Nguồn ethongluan
"…Sau Hiệp định Elysée, Mỹ đã sẳn sàng hơn về việc cung cấp viện trợ cho Đông Dương. Ngày 10 Tháng 5, 1949, Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã được thông báo rằng Mỹ mong muốn "thử nghiệm Bảo Đại " thành công khi mà xem ra không có giải pháp thay thế nào khác…"
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Những biến cố chính
trong quan hệ Pháp-Việt
(1946 – 1950)
Biến Cố | Mô Tả | Hậu Quả |
Hiệp Định ngày 06 tháng 3 1946 | Hiệp định ký kết bởi Hồ Chí Minh với Pháp thỏa thuận rằng:
1. Pháp công nhận Bắc Việt như: 2. VNDCCH chào đón quân đội Pháp được vào Bắc Kỳ trong thời gian 5 năm 3. những đàm phán tiếp theo sẽ được làm để giải thích rõ ràng các chi tiết | 1. Dẫn đến việc Pháp chiếm đóng vùng châu thổ miền Bắc
2. không bước đi quan trọng nào được Pháp thực hiện |
Hội nghị lần đầu tiên tại Đà Lạt, từ 19 Tháng 4 đến 11 Tháng Năm 1946 | Pháp và các đại biểu của VNDCCH đã cố gắng thương lượng về sự khác biệt, nhưng chỉ đạt được những thỏa thuận nhỏ về các vấn đề văn hóa và giáo dục | 1. bị lu mờ bởi sự tiếp diễn của chiến tran du kích tại Nam Kỳ.
2. Một ủy ban được thành lập để sắp xếp một thỏa ước đình chiến; [một việc làm] vô ích. |
Thành lập Chính Phủ Nam Kỳ lâm thời, 01 tháng Sáu năm 1946 | Pháp công bố thành lập [nước] Nam Kỳ độc lập nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. | 1. Thúc đẩy một làn sóng của Chiến tranh du kích mới ở Nam Việt Nam.
2. Áp lực về khả năng chia cắt Việt Nam trên VNDCCH trong đàm phán với Pháp; VNDCCH giữ thái độ cứng rắn. |
Hội nghị Fontainbleau, từ 6 tháng 7 đến 10 tháng 9 năm 1946 | Các cuộc đàm phán chính thức tại Pháp giữa đoàn VNDCCH đứng đầu là Hồ Chí Minh và các quan chức Pháp hạng hai đều không dẫn đến thoả thuận trên bất kỳ nội dung vấn đề nào | Đoàn VNDCCH rút lui để phản đối lần triệu tập Hội Nghị Đà Lạt lần thứ hai (dưới đây), rồi nối lại các cuộc đàm phán, sau đó cùng dời [phiên họp] mà không có tiến bộ nào. |
Hội nghị Đà Lạt lần thứ hai, 1 Tháng Tám 1946 | Hội nghị giữa Pháp, Nam Kỳ, Lào, Campuchia, người Thượng ở Việt Nam:
1. Công bố hình thành "các quốc gia liên bang" dưới Cao ủy Pháp. 2. Tố cáo đoàn VNDCCH dự [Hội Nghị] Fontainbleau là không có tính đại diện. 3. Campuchia và Nam Kỳ tính có đại diện trực tiếp trong Liên Hiệp Pháp và nước ngoài nước, nhưng Pháp từ chối. | 1. gây ra sự tan vỡ của Hội nghị Fontainbleau.
2. Đưa ra một bộ mặt Liên bang mới nhưng chả dẫn đến một nhượng bộ chính trị đáng kể từ Pháp. |
Pháp – VNDCCH
Giữ nguyên hiện trạng, | Sau khi đoàn VNDCCH rời Fontainbleau, Hồ Chí Minh ký một thỏa thuận với Pháp, có hiệu lực từ 30 tháng 10 năm 1946:
1. Quyền đối ứng [reciprocal] công dân. Quyền đối ứng về sở hữu và hoàn trả những tài sản của Pháp đã bị tịch thu tại Việt Nam. Đơn vị tiền tệ "đồng" phục thuộc vào tiền quan Pháp [franc]. Liên minh thuế quan và tự do thương mại trong Liên Bang Đông Dương. Ủy ban đình chiến để giải quyết cuộc chiến tranh du kích tại Nam Kỳ. Trưng cầu dân ý để quyết định mối quan hệ của Nam Kỳ của VNDCCH. Đàm phán Pháp-VNDCCH sẽ được nối lại vào tháng Giêng năm 1947. | 1. Dẫn đến việc trả tự do cho một số tù nhân, và hoạt động du kích im ắng lại.
2. Không nhượng bộ chính trị đáng kể từ Pháp đã xảy ra |
"Sự cố" Hải Phòng, Lạng Sơn, và Đà Nẳng, tháng mười một năm 1946 | Tranh chấp địa phương dẫn đến cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VNDCCH | 1. Pháp đơn phương nắm quyền kiểm soát Hải Phòng và Lạng Sơn.
2. Quân tiếp viện của Pháp đổ bộ Đà Nẳng, vi phạm của hiệp định 6 tháng 3. |
Biến cố Hà Nội,
19 Tháng 12, 1946 | Xung đột quy mô lớn bắt đầu, bung ra trên khắp Việt Nam | Quan hệ giữa Pháp và VNDCCH là hoàn toàn đổ vỡ |
Tuyên bố Nam Kỳ Tự Trị, 04 tháng 2 năm 1947 | Cao ủy Pháp mở rộng quyền hạn của Chính Phủ Sài Gòn bao gồm:
1. Các sinh hoạt Lập Pháp và Hành Pháp trên tất cả các công việc nội bộ. 2. Phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử cơ quan Lập Pháp | 1. Chủ tịch Lê Văn Hoạch của Nam Kỳ thừa nhận Việt Minh kiểm soát phần lớn Nam Kỳ
2. Cuộc bầu cử bị nhiều lần trì hoãn vì rối loạn dân sự. |
Hiệp Định Vịnh Hạ Long đầu tiên, 07 Tháng 12, 1947 | 1. Bảo Đại dấn than vào phong trào quốc gia do Pháp tài trợ.
2. Pháp đưa ra những hứa hẹn với ngôn ngữ mơ hồ về độc lập quốc gia cho Việt Nam. | 1. Pháp đã không có hành động nào nhằm buông quyền kiểm soát của họ tại Việt Nam.
2. Bảo Đại rút lui về Âu Châu 3. Hiệp định bi các người Quốc Gia không phải là Việt Minh lên án, ví dụ như, Ngô Đình Diệm. |
Hiệp Định Vịnh Hạ Long thứ hai 05 Tháng 6, 1948 | 1. Pháp long trọng công nhận nền Độc Lập của Việt Nam nằm trong Liên Hiệp Pháp.
2. Bảo Đại trở lại với các nỗ lực để lập một chính phủ Quốc Gia | 1. Pháp chuyển giao quyền lực chính trị không đáng kể cho người Việt Nam.
2. duy nhất chỉ dẫn đến các cuộc đàm phán thêm giữa Bảo Đại và Pháp. |
Hiệp định Elysee, 8 tháng 3 năm 1949 | Trong những trao đổi thư tín giữa Bảo Đại và Tổng thống Auriol, Pháp:
1. Tái khẳng định qui chế của Việt Nam là một nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. 2. Đồng ý thống nhất Việt Nam, và đặt nó dưới chính quyền của Việt Nam, theo các điều khoản sẽ được đàm phán sau. 3. [Pháp] Giữ lại quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang và các mối quan hệ của Việt Nam với nước ngoài. | 1. Quyền ưu tiên kinh tế và chính trị Pháp vẫn không thay đổi, ngay cả về mặt nguyên tắc.
2. Nam Kỳ chính thức sáp nhập với An Nam [Trung Kỳ] và Bắc Kỳ [Kỳ] vào một Nhà nước Việt Nam vào tháng Sáu năm 1949. 3. Kế hoạch chuyển giao hành chính nội bộ công bố ngày 30 tháng 12 1949. 4. Vấn đề thực tiễn trong việc chuyển giao các chức năng hành chính chính về đối ngoại sẽ được hoãn lại đến đàm phán ở Pau năm 1950. [Pau là một thành phố ở phía Nam Pháp cạnh Tây Ban Nha) |
Công nhận Việt Nam Độc Lập, 14 tháng 6 năm 1949 | Cao ủy Pháp ở Đông Dương và vua Bảo Đại trao đổi thư ở Sài Gòn chính thức hóa Hiệp Định Elysee | 1. Chính phủ Nam Kỳ từ nhiệm trước Bảo Đại, sáp nhập về nguyên tắc với Nhà nước Việt Nam. 2. Thực tế không có sự chuyển nhượng nào về chính trị |
Pháp phê chuẩn Độc Lập của Việt Nam, ngày 2 tháng 2 năm 1950 | Sau khi Quốc hội phê duyệt (29 Tháng một, 1950), Pháp thông báo phê chuẩn qui chế cho Việt Nam như được mô tả trong Hiệp định Elysee. | 1. Mỹ công nhận Việt Nam (ngày 03 tháng hai 1950). 2. Chi tiết về việc chuyển giao các quyền phải chờ đợi các cuộc đàm phán Pau (Tháng Ba, 1956). |
Chính sách của Hoa Kỳ về cuộc xung đột, 1947-1949
Mỹ đã thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng trong cuộc xung đột ở Đông Dương, nhưng cho đến 1949 chính sách của Mỹ tiếp tục coi chiến tranh cơ bản là một vấn đề do Pháp giải quyết. Rõ ràng đã có những ghi nhận rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ngày càng nhận thức có khoảng trống về các chính sách của Pháp trong năm 1946 và 1947. Hoa Kỳ, qua những đại diện của họ ở Pháp, luôn than phiền về triển vọng của cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam, và kêu gọi nhượng bộ có ý nghĩa đối với dân Việt. Tuy nhiên, Mỹ - luôn luôn không ủng hộ Hồ Chí Minh, bị cản trở bởi quá trình dính líu với cộng sản của ông Hồ. Do đó, chính sách của Mỹ bị hút vào giải pháp Bảo Đại của Pháp. Không có lúc nào Mỹ có ý công khai can thiệp vào chuyện đời [ở Việt Nam]. Làm như thế sẽ đụng độ với quan điểm của Anh cho rằng Đông Dương là chuyện độc quyền của Pháp, và sẽ bị lợi dụng bởi bàn tay của các đảng cực đoan chính trị của Pháp cả phe tả lẫn phe hữu. Hoa Kỳ đặc biệt e ngại rằng việc can thiệp sẽ tăng cường vị trí chính trị của Cộng sản Pháp. Hơn nữa, trong năm 1946 và 1947, Pháp và Anh đang hướng tới một liên minh chống Liên Xô ở Âu Châu, và Mỹ rất ngần ngại đưa ra một chính sách có tiềm năng gây chia rẽ. So với việc [lo] phục hồi Âu Châu và [lo] thoát khỏi sự thống trị của cộng sản, Hoa Kỳ đã xem số phận của Việt Nam tương đối không đáng kể. Hơn nữa, tranh chấp trong năm 1946 và trong cả năm 1945 trên thuộc địa Hà Lan ở Indonesia đã tạo nên một tiền lệ: Mỹ đã hành xử một cách thận trọng, và chỉ sau khi những trì hoãn lâu dài, đã quốc tế hóa cuộc xung đột. Những đầu tư mạnh mẽ của Mỹ và Anh ở Indonesia, hơn nữa, là cơ sở chung để can thiệp. [Nhưng] không có cơ sở hợp lý hoặc chung để can thiệp vào Đông Dương, kể từ khi Đông Dương là một khu vực kinh tế chỉ dành riêng cho Pháp và là một bãi lầy chính trị mà Vương quốc Anh rõ ràng là quan tâm trong việc tránh nó.
Các chính sách của Mỹ thường hay đưa đến nhiều nhất là kết luận gọi là "trung lập". Tuy nhiên điều đó cũng phù hợp với chính sách nhằm trì hoãn ý muốn của Pháp được Bộ trưởng Ngoại Giao thời Tổng thống Roosevelt tuyên bố ngày 03 tháng 4 năm 1945. Đó là một chính sách đặc trưng bởi sự do dự đánh dấu chính sách của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Hơn nữa, đó là một chính sách được xây dựng trên sự thờ ơ đến nhạt nhòa: vào thời đó, Đông Dương là một trong những khu vực mà Mỹ có thể tận hưởng sự thoải mái của việc mình không có mặt nơi đó.
Khi chiến tranh nổ ra giữa Bắc Việt và Pháp trong Tháng Mười Hai, 1946, John Carter Vincent, Giám đốc Văn phòng Các Vấn Đề ở Viễn Đông, trong một bản ghi nhớ gửi Phó Bộ Trưởng Acheson ngày 23 tháng 12 năm 1946, đã yêu cầu ông này gọi Đại sứ Pháp để nêu bật những nguy hiểm vốn có. Biên bản ghi nhớ gồm những phân tích sâu sắc:
"Mặc dù Pháp ở Đông Dương đã thực hiện nhiều nhượng bộ sâu rộng trên giấy đối với mong muốn của Việt Nam về quyền tự chủ, hành động của Pháp trên thực địa lại được hướng vào việc làm giảm các quyền hạn và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam "tự do". Một diễn tiến mà phía Việt Nam đã tiếp tục phản kháng. Đồng thời, bản thân Pháp cũng thừa nhận rằng họ không đủ sức mạnh quân sự để tái chiếm đất nước. Tóm lại, với các lực lượng không đầy đủ, bị dư luận chống đối mạnh, với một chính phủ rất không hiệu quả vì những chia rẽ nội bộ, những gì mà người Pháp đã cố gắng thực hiện ở Đông Dương là những gì mà một nước Anh mạnh mẽ và thống nhất đã thấy nó là không khôn ngoan khi họ cố làm ở Miến Điện. Với các yếu tố như trong tình hình hiện tại chiến tranh du kích có thể tiếp diễn vô thời hạn"
Ngoại trưởng Acheson làm theo như ông Vincent đề nghị, và đã bày tỏ những quan điểm với ngài Đại sứ, tóm tắt như sau:
"Chúng tôi đã dự đoán tình hình phát triển như thế vào tháng Mười và những sự việc [xảy ra] đã xác nhận những lo ngại của chúng tôi. Trong khi chúng tôi không có gì để làm trung gian trong điều kiện hiện nay, chúng tôi vẫn muốn chính phủ Pháp biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng và muốn làm bất cứ điều gì xét ra hữu ích trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng tôi hài lòng khi biết được nhiệm vụ của Moutet và có được niềm tin vào sự chừng mực và tầm nhìn rộng của ông. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng tình hình là rất nóng bỏng và nếu những vấn nạn hiện nay vẫn tiếp tục chưa được giải quyết, có khả năng là các cường quốc khác sẽ cố gắng để đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo An. Nếu điều này xảy ra, như trong trường hợp của Indonesia, câu hỏi đặt ra là vấn đề là một việc hoàn toàn nội bộ của Pháp hay một tình huống có khả năng gây hại cho hòa bình. Tương tự, các cường quốc khác sẽ đưa ra một số hình thức can thiệp như đã được đề xuất trên báo chí Trung Quốc. Chúng tôi sẽ chống các bước như vậy, nhưng qua tất cả mọi quan điểm dường như vấn đề phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Ông Acheson nói thêm rằng ông tự hỏi liệu Pháp sẽ cố gắng để tái chiếm đất nước bằng quân sự, một bước đi mà người Anh đã thấy là không khôn ngoan khi muốn làm [tái chiếm] ở Miến Điện" 58/
Ngày 08 tháng 1 năm 1947, Bộ Ngoại Giao chỉ đạo Đại sứ Mỹ tại Paris rằng Hoa Kỳ sẽ chấp thuận bán vũ khí và khí tài chiến tranh cho Pháp "ngoại trừ trong trường hợp dính líu đến Đông Dương" 59 / Trong cùng ngày, 8 tháng 1 năm 1947, người Pháp chuyển cho Bộ Ngoại Giao Mỹ một thông điệp rằng:
"…Chính phủ Pháp, đánh giá cao thái độ thông hiểu mà ông Acheson đã cho thấy trong khi thảo luận về các vấn đề Đông Dương, đã lưu ý về việc ông Acheson muốn giữ một vai trò "trung gian tốt" và đánh giá cao tinh thần mà đề nghị đã đưa ra; và rằng chính phủ Pháp không cảm thấy rằng họ có thể vận dụng đề nghị của quí ngài, nhưng sẽ một mình tiếp tục xử lý tình hình theo như những tuyên bố của Moutet. [Sứ giả] đã nói rằng mục tiêu chính của quân đội Pháp là khôi phục trật tự và mở lại các tuyến đường giao thông. Ông nói rằng sau khi những chuyện đó được hoàn tất Chính phủ Pháp sẽ sẳn sàng thảo luận về các vấn đề với Việt Nam. Ông nói rằng Chính phủ Pháp luôn trong mỗi ý định là tôn trọng thỏa ước ngày 06 tháng Ba và giữ nguyên hiện trạng ngày 15 tháng 9, một khi trật tự đã được khôi phục.[Được hỏi là]…liệu ông có nghĩ rằng quân đội Pháp có thể lập lại trật tự trong một thời điểm tương lai nào có thể thấy được không? Ông ra vẻ suy nghĩ, với không nhiều bằng chứng xác tín rằng là họ có thể [làm được chuyện ấy] …" 60 /
Sau đó trong câu chuyện trao đổi đáng quan tâm giữa nhân viên Hoa Kỳ và đại diện Pháp, trong đó người Pháp đã phác thảo một luận điệu kết án Mỹ phạm tội với cuộc chiến [Đông Dương]
"Trong lúc nói chuyện riêng, tôi nói với anh ta là tôi nghĩ rằng có một thiếu sót đáng nói đến trong cách tiếp cận vấn đề của Pháp. Trong ý nghĩ, trước đây tôi cho rằng đã có một sự bình đẳng về trách nhiệm giữa Pháp và Việt. Tôi đã nói rằng điều này dường như không phải là như thế, để đạt được một giải pháp cho vấn đề, trách nhiệm của Pháp là một cường quốc quốc tế lớn hơn nhiều hơn so với người Việt Nam, và rằng việc đang xảy ra không phải là một chuyện mà có thể xác định như thể là một chuyện hoàn toàn giữa Pháp và Việt Nam, mà là một vấn đề có thể ảnh hưởng một cách bất lợi trên tình thế khắp khu vực Đông Nam Á"
"[vị sứ giả] đã nhanh chóng thay thế chữ 'quyền' cho chữ 'trách nhiệm' và nói rằng Pháp đang phải đối mặt với vấn đề tái khẳng định quyền hạn của họ và chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm cho sự chậm trễ của họ khi làm điều đó bởi vì chúng ta đã không thỏa mãn yêu cầu hỗ trợ về vật chất của Pháp mùa thu năm 1945. " 61/
Đầu tháng Hai, Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris đã được chỉ thi trấn an Thủ Tướng Ramadier và [nói lên] "tình cảm rất thân thiện" của Mỹ đối với Pháp và lợi ích của Mỹ trong việc hỗ trợ Pháp phục hồi sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự:
"Dù có bất kỳ sự hiểu lầm có thể đã phát sinh trong tâm trí, trước thái độ của chúng ta liên quan đến Đông Dương, Pháp đã phải đánh giá cao về việc chúng ta đã công nhận hoàn toàn chủ quyền của Pháp ở khu vực đó và chúng ta không muốn có bất kể tình huống nào xảy ra như thể là chúng ta đang nỗ lực làm suy yếu vị thế đó [của Pháp] và Pháp nên biết đó là mong muốn của chúng ta là giúp ích cho họ và chúng ta sẵn sàng hỗ trợ với bất kỳ phương cách thích hợp nào để có thể để tìm ra giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Cùng lúc, chúng ta không thể nhắm mắt trước thực tế là có hai mặt cho vấn đề này và những báo cáo của chúng ta cho thấy cả một sự thiếu hiểu biết về Pháp ở phía bên kia (ở Sài Gòn hơn ở Paris) và tiếp tục tồn tại những cái nhìn lỗi thời và phương pháp nguy hiểm thời thuộc địa trong khu vực. Hơn nữa, ta không thoát khỏi một thực tế khác là xu hướng của thời đại đang chứng thực là các đế quốc thực dân theo kiểu thế kỷ XIX nay đã nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. Hành động của Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và của Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ nổi bật xu hướng này và Pháp tự mình cũng đã nhận thức rõ nó trong Hiến Pháp mới và trong các hiệp định ký với Việt Nam. Mặt khác, chúng tôi không bị mất tầm nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp cấu kết với Cộng sản và rõ ràng là chúng ta không thích thú gì khi thấy chính quyền của đế chế thực dân nay được thay thế bởi ý thức hệ và các tổ chức chính trị khởi nguồn từ [Kremlin] và bị kiểm soát bởi điện Kremlin"
"Thành thật mà nói, chúng tôi không có giải pháp để đề nghị cho vấn đề. Cơ bản là hai bên phải trực tiếp tự làm việc với nhau để tìm ra giải pháp và những báo cáo của quí bạn và từ Đông Dương, đã dẫn chúng tôi đến cảm tưởng rằng cả hai bên đều đã cố gắng để giữ cho cánh cửa mở để giải quyết một số vấn đề. Chúng tôi nhận định rằng sự kiện Việt Nam khởi sự tấn công ở Đông Dương vào ngày 19 tháng 12 và rằng hành động này đã làm cho Pháp trở nên khó khăn hơn trong việc đứng vào một vị thế rộng lượng và hoà giải. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng Pháp sẽ tìm mọi cách để trở nên rộng rãi hơn trong việc tìm ra một giải pháp." 62/
Như vậy, Mỹ đã chọn ở bên ngoài cuộc xung đột, vị trí đựợc Mỹ công bố, qua những lời của Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall hy vọng rằng 63 / "một cơ sở hòa bình để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy." Tuy nhiên những gì xảy ra đã kình chống lại niềm hy vọng này, và như cuộc chiến cứ kéo dài, viễn ảnh một nhà nước Việt Nam bị Moscow kiểm soát dần kéo Mỹ đến gần hơn sự can thiệp. Ngày 13 tháng 5 năm 1947, Bộ Ngoại giao đưa ra những hướng dẫn đển các nhà ngoại giao Mỹ ở Paris, Sài Gòn và Hà Nội;
"Chìa khóa trọng yếu của chúng ta là nhận thức của chúng ta đối với những gì đang xảy ra là có ảnh hưởng đến vị trí các cường quốc dân chủ phương Tây ở miền Nam Á, căn bản là chúng ta cùng hội cùng thuyền với Pháp, cũng như Anh và Hà Lan. Chúng ta không thể làm thất bại lợi ích về lâu dài của Pháp, mà không làm thất bại lợi ích chính của chúng ta. Ngược lại chúng ta nên coi việc liên mình với Liên Hiệp Pháp và các thành viên của Liên Hiệp không chỉ có lợi cho các dân tộc liên quan, mà còn gián tiếp có lợi cho chúng ta.
"Theo quan điểm của chúng tôi, Nam Á trong giai đoạn lịch sử quan trọng này của nó với bảy quốc gia mới trong quá trình vừa đạt được hoặc đang đấu tranh dành độc lập hoặc quyền tự chủ. Các quốc gia này chiếm một phần tư dân số thế giới và tương lai của họ, với trọng lượng tuyệt đối về dân số, với các nguồn tài nguyên trong tay, và [nằm ở] vị trí chiến lược, họ sẽ là nhân tố trọng yếu cho ổn định thế giới. Sau khi vòng kiểm soát của [Thực Dân] Âu Châu bị giải thể, khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, và các vấn đề nội bộ quốc gia có thể nhấn các quốc gia mới vào những xáo trộn có bạo lực, hoặc các xu hướng liên Á (Pan-Asiatic) chống phương Tây có thể biến thành lực lượng chính trị chi phối, hoặc cộng sản có thể lên nắm quyền kiểm soát. Chúng tôi đã xem cách tốt nhất để bảo vệ [mình] chống lại các tình huống này là tiếp tục một liên hiệp chặt chẽ giữa các dân tộc mới được tự trị và những chính quyền từ lâu đã chịu trách nhiệm về phúc lợi của dân họ. Đặc biệt là chúng tôi nhìn nhận là Việt Nam sẽ yêu cầu Pháp giúp những vật chất và hỗ trợ kỹ thuật trong một thời gian không xác định là bao lâu và giúp hướng dẫn những giác ngộ chính trị bởi vì Pháp là một nước ngập tràn truyền thống dân chủ và đã được xác tín trong việc tôn trọng tự do của con người và giá trị cá nhân.
"Tuy nhiên chúng tôi không kém phần thuyết phục rằng một hiệp hội như thế phải trên cơ sở tự nguyện để được lâu dài và đạt được kết quả, và rằng tiến hành trước việc này [lập hội] trong tình hình Đông Dương hiện tại chỉ có thể làm phá hủy việc lập hội trên cơ sở hợp tác tự nguyện, để lại một di sản vĩnh viễn cay đắng và làm Việt Nam mãi mãi xa lánh Pháp và những giá trị đại diện bởi Pháp và các nền dân chủ phương Tây khác.
"Trong khi hoàn toàn đánh giá cao những khó khăn về vị trí của Pháp trong cuộc xung đột này, chúng tôi cảm thấy có điều nguy hiểm khi bất kỳ sự sắp xếp nào có thể đem cơ hội đến cho Việt Nam có dịp so sánh một cách không thuận lợi, vị trí của chính họ và của các dân tộc khác ở miền Nam Á Châu mà đã có những bước tiến to lớn về quyền tự trị kể từ khi có chiến tranh
"Trong khi chúng ta đã chuẩn bị và sẵn sàng làm bất cứ điều gì chúng ta có thể được coi là hữu ích thì Pháp có lẽ hiểu rằng chúng ta đã không cố gắng đưa ra bất kỳ giải pháp nào từ chính chúng ta hoặc không can thiệp vào tình hình. Tuy nhiên họ cũng sẽ hiểu rằng chúng ta không thể nào tránh khỏi liên quan với tình hình Viễn Đông nói chung, trên mọi biến chuyển ở Đông Dương có thể có những ảnh hưởng sâu sắc …
"Để các bạn nắm thông tin, đã có những chứng cớ cho rằng Cộng sản Pháp đang được chỉ đạo đẩy mạnh vận động của họ ở thuộc địa Pháp thậm chí phải chịu mất nhiều hỗ trợ từ quần chúng Pháp (URTEL 1719 25 tháng 4). Có thể đây là dấu hiệu cho thấy điện Kremlin chuẩn bị gia tăng hy sinh tạm thời 40 triệu dân Pháp với chiến lược dài hạn [để nắm] vùng thuộc địa với 600 triệu người sống ở đó đã phát sinh ra cái nhìn khẩn cấp nói trên…. Bộ Ngoại Giao có nhiều lo nghĩ là sợ rằng những nỗ lực của Pháp nhằm tìm ra những "đại diện thực sự cho Việt Nam" mà kết quả lại là tạo ra những chính phủ bù nhìn kiểu như các chế độ ở Nam Kỳ hoặc việc phục hồi Bảo Đại [sic] để có thể được coi như là nền dân chủ để hạ bệ chế độ quân chủ là một vũ khí chống lại cộng sản. Bạn có thể tham khảo thêm những quan điểm sau đây nếu bản chất của cuộc thảo luận với bạn về Pháp là cần thiết". 64 /
Thái độ Mỹ có thể đã ảnh hưởng đến việc người Pháp sửa đổi Hiệp Định Hạ Long đầu tiên (Tháng 12 năm 1947) và khi thỏa thuận thứ hai được ký kết vào tháng 6 năm 1948. Mỹ ngay lập tức chỉ thị cho Đại sứ Mỹ " áp dụng những thuyết phục và / hay những áp lực với tính toán hay nhất để có thế nào đạt được kết quả mong muốn" về việc "Pháp phê chuẩn rõ ràng và nhanh chóng nguyên tắc một Việt Nam Độc Lập". 65/ Tuy nhiên, một lần nữa Đại sứ chỉ tránh những gì có vẻ là can thiệp trong khi phải làm rõ là Mỹ đã nhìn thấy Pháp sẽ mất Đông Dương nếu họ cứ tiếp tục bỏ qua lời khuyên của Mỹ. Những chỉ thị này được lặp đi lặp lại vào cuối tháng 8 năm 1948 với khẳng định rằng Bộ Ngoại giao tin rằng không có gì được bỏ qua để tăng cường cho các nhóm thực sự quốc gia ở Đông Dương và làm cho những người ủng hộ Việt Minh chạy qua sát cánh cùng với nhóm [quốc gia] này.
Những ý kiến đầu tiên cho rằng Hoa Kỳ cụ thể đã nhúng tay vào Việt Nam xuất hiện trong một báo cáo về cuộc trò chuyện giữa Đại sứ Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao Pháp vào tháng Chín năm 1948. Đại sứ Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Quốc Hội Pháp có những hành động cụ thể khác để tiến tới sự thống nhất của Việt Nam và đàm phán ngay lập tức các bước cụ thể hướng tới quyền tự chủ như được dự kiến trong Hiệp Định Vịnh Hạ Long. Sau đó ông nói với người đại diện Pháp rằng:
"…Mỹ hoàn toàn đánh giá cao những khó khăn mà Chính phủ Pháp phải đối mặt tại Đông Dương vào thời điểm này và Hoa Kỳ đã cho thấy sự sẵn sàng của mình nếu Chính phủ Pháp mong muốn đưa ra cho công chúng những chỉ dấu nhằm phê duyệt các bước cụ thể của Chính phủ Pháp để nắm vững những vấn đề chính trị cơ bản của Đông Dương. Tôi thông báo với ông rằng Hoa Kỳ cũng sẵn sàng trong những hoàn cảnh tương tự để xem xét việc giúp Chính phủ Pháp trong vấn đề hỗ trợ tài chính cho Đông Dương qua ECA nhưng không thể đưa ra xem xét để thay đổi chính sách hiện tại cho đến khi nào có những tiến bộ thực sự trong việc đạt được giải pháp không cộng sản cho Đông Dương trên cơ sở hợp tác của các nhóm thực sự quốc gia của nước đó.
Trong khi các cuộc đàm phán sơ bộ với Bảo Đại trước Hiệp định Elysée Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ Mỹ tại Paris vào ngày 17 tháng Giêng năm 1949 rằng:
"Trong khi Bộ mong muốn Pháp hoàn tất công việc với Bảo Đại hay bất kỳ nhóm Quốc Gia thực sự nào có cơ hội hợp lý để chiến thắng ở Việt Nam, trong thời điểm này chúng ta không thể cam kết vĩnh viễn về việc Hoa Kỳ hỗ trợ một chính phủ bản địa không được lòng dân mà hầu như là một chính phủ bù nhìn xa cách người dân mà sự hiện hửu chỉ là do sự hiện diện các lực lượng quân đội Pháp. " 68/
Sau Hiệp định Elysée, Mỹ đã sẳn sàng hơn về việc cung cấp viện trợ cho Đông Dương. Ngày 10 Tháng 5, 1949, Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã được thông báo rằng Mỹ mong muốn "thử nghiệm Bảo Đại " thành công khi mà xem ra không có giải pháp thay thế nào khác.
"Vào thời điểm thích hợp và hoàn cảnh thích hợp, Bộ sẽ chuẩn bị làm về phần mình bằng cách đưa ra công nhận chính phủ Bảo Đại và bằng cách có thể chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của chính phủ ấy về vũ khí Mỹ và hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên điều này phải được hiểu rằng chương trình viện trợ với tính chất như thế phải được Quốc hội phê duyệt. Tuy nhiên, khi mà Mỹ khó có thể đủ khả năng ủng hộ một chính phủ có thể có màu sắc và khả năng là một chế độ bù nhìn, rõ ràng là Pháp phải đưa ra tất cả những nhượng bộ cần thiết để làm cho giải pháp Bảo Đại hấp dẫn đối với các phe phái Quốc Gia. Đây là một bước đi mà Pháp phải tự thấy sự cấp bách và cần thiết. Cái viễn ảnh chỉ còn một thời gian ngắn còn lại trước khi Cộng sản có thể thành công ở Trung Quốc đã được cảm nhận ở Đông Dương. Hơn nữa chính phủ Bảo Đại phải thông qua những cố gắng riêng để chứng minh khả năng tổ chức và tiến hành công việc một cách khôn ngoan để đảm bảo cơ hội tối đa để gặt hái ủng hộ của nhân dân. Một chính phủ dựng lên ở Đông Dương tương tự như Quốc Dân Đảng sẽ là một thất bại được đoán trước." 69 /
Tuy nhiên, "chống cộng" lúc đầu đươc chứng minh rằng nó không phải là những chỉ đạo tốt hơn trong việc xây dựng các chính sách của Mỹ ở Đông Dương như đã được người Pháp [ứng dụng]. Trên thực tế, những cố gắng lúc đầu để phân biệt tính chất, mức độ ảnh hưởng của cộng sản tại Việt Nam đã đưa đến các nghịch lý là dường như rằng nếu Hồ Chí Minh là cộng sản, ông dường như không có mối quan hệ nào có thể thấy được với Moscow. Ví dụ như trong thẩm định của Bộ Ngoại giao về Hồ Chí Minh cung cấp cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc trong tháng 7 năm 1948 đã phải thừa nhận đó chỉ là suy đoán:
"1. Nguồn tin của Bộ [Ngoại Giao Mỹ] cho thấy rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản. Lý lịch lâu năm và nổi tiếng của ông ta trong Quốc Tế Cộng Sản trong những năm hai mươi và ba mươi, liên tục được tờ báo Nhân Đạo của đảng Cộng sản Pháp hỗ trợ từ năm 1945, lời khen ngợi mà đài phát thanh Moscow dành cho ông (sáu tháng qua đã được dành cho sự quan tâm ngày càng tăng về Đông Dương) và thực tế ông đã được gọi là "người cộng sản hàng đầu" trong những ấn phẩm gần đây của Nga cũng như tờ "Lao Động Hàng Ngày" đã làm cho bất kỳ kết luận nào khác xuất hiện như một điều ước mơ.
"2. Bộ cũng đã không có bằng chứng nào về sự gắn kết trực tiếp giữa Hồ và Moscow, nhưng vẫn cho rằng nó tồn tại, cũng không thể đánh giá mức độ về áp lực hay chỉ đạo mà Moscow hành xử [trên Hồ]. Chúng tôi có cảm tưởng rằng Hồ đã được hoặc tự mình duy trì một mức độ tự do hành động nào đó. Bộ xét rằng Liên Xô đang hoàn thành mục tiêu ngắn hạn của họ ở Đông Dương bằng cách (a) kềm chân một số lượng lớn của quân đội Pháp, (b) làm chảy máu nhanh chóng nền kinh tế Pháp do đó làm chậm lại sự phục hồi và làm tiêu tan hỗ trợ ECA cho Pháp, và (c) ngăn chận thế giới nói chung hưởng những thặng dư mà Đông Dương thường có để tạo điều kiện cho việc duy trì tình trạng rối loạn và thiếu hụt để tạo thuận lợi cho cộng sản phát triễn hơn nữa. Hơn nữa có vẻ như Hồ hoàn toàn có khả năng duy trì và thậm chí nắm chặt Đông Dương nhiều hơn nữa mà không có sự hỗ trợ bên ngoài nào khác hơn là việc các chính phủ bù nhìn thân Pháp liên tục tiếp nối" 70/
Mùa thu năm 1948, Văn phòng Nghiên Cứu Tình Báo Bộ Ngoại Giao đã tiến hành một cuộc khảo sát ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á. Những bằng chứng cho thấy Kremlin âm mưu đạo diễn đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam:
"Từ ngày 19 Tháng Mười Hai 1946, nhiều xung đột đã liên tục xảy ra giữa các lực lượng Pháp và chính phủ dân tộc của Việt Nam. Chính phủ này là một liên minh [Việt Minh] mà những người cộng sản kiên trinh giữ các chức vụ có ảnh hưởng. Mặc dù người Pháp thừa nhận ảnh hưởng của chính phủ này, họ đã liên tục từ chối đối thoại với lãnh đạo của họ, Hồ Chí Minh, trên cơ sở rằng ông ta là một người cộng sản.
"Cho đến nay, báo chí và đài phát thanh Việt Nam đã không chấp nhận vị trí chống Mỹ. Thay vào đó chính báo chí thuộc địa Pháp đã mạnh mẽ chống Mỹ và đã thoải mái cáo buộc chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở Đông Dương đến mức xấp xỉ vị trí chính thức của Moscow. Mặc dù các đài phát thanh Việt Nam đã được theo dõi chặt chẽ xem coi có vị trí gì mới đối với Hoa Kỳ, không có gì thay đổi cho đến nay và cũng không có vẻ gì như đã có sự phân hóa trong chính phủ liên minh của Việt Nam [Việt Minh]
"Đánh giá. Nếu Moscow có âm mưu can thiệp vào khu vực Đông Nam Á thì Đông Dương lại là một sự bất thường cho đến nay. Có thể giải thích là:
Không có chỉ thị cứng nhắc được ban hành bởi Moscow
2.Chính phủ Việt Nam cho rằng nó không có thành phần thuộc cánh Hữu cần phải được thanh lọc.
3.Cộng Sản Việt Nam không có lợi ích gì để theo đuổi các chính sách đối ngoại của Moscow.
4.Một sự miễn trừ đặc biệt nào đó đã được Moscow dành cho chính phủ Việt Nam
"Trong số này, những khả năng đầu tiên và thứ tư dường như rất có thể." 71/
(Xem tiếp kỳ 5)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét