống" ( Gn14,16) là rất mạnh mẽ. Mạnh mẽ trong cả lời nói và hành động. Ngài đã không ru rú ẩn mình ở trong nhà để tìm cách an thân. Không luồn lách qua những khe hẹp mà đi. Không ngụy biện vì lý do này hay lý do khác khi vào Đền Thờ. Trái lại, Ngài đã lấy giây lưng làm roi mà xua đuổi những phường buôn bán muốn biến đền thờ thành cái chợ. Rồi Ngài nở ra đường đi rộng rãi, không phải cho riêng Ngài mà cho những ai muốn vào Đền Thờ, hay đi tìm lẽ Công Chính. Sự việc này ít nhất có hai ý nghĩa: Thứ nhất, Ngài đi trước để cho các môn đệ của Ngài hãy nhìn theo cách ấy mà đi. Thứ hai, Ngài muốn bảo rằng: Công Lý không tự nhiên mà có. Nhưng có là vì sự can đảm và dũng mãnh của người đi tìm kiếm!
Dĩ nhiên, việc tìm kiếm Công Lý là không dễ dàng gì. Đức Kitô đã là một tấm gương: Ngài đã đổi cả mạng sống của Ngài vì đàn chiên. Ngài đả hy sinh chính Ngài vì Công Lý. Nếu Ngài cứ ru rú ở trong nhà, làm sao có thể truyền đi Tin Mừng, truyển đi bài giảng Tám Mối Phúc ở trên núi? Nếu Ngài không vào thành, không lấy giây lưng làm roi đánh đuổi những kẻ muốn biến Đền Thờ thành nơi chợ búa thì tìm đâu ra ra con đường"Chân Lý và Sự Thật". Và nếu Ngài cứ quẩn quanh trong nhà, có lẽ Ngài đã không bị treo lên trên Thập Tự Gía! Khi đó, Ngài không thể để lại cho trần thế tấm gương và hiểu được gía trị cao qúy đich thực của"Người chủ chăn nhân từ hy sinh tính mạng vì đàn chiên." (Yn 10:11)! Và như thế, khéo mà Thái Hà cũng không bị vất vả vì Công Lý, vì Sự Thật! Bởi lẽ, có đâu mà đi tìm?
Nhưng không, Đức Ki Tô không có thái độ" toạ thị quan chiêm". Không viện tìm lý do, cũng không tránh né, không lách, không len lỏi qua khe hở để vào Đền Thờ hay tìm cho mình an thân. Nhưng Ngài đã đứng dậy, dùng dây lưng làm roi mà xua đuổi những kẻ muốn biến Đền thờ thành nơi chợ búa:" Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Gioan 2:16). Rồi quay lại bảo môn đồ "ai muốn theo ta thì vác thập giá mình mà theo ta"(Lc 9:18). Thái Hà muốn theo Ngài đi mở đuờng Công Lý ư? Như thế là vất vả, là gánh nặng cho Thái Hà đấy!
Bởi vì, trong ngày đầu tiên giáp mặt với đàn chiên khi về nhậm chức vụ Tổng Giám Mục Phó Hà Nội, GM Nhơn, đã đưa ra hướng đi êm ái nhẹ nhàng là:"Vâng lời để được bình an"! Dĩ nhiên, chẳng một ai có thể áp đặt hướng đi cho ngưòi khác. Nhưng xem ra hướng đi ấy rất là "toạ thị quan chiêm" nếu như không muốn nói là cầu an hưởng lộc! Tuy thế, thái độ ấy chẳng phải là có ở nơi một vài người, trái lại, có rất rất nhiều người đồng cảm và đồng hành. Nhưng cũng không thiếu người công kích. Lý do.
1.Chủ trương ấy chỉ có thể tồn tại và áp dụng được ở trong những nơi như nhà dòng, chủng viện, trường học, nhà nội trú, nơi mà mọi ngưòi được đối sử và hưởng mọi quyền lợi như nhau. Nơi mà tất cả mọi người đều tôn trọng nhau, tôn trọng và tuân giữ mọi lệ luật một cách nghiêm nhặt, hoặc là xã hội tây phương, nơi con người rất tôn trọng luật lệ nhân bản. Nghĩa là, nó chỉ có thể áp dụng được ở những nơi mà mọi ngưòi đều cân bằng như một cái đũa trong một bó đũa mà thôi.
2. Hoặc gỉa, như ở trong nhà tù, nơi mà mọi người đang phải thi hành những bản án, tuy khác nhau, nhưng bản thân của họ là những tội phạm, là những kẻ đã tạm thời bị tước bỏ hết mọi thứ quyền lợi cá nhân. Chỉ còn được nuôi ăn và lao động, thì chủ trương này, xem ra có lợi nhất thời. Bởi lẽ, vâng lời quản giáo thì có thể được bình an, không bị giai cấp cai quản nhà tù hành hạ. Hoặc bạc nhược, làm theo lời sai khiến của những kẻ tù hung bạo thì cũng tạm được an thân! Ngoài ra, thật khó tìm ra môi trường thích hợp để áp dụng cho hướng đi này.
3.Như thế, nó chỉ có thể là cách"tính toán"cho cá nhân, hơn là một hướng dẫn, chỉ đường. Nghĩa là nó không thể là một bài học cho tập thể ở trong một xã hội đổ đốn như xã hội cộng sản. Vì nếu có"vâng lời" chúng, sự bình an cũng chưa chắc đã đến. Trừ khi, nhắm mắt lại, phá bỏ cái nhãn quan nhân bản của con ngưòi đi và mặc lấy cái lớp gỉa dối của cộng sản, hoặc chấp nhận làm nô lệ để nhận lấy một vài cái ân huệ của chúng. Ngoài ra thật là khó lắm!
Đó là hai lý do để cho gió tiếp tục làm gió, để cho ngưòi càng lúc càng gặp khốn khó, tang thương vì cái bạo lực phi pháp của cộng sản.
Có cách nào cho gió khỏi lộng, cho ngưòi yên vui không? Tôi nghĩ là có hai cách: Cuốn theo gió hoặc làm đổi chiều gió.
a. Cuốn theo chiều gió.
Khi cuốn theo gió thì đừng than van gì hết. Gió muốn lột áo của ta ra, hãy lột cả cái quần của ta, của vợ con ta ra cho nó cuốn đi. Thân ta còn trơ trọi cái hình hài mẹ cha cho ta, có lẽ gió cũng chả muốn cuốn thêm nữa? Hoặc gỉa, ta biến thành gió, lại theo gió mà cuốn lấy quần áo tài sản của người khác, thế hệ khác. Rồi tìm vui trên những thống khổ của người khác….! Nên nhớ, ở trong trường hợp này, gió như những cơn lốc xoáy. Nó đến từ hướng này đến hướng khác. Hết đợt này đến đợt khác. Không bao giờ ngừng.
b. Đứng lên đổi chiều gió.
Ngược với hướng đi trên là hảy mạnh dạn lên, người đang ngồi hãy đứng dậy đi. Người đã đứng lên thì hãy nhìn về Thái Hà. Rồi cùng nắm lấy tay nhau. Trước là cho có bạn, sau là tạo thành một thành lủy kiên cố để làm cho gió phải xoay chiều đổi hướng. Đem thân chắn gió là chấp nhận thiệt thòi hy sinh buổi đầu. Nhưng con cháu ta, thế hệ mai sau sẽ hưởng nhờ được mưa ân, nắng ấm. Bỡi lẽ, gió sẽ trở nên cuồng bạo một lần và sau đó buộc phải thuận theo lòng sắt đá của người đi chắn gió. Gian truân sẽ đến, nhưng gian truân nào rồi cũng qua. Công Lý sẽ đến. Đến vì sự can đảm và dũng mãnh của người đi tìm kiếm!
Tạm kết, trong bài, tuy tôi viết ra vài điểm tiêu cực, nhưng không hề có chủ rương phản bác một cá nhân nào. Trái lại, chỉ muốn làm sáng tỏ hơn cái ý nghĩa của những người can đảm dấn thân đi tìm Công Lý, không phải cho riêng mình, nhưng là cho tôn giáo và cho dân tộc của mình.
Cách riêng, tôi muốn nói lên sự cảm phục đối với những tấm lòng qủa cảm của những bước chân hiên ngang vì Công Lý, vì quê hương Việt Nam, của anh chị em ở Thái Hà, của những anh chị em ở đầu sóng, ngọn gió. Rôi tôi cũng muốn viêt lên một sự thật là: Anh chị em, bằng hữu của chúng ta ở Thái Hà, Loan Lý, Cồn Dầu, Đồng Chiêm… hay ở bất cứ nơi đầu sóng ngọn gió nào, khi tìm Công Lý cho Việt Nam đều mong ước có được những bàn tay, những ánh mắt, những hành động tích cực từ mọi người. Đặc biệt là từ những vị lãnh đạo các tôn giáo. Cách riêng, các vị chủ chăn trực tiếp và của HĐGM/VN hơn là một chủ trương"vâng lời để được bình an".!
Như thế Tiếng Chuông Thái Hà không phải chỉ là tiếng chuông cấp báo cho mọi người biết là những tên quản lý bất trung, bất nghĩa của đất nước vẫn tiếp tục bạo hành Công Lý, đàn áp Tự Do. Tệ hơn thế, chúng còn đưa côn đồ nhà nước vào tận những nơi tôn nghiêm như nhà thờ, nhà chùa để khủng bố tôn giáo. Nhưng còn là tiếng chuông réo gọi mọi người hãy tỉnh giấc, hãy chỗi dậy. Hãy thay đổi lối suy nghĩ và hành động. Hãy vì tương lai của đất nước mà đứng dậy. Nối kết chung một vòng tay. Bước chung một nhịp bước. Hát chung một bài ca. Bài ca của ngưòi đi chắn gió. Để khi chuyến tàu lịch sử đưa những bạo tàn vào dĩ vãng thì không riêng Thái Hà, Nhưng là mọi miền, mọi nhà, mọi ngưòi cùng đất nước đổi mới. Hân hoan bước vào một vận hội mới. Vận hội của Công Lý, Hòa Bình. Ở đó người người cùng nhau xây dựng một đất nước Độc Lập trong Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, xoá đi những ngày tăm tối trong nô lệ…
Bảo Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét