Khi lực lượng công an cố gắng trục xuất một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của mình tại huyện Tiên Lãng ở miền bắc Việt Nam, họ không ngờ sẽ bị đáp trả bởi súng đạn và mìn nổ. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu người cán bộ phải vào nằm trong bệnh viện và bốn người bị buộc tội âm mưu giết người.
Trường hợp ấy đã là sự bùng nổ nhiều ý nghĩa. Trong một động thái hiếm hoi nơi một đất nước mà thông tin bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên đã được phép điều tra sự kiện tường tận. Thật vậy, khi ấy một nhà cựu ngoại giao phương Tây cho biết rằng ông chưa từng nhìn thấy các phương tiện truyền thông địa phương được tường thuật một câu chuyện đến chiều sâu tương tự như các blogger đã làm.
Dần dần, càng nhiều chi tiết đã được đưa ra ánh sáng, tiết lộ những lời thất hứa và sự quản lý yếu kém về phần của chính quyền địa phương. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật vì sự tham gia của họ.
Một cuộc tường thuật như vậy là rất bất thường tại Việt Nam, quốc gia được xếp hạng 172 trong 179 nước theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm 2011-2012.
Các nhà biên tập phải hội họp với Bộ Tuyên truyền mỗi thứ Ba để được "hướng dẫn" về những gì có thể và không thể được công bố. Tuy một số biên tập có thể đi xa hơn hơn những người khác trong các tường thuật về vấn đề tham nhũng, nhưng sự tự kiểm duyệt vẫn là phổ biến. Do đó, sự cố ấy đã mang đến hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 Tháng Tư, một cuộc biểu tình ở Hưng Yên ngay bên ngoài Hà Nội lại cho thấy một bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm công an trang bị chống bạo động đối đầu với cư dân thôn Văn Giang đã lập tức được đăng tải sống động trên các blog. Những người biểu tình đòi hỏi sự bồi thường cao hơn cho các đất đai bị chính quyền địa phương chiếm giữ để xây dựng một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức sốt nóng ấy, báo chí địa phương vẫn im lặng.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông (RED), tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí tại Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết các phóng viên đã không được hưởng cùng một sự tự do để tường thuật cuộc biểu tình tại Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng."
"Trước sự cố Văn Giang, chính quyền đã tổ chức một cuộc họp báo. Các nhà chức trách địa phương yêu cầu các phóng viên tường thuật câu chuyện theo những tài liệu riêng của mình và không được đến hiện trường vì các lý do an toàn", ông cho biết.
Trong những tuần lễ sau, một số thông tin lọt qua được. Tuy nhiên, khi khúc phim video quay hình ảnh hai người đàn ông bị công an đánh đập tại cuộc biểu tình được xác định là hai nhà báo từ một đài phát thanh nhà nước, sự cố lại bắt đầu trở thành tiêu đề.
"Trường hợp ở Văn Giang cho thấy sự thất bại của chính phủ đã không bịt miệng được các phương tiện truyền thông", Nguyễn thị Hung*, một nhà báo Việt Nam nói. "Có lệnh không được tưòng thuật vụ việc, nhưng việc đáng đập hai phóng viên từ Đài Tiếng nói Việt Nam là một cái cớ cho để mọi người loan tin sự cố".
"Cuộc tường thuật vụ đánh đập đã kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết của các nguyên nhân đằng sau cuộc biểu tình. Nhưng mặc dù việc báo cáo về trường hợp ở Văn Giang bị kiềm chế, giám đốc Minh nói rằng các thay đổi đã xuất hiện. "Tình hình bây giờ không phải như một vài năm trước đây" ông nói. "Trước đây, nếu có trường hợp của một dự án mà nhà nước đã phải dành đất của dân, các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ góc độ quan điểm của nhà nước".
Những cuộc biểu tình vì bị cướp đất là phổ biến và đã xảy ra trong một thời gian dài, ông nói, nhưng báo chí cả nước hiếm khi chú ý đến. Thường chỉ có các địa phương trực tiếp là quan tâm trong khi đa số độc giả thì sống ở các thành phố lớn, hầu hết các tổ chức thông tin lại chỉ đơn giản là không lưu ý đến các vấn đề của người nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa người nông dân và các cơ quan thẩm quyền ở Tiên Lãng đã làm thay đổi điều ấy. Trước tiên, người đọc bị thu hút bởi mức độ bạo lực xảy ra, và sau đó là họ kinh hoàng trước mức độ quản lý yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
"Không gian tường thuật cho các cuộc biểu tình về đất đai trên báo chí quốc gia hiện nay rộng lớn hơn nhờ trường hợp của Tiên Lãng", Minh cho biết thêm rằng sự kiện ấy đã làm cho vấn đề trở nên "nóng bỏng", có nghĩa là nhiều trường hợp sẽ được báo cáo.
Những tường thuật như vậy, nếu được hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển của Việt Nam, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết.
Anh Quốc là nhà tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng và các chương trình đào tạo kinh phí cho các phương tiện truyền thông địa phương tại Việt Nam. Đại sứ Antony Stokes cho biết vai trò của các phương tiện truyền thông là để mang lại thông tin sự thật trong một phương cách chuyên nghiệp và độc lập. Điều này là cơ bản trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
"Đó là một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó", ông nói.
Stokes nói rằng ông hy vọng giúp các phương tiện truyền thông trở nên tự do hơn khỏi ảnh hưởng chính trị sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
"Các phương tiện truyền thông có thể đóng một phần rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có tiềm năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này" ông nói thêm.
Phạm Văn Linh* người làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt sẽ không thay đổi, và thậm chí còn có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
"Việc báo cáo phụ thuộc vào các nhóm lợi ích trong chính phủ và những người biên tập được ai ủng hộ", Linh nói. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất đi sự kiểm soát ý kiến của công chúng."Nếu chính quyền mất kiểm soát, họ sẽ mất chế độ", ông nói.
Nhà báo đồng nghiệp Hung nói cô nghĩ rằng các hạn chế vẫn còn trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cho sự thay đổi là những người viết blog. Sự quan tâm trong trường hợp ở Văn Giang gần như hoàn toàn đã được kích hoạt bởi mức độ tường thuật báo cáo của các blogger.
"Việc viết Blog đã thúc đẩy các báo cáo tường thuật địa phương bằng cách đưa nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng", cô nói. "Chính phủ không thể đảo ngược được các thông tin phát hành trên internet."
Một số phóng viên lách khỏi các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của phương tiện này đã không bị chính phủ bỏ qua. Nội dung của các blog ngày càng được sử dụng trong bản cáo trạng tại tòa án khiến đã kết thúc bằng các án tù.
Một blogger, Lê Đức Thích* cho biết ông thường xuyên bị công an theo dõi và công việc của mình bị giám sát chặt chẽ. "Họ cố gắng gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm", ông nói. Hiện cũng có những báo cáo rằng blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, một trong những người đầu tiên truyền bá tin tức về cuộc biểu tình tại Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng cửa blog của mình.
Theo một số nhà phân tích, pháp luật Việt Nam có thể phục vụ việc vừa đàn áp vừa nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng của báo chí. Một chi tiết pháp luật đã làm dấy lên mối quan tâm trong cộng đồng quốc tế là bản dự thảo Nghị định về sử dụng internet, dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng của mình về bản dự thảo trong một bức thư gửi chính phủ Việt Nam công bố công khai vào ngày thứ năm 7 tháng Sáu. Nghị định có thể buộc người sử dụng internet phải đăng ký sử dụng tên thật của họ và ép buộc các trang tin tức phải có sự chấp thuận của chính phủ trước khi xuất bản.
Đại sứ quán cho biết các quy định về hành vi bị cấm trên internet là "quá rộng và mơ hồ, do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do ngôn luận của cá nhân tại Việt Nam."
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và các blogger tại Việt Nam. Giám đốc Minh của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông cho biết có những quy định trong pháp luật hiện hành có thể giúp cải thiện việc tường thuật đưa tin, nhưng những quy định này hiếm khi được thực hiện. Ông nói rằng theo Điều 6 và Điều 8 của Nghị định 02 về "Xử phạt vi phạm hành chính trong Báo chí và xuất bản" thì nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho họ.
"Sau vụ Hưng Yên, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho biết rằng chúng ta nên chờ đợi và xem nếu các phóng viên đã hành động theo quy định của pháp luật. Nhưng điều này là sai", ông Minh nói. "Theo luật, các nhà báo được phép làm việc tại tất cả các vùng lãnh thổ của Việt Nam vì vậy họ đến đó là đúng".
Trong khi việc viết blog đang đẩy việc đưa tin đến những giới hạn mới, Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết được các quyền của họ.
"Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và sẽ có ít sự tự kiểm duyệt hơn", ông nói.
* Tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính thực.
Nguồn: The Diplomat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét