Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Greg Torode : "Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già Hà Nội lù lù xuất hiện từ bóng đêm" (Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ)

Nguồn x-cafevn

Greg Torode/South China Morning Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.

Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.

Dù bằng cách nhìn nào thì đấy cũng là chiến công hiển hách với một đất nước, so với các láng giềng có thể thiếu những tầng lớp kỹ trị, nhưng vẫn đầy những thu hút có tính chiến lược. Ngay cả các học sinh cũng chìm ngập trong lịch sử và chiến thuật của những chiến thắng chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều, với các trận chiến chống lại chiếm đóng của Trung Quốc trong thời cổ đại và những cuộc chiến của Việt Nam trong thế kỷ 20 chống lại thực dân Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ và sau đó là Trung Quốc (một lần nữa).Tuy nhiên, chiến trường của Thượng tướng Vĩnh là trên các mối quan hệ quốc tế và những biến động của khu vực đang thích ứng với sự gia tăng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ông đã nổi lên từ bóng tối của những năm tháng trong khuôn khổ bộ máy tình báo quân sự của Việt Nam để vận động ngành ngoại giao quân sự của mình, một cái gì đó mới lạ đối với một trong những tổ chức bí mật nhất của khu vực.

Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.

Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga - một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.

Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.

Ngay cả khi hai bên cùng làm việc để thúc đẩy sự hợp tác, một cuộc khẩu chiến từ các khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Những ngày gần đây cũng đang chứng kiến việc các quan chức Trung Quốc và Việt Nam chống đối nhau về vấn đề này.

Những sắc thái đằng sau sự xử lý của tướng Vĩnh về tình hình quốc tế ngày càng phức tạp của Việt Nam hiển hiện rất rõ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Sunday Morning Post trước chuyến thăm của Panetta, khởi sự qua cuộc trở lại lịch sử đến cảng chiến lược của Vịnh Cam Ranh. Vĩnh đặt nhiệm vụ của Panetta trong bối cảnh của một sự thận trọng cùng mối quan hệ dần cải thiện với kẻ cựu thù, và dù cho những căng thẳng trong những năm gần đây, lại có vẻ như vẫn ca ngợi các liên kết quân sự với Bắc Kinh hơn.

"Cả hai nước đều nhận thức được rằng việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng có thể ngăn chặn được sự đối đầu và xung đột," ông đã tuyên bố, sau khi nói rằng các quan hệ quân sự đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Trung-Việt.

Sau đó ông nói về một mong muốn "rất kiên quyết " để bảo vệ chủ quyền và củng cố một "mối quan hệ bình đẳng ".Vào những lúc khác, ông đã quyết liệt gai góc hơn. Hai năm trước, trong hội nghị ở Singapore ông tuyên bố rằng Việt Nam có tất cả khả năng để tự bảo vệ mình. Năm ngoài, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt công bố "cam kết long trọng" về ý định hòa bình của Trung Quốc, ông cảnh báo rằng nếu "bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi sẽ không chỉ đứng nhìn".

Không ngạc nhiên, khi hiện nay việc quan sát Vĩnh là một mối chú tâm đang gia tăng giữa các phái viên và các nhà phân tích quân sự trong khu vực khi họ cố gắng tìm hiểu lập trường của ông. Ông nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn hay Mỹ ? Với một cái nhìn vững vàng và biểu hiện hơi buồn, các tính cách của ông không cho biết gì nhiều hơn. Ông nói trong một phong cách chính xác, cẩn thận từng câu và sẽ trả lời loại câu hỏi vặn vẹo bằng một sự im lặng, gật gù nhẹ nhàng một cách ranh mãnh. Những điếu thuốc châm đốt liên tục cho thấy sự căng thẳng đàng sau vẻ bình tĩnh bên ngoài của mình. Vinh còn được biết đến với cánh thư giãn những cuộc đàm đạo dài bằng rượu whisky.

Một phái viên nước ngoài nói rằng Vinh, rất khác với những công chức nghiêm khắc, là một nhà tư tưởng sâu sắc, khá chuẩn bị sẵn sàng để thách thức sự khôn ngoan bằng tính hợp lý hơn là tín điều. Sắc sảo, ông có thể vui tính, thông minh và hấp dẫn trong khi không tiết lộ gì nhiều.

Một cáp ngoại giao bí mật của Mỹ do WikiLeaks công bố có nói đến các nghi vấn về quan điểm và sự vươn lên của Vinh. Bản báo cáo được viết bởi Michael Michalak, Đại sứ Mỹ lúc ấy tại Hà Nội vào đầu năm 2010, lưu ý Vinh từng có một quan điểm lành tính về Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với người Mỹ, lưu ý rằng Bắc Kinh có thể là một động lực cho sự ổn định của khu vực. Nhưng báo cáo này cho biết thêm: "Vinh đã rõ ràng bác bỏ các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trong Biển Đông, khi nhấn mạnh, đã khẳng định rằng Việt Nam "biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng" và sẽ "làm những gì cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của mình".

"Nếu Vinh là con cò mồi của Trung Quốc, ông là người ẩn nấp giỏi," bản báo cáo kết luận.

Tuy nhiên, vấn đề của việc ông có thể nghiêng về phía nào che khuất một điểm quan trọng. Như một trong những phái viên nước ngoài mô tả: "Ông toát ra quyền lực, tính chuyên nghiệp và luôn luôn tìm kiếm để thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam".

Một phần sự bi ẩn được xây dựng xung quanh Vinh, có nguồn từ lịch sử. Nhân vật 55 tuổi này được liên kết với những ngày đầu cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam qua người cha quá cố của mình, Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Thanh là vị tướng cao cấp thứ hai của Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cha sáng lập quân đội của đất nước. Trong việc chỉ huy các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam chống lại Miền Nam Viêt Nam được Mỹ hậu thuẫn, Thanh liên tục thuc đẩy sự tham dự toàn diện chống lại Hoa Kỳ khi họ xây dựng lực lượng của mình vào giữa những năm 1960 - một chiều hướng đã đem đến cuộc đọ sức chống lại Giáp thận trọng hơn và các cán bộ chính trị lãnh đạo khác tại Hà Nội.

Sau một cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ, Thanh, xuất thân từ thành phần nông dân gian khổ, đã giành được phê duyệt để khởi động tấn công trên toàn miền Nam, một sự việc sau đó đã trở thành cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 - sự kiện mà các sử gia hiện đại đã mô tả như là một thất bại quân sự lớn, nhưng là một chiến thắng về chính trị cho Hà Nội khiến đã thay đổi quá trình của cuộc chiến tranh, hủy hoại ý chí của Mỹ. Tuy nhiên, Thanh, đã không còn sống để nhìn thấy thành công ấy, ông chết vì một cơn truỵ tim vào năm 1967.

Dù quá khứ lịch sử ấy phủ bóng nặng nề, nhiều suy đoán xung quanh Vĩnh bắt nguồn từ những năm ông làm việc trong tình báo quân đội, đặc biệt là Tổng cục 2 đáng sợ - một bộ phần từng là chủ đề của những âm mưu nội bộ đáng kể trong giới chính trị chặt chẽ của Việt Nam.

Tướng Giáp, hiện 102 tuổi và là nhân vật cao tuổi lâu đời nhất, đã là những người từng đặt câu hỏi về quyền hạn ở phía sau, sự thiếu vắng về giải thích và động lực của những sự việc trên, khiến đã nâng cao triển vọng của một mối hận thù gia đình có tính lịch sử. Dù Vinh không còn đứng đầu bộ phận tình báo này - đưa các nghi vấn đến việc ông đã thực sự còn mạnh mẽ ra sao - năm ngoái ông được chính thức thăng chứcvào Ủy ban Trung ương đảng. Di chuyển đó dường như để chính thức hóa ảnh hưởng đáng kể của ông và có thể đưa ông vào cuộc chay đua cho các chức vụ cao hơn.

Các nhà Ngoại giao và phân tích khác tin rằng do căn bản quá khứ của ông trong ngành tình báo, chứ không phải trong chiến đấu, nên ông khó có thể là một bộ trưởng quốc phòng trong tương lai. Nhưng các vai trò chính trị - quân sự khác có thể cho thấy và dù ông tương đối còn trẻ, Vinh có thể là một ứng viên tương lai cho Bộ Chính Trị cầm quyền - một vị trí mà có thể không thể có được nếu không có kinh nghiệm trong Ủy ban Trung ương trước. "Ông ta đến từ bóng tối và là một phần của vòng lặp chính trị", một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết. "Nghĩa là nếu ông ta được phục vụ ở các vị trí cao hơn trong tương lai là quan trọng, và trong dài hạn có thể làm nhẹ bớt những lo ngại của những người phê bình ông".

Nguồn: South China Morning Post

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét