Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

“Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I: Hoa Kỳ và Việt Nam 1940 – 1950”(Kỳ 5) (Nguyễn Quốc Vĩ dịch)

Nguồn ethongluan

"…Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình ở Á Châu hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc – thuộc địa theo cách nào mà có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của phong trào dân tộc đồng thời giảm thiểu sự căng thẳng…"

1234, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15

I. A. 3

Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Mỹ vào Đông Dương A.51

Bối cảnh chính sách A.51

Mỹ nhập cuộc chiến tranh A.58

Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Mỹ vào Đông Dương

Bối cảnh chính sách

Biến cố ở Trung Quốc năm 1948 và 1949 đã đưa Hoa Kỳ đến một nhận thức mới về sức sống của cộng sản ở Á Châu, và một ý thức cấp bách về việc ngăn chặn nó. Những công cụ chính sách của Mỹ phát triển để đáp ứng những thách thức rõ ràng của cộng sản ở Âu Châu đã được áp dụng cho vấn đề [công sản] vùng Viễn Đông. Song song với sự hình thành của NATO, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu mô hình an ninh tập thể cho Á Châu; các chương trình hỗ trợ kinh tế và quân sự đã được khánh thành; và Học thuyết Truman lấy lại toàn bộ kích thước mới bằng cách mở rộng vào những khu vực nơi mà các đế quốc Âu Châu đã được tháo gỡ. Vào tháng Ba năm 1947, Tổng thống Truman đã có quy định hướng dẫn chính sách sau đây:

"Tôi tin rằng chính sách của Hoa Kỳ là phải hỗ trợ các dân tộc tự do, những người đang chống lại toan tính chiếm đóng bởi các nhóm thiểu số vũ trang hoặc từ những áp lực bên ngoài.
Tôi tin rằng chúng ta phải giúp các dân tộc tự do tự định đoạt số phận của mình trong cách riêng của họ… " 72 /

Tổng Thống đã đi đến việc nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ là cam kết dùng hết nguồn lực trong tay để ngăn chận cộng sản. Trong khi rõ ràng là ông đã đặt [tầm quan trọng] viện trợ quân sự dưới các biện pháp kinh tế và chính trị, ông vẫn khẳng định ý định của Mỹ là hỗ trợ việc duy trì an ninh:

"Để đảm bảo sự phát triển hòa bình của các quốc gia tự do khỏi sự áp bức, Hoa Kỳ đã giữ hàng đầu trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc được thiết kế để mang Tự Do và Độc Lập cho tất cả các thành viên của mình. Chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu của mình nếu chúng ta không sẵn sàng giúp đỡ các dân tộc duy trì các tổ chức tự do và sự toàn vẹn quốc gia của họ, chống lại các vận động xâm lược đang tìm cách áp đặt một chế độ độc tài toàn trị. "

Năm 1947, trong khi viện trợ quân sự của Mỹ đã bắt đầu chảy vào Hy Lạp để ngăn ngừa một sự xâm lược nhằm lật đổ [chính quyền], Mỹ đã khánh thành kế hoạch phục hồi Âu Châu (ERP – European Recovery Plan). ERP là nhằm phục hồi kinh tế Tây Âu, đặc biệt là ở các nước như Pháp và Italia mà sự suy sụp sau chiến tranh đã nuôi dưỡng đậm xu hướng chính trị cánh tả. Trong một trong những đánh giá cấp cao về tình hình, [những gì] Mỹ phải lo ngăn chận trong năm 1947, Ủy Ban Harriman Về Viện Trợ Nước Ngoài đã kết luận rằng:

"Sự quan tâm của Hoa Kỳ với Âu Châu… không thể chỉ đơn giản là đo lường với những quan hệ kinh tế. Mà cả về chiến lược và chính trị.. Chúng ta đều biết rằng chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới hiện nay với hai hệ tư tưởng trái ngược nhau…. vị trí của chúng ta trên thế giới là trên cơ sở các khái niệm dân chủ đã ít nhất một thế kỷ tồn tại ở Âu Châu mà một số cường quốc đã có truyền thống và chuẩn nhận…." 74/

Sự sụp đổ của Chính phủ Tiệp Khắc trong tháng 2 năm 1948 đưa lại Hiệp Ước Brussels về Phòng Thủ Chung và Hợp Tác Kinh Tế. Việc Berlin bắt đầu bị phong tỏa từ ngày 1 Tháng Tư, năm 1948 làm tăng tốc chuyển động của Mỹ đối với thành viên trong liên minh. Ngày 11 tháng 6 năm 1948, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết khuyến cáo ngành Hành Pháp thực hiện:

"… phát triển từng bước để đạt trong khu vực và với các cộng đồng các thỏa thuận phòng thủ riêng hay tập thể phù hợp với mục đích, nguyên tắc và các quy định trong Hiến Chương [Liên Hợp quốc] mà Hoa Kỳ gia nhập, phù hợp với quy định của Hiến Pháp. Các thỏa thuận phòng thủ khu vực và tập thể như thế phải đặt trên cơ sở trường kỳ hiệu quả về sự tự giúp mình và sự giúp đỡ hổ tương, và có tác động lên an ninh quốc gia." 75/

Cùng tháng đó, Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Hợp Tác Kinh Tế, và vào tháng Bảy năm 1948, mở các cuộc đàm phán cho một Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết vào tháng Tư năm 1949, và có hiệu lực vào tháng Tám năm đó.

Trong cùng bản Dự Luật Hỗ Trợ Nước Ngoài ECA [Economic Cooperation Act còn gọi là Chương Trình Marshall] đã được Quốc Hội ủy quyền trong tháng 6 năm 1948 một Chương trình Viện Trợ cho Trung Quốc. Biện pháp này đã gặp thất bại gần như ngay lập tức, quân đội của Mao bùng phát không gì kiểm soát được ở Trung Hoa lục địa, và vào giữa năm 1949 vị trí của phe Quốc Gia đã không còn đứng vững. "Thất bại" của viện trợ Mỹ – danh từ mà các nhà phê bình trong Quốc hội dùng – tình trạng cũng không ít khẩn cấp hơn so với Âu Châu với vụ nổ hạt nhân đầu tiên của Liên Xô vào tháng Chín, năm 1949, đã hướng hành động của Quốc hội về các Luật về viện trợ quân sự. 76/

Ngày 06 Tháng 10 năm 1949, Quốc hội đã thông qua Chương trình Quốc Phòng Hỗ Trợ Lẫn Nhau (MDAP) thông qua đó vũ khí, trang thiết bị quân sự Mỹ và hỗ trợ đào tạo có thể được cung cấp trên toàn thế giới cho việc phòng ngự tập thể. Trong phân bổ đầu tiên dưới MDAP, các nước NATO đã nhận được 76% của tổng số, và Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (chưa NATO thành viên), 16%. 77/ Tuy nhiên, Hàn Quốc và Philippines chỉ nhận được viện trợ khiêm tốn, và các nhà lập pháp rõ ràng có ý định trong Luật là nhằm đảm bảo việc phân bổ tiếp theo đối với an ninh tập thể ở Á Châu. Đoạn mở đầu của Luật không chỉ được hỗ trợ NATO, nhưng báo trước [sự thành hình] Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á:

"Một đạo luật Thúc Đẩy Chính sách Ngoại giao và Cung Cấp cho Quốc Phòng và Thịnh Vượng Chung của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ quân sự cho cho quốc gia nước ngoài đã được phê duyệt ngày 6 Tháng Mười, năm 1949.

"Hãy để nó được ban hành bởi những Đại Diện của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ trong kỳ họp Quốc Hội chung [ở đây], đạo Luật này có thể được trích dẫn như là 'Luật Hỗ Tương Quốc Phòng năm 1949. '

ĐƯỜNG NÉT VÀ TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH SÁCH

"Quốc hội Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ là nhằm đạt được hòa bình và an ninh quốc tế thông qua Liên Hợp Quốc sao cho các lực lượng vũ trang không được sử dụng trừ trường hợp vì lợi ích chung. Từ đó, thấy rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước khác nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh là những mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quốc Hội yêu cầu các biện pháp hỗ trợ bổ sung dựa trên nguyên tắc là [phải] luôn luôn tự giúp mình một cách có hiệu quả và [phải] giúp đỡ lẫn nhau. Những biện pháp này bao gồm việc cung cấp viện trợ quân sự cần thiết để cho phép Hoa Kỳ và các quốc gia khác cống hiến cho các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc tham gia hiệu quả vào các thoả thuận cho việc phòng thủ riêng và tập thể để hỗ trợ những mục đích và nguyên tắc này. Trong khi cung cấp những hỗ trợ quân sự như thế, chính sách của Hoa Kỳ vẫn là tiếp tục nỗ lực tối đa để có được thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc về việc cung cấp các lực lượng vũ trang như đã dự tính trong Hiến chương và về các thỏa thuận nhằm kiểm soát các vũ khí hủy diệt hàng loạt và về các quy định phổ quát và tài giảm vũ khí, bao gồm cả lực lượng vũ trang, dưới những biện pháp đầy đủ để bảo vệ các quốc gia tuân thủ chống lại những vi phạm và trốn tránh [trách nhiệm].

"Quốc Hội từ nay ủng hộ việc thành lập một tổ chức chung bỏi các quốc gia tự do và các dân tộc vùng Viễn Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc để xây dựng một chương trình tự giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau thiết kế để phát triển kinh tế và ấm no xã hội cho họ cũng là để bảo vệ các quyền cơ bản và quyền tự do, và bảo vệ an ninh và Độc Lập của họ.

"Quốc Hội nhận thấy rằng phục hồi kinh tế là điều cần thiết cho hòa bình và an ninh quốc tế và phải được ưu tiên rõ ràng. Quốc Hội cũng nhận ra rằng sự tự tin ngày càng tăng của các dân tộc tự do trong khả năng của mình để chống lại sự xâm lược trực tiếp hoặc gián tiếp và việc an ninh đất nước được bảo tồn sẽ thúc đẩy sự phục hồi và hỗ trợ cho ổn định chính trị." 78/

Trong khi Quốc hội đang bàn cãi về MDAP [An Ninh Hổ Tương] thì các thành viên của Hội Đồng An ninh Quốc gia đã được Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu xem xét lại chính sách của Mỹ đối với Á Châu. Tháng 6 năm 1949, Bộ Trưởng đã lưu ý rằng ông đã:

"…ngày càng lo ngại…trước của chủ nghĩa cộng sản trên…các khu vực lớn của thế giới và đặc biệt là sự thành công của cộng sản tại Trung Quốc …"

"Một mục tiêu quan trọng trong chính sách của Mỹ, như tôi hiểu, là ngăn chận cộng sản để làm giảm mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta. Hành động của chúng ta ở Á Châu nên là một phần của một kế hoạch cẩn thận, chú tâm và toàn diện để thúc đẩy mục tiêu đó." 79/

Nghiên cứu của NSC [Ủy Ban An Ninh Quốc Gia] để đáp ứng yêu cầu của Bộ Trưởng [Quốc Phòng] là đáng chú ý vì những tham chiếu cụ thể hiếm có vào Đông Dương. Nhân viên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào cuộc xung đột giữa các lợi ích của các Thủ Đô Âu Châu và nguyện vọng Độc Lập của người dân Á Châu. Trích lục sau đây là từ một phần của nghiên cứu liên quan đến Đông Nam Á:

"Cuộc xung đột hiện nay giữa chủ nghĩa thực dân và độc lập bản địa là yếu tố chính trị quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Kết quả cuộc xung đột này không chỉ là sự phân rã của đế quốc Âu Châu trong khu vực mà còn là sự lớn mạnh về ý thức chính trị và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng các nơi. Ngoại trừ Thái Lan và Philippines, các nước Đông Nam Á không có nhà lãnh đạo nào đang chịu trách nhiệm thi hành quyền lực [của Nhà Nước]. Câu hỏi liệu một quốc gia thuộc địa có thể thích hợp cho việc tự quản lý, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thích đáng trong thực tế chính trị. Thực sự vấn đề là dường như liệu các nước thuộc địa có khả năng và quyết tâm tiếp nối thực hiện những luật lệ của nước ngoài [chủ thuộc địa] thay thế cho những gì [lực lượng nhân sự chẳng hạn] đã bị mất cho các chính quốc [về lại]. Nếu là thế, độc lập cho nước bị thuộc địa là giải pháp thực tế duy nhất dù cho việc quản lý tồi tệ đất nước sẽ nảy sinh. Một giải pháp cho sự bất ổn, nếu nó phát sinh, phải được tìm kiếm trên một con đường không phải là chủ nghĩa đế quốc. Trong mọi tình huống, cuộc xung đột thuộc địa – dân tộc đã tạo ra một vùng đất màu mỡ cho các hoạt động lật đổ của cộng sản, và rõ ràng là Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp được hướng dẫn bởi điện Cẩm Linh [Kremlin]. Trong khi tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực Đông Nam Á, điện Cẩm Linh thúc đẩy một phần bởi mong muốn có được các tài nguyên của Đông Nam Á và các trục lộ giao thông và từ chối cho chúng ta xử dụng chúng. Nhưng lợi ích chính trị mà Liên Xô sẽ tích lũy từ việc cộng sản hóa thành công Đông Nam Á cũng có ý nghĩa tương đương. Việc bành trướng của chính quyền cộng sản ở Trung Quốc tiêu biểu cho một thất bại chính trị đau thương cho Mỹ; nếu Đông Nam Á cũng bị cuốn hút bởi chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta sẽ phải gánh chịu một thảm bại chính trị lớn, hậu quả sẽ được cảm nhận trong suốt phần còn lại của thế giới đặc biệt là ở Trung Đông và sau đó nguy ngập cho Úc. Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc – thuộc địa một cách sao vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc xung đột dân tộc – thuộc địa trên cơ sở một ổn định chính trị và sự đề kháng với cộng sản, và tránh làm suy yếu các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta.

Tuy nhiên, phải nhớ rằng truyền thống thuộc địa lâu dài ở Á Châu đã làm cho các dân tộc trong khu vực nghi ngờ về ảnh hưởng của phương Tây. Chúng ta phải tiếp cận vấn đề từ việc xem xét quan điểm của người Á Châu trong chừng mực có thể và nên tự hạn chế đi đầu trong các phong trào mà nguồn gốc nhất thiết là Á Châu. Do đó, việc chúng ta quan tâm là sẽ khuyến khích, ở bất cứ nơi nào có thể, các dân tộc Ấn Độ, Pakistan, Philippines và các nước Á Châu khác đứng ra lãnh đạo giải quyết các vấn đề chung của khu vực….

"Hoa Kỳ có lợi ích trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm của những người bạn Âu Châu của chúng ta, và ở mức độ có thể, làm bất cứ điều gì để tranh thủ sự hợp tác của họ trong các biện pháp được thiết kế để kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của Liên Xô ở Á Châu. Nếu có thể được thuyết phục để các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Anh, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Australia và New Zealand cùng tham gia với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa, kết quả chắc chắn là sẽ nằm trong lợi ích của chúng ta. Không chỉ Hoa Kỳ sẽ có thể giảm bớt một phần gánh nặng, sự hợp tác của các quốc gia da trắng của Khối Thịnh Vượng Chung sẽ ngăn chận bất kỳ mối nguy hiểm tiềm năng nào làm tăng thêm sự phân cực [giữa các nước] da trắng. " 80/

Ngày 30 Tháng 12 năm 1949, Hội đồng An ninh Quốc gia đã gặp gỡ dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Truman để thảo luận về nghiên cứu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia [NSC – National Security Council] , và đã phê duyệt những kết luận sau đây:

"Để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của mình, Hoa Kỳ nên theo đuổi một chính sách về Á Châu có gồm các mục sau:

"a. Hoa Kỳ phải để lộ ra sự đồng tình [của mình] về những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Á Châu nhằm hình thành các hiệp hội khu vực của các quốc gia không cộng sản, ở những khu vực khác nhau của Á Châu, và nếu trong diễn trình việc thành lập các hiệp hội có khả năng thành công, Hoa Kỳ cần phải được chuẩn bị, nếu được mời, để hỗ trợ các hiệp hội đó để thực hiện những mục đích của họ trong những điều kiện cũng là lợi ích của chúng ta. Các nguyên tắc sau đây sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta trong lĩnh vực này:

Bất kỳ liên kết được hình thành phải là kết quả của một mong muốn chính thống về phía các quốc gia tham gia hợp tác cùng có lợi trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực.

Hoa Kỳ không được nắm phần chủ động trong giai đoạn đầu của sự hình thành các hiệp hội mà vấn đề là dùng các quốc gia Á Châu để thúc đẩy tham vọng của Hoa Kỳ.

Các hiệp hội, nếu nó là một lực lượng có tính xây dựng, nó phải hoạt động trên cơ sở hỗ tương và tự lo liệu trong tất cả các lĩnh vực để quan hệ đối tác thực sự có thể tồn tại dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Việc Hoa Kỳ tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong việc xây dựng những hiệp hội như thế nên [được làm] trong quan điểm là hoàn thành mục tiêu cơ bản của chúng ta ở Á Châu và đảm bảo rằng bất kỳ hiệp hội nào được thành lập sẽ phù hợp với Chương VIII của Hiến chương Liên Hợp Quốc liên quan với các thỏa thuận khu vực

"b. Hoa Kỳ nên xếp đặt để phát triển và tăng cường an ninh của khu vực để chống lại những xâm lược từ bên ngoài hoặc lật đổ từ bên trong của Cộng sản. Các bước đi nên đưa vào tính toán bất kỳ những gì mang đến lợi ích an ninh cho Á Châu, sự an ninh có thể phát triển từ một hoặc nhiều nhóm địa phương. Hoa Kỳ dựa vào sáng kiến riêng của mình nên bây giờ:

Cải thiện vị trí của Hoa Kỳ đối với Nhật, Ryukyus [quần đảo có đảo Okinawa] và Philippines.

Rà soát chặt chẽ sự phát triển của các mối đe dọa xâm lược Cộng sản, trực tiếp hoặc gián tiếp, và chuẩn bị sẵn sàng để trợ giúp trong phương tiện của chúng ta để đáp ứng các mối đe dọa này bằng cách cung cấp hỗ trợ về chính trị, kinh tế và quân sự và tư vấn cho ở đâu mà thật sự cần thiết, để bổ sung sức đề kháng cho các chính phủ khác trong và ngoài khu vực có nhiều liên quan trực tiếp hơn.

Phát triển các biện pháp hợp tác thông qua các thỏa thuận đa phương hoặc song phương để chống lại việc Cộng sản âm mưu lật đổ nội bộ.

Thẩm định ý thức và sự phát triển lành mạnh của các thỏa thuận an ninh tập thể của Á Châu, mang trong tâm trí những cân nhắc dưới đây:

Sự miễn cưỡng của Ấn Độ vào thời gian này về việc tham gia vào bất kỳ hiệp ước an ninh chống Cộng nào và và việc này sẽ có ảnh hưởng trên một số các quốc gia khác ở Á Châu.

Cần thiết phải giả định rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh tập thể có thể có là được xây dựng dựa trên nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau và có sự mong muốn được chứng minh và khả năng chia sẻ gánh nặng bởi tất cả các nước tham gia.

Sự cần thiết của việc đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh nào như thế, sẽ phải phù hợp với những mục đích của bất kỳ hiệp hội khu vực nào mà có thể đã được hình thành theo khoản 3-a trên đây.

Sự cần thiết đảm bảo rằng bất kỳ sự sắp xếp an ninh nào như thế sẽ phải phù hợp với quy định tại Điều 51 của Hiến chương liên quan đến quyền tự vệ cá nhân và tập thể.

"c.Hoa Kỳ nên khuyến khích việc tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế và phát triển trong một Á Châu không-Cộng sản, và sự hồi sinh của thương mại theo con đường đa phương, và không phân biệt đối xử. Các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ nên được điều chỉnh sao cho phù hợp để thúc đẩy việc phát triển ở các nơi có điều kiện sẽ góp phần ổn định chính trị ở các quốc gia thân hửu ở Á Châu, nhưng Hoa Kỳ nên cẩn thận tránh nhận lãnh trách nhiệm về chuyện ấm no và phát triển kinh tế của châu lục đó….

[ghi chú người dịch: 4 điểm d,e,f,g không thấy có trong tài liệu mà tiếp thẳng tới điểm h. dưới đây]

*****

"h.Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình ở Á Châu hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc – thuộc địa theo cách nào mà có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của phong trào dân tộc đồng thời giảm thiểu sự căng thẳng cho các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta. Nên dành một sự chú ý đặc biệt cho vấn đề của Đông Dương của Pháp và nên thực hiện những hành động nhằm làm cho Pháp cấp bách loại bỏ những rào cản để có được Bảo Đại hay lãnh đạo dân tộc phi cộng sản nào khác mà họ đã được một sự ủng hộ với tỷ lệ đáng kể của người dân Việt….

"i.Tích cực cân nhắc những phương cách để cho tất cả các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Âu Châu có thể tham gia một vai trò tích cực hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ ở Á Châu. Sự hợp tác tương tự phải được mở rộng, trong phạm vi có thể, đến các nước không-Cộng sản khác có quyền lợi ở Á Châu.

"j.Thừa nhận rằng các chính phủ không cộng sản của Nam Á đã tạo thành một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Cộng sản ở Á Châu. Hoa Kỳ cần phải khai thác mọi cơ hội để gia tăng sự ưa thích phương Tây hiện nay trong khu vực và hỗ trợ, trong khả năng của chúng ta, các chính phủ này trong nỗ lực của họ để đáp ứng tối thiểu nguyện vọng của người dân và để duy trì an ninh trong nước. 81/

Vì vậy, trong những tháng cuối năm 1949 quá trình chính sách của Mỹ là đã được thiết lập để chặn việc cộng sản bành trướng hơn nữa ở Á Châu: [hiệp hội] an ninh chung nếu người Á Châu sẵn sàng hợp tác với các đồng minh lớn ở Âu Châu và các quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung nếu có thể, nhưng [có thể là] song phương nếu cần thiết. Quá trình chính sách [ngăn chận Cộng Sản] đó đã đưa đến chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, sự hình thành của Tổ chức Hiệp Ứớc [Liên Phòng] Đông Nam Á năm 1954 và dần dần đẩy Hoa Kỳ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.

b.Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam

Ngày 30 tháng mười hai năm 1949, Pháp ký hơn mười hiệp định riêng rẽ liên quan đến việc chuyển giao quản trị hành chánh Việt Nam cho chính quyền của Bảo Đại theo Hiệp định Elysee 08 tháng 3 năm 1949. Tháng 1 năm 1950, quân đội của Mao đã đến biên giới phía Bắc của Việt Nam lúc này đã đi vào quỹ đạo Trung-Xô. Một điện tín của Bộ Ngoại Giao [Mỹ] xét lại chính sách của Mỹ gửi ngày 20 tháng một năm 1950:

"Bộ [Ngoại Giao Mỹ] vẫn còn hy vọng rằng Bảo Đại sẽ thành công đạt được ủng hộ ngày càng tăng của quần chúng so với Hồ Chí Minh; và chính sách của chúng ta cơ bản là vẫn vậy; khuyến khích ông ta [Bảo Đại] và đôn đốc Pháp hướng tới nhiều nhượng bộ hơn nữa.

"Những ước đầu được thực hiện bởi Bảo Đại, những phẩm chất thấy được và sự chấp nhận ban đầu [của dân chúng] về ông dường như tốt hơn là chúng ta đã đoán trước, thậm chí là đã giảm bớt sự lạc quan của Pháp. Việc chuyển giao quyền lực được đón nhận tốt. Pháp đã thành công trong việc giải giáp và bắt giữ các thành phần Quốc dân Đảng của Trung Hoa đang trốn chạy mà không cần sự can thiệp nghiêm trọng nào cho đến nay bởi Cộng Sản Trung Hoa cũng [là điều] đáng khích lệ.

"Tuy nhiên, gần đây, sự xuất hiện của đối lập mạnh mẽ ít nhất cũng đã chứng minh rằng sự ủng hộ [của dân dành cho] Bảo Đại vẫn chưa là rộng rãi. Hoạt động quân sự của Việt Minh gia tăng một cách đáng lo ngại. Chuyện này có thể là nỗ lực đặc biệt của Hồ, trong cùng thời gian với việc chuyển giao quyền lực và sự xuất hiện của quân Trung Cộng gần kề biên giới [phía Bắc], và trước Hội nghị Bangkok, cũng có thể là bằng chứng của sức mạnh ngày càng tăng củng cố bởi niềm tin được Trung Cộng hỗ trợ, trực tiếp hoặc gián tiếp.

"Bộ [Ngoại Giao Mỹ] cũng chưa có những thông tin về các cuộc đàm phán giữa các nhóm của Hồ và Mao mặc dù tin bắt được từ đài phát thanh của Thông tấn xã Trung Quốc mới phát hành ngày 17 tháng một cho thấy rằng Hồ đã nhắn tin cho các chính phủ trên thế giới là chính Phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam và [chính phủ này] sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ chính phủ nào sẵn sàng hợp tác [với họ] trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ để bảo vệ hòa bình và dân chủ thế giới. Đài phát thanh của Hồ cũng đưa ra những phát biểu tương tự…

"Bản chất và thời gian để công nhận Bảo Đại nay đang được ở đây xem xét, và với các chính phủ khác…" 82/

Đầu tiên là Cộng sản Trung Quốc, và sau đó Liên Xô đã công nhận VNDCCH. Ngày 29 tháng 1 1950, Quốc hội Pháp đã thông qua Luật trao quyền tự chủ cho Nhà nước Việt Nam [dưới Bảo Đại]. Ngày 1 tháng 2, 1950 Bộ trưởng Ngoại Giao [Mỹ] Acheson đưa ra công bố sau:

"Việc điện Kremlin công nhận phong trào cộng sản Hồ Chí Minh ở Đông Dương là một điều bất ngờ. Sự thừa nhận của Liên Xô với phong trào này phải loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào về bản chất "dân tộc" như Hồ Chí Minh đã nhắm đến và đã cho thấy màu sắc thật của Hồ chính là môt kẻ thù sinh tử cho nền độc lập bản xứ ở Đông Dương.

"Mặc dù mất thời gian trong nỗ lực bao phủ việc chuyển giao chủ quyền của Pháp cho Chính Phủ hợp pháp của Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, chúng ta có mọi lý do để tin rằng những chính phủ hợp pháp này sẽ phát triển thành những chính phủ ổn định đại diện cho chủ nghĩa dân tộc thực sự của hơn 20 triệu dân của Đông Dương.

"Hành động của Pháp trong việc chuyển giao chủ quyền cho Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã được chuyển động được một thời gian. Sau khi Pháp phê chuẩn, dự kiến trong vòng một vài ngày, con đường sẽ được mở cho việc công nhận các chính phủ hợp pháp bởi các nước trên thế giới là các nước có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển độc lập dân tộc chính thống tại các khu vực thuộc địa trước đây. Đại sứ Jessup đã bày tỏ cho Hoàng đế Bảo Đại ý muốn tốt nhất của chúng ta là cho sự thịnh vượng và ổn định tại Việt Nam, và hy vọng rằng mối quan hệ gần gũi hơn sẽ được thiết lập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 83'

Phê chuẩn chính thức của Pháp trao Độc Lập cho Việt Nam được công bố ngày 02 Tháng Hai 1950. Tổng thống Truman đã phê duyệt việc công nhận Bảo Đại cùng ngày, và vào ngày 04 Tháng 2, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn đã nhận chỉ thị đưa những thông điệp sau đây đến Bảo Đại:

"Kính thưa Hoàng Đế:

"Tôi có lá thư của Bệ Hạ thông báo cho tôi về việc ký kết các thoả thuận ngày 08 tháng 3 năm 1949 giữa Bệ Hạ, đại diện cho Việt Nam, Tổng Thống nước Cộng hoà Pháp, thay mặt cho nước Pháp. Chính phủ của tôi cũng đã được thông báo về việc phê chuẩn vào ngày 02 tháng 2 năm 1950 bởi Chính phủ Pháp về các thoả thuận của ngày 08 Tháng Ba 1949.

"Sau những hành vi thành lập nên nước Việt Nam Cộng Hòa như là một nước độc lập trong Liên hiệp Pháp này, nhân cơ hội này tôi chúc mừng Bệ Hạ và nhân dân Việt Nam nhân biến cố hạnh phúc này

"Chính phủ Hoa Kỳ vui mừng chào đón Việt Nam Cộng Hòa vào cộng đồng những nước ưa chuộng thái bình trên thế giới và mở rộng sự công nhận ngoại giao cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi mong muốn sớm có một cuộc trao đổi đại diện ngoại giao giữa hai nước chúng ta….. 84/

Sau việc công nhận Bảo, Đại Pháp đã nhanh chóng yêu cầu Mỹ viện trợ. Ngày 08 Tháng 5 1950, Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] Acheson công bố tuyên bố sau đây tại Paris:

"Bộ trưởng Ngoại Giao [Pháp] và tôi vừa có một cuộc trao đổi quan điểm về tình hình Đông Dương và cả hai thỏa thuận chung về tình hình cấp bách trong khu vực và sự cần thiết hành động để thay đổi tình hình.

"Chúng tôi ghi nhận rằng thực tế vấn đề đáp ứng các mối đe dọa an ninh của Việt Nam Campuchia và Lào nay được hưởng độc lập trong Liên Hiệp Pháp chủ yếu là trách nhiệm của Pháp và Chính phủ và nhân dân Đông Dương. Hoa Kỳ nhận định rằng giải pháp của vấn đề Đông Dương phụ thuộc cả về việc khôi phục an ninh lẫn sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc chân chính và rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể và đóng góp [tốt] vào những mục tiêu chính yếu này.

"Chính phủ Hoa Kỳ, tin rằng sẽ không phải có độc lập dân tộc, cũng không có sự tiến hóa dân chủ nào tồn tại trong bất kỳ khu vực nào bị chi phối bởi Chủ nghĩa đế quốc Liên Xô, cân nhắc tình hình đã trở nên đủ xác đáng để đảm bảo viện trợ kinh tế và trang thiết bị quân sự cho Liên Bang Đông Dương và cho Pháp để giúp họ khôi phục sự ổn định và cho phép các nước này theo đuổi sự phát triển hòa bình và dân chủ của họ." 85/

Ngày 11 Tháng Năm năm 1950, Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] đã đưa ra tuyên bố sau:

"Một nhiệm vụ khảo sát đặc biệt, đứng đầu bởi R. Allen Griffin vừa trở về từ Đông Nam Á, báo cáo về hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cần thiết trong khu vực đó. Tổng quát các khuyến nghị đối với khu vực là khiêm tốn và tổng số nằm trong khoảng $ 60 triệu [đô la]. Bộ ngay tức thì làm việc về kế hoạch để thực hiện chương trình này.

"Bộ Trưởng [Ngoại Giao Mỹ] Acheson hôm thứ hai ở Paris đã nêu lên tính cấp bách của tình hình trên các nước liên kết Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Bộ đang làm việc cùng với ECA để thực hiện các khuyến nghị hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho Đông Dương cũng như các nước Đông Nam Á khác và dự đoán rằng chương trình này sẽ được tiến hành trong một tương lai gần.

"Hỗ trợ quân sự cho Đông Nam Á đang được Bộ Quốc phòng làm việc phối hợp với Bộ Ngoại giao, và các chi tiết sẽ không được công bố vì lý do an ninh.

"Nhu cầu hỗ trợ quân sự sẽ là một quỹ khẩn cấp 15 triệu US$ lấy từ [quỹ của] khu vực Trung Quốc.

"Nhu cầu hỗ trợ kinh tế sẽ được đáp ứng từ nguồn vốn viện trợ ECA Trung Quốc, một phần trong đó cả hai viện của Quốc hội đã chỉ ra là để tài trợ cho khu vực Trung Quốc nói chung. Động tác lập pháp chót là vẫn còn đang chờ quyết định của thẩm quyền này [Quốc Hội] nhưng dự kiến là sẽ được hoàn tất trong tuần tới." 86/

Hoa Kỳ sau đó trực tiếp liên quan đến việc phát triển thảm kịch tại Việt Nam.

( Phần trích lục [Foot Note] từ trang 75 đến trang 81 không được dịch ở đây – người dịch)

(xem tiếp kỳ 6)

Nguyễn Quốc Vĩ dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét