Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

(GDVN) - Đàm phán về đường lưỡi bò là đầu hàng Trung Quốc

HỒNG THỦY

(GDVN) - Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam không có bất cứ vùng "chồng lấn" nào với Trung Quốc.

Giáo sư David A. Welch, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế từ Trường Balsillie, Đại học Waterloo ngày 24/6 bình luận trên The Diplomat về những gì Bắc Kinh mong muốn đạt được bằng cách đàm phán song phương trong giải quyết các tranh chấp hết sức phức tạp ở Biển Đông.

Tác giả không ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh ra sức chối bỏ gay gắt vai trò và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines.

Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng Philippines sẽ giành chiến thắng trong một số nội dung quan trọng, nếu không được tất cả thì cũng hủy bỏ được một số yêu sách hàng hải của Trung Quốc.

Vấn đề Giáo sư David A. Welch đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại thích đàm phán song phương đến vậy? Họ mong muốn hay sợ hãi điều gì? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói gì về điều này trước dư luận thế giới?

Tàu Kiểm Ngư Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc đâm húc hung hãn và nguy hiểm khi tuần tra và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014. Ảnh: bluebird-electric.net.

Tiền đề Trung Quốc đặt ra cho "đàm phán song phương" đẩy mọi cuộc đàm phán vào bế tắc

Theo Giáo sư David A. Welch, lựa chọn "đàm phán song phương" của Trung Quốc trên Biển Đông là đặc biệt khó hiểu khi họ đặt ra tiền đề cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông từ thời cổ đại".

Người viết xin nói rõ thêm, Trung Quốc buộc đối phương phải thừa nhận điều này, rồi mới có thể đàm phán gì thì đàm phán.

Dư luận rất dễ nhận thấy điều vô lý trong cái tiền đề này, bởi đàm phán là nghệ thuật tìm kiếm phương án các bên liên quan cùng chấp nhận được, không có bên nào là "chiến thắng tuyệt đối" trong các cuộc đàm phán.

Giáo sư David A. Welch đặt câu hỏi, nếu Trung Quốc khăng khăng (đòi các bên thừa nhận) cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi ở Biển Đông" thì còn gì để đàm phán nữa?

Bởi lẽ theo người viết, thừa nhận điều vô lý này tức là các bên chấp nhận hai tay dâng Biển Đông cho Trung Quốc, từ vị trí chủ nhân của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), nếu thừa nhận điều này thì các bên không chỉ tự hủy bỏ quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của mình, mà còn biến mình từ chủ nhân thành kẻ cướp đối với Trung Quốc.

Nếu đúng như các nhà phân tích nhận xét, Bắc Kinh đang tìm cách thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước, lý do chính để Trung Quốc cố gắng làm suy yếu vai trò pháp lý và phán quyết của PCA, thì khi đàm phán càng không thể có chuyện Bắc Kinh sẽ nhượng bộ. Bởi "nhượng bộ" sẽ gây ra phản ứng vô cùng dữ dội trong nước, theo David A. Welch.

Tuy nhiên người viết cho rằng, việc PCA hủy bỏ đường lưỡi bò có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Riêng đường lưỡi bò là thứ không thể đàm phán, bởi nó được vẽ ra một cách vô căn cứ, vô luật pháp, bành trướng và phi lý hết mức.

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam không có bất cứ vùng "chồng lấn" nào với Trung Quốc, vì đường lưỡi bò là một sản phẩm tưởng tượng.

Bởi vậy, giả sử trong trường hợp Trung Quốc có rút đường lưỡi bò thì đó cũng là cử chỉ đáng hoan nghênh của một nước lớn bắt đầu hiểu ra luật pháp quốc tế, bắt đầu hiểu UNCLOS 1982, tuyệt nhiên không thể coi đó là một "nhượng bộ" để đòi các bên liên quan "nhượng bộ" theo nguyên tắc có đi có lại.

Vùng chồng lấn ở Biển Đông chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông được xác lập một cách hòa bình, hợp pháp theo đúng quy định của UNCLOS 1982 có chỗ đè lên nhau.

Không thể có vùng chồng lấn với cái gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò, không thể có cái gọi là "quyền lịch sử", "vùng đánh cá truyền thống" ở đây.

Trung Quốc đánh giá quá thấp Việt Nam, Philippiné, Malaysia, Brunei và Indonesia

Giáo sư David A. Welch nhận định, dư luận tin rằng Trung Quốc muốn đàm phán song phương ở Biển Đông (với các tranh chấp đa phương) là muốn "bẻ từng chiếc đũa", bắt nạt, bắt các nước nhỏ phải phục tùng.

Nhưng đó là điều kỳ lạ nếu Bắc Kinh thực sự nghĩ rằng, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei (và theo người viết có cả Indonesia) sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán chỉ để chấp nhận các điều khoản đầu hàng.

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự

(GDVN) - Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.

Riêng Indonesia và Việt Nam đã khẳng định rất rõ, không có cái gọi là vùng chồng lấn nào với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Indonesia trên Biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam rõ nét nhất trong khủng hoảng giàn khoan 981 năm 2014, còn lập trường này của Indonesia được thể hiện rõ trong tuyên bố của Ngoại trưởng nước này tuần qua, cũng như việc Tổng thống Joko Wiododo lên chiến hạm họp bàn chống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Natuna.

Càng gần thời điểm PCA ra phán quyết, Bắc Kinh càng phải đối mặt với một sự lựa chọn nếu Trung Quốc thực sự muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông: Chấp nhận giải quyết vấn đề thông qua một diễn đàn, một kênh tư pháp thích hợp, hoặc chấp nhận các nhượng bộ "yêu sách chủ quyền" trong đàm phán với các bên yêu sách.

Nhưng cả hai đối với Trung Quốc hiện nay đều khó, bởi họ đã và đang tuyên truyền (nhồi sọ) rất mạnh khiến rất nhiều người dân Trung Quốc tin rằng, Biển Đông là của họ.

Tuy nhiên người viết lại cho rằng, phán quyết của PCA chính là cơ hội cho Trung Quốc rút đường lưỡi bò trong danh dự.

Với phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, Bắc Kinh cũng dễ ăn dễ nói hơn với người dân của mình về cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi với Biển Đông từ thời cổ đại".

Một quan chức, một cá nhân, thậm chí là nhà nước Trung Quốc tự hủy đường lưỡi bò thì khó tránh khỏi dư luận nước này cho là họ "bán nước", bởi họ được dạy từ mầm non đến sau đại học rằng, Biển Đông là của họ.

Ở đời thường, người ta biết sai và sửa sai đã là việc khó, thì trong những vấn đề phức tạp, khó khăn và nhạy cảm như biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, cá nhân một chính khách cho đến một chính phủ nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm của thế hệ trước đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội là vô cùng khó, đòi hỏi một dũng khí rất lớn.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền như PCA chính là cơ hội quý báu cho các bên xem lại việc mình áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 đã đúng hay chưa, cái nào chưa đúng thì cần phải điều chỉnh.

Đó cũng là cơ hội quý báu để chính phủ các bên liên quan bao gồm Trung Quốc giải thích rõ cho người dân nước mình hiểu được, quyền lợi quốc gia mình ở Biển Đông đến đâu, theo điều khoản nào của UNCLOS 1982, nhất là đối với đường lưỡi bò.

Trật tự hàng hải toàn cầu và luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng

Đó không chỉ là đòi hỏi của các bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông, mà ngay cả dư luận các nước ASEAN không có yêu sách cũng vậy. Đó là lý do tại sao The Straits Times ngày 27/6 có bài xã luận khẳng định, nếu không có UNCLOS 1982 với sự tham gia của hơn 160 nước, với sự hỗ trợ của EU, thì các vùng biển và đại dương có thể rơi vào tình trạng vô pháp luật, hỗn loạn không hồi kết.

Để có được UNCLOS 1982, nhân loại đã trải qua một quá trình đấu tranh, nỗ lực xây dựng không mệt mỏi với mục đích rất đáng ca ngợi: Cung cấp một trật tự pháp lý, quy tắc ứng xử cho các nước trên các vùng biển và đại dương, bảo vệ tự do trên biển.

Quá trình xây dựng và hình thành của UNCLOS 1982 ngoài việc đảm bảo một số vùng biển quy ước thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển, các quốc gia quần đảo (như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), phần biển cả rộng lớn còn lại là tài sản chung của nhân loại, bao gồm đi lại tự do và các nguồn lực từ vùng biển đó, các nguồn tài nguyên dưới đáy biển, đáy đại dương.

Tuy nhiên Trung Quốc được xem là đang phá hoại nghiêm trọng UNCLOS 1982 mà nước này đã ký vào, đã phê chuẩn. Nổi bật nhất là việc Bắc Kinh leo thang quân sự hóa Biển Đông, vu cáo cho Mỹ quân sự hóa Biển Đông khi Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do và an toàn hàng không, hàng hải trên Biển Đông.

Tương tự như vậy, một mặt Trung Quốc nói họ không phản đối chủ quyền của Indonesia với quần đảo Natuna, nhưng lại cho tàu cá đi trước, tàu hải cảnh theo sau xâm phạm liên tục và nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Indonesia xung quanh vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa phía Bắc quần đảo Natuna với cái cớ đó là "ngư trường truyền thống" của họ.

Bởi vậy người viết tin rằng, dù Bắc Kinh có tuyên truyền thế nào đi nữa, thì một tay cũng không che nổi mặt trời. Mặt trời của công lý, công pháp và chân lý sẽ vạch trần những âm mưu hắc ám. Người dân Trung Quốc có thể bị bưng bít một thời chứ không thể bưng bít mãi mãi, quay đầu là bờ, buông đao thành Phật nên là điều Trung Quốc suy nghĩ kỹ trước khi phản ứng với phán quyết của PCA

VietTuSaiGon: Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ hãi và đập bỏ

Nguồn: http://rfavietnam.com/node/3660

 -- via my feedly newsfeed

Người Do Thái có câu "Một bông lúa trĩu hạt là một bông lúa biết cúi đầu", người Nhật Bản có câu "Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết". Sở dĩ tôi phải nhắc đến hai câu này trong lúc nói về quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam: Đập bỏ nhà thờ có tuổi thọ 177 năm, lớn hơn quốc gia Canada 27 tuổi trong khi tình trạng bảo dưỡng của nhà thờ rất tốt, kết cấu nhà thờ hoàn toàn vững chắc và các hoạt động tôn giáo nơi đây vẫn diễn ra bình thường… Là vì, có hai điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và bất kỳ nhà cầm quyền độc tài nào cũng phạm phải, đó là: Tính tự mãn, ngông cuồng và; Sự sợ hãi có căn nguyên.

Ở khía cạnh tính tự mãn, ngông cuồng, sự rỗng tuếch về văn hóa, hơn ai hết, lịch sử hơn 40 năm chiếm miền Nam và rải đều chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cõi Việt Nam đã cho thấy người Cộng sản đã chọn từ việc đập phá toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể nhằm biến văn hóa Việt Nam thành một vùng đất trắng… Đến sau giai đoạn đập phá này là giai đoạn "trùng tu", người ta trùng tu một cách vô tội vạ và chẳng có bất chút tư duy nào về văn hóa khi đụng đến vấn đề trùng tu. Mọi thứ, khi được trùng tu xong, nó sẽ biến dạng thành một quái thai văn hóa. Và bên cạnh đó, vẫn tiếp tục đập phá những công trình tôn giáo để xóa trắng các giáo hạt, biến nó thành một loại "vùng kinh tế mới" giữa thành phố.

Ở vấn đề đập phá các đền đài miếu mạo, có lẽ cuộc đập phá dữ dội nhất ở những năm đầu và giữa thập niên 1980 đã xóa sổ đi rất nhiều di chí văn hóa vật thể và xóa trắng các loại hình văn hóa phi vật thể của miền Nam. Trong đó, các lăng tẩm ở Huế bị biến thành nhà máy xay bột cám heo, cơ sở chăn nuôi, các nhà thờ bị trưng thu để biến thành trường học. Hiện tại, trường đại học Đà Lạt, đại học kinh tế Đà Nẵng và đại học luật Sài Gòn, khu Fartima Bình Triệu là những bằng chứng sống động về việc trưng thu, biến dạng này.

Và chuyện trùng tu, từ chỗ có đường nét, có lịch sử, mang hơi thở văn hóa của thời đại thành một loại quái thái văn hóa, có lẽ kể không xiết. Hiện tại, vụ trùng tu các lăng tẩm, đàn tế trời, khuê văn các… ở Huế và trùng tu Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội là những vụ nổi cộm. Một khuôn hình bằng gạch men có hoa cúc nổi bên trên, có lá, có cành được đắp cách điệu hết sức đẹp và tinh tế, qua các bàn tay trùng tu, nó thành cái bánh trung thu trọc lóc. Nhưng như vậy còn đỡ hơn nhiều khi người ta ngang nhiên xóa bỏ mọi chi tiết trên vật thể và đắp vào đó những cái hoàn toàn mới và xa lạ với chính nó. Bất kì thứ gì được trùng tu bởi bàn tay các nhà trùng tu xã hội chủ nghĩa đều trở thành những quái thai văn hóa một cách thê thảm nhất!

Và hiển nhiên, vấn đề xóa sổ một khu di tích tôn giáo nào đó vẫn chưa bao giờ ngừng. Hiện tại, sau vụ xóa sổ chùa Liên Trì, sắp tới đây, nhà cầm quyền Việt Nam lại tiếp tục xóa sổ nhà thờ Thủ Thiêm. Vì sao nhà cầm quyền phải làm như vậy?

Có hai lý do: Lý do kinh tế và lý do chính trị. Nhưng thực ra, lý do chính trị chi phối mạnh hơn cả, lý do kinh tế chỉ mang tính thứ yếu. Sau khi xóa sổ giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng và Giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh, lăm le xóa sổ giáo xứ Thái Hà và hiện tại là quyết tâm xóa sổ giáo xứ Thủ Thiêm, Sài Gòn… Và sẽ còn nhiều giáo xứ, nhiều ngôi chùa khác đang được nhắm đến, không phải tự dưng người ta làm vậy.

Ở những giáo xứ và các ngôi chùa bị xóa sổ cũng đang nằm trên danh sách xóa sổ, đều có đặt điểm chung là có độ tuổi lịch sử khá cao, ít nhất cũng trên 100 năm. Và đây là những ATKT theo định nghĩa của nhà cầm quyền (nghĩa là An Toàn Khu Tôn Giáo). Những nơi này được các con chiên ngoan đạo phụng thờ, tôn tạo qua nhiều thế hệ. Và không có gì khác ngoài đức tin tôn giáo cũng như sự không chấp nhận độc tài, độc đoán, cái ác… Những những ATKT này. Một khi người ta không chấp nhận độc tài, thì đương nhiên, kẻ độc tài sẽ tìm mọi cách xóa bỏ những nhóm này. Và không có cách nào tốt hơn đối với kẻ độc tài là xóa bỏ các giáo xứ.

Hơn nữa, từ ngày xưa, các vị linh mục quản xứ tiền nhân đã chọn những vùng đất có địa thế rất đẹp và thuận lợi trong việc xây dựng nhà thờ và cộng đồng tôn giáo ở đó. Khi đập bỏ những ATKT này đi, nhà cầm quyền sẽ lấy được một quĩ đất quí giá để biến nó thành một khu dân cư mới với giá thành cao nhất có thể. Và với việc này, số lợi nhuận thu về cho nhà cầm quyền, cơ hội để chấm mút, hối lộ và tham nhũng của giới quan chức địa phương không phải là nhỏ.

Những ATKT này chỉ có lý lẽ và niềm tin tôn giáo. Và trong một xã hội độc tài, man rợ, lấy lý lẽ và niềm tin tôn giáo để đấu với quyền lực công an, quân đội, với lòng tham và sự cố chấp thì vô cùng khó, bằng chứng là hầu hết các cuộc đấu tranh, những lý lẽ đã được đưa ra, thậm chí người ta kêu gào bằng lý lẽ, nhà nước vẫn cứ im lặng đập phá. Nếu một nhóm đập phá không được, người ta sẽ cho kéo đàn kéo đám từ công an tới quân đội cùng ra tay gắt máu để đập phá cho được.

Vì sao quĩ đất Việt Nam vẫn còn rất nhiều chỗ bỏ hoang hoặc nếu tính về giá trị kinh tế thì khi cho Trung Quốc thuê 50 năm, 70 năm, giá một mét vuông đất cho thời hạn dài gần thế kỉ cho thuê mua chưa được nửa ổ bánh mì thịt, người ta không nhắm đến để qui hoạch bán cho người Việt mà lại phải gây ra bất công, oan khiên và thậm chí đổ máu để lấy những khu đất đã được nhân dân xem là "đất thánh"? Chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ này cũng đủ thấy sự mâu thuẫn và vô lý trong bài toán kinh tế về đất đai tại Việt Nam hiện nay.

Nhưng vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở lĩnh vực chính trị. Nhà cầm quyền, ngoài yếu tố thù hận các tôn giáo bất tuân độc tài ra, họ còn sợ hãi. Bởi súng ống, quân đội, công an và bạo lực của nhà cầm quyền chưa bao giờ làm suy suyễn niềm tin tôn giáo, niềm tin vào cái thiện và lẽ phải của các Ki Tô hữu và các Phật tử không thuộc giáo hội nhà nước. Đây là mối bất an thường trực của Đảng, bởi hơn ai hết, các nhà độc tài thừa biết họ đã lợi dụng tôn giáo để hình thành và phát triển như thế nào và họ sẽ bị lật đổ như thế nào khi họ không còn lợi dụng tôn giáo được nữa.

Chính vì mối lo thường trực này mà nhà cầm quyền Cộng sản luôn tỏ ra ngông cuồng và tự mãn, luôn thấy họ đúng khi đập phá, xây dựng, đạp trên lý lẽ và nhân tâm. Bởi suy cho cùng, xét về tính chính danh cũng như yếu tố văn hóa nền tảng, người Cộng sản luôn ở mức zero. Chính vì vậy, một bông lúa lép trong tiến trình phát triển của nhân loại thì không bao giờ biết cúi đầu và cũng chẳng thể cúi đầu được. Và điều này còn đúng với câu nói của người Nhật, "Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết".

Bởi hiếm có chế độ chính trị nào đã lợi dụng tôn giáo, đạp bỏ tôn giáo và ngông cuồng trong hành xử với tôn giáo hơn chế độ chính trị không có nền tảng về niềm tin, không có cái lõi văn hóa và không có ý thức dân tộc. Việc đập phá, xóa sổ mọi di chỉ văn hóa, tôn giáo sẽ mãi mãi là một phần hoạt động trong quá trình tồn tại của kẻ độc tài. Nhân dân yêu công lý sẽ không chấp nhận điều đó, nhưng không chấp nhận không có nghĩa là nhà nước chịu bó tay. Vấn đề là không chấp nhận bằng cách nào, bằng hành động nào mới quan trọng. Rất tiếc là hầu như các hoạt động tâm linh, niềm tin của người Việt vẫn còn ở dạng thô sơ, đơn lẻ, nếu không muốn nói là nó quá thô sơ và đơn lẻ bởi thiếu sự cộng hưởng và nương tựa.

Thử hỏi, nếu các giáo xứ biết nương tựa nhau để che chở nhau, các tôn giáo biết nương tựa nhau để che chở nhau thì nhà cầm quyền có dám làm những gì lâu nay họ đã làm?

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Nguyễn Đình Ấm: Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”: Có phải là sự bất ngờ hay đất nước vô chủ?

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2017/01/san-bay-tan-son-nhat-vo-tran-co-phai-la.html

 -- via my feedly newsfeed

Tình cảnh khốn cùng hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất(TSN) đã được cảnh báo từ 10 năm trước

Xuất phát từ sự phân bổ diện tích đất đai ở TSN quá bất hợp lý sau năm 1975: ngành Hàng không dân dụng phát triển hai con số thì nhà nước khi đó chỉ cho quản lý, sử dụng 205 ha, trong khi hàng không quân sự (QS) ít hoạt động, đội máy bay ngày ít, chỉ lèo tèo vài chuyến/ tuần lại có sân bay quân sự Biên Hòa cách đó chỉ hơn 30 km thì lại được giao 545 ha (400 ha dùng chung).

Trong một sân bay hỗn hợp sự phân chia chỉ là tương đối, bất kỳ hoạt động bay nào cũng không thể giới hạn trong phạm vi riêng mà phải đồng nhất không gian, thời gian… Thế nhưng, bên phía quân sự lại coi phần đất được giao bất hợp lý kia như sở hữu của mình dẫn đến sử dụng không đúng mục đích, kìm hãm sự phát triển của hàng không dân dụng. Bởi vậy, từ năm 2007 TSN bắt đầu đã thiếu chỗ đỗ máy bay chở khách, hàng không TSN, các hãng hàng không đã phải thuê diện tích, sân đỗ nhàn rỗi bên quân sự để sử dụng. Trước tình hình này ngành HKVN đã đề nghị và cuối năm 2007 được thủ tướng chính phủ cho phép quy hoạch sang phía quân sự 30 ha để làm 30 sân đỗ nhưng không được phía quân sự "thỏa thuận". Từ đó TSN ngày càng thiếu sân đỗ trầm trọng không thể tính hết những chuyến bay đến TSN phải bay vòng vèo trên không chờ chỗ đỗ gây uy hiếp an toàn, tốn nhiên liệu, hao mòn thiết bị vô ích và ô nhiễm môi trường. Cũng chưa biết có bao nhiêu hãng HK nước ngoài đã rời bỏ hoặc bỏ ý định đặt điểm quá cảnh ở TSN để chọn địa điểm khác thuận tiện hơn.

Trong khi không có đất làm sân đỗ thì chúng tôi được người ở sân bay TSN thông báo người ta âm thầm hối hả thi công sân golf, nhà cửa la liệt trong sân bay rồi có tin thủ tướng chính phủ cho phép đại gia quân đội dùng 157,6 ha đất sân bay làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư kinh doanh. Khi các thông tin này "rò rỉ" suốt từ những năm 2013, 2014 dư luận báo chí, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức nhất là dịp quốc hội, hội đồng nhân dân TP HCM họp nhiều đại biểu chất vấn gay gắt tại sao lại có sân golf trong sân bay, tại sao không có đất mở rộng sân bay phục vụ quốc kế, dân sinh lại có đất an ninh quốc phòng của nhà nước cho cá nhân sử dụng vào lợi ích riêng… thì chỉ nhận được câu trả lời của chủ đầu tư, thủ tướng chính phủ: "Khi nào nhà nước cần sử dụng đất (157,6 ha) thì chủ đầu tư trả lại mà nhà nước không phải bồi thường" (!), còn nguyên bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng khi bị đại biểu quốc hội chất vấn thì trả lời: "đại biểu chất vấn nhầm rồi, sân golf là bên quân sự…". Thời gian làm bộ trưởng GTVT, ông chỉ quan tâm "rùm beng" những việc như giá tô mì tôm ở sân bay, xây nhà chứa xe ở TSN "mang lại lợi ích kếch xù cho chủ đầu tư"… còn những chuyện liên quan đến an ninh, an toàn hàng không, phá hoại kinh tế trong nước như hàng xách tay lậu kìn kìn qua các cửa khẩu sân bay, đặc biệt sự quá tải sân đỗ ở TSN kìm hãm sự phát triển của ngành HKVN thì không được quan tâm đúng mức.

Như vậy là việc quá tải ở TSN đã được báo trước liên tục từ 10 năm qua chứ không phải như ông phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói hôm 10/1/2017 tại hội nghị bàn về giải cứu TSN: "Có tình trạng trên là do quy hoạch cảng HK so với kinh tế còn lạc hậu, dự báo không chính xác tăng trưởng nên dẫn đến quá tải".

Một đất nước vô chủ?

Trong hoạt đông kinh tế, khi đã có thị trường thì việc huy động vốn, tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường kiếm lợi ích không thành vấn đề. Có thể khẳng định tất cả các sân bay trên thế giới và VN bao giờ cũng phải xây dựng hạ tầng trước để kích thích, nuôi dưỡng thị trường chịu lỗ nhiều năm. Thế nhưng ở TSN thì ngược lại, dịp tết Đinh Dậu tới đây các hãng HKVN trù liệu thị trường hành khách tăng khoảng hơn 2.000 chuyến bay và xin nhà chức trách cấp phép bay. Đây là cơ hội "vàng" kinh doanh không chỉ các hãng HK mà cả sân bay, doanh nghiệp không lưu, nhà nước, hành khách có lợi… Thế nhưng các hãng HK chỉ được đáp ứng một nửa yêu cầu với lý do duy nhất là sân bay TSN quá tải sân đỗ. Người lương thiện và có chút lòng với đất nước không thể chấp nhận sân bay TSN quá tải loại hạ tầng này.

Với một sân bay thì suất đầu tư tốn kém nhất là đường băng, nhà ga, các trang thiết bị vận hành nhà ga, không lưu… Những công trình, trang thiết bị này cần vốn đầu tư hàng tỷ USD, vật tư chủ yếu nhập ngoại bằng đô la, Euro do phần lớn VN chưa sản xuất được. Vì vậy những hạ tầng trang, thiết bị này chiếm khoảng hơn 70-90% tài sản của sân bay (không kể đất).

Riêng các sân đỗ máy bay, đường lăn chỉ là những bãi đất được rải lớp bê tông cường độ cao, thoát nước, có các móc néo để cố định máy bay khi đỗ. Như vậy chỉ cần vài chục ha, khoản tiền tương đương vài km làm đường bộ cao tốc và đội xây dựng đường sá thi công là có thể có ngay những bãi đỗ, đường lăn máy bay.Tất nhiên phải thiết kế các sân đỗ hợp lý về khoảng cách, hài hòa với đường lăn để bảo đảm máy bay ra, vào thuận lợi, an toàn.

Thế nhưng chuyện quá tải sân đỗ - công trình rất dễ xây dựng, tốn kém không đáng kể (so với sân bay) - ở sân bay lớn nhất VN xảy ra từ năm 2007, ngành HKVN đã đề nghị với chính phủ giải quyết nhưng phía quân sự không "thỏa thuận" mà những người có trách nhiệm cứ "giương mắt ếch" (lời nhiều CBNV ngành HKVN) để tình cảnh này cứ diễn ra trong mười năm qua đến nay cản trở nghiêm trọng hoạt động của TSN.

Điều đáng nói là hoạt động máy bay quân sự ở TSN rất ít và bất hợp lý. Máy bay quân sự không có tiêu chuẩn môi trường, tiếng ồn, chất thải độc hại gấp chục lần máy bay dân dụng, sân golf mỗi năm thải vào môi trường hàng trăm tấn chất độc lại để trong thành phố đông dân cư… Người HKDD có cảm giác, việc người ta duy trì lèo tèo một số chuyến bay quân sự ở đây mà không đưa về sân bay quân sự Biên Hòa gần đó (cũng rất ít hoạt động) là một "chiến lược giữ đất" TSN mà thôi.

Đất sân bay TSN là của nhà nước, việc 10 năm qua để sân bay quá tải vì không có những bãi trống rải bê tông trong khi có đất làm sân golf, nhà hàng, khách sạn… phục vụ cá nhân phải chăng vì VN là một đất nước vô chủ?

N.Đ.A.

Bài đã đăng trên Việt Nam Thời Báo ngày 14.1.2017

Tác gải gửi BVN

Đoan Trang: "Cờ về chiều tung bay phất phới, gợi lòng này..."

Nguồn: http://www.phamdoantrang.com/2017/01/co-ve-chieu-tung-bay-phat-phoi-goi-long.html

 -- via my feedly newsfeed
Tháng 4/2014, trong một cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ, tôi để ý có một người khoảng ngoài 60 tuổi, vẻ mặt khắc khổ, chỉ lừ lừ nhìn diễn giả suốt buổi mà không nói năng gì.

Tới giờ nghỉ, ông đến gần tôi, nhìn thẳng vào mặt tôi và hỏi:

- Tại sao cô đến đây được?

Tôi ngẩn ra, chưa hiểu câu hỏi là gì. Ông dằn giọng:

- Tại sao cô không bị chặn? Tại sao cô ra ngoài được? Tại sao cô sang được đây? Cô là an ninh nằm vùng phải không?

Tôi có cảm giác như bị một cái tát vào mặt. Như vậy có nghĩa là tất cả những lời chúng tôi đã nói trước đó, bằng tất cả lòng nhiệt tình và niềm tin, về tình hình Việt Nam, về những cơ hội bị bỏ lỡ, về những mong ước bị vùi dập của tuổi trẻ, về cảnh sống cực nhọc, không dám nghĩ đến tương lai của những bạn trẻ "trót" quan tâm đến xã hội… Tất cả những lời đó đều chẳng lọt vào tai người đàn ông ấy. Ông chỉ thấy một điều, rằng tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc cộng sản, tôi ra được nước ngoài mà không bị an ninh chặn giữ, như vậy thì tôi là cộng sản, là an ninh nằm vùng, chỉ thế thôi.

Sau khi hỏi tôi xối xả mấy câu đó, ông quay ngoắt đi. Ông bỏ về, không dự họp nữa.

Tôi cũng tức giận không kém.

Về sau, tôi mới biết rằng trong cộng đồng mà tôi gặp hôm đó, có những người đi tù của "bên thắng cuộc" tới cả chục năm, có những người chết cả mấy đứa con trên đường vượt biên, thậm chí có người đã trở thành gần như điên loạn vì phải bất lực chứng kiến cảnh vợ con mình bị hiếp bị giết trên tàu.

* * *

Tôi cũng đã ở cùng những con người mà tấm lòng của họ, tôi chỉ có thể nói rằng nó trong vắt như kim cương. Bao nhiêu năm xa xứ, cuộc sống đã bị ép vào guồng của bên đó – ngày đi làm, tối mịt mới về nhà, xung quanh là dân Mỹ, truyền hình, sách báo và giải trí Mỹ; hàng ngày gần như chỉ nói tiếng Anh, hàng tuần phải lo doanh số cho công ty, cửa hàng mình. Nhưng họ vẫn nhớ đến Việt Nam, thậm chí chỉ nghĩ đến Việt Nam mà thôi. Họ luôn nghĩ về những người Việt ở trong nước đang phải chịu đựng một chính thể ngu dốt đến tăm tối. Càng sống đầy đủ về vật chất, càng được ăn đồ ngon, mặc quần áo đẹp (và rẻ), hít thở không khí trong lành, sống ở những căn nhà mà dân trong nước mơ đến kiếp sau cũng không thấy, v.v. họ chỉ càng thương người Việt, thương Việt Nam hơn.

Những con người đó thật sự chẳng tiếc gì với tôi. Họ nuôi tôi suốt thời gian tôi ở Mỹ, đến mức đến giờ tôi vẫn không biết động tác "quẹt thẻ" nó như thế nào. Họ cho tôi tới lọ nước lau kính mắt, bộ dây đàn guitar, thuốc thang thì đương nhiên rồi, đến cả quần áo lót cũng dúi cho tôi, v.v. Và thương tôi thế nào thì họ cũng thương những người hoạt động trong nước y như vậy. Họ không ngó đến truyền hình, báo chí Mỹ; lúc nào họ cũng chỉ chăm chú "canh Facebook" đọc tin tức quê nhà, xem có anh chị em nào bị công an bắt, đánh đập không. Nghe tin có người bị an ninh hành hung, họ khóc, chửi cộng sản một hồi, lau nước mắt, rồi lại lật đật ra phố, đi gửi tiền về cho các nạn nhân.

Nhưng họ cũng yêu cờ vàng. "Cờ về chiều tung bay phấp phới, gợi lòng này thương thương nhớ nhớ…". Đó là cờ vàng. Với những người Việt đó, lá cờ vàng là quốc kỳ của cộng đồng hải ngoại, biểu tượng của tự do-dân chủ, của một thời đã mất ở Việt Nam mà bây giờ chúng ta phải xây dựng lại – tức là giành lại tự do cho đất nước. Ngày Tết, ngày lễ, và ngày "quốc hận 30/4", họ treo cờ vàng khắp nơi.

Tôi biết nói gì hơn về những con người ấy? Tôi nói họ cực đoan được sao?

Họ là một phần của Việt Nam, một phần của phong trào dân chủ ở Việt Nam, và cũng là một phần của chính cuộc đời tôi.

Nếu không có họ, chắc tôi sẽ nghĩ xấu về cộng đồng hải ngoại, tôi sẽ la lối, căm ghét sự cực đoan, sẽ sợ cờ vàng, sợ "bọn phản động lưu vong"… giống như rất nhiều du học sinh khác.

Và cũng rất có thể là nếu không có họ, tôi đã chẳng về lại Việt Nam, chẳng tham gia đấu tranh làm gì. Nhưng tôi đã về, bởi vì tôi muốn họ cũng sẽ có ngày trở về Việt Nam, và tôi mong muốn sẽ được gặp lại họ – ở đâu cũng được, nhưng là khi đất nước này đã tự do.


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Nguyễn Khắc Mai: Lá thư đầu năm gởi Đại tướng, giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch nước Trần Đại Quang


Nguồn : http://boxitvn.blogspot.com/2017/01/la-thu-au-nam-goi-ai-tuong-giao-su-tien.html

 -- via my feedly newsfeed

Nguyễn Khắc Mai

Năm ngoái, cũng ngày 7-1, tôi có viết bài báo bàn với anh Tư Sang, nguyên chủ tịch nước. Nay đọc lại thấy còn phù hợp, nên chép lại kính gởi anh đọc, như một lời chúc đầu năm mới.

Tôi vừa về Huế, gặp thăm mấy vị Hòa thượng, họ nói anh cũng rất quan tâm đến vấn đề tâm linh. Anh hãy làm một việc gì đó tử tế, tốt đẹp để xóa đi cái dớp đầu năm rất tồi tệ. Đó là việc công an đánh chết người ngay đầu năm mới. Nó là cái điềm gỡ, không thể coi thường. Anh xem bài báo, và nên có hành động thật ơn ích, mới mong hóa giải cái điềm gỡ đó. Đây là toàn văn bài báo, mà thật kỳ lạ, là tôi đã đề ngày là 7-1-2017. Nhân dịp này, tôi cũng xin gởi đến anh thiếp chúc mừng năm mới của Trung tâm Minh Triết, với một lời rất minh triết của Chế Thắng Phu Nhân, Thánh mẫu Kỳ Anh (Hà Tĩnh): "Nâng giữ gốc nước, dẹp bỏ hà khắc, bạo ngược, để dân chúng được yên vui". Chân thành chúc Chủ tịch bình an, mạnh khỏe.

N. K. M.

***

Bài báo cũ:

Thưa anh Sang, tôi cũng không hiểu được

Nguyễn Khắc Mai

Thật sự tôi khoái anh đấy. Mỗi lần đi tiếp xúc "đại cử tri", anh đều có một ý kiến nào đấy thú vị. Trong nhân quần, một khi đã có thú vị thì nhất định có ích. Báo Tuổi trẻ SG (vì ở Hà Nội cũng bắt chước ra một tờ Tuổi trẻ) tường thuật lời tâm sự của anh như vầy: "…Còn bây giờ đụng chuyện nội bộ thì sợ ông này, ông kia, sợ bị trù dập… Sao lạ như vậy, không hiểu được".

Thưa anh Sang, tôi thật sự cũng không hiểu được.

"Bây giờ đụng chuyện nội bộ thì sợ". Thưa anh, không phải chỉ chuyện nội bộ người ta mới sợ. Cái gì người ta cũng sợ cả. (Ra đường thì sợ công nông(hoặc công an)/Về nhà thì sợ vợ không mặc gì). Một xã hội mà cái gì cũng sợ, là một xã hội bất an. Anh nói đúng. Như tôi khi còn 12, 13 tuổi hoạt động kháng chiến nội thành, chúng tôi chẳng sợ gì ráo. Bây giờ thì nhiều khi thấy sợ không phải vì mình không có lẽ phải, nhưng lại thấy sợ cái chủ trương, lãnh đạo cho một số kẻ đội lốt côn đồ ném mắm tôm và cứt đái vào nhà. Anh có xem hình ảnh một công dân của Thủ đô mặt mày bê bết máu do 5 tên "công an đội lốt du côn" (theo tường thuật trên mạng) chận đường đánh chỉ vì anh [ấy] yêu cây xanh Hà Nội và đấu tranh phản đối chính quyền thành phố đốn cây, hạ nhục cái "Hồn Thu Thảo của Thăng Long". Chắc hồi đi học, anh cũng từng đọc "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" chứ. Chỉ những kẻ vô văn hóa mới tàn bạo, phủ phàng vì tham lam, mới đối xử với cây xanh và cổ thụ, với "hồn thu thảo" của đất nước như vậy. Nhìn tấm ảnh chàng trai thủ đô mặt mày đầy máu, tôi thấy thật là nhục nhã cho Hà Nội nghìn năm văn vật lại đẻ ra một lũ súc vật dám hành hạ dân như vậy. Thành ra không thể không nhắc lại cho anh nghe một câu nói về cái sợ của Nguyễn Khắc Viện. "Chuyên chính vô sản không đáng sợ. Sợ nhất là chuyên chính vô học".

"Đụng chuyện nội bộ thì sợ, sợ ông này, sợ ông kia, sợ bị trù dập!". Chuyện đâu có lạ, vì nó xưa không phải như Diễm, mà xưa như lịch sử nền chuyên chính vô học vậy. Khi anh kêu lên "sao lạ như vậy. Không thể hiểu được". Tôi thấy trong đó có dư vị đắng cay. Tôi tin rằng thật sự thì anh không lạ, mà la lên như thế để cảnh báo cho mọi người biết.

Thật ra thì cũng dễ hiểu thôi. Cái đáng lạ là tại sao các anh có vẽ chậm hiểu như vậy. Ở nước ta thì cái lỗi hệ thống mãi mươi năm trước đây mới có ông Nguyễn Văn An nói đến, mà nay nghe nói đã có chỉ thị cấm bàn! Còn bên Cuba thì sau khi đã thấm cái "ăn tàn, đái nát của CNXH, thì Fidel mới nói Lỗi Cơ cấu!

Anh hãy tích cực tham gia cuộc vận động của xã hội xóa bỏ lỗi hệ thống, hay lỗi cơ cấu đi, chúng ta sẽ không còn lạ gì nữa, khi mọi công dân đều được thật sự tôn trọng, những người cầm quyền như anh đều được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội dân sự, chúng mình chỉ còn một nỗi sợ rất văn hiến đó là sợ chân lý, sợ đạo đức, sợ pháp quyền. Sẽ không còn sợ đảng quyền, chuyên quyền… nữa. Ai nói cái ý như thế anh biết không? Các Mác đó. Ổng nói: "Dân chủ nghĩa là Chính phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội dân sự". Điều đáng lạ là đảng ta nói theo chủ nghĩa Mác Lê nin, nhưng lại làm ngược tư tưởng của Mác, khiến cho hiện nay cả đảng, cả nhà nước thậm chí anh công an, thuế vụ, kiểm lâm… cả ba anh ấy đều sẵn sàng ngồi trên luật, trên dân, trên xã hội. Một chính đảng đề cao tuyệt đối nguyên tắc tập trung thì quyền lực dồn vào một ít kẻ cầm quyền, và tất yếu cái cơ chế "quân chủ chuyên chế" sẽ ngự trị, ai nói, làm trái ý "vua" thì bị trừng trị. Chuyện không khó hiểu. Điều khó hiểu là chính anh ở cái ngôi vị như thế mà chỉ đặt những câu hỏi "bâng quơ", chứ không thử ra tay tập hợp dư luận xã hội bàn cho ra nhẽ. Tôi tin rằng ban lãnh đạo của đảng không thể cứ ngồi chồm hỗm mãi trên dư luận được. Cũng như anh Trọng, nhiều lần ảnh nói phải đột phá tư duy, nhưng chính ảnh lại chủ trương kiên định cái "hư hỏng cũ kỹ". Cho nên Tôn Trung Sơn mới nói Khó không phải ở nhận thức, mà ở Làm.

Anh hãy dùng cái quyền mà Dân và Hiến pháp đã giao cho Chủ tịch Nước, thảo một nghị định để đấu tranh xoá bỏ cái cơ chế của sư sợ hãi này đi. Quả thực đây là một cơ chế, quyết không phải chỉ là tâm lý. Cái tâm lý sợ hãi này có nguồn gốc từ thể chế chuyên quyền độc tài đấy, bắt nguồn từ quan niệm chuyên chính vô sản Mác Lê nin đấy. Chính Lê nin đã đầu têu cho quan niệm này, cả Mao Trạch Đông nữa, cả cái mô hình chính trị xã hội xô viết mà nước ta cho đến nay vẫn còn tôn thờ. Chính cụ Hồ cũng đã quan niệm rằng chuyên chính là cái khóa, cái hòm để bảo vệ dân chủ! Dân chủ là cái để bàn dân thiên hạ ai cũng dùng được, mà đem cất vô rương khóa kỹ, thì một chế độ xã hội sẽ chỉ được duy trì bằng chế độ tuyên huấn và cảnh sát trị, nó tạo ra tâm lý sợ hãi, và ai cũng ngơm ngớp sợ đủ thứ, không còn một nhân cách tự do, để có tinh thần chủ động, sáng tạo (một tư duy tráo trở, lạc hậu và bệnh hoạn như vậy, mà các anh lại ra sức cổ vũ học tập!). Mọi thứ, mọi tổ chức, mọi cá nhân đều trong tâm trạng sợ, luôn luôn ngóng đợi nơi trụ sở của cấp ủy, từ phường xã cho đến trung ương. Cơ chế sợ hãi thủ tiêu tinh thần công dân, thủ tiêu luôn ý thức quốc gia dân tộc của công dân. Tôi nhớ Mác đã nói ý này khi bàn về Tự do báo chí và chế độ kiểm duyệt.

Tôi thành thật hoan nghênh anh đã đề cập một vấn đề nhạy cảm, một khơi gợi rất cần thiết và có ích lớn. Tôi tha thiết mong anh đừng đánh trống bỏ dùi, thả câu lơ lững như vậy, rồi lại để mọi thứ trôi qua. Hãy bước qua nỗi sợ hãi, vượt lên chính mình, vượt lên những gì đã cũ kỹ hư hỏng, hãy cùng giới trí thức thành tâm vì nước, vì dân bàn luận cho ra nhẽ. Trước hết là vấn đề cớ sao chúng ta lại trở nên hèn nhát, sợ sệt bọn Hán gian và Việt gian như vậy. Thứ nữa cũng rất quan trọng là vấn đề, chúng ta đang sợ sệt những gì mà không dám nhìn vào sự thật là chủ quyền đất nước đang bị đe dọa bởi chính sách bành trướng, đế quốc đại Hán, không dám nhìn vào sự thật là đường lối XHCN đã kìm hãm dân tộc hưng thịnh ở cuối thế kỷ 20 và đầu 21. Tại sao không dám đưa ra cho nhân dân bàn, trước hết là giới trí thức, nhũng vấn đề đối nội, đối ngoại đang đặt ra với vận mệnh của Dân tộc. Có phải chúng ta đang rất sợ thế yếu của mình về cả tư duy, kiến thức, cả tính chính thống và hợp pháp của đảng, cả trình độ tổ chức, quản lý và nhất là nhân cách của cán bộ, đảng viên? Chúng ta không sợ gì hết. Cái đáng sợ nhất là chính chúng ta không thật sự vì nước vì dân, mà chỉ vì quyền lợi ích kỷ và nhỏ nhen của chính chúng ta. Thật sự là chúng ta đang rất sợ dân, sợ dân sẽ đòi lại những quyền thiêng liêng và những lợi ích thiết thực của mình. Vậy thì vì sao chúng ta cả gan cướp quyền của Dân? Làm cho Dân có chủ quyền độc lập, có dân chủ, có nhân quyền, có dân trí và dân sinh văn minh hạnh phúc thì chúng ta còn sợ cái gì đây. Hãy để cho Dân tổ chức những cuộc Diên Hồng lớn nhỏ để bàn và quyết định đường hướng và tương lai của dân tộc và của mình. Rồi trên cở sở đó các lực lượng chính trị của Dân tộc, trong đó có vai trò to lớn của đảng (Cộng sản hiện nay) mới căn cứ vào đó mà vạch đường lối, chính sách, phương thức để thực hiện. Như thế mới có cái ý nghĩa của những chiến sĩ vâng mệnh của Quốc Dân. Cứ như hiện nay thì tôi cứ sợ rằng đó là cuộc tiếm quyền vĩ đại!

Tôi cho rằng Chủ Tịch Nước nên ra một nghị định:

- Cấm trù dập (bắt bớ, kết án nhũng người có ý kiến khác đảng cộng sản, khác ban lãnh đạo hiện nay của đảng…). Trả tự do vô điều kiện cho những người tù lương tâm, bất đồng chính kiến với đảng. Như Hồ Chí Minh, vào năm 1955, khi mới từ trên rừng về Hà Nội, cũng mị trí thức, nói rằng: "Tự do tư tưởng hoá ra là tự do phục tùng chân lý". Ông không biết cái phản đề mới hay: "Tự do tư tưởng sẽ là tự do không phục tùng ngụy lý!"

- Kêu gọi vượt qua sự sợ hãi, mở những Hội Nghị Diên Hồng để bàn việc Nước. Lập Ủy Ban 100 người có đủ mọi thành phần, chính kiến bàn tương lai và vận mệnh của Dân Tộc. (Vì sao lại là 100. Vì để tưởng nhớ 100 vị tổ tiên ban đầu của dân tộc với tâm thức về nguồn, cứ khi có khó khăn hoạn nạn thì gọi Cha ơi mau về với chúng con!). Hãy chọn đi, 40 người của đảng, 30 người tiêu biểu trong nhân sĩ trí thức quốc nội, 30 người là nhân sĩ trí thức quốc ngoại. Tất nhiên phải để cho xã hội tự chọn lựa trên tinh thần tự do, vô tư không áp đặt.

- Ra lệnh cho công an dẹp bỏ ngay hành động bạo tàn, đánh chết dân, đem sơn trộn với mắm tôm, ném vào nhà những người dám lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, như đối với luật sư Trần Thu Nam vừa xảy ra ở Hà nội. Điều tra đưa ra tòa những kẻ xúi dục, và những kẻ thực hiện hành vi du côn, vô văn hóa rất phản cảm, mà chỉ là hành vi bôi nhọ chế độ và sự lãnh đạo của đảng.

Nếu làm cho đảng cũng biết tuân thủ ý kiến của Chủ tịch Nước sẽ là văn minh và đạo đức của đảng (như chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi)

Điều "lạ và không hiểu được" là tại sao lại trì trệ và bảo thủ lâu như vậy. Chả nhẽ trong đảng vẫn là tình trạng vô vọng như câu thơ của Nguyễn Duy: Ai? Không ai!.

TB:

Tôi đề phòng cổng điện tử của VP Chủ tịch không nhận được, nên xin công khai gởi qua các mạng xã hội. Do có vài sự kiện mới xảy ra, tôi có thêm đôi ý vào bài báo cũ. Mong mỏi của một kẻ U 90, là đầu năm mới những dòng quê mùa sẽ được Chủ tịch để mắt tới, vì thế tôi xin gởi kèm tấp thiếp chúc Tết với bức tranh con gà huyền sử của một họa sĩ xuất thân từ Beaux Art Paris và một bài giới thiệu "Kê Minh Thập Sách", một áng văn chính trị cổ kính của Dân tộc mà bất cứ người lãnh đạo Đất nước nào cũng nên học hỏi. Kính.

N.K.M.

Tác giả gửi BVN

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

RFA. Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp.

Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp.
http://rfavietnam.com/node/3649

 -- via my feedly newsfeed

Đặng Xuân Diệu (thứ hai hàng đầu từ phải sang) và các bạn tù tại tòa

Thông tin mới nhất, Đặng Xuân Diệu đã rời Việt Nam lúc 23 giờ 40 phút ngày 12/1/2017 và sẽ tới Pa ri, Thủ đô nước Pháp vào lúc 7h30 giờ địa phương tức 13h30 ngày 13/1/2017 giờ Việt nam. Ra sân bay chỉ có Đặng Xuân Diệu và rất nhiều công an. Gia đình không thể có mặt và không được gặp Diệu trước khi đi vì họ thông báo theo kiểu đánh đố.

Trước đó, ngày 10/1/2017, Trương Minh Tam thông báo trong một nhóm nhỏ, Đặng Xuân Diệu sẽ đi Pháp trong 2 ngày tới. Hôm sau, anh thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về sự việc này. Với tôi, Trương Minh Tam cho biết Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp từ một tháng trước, tuy nhiên khi ấy chưa biết thời điểm cụ thể.

Đặng Xuân Diệu sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Anh bị bắt ngày 30 tháng 7 năm 2011 khi vừa đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất cùng với Hồ Đức Hòa và Nguyễn Văn Oai khi về Việt Nam. Anh và Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất  là 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Vụ án này nhà nước cộng sản gọi là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trương Minh Tam từng bị giam ở Trại giam số 5 cùng với Đặng Xuân Diệu. Sau khi ra tù, anh luôn luôn đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Anh có măt đều đặn trong mỗi kỳ thăm nuôi Diệu. Tinh thần Đặng Xuân Diệu và cái án tới 13 năm của Diệu luôn luôn ám ảnh Trương Minh Tam khiến anh đau đáu về một giải pháp đối với Đặng Xuân Diệu. Trong cuộc vận động cho Đặng Xuân Diệu, anh giữ một vai trò quan trọng.

Xung quanh sự kiện này, Trương Minh Tam đã dành cho tôi một buổi nói chuyện.

Phóng viên (PV): Ngày 11/1/2017, trên mạng xã hội, anh chính thức thông báo Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp. Đây là một tin vui trước hết đối với gia đình Diệu và anh chị em đấu tranh cho nhân quyền trong cũng như ngoài nước. Để giải quyết được việc này, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và các chính khách như thế nào?

Trương Minh Tam (TMT): Có khoảng 30 tổ chức quốc tế và  các chính khách đã bảo trợ cho tiến trình vận động đối với trường hợp này. Trong đó có thể kể tên đến một số tổ chức, cá nhân quan trọng như: Tổ hợp văn phòng Luât sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod, là một trong 5 tổ hợp luật sư lớn nhất Canada; Khoa Luật  trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đứng đầu là Luật sư, giáo sư Allen Weiner; ông Ngô Thanh Hải dân biểu Canada; Dân biểu Loretta Sanchez và dân biểu  Alan Lowenthal ở Hoa Kỳ; Đài Việt Nam Tự do vùng New Orleans Hoa Kỳ, do Giáo sư Vương Kỳ Sơn làm giám đốc; Các Đại sứ quán Úc, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Pháp, Na Uy...; Tổ chức phi chính phủ Freedom House; Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

PV: Như vậy, có vẻ như trường hợp Đặng Xuân Diệu được nhiều sự quan tâm hơn cả?

TMT: Đúng vậy, vì trường hợp của Diệu khá đặc biệt. Suốt 3 năm cho đến thời điểm tôi ra tù và đến nay là 5 năm, Diệu là một tù nhân bị giam giữ hết sức đặc biệt. Những tổ chức này không chỉ quan tâm đến Diệu dưới góc độ một tù nhân chính trị mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam mà Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo.

PV: Vai trò của anh và anh em hoạt động nhân quyền khác như thế nào?

TMT: Sự quan tâm, bảo trợ của các tổ chức quốc tế là rất quan trọng nhưng sự lên tiếng hưởng ứng của anh chị em trong ngoài nước không thể xem nhẹ. Ở đây phải kể đến sự đồng hành của Hội Bầu bí Tương thân, Tổ chức Con đường Việt Nam (CĐVN), chị Nguyễn Ngọc Thu (Rạng Đông Sóc), chị Vũ Thị Khiếu (CHLB Đức), chị Đỗ Thị Thu (Úc), chị Thanh Tâm Nguyễn (Hoa Kỳ)… trong việc giúp đỡ, an ủi gia đình tù nhân, truyền tải thông tin để vụ việc của Diệu đến được các cơ quan quốc tế. Cá nhân tôi chỉ giữ vai trò như một đầu mối tập hợp các thông tin, tư vấn luật cho gia đình. Đây là một công việc mà tôi thấy cần thiết phải làm. Ngoài tình cảm cá nhân nó còn là mục tiêu tôn chỉ của CĐVN về bảo vệ quyền con người cho dù người ấy là ai, không phân biệt tổ chức nào. Ngoài ra có hàng ngàn bạn trẻ ở Canada và Châu Âu viết thư thăm hỏi, động viên thân nhân của Đặng Xuân Diệu; viết thư gửi vào trại giam cho Diệu cũng là những việc làm tôi cho là có tác dụng thúc đẩy rất tốt đến tiến trình vận động nhân đạo này.

PV: Trường hợp Đặng Xuân Diệu không phải là lần đầu tiên. Trước đây đã có Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần đều được  phóng thích nhưng bị trục xuất sang Mỹ. Đặng Xuân Diệu là tù nhân lương tâm thứ 5 được phóng thích ra nước ngoài nhưng lại tị nạn chính trị ở Pháp chứ không phải là Mỹ như các tường hợp khác. Anh giải thích về việc này như thế nào?

TMT: Trước đây, Các tổ chức đều dành sự quan tâm như nhau cho Diệu trong đó có toà Đại sứ Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ có những quan tâm khác cũng rất quan trọng (Trần Huỳnh Duy Thức) nên sau đó EU và đặc biệt là Pháp đã quyết định nhận bảo trợ chính cho hồ sơ này.

Quá trình đàm phán và bảo trợ diễn ra rất phức tạp và nhiều lúc tưởng bế tắc. Ngay như việc khi tới Pháp, tù nhân này ở đâu cũng là chuyện cần lưu tâm và mất rất nhiều thời gian làm việc, bởi vì EU và Pháp rất quan tâm, lo ngại cho cuộc sống của Diệu sau khi sang Pháp. Với những gì họ tìm hiểu được thì Diệu cần phải có một bác sĩ riêng và một nơi tĩnh tâm trong thời gian dài để phục hồi cơ thể và sức khoẻ tâm thần.

PV: Ý kiến chính thức của nhà cầm quyền về việc phóng thích và trục xuất Đặng Xuân Diệu như thế nào?

TMT: Về việc phóng thích tù nhân lương tâm Đăng Xuân Diệu cho thấy Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến dài trong nhận thức và hành động.

Đã có rất nhiều cuộc phóng thích tù nhân lương tâm ra nước ngoài nhưng tất cả các cuộc phóng thích đó họ đều giữ bí mật tuyệt đối cho đến khi tù nhân sang tới nước đón nhận nhưng lần này, họ khá cởi mở. Trước hết đó là việc họ đồng ý cho gia đình thân nhân Đặng Xuân Diệu được vào gặp anh vào ngày 9/1. Tuy nhiên do một vài lý do mà cuộc gặp ấy đã không thành công. Tiếp đó chiều ngày 11/1, họ cũng đã cử người đến tận nhà thông báo chuyến bay dự kiến vào đêm 12. Ngày 12/1, vào lúc 10 giờ, thông qua đoàn ngoại giao, họ lại "cởi mở " cho gia đình được vào gặp Diệu vào lúc 11 giờ. Nhưng thử hỏi, với khoảng cách 1500 km liệu thân nhân Diệu có khả năng từ Nghệ An  bay tới Vũng Tàu trong 1 giờ đồng hồ để hưởng những ban phát nhân đạo này của nhà nước Việt Nam?

Điều đó thể hiện sự láu cá của Nhà nước này. Họ đủ hiểu nhưng họ chưa sẵn sàng cho những thực tâm của mình mà vẫn luôn tìm cách bày ra những trò vặt để thể hiện uy quyền của mình. Đặc biệt là họ không thông báo là Diệu đi Pháp theo diện gì.

PV: Nhưng nhận biết của anh như thế nào về lý do họ phóng thích Đặng Xuân Diệu sang Pháp?

TMT: Cảm nhận của tôi là Diệu sang Pháp theo diện chữa bệnh nhân đạo. Bệnh của Đặng Xuân Diệu là hậu quả của qua trình giam cầm tra tấn vô nhân đạo nên họ mới không dám thông tin. Chứ nếu cho đi chữa bệnh như ông Cù Huy Hà Vũ họ đã sẵn sàng loan tin thể hiện mình rất nhân đạo.

PV: Anh là người bị giam cùng Trại giam số 5 với Đặng Xuân Diệu. Khi ấy, sức khỏe của Diệu thế nào?

TMT: Năm 2015 khi tôi được ở gần Diệu thì anh đã bị suy dinh dưỡng dài ngày do tuyệt thực và bỏ bữa tới 6 tháng trong 2 năm bị giam cầm. Theo lời anh Thời người bị giam cùng kể lại với tôi, Diệu bị thoái hoá các khớp xương, bị còng gù, cân nặng chỉ còn khoảng 43kg. Anh còn bị bệnh đường ruột nặng.

Sau khi tôi lên tiếng thì tháng 12/2014, họ chuyển anh vào Xuyên Mộc, từ đó tôi không có nhiều tin tức. Nhưng may mắn có một số tù hình sự ra tù báo cho biết, tại Xuyên Mộc mặc dù họ không tra tấn anh nhưng tình trạng giam cầm vẫn rất tồi tệ. Nhiều tù nhân cho rằng sức khoẻ tâm thần của anh có một số biểu hiện xấu.

PV: Đã có một thời gian bị giam cùng trại với Đặng Xuân Diệu, anh có những ấn tượng gì về anh ấy?

TMT: Tôi không ở chung buồng nhưng tôi có những xúc cảm rất đặc biệt với Diệu qua những gì anh ấy đang làm trong lao tù. Chưa nói về tính kiên định đấu tranh mà chỉ nói đến tinh thần bác ái của anh với anh em tù nhân cũng đủ làm tôi xúc động. Sự suy tàn thân thể cũng là do anh không chấp nhận an phận trong lao tù mà đã dùng chính sức khoẻ của mình làm phương tiện đấu tranh đòi quyền sống cho người khác mà quên đi bản thân mình. Điều đó làm tôi vô cùng khâm phục. Khu biệt giam tại Trại giam số 5 đã có sự cải thiện là kết quả đấu tranh bằng chính mạng sống của anh. Tôi kiên trì đấu tranh cho Diệu cũng chính là ở lẽ sống này của anh.

PV: Anh có điều gì muốn nói với các tổ chức quốc tế và cá nhân đã góp phần giải quyết vụ việc này và với bạn đọc quan tâm?

TMT: Tiến trình vận động cho Đặng Xuân Diệu đã kết thúc. Tôi xin thay mặt Đặng Xuân Diệu và gia đình anh cảm ơn tất cả mọi cá nhân và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng được biết Hồ sơ của anh không đơn thuần dừng lại việc vận đông  phóng thích cho anh.  Được biết các tổ chức và cá nhân khác vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc giam giữ hai người còn lại của vụ án này là Hồ Đức Hoà với án tù 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn án 8 năm. Hồ sơ vụ án Đặng Xuân Diệu sẽ còn được họ sử dụng trong những năm tới như một bằng chứng về tình trạng bắt người, xét xử, giam cầm và tra tấn người một cách tùy tiện vô luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay.

PV: Xin cảm ơn Trương Minh Tam. Dù sao thì đây cũng là một niềm vui chung của giới đấu tranh dân chủ. Qua đó  thấy rõ thêm rằng, trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chúng ta không hề đơn độc.

***

Sau khi có thông tin chính thức về việc Đặng Xuân Diệu được phóng thích, đã xuất hiện những luận điệu cho rằng, việc phóng thích Đặng Xuân Diệu là do Nhà nước mở lượng khoan hồng cho Diệu đi chữa bệnh nhưng lại cho rằng đây là một cuộc trốn chạy, Diệu cố tình hủy hoại sức khỏe để được đi tị nạn; rằng nói Việt Nam phải chấp nhận vì sự ép buộc, thúc ép của các tổ chức nhân quyền là một sự xuyên tạc… Những luận điệu này không có gì mới lạ. Nội dung trả lời phỏng vấn của Trương Minh Tam trên đây đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu này.

Với giới đấu tranh dân chủ, đây là một tin vui tuy rằng không trọn vẹn. Cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian nguy và còn nhiều người tiếp bước. Vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở Đặng Xuân Diệu và những người trong trường hợp như anh. Trong cuộc đấu tranh này, việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho những tù nhân lương tâm phải đặt lên trên hết. Đó là tính nhân văn của những người đấu tranh vì một xã hội nhân bản với đầy đủ những giá trị phổ quát của thế giới văn minh.

13/1/2016

Nguyễn Tường Thụy thực hiện

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

RFA. 'Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ' hay lịch sử bị chối bỏ?

'Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ' hay lịch sử bị chối bỏ?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/book-about-19th-century-catholic-prominent-scholar-banned-cl-01062017130839.html

 -- via my feedly newsfeed


Giới học thuật, trí thức Việt Nam trong những ngày qua xôn xao về chuyện việc ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị "lệnh miệng" đình lại.

Bị cấm ra mắt

Quyển sách 'Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ' ra đời như một công trình nghiên cứu có bề dày hơn 50 năm của tác giả, học giả Nguyễn Đình Đầu. Ông cho biết sách đã được Cục Xuất Bản chấp thuận và cấp phép lưu chiểu trong mấy tháng qua.

Thế nhưng, theo tin từ trang vanviet.info và sau đó được cộng đồng mạng chia sẽ rất nhiều, ngày 4/1/2017, một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.

Chính học giả Nguyễn Đình Đầu cũng hoàn toàn không được biết trước

"Tôi mới được tin ngày hôm qua. Công ty Nhã Nam và NXB Tri Thức cũng không có văn bản, chỉ có chỉ thị bằng lời nói. Chính tôi cũng không biết là vì sao?"

Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. 
- Giáo sư Chu Hảo

Khi được hỏi về khả năng những ấn bản đang được phát hành mấy tháng qua có bị thu hồi hết và buộc phải sửa chữa nội dung gốc theo yêu cầu của Cục Xuất Bản hay không, Giáo sư Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức cho biết:

"Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng ý sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. Xung quanh câu chuyện đánh giá một cách khoa học, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký vấn còn có ý kiến khác nhau. Thậm chí, mặc dầu nhà nước đã chính thức thừa nhận công lao của Trương Vĩnh Ký bằng việc lấy tên của ông đặt cho các đường phố và trừơng học, mà vẫn có người chửi bới ông ấy như là một " học giả Việt gian" cơ mà. Vì vậy tiếp tục trao đổi, tranh luận công khai những quan điểm của tác giả cuốn sách là cần thiết. Và giá cứ để cuộc giới thiệu sách diễn ra như đã định và tiếp tục phát hành bình thường thì có hay hơn chăng?"

Nhiều ý kiến cho rằng phải chăng do tên gọi của quyển sách là "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" mà tác phẩm này đã không được ra mắt như đã định?

Tác giả quyển sách cho biết công trình của ông khảo cứu tất cả những người nói về Trương Vĩnh Ký, phê bình Trương Vĩnh Ký khi còn sống và sau khi qua đời.

"Trong tất cả giai đoạn thăng trầm lịch sử của Việt Nam, có những người khen Trương Vĩnh Ký, có người chê Trương Vĩnh Ký nhưng đều không dựa vào tài liệu chính thức. Vì thế tôi thấy muốn hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, thì tôi nghĩ đối với nhân vật lịch sử đặc biệt như Trương Vĩnh Ký, thì nên làm một hồ sơ về Trương Vĩnh Ký."

Như thế, nếu chỉ là "Hồ sơ Trương Vĩnh Ký" thì sao? Giáo sư Chu Hảo cho biết:

"Đúng, có lẽ cái tựa sách ấy đã làm cho một số người kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh ký phật ý và phản ứng mạnh mẽ. Phản ứng ấy khi được công bố công khai rộng rãi cũng mang lại it nhiều bổ ích cho nền học thuật nước nhà."

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì nhận định rằng "nếu nói về nỗi oan, thì có thể dưới một góc độ về chính trị, thì cho ông Trương Vĩnh Ký là người thân Pháp hay gì đó thì không đúng vì một người học thuật như ông thì ở bất cứ ở đâu và thời gian nào họ cũng thể hiện tính cách và công trình của họ có giá trị muôn đời.

Một công trình hơn 50 năm

Trường Trung học Petrus Ký ở Saigon chụp năm 1972. Sau 1975 bị đổi tên thành trường Lê Hồng Phong. Photo by Caroline Thanh Huong

Ngay từ bài mở đầu của cuốn sách, Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi đây là "một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ."

"Tôi coi đây là một công trình tổng hợp có giá trị về Trương Vĩnh Ký, cung cấp một hệ thống tư liệu khá đầy đủ và khách quan với nhiều góc nhìn khác nhau, cho tất cả các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực muốn nghiên cứu sâu về nhà bác học Trương Vĩnh Ký."

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người đã nhận được thư mời đến buổi ra mắt sách (nhưng đã không xảy ra) dùng hai từ "đặc biệt" để nói về Trương Vĩnh Ký, một người ông rất kính trọng.

"Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. Ông sống ở thời kỳ Pháp thuộc, nơi đó lại là Nam kỳ, thuộc Pháp. Mà khi mình sống thời kỳ Pháp thuộc, mình sống như thế nào trong giới học thuật đó, mà để mãi với thời gian thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Ông Trương Vĩnh Ký đã làm được điều đó. Những công trình nghiên cứu và con người, nhân cách của ông là muôn đời."

Để gọi là một công trình như cách nói của Giáo sư  Phan Huy Lê và Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Đình Đầu đã bỏ ra hơn 50 năm để sưu tầm những tài liệu có giá trị thực tiễn, bắt đầu từ năm 1960, khi ông là hội viên hội nghiên cứu Đông Dương.

Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.
- Giáo sư Phan Huy Lê

"Lúc đầu tôi chỉ chú ý đến tờ báo Gia Định báo thời Trương Vĩnh Ký làm chủ bút. Tôi đọc những bài Trương Vĩnh Ký viết về chương trình học của trường Thông Ngôn. Tôi thấy rất đặc biệt vì trường Thông Ngôn vừa dạy cho người Pháp vừa dạy cho người Việt (bằng chữ Hán). Sau đó tôi tình cờ thấy trong thư viện có 1 hồ sơ để ở chỗ khá đặc biệt, của Đại tá Hải quân Pháp coi cái đạo quân chiếm đóng Sài Gòn 1960. Trong hồ sơ đó, tôi thấy có hai cái thư của vị đại tá gửi cho thống đốc nói về Trương Vĩnh Ký. Ông thống đốc muốn kiếm 1 người thông ngôn, nói rõ người đó là Petrus Ký."

Từ đó, ông đã tìm những sách mà Trương Vĩnh Ký viết về Gia Định ngày xưa, về Nam Bộ hoặc những bài mà Trương Vĩnh Ký sưu tầm lại về Gia Định cổ, Gia Định thất thủ, Gia Định mới, lịch sử Nam Bộ, địa lý Nam Bộ bằng tiếng Pháp…và xem như đây là "một khám giá mới về sự hợp tác của Trương Vĩnh Ký với Pháp, sự nghiệp văn hoá của ông dựa trên tinh thần dân tộc chứ không phải theo thực dân."

"Đến 1991, tôi có dịp đi Pháp tôi nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký, những tài liệu mà ở Pháp có mà nơi khác không có."

Tại đây ông cho biết đã tìm được những tài liệu về thân thế của Trương Vĩnh Ký và cả những thơ văn của Trương Vĩnh Ký viết bằng tay nói về tình hình  Sài Gòn những năm 1860. Ông cất công tìm gặp cả người thầy của Trương Vĩnh Ký từ năm 1849, 1850 là ông Cố Long, vừa là một linh mục, vừa là nhà bác học.

Từ chối lịch sử

Một chiếc xe kéo chở khách trên một con đường ở Hải Phòng thời Pháp, khoảng năm 1900. AFP photo

Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo khi còn tại thế từng thốt lên rằng "Cho đến bây giờ chưa ai vượt được Trương Vĩnh Ký về pháp ngữ tiếng Việt viết bằng tiếng Pháp."

Theo học giả Nguyễn Đình Đầu, các tài liệu của Trương Vĩnh Ký bằng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp đều căn cứ trên di sản văn hoá chính thức của Việt Nam.

"Trương Vĩnh Ký luôn chủ trương người Việt phải dùng chữ Việt. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt để nói tiếng Việt; và muốn được sâu sát nữa về phương diện triết học, sử học và di sản văn hoá dân tộc thì phải biết chữ Hán nữa."

"Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn là giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân với ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên chúa giáo và tây phương nên thấm nhuần tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được các cốt cách của Việt Nam."

Những phẩm chất, tinh thần văn hóa dân tộc của Trương Vĩnh Ký được học giả Nguyễn Đình Đầu và sự cộng tác của nhiều dịch giả khác đặt trọn trong Công trình "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ", như lời giới thiệu của giáo sư Phan Huy Lê:

Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. 
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã

"Trong lịch sử Việt Nam, việc bình luận, đánh giá không ít nhân vật lịch sử thường bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử như vậy. Nhưng xu hướng chung vẫn là sự thắng thế của kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, khách quan và thái độ công minh trước lịch sử. Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối."

Thế nhưng, xu thế khách quan, trung thực về một nhân vật của lịch sử đã không được phép giới thiệu đến hậu thế, như luật sư Lê Luân đã viết trên trang nhà của mình:

"Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông."

Có một ngôi trường từng được mang tên Petrus Ký.

Nhưng sau 1975 bị đổi tên. Cũng sau năm đó, bức tượng của ông được dựng gần Bưu điện Sài Gòn từ năm 1927 bị bứng đi mất.