Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Bùi Lộc : Luật biểu tình

Nguồn danlambao

Bùi Lộc (bạn đọc danlambao) - Ông Hồ Chí Minh và những người cs cướp được chính quyền từ tay chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim cũng do những cuộc biểu tình tại thời điểm năm 1945. Rất nhiều cuộc biểu tình tại Sàigòn và càc thành phố lớn tại Miền Nam sau 1963 có bàn tay của mấy ông nhúng vào. Chính các ông là bậc thày đã cổ võ, hướng dẫn và tổ chức biểu tình và các ông cũng biết rất rõ tác dụng của biểu tình, nên các ông sợ, đơn giản thế thôi... 

*

Nhiều người trong đó có cả người thân quen của tôi vẫn cảm thấy sợ cán bộ 30 tháng Tư hơn sợ vc thật. Đang đêm xách gậy tới đập cửa, nhiều người bỗng dưng có lệnh triệu tập lên xã nằm cả hai ba ngày, thậm chí có người bị vô tù oan cũng chỉ vì các ngài 30 tháng Tư. Bản chất của cán bộ 30 tháng Tư là thượng đội hạ đạp để lập công. 

Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu của Sài Gòn nên cứ coi như ông là dân Sài Gòn đi và như thế ông cũng được liệt vào thành phần 30 tháng Tư. Nghĩa là ông mới chỉ là người cách mạng sau 30 tháng Tư thôi. Những cán bộ 30 tháng Tư như trên đã nói bản chất là "Đội trên đạp dưới" để lập công. 

Tôi rất hoan hô Ông Dương Trung Quốc là đại biểu hãy nhân danh cá nhân chứ không nên nhân danh "nhân dân". Đã bao người chết vì hai từ "Nhân dân". Thí dụ đội cải cách nhân dân, công an nhân dân, toà án nhân dân hay lực lượng nhân dân tự phát. Nói đến "nhân dân" thấy khiếp. 

Tôi cũng không đồng ý với ông Hoàng Hữu Phước định nghĩa biểu tình là chống đối hay đòi lật đổ chính quyền; vả nữa ông lại nói cuộc biểu tình của Thánh Gandhi năm 1913 là cuộc biểu tình đầu tiên của nhân loại thì e rằng không đúng. 

Ngay từ thế kỷ đầu, khi Neron một bạo chúa Roma giết người rất tùy tiện. Vợ chồng ông đã dùng kiếng mầu để coi những tội nhân bị thả cho sư tử ăn thịt. Ông cho lệnh đốt xác người làm đuốc soi lối đi. Ông còn có ý định xoá bình địa thành Roma bất kể người dân đã sinh sống bao đời tại đó để xây lại một đô thị mới theo ý ông. Ông đã bị toàn dân Roma xuống đường biểu tình tràn vào cung điện. Ông sợ quá đã phải kê giao nhọn vào mình và nhờ người đè lên để lưỡi giao đâm ông chết. 

Mọi người còn nhớ năm 1789, khi triều đại Louis XVI ăn chơi sa đoạ, sưu cao thuế nặng khiến dân chúng lầm than khổn cực. Họ đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối và sau cùng lật đổ triều đại và tự giải phóng. Đây chính là cuộc giải phóng dân quyền thành công đầu tiên không riêng cho người dân Pháp mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc gia khác nữa. 

Ông Hồ Chí Minh và những người cs cướp được chính quyền từ tay chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim cũng do những cuộc biểu tình tại thời điểm năm 1945. Rất nhiều cuộc biểu tình tại Sàigòn và càc thành phố lớn tại Miền Nam sau 1963 có bàn tay của mấy ông nhúng vào. 

Ông nêu lên là biểu tình luôn mang ý nghĩa chống đối chính phủ hay dễ bị lợi dụng với âm mưu lật đổ chính phủ. Điều này được phủ nhận ngay khi ông nên nhũng cuộc biểu tình lớn ở Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việtnam. Chính phủ Hoa Kỳ không bao giờ cấm hay ngăn cản biểu tình trong trật tự ôn hoà không bạo động. Nhũng cuộc biểu tình này chẳng hề hô hào lật đổ chính phủ mà chỉ kêu gọi ngưng chiến tranh. 

Ngày nay tại Hoa kỳ này mọi mầu da, sắc tộc sống chung hoà bình với nhau là kết qủa của những cuộc biểu tình do Mục sư Martin Luther King. Ông Phước có nghĩ Mục Sư King biểu tình nhằm lật đổ chính phủ hay chỉ nhằm cải thiện xã hội. 

Tôi xin hỏi nhỏ ông Phước nhé. Trong những cuộc biểu tình không những tại Hoa kỳ mà còn nhiều nước trên thế giới trong chiến tranh Việt Nam, phe các ông có "âm mưu lợi dụng" gì không hay chỉ bàng quan vậy thôi. 

Ông Phước còn nói ông nghe được nhũng lời phàn nàn tắc nghẽn giao thông. Những cuộc biểu tình ở Hà nội trong những tháng qua. Những người tham gia biểu tình hoàn toàn di trên vỉa hè, không chiếm trọn một con đường hay một khu phố nào. Nếu tại các nước dân chủ, khi dân chúng biểu tình sẽ được dành cho nhũng khu phố riêng và cảnh sát hướng dẫn xe cộ đi theo lối khác. Việc ùn tắc giao thông tại Hà Nội hay Sài Gòn luôn là bệnh kinh niên và nếu có biến cố gì hiếu kỳ là người chạy nhanh chạy chậm để quan sát lại khiến giao thông dễ ùn tắc hơn. Đây phải quy cho cảnh sát giao thông không biết cách điều động. Không chấp nhận và dành sẵn những nơi cho người ta biểu tình. Đến khi thấy người biểu tình xuất hiện thì chỉ lo ngăn chặn và đàn áp nên mơí dễ dàng xẩy ra tắc nghẽn giao thông. 

Và trong những cuộc biểu tình này không thể kiếm ra được một người nào có ý chống đối hay nhằm lật đổ chính quyền mà hoàn toàn phản đối những chuyện ngang ngược xâm phạm lãnh hải và lãnh thổ tổ quốc và sinh mạng những người làm nghề biển mà thôi. 

Khi Trung quốc chiếm hết biển là không còn cá mà ăn. Tầu bè qua lại phải xin phép và nộp thuế. Rồi ra nhà trong thành phố cũng chẳng được ở chứ đừng nói tới kẹt xe trên đường phố. 

Biểu tình cần thiết thể hiện ý nguyện gửi đến chính phủ nhằm sửa đổi một điều gì làm cho xã hội thăng tiến hay ngăn chặn những điều tệ hại nhiều người thấy được nhưng chính quyền không thấy hay thấy nhưng không có cái thế để làm. 

Chính các ông là bậc thày đã cổ võ, hướng dẫn và tổ chức biểu tình và các ông cũng biết rất rõ tác dụng của biểu tình, nên các ông sợ, đơn giản thế thôi. 

Tóm lại tôi không thích cán bộ 30 tháng Tư. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét