Thứ bảy ngày 26/11/2011 lúc 16 giờ chiều, chuyến tàu cánh ngầm cuối cùng trong ngày từ Vũng Tàu lên Sài Gòn. Bùi Hằng cùng Bùi Nhân, Le Nguyễn đến bến tàu. Đây là nơi mà mấy tuần nay Bùi Hằng thường ra căng băng rôn Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam để nhớ về những ngày hè biểu tình yêu nước rực lửa ở thủ đô Hà Nội.
Vũng Tàu đặc biệt khác xa với Hà Nội, dù vẫn nằm trong đất nước Việt Nam, cùng một nhà nước cầm quyền. Nhưng ở đây những tấm băng rôn kêu gọi chủ quyền biển đảo được công khai treo khắp nơi,không ai cản Bùi Hằng làm những chuyện đó. Thế nhưng ở Hà Nội, thủ đô của đất nước Việt Nam có chủ quyền, độc lập, Bùi Hằng không dưới 3 lần vì người ta khép tội căng băng rôn biểu ngữ Hoàng Sa- Trường Sa là tội gây rối. Có thể Hà Nội không gần biển, cho nên người ta không thiết gì tới chuyện biển đảo một cách tha thiết như Vũng Tàu chăng.?
Không ai nghĩ đó là chuyến đi dài của Bùi Hằng, chị lên tàu như thường lệ, mặt biển sóng trào dâng những cơn sóng bạc đầu tiễn người đi, những ngôi nhà cao tầng ở Vũng Tàu khuất dần khi tàu đi vào cửa sông Sài Gòn. Rặng rừng tràm, đước hai bên sông che lấp hẳn đất Vũng Tàu. Nơi chị đã dành cả cuộc đời mình gây dựng và lập nghiệp. Ai mà nghĩ được người đàn bà tháo vát, mạnh mẽ, giỏi buôn bán này sẽ làm tốn báo nhiêu giấy mực của mọi dư luận trong và ngoài nước, chính thống và khống chính thống,tốn không ít thời lượng phát sóng truyền hình của những đài truyền hình lớn trên đất nước Viêt Nam.
Chuyến này lên Sài Gòn, dự định của Bùi Hằng là khám bệnh định kỳ và đổi hộ chiếu, chị mang theo đồ đạc để ở lại Sài Gòn vài ngày. Sau khi biểu lộ tình yêu nước tại quận Nhất.
Nhưng ngày 27/11/2011 là ngày định mệnh của chị.
Sáng 27/11/2011 tại Hồ Gươm, thủ đô Hà Nội. Những người yêu nước bất ngờ bị những thanh niên hung hãn đeo băng đỏ tóm cổ, xốc nách quẳng lên xe buýt có công an canh gác đưa về trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Một trại giam dành cho gái làm tiền, ăn xin, người lang thang...
6 giờ sáng ngày 27/11/2011 Bùi Hằng dậy sớm, chị hỏi thăm đường đến sân bóng, nơi mà những người yêu nước của Sài Gòn hẹn nhau gặp mặt cùng tham gia cổ động cho đội bóng No U Sài Gòn hoạt động. Mọi người kéo nhau đi cà fe, trong lúc đang cà fe thì nghe tin ngoài Hà Nội những đồng đội của chị đã bị bắt bớ, Bùi Hằng đứng ngồi không yên khi mỗi lúc lại nghe danh sách bị bắt dài thêm những cái tên thân thuộc như Lã Dũng, Nguyễn Văn Phương, Phương Bích....
Ruột gan cồn cào, Bùi Hằng nhớ tới từng khuôn mặt của những bạn bè Hà Nội có tên trong danh sách. Những người đã hiên ngang tuần hành một chiều hè bên Hồ Gươm để giơ cao biểu ngữ đòi trả tự do cho chị, những người đã chầu chực ở công an quận Hoàn Kiếm, trại giam công an TPHN chờ ngóng tin tức của chị, tìm cách gửi đồ trong những lần chị bị bắt ngoài đó.
Lẽ nào một người như Bùi Minh Hằng ngồi yên ngóng tin rồi ca thán ?
Chị đi mua giấy, bút viết khẩu hiệu đòi thả người. Cùng với một số bạn bè ở Sài Gòn lúc đó kéo nhau ra nhà thờ Đức Bà quận Nhất đòi thả người. Đến nơi Bùi Hằng căng khẩu ngữ đòi thả người, mọi người đi đường dừng lại xem, đám công lực áo xanh nước biển ( một dạng công lực đặc trưng của Sài Gòn như dạng trật tự, dân phòng ngoài Hà Nội) nhốn nháo í ới gọi nhau. Lát sau có một tay công an phường Bến Nghé đến gần chị hỏi chị là ai. Bùi Hằng trả lời
- Tôi tên là Bùi Minh Hằng, biểu tình viên yêu nước.
Khi đám người của Bùi Hằng trở về chỗ gửi xe máy sau khi căng khẩu hiệu một lúc. Họ ngồi lại uống cà fe thì xe công an tới. Hàng đống an ninh, cảnh sát nhảy xuống rầm rập như triển khai vây bắt tội phạm nguy hiểm, họ xông vào thô bạo túm tay, túm áo lôi mấy thanh niên trẻ lên xe chở về đồn. Vì đi ta xi đến, Bùi Hằng đi ta xi về không qua chỗ gửi xe của mọi người. Nên lúc sau chị mới biết tin mọi người đi cùng đã bị bắt. Ngay lập tức chị trở lại hiện trường và hỏi những người bị bắt đưa về đâu và tìm đến.
Bùi Hằng đến công an phường Bến Nghé chị thấy đúng lúc Lee Nguyễn đang bị công an tóm đi. Lee Nguyễn không bị tóm lúc đầu, cậu ta ngồi quán nước cách đồn vài chục mét để nghe ngóng tin tức những người bị bắt. An ninh Sài Gòn thấy cậu ta ngồi đó bèn nói.
- Thằng này khả nghi, mang nó về đồn.
Nói rồi họ túm Lee Nguyễn quát về đồn làm việc. Bùi Hằng đến nơi thấy Lee Nguyễn bị lôi đi như một con vật , bèn chặn lại bảo.
- Các anh không có quyền gì lôi người ta đi vô cớ như vậy, không có chuyện người đang ngồi quán nước lại bị bắt đi vô cớ thế.
Đám an ninh nói tỉnh bơ.
- Chúng tôi nghi ngờ, chúng tôi có quyền.
Bùi Hằng lao vào giằng Lee Nguyễn lại, nhưng sức người phụ nữ dù mạnh mẽ cũng không lại được với đám an ninh được đào tạo có nghề. Chị chỉ kịp giằng được điện thoại, kính của Lee Nguyễn. Hai an ninh vây chị để dành đồ , nhưng chị chạy băng qua đường, họ đuổi theo tóm áo chị, náo loạn giữa đường xe đi lại, chị thoát sang đường được.
Chị gửi đồ đạc xong quay lại bên đường vào đồn công an hỏi sao bắt người. Công an bảo không có giấy tờ tùy thân. Chị nhảy ta xi quay về khách sạn lấy giấy tờ của Lee Nguyễn và giấy tờ mình đem đến đồn công an. Đám công an Sài Gòn thấy đầy đủ giấy tờ, bèn quay sang bắt luôn chị, thu luôn hết cả giấy tờ, không cho ra ngoài nữa, không giải thích gì thêm. Lúc sau công an lấy biên bản để lấy lời khai của chị.
...........còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét