Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

RFA. Thêm những phản biện mới về trào lưu chuyển 'nhà' sang Minds

Giao diện của trang Minds
Giao diện của trang Minds
 Screen capture

Khoảng 1 tuần sau khi hàng loạt các facebookers bắt đầu trào lưu dọn nhà sang Minds, một mạng xã hội mới, để đáp trả lại những phản ứng gỡ bài, đóng tài khoản mà Facebook áp dụng đối với nhiều nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, đã lác đác có những ý kiến góp ý kêu gọi mọi người cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội mới.

Tiếng nói có lẽ được nhiều người thường xuyên theo dõi các thông tin về tin học thế giới chú ý nhiều nhất phải nói là của anh Dương Ngọc Thái, một người làm việc cho Google và đã có nhiều bài viết về tin học đáng chú ý trên blog cá nhân của mình. Trong bài viết được đăng trên trang blog của mình hôm 2/7, anh Dương Ngọc Thái đã đưa ra một loạt những phân tích so sánh giữa Facebook và Minds mà theo anh thì dường như Facebook đang hơn hẳn Minds, bất chấp việc Minds cam kết tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của mọi người và không gỡ bỏ bài viết như ở Facebook. Cũng phải nói thêm là Dương Ngọc Thái không sử dụng Facebook vì anh nói rằng anh không thích Facebook. Vậy những điểm chính mà người 'chơi' Minds cần chú ý trong bài viết của một chuyên gia của Google là gì? Bài viết dài nhưng có lẽ có ba điểm chính mà người chơi Minds cần chú ý.

Token và ICO

Mở đầu bài viết của mình, anh Thái đã gọi mạng xã hội Minds là mờ ám, nghiệp dư và kém an toàn. Điều này được anh chứng minh bằng việc Minds muốn kiếm tiền bằng ICO, nghĩa là phát hành đồng tiền của riêng họ gọi là Minds Token, trong khi các vụ ICO thường hứa thật nhiều nhưng thất hứa thật nhiều.

ICO là tên viết tắt của initial coin offering. Đây là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án tiền điện tử kỹ thuật số, nhất là sau khi có sự phát triển mạnh của các loại tiền điện tử gần đây như Bitcoin và Ethereum. Khi một công ty phát hành tiền điện tử kỹ thuật số của mình, họ thường tạo ra một lượng token nhất định và bán ra những mã token này cho các nhà đầu tư. Công ty đó lúc đầu phải xây dựng một cộng đồng chấp nhận thanh toán loại token mà họ đưa ra đó và giá trị của loại tiền đó phụ thuộc vào mức độ phổ biến của cộng đồng đó. Cộng đồng càng phát triển thì càng dễ cho chủ công ty thuyết phục các nhà đầu tư bỏ tiền vào token hoặc những coin đầu tiên của họ.

Người chơi Minds nên hiểu rõ ràng Minds là một công ty và mục tiêu chính của họ vẫn là kiếm tiền và tự do ngôn luận chỉ là một cách để họ thu hút người dùng vì càng có nhiều người sử dụng thì họ càng kiếm được nhiều tiền.

Ở Minds, người sử dụng được khuyến khích sử dụng token của họ. Chính ông Bill Ottman, CEO của Minds trong trả lời phỏng vấn của BBC gần đây cũng nói về điều này. Ông nói Minds trả thưởng cho người dùng bằng cách trả cho họ những tokens để cảm ơn họ đóng góp nội dung cho mạng lưới. Người dùng bỏ lên nhiều bài vở, được nhiều người thích, share và mời được nhiều người dùng khác, sẽ kiếm được minds Token. Người đại diện của Minds cũng cho biết đồng tiền của Minds sẽ được chạy trên mạng lưới chính thức của Ethereum vào mùa hè năm nay và tới lúc đó họ sẽ bán Tokens trên thị trường.

Theo blog Thái, người chơi Minds nên hiểu rõ ràng Minds là một công ty và mục tiêu chính của họ vẫn là kiếm tiền và tự do ngôn luận chỉ là một cách để họ thu hút người dùng vì càng có nhiều người sử dụng thì họ càng kiếm được nhiều tiền. Blog Thái cũng đưa ra bằng chứng hơn một nửa vụ ICO năm 2017 dẹp tiệm sau khi đã ôm một đống tiền từ người mua. Đây cũng là điểm đáng chú ý vì hiện ICO chưa được quản lý chặt chẽ bởi các chính phủ, nên bất cứ công ty, tổ chức nào cũng có khả năng tạo ra coin của mình để kêu gọi vốn đầu tư thông qua ICO.

Bảo vệ quyền riêng tư

CEO của Minds cũng cho biết công ty có chủ trương ủng hộ tự do ngôn luận, chống kiểm duyệt, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Bằng chứng mà ông đưa ra là ứng dụng messenger của trang này hoàn toàn được mã hóa nên ngay chính Minds cũng không có nội dung của những câu chuyện người dùng và do đó Minds không thể đưa nộp thông tin mà họ không có cho bất cứ chính quyền nào.

Theo blog Thái, ông Bill Ottman đang nói dối hoặc là không biết mình đang nói cái gì. Kỹ sư Thái đã xem mã nguồn mở của Minds và cho biết dù Minds đã mã hóa nội dung chat nhưng lại sử dụng một giao thức nghiệp dư, tạo nguy hiểm tiềm tàng cho người sử dụng. Minds tạo và lưu trữ chìa khóa giải mã trên máy chủ của họ và do đó Minds có thể tự giải mã tất cả nội dung chat của người dùng.

Cũng theo blog Thái, Minds không phải là một hệ thống phi tập trung (decentralized) như họ giới thiệu trên trang chủ. Tất cả thông tin, bài vở người dùng đều đi thẳng vào máy chủ do Minds quản lý, hoàn toàn không được lưu trữ bằng công nghệ blockchain.

Như vậy có nghĩa là Minds cũng vẫn dùng máy chủ để lưu trữ giống như Facebook. Đây là điều mà nhiều người dùng ở Việt Nam chắc cũng lo ngại vì theo luật An ninh mạng mới của Việt Nam dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới, công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam phải lưu trữ tại Việt nam đối với những thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng đến an ninh quốc gia, phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt nam. Hiện tại Minds chưa có văn phòng tại Việt Nam.

Tất cả thông tin, bài vở người dùng đều đi thẳng vào máy chủ do Minds quản lý, hoàn toàn không được lưu trữ bằng công nghệ blockchain.

Trong chính sách của Minds, công ty này cũng ghi rõ là công ty sẽ tuân thủ những quy định pháp luật của quốc gia có người sử dụng dịch vụ. Điều này có thể hiểu là Minds cũng sẽ phải tuân thủ cả luật An ninh mạng của Việt Nam hay không?

Trong phỏng vấn với BBC, ông Bill Ottman nói rằng văn bản đã được các luật sư soạn thảo từ lâu và theo những khuôn mẫu sẵn có và công ty sẽ tham khảo ý kiến với ban pháp lý của Minds về những quan ngại của người dùng Việt Nam về luật An ninh mạng. Tuy nhiên ông không thể hứa là sẽ có thay đổi với điều khoản này mà chỉ kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến.

Việc Minds không yêu cầu người dùng đăng tên thật và ảnh thật của mình như Facebook được đánh giá là điểm sáng. Tuy nhiên theo blog Thái trong đa số trường hợp việc xác định danh tính một người cũng không khó chỉ bằng cách nhìn vào hình ảnh, nội dung trao đổi, địa chỉ IP….

Gỡ bài và đóng tài khoản

Những người chuyển nhà sang Minds thời gian gần đây có lẽ khó chịu nhiều nhất là việc Facebook cho gỡ bài hoặc thậm chí treo/ đóng tài khoản của nhiều người vì những báo cáo của chính phủ Việt Nam hoặc dư luận viên. Trong khi đó việc yêu cầu Facebook xem xét mở lại tài khoản thường mất rất nhiều thời gian. Chắc chắn là việc xin phỏng vấn ông chủ Facebook hay một manager của Facebook cũng không thể dễ dàng như đối với Minds, một công ty nhỏ hơn rất nhiều và đang trong giai đoạn mở rộng cộng đồng khách hàng của mình.

Theo blogger Phạm Đoan Trang, người mới viết trên Minds gần đây, trong nửa cuối tháng 6 và cả tháng 7, hàng trăm facebook cá nhân, tổ chức hoạt động dân chủ - nhân quyền, và của những người chỉ đơn giản là hay phát ngôn trái ý tuyên giáo, bị đánh sập vì các báo cáo lên Facebook. Một loạt các trang nổi tiếng bị đóng bao gồm Nhật Ký Yêu Nước, Tập Hơp Dan Chủ Đa Nguyên, Cô Gái Đồ Long, Quê Choa, Nguyễn Lân Thắng….

Biểu tượng của Facebook
Biểu tượng của Facebook AFP

Bloger Phạm Đoan Trang cho rằng khó khăn nữa với Facebook chính là việc muốn mở lại trang của mình, khổ chủ phải tự mình hoặc nhờ người liên hệ với Facebook, gửi hình chụp giấy tờ tùy nhân để chứng minh, gây mất thì giờ, đặc biệt là cho những người ở Việt Nam.

Với Minds, người đại diện của công ty khẳng định rằng công ty này sẽ chỉ đóng cửa những tài khoản nào vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ thôi vì Minds là công ty Mỹ.

Theo blog Thái, để làm ăn ở Việt Nam thì Facebook bắt buộc phải tiếp nhận yêu cầu của chính phủ Việt Nam, nhưng không phải hễ chính phủ yêu cầu gì thì Facebook cũng thực hiện ngay. Blogger này dựa vào bản báo cáo minh bạch được Facebook công bố hàng năm để chứng minh Facebook không phải lúc nào cũng nghe chính phủ Việt Nam. Cụ thể thông tin được đưa ra trong báo cáo là trong 6 tháng cuối năm 2017, chính phủ Việt Nam 8 lần yêu cầu cung cấp thông tin của 12 tài khoản, trong đó có 3 yêu cầu thuộc dạng khẩn cấp, nhưng Facebook chỉ đáp ứng 3 yêu cầu khẩn cấp.

Blog Thái cũng nói đến trường hợp bài viết của sinh viên Trương Thị Hà bị xóa trên Facebook. Đây là bài viết dưới dạng bức thư ngỏ gửi cho thầy giáo mình, phê phán ông đã không lên tiếng bênh vực cho sinh viên của mình trước công an dù cô bị công an đánh đập và xúc phạm. Blog Thái kêu gọi cộng đồng người Việt đối thoại với Facebook, gửi thư ngỏ cho ông chủ Facebook Mark Zuckerberg và Lê Diệp Kiều Trang để làm rõ vấn đề bài bị xóa của Trương Thị Hà và những vấn đề về nạn báo cáo láo.

Facebook mới đây cũng đang gặp thêm rắc rối khi công ty này hồi tuần trước thừa nhận đã chia sẻ thông tin người dùng cho 52 công ty trong đó có cả những công ty của Trung Quốc, như Alibaba, Huawei, Lenovo, Oppo và TCL. 4 công ty trong số này đã bị phía Mỹ coi là có đe dọa về an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Tin này chắc chắn cũng sẽ làm cho người dùng Việt nam vốn đang bất mãn với với Facebook không yên tâm với tài khoản của mình ở Facebook. Tuy nhiên tới lúc này thì phần đông người chuyển nhà sang Minds vẫn duy trì tài khoản của mình ở Facebook. Tâm lý chung là dẫu sao bỏ trứng vào nhiều rổ vẫn hơn là một rổ.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Nguyễn Đình Cống: Đọc hồi ký Nguyễn Trung

Nguồn : https://boxitvn.blogspot.com/2018/07/oc-hoi-ky-nguyen-trung.html


Vừa qua ông Nguyễn Trung  đã gửi Hồi ký "TÔI LÀM CHÍNH TRỊ" cho bạn bè và đăng Viet- Studíes.  Tôi đã có vài ý kiến với tác giả, nay xin trao đổi rộng rãi hơn.

1- Tóm tắt nội dung

Hồi ký gồm 4 phần . Phần 1 : Vào đời. Ông Trung sinh 1935, học trường Tân Trào, Việt Bắc. Năm 1955 làm ở Bộ Ngoại giao, tham gia Cải cách ruộng đất và sửa sai. Từ !957 học đại học ở Đức. Làm việc tại Đại sứ quán Đông Đức, Tây Đức và nước Đức thống nhất khoảng 20 năm. Về nước làm Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, quyền Đại sứ tại Úc, Vụ trưởng Vụ Châu Á 2, Đại sứ tại Thái Lan.  Từ 1994 trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông đã có nhiều nghiên cứu, tổng kết về phát triển kinh tế, về đường lối ngoại giao, viết nhiều báo cáo gửi Chính phủ và Đảng.

Phần 2- Kẻ thất bại toàn diện. Nguyễn Trung rất cảm phục Võ Văn Kiệt, đã giúp ông Kiệt viết thư gửi Bộ Chính trị, ngày  9/8/1995. Vì nó ông Kiệt sớm mất chức Thủ tướng, một số người bị tù. Vô cùng trăn trở với đất nước, ông Trung đã có nhiều đóng góp trong Viện Nghiên cứu phát triển (IDS), trong chủ trương về kinh tế hạ nguồn, trong hoạt động của nhóm 72 về Hiến pháp 2013, nhóm 61 về Đại hội 12 ĐCS, trong các việc cụ thể như Formosa, bô xit Tây nguyên, khai thác ti tan, làm thủy điện,  về luật đặc khu v.v. nhưng rồi IDS bị giải thể, các kiến nghị và điều trần bị xếp xó, không có phản hồi.

Cùng với ý đề đạt lên lãnh đạo, ông Trung cố tác động vào nhận thức và tình cảm của nhiều người bằng cách viết những vấn đề phản ánh hiện thực xã hội. Ông đã viết tài liệu  Thời cơ vàng của dân tộc, các tiểu thuyết Hiến dâng, Dòng đời, Lũ (2 tập), tổng cộng nhiều vạn trang, nhưng rồi chẳng được  như hạt cát ném xuống ao bèo. Ông Trung tự đánh giá là người "Hữu trí vô mưu".

Phần 3- Suy ngẫm. Tác giả cho rằng ĐH 12 ĐCS là một thất bại lớn của dân tộc, rằng chế độ chính trị càng tha hóa, càng xung đột và mâu thuẫn với dân. Tuy vậy ông vẫn "lựa chọn con đường cải cách chính trị đi qua ĐCSVN", bằng việc hợp tác giữa những đảng viên thật lòng yêu nước với những người hoạt động vì dân chủ, nhân quyền. Cần cải cách với tinh thần "không hồi tố". ĐCSVN phải  thay đổi, biến thành đảng của dân tộc. Trung Quốc đang phục hưng đế chế với nhiều thủ đoạn nham hiểm, có nhiều bí ẩn. Vấn đề không phải ta theo ai, chống ai mà phải tự cường để thoát khỏi sự nô dịch.

Phần kết- Đất nước có triệu người vui và cũng có triệu người buồn. Cần nhìn thẳng vào sự thật rất bi đát của dân tộc, đừng tiếp tục lừa dối, đàn áp. Cần hiểu đúng thế giới hiện tại. Chế độ toàn trị là vòng kim cô ép đất nước vào trong lạc hậu, là nguyên nhân cơ bản làm mất nước. Ông Trung đặt hy vọng vào TBT Nguyễn Phú Trọng, người có khả năng phất cao ngọn cờ Diên Hồng, thật lòng hòa hợp dân tộc, giành lấy cho quốc gia vị thế phải có. Nếu ông Trọng ném bỏ ngọn cờ thiêng liêng này để bảo vệ chế độ toàn trị, chống lại quốc gia, nhân dân và lịch sử sẽ lên án. Dù lựa chọn nào dân cũng sẽ là người có tiếng nói cuối cùng và quyết định tất cả.

2- Bình luận

Nguyễn Trung  cùng thế hệ với tôi. Cảm nhận đầu tiên, ông có khả năng làm việc rất đáng nể phục, hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ,  tiếp nhận được nhiều kiến thức giá trị cao, có được nhiều quan hệ tôn quý, để lại nhiều ý tưởng và kỷ niệm tốt. Đó là những thành công không hề nhỏ. Trong thế hệ chúng tôi,  số bạn bè thông minh, trung thực, liêm khiết có nhiều, nhưng gặp được may mắn như Nguyễn Trung là khá ít. Tôi cảm phục những suy nghĩ, những việc đã làm được của ông, tôi tán thành trên 95% nội dung ông viết trong hồi ký, trong đó có nhiều điều tâm đắc. Tuy vậy có vài việc muốn trao đổi.

Tôi không tán thành đề mục phần 2. Nếu Nguyễn Trung là kẻ thất bại toàn diện thì những Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường,  Hoàng Minh Chính, Trần Độ, và hàng ngàn người khác tương tự còn thất bại đến đâu. Tôi nhận định những người vừa kể, đã chịu sự đối xử oan nghiệt và bất công của lãnh đạo ĐCSVN, họ chưa thành công nhưng không thất bại. Người ta chỉ thất bại  hoàn toàn khi tự bỏ cuộc, mà Nguyễn Trung thì đang hăng say tiếp tục. Về lâu dài thì kẻ chịu thất bại là ĐCS chứ không phải những người như Nguyễn Trung.

Về ĐCS. Tôi  cho rằng muốn tồn tại thì phải cải cách thành một đảng chính trị chứ không phải thành đảng của dân tộc.  Đảng chính trị là tổ chức của những người cùng chí hướng, bình đẳng với các đảng chính trị khác, có thể trở thành đảng cầm quyền khi được tín nhiệm của đa số cử tri. Đảng của dân tộc phải chăng là đội tiên phong của dân tộc, giữ vai trò lãnh đạo. Như thế không sớm thì muộn sẽ xẩy ra độc quyền. Đảng chính trị có thể lấy tên là  đảng Dân tộc nhưng không phải lả đảng của dân tộc. Đảng chính trị có mục tiêu, điều lệ, tổ chức khác hoàn toàn với ĐCS.

Nguyễn Trung thấy rất rõ sự khác nhau giữa đảng trước đây và bây giờ. Và rồi nhiều người mong ước quay trở về với đảng như trước đây. Tôi cho rằng  đó là một nhầm lẫn lớn. Khi nhìn vào đảng người ta thường nhìn vào phẩm chất và hoạt động của đảng viên, ít quan tâm đến bản chất. Đảng trước đây và bây giờ khác nhau chủ yếu ở phẩm chất đảng viên còn về bản chất vẫn giống nhau, vẫn là đội tiên phong của giai cấp, vẫn theo Mác Lê Mao, vẫn độc tài toàn trị, vẫn con đường XHCN. Vậy sự khác nhau giữa phẩm chất đảng viên là do đâu. Phải chăng những đức tính tốt đẹp là do những người yêu nước mang vào, còn những thói hư tật xấu chủ yếu do đảng tạo ra.

Nguyễn Trung nhận thẩy ở Nguyễn Phú Trọng có một vài đức tính và lợi thế có thể dương cao ngọn cờ Diên Hồng. Theo tôi xác suất này quá bé. Ông Trọng là kẻ bảo thủ hạng nặng, thiếu cả trí và thần, chỉ có lắm mưu mô. Những bài phát biểu dài dòng, được chuẩn bị sẵn của ông thường  chỉ tạo nên nhàm chán vì phần lớn nội dung rỗng tuếch, được trình bày không có sinh khí, còn vài phát biểu bất chợt, ứng khẩu lại để lộ tim đen chịu lệ thuộc vào Tàu cộng, là không thật sự tin vào dân, xem phần đông nhân dân là thù địch. Tôi trông chờ vào khả năng có một Gorbachov, một Ensin hoặc một Walessa của Việt Nam. Người này đang ẩn giấu, sẵn sàng xuất hiện khi thời cơ đến, có thể thay thế  Nguyễn Phú Trọng chứ không thể là Trọng và giữ vai trò trong thời gian chuyển giao quyền lực về tay nhân dân.

3. Vài lời cuối

Tôi quen biết Nguyễn Trung hơi muộn, từ 2014, đã đọc ông khá nhiều và cũng đã nhiều lần đối thoại trực tiếp, tay đôi hoặc trong một nhóm bạn. Tôi cảm phục, quý mến ông mặc dầu giữa chúng tôi vẫn tồn tại vài ý kiến bất đồng. Ông tỏ ra tôn trọng và tham khảo các ý kiến đó. Tuy Nguyễn Trung đã hoàn thành được một khối lượng công việc đồ sộ, có được một số thành công, nhưng phần lớn năng lực của ông và của những người như ông đã bị hủy hoại một cách rất đáng tiếc. Cái vòng kim cô trùm lên dân tộc Việt, tuy không bóp chết được những người như Nguyễn Trung, nhưng đã kìm hãm họ và đè bẹp, hủy diệt thành phần tinh hoa của dân tộc. Giá như thoát được vòng kim cô ấy thì những người như Nguyễn Trung đã đóng góp được cho xã hội nhiều hơn. Thực tế thì  nhiều người Việt đã sớm nhận ra, thoát được vòng kim cô ấy và đã trở thành công dân ưu tú của thế giới.

Về cuốn Hồi ký, Tô Văn Trường đã công bố một bài khá hay: "Hồi ký của Nguyễn Trung - Tiếng chim hót trong bụi mận gai" (trang Bauxite Việt Nam, ngày 2/7/2018). Tôi tâm đắc với nhận xét của ông Trường: "Ý tưởng cốt lõi của Hồi ký Nguyễn Trung là muốn cả nước đứng lên cùng nhau tiến hành cải cách thể chế chính trị để đổi đời chính mình và đổi đời đất nước, nó phải là một cuộc cải cách của học tập, của giác ngộ và trưởng thành trên tinh thần đoàn kết, hòa giải dân tộc".

Nguyễn Trung xứng đáng được xếp sau các vị tiền bối như Nguyễn Trường Tộ, Võ Văn Kiệt. Mong rằng cuốn Hồi ký và các tác phẩm của ông  sẽ được nhiều người quan tâm, đọc, suy ngẫm và tổ chức được những buổi trao đổi, thảo luận.

N.Đ.C.

Tác giả gửi BVN

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Đỗ Hồng Ngọc: Nhớ Nguyễn Hiến Lê

Nguồn trang nhà bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: https://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/nho-nguyen-hien-le/

"Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu… Hà Nội mùa thu… Mùa thu Hà Nội…Nhớ dến một người… "

(Hà Nội mùa thu- Trịnh Công Sơn).

Tạp chí Văn Hóa Phât Giáo, Số 300, ngày 1.7.2018

"Nhớ đến một người" đó, với tôi, là nhớ Nguyễn Hiến Lê, một người Hà Nội, một học giả, một nhà trí thức chân chính ngày nay được cả nước biết đến. Nhưng nói Nguyễn Hiến Lê người Hà Nội chỉ đúng… một phần ba, vì tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lúc mới 22 tuổi, ra trường Công chánh, ông đã khăn gói vào Nam nhận nhiệm sở để rồi sống luôn ở đó suốt nửa thế kỷ cho đến ngày mất, năm 1984, khi vừa 72 tuổi. Nửa thế kỷ dằng dặc đó của một đời người, ông đã chẳng lúc nào nguôi quên Hà Nội của tuổi thơ ông.

Còn nhớ năm 1978, tôi có dịp lần đầu tiên ra Hà Nội dự một hội nghị về y học. Hà Nội không hề xa lạ với tôi. Tôi như thuộc lòng từng ngõ ngách, từng phiến đá, từng mái tranh gốc rạ, từng phố xá thân quen… cũng nhờ từ nhỏ đã sống với tác phẩm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng… những buổi chiều vàng, những gánh hàng hoa, những anh phải sống… rồi với cả những người xa Hà Nội như Mai Thảo, như Vũ Bằng… Hà Nội với tôi còn là "Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng…" rồi "Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi, ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi…" …

Tôi lẻn khỏi hội nghị đến thăm Văn Miếu, lòng lâng lâng như đi giữa ngàn xưa và bỗng nhớ Nguyễn Hiến Lê, nhớ một câu ông viết từ những năm 50  rằng bằng cấp không phải là thước đo giá trị của một con người. Có những người có tên trong văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu mà chẳng mấy ai còn nhớ, trong khi những Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Manh Trinh, Tản Đà, Tú Xương… luôn được người đời nhắc đến…

Tôi đến Bưu điện Hà Nội gởi ngay cho ông một tấm bưu thiếp. Chỉ viết mấy dòng vắn tắt. Cũng chẳng hy vọng gì nó đến được trong thời buổi đầy khó khăn này. Vậy mà hơn một tháng sau, Nguyễn Hiến Lê nhận được bưu thiếp và ông trả lời:

Saigon 3/11/78
Thân gởi cháu Ngọc,
Hôm qua tôi được bưu thiếp cùa cháu gởi từ Hà Nội ngày 29/9. Cảm động nhất là câu: "Cháu đến thăm Văn miếu , nghĩ đến bác nhiều". Tôi hiểu rồi chắc cháu nhớ một đoạn cuối tập Bí quyết thi đậu của tôi. Cảm ơn cháu nhiều lắm. Cháu hiểu tôi. Cháu làm tôi nhớ hồi trẻ tôi học ở trường Bưởi (Chu Văn An) ngoài đó quá. Cháu có xem Hồ Tây, chùa Quan Thánh, đường Cổ ngư (nay là đường Thanh Niên?) không? Trường Bưởi của tôi ở bên bờ Hồ Tây đấy. Mà trường Yên Phụ (tiểu học) của tôi ở trên bờ hồ Trúc Bạch trông ra đường Cổ ngư đấy.

Đứng trên đường này nhìn về phía Bắc sẽ thấy núi Tản Viên, quê tôi ở gần chân núi đó. Nhớ quá đi. Cháu có đi thăm đền Ngọc Sơn, đền Voi Phục, chùa Láng … không? Toàn những cảnh mà hồi trẻ tôi mê.

Mê nhất là cái sắc trời, cái không khí trong trẻo, những làn sương lam nhẹ là là mặt đât, ngọn gió hây hẩy, những lá vàng, làn nước xanh, hương lúa của mùa thu ngoài đó. Toàn là những teintes douces, gợi những tình cảm buồn buồn mà nên thơ, nên thơ lắm. (…)

Nhớ lại trước đó nữa, đầu năm 1974, tôi gởi ông bài thơ mới viết: Đi cho đỡ nhớ, ghi lại cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên trên chuyến xe lửa nối liền Saigon- Biên Hòa mà mơ một chuyến tàu Nam-Bắc… Ông trả lời:

Saigon 30/1/74
Cháu Đỗ Hồng Ngoc,
Tôi mới ở Long Xuyên lên. Bài "Đi cho đỡ nhớ" cảm hứng mới mẻ đấy, mà thú. Đọc hoài thơ yêu nhau và nhớ nhau, với thơ chiến tranh, ngán quá rồi. Nhưng cháu làm cho tôi thèm đi quá. A, bao giờ Saigon mới được nối với Hà Nội bằng xe lửa đây? Lúc đó tôi sẽ bỏ hết các công việc, nhờ cháu làm revision générale cho bộ máy của tôi, rồi lên xe lửa thăm non sông Nam, Trung, Bắc một lần cuối cùng. Sẽ uống dừa Tam Quan, ăn cam Xã Đoài, rồi ăn nhãn Hưng Yên, hồng Bạch Hạc, cốm Vòng v.v.. Thèm không cháu?(…)

 

Ông thường nhắc trong thư cảnh núi Tản hùng vĩ, cảnh ngã ba Bạch Hạc mênh mông mùa nước lớn, cảnh đồng ruộng văng vẳng tiếng sáo diều và thoang thoảng hương lúa, cảnh chợ quê lèo tèo mấy gian cột tre mái rạ với những quán chè tươi… làm tôi cũng nhớ quá!

Cơ hội đã đến với ông. Năm 1979, ông được mời đi dự Hội nghị khoa học toàn quốc về vấn đề Giữ gìn sự trong sáng trong tiếng Việt tại Hà Nội, thế nhưng lần đó ông không đi được vì bệnh. Rồi thôi, không còn dịp nào nữa!

22.10.79
Cháu Ngọc,
Tôi đã bỏ ý ra Hà Nội rồi. Cơ hội tốt, đáng tiếc thật. Nhưng ngại chỗ ở và ăn lắm, cũng ngại cuối Oct. thời tiết lạnh đau bao tử và rhinite trở lại. Cũng còn li do: ông Trương Văn Chình không được mời ra, không hiểu tại sao. Đi một mình, buồn.

(Ghi chú: Trương Văn Chình là người cùng hợp soạn với ông cuốn Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam. NXB Đại học Huế, 1963).

Rồi ông về ở hẳn Long Xuyên, quê hương thứ hai của ông ở miền Nam, ráng viết cho xong các tác phẩm triết học Trung Quốc mà ông nói là "hy vọng còn có giá trị trong vài mươi năm nữa"- và "cũng để bắt đầu óc phải làm việc" cho nó đừng sớm "lão hóa". Cũng trong thời gian này, ông nói ông băn khoăn không biết có nên viết hồi ký hay không, và, nếu có viết thì sẽ viết những gì. Trong các thư riêng gởi tôi, ông tâm sự như thế và nghĩ rằng có lẽ cũng nên viết chút gì đó chừng vài trăm trang… Thế rồi Hồi ký Nguyễn Hiến Lê cũng như 120 tác phẩm của ông đã hình thành như ta được biết hôm nay.

Những năm cuối đời, ông thường ưu tư buồn bã, mà vẫn khôn nguôi nỗi nhớ quê xưa:

Nhớ lại hồi đó, mới đây thôi mà đã đúng như câu thơ cổ: "Vạn sự tan như mây khói" cả rồi. Cả cái mộng đi một tua thăm Nam Trung Bắc cũng tan luôn nữa.
Tôi chưa về thăm ngoài đó….
(Long Xuyên 30.7.79)

 

Ông thường về Long Xuyên, quê hương thứ hai của ông, bùi ngùi nghe lại câu hò ngày xưa:

"… chèo vô Núi Sập lựa con cá khô sặt cho thiệt ngon,
lựa trái xoài cho thiệt giòn,
đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm,
em về em dọn một bữa cơm
để cho người quân tử
hò ơ… để cho người quân tử ăn còn nhớ quê…" [1]

Với tấm lòng như vậy, dễ hiểu tại sao mặc dù ông có điều kiện để đi xa – vợ con ông ở Pháp từ nhiều năm trước– nhưng ông chọn ở quê nhà, chết ở quê nhà (ngày 22/12/1984), và được hoả táng tại Thủ Đức.

***

Mười lăm năm trước đây (2003), nhóm chúng tôi có Trần Văn Chánh, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Anh Dũng, Nguyễn Duy Chính, Trần Huiền Ân, Nguyễn Hướng Dương, Lê Ký Thương… đã làm một cuốn sách về Nguyễn Hiến Lê: Nguyễn Hiến Lê, Con người và Tác phẩm. Sách đã tuyệt bản từ lâu. Mới đây, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM đã quyết định cho tái bản cuốn sách này với bổ sung từ các bài viết, phỏng vấn Nguyễn Hiến Lê của Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Châu Hải Kỳ, Lê Anh Minh…

Đã có những nghiên cứu về sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê như luận văn thạc sĩ về "Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê" của Nguyễn Ngọc Điệp,  do GS Huỳnh Như Phương hướng dẫn và gần đây luận văn ghiệp nghiên cứu văn hóa, văn học của Nguyễn Hiến Lê" v.v…

Ảnh hưởng Nguyễn Hiến Lê ngày càng thấm sâu trên đất Bắc. Sáu năm trước (2012), tôi nhận được email của một bạn trẻ không quen biết từ Hà Nội, cho biết về chuyến "Hành trình Xuyên Việt vượt 2200km bằng xe máy tri ân thầy Nguyễn Hiến Lê". Các bạn trẻ đi xuyên Việt bằng xe máy, từ Hà Nội vào thẳng chùa Phước Ân tại Lấp Vò, Đồng Tháp "để thắp hương tri ân tới thầy Nguyễn Hiến Lê". Email viết: "sách của thầy Nguyễn Hiến Lê viết giản dị, chân thành, là thầy mà cũng như là bạn, chúng con rất vui là đã lan tỏa được sách của thầy tới anh em thanh niên, vì trước đây sách của thầy ngoài Bắc cũng hiếm ạ". 

"…thực ra đối với thanh niên ở ngoài Bắc có thiệt thòi hơn trong Nam nhiều, là ít được tiếp xúc với sách của cụ Lê(…), chân thành mong muốn tri thức Nguyễn Hiến Lê đến gần hơn, giúp đỡ cho thanh niên được nhiều hơn (…).

Saigon, Tp HCM hiện nay cũng đã có một con đường mang tên Nguyễn Hiến Lê. Một cách ghi nhận công lao của một "người Hà Nội" đã sống và làm việc miệt mài suốt nửa thế kỷ ở miền Nam và đã để lại một di sản đáng quý góp một phần không nhỏ vào nền văn hóa nước nhà.

Và với riêng tôi, Nguyễn Hiến Lê còn để lại biết bao niềm trân trọng và trìu mến để tôi được "Nhớ đến một người" giữa "mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió" của Hà Nội hôm nay.

(ĐHN)

…………………………………………….

(1)   Hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Thầy cô ứng xử ra sao khi học trò của mình là “phần tử chống đối” chính quyền?

Dân Luận tổng hợp

Câu chuyện thứ nhất đến từ sinh viên Trương Thị Hà, người đã bị bắt giữ trong đợt biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu và An ninh mạng ngày 17/6/2018.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em

From: Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

To: Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng Đào tạo; và Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông của trường (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).

Thầy Hạ kính mến,

Khi viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại Trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 với những con người đáng sợ mang danh "công an nhân dân". Em không giận thầy cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ đáng giận thầy ơi.

Em là lớp trưởng lớp 17/2 Khoa Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho các bạn trong lớp. Em luôn cố gắng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khóa học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triều, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy lớp em ạ. Em nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của thầy, em là một lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những người "công an nhân dân" kia nói em là: "con điếm", "con đĩ", "con phản động", "bị đuổi học".….

Tao Đàn, ngày 17/06/2018.

Thầy ơi, chỉ thầy mới có thể cứu được em lúc này thôi ạ…

Công an 1: Tôi sẽ gọi thầy Phó Hiệu trưởng của em đến đây.

Thầy ơi, khi nhìn thấy thầy, em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng…

Công an 1 (đe nẹt): Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…

Công an 2 (liên tục sỉ nhục): Loại này làm đĩ, làm điếm, chứ lớp trưởng gì. Tao khinh!

Công an 3 (vỗ về): Em "hợp tác" đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em mời luật sư.

Hà (nhìn vào thầy khóc): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy hãy báo cho Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị bắt ở đây ạ. Số điện thoại của 2 luật sư đây ạ.

Thầy: Im lặng…

Hà (khóc to hơn): Em là người hành nghề luật, em có quyền được mời luật sư… Thầy có thể hỏi các thầy cô Đại học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa sinh viên ngoan. Ngày xưa, các thầy cô Đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy. Nếu các thầy cô Đại học Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em. Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo luật sư giúp em. Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy. Thầy ơi, thầy hãy nhìn vào mắt em. Em có giống một đứa sinh viên hư không ạ? Thầy đừng im lặng như vậy mà. Thầy chỉ cần thông báo cho các luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi. Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ.

Công an 1: Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời luật sư, luật sư không có quyền đến đây cả! Vô ích thôi.

Thầy: Thầy không biết về luật.

Hà (khóc và bất lực): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của thầy nghi bị người của Báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã lên tiếng và luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên ấy. Em cũng là sinh viên của thầy, em xin thầy hãy đối xử công bằng với em như em sinh viên kia. Hãy thông báo cho các luật sư của em là em đang ở đây ạ.

Công an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?

Hà: Im lặng và nhìn thầy.

Công an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không "hợp tác" à. Mày nhắc đến 3 từ "mời luật sư" nữa, tao vả cho vỡ mồm.

Thầy: Im lặng…

Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩn và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại Trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.

Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn? Tại sao thầy nói với em là thấy không biết luật, nhưng thầy lại tin những gì công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ?

Xin thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự thật lòng với em vào email: htruong692669@protonmail.com ạ.

Em tin rằng, lúc đó có Công an nên thầy không thể làm những điều thầy muốn. Giống như các thầy cô Đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở và bảo vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vụ của họ. Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ và che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy ơi.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này được thôi ạ. Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy. Thầy có thương em không? Chỉ cần vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi. Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ạ.

Hà Nội, 21h20' ngày 29/06/2018.

Nguồn: FB Trương Thị Hà

* * *

Câu chuyện thứ hai tới từ Luật sư Lê Công Định, người chịu án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân":

Thầy tôi

Câu chuyện em Trương Thị Hà khóc kể về thầy Phạm Tấn Hạ, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, đã không những khước từ giúp đỡ sinh viên mình khi em đang bị công an bắt giữ và đánh đập, mà còn đứng về phía họ buộc em hợp tác với an ninh khai nhận tội, khiến tôi nhớ đến Thầy tôi.

Thầy tôi là Tiến sĩ Luật khoa Võ Phúc Tùng, Giáo sư Luật thuộc Đại học Luật khoa Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh trước 1975. Sau năm 1975, Thầy bị đưa đi "học tập cải tạo" vài tháng rồi trở về dạy Pháp văn thương mại cho Đại học Kinh tế TPHCM. Gần 10 năm sau đó, do bất đồng với lối can thiệp vào giáo trình giảng dạy của giảng viên từ phía Ban giám hiệu mới, Thầy tôi bỏ nghề dạy học ra đường làm nghề sửa đồng hồ mưu sinh.

Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh mở lại Khoa luật tại Đại học Tổng hợp TPHCM, chủ yếu sử dụng lại các giáo trình luật và mời các giáo sư của miền Nam trước 1975 giảng dạy, tôi được dịp thọ giáo Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, không những về luật học mà còn về Pháp văn. Tôi học với Thầy cả hai môn từ 1991 đến 1998 lúc tôi sang Pháp du học.

Sau khi du học Pháp và Mỹ trở về, tuy không còn học trực tiếp với Thầy như trước kia, tôi vẫn thường lui tới thăm và thọ giáo kiến thức uyên thâm của Thầy tại nhà riêng. Mối quan hệ gắn bó giữa Thầy và tôi, cơ quan an ninh biết rõ.

Vì vậy, hơn 2 năm sau khi tôi bị bắt, trước áp lực quốc tế yêu cầu trả tự do cho tôi, cơ quan an ninh đã liên tục vào trại giam gặp và gây sức ép buộc tôi viết đơn xin khoan hồng và xin phục vụ nhà nước để được "tha tù" trước hạn. Tuy nhiên, tôi đã khước từ và tỏ thái độ bất hợp tác viết đơn theo ý muốn của cơ quan an ninh.

Sau khi dụ dỗ và đe dọa tôi không đạt kết quả trong nhiều tháng, cơ quan an ninh đã cử người đến gặp và nhờ Thầy Võ Phúc Tùng vào trại giam thuyết phục tôi viết đơn, nhưng Thầy đều từ chối nhận lời và nhận quà của họ.

Sau này ra tù tôi đã đến thăm và nghe Thầy kể lại sự việc như sau: Hai lần vào khoảng đầu và giữa năm 2012 có hai nhân viên an ninh đến nhà tìm Thầy, mang theo quà cáp, trình bày rằng ở trong tù tôi tỏ thái độ chống đối và bất hợp tác nên họ đành phải nhờ Thầy giúp. Họ bảo rằng nhà nước đang muốn thả tôi sớm, nhưng tôi không chịu "xin tha tù" theo ý họ muốn.

Thầy tôi đáp lại, đại ý rằng: "Rất tiếc tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu của các ông. Tôi và anh Định ngoài nghĩa thầy trò, còn có tình cha con. Tôi đã không làm gì giúp anh ấy trong tù, thì càng không thể làm điều gì để anh ấy trách tôi về sau. Nếu khuyên anh ấy làm điều sai trái, liệu sau này anh ấy còn xem tôi là thầy, là cha nữa hay không? Đối với tôi, tư cách làm thầy nói chung, và làm thầy của một người học trò như vậy nói riêng, là điều thiêng liêng, mà không mối đe dọa nào có thể khiến tôi chấp nhận đánh mất".

Nghe Thầy kể lại với thái độ dứt khoát, tôi mường tượng phần nào những buổi nói chuyện giữa Thầy tôi và các nhân viên an ninh. Tôi chảy nước mắt cảm động trước bài học về sự thiêng liêng của nghĩa thầy trò mà thầy đã bảo vệ và, qua đó, một lần nữa dạy tôi sống làm người và sống như một con người thế nào.

Có thể nói, những người thầy thọ giáo nền giáo dục của miền Nam trước 1975 là như vậy đấy, chẳng bạo quyền và lợi lộc nào khuất phục được tư cách cao cả và trong sáng của các vị. Tôi thật may mắn vừa là học trò, vừa là con trai của Thầy Võ Phúc Tùng. Thật tiếc cho em Trương Thị Hà không may mắn như tôi!

Nguồn: FB Lê Công Định

* * *

Câu chuyện thứ ba là những lời khuyên và kinh nghiệm từ một "chuyên gia", anh Lý Quang Sơn:

- "Mày có thích tao gọi Thầy Hiệu trưởng của mày lên đây đưa mày về không".

- "Thầy giáo lấy tư cách gì mà đòi lên đây đưa tôi về". Đó là câu trả lời của tôi khi AN dọa sẽ gọi thầy giáo tôi lên để chứng kiến việc đi tôi bị bắt vì đi biểu tình. "Thầy giáo không có tư cách gì mà đòi đại diện cho tôi ngoài xã hội cả, khi tôi học trong trường, tôi chịu sự quản lý của nhà trường và chịu phạt nếu vi phạm nội quy trường, còn khi tôi bước chân ra khỏi trường thì không chịu sự quản lý của trường nữa và chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Thời đại gì rồi mà còn lôi thầy giáo với nhà trường ra dọa sinh viên, trẻ con nữa đéo đâu :v. Giờ đâu còn là thời của cái kiểu "một lời thầy nói, cha nói đều là đúng", quên mịa nó đi. Có lần đang tuần hành cùng đoàn người hôm tưởng niệm Gạc Ma. Tè tè đâu ra ông thầy chủ nhiệm đi cạnh mình, kéo kéo áo rồi thì thầm "thôi về đi em, đừng đi nữa". Mình ghé tai thầy nói nhỏ:

- "Không giúp được gì thì nên ngồi yên, thầy ạ". Rồi đi tiếp, bơ ông thầy luôn =))).

Mấy bạn là sinh viên đều trên 18 tuổi, tự chịu trách nhiệm được rồi, đừng trông chờ vào Thầy giáo hay Cha mẹ, họ có đi tù thay cho mình được đâu :D.

Có lần mình bị tóm, CA gọi bố mình từ Nam Định lên, cho ngồi cạnh mình lúc thẩm vấn mình (đây là 1 dạng của Biện pháp nghiệp vụ). Hỏi mình chán chê các kiểu mình đều không nhận, không ký. Cú quá, anh CA quay sang nói với bố mình:

- "Đấy bác xem, thằng con bác nó nói dối trắng trợn chưa này, hình ảnh nó rành rành đây mà nó còn kêu không phải nó, nó chửi trên fb như thế này đây, dám làm mà không dám nhận".

- "Không phải em không dám nhận, mà là các anh phải chứng minh được em làm chứ, nhiệm vụ của các anh là phải chứng minh em sai mà, sao lại cứ bắt em nhận thế, hic hic". Mình giải thích, mặt tỉnh bơ "Bố ơi, con có làm gì sai đâu, huhu".

- "Thôi mày im mẹ mày mồm vào đi, nói nữa tao lại điên tiết lên giờ" Bố mình quát, sau đó đứng dậy bỏ ra ngoài luôn.

Được đà đó, mình cũng im mồm luôn, chả nói gì với CA nữa, thế là hết hỏi cung =)) Hôm sau mình được thả, thấy bố vẫn đợi ở cổng đồn, rồi chở mình về phòng, không nói với nhau lời nào đến chiều thì bố về quê.

Chắc ông bố mình lúc đó hiểu rằng "không được gì thì tốt nhất nên im lặng :v". Như thế tốt cho mình hơn mấy thầy giáo cứ ngồi lải nhải "Có cái gì thì thành khẩn khai báo với các anh ấy đi em". Dẹp, dẹp đi!

Tóm lại, mấy ông thầy giáo KHÔNG CÓ TƯ CÁCH đại diện cho chúng ta ngoài xã hội. Mọi việc ta làm chỉ chịu trách nhiệm trước Pháp luật, chứ không phải trước CA hay thầy giáo. OK :))

______________

Những việc trên mình kể là xảy ra trước 2016 thôi, từ tháng 4/2016 trở đi thì khác, các bạn sinh viên lưu ý nha, hiện nay chính quyền đã ban hành thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về "BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY".

LƯU Ý: Thông tư này quy định rất rõ về những điều sinh viên không được làm. Ví dụ: khoản 4, điều 6 của thông tư này quy định sinh viên không được "tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc NGOÀI XÃ HỘI".

Và khoản 9, điều 6: "Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân TRÊN MẠNG INTERNET".

Căn cứ vào thông tư này, sinh viên không chỉ là một công dân chịu sự điều chỉnh của hiến pháp, pháp luật mà còn phải chịu sự quản lý của nhà trường thậm chí ở ngoài nhà trường và trên Internet.

Sinh viên hoạt động ngoài nhà trường và trên Internet là với tư cách công dân, không phải với tư cách sinh viên. Hoạt động này chỉ nên được điều chỉnh bởi Hiến pháp, pháp luật. Nhà trường không nên có quyền kiểm soát hoạt động này.

Quy định này sẽ tăng áp lực cho nhà trường, vì ngoài hoạt động đào tạo, họ phải tăng cường quản lý và việc quản lý sinh viên ngoài nhà trường và trên Internet, vốn là việc không dễ.

Gần 3 triệu sinh viên sẽ chịu nhiều áp lực "một cổ hai tròng", bị phân biệt đối xử vì nếu là sinh viên thì lại bị quản lý chặt hơn một công dân bình thường.

Nguồn: FB Lý Quang Sơn


Nguồn : https://www.danluan.org/tin-tuc/20180630/thay-co-ung-xu-ra-sao-khi-hoc-tro-cua-minh-la-phan-tu-chong-doi-chinh-quyen

Tô Văn Trường: HồI Ký Của Nguyễn Trung - “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”

Nguồn https://boxitvn.blogspot.com/2018/07/hoi-ky-cua-nguyen-trung-tieng-chim-hot.html

Vào lứa tuổi U90 ông Nguyễn Trung vừa mới ra mắt bạn đọc tập Hồi ký tựa đề: Tôi làm "chính trị": Những kỷ niệm và trăn trở bao gồm 3 phần. Phần một: Vào đời. Phần hai: Kẻ thất bại toàn diện. Phần ba: Suy ngẫm.

Đọc Hồi ký của Nguyễn Trung, tôi có cảm giác giống như khi đọc "Thorn bird - tiếng chim hót trong bụi mận gai". Con chim đâm mình vào những chiếc gai nhọn trong bụi mận gai và cất lên những tiếng hót cuối cùng, da diết nhất và hay nhất trước khi vĩnh biệt cuộc đời.

Có lẽ Hồi ký của Nguyễn Trung mới ở dạng bản thảo (1st edition), hơi lẫn lộn giữa thể loại "Hồi ký" với thể loại "bài viết chuyên đề" hoặc "giới thiệu tiểu thuyết văn học" và viết khá dài nhưng vẫn cuốn hút được người đọc. Độc giả hoàn toàn cảm nhận được những điều tâm huyết của một bậc trưởng thượng hết lòng với đất nước, dân tộc.

Ý tưởng cốt lõi của Hồi ký Nguyễn Trung là muốn cả nước đứng lên cùng nhau tiến hành cải cách thể chế chính trị để đổi đời chính mình và đổi đời đất nước - nó phải là một cuộc cải cách của học tập, của giác ngộ và trưởng thành trên tinh thần đoàn kết, hòa giải dân tộc.

Những điều Nguyễn Trung viết và làm sẽ còn mãi, sẽ để đời, sẽ là điểu làm cho hậu thế biết ơn ông. Thành công nhất của ông là chỗ đó. Vì thế, chương "Thất bại toàn diện" không hẳn là đúng. Lịch sử và nhân dân rất công bằng. Điều quan trọng là ông đã nêu câu hỏi đúng, còn việc đưa ra câu trả lời đúng lại là "sứ mệnh" không của riêng ông. Giới khoa học thường nói " đưa ra câu hỏi đúng tức là đã giải quyết được một nửa của vấn đề".

Xin cám ơn và chúc mừng tác giả Nguyễn Trung về cuốn Hồi ký rất công phu, tâm huyết và rất có giá trị này.

Cảm nhận về tác giả cuốn Hồi ký

Ông Nguyễn Trung sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học và tích cực tham gia cách mạng, trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ với vai trò một công chức ngành ngoại giao, sau đó làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Phẩm chất đặc biệt trong ông, ngoài trí thông minh là sự say mê với phương pháp quan sát kỹ lưỡng nghiêm túc những vấn đề thực tế, khả năng phân tích đa chiều rút ra những logic lý luận và bài học liên quan đến bản chất những sự kiện và biến động của đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong suốt cuộc đời bắt đầu từ một nhân viên nhà nước đến nay sau hàng chục năm nghỉ hưu ông không ngừng trăn trở với câu hỏi "tại sao Việt Nam không chịu phát triển?" và liên tục không mệt mỏi đề xuất/kiến nghị bằng con đường trực tiếp hay thông qua xuất bản về vấn đề "Đảng Cộng sản Việt Nam cần cải tổ chính trị là điều kiện để đất nước phát triển" nhiều khi dẫn đến những hệ lụy đau buồn cho bản thân và đồng chí của ông, đến cả lãnh đạo của ông.

Với những sản phẩm của ông đã công bố và sự hoạt động tích cực của ông trong trách nhiệm một công chức nhà nước cũng như tham gia các tổ chức dân sự từ khi nghỉ hưu thể hiện ông là một trí thức yêu nước tài giỏi, sâu sắc, hoài cổ và cũng bay bổng đúng chất sỹ phu Hà thành, tuổi đã cao nhưng bút lực vẫn dồi dào, trí tuệ vẫn mẫn tiệp đáng nể. Mặc dù những vấn đề của đất nước nêu trong hồi ký không mới, nhưng những luận giải về sự kiện diễn biến trên thế giới và ở Việt Nam, thông tin và kiến nghị có cơ sở khoa học của tác gỉa vẫn làm người đọc thêm một lần chau mày, suy nghĩ.

Trong những lúc "dầu sôi lửa bỏng", đất nước lâm nguy như thế này mới thấy giá trị về những đóng góp của ông Nguyễn Trung và càng cần có nhiều hơn nữa như mong mỏi của ông, những trí tuệ truyền thống Diên Hồng của những chí sĩ đóng góp vào tiến trình chuyển hóa, hồi sinh của nhân dân, của đất nước.

Ông Nguyễn Trung thành công trong việc bộc lộ khí tiết của một sĩ phu có tâm huyết, trí tuệ, nhưng tâm sự của ông rất khó tác động được lên não trạng của lãnh đạo (do ý thức hệ và đặc quyền của một số người) dù họ có hiểu hay không.

"Nồng nàn tâm huyết thưa thành quả

Gieo trăm gặt một thế cũng là

Được bao nhiêu cũng là được cả

Một thời khô héo một thời hoa"

(Thơ Việt Phương)

Đất nước này là của tất cả chúng ta. Không kể đến những chuyện khác, ở góc độ nhận thức - phải có những trào lưu thảo luận những vấn đề hệ trọng của đất nước như những vấn đề được đặt ra trong cuốn sách này thì mới "khai dân trí, chấn dân khí" được.

Nhiều đoạn trong nội dung Hồi ký của Nguyễn Trung như tiếng cồng, tiếng chiêng của Tây Nguyên hùng vĩ, là tiếng sóng gầm trong bão của biển Đông đang ôm ấp đất nước còng lưng hình chữ S mảnh mai đầy đau thương, bất hạnh này. Đó là tiếng lòng chắt lọc từ trí tuệ của người trí thức yêu nước, lão thành cách mạng có trái tim hàng đêm rỉ máu trước vận nước.

Con người và thể chế cũng như kinh tế và chính trị là quan hệ nhân quả và là huyết mạch của vấn đề Việt Nam hiện nay. Thực trạng đất nước hôm nay nhiều chuyện buồn hơn vui bởi vì càng ngày, càng phát hiện thêm nhiều ngõ ngách buồn bởi mọi người đều nhận thức được rằng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội chúng ta đang ở tình trạng tụt hậu, đó là căn bệnh trầm kha mà chủ trương chính sách đang loay hoay chữa trị các triệu chứng!.

Lịch sử đã cho thấy nhiều bài học, một đất nước nhỏ bé, lách một cách tối ưu giữa các cường quốc chỉ có thể được khi người lãnh đạo rất tỉnh táo và có một đội ngũ tham mưu dũng cảm có đủ tri thức phân tích thông tin đa chiều một cách khoa học để từ đó lựa chọn đưa ra được quyết sách cho sự phát triển tiến bộ.

Đặc điểm của Hồi ký

Viết Hồi ký, nhất là Hồi ký liên quan đến những vấn đề chính trị như ông Nguyễn Trung rất khó. Cuốn Hồi ký này chỉ mang một ít chất liệu hồi ký ở phần đầu, còn phần lớn nội dung có thể gọi là một chuyên khảo - công trình nghiên cứu thông qua các phân tích và luận giải của tác giả về thực trạng, thời cơ, những thách thức về điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng từ sau ngày đất nước thống nhất 1975 đến nay với những biến động phức tạp về quan hệ quốc tế. Ông đã chọn một cách tiếp cận đúng, đó là chỉ kể những sự việc cụ thể mà mình biết, mình có tham gia, nên những sự việc và nhân vật trong cuốn truyện còn có giá trị tin cậy trung thực về tư liệu lịch sử.

Hồi ký là của một người, cho nên chắc chắn phải viết nhiều về hoạt động của người đó. Khó nhất là viết sao cho khách quan. Một số ông bà lớn làm Hồi ký bị người ta chê ít được quan tâm là chỉ vì "bốc thơm" mình, hạ thấp người khác. Đọc xuyên suốt cuốn sách, thấy tác giả Nguyễn Trung là người có nhân cách, không làm điều đó, dù là sơ ý, hay vô ý.

Viết hồi ký không chỉ là kể chuyện mà qua câu chuyện, cần thể hiện được những chiêm nghiệm và quan điểm của mình. Có những cuốn sách thể hiện khá thô. Ông Nguyễn Trung là một nhà ngoại giao lão luyện, một người từng có điều kiện trải nghiệm và được quan sát một số hoạt động chính trị ở "tầng cao" và một ngòi bút tinh tế có cách thể hiện thỏa đáng, thuyết phục nên cuốn hút được người đọc.

Vì sao cần có hội thảo

Người trăn trở, nặng lòng với đất nước như ông Nguyễn Trung là rất đáng trân trọng. Đây không hẳn là cuốn Hồi ký đơn thuần vì có "lai ghép" những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đang diễn ra trên cả nước, gắn với sứ mệnh của cả dân tộc. Cuốn sách thể hiện những day dứt, trăn trở và đau đớn của một người đảng viên - một công chức, một công dân có trách nhiệm với Đảng và có trách nhiệm, nặng lòng với đất nước, nêu những vấn đề chiến lược rất quan trọng, được viết với giọng văn đầy xúc cảm. Với một tư duy mạch lạc, tầm lòng đau đáu vì đất nước, dân tộc và trải nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú trong một thời gian dài, tác giả đã đưa những chủ đề rất có tầm, phản ánh chính xác những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước cũng như ưu tư của rất nhiều người.

Chắc chắn những luận điểm nêu trong cuốn sách sẽ gây tranh cãi giữa các tư duy khác nhau. Các câu chuyện lịch sử của chính tác giả thì tác giả chịu trách nhiệm về độ xác thực và nhiều luận điểm có thể được kiểm chứng qua thời gian. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, người đọc hoan nghênh sự ra đời của cuốn sách này.

Vì cuốn sách không chỉ là Hồi ký thuần túy về cuộc sống và đời tư của một cá nhân công chức, mà nội dung của nó chủ yếu tổng kết nhiều vấn đề nghiên cứu đã được công bố trên báo và tạp chí, những kiến nghị công khai tới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nên thiết nghĩ và mong muốn các nhà lãnh đạo đất nước, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội đồng lý luận trung ương,… có thể tổ chức tranh luận công khai về ý nghĩa và đánh giá khách quan nội dung cuốn sách này trên tinh thần khoa học, tôn trọng sự thật. Nếu không, dễ xảy đến tình trạng ồn ào thiếu căn cứ ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội như sẽ có những bài trên báo chính thống phản bác theo cách thường thấy (nhưng khả năng thuyết phục thấp!), và ngược lại trên mạng xã hội, trong dư luận sẽ có những khen ngợi cũng theo cảm tính và dễ dẫn đến ca ngợi một chiều gây băn khoăn tò mò trong công chúng.

Ngẫm suy

Cuốn hồi ký của ông Nguyễn Trung có nội dung xuyên suốt về sự nhận thức chính trị xã hội, ý thức và việc thực hiện trách nhiệm cá nhân ông trong cả cuộc đời từ một học sinh trong nhà trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đến nhân viên rồi công chức Bộ ngoại giao (Phần 1: Vào đời), trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (Phần 2: Kẻ thất bại toàn diện), sau cùng là hoạt động của một công dân - đảng viên là cán bộ hưu trí (Phần 3: Suy ngẫm).

Phần 1 của cuốn hồi ký ông Nguyễn Trung đưa các sự kiện hoạt động của ông trong ngành ngoại giao từ khi là nhân viên tham gia cải cách ruộng đất, đi học đại học tại trường Karl Marx - CHDC Đức trải qua các chức vụ Tham tán đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Đức, rồi quyền Đại sứ tại Úc, Đại sứ tại Thái Lan, Vụ trưởng tại Bộ Ngoại giao. Đây là giai đoạn có những chuyển biến quan trọng trong kinh tế xã hội ở Việt Nam: Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước 1975. Với ông Nguyễn Trung trong thời gian học tập được tìm hiểu thực tế về nhà nước CHDC Đức và sự lãnh đạo tư tưởng của Đảng Xã hội thống nhất Đức, thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài được tiếp xúc với nền kinh tế thị trường ở chế độ tư bản cũng như không ngừng dành sức lực trí tuệ học hỏi từ các nguồn tài liệu khác nhau,… nói chung từ thực tiễn đã giúp ông (và nhiều lãnh đạo và đồng nghiệp của ông) sớm nhận ra nhiều điều bất cập về nhận thức không đầy đủ về xã hội của nền giáo dục XHCN (tư bản là xấu xa, bóc lột,…), của mô hình nhà nước dựa trên học thuyết Marx-Lenin do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, kinh tế kế hoạch hóa.

Tuy vậy, trong vạch kế hoạch chính sách, triển khai thực hiện nhiệm vụ ông và những người như ông thường nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan và, vì vậy, dễ bị những người chủ quan duy ý chí chụp cho cái mũ là "sai đường lối".

Chính các lãnh đạo của ông ở Bộ Ngoại giao như Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã bị loại khỏi diễn đàn chính trị bởi không ủng hộ những điều kiện thiếu tôn trọng của Hội nghị Thành Đô, những người cầm lẽ phải vẫn thất bại - một sự trớ trêu xẩy ra không chỉ một lần trong lịch sử Việt Nam. Có lẽ khi tiếp thu được đầy đủ hơn những kiến thức văn minh của nhân loại, nhận thức về sự vật khách quan hơn nên ông mới coi hay gọi phần này là "vào đời". Mặc dù ông luôn giữ quan điểm "chính trị là thối nát", nhưng suốt cuộc đời, kể cả khi về hưu ông vẫn hết sức quan tâm đến chính trị: lòng trăn trở, ra sức nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất góp ý cho Đảng cải tổ chính trị tiến đến xây dựng mô hình "Kinh tế thị trường - Nhà nước pháp quyền - Xã hội dân sự" là điều kiện có tính quy luật để đất nước phát triển cùng xu thế thời đại.

Phần 2 là thời gian ông Nguyễn Trung làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt đầu thập niên 90, khi ông đã tích lũy được vốn kiến thức khoa học và thực tiễn về kinh tế và xã hội khá phong phú lại được phò tá một lãnh đạo đứng đầu Chính phủ - một Anh Sáu có tấm lòng với đất nước, rất biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu giá trị trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, có thể nói là tâm đồng ý hợp và cơ hội có thể làm được điều gì mong đợi cho dân tộc. Ngoài các công việc hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn sôi động mở cửa cho nền kinh tế thị trường, Nguyễn Trung đã cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt dày công xây dựng một bản kiến nghị (thư 09-8-1995) cải tổ chính trị nhằm đưa Cương lĩnh của Đảng CSVN tiến đến thành một đảng dân tộc, tiến đến xây dựng đất nước có đủ các trụ cột cần thiết cho phát triển đồng thời có điều kiện ngăn chặn những thế lực gây nguy cơ mất an ninh và cản trở sự phát triển và tôn trọng độc lập của Việt Nam. Tiếc thay, công sức của các ông không những không được tiếp nhận mà còn gây nhiều hệ lụy khiến một số cán bộ (như ông Lê Hồng Hà - Bộ Công an,…) bị kết án vào vòng lao lý.

Ông Nguyễn Trung tự nguyện kết thúc sự nghiệp công chức ở đây, kết thúc ước nguyện của người đảng viên muốn cống hiến cho sự phát triển của đảng đã không thành công. Ông đặt tên cho phần này là Kẻ thất bại toàn diện. Thật xót xa, xin chia sẻ với ông!

Trong phần này, ông không chỉ phân tích các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước và diễn biến quốc tế đăng trên báo Đảng và tạp chí chuyên môn, ông còn viết và xuất bản những tiểu thuyết (Dòng đời, 2006, Lũ 2012,…) để phản ánh những xu thế phát triển bất ổn xã hội và sự băng hoại phẩm chất của đảng viên.

Từ khi về hưu, ông tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức dân sự, tổ chức Phi chính phủ (NGO) qua đó đã thu thập nhiều chứng cứ về những thiếu sót cho việc đầu tư thiếu cẩn trọng không hiệu quả và gây ô nhiễm trầm trọng (Bauxite Tây Nguyên, khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh,…) có nhiều kiến nghị cho Đảng và Nhà nước về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 vv…

Phần 3 này, Nguyễn Trung tổng kết khá đầy đủ cũng như kiểm nghiệm những lập luận trong thời gian trước đây về những cơ hội đã bị bỏ qua, những thách thức hiển hiện ngày càng nặng nề kìm hãm sự phát triển: đặc biệt là sự tham nhũng tràn lan, nhóm lợi ích không chỉ gây khó khăn cho hoạt động kinh tế và thực sự đã thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN tại Đại hội XII năm 2016. Tình hình chính trị và kinh tế quốc tế diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề Trung Quốc đang trở thành số 1 thế giới đe dọa trật tự quốc tế trong đó vấn đề Biển Đông thực sự đã gây sức ép lên an ninh chủ quyền của Việt Nam. Kinh tế chính trị Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề vào quyền lực mềm của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Trung đã dành nhiều thời gian công sức phân tích, lập luận về sự cần thiết và khả năng tự cải tổ chính trị của Đảng Cộng sản VN tại Đại hội XII bằng những phương án giao cho tổ chức không xung đột bè phái với nguyên tắc "không hồi tố" sẽ đem lại thành công tạo ra cơ hội đổi mới chính trị cho Đảng. Ông kịch liệt phê phán chính sách dựa vào ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua luật Đặc khu kinh tế Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc.

Đồng cảm với suy tư day dứt của ông Nguyễn Trung, mặc dù mệt mỏi, lo lắng, nhiều lúc bất an nhưng trong thâm tâm của nhiều người dân Việt Nam vẫn luôn tin tưởng đất nước vẫn có thể hồi sinh và phát triển mạnh mẽ nếu có được sự lãnh đạo can đảm, sáng suốt, đúng đắn. Đặc biệt là vẫn luôn phải hy vọng vào nhân dân vì chắc rằng nhân dân sẽ biết lúc nào và như thế nào để lựa chọn con đường của mình.

Trong cuốn sách, của ông Nguyễn Trung có đưa ra một số kiến giải, nhưng vẫn còn bí về lối ra thật hữu hiệu cho đất nước trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên đó mới phản ánh quan điểm riêng của ông, còn câu hỏi cách nào là hữu hiệu nhất có thể vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngày nay với một thế giới phẳng và mục tiêu phấn đấu chung của thế giới là bảo vệ môi trường trái đất và cuộc sống hạnh phúc cho mọi người, không còn vấn đề ai thắng ai, đã chứng minh và phổ biến rộng rãi mô hình "Kinh tế thị trường - Nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự" không phân biệt Đảng hay lực lượng nào nắm quyền đem lại lợi ích tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Mọi lập luận và quan điểm của ông Nguyễn Trung nhằm kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN cải tổ chính trị hướng tới mục tiêu này. Trước đây, các nhà nước XHCN dựa trên học thuyết Marx-Lenin chưa/và chưa thể đề cập đến điều này, nhưng gần đây các nhà nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã phải bổ sung nền kinh tế XHCN cũng tiếp thu phát triển kinh tế thị trường có màu sắc/đặc thù riêng. Vậy tại sao các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học ở các nước kinh tế kém phát triển không nghiên cứu những lý luận để tìm ra mô hình tương tự như đang thịnh hành áp dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế? Nếu Việt Nam nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề này thì cuốn hồi ký-chuyên khảo của ông Nguyễn Trung là một đóng góp lớn cần tham khảo.

Bàn rộng ra, thì cũng không phải chỉ có nước ta đang có nhiều vấn đề về lãnh đạo và quản trị của Chính phủ. Nhưng ở mức độ và trạng thái khác nhau, ngay cả nước Mỹ bây giờ cũng đang hoang mang. Châu Âu thì cũng vậy. Lãnh đạo của họ ngày càng hành động và ăn nói loạng quạng, hàm hồ. Nhưng họ có hệ thống luật pháp rõ ràng, có năng lực tự điều chỉnh cao và dân trí cao hơn, lại là cường quốc nên chắc dân đỡ lo hơn chúng ta.

Đánh giá một cách công tâm, nhìn chung Hồi ký của ông Nguyễn Trung rất có giá trị và gợi mở những vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Điều quan trọng là ông đã nêu câu hỏi đúng, còn việc đưa ra câu trả lời đúng lại là "sứ mệnh" không của riêng ông. Giới khoa học thường nói "đưa ra câu hỏi đúng tức là đã giải quyết được một nửa của vấn đề".

Đóng góp của cuốn Hồi ký sẽ lớn hơn nhiều nếu các vấn đề đó được xã hội, Chính phủ, giới trí thức quan tâm nghiêm túc và có những thảo luận tiếp theo trên tinh thần cầu thị. Những nhận xét, suy nghĩ của ông luôn xuất phát từ nỗi lo lắng cho số phận, sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Đọc Nguyễn Trung mà càng thấy thương cho nước mình suốt bao năm qua đã chọn sai đường đi, đã lấy sự tồn vong của quyền lực toàn trị của Đảng làm mục đích tối thượng. Niềm tin giáo điều vào ý thức hệ lỗi thời thành tấm màn che mắt khiến các vị lãnh đạo không còn nhìn thấy thực tiễn đã và đang diễn ra thế nào. Hồi ký của ông nói chung có ích cho những người tâm huyết với việc chung, hay suy ngẫm việc nước, việc đời.

Lời kết

Cuốn hồi ký hay đúng hơn cuốn chuyên khảo của ông Nguyễn Trung là một công trình nghiên cứu dày công của một đảng viên, một cựu công chức, một công dân trí thức đầy tâm huyết với nhiều vấn đề thực tiễn là một tư liệu giá trị, một quan điểm nghiêm túc đáng tham khảo.

Như một "Sỹ phu Bắc Hà" chân chính, ông Nguyễn Trung vẫn luôn nặng lòng với đất nước, cố gắng làm tất cả những gì trên vị trí của mình để phục vụ đất nước và sự nghiệp tiến bộ kể cả khi đang còn công tác hay trở về làm một công dân bình thường, bất chấp những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân mình.

Nguyễn Trung như người thợ xây, luôn nung nấu ý tưởng phải sửa/cấu trúc lại/đập bỏ căn nhà cũ nát để có một nơi ở tử tế. Ông có rất nhiều nguyên vât liệu, và tin vào chất lượng của chúng. Nếu được xã hội và những người lãnh đạo hiện nay thực lòng quan tâm, tôn trọng các ý kiến phản biện khác biệt với thái độ khoa học, có căn cứ xác đáng thì những điều chắt lọc đắt giá như "rút ruột" từ Hồi ký của Nguyễn Trung sẽ có hiệu quả rất tốt.

Nhưng rất tiếc là những ông chủ của căn nhà cũ, tuy biết là nó không ở được, nhưng không dám tiến hành sửa chữa, cũng không tin ý kiến của ai, thậm chí còn tặc lưỡi: "Vẫn ở tạm được, cứ vá víu rồi tính sau" mặc cho tâm trạng bất an, nguy cơ khi nhà đổ/ tầu chìm.

Lối ra nào cho đất nước để những người lãnh đạo hiện nay chấp nhận được, biết nhìn lại mình cho rõ hơn và biết vượt lên chính mình, đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên tất cả, đó không phải chỉ là câu hỏi day dứt của riêng ông Nguyễn Trung.

Người dân nước nào cũng mong muốn có người lãnh đạo tài giỏi. Ở VN mong muốn này càng cháy bỏng. Đã có rất nhiều người Việt khá thành công ở nước ngoài vì họ được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường thực sự tốt và thuận lợi cho sự phát triển của hiền tài. Cải tổ thể chế và phát huy dân chủ là việc làm đầu tiên của Việt Nam nếu muốn có được hiền tài phục vụ sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong những lúc "dầu sôi lửa bỏng", đất nước lâm nguy như thế này mới cần có những chí sĩ phải có một tầng lớp trí thức tinh hoa đủ trí tuệ thuyết phục đóng góp vào tiến trình chuyển hóa, hồi sinh của nhân dân, của đất nước.

T.V.T.

Tác giả gửi BVN.