Nguồn xuandienhannom
Sáng nay, Cô Trịnh Kim Tiến và Mẹ, Vợ của nạn nhân tên Nhật bị chết trong đồn công an (từ Bình Dương ra HN) đã vận đồ tang, đem theo di ảnh người thân đi đòi công lý. Đoàn người bắt đầu xuất phát từ trụ sở Bộ Công an trên đường Yết Kiêu, sau đó đi đến Viện Kiểm át Nhân dân tối cao rồi đến trước cửa Tòa án Nhân dân tp Hà Nội.
Lúc này, 10h05, đoàn người đã đến trước Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Được biết, một số hãng thông tấn nước ngoài cũng đã kịp thời tiếp cận và đưa tin.
Sáng hôm nay Kim Tiến đã sống tiếp hành trình đòi công lý như những gì đã viết.
.
.
TT TRỰC TIẾP TỪ HÀ NỘI: CÁC GIA ĐÌNH NẠN NHÂN ĐI ĐÒI CÔNG LÝ
Mặc dù báo Lao Động đã đưa tin: Tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 17.11 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh (SN 1958, nguyên là cảnh sát trật tự Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 97, khoản 1 – BLHS. Nạn nhân trong vụ án này là ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, trú tại phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Chiều qua, cô Trinh Kim Tiến, con gái của Ông Trịnh Xuân Tùng đã tới Tòa án để hỏi về lịch xử. Tuy nhiên, cán bộ tòa án nhân dân Tp Hà Nội đã trả lời là không biết gì về chuyện này.
Sáng nay, Cô Trịnh Kim Tiến và Mẹ, Vợ của nạn nhân tên Nhật bị chết trong đồn công an (từ Bình Dương ra HN) đã vận đồ tang, đem theo di ảnh người thân đi đòi công lý. Đoàn người bắt đầu xuất phát từ trụ sở Bộ Công an trên đường Yết Kiêu, sau đó đi đến Viện Kiểm át Nhân dân tối cao rồi đến trước cửa Tòa án Nhân dân tp Hà Nội.
Ai đã giết chồng, cha, con chúng tôi? |
Trước cửa Cung Văn hóa Hữu Nghị |
Được biết, một số hãng thông tấn nước ngoài cũng đã kịp thời tiếp cận và đưa tin.
Một số trang mạng đưa tin:
Hôm nay ngày 17/11, phiên tòa dự trù đã không diễn ra như thông tin trên báo chí đã đưa.
"Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là "phiên tòa có được diễn ra không?" cũng không ai trả lời cho tôi".
"Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là "phiên tòa có được diễn ra không?" cũng không ai trả lời cho tôi".
Sáng hôm nay Kim Tiến đã sống tiếp hành trình đòi công lý như những gì đã viết.
.
.
Cô đã đến trước cổng Bộ Công an để giơ cao tấm ảnh của bố và bài báo đã đưa thông tin về phiên tòa trên tờ Người Lao Động.
.
.
Kim Tiến cũng đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao - Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, nơi mà 2 ngày trước đây người ta đã lạnh lùng trả lời một cách vô trách nhiệm "cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống." để bày tỏ thái độ: công lý đóng cửa thì người dân sẽ đi gõ cửa.
Từ Bình Dương, hai người phụ nữ khác mà con và chồng của họ cũng là nạn nhân bị giết chết bởi công an. Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền là vợ của anh Nguyễn Công Nhựt, người đã bị chết trong đồn Công an huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương vào ngày 25 tháng 4 vừa qua. Cùng đi với chị Tuyền là mẹ ruột của anh Nhựt. Hai người phụ nữ từ miền Nam đã ra Hà Nội để cùng chia sẻ nổi khổ đau của gia đình Trịnh Kim Tiến.
.
.
Chị Tuyền và mẹ của anh Nhựt trước Bộ công an để nộp đơn.
.
Hình ảnh ba người phụ nữ áo đen, cô đơn lặng lẽ trên con đường đi tìm công lý cho bố, cho con, cho chồng mình, có làm chính quyền và người dân suy nghĩ gì không?.
Mẹ anh Nguyễn Công Nhựt
********************************
Em đi tìm công lý ở nơi đâu?
Thu, 11/17/2011 - 23:27 — ledienduc
Lê Diễn Đức – Mến tặng Trịnh Kim Tiến (*)
Kim Tiến trong ngày lễ tang cha, Hà Nội tháng 3/2011 - Ảnh: OnTheNet
Tiếng khóc em thảm thiết
Cứa vào thịt da
Em, người con gái mất cha!
Uất ức, đau thương trùm lên mặt phố!
*
Ôi, cha em, một kiếp đời khốn khổ
Bị đánh tử thương ngay giữa công đường
Bởi bàn tay của những kẻ ngông cuồng
Mang mũ áo nhân danh pháp luật!
Mang mũ áo nhân danh pháp luật!
*
Em mải miết đi tìm sự thật
Cái Thiện vời xa, cái Ác trên đầu
Nụ cười thơ ngây của cô bé ngày nào
Bỗng tắt lịm
Vì oan khiên, tủi nhục!
*
Anh đã thấy dáng em tuyệt vời trong mùa hè sôi sục
Với chiếc áo dài màu trắng thướt tha
Em đã gào lên "Hoàng Sa – Trường Sa!"
Mặt Hồ Gươm cũng nghiêng theo tà áo...
*
Hà Nội giờ đây nhố nhăng, huyên náo
Mùa thu đã ra đi cùng với yên lành
Nước Hồ Gươm đã hết trong xanh
Khi nước mắt em và bạn bè nhỏ xuống!
*
Hôm nay
Anh lại thấy em chít vòng tang trắng
Nỗi đau về cào xé tim em
Em cô đơn rảo bước lặng im
Mang khát vọng đi tìm công lý...
Nhưng công lý nào đây, giữa bầy ma quỷ?
Phận dân đen, đâu phải phận con người!
*
Anh thương em nhiều, nhiều lắm em ơi,
Thổn thức lòng anh, ngổn ngang suy nghĩ
Ai cho em ngày mai hái những cành hoa của tình yêu, công lý
Cắm lên mộ cha và lên mảnh đất này
Cho Hà Nội thu về tay ấm lại cầm tay?
© 2011 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Kim Tiến trong cuộc biểu tình yêu nước tháng 7/2011 - Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
(*) Mắt tôi ngấn lệ viết bài thơ này khi nhận được những tấm hình của Trịnh Kim Tiến trong ngày 17/11/20111, trong đó có tấm hình em một mình đi giữa đường phố.
Kim Tiến trong ngày 17/11/2011 - Ảnh: Binh Nhì
Theo báo chí đưa tin, vụ án viên trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ, gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm nay, sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 17/11/2011.
Vào hôm trước của ngày dự kiến xử, Trịnh Kim Tiến, 22 tuổi, con gái của nạn nhân, đã gọi điện đến Toà án Hà Nội thì được trả lời một cách khiên cưỡng và lạnh lùng rằng, người của Viện Kiểm sát ốm, bao giờ xử thì họ gửi thông báo trực tiếp.
Vì sao? Không ai biết được! Nhưng chắc chắn sức ép của dư luận và sức mạnh của đồng tiền chạy án, như một nguồn tin từ Hà Nội cho tôi biết, lên đến nhiều tỷ đồng, đã làm những người cầm cán cân công lý lúng túng trong mưu tính và trở nên khuất tuất, khi hoãn xử mà không thông báo các cơ quan báo chí và gia đình.
Trên Facebook, Kim Tiến viết: "Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là "phiên tòa có được diễn ra không?" cũng không ai trả lời cho tôi".
Đầu đội khăn tang, với tấm biểu ngữ trong đó có các hình ảnh chân dung cha mình, ảnh người cha bị đánh đập và đưa vào viện trong khi tay vẫn bị còng và phiên bản tờ Lao Động loan tin phiên toà sẽ xử vào ngày 17/11, trong buổi sáng ngày 17/11 Kim Tiến đã tới Toà án Hà Nội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Cung Hữu Nghị Việt Xô và nhiều nơi khác của Hà Nội, đánh động dư luận – như là cuộc hành trình đi tìm công lý – một cuộc hành trình mà ở tại quốc gia có tên CHXHCNVN, chúng ta đều biết, sẽ vô cùng khó để có thể tới đích.■
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét