Máy chém trong bảo tàng chứng tích tội ác chién tranh
Trong buổi truyền hình trực tiếp của VTV về nhạc sỹ Văn Ký tối thứ 7 ( ngày 13/11/2011) vừa rồi, khi giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài hát "bài ca hy vọng" của nhạc sỹ Văn Ký, cô MC cho biết, thời điểm mà bài hát này ra đời là lúc phong trào cách mạng ở miền Nam bị đàn áp rất khốc liệt, Mỹ - ngụy " …lê máy chém đi khắp miền nam giết hại các chiến sỹ cộng sản, người dân yêu nước".
Theo tôi biết, khi miền nam được giải phóng chỉ có một máy chém nặng cả tấn để ở nhà lao Chí Hòa (Sài Gòn), thực chất mang tính chất dọa dẫm, biểu thị quyền lực, luật pháp của một chế độ chứ nó không hề dùng để chặt đầu người. Tôi được biết, dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, duy nhất có một lần dùng máy chém để chém đầu ông Hoàng Lệ Kha, một nhân sỹ yêu nước ở Tây Ninh ( xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm họ tên ông này, vì tôi nghe chuyện này lâu lắm rồi, qua một nhà sử học nổi tiếng). Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.
Lịch sử cần tôn trọng sự thật. Bây giờ nhiều sự thật đã sáng tỏ và đang sáng tỏ, không thể tô hồng hay bóp méo, xuyên tạc .
Lòng dân chỉ hòa hợp, đoàn kết khi mọi hiểu lầm qua đi, mọi khúc mắc của lịch sử được giải đáp, những điều không đúng được sửa sai.
" …Lê máy chém đi khắp miền nam…" phải khẳng định, điều này trước năm 1975 ở miền nam là không có!
Đã không có thì không nên nhắc lại.
Nhắc lại là sự xuyên tạc, cố chấp, không thật lòng.
Nên không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét