Kami
-
Trước hết là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề nghị Quốc Hội ủng hộ và thông qua Dự Luật Biểu tình, đã khẳng định trước Quốc Hội cho rằng "Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân….", và đặc biệt trong vấn đề Biển Đông Thủ tướng Dũng khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thông qua các bằng chứng về sự hiện diện lâu năm của người Việt trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, mà gần nhất là việc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Cũng như việc tiếp thu 5 hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa trao lại sau năm 1975 đã chứng minh sự có mặt lâu dài của người Việt đối với chủ quyền quốc gia trên đảo Trường Sa và do đó không thể tranh cãi vì bất cứ lý do gì.
Nhà báo Mỹ nhận định, quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Ảnh: Global Post. |
Hai vấn đề lớn nói trên được dư luận trong và ngoài nước đánh giá hết sức cao, bởi nó là phát biểu từ một người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội đối với các vấn đề đối nội, đối ngoại vốn được coi là hết sức nhạy cảm từ trước tới nay trong một nhà nước độc tài toàn trị như ở Việt nam. Điều đó đã làm cho nhiều người vui mừng xong cũng không ít người vẫn còn hoài nghi về động thái này, mà theo họ "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy xem những gì cộng sản làm!".
Một trong những lý do làm cho không ít người hoài nghi là vì thời gian gần đây đã liên tục xảy ra các hành động gây hấn, đàn áp tôn giáo từ phía chính quyền, điển hình như vụ Giáo xứ Thái Hà, Vinh, Kon tum hay nhóm Pháp luân công v.v... và trấn áp bắt giũ trái phép những người là nhân sĩ trị thức bất đồng ở Hà đông - Hà nội vừa qua là những ví dụ điển hình.
Trong mấy ngày gần đây, trên mạng internet có xuất hiện sự kiện "Cư dân mạng vừa đăng tải lời kêu gọi biểu tình Ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc hội ra Luật Biểu tình" vào 09h00 ngày Chủ nhật 27.11.2011, tại địa điểm dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Hoàn Kiếm, Hà nôi. Được biết hiện nay đang có các xu hướng khác nhau trong việc tham gia và không tham gia cuộc biểu tình này, với lý do một số người giữ quan điểm ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình chứ không ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và họ khẳng định nếu không thay đổi nội dung của cuộc biểu tình thì họ sẽ dứt khoát không tham gia. Điều này chắc chắn sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho sự thành công của cuộc biểu tình này.
Nhận thấy cũng cần có ý kiến về vấn đề ngày để mọi người hiểu rõ đồng thời nhằm giải tỏa những "lăn tăn" trong suy nghĩ của một số người còn hoài nghi hoặc không ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc tham gia cuộc biểu tình vào ngày 27.11.2011.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, đại diện cho nước chủ nhà APEC 2011, đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân tại lễ khai mạc (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) |
Trước hết cần nhận biết sự phân hóa nội bộ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN, giữa hai phái bảo thủ (thân Trung Quốc) và phái cấp tiến (thân Hoa kỳ) đang phân hóa và mâu thuẫn hết sức gay gắt. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt nam đã rơi hẳn vào vòng ảnh hưởng của Hoa kỳ và có xu hướng chống lại Trung quốc, mà phát biểu về vấn đề Biển Đông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một bằng chứng hùng hồn không thể chối cãi. Điều mà lực lượng phe bảo thủ biết và hết sức chống, thông qua các hành động gây hấn, đàn áp Tôn giáo và vi phạm nhân quyền, hòng chọc tức Hoa kỳ. Nhằm mục đích để buộc phía Hoa kỳ phải lên tiếng phản đối hoặc sử dụng biện pháp mạnh hơn là đưa Việt nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo - CPC. Hy vọng phá vỡ mối quan hệ đang tiến triển hết sức tốt đẹp giữa Việt nam và Hoa kỳ, theo nhà báo Tom Plate, đồng thời là học giả cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á - Thái Bình Dương của ĐH Loyola Marymount của Hoa kỳ đã nhận định mối quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế-thương mại. Cụ thể là tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa mới kết thúc ở Hawaii, Việt Nam khẳng định một cách rõ ràng quan điểm hợp tác với Hoa kỳ và những động thái của Việt Nam trong thời gian qua được hiểu như nước này nhìn nhận sự hợp tác với Hoa kỳ là điều không thể thiếu được.
Vấn đề thứ hai, đó là câu hỏi tại sao chính trị Myanmar trong một thời gian ngắn chưa đến một năm đã có những thay đổi thần kỳ về thể chế chính trị, từ chế độ độc tài Quân sự chuyển sang thể chế tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng nhưng Hoa kỳ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận? Điều quan trọng hơn nữa là sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Asian (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) vào năm 2015, là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Đó là nguyên nhân chính buộc chính quyền độc tài Quân sự Myanmar phải gấp rút thay đổi và sự thay đổi cho phù hợp với sự chuyển biến và đương nhiên ở Việt nam sẽ là điều không thể đảo ngược được trước khi khối AEC chính thức khởi động vào năm 2015.
Mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ và nắm vững cục diện, tình hình chính trị trong nước, trong khu vực và quốc tế để có các nhìn nhận chính xác về thời cuộc. Trở lại việc biểu tình Ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc hội ra Luật Biểu tình vào 09h00 ngày Chủ nhật 27.11.2011 cũng vậy. Mỗi chúng ta hãy tỏ ra hiểu biết và cần ủng hộ để tham gia với phương châm "Mèo trắng - Mèo đen, miễn là bắt được chuột", đừng chỉ nghĩ đơn giản với lý do không thích, không thiện cảm với Thủ tướng Ba Dũng mà không tham gia là không thiếu tỉnh táo và thiếu thực tế.
Mỗi người chúng ta hãy vì đại cuộc chung, hãy cùng xuống đường tham gia cuộc biểu tình ngày 27.11.2011, vì sự tham gia Biểu tình biểu tình Ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc hội ra Luật Biểu tình vào 09h00 ngày Chủ nhật 27.11.2011 là nhằm khẳng định 5 quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp, đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, quyền được biểu tình là quyền của công dân mà chính quyền phải tôn trọng và bảo vệ.
Thời gian đến đích thắng lợi không còn bao lâu, với một thể chế chính trị tự do, dân chủ và đa nguyên cho đất nước và dân tộc Việt nam đã nhích ngày càng tới rất gần.
Hà nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét