Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Người Buôn Gió – Lật mặt phóng viên báo CAND

Nguồn danluan

Báo CAND ngày 29/7 có đưa bài viết về việc tù nhân Nguyễn Văn Hải tức Blogge Điếu Cày tuyệt thực, theo như phóng viên Vũ Đại Phong của báo này nói như sau.

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…

Ngay từ đầu tiên, VĐP buộc phải thừa nhận tù nhân Nguyễn Văn Hải có dáng vẻ hơi gầy và đóng ngoặc chú giải là tạng người của Hải vốn dĩ xưa nay gầy. Trước đó truyền thông của nhà nước có đưa hình ảnh tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ béo tốt, nhưng không hề nhắc đến xưa nay tiến sĩ Hà Vũ tạng người luôn to béo như vậy. Với mở đầu như thế này, đã khiến người ta thấy tác giả bài báo đã cố gắng tìm cách để bịp bợp và dối trá ngay từ ban đầu. Đọc tiếp chúng ta thấy đoạn tác giả nói "hễ có người lạ… thì… lập tức Hải thở không ra hơi"
Vậy VDP gặp Hải với tư cách là tù nhân quen thuộc hay người lạ? (khi gặp Hải… hễ thấy người lạ..). Sự dối trá của VĐP bộc lộ luôn qua sự mâu thuẫn trong lời kể. Bản thân chính VĐP chẳng là người lạ thì là người quen với NVH hay sao mà Hải gặp Phong nói năng hoạt bát, rồi gặp người lạ khác thì thay đổi thái độ. Trong khi Phong thừa nhận mình là người lạ, trong một chuyến công tác đến trại 6 để tìm hiểu.

Phóng viên VĐP thừa nhận một điều thông tin về Nguyễn Văn Hải tuyêt thực từ dư luận đã rộ lên từ ngày 24/6, tức là đã hơn một tháng. Trước đây cả tuần thân nhân của Nguyễn Văn Hải là vợ con anh đi kêu cứu khắp nơi. Đơn từ gửi chưa được cơ quan nào trả lời, báo CAND đã vượt mặt các cơ quan để có bài viết về vụ việc này. Sự vội vã đi trước các cơ quan ngành về một vụ việc nhảy cảm này khiến người ta phải đặt dấu hỏi nghi vấn về động cơ bài báo. Phải chăng khi có các phần tử lợi dụng kích động, tụ tập, tập hợp khiếu kiện thì báo CAND mới đưa tin sự việc. Còn nếu không thì sự việc sẽ đi vào im lặng.

Cần phải xử tù tên phóng viên Vũ Đại Phong vì kích động khiếu kiện, tụ tập đông người. Chính VĐP đã vạch ra rằng, vì có những người tụ tập, tập hợp quanh thân nhân Nguyễn Văn Hải đi khiếu kiện. Cho nên báo chí công quyền mới phải vào cuộc, phải làm một chuyến công tác từ Hà Nội vào Nghệ An để làm rõ sự việc.Còn không có dư luận, không có tụ tập để khiếu kiện, nhất là không có thông tin về tù nhân Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ tù nhân Nguyễn Văn Nghĩa thì tất cả vào im re.

Bài báo và lối viết của Vũ Đại Phong đã cho nhân dân thấy. Muốn công quyền trả lời nhanh, không có cách gì hơn là tụ tập, kích động, khiếu kiện. Thật nham hiểm khi ẩn sau bài viết này,phóng viên VĐP lồng chủ ý bày cách cho nhân dân muốn khiếu nại việc gì, được công quyền trả lời nhanh, hãy làm theo cách hiệu quả nhất là tụ tập lại thật đông, kéo nhau đến cơ quan công qyền khiếu nại.

Nhóm PV của VĐP kể rằng có xem bản kết quả sức khỏe của Nguyễn Văn Hải từ ngày 26/7 cho thấy sức khỏe Hải bình thường. Khoan hãy nói đến bản giám định sức khỏe này có khách quan hay không. Nhưng tại sao thông tin dấy lên như chính mồm VĐP nói là từ trước đó hơn cả tháng, tức ngày 24/6. Vậy thì biên bản khám sức khỏe của quãng thời gian từ 10/7 đến 20/7, tức quãng thời gian mà người tuyệt thực kiệt quệ nhất thì ở đâu, lúc đó có giám định không?

Ai cũng biết rằng, khi thông tin Nguyễn Văn Hải đã lộ ra ngoài là anh tuyệt thực, thì bằng mọi giá trại giam sẽ có biện pháp để thuyết phục, chữa chạy, chăm sóc để Nguyễn Văn Hải có lại sức khỏe bình thường và ngừng tuyệt thực. Đó cũng là điều mà dư luận xã hội, những người quan tâm đến tù nhân Nguyễn Văn Hải mong muốn.

Không cần phải đến trại cũng biết sự việc diễn ra như sau, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ tháng cuối 6, đến giữa tháng 7 thì nhờ thông tin của bạn tù Nguyễn Văn Nghĩa mà gia đình biết tin đến thăm. Sau đó đi đưa đơn nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Lạ nước, lạ cái, không rành đường đi, lại luôn bị ám ảnh bởi những tên "cô hồn lạ mặt hung dữ" đe dọa, gia đình Nguyễn Văn Hải phải nhờ cậy người quen, bạn bè đưa đến các địa chỉ mà công quyền ngự tại. Khi thông tin đã ầm lên, trại giam số 6 một mặt bưng bít không cho tin lọt vào và tin lọt ra, thỏa thuận chấp nhận điều kiện của Nguyễn Văn Hải để anh ngừng tuyệt thực, đưa đi chăm sóc tại bệnh viện có canh gác cẩn mật để không lọt tin ra ngoài. Tranh thủ thời gian Nguyễn Văn Hải ngừng tuyệt thực, sức khỏe gần hồi phục thì chụp ảnh, ghi hình, khám sức khỏe để lòe bịp dư luận là Nguyễn Văn Hải không tuyệt thực.

Sở dĩ phải cần thời gian như thế để diễn trò mèo, nên dù thừa nhận Nguyễn Văn Hải tuyệt thực từ ngày 24/6 những mãi đến 29/7 báo CAND mới "nhanh chóng" của phóng viên Vũ Đại Phong vào lấy thông tin. Và việc VĐP lấy kết quả giám định mới đây tức ngày 26/7 là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn sự việc diễn ra.

Bài báo của pv VĐP được minh họa bằng hai tấm ảnh, mà chắc ai nhìn cũng rõ là chụp lén, chụp trộm. Một bài báo ra mắt độc giả lúc nửa đêm, minh họa bằng những hình ảnh chụp trộm, nội dung thì mâu thuẫn ngay từ đầu, thông tin thì cắt xén (không nói về tình trạng sức khỏe lúc nguy kịch nhất của phạm nhân sau khi tuyêt thực tầm 10 ngày đổ ra là từ quãng 7/7 đến 17/7)… Thử hỏi trong một bài báo ngắn mà vô số điểm man trá bộc lộ như vậy, liệu được ai tin?

Chưa kể nội dung bài báo có đoạn ngoặc rất vô cớ vào việc quan chức lãnh đạo Việt Nam đi quan hệ đối ngoại. Việc quy kết này làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Hình ảnh về một người tù tuyệt thực chờ chết và những hình ảnh lãnh đạo phương phi, béo tốt cười nói sung mãn trên bàn tiệc ngoại giao. Nói thế nào đi nữa cũng rất phản cảm. Tại sao một tên phóng viên quèn như VĐP dám móc những sự việc, sự kiện này với nhau? Phải chăng ngoài ý đồ xúi dục dân chúng tụ tập, khiếu kiện đông người ra. Vũ Đại Phong còn muốn bêu xấu hình ảnh đất nước trước quốc tế?

Đọc bài báo, thì có thể nhận rằng, ý đồ của VĐP ở hai điểm trên là có thật. Vì nội dung bài báo chỉ khiến người đọc thấy bài báo chỉ có giá trị ở 2 ý đó. Còn nội dung về chuyện tù nhân Nguyễn Văn Hải tuyệt thực thì sự dối trá đã lộ hết rồi, còn giá trị gì nữa đâu.

Một nhân vật nổi tiếng về cào mặt ăn vạ trong văn học Việt Nam là Chí Phèo ở Làng Vũ Đại.

Không biết Vũ Đại Phong lấy bút danh này, có vô tình hay chủ ý.

Nếu là Vũ Đại Phèo, có lẽ là bút danh thích hợp với nội dung bài báo này hơn.

VRNs. Phó giám thị trại 6: Ông Điếu Cày không nhận phần ăn

Nguồn chuacuuthe

Đăng bởi lúc 2:21 Sáng 31/07/13

VRNs (31.07.2013) – Sài Gòn – Ông Thái Văn Thủy (TVT), phó giám thị trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nói với anh Nguyễn Trí Dũng (NTD) như sau: "Ông Hải bị giam bóc tách từ ngày 22 tháng 6", "Ông Hải không nhận khẩu phần ăn". Đây là điều phóng viên VRNs ghi lại từ đoạn ghi âm vừa được chuyển đến cho Ban biên tập, chiều hôm qua 30.07.

Khi chúng tôi nghe, chúng tôi nhận ra rõ giọng nói miền Nam của anh Dũng và giọng nói khu tư của viên cán bộ nhận mình là TVT, phó giám thị trại giam số 6.

Đoạn ghi âm dài 8':57" mô tả đúng như diễn tiến xảy ra với anh NTD, ngày 22.07 vừa qua, nên chúng tôi tin nó được ghi âm tại phòng tiếp khách, và sau đó chuyển ra bên ngoài đến chúng tôi.

Nếu Tổng cục 8 hay Viện kiểm sát (VKS) tối cao yêu cầu thì chúng tôi sẽ công khai cho quý vị ấy và mọi người cùng nghe, còn bây giờ chúng tôi chỉ ghi lại vài diễn tiến cần cung cấp cho giai đoạn này.

Đoạn ghi âm cho biết, TVT đại diện lãnh đạo tiếp thân nhân blogger Điếu Cày. Ông nói: "Đại diện gia đình hôm nay là anh, con trai ông Hải đến gặp cán bộ. Anh hỏi một là việc ông Hải tuyệt thực…

NTD (cắt ngang): Một là có hay không việc ra quyết định biệt giam ông Hải?

TVT (cắt ngang): Bây giờ như thế này này… Bố của anh bị chuyển từ trại giam Xuân Lộc ra trại giam số 6… Ông Hải vi phạm nội quy, chính vì vậy Ban giám thị quyết định giam tách biệt, giam bóc tách nhá…

NTD (cắt ngang): Giam riêng phải không?

TVT: Giam bóc tách từ ngày 20 tháng 6 tới nay

NTD: Giam riêng từ ngày 22 tháng 6 tới nay hả?

TVT: Giam bóc tách. Anh hỏi bố anh có tuyệt thực không, tôi trả lời bố anh không tuyệt thực, mà bố anh không nhận phần ăn theo quy định của pháp luật".

Ở đây ông TVT có gắng tránh dùng những từ đang bị lên án như "biệt giam" và "tuyệt thực", nhưng những gì ông nói: "Ban giám thị quyết định giam tách biệt, giam bóc tách" thì chính xác là biệt giam. Còn ông TVT nói: "bố anh không nhận phần ăn theo quy định của pháp luật" thì đó chính là bỏ ăn là tuyệt thực.

Anh NTD đặt vấn đề có không lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hải gởi lên VKS thì ông TVT trả lời là có. Nhưng khi anh NTD hỏi lá đơn đó đã được chuyển đến VKS chưa thì ông TVT xác nhận là chưa. Lý do được ông TVT đưa ra là đơn đó không chính xác, đơn đó vu khống. Anh NTD đáp lại ý kiến này rằng việc xác định đơn đó có chính xác hay có vu khống hay không là chuyện của VKS hay cảnh sát điều tra chứ không phải chuyện của Ban giám thị trại giam số 6. Anh NTD khẳng định: "Tôi nói cho cán bộ biết, việc không chuyển đơn của ông Hải lên VKS là vi phạm pháp luật".

Ông TVT cho biết thêm lá đơn tuy không gởi, nhưng VKS đã biết, và ông khẳng định việc không chuyển đơn của ông Hải lên VKS là đúng pháp luật.

Chúng tôi xin nhắc lại, khi đến VKS Nghệ An, thân nhân của blogger Đếu Cày nhận được xác nhận của cơ quan này là chưa nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hải. Nhưng họ cho biết đã nghe chuyện tuyệt thực của ông Hải qua điện thoại.

Điều này đủ cho thấy bức tranh pháp luật Việt Nam hiện nay.

Một nguồn tin thân cận cho biết, hôm nay, lúc 9 giờ, ngày 31.07.2013 bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn  Trí Dũng sẽ lên Toà soạn báo CAND để yêu cầu gặp mặt và đối chất với Tổng biên tập Phạm Văn Miên và tác giả Vũ Đại Phong của bài "Lật tẩy "chiêu tuyệt thực" của Nguyễn Văn Hải" trên báo CAND; và có thể làm đơn khởi kiện họ.

PV. VRNs

Bùi Tín : Hai bức ảnh nói lên nhiều điều

Nguồn VOA

 

30.07.2013

Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.

Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.
 
Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.
 
Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.
 
Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.
 
Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.
 
Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.
 
Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.
 
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Trong bức ảnh thứ hai, giữa lúc ông Sang cám ơn Tổng thống Obama đã quan tâm chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt (nói nhịu là «người Việt gốc Mỹ »), những nạn nhân bi thảm do chính ách chiếm đóng tàn bạo của đảng CS của ông gây nên, thì ông Obama đã không che dấu nổi sự sốt ruột và chán nản của mình. Ông kéo thật cao cổ tay áo trái để lộ mặt chiếc đồng hồ lớn chĩa vào mặt ông Sang, ngụ ý nhắc rằng: biết rồi, khổ lắm, nói dài thế, không còn thời gian cho ông, tôi đang bận việc khác.
 
Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.
 
Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.
 
Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.
 
Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.
 
Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!
 
Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Từ Linh : Vì Điếu Cày - Thứ năm không ăn sáng. Thứ năm không đổ xăng. Thứ năm không đi làm. Thứ năm mặc áo trắng

Nguồn procontra

Tháng 7 29, 2013

Từ Linh

Nhân ngày thứ 37 Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực, 29/7/2013

1.

Hôm nay là ngày thứ 37 Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực tại Trại giam Số 6 tỉnh Nghệ An, để phản đối cai tù bắt ông biệt giam vì không nhận tội không phạm.

Đến nay, gần 60 nhân sĩ trí thức đã viết kiến nghị gửi Chủ tịch Nước và Thủ tướng, yêu cầu giải quyết vụ việc và trả tự do vô điều kiện cho Điếu Cày.

10 tổ chức quốc tế đã lên tiếng. Phóng viên Không Biên giới đã lên tiếng. Hội Ân xá Quốc tế đã lên tiếng kêu gọi mọi người hành động bằng cách viết thư cho các giới chức có thẩm quyền yêu cầu họ can thiệp.

Trí Nhân Media đăng danh sách 26 người Việt khắp nơi đã và đang đồng hành tuyệt thực cùng Điếu Cày. Nhiều nhân sĩ, trí thức, blogger đã viết bài, lên tiếng. Nhiều người đã cùng vợ con Điếu Cày đi gõ cửa các cơ quan công quyền.

Nhưng, tình hình vẫn vậy.

Sau 37 ngày Điếu Cày tuyệt thực, quan chức Trại giam Số 6 vẫn im lặng, ẩn hiện như ma; Viện kiểm sát Nghệ An vẫn đùn đẩy; Tổng cục 8 Bộ Công an vẫn né tránh; Thanh tra Công an vẫn trì hoãn. Một anh công an hứa sẽ giải quyết, rất có thể anh hứa vì thiện chí, nhưng đó chỉ là hứa suông không có gì bảo chứng, dường như anh cũng không thực sự đại diện cho ai, cũng chẳng có thẩm quyền gì, thiện chí của anh vẫn có thể bị các đồng chí có quyền trói chặt.

Chẳng lẽ có người dám mở miệng giải quyết khi Thủ tướng vẫn còn đang im lặng? Chủ tịch Nước thì hình như đi Mỹ chưa về. Nhưng chắc rồi cũng sẽ như thường lệ, dù có nhận kiến nghị, họ cũng sẽ giả vờ như không, không có gì quý hơn im lặng.

Nghĩa là đến ngày thứ 37 Điếu Cày tuyệt thực vẫn chưa có kết quả gì, dù là thêm một lần thăm gặp để biết Điếu Cày sống hay chết.

2.

Lần này, phản ứng của người trong và ngoài nước dường như vẫn chưa đủ mạnh để mang lại kết quả lớn. Trả lời phỏng vấn trên RFI ngày thứ sáu 26/7, giáo sư Tương Lai cũng đồng ý với phóng viên Thụy My là phản ứng của xã hội dân sự vẫn chưa "tương xứng" với mức độ nghiệm trọng của tình trạng Điếu Cày.

Điều gì xảy ra vậy?

Vì sao phản ứng của cộng đồng trong và ngoài nước dường như lặng lẽ hơn, dù rằng vụ việc của Điếu Cày cấp bách hơn vụ Cù Huy Hà Vũ nhiều lần?

Hay là từ khi tin lọt ra vào ngày tuyệt thực thứ 25, cộng đồng đến nay mới biết được 12 ngày, và 12 ngày thì chưa đủ để chuẩn bị hay hành động gì có ý nghĩa mạnh mẽ?

Hay là vì cộng đồng hải ngoại chưa có lực lượng phản ứng nhanh, sự gắn kết của các hội đoàn còn lỏng lẻo, sự gắn kết trong và ngoài nước chưa thực có?

Hay là vì có gì khuất tất từ vụ Cù Huy Hà Vũ, khiến mọi người chần chừ vào cuộc lần này?

Khó có thể biết được, nhưng tôi tin rằng, những người thực tâm lo lắng cho mạng sống Điếu Cày trong lúc cấp bách này sẽ tạm gác mọi sự ra ngoài, sẽ bàn luận về những đề tài kia vào lúc khác, còn bây giờ, họ sẽ chỉ tập trung vào việc tìm cách làm gì thêm nữa để cứu sống Điếu Cày.

Thà là hết lòng với một người chính trực đang chống chọi với cái chết trong gang tấc, còn hơn là lọt vào bẫy thờ ơ.

Khi kẻ ác càng cố tình im để giết và muốn mọi người im, im vì hoài nghi hay im vì sợ "hố" đều gây tê liệt, thì những người thực tâm với Điều Cày sẽ càng phải làm ầm lên để cứu.

Nhưng làm gì bây giờ?

Tôi thấy câu hỏi đó trên gương mặt băn khoăn của tiến sĩ Nguyễn Quang A sáng hôm qua, chủ nhật, khi ông cùng mọi người tham dựbuổi giao lưu cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội với vợ và con Điếu Cày, chị Dương Thị Tân và cháu Nguyễn Trí Dũng.

Tôi thấy điều đó trên gương mặt của những người đứng trương biểu ngữ "Tự do cho Blogger Điếu Cày", "Hãy cứu lấy tính mạng Blogger Điếu Cầy" trước cổng Trại giam Số 6 ở Nghệ An, hay  trước Bộ Công an ở Hà Nội.

Giáo sư Tương Lai trong cuộc phỏng vấn vừa kể một lần nữa kêu gọi hãy "đánh thức công luận để bảo vệ những tù nhân lương tâm như Điếu Cày."

Nhưng, ngoài lên tiếng bằng thư, bằng kiến nghị, còn có thể đánh thức công luận bằng cách nào nữa?

Tôi tin rằng câu hỏi đó đang cháy bỏng trong lòng nhiều người. Nhiều người sẽ trả lời, và tôi xin phép góp vài ý kiến thô thiển.

3.

Sắp tới là ngày thứ năm 1/8/2013, ngày thứ 40 Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực. Không biết anh còn sống đến ngày đó không, nhưng dù sống hay không, người Việt trong và ngoài nước vẫn có thể biến ngày này thành một ngày đầy sự kiện để đánh thức công luận.

Đó sẽ là ngày

Thứ năm không ăn sáng:

Hãy tưởng tượng sáng thứ năm, mọi cửa hàng ăn sáng từ Bắc chí Nam đều vắng ngắt người. Chúng ta bỏ một bữa sáng để nhớ đến người tù lương tâm đã bỏ ăn liên tiếp 40 ngày rồi.

Người Việt nước ngoài vào sáng thứ năm 1/8 cũng sẽ không một ai ghé McDonald's, hay những cửa hàng ăn nhanh ăn chậm khác… Và quan trọng không kém là HÃY ĐƯA TIN cho báo chí thế giới biết rằng: đó là buổi sáng đầu tiên trong lịch sử fast-food thế giới không có một người Mỹ, người Úc, người Pháp, người Canada… gốc Việt nào ăn fast-food, để đồng hành với một tù nhân lương tâm họ yêu quý đang tuyệt thực.

Và cũng sẽ là tin rất đáng chú ý nếu sáng thứ năm 1/8 cũng là buổi sáng mà không một người Việt hải ngoại hay trong nước nào ăn phở hay bánh mì, những món ăn sáng "đại sứ du lịch" của Việt Nam, tất cả chỉ vì họ muốn kêu gọi thế giới chú ý để lên tiếng, cứu tính mạng Điếu Cày.

Thứ năm không đổ xăng:

Hãy tưởng tượng tất cả các cây xăng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Saigon, Cần Thơ… đều vườn không nhà trống. Đó có lẽ sẽ là một ngày kinh hoàng cho giới kinh doanh xăng dầu và nhà nước. TIN TỨC về tất cả mọi trạm xăng trên toàn quốc không có người mua có lẽ sẽ chấn động gần như vụ mất điện toàn miền Nam Việt Nam cách đây không lâu.

Dòng xăng chảy như máu trong nền kinh tế sẽ đột nhiên ứ lại, nghẽn mạch. Nhưng sẽ chẳng có ai đổ được trách nhiệm nào cho dân. Sẽ có người ngồi trên lửa hay lên cơn đột quỵ ngoài ý muốn, nhưng hy vọng, cũng sẽ có những người thấy rằng quần chúng quyết tâm lên tiếng, lên tiếng thật, và sẽ còn lên tiếng nữa, nếu chính quyền vẫn đùn đẩy, không chịu giải quyết yêu cầu chính đáng của Điếu Cày.

Thứ năm mặc áo trắng:

Hãy tưởng tượng sáng thứ năm 1/8, hàng trăm người tập thể dục quanh Hồ Gươm mặc toàn trắng. Cũng vậy, người tập thể dục ở Công viên Tao Đàn, ở Hồ Bán Nguyệt tại Quận 7 Saigon, và ở mọi công viên trên cả nước tất cả đều mặc áo trắng.

Hàng triệu tín đồ Công giáo ở Hố Nai, Gia Kiệm, Long Khánh, hàng triệu tín đồ ở các xứ đạo Vườn Xoài, Bùi Phát, Tân Chí Linh, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhà thờ Chánh Tòa, nhà thờ Tân Định, rồi hàng triệu tín đồ ở Bùi Chu, Phát Diệm, Nam Định, Hà Nội… đi dự lễ thứ năm đầu tháng 1/8 sẽ chỉ mặc áo trắng. Cũng vậy, hàng triệu triệu người Việt khác ở Việt Nam lẫn hải ngoại đều hẹn nhau ra đường mặc áo trắng.

Trắng là màu tang. Chúng ta để tang cho nhân quyền đang bị xâm phạm, cho những người đã chết và đang chết trong lao tù.

Và HÃY ĐƯA TIN: Hàng triệu người Việt hôm thứ năm 1/8 để tang cho nhân quyền bằng áo trắng.

Phụ nữ Cuba cũng đã mặc toàn trắng (Ladies in White) dự lễ mỗi chủ nhật, rồi họ xuống đường diễu hành trong im lặng dọc đường phố Havana để đòi công lý cho những tù nhân lương tâm là chồng con của họ. Cuộc đấu tranh này của đông đảo phụ nữ Cuba đã được Nghị viện Châu Âu trao Giải Sakharov vì Tự do Tư tưởng năm 2005.

Thứ năm không ra quán:

Nếu đã không ăn sáng, thì buổi tối chúng ta sẽ khước từ luôn cảnh lê la hàng quán. Hãy tưởng tượng mọi quán vỉa hè, bia hơi, bia tô, bia ôm, mọi quán karaoke, quán bar sành điệu ở các khu khu thương mại cao cấp, trong các khách sạn 5-sao đều không người vào đêm thứ năm 1/8.

Và sáng hôm sau, TIN TỨC sẽ chạy dòng chữ: Đêm không bia ở Saigon. Ngày Điếu Cày không rượu. Người Việt Nam không nhậu ngày 1/8…

Tương tự như ở Thái Lan, mỗi lần bầu cử, sinh nhật vua, sinh nhật nữ hoàng, mọi hàng quán đều không bán bia rượu. Tất cả các cửa hàng, siêu thị hay cửa hàng tiện dụng 24/24 đều cất toàn bộ bia rượu. Họ muốn mọi người tỉnh táo trong những ngày trọng đại cần phải có trách nhiệm này. Riêng ngày Phật Đản, ngoài việc không rượu bia, tất cả khu đèn đỏ đều đóng cửa và mọi lao động tình dục đều được nghỉ, họ và khách hàng cũng cần có trách nhiệm.

Thứ năm không mua bán:

Điều gì sẽ xảy ra khi đột nhiên siêu thị không ai đến, chợ không ai mua, từ thành đến tỉnh mọi người yên tịnh? Một ngày thứ năm như thế có thể sẽ là bước đầu tiên của một phong trào bãi thị rộng khắp.

Thứ năm không đi làm:

Điều gì sẽ xảy ra khi người Việt khắp nơi trong và ngoài nước sẽ nộp đơn từ thứ hai hôm nay, báo trước rằng họ sẽ nghỉ làm một ngày vì lý do lương tâm vào thứ năm 1/8?

Cộng đồng người Việt hải ngoại ở từng tiểu bang, từng thành phố sẽ thay mặt người Việt trong cộng đồng viết thư gửi các công ty, các dân biểu, chính quyền tiểu bang, liên bang… thông báo người Việt sẽ không đi làm, ít nhất một ngày, để biểu lộ tinh thần đồng hành với tù nhân lương tâm Điếu Cày đang hấp hối.

Nếu Cộng đồng người Việt hải ngoại đã thu được 150.000 chữ ký để đòi tự do cho nhạc sĩ Việt Khang, thì hãy tưởng tượng sẽ có 150.000 người Việt hải ngoại không đi làm vào thứ năm 1/8 vì Điếu Cày. Có lẽ hiện tượng đó sẽ khiến giới doanh nghiệp, giới hữu trách, các dân biểu địa phương và liên bang chú ý và sẽ phải lên tiếng mạnh hơn vì Điếu Cày.

Thứ năm 40 tiếng chuông

Hãy tưởng tượng tất cả các tháp chuông nhà thờ, các tháp chuông nhà chùa của người Việt khắp năm châu đều gióng lên 40 tiếng chuông vào lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ tối để nhắc mọi người nhớ đến Điều Cày đang tuyệt thực đến ngày thứ 40.

Thứ năm đọc Kinh Bát nhã và Kinh Lạy Cha

Các nam nữ tín đồ, người cao tuổi, thanh niên, trẻ em Công giáo sẽ đọc 40 Kinh Lạy Cha cầu nguyện cho Điếu Cày. Các nam nữ tín đồ, người cao tuổi, thanh niên, trẻ em Phật giáo sẽ đọc 40 Kinh Bát Nhã cầu nguyện cho Điếu Cày. Tất cả sẽ tụ tập tại nhà chùa, nhà thờ, hội trường…, từ sáng đến tối để đọc kinh, tụng niệm và thắp nến cầu nguyện cho Điếu Cày.

Đó cũng có thể là thứ năm không ngủthứ năm biểu tìnhthứ năm ngồi thiền giữa nơi công cộng hướng về Điếu Cày…

4.

Tôi cũng hình dung rằng:

Để những việc vừa kể có thể làm được và đạt hiệu quả tại hải ngoại, cần có sự điều phối của các đơn vị như cộng đồng người Việt tại các tiểu bang ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Na Uy, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Úc, Tân Tây Lan… Cũng vậy, để làm được và đạt hiệu quả trong nước, cần có sự điều phối và cần rất đông người được thông báo, được vận động để đồng loạt tham gia.

Những hành động đồng loạt, rộng khắp từ trong ra ngoài như thế sẽ cần thiết sau khi những nhân sĩ trí thức – những người mà mọi người luôn đặt kỳ vọng, những người đại diện không chính thức của đông đảo những người khát khao sự thật – đã tận dụng mọi kênh thông tin chính thức rồi, nhưng kết quả vẫn chỉ là im lặng:

Kiến nghị gửi lên trên không thấy ai trả lời.

Đến gõ cửa cơ quan công quyền thì công quyền úp úp mở mở như sợ dân, như đang ngó nghiêng xem các đồng chí lãnh đạo cao nhất bảo gì. Lãnh đạo cao nhất thì dường như đang phân vân toan tính, hay cố tình chủ trương hoãn binh, hay chủ trương im để giết. Không ai biết.

Trong khi người tù lương tâm tuyệt thực thì có thể chết bất cứ lúc nào.

Có lẽ chúng ta cần ra tối hậu thư, rằng: Chúng tôi sẽ làm những điều như trên và nhiều điều khác nữa chỉ để yêu cầu chính đáng của Điếu Cày được xem xét thỏa đáng, đề người thân vào thăm, để anh chấm dứt tuyệt thực, được chăm sóc y tế và được trả tự do vô điều kiện vì vô tội.

Một khi các kiến nghị chính đáng bị xem thường thì cộng đồng cần có những hành động trực tiếp khác, bằng không sẽ không lay chuyển được gì.

5.

Nhưng đó là tưởng tượng.

Tưởng tượng xong rồi tôi lại thấy mình hoang mang.

Vì để làm được những việc như thế và nhiều việc lớn hơn nhiều thì trước hết phải có "chúng ta", tức đông đảo, hàng ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu người biết về Điếu Cày, yêu quý Điếu Cày, tự nguyện tham gia vì Điếu Cày. Trong khi đó, khi hỏi 10 người bình thường quanh mình, có đến tám người chưa biết Điều Cày là ai. Blogger Mẹ Nấm đã rất có lý khi viết bài "Nguyễn Văn Hải – Blogger Điếu Cày – Anh là ai?" để nhiều người hơn nữa biết về anh.

Cũng chưa có lực lượng hạt nhân nồng cốt cho hành động dân sự, gồm những người tự nguyện, sẵn sàng cam kết tham gia bền bỉ và vận động người khác cùng hành động.

Tuy Internet có thể truyền tải thông tin rộng khắp và tức thời, nhưng để người nhận thông tin có phản ứng tích cực, hoặc tham gia một cuộc vận động rộng lớn, lại cũng cần có thời gian để họ được chuẩn bị, trước khi bắt tay vào cuộc…

Thôi thì nếu chưa có "chúng ta" lớn thì vẫn còn có nhiều những "tôi" nhỏ.

Như người Nhật, người Hàn Quốc, người Hồng Kông, và đặc biệt là người Tây Tạng, thường viết những lời nguyện trên dải lụa rồi treo lên trong gió, như muốn gió gửi giúp lời nguyện qua biên giới cho người thân xa cách, qua thế giới bên kia cho người đã khuất, hoặc gửi lên cao xanh cho động lòng trời đất và chạm vào lòng người hướng thiện, những điều tưởng tượng ở đây tôi cũng xin được treo lên mạng, như một lời cầu nguyện.

Đó cũng là điều tôi sẽ làm, vào ngày thứ năm 1/8, lại cũng như một lời cầu nguyện, để hiệp thông với anh Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, cùng gia đình anh, và những người cầu nguyện khác. Tôi sẽ:

Thứ năm không ăn sáng
Thứ năm không đổ xăng
Thứ năm mặc áo trắng
Thứ năm không ra quán
Thứ năm không mua bán
Thứ năm không đi làm.
Tôi cũng sẽ gõ 40 tiếng chuông
Đọc 40 Kinh Bát Nhã và 40 Kinh Lạy Cha.

© 2013 Từ Linh & pro&contra

LẬT TẨY BÀI LẬT TẨY CỦA BÁO CAND

Nguồn huynhngocchenh

Báo CAND có bài viết gọi là "lật tẩy" chuyện tuyệt thực của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Ngay sau đó trên mạng xuất hiện hai bài viết lật tẩy lài bài "lật tẩy" ấy.




Thuy Trang Nguyen
Theo dõi · 2 giờ trước
Kỳ Lạ: Tại sao báo Công An Nhân Dân lại dùng photoshop, gắn thêm cánh tay vào tấm hình anh Điếu Cày đang cầm camen màu xanh, lý do gì vẫn chưa hiểu được, nhưng tấm hình nầy đã đưa qua thử nghiệm Reverse Negative thì đúng là (1) cánh tay đã bị gắn thêm vào Photoshop . (2) Màu (color) của cánh tay được sơn lại cho trùng màu với tấm photo nhưng lại không được hợp.

Ghi chú thêm : Tấm Hình nầy đã được chụp vào ngày 02 tháng 06 năm 2012 . Hình Cũ Rồi .

Data file của RDF cho biết tấm hình nầy được chụp vào ngày 02 tháng 06 năm 2012 (2012/02/06-14:56:27) 'Core 5.3-c011 66.145661' 'OriginalDocumentID="xmp.did:307069AF3BF8E2118412CB56CF3A70CA" '

Công An sửa tấm hình nầy bằng phần mềm photoshop Adobe Photoshop CS5 (không có giấy phép (software license), sản xuất ngày 22 tháng 02 năm 1999) được install vào máy ngày 27 tháng 10 năm 2010) CreatorTool="Adobe Photoshop CS5 Windows"

Thùy Trang đã gửi tấm hình của báo Công An Nhân Dân tới hãng Adobe và báo cáo với họ rằng báo Công An Nhân Dân, một tờ báo của chính quyền lại sử dụng phần mềm lậu (PIRATES), đồng thời report lên 'reporting.bsa.org' báo cáo tờ Công An Nhân Dân sử dụng phần mềm ĂN CẮP. — cùng với Diễn-Đàn Tuổi-Trẻ


Phản biện bài: Lật tẩy "chiêu tuyệt thực" của Nguyễn Văn Hải của báo CAND


Hình ảnh về anh Điếu Cày - Nguồn ảnh: báo CAND online

Châu Văn Thi (Danlambao) - Hôm qua, ngày 29.7.2013, trên báo CAND có đăng bài "Lật tẩy "chiêu tuyệt thực" của Nguyễn Văn Hải của báo CAND" của tác giả Vũ Đại Phong để công kích việc tuyệt thực của blogger Điếu Cày. Tác giả viết theo đơn đặt hàng ... Toàn bộ nội dung bài viết là một đoạn văn vụng về của một học sinh lớp 5 không hơn không kém:

1. "Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…" è Ông Đại Phong này là một nhà báo của báo CAND, có chuyến công tác ở trại giam số 6, thế hiển nhiên ông là người lạ, vậy tại sao bác Hải Điếu Cày không giả vờ như ông đang nói láo để đánh lừa dư luận???

2. "Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại"… è Thông tin cho biêt bác Hải Điếu Cày đang phải chịu thi hành án kỷ luật biệt giam và ông đang tuyệt thực để phản đối hành động này. Biệt giam thì phạm nhân chung phòng là ai, hay là một sản phẩm của trí tưởng tượng của ban tuyên giáo?

3. "Tuy đang "tuyệt thực", nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hoà tan, sữa hộp…" è Một cái máy camera mini là dễ dàng có thể bắt tại trận bác Hải Điếu Cày đang ăn vụng, thế tại sao không làm điều này? Nhận thức uống thân nhân gởi cho là một chuyện, có ăn không là một chuyện khác thưa Mr. Chém Gió ạ !

4. Hình ảnh được cho là ông Hải đang nhận phần thức ăn từ trại cho thấy dị tật của cán bộ trại khi ông này chỉ duy nhất có 4 ngón tay, và một ngón tay của ông đang thọc xuyên qua cả "gò mên" nhựa. Thật là một thủ đoạn photoshop rẻ tiền mà một người không chuyên tin học vẫn có thể dễ dàng nhận ra!

Nếu đường hoàng, nếu chính danh hãy cho các nhà báo độc lập và quốc tế vào kiểm tra tình trạng của Điếu Cày, còn những trò hề bôi nhọ, cắt ghép của các người đã quá cũ không lừa được ai nữa đâu!

Châu Văn Thi
danlambaovn.blogspot.com

_____________________________________

Lật tẩy "chiêu tuyệt thực" của Nguyễn Văn Hải


Vũ Đại Phong (CAND) - Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…

Những ngày gần đây, một vài thông tin trên mạng có nêu việc Nguyễn Văn Hải đã "tuyệt thực" và "đang trong tình trạng nguy cấp". Nhân đó, một số người vốn đã quen với việc kích động tụ tập khiếu kiện, bèn tập hợp nhau tới các cơ quan công quyền đưa yêu cầu can thiệp khẩn cấp.

Trong chuyến công tác tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã tìm hiểu và thấy chuyện tuyệt thực của Hải chỉ là một màn kịch vụng về, nhằm thu hút dư luận đúng dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đi thăm một số nước, trong đó có Hoa Kỳ.

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…

Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7) và nhận khẩu phần ăn từ cán bộ trại (ngày 28/7).

Lẽ thường, một người mà tuyệt thực tới hơn 30 ngày thì chỉ còn da bọc xương, không thể gượng ngồi dậy được và chắc chắn là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi được xem một số biên bản kiểm tra sức khoẻ gần nhất (ngày 26/7) của Hải, các kết quả đều ghi nhận sức khoẻ bình thường.

Một bác sĩ tại Bệnh xá Trại giam số 6 cho hay: "Qua thăm khám định kì, chúng tôi kết luận phạm nhân Nguyễn Văn Hải đủ sức khỏe để chấp hành án. Đây là kết luận chuyên môn, chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình". Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: "Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại"…

Tuy đang "tuyệt thực", nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hoà tan, sữa hộp… Bởi vậy mà Hải vẫn có đủ sức khoẻ để diễn tiếp màn kịch vụng về "tuyệt thực". Chúng tôi chợt nhớ lại việc Cù Huy Hà Vũ cũng dùng chiêu "tuyệt thực" hồi đầu tháng 6 vừa qua để gây chú ý dư luận.

Sau khi báo chí đưa tin gặp Vũ trong trại, đăng cả ảnh chụp biên bản nhận quà của gia đình cũng có cháo gà, nước sốt gà hầm và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, thì dư luận đã rõ việc "tuyệt thực" là gì. Có lẽ cũng vì thế, sau khi báo chí lên tiếng vài ngày, thì Cù Huy Hà Vũ bẽ bàng gỡ gạc tuyên bố "chấm dứt tuyệt thực".

Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại.

Nguyễn Văn Hải (61 tuổi), bị Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện Nguyễn Văn Hải đang chấp hành án tại Trại giam số 6, Phân trại K1, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Đinh Tấn Lực : Ôm Vuột Chân, Chỉ Được Mỗi Vết Giày

Nguồn dinhtanluc

Tranh: Igor Samarow - Nguồn: Dân Luận
Tranh: Igor Samarow – Nguồn: Dân Luận

Ôm Vuột Chân, Chỉ Được Mỗi Vết Giày

. Đinh Tấn Lực


Chuyến này ngó như thử anh Tư chuẩn bị khá kỹ, do bởi chính mình thỉnh cầu hội kiến trước thời hạn hứa hẹn.
Tức là, chịu khó thu nhận ý kiến của Mát-xcơva, thăm dò thái độ của Tân Đề Li và Gia-các-ta, quan trọng nhất là ý kiến chỉ đạo sát nút của Bắc Kinh, rồi mới đi Mỹ.
Coi truyền hình nội địa về vở diễn, lắm người đâm ra ngộ nhận tầm xa rằng đây là chuyến công du "chiến lược", ít ra là ở tầm xây dựng lòng tin chiến lược cụ thể và tận nơi (cho kẻ chủ xướng "tư tưởng thời đại" này), hoặc tệ hơn nữa, là ký thương ước nhập khẩu vũ khí chiến lược, cho sôi nổi/xôm tụ trong cuộc chạy đua …nội bộ. Mà, trên thực tế, không kể hai thông dịch viên nuốt chữ tới phát ách, cũng chẳng ai khác biết chắc là trong buổi họp kín đó, anh Tư có chuyển tải được điều gì cụ thể về "lòng tin chiến lược" đó không, hay là chẳng có cơ hội đề cập, một khi chủ nhà xoành xoạch chuyển sang những chủ đề có sẵn trong nghị trình của họ?
Tới chừng coi truyền hình tư bản, người ta mới té sấp té ngửa ra là chẳng có "chiến lược" gì ráo.
Rốt cục chẳng có vụ mua bán khí tài gì cả. Mà cái này đoán được. Ngoại trừ lúc lâm vào những khúc ngoặt lịch sử (cần vẽ lại bản đồ thế giới chẳng hạn), còn thì đời nào Mỹ chịu bán vũ khí chiến lược cho những đối tác tầm sàn lại đang là đối tác chiến lược tầm đỉnh của …vua hàng nhái là nước Tàu?
Rốt cục chẳng có việc ký kết một văn kiện nào về quốc phòng hay an ninh khu vực. Tất cả chỉ là loại nước bọt khá dễ bốc hơi.
Rốt cục chẳng có cái chứng chỉ đối tác chiến lược nào với Mỹ. Chỉ là thứ "đối tác toàn diện". Ôi, sao cái từ "toàn diện" nó mang tính ngoại giao nước bọt đậm đặc là vậy?
Rốt cục cái "phái đoàn tôn giáo" và "phái đoàn công an" tùy tùng của anh Tư, giữ trọng trách giải độc nhân quyền, đành phải chịu khó đi mua sắm trong thời gian thất nghiệp ở Mỹ.
Rốt cục cũng chẳng có cái bắt tay TPP. Ngài Obama kính mến kia chỉ nhẹ nhàng buông thỏng một câu "sẽ xem xét", như một thứ án treo. Lại còn ỡm ờ về lời nhờ cậy của anh Tư về việc công nhận cái nền "kinh tế thị trường" của VN. Kể cũng khó, bởi nếu công nhận điều đó tức là tự động cắt bỏ cái đuôi định hướng thổ tả đang ở tầm kim chỉ nam này nọ, trong khi nó chính là sân chơi (và két sắt) của lãnh đạo Hà nội. Cho nên chủ nhà đánh vòng, mà buộc lòng anh Tư vẫn phải cười tươi, còn là tươi nhất trong bộ tứ Khải/Triết/Dũng/Sang từng qua Mỹ, chiếu theo lời nhận xét không cần dấu diếm tính "chỉ tang mạ hòe" của bạn Nguyễn Khanh RFA.
Cái ấn tượng còn lại ở những người theo dõi sự kiện "chiến lược" này là gì?
Có lẽ tạm thời …phải đếm số!
*

Một 

Là thái độ coi thường (nói cho có tí vẻ ngoại giao là thái độ đánh giá thấp) của Oa-Sinh-Tơn, đối với phái đoàn nguyên thủ của Hà Nội. Điều này thì …cả Văn Vĩ hay Gary Davis cũng đều thấy, và nhiều người bực lắm rồi.
Bởi, một chính khách mang danh nguyên thủ như anh Tư mà chỉ được cấp đại sứ "welcome", không trống kèn quân nhạc, không lính bồng súng chào, không thảm đỏ, không vòng hoa… Đến lúc khui sâm-banh thì chỉ được cụng ly với cấp ngoại trưởng, trong một bữa ăn trưa đơn giản tại phòng tiếp tân của Bộ Ngoại giao, ngày 24-7-2013. Đã không có dạ tiệc ở Nhà Trắng thì chớ, đàng này, phần dạ tiệc ngay buổi tối hội kiến "thượng đỉnh" 25-7-2013 , do ngài Obama chủ xị ở Nhà Trắng, là buổi tiệc Iftar để dành riêng cho nghi thức chay tịnh mùa Ramadan của những người theo đạo Hồi!
Vậy thì còn ra cái thể thống gì nữa? Thể thống ở đây chẳng phải chỉ là tư thế của anh Tư không thôi. Bởi vì, ngoài một mớ đảng viên thiểu trí thừa tham của CSVN, thì có ai coi anh Tư ra gì đâu, nói chi tới tư cách cá nhân hay tư thế đại diện quốc gia? Mà ngay cả đảng viên cũng vậy, từ trước cả đận anh Tư không dám nêu thẳng tên đối thủ, mà phải mập mờ X kia X nọ, thì họ đã coi anh Tư ra cái cóc gì đâu?
Thể thống ở đây chính là sự niềm nỡ tối thiểu nào đó phải có của một nguyên thủ đối với một nguyên thủ, kể cả khi kẻ đó tự xưng là nguyên thủ. Mà không có chút nghi thức ngoại giao niềm nỡ tối thiểu nào kỳ này, tức là, hoặc, tự Mỹ nó đểu; hoặc, Mỹ cả nể ý kiến của những đại diện Việt kiều đã họp với Nhà Trắng trước đó mấy ngày, rồi hành xử đúng mực/đúng tầm/đúng người/đúng việc như vậy; hoặc, "mình phải thế nào thì người ta mới mời mình (kiểu đó) chứ!".
So với các chuyến trước thì có vẻ người tiền nhiệm của anh Tư được đón tiếp có phần nào tử tế hơn, cho dù không ai muốn nhắc chuyện Hà Nội phóng thích LS Lê Quốc Quân vài ngày trước khi phái đoàn Nguyễn Minh Triết qua Mỹ.
Gì thì gì, những người từng ưu tư về quốc thể cũng …bớt áy náy. Bởi, một khi Mỹ không đối xử với anh Tư như một nguyên thủ, tức đại diện quốc gia, thì kể ra, có muốn cũng khó để quy kết là họ coi thường quốc thể VN. Rõ ràng là họ chỉ coi thường tư thế tự phong của "đối tác".
*

Hai

Có nhiều dòng nghĩ khác nhau về món quà anh Tư chuyển đến ngài Obama kính mến nọ.
Có người cho rằng đó là một thông điệp muộn màng từ cái đầu nô lệ đang vái tứ phương của thời 1946. Thời đó, trong lúc bị bế tắc đàm phán, và quyền lực cai trị bị đe dọa bởi một cuộc đảo chánh quân sự, tác giả bức thư đã nhiệt liệt khẩn cầu tổng thống Mỹ: "…Hãy can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ cho nền độc lập của chúng tôi". Qua đó, rõ là cái quyền lực cai trị non trẻ vừa cướp được đang nhâng nhâng nhân danh độc lập. Cũng có nghĩa là đàn anh Liên Xô bấy giờ đang bận hay bấn chuyện nội bộ gì đó của họ (vào giai đoạn chiến tranh lạnh tượng hình), nên không chìa tay ra được. Đành quay sang Mỹ, cho dù điều đó không chứng tỏ rằng tác giả bức thư am tường quan hệ Pháp-Mỹ ngay sau thế chiến thứ hai.
Sáu mươi bảy năm sau, việc cầu cạnh lặp lại lần nữa, cũng chỉ vì những chiếc ngai vua tập thể đã long ngàm rã mộng. Và tác giả thông điệp này cũng không chứng tỏ được mức am tường về xu hướng dân chủ hóa toàn cầu của một chính quyền vẫn còn đứng hàng đầu thế giới, cho dù vẫn chỉ đạo hàng ngày cách viết những bài xã luận cơ bắp trên báo ND và QĐND. Đã không biết cách ngã giá, lại khư khư không muốn ngã giá.
Lại gặp phải một tay hùng biện vào hàng nhất nhì nước Mỹ. Lắm người diễu cợt rằng chính anh Tư giỏi hơn người tiền nhiệm, ở chỗ làm được cái việc phân hóa chính trường nước Mỹ, cái mà tay tiền nhiệm kia chỉ chém gió. Song, những người hiểu rõ các mối quan hệ bên trong chính trường Mỹ lại bảo rằng ngài Obama kính mến kia là một cao thủ lăng ba vi bộ ở câu trả lời: "Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và (nhờ) những lời nói của Thomas Jefferson".
Tức là, vừa đánh vòng việc từ chối lời cầu cạnh (tất nhiên có điều kiện mà chưa thỏa); vừa "tát yêu" rằng bác của mấy chú ăn cắp quen tay (mà chúng tôi cũng chẳng cần khép tội 258 lợi dụng quyền dân chủ);  lại vừa để cho phe hữu bên đó ồn ào lên tiếng giúp, dù chói tai, nhưng cuối cùng vẫn là hỗ trợ cho cái lắc đầu.
Lại còn "vặn họng" đối tác là mấy chú cứ ra rã chửi Mỹ, từ thời "chống Mỹ cứu nước", qua trận động đất Đông Âu-Liên Xô, tới cả thời 9-11 và chiến tranh Iraq/A Phú Hãn/Palestine, kéo dài tới những cuộc cách mạng hoa/màu gần đây… Thế nhưng 67 năm qua, phải thừa nhận là các chú mặt dày vô địch, khi hết nước thì cũng sẵn sàng quay đầu về cầu cạnh cái "thế lực thù địch" số một thế giới: "Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng: ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ (tới cái đích hợp tác ấy)".
Tiếc thay, ông còn cắt nghĩa thêm: "Chúng ta vẫn còn những bất đồng…".
Thế là trắng tay, mà còn phải cố sức cười tươi cúi nhìn đôi bàn tay trắng, bận về.
*

Ba

Cũng phải thừa nhận thêm, rằng, tay nào cố vấn cho anh Tư phát ngôn lời cảm ơn TT Obama và nước Mỹ đã cưu mang và hỗ trợ những người Việt Nam tỵ nạn này để họ (thành công vẻ vang và) trở thành công dân Mỹ, quả là một thế lực thù địch đáng gờm từ bên trong.
Hắn phải biết rất rõ nguồn gốc của những đợt di tản/thuyền nhân… đó là từ đâu mà ra. Hắn phải biết là những đoàn người tỵ nạn CS đó đã bỏ phiếu bằng chân và bằng cả sinh mạng để thoát khỏi cái nhà tù nghiệt ngã CHXHCNVN. Hắn phải biết chính nhà nước khuyến khích cho đảng viên bán bãi lấy vàng rồi bắn ghe/giết người để cướp thêm vàng (Nguyễn Minh Triết là một trong những hung thần đó ở khu vực Sông Bé). Hắn biết rõ là chính quyền Mỹ nắm vững cái ngỏ ngách tham tàn đó của lãnh đạo Hà Nội. Quan trọng nhất là hắn cũng biết rất rõ anh Tư thiếu thông minh đủ để phát ngôn những lời phản cảm và phi nhân đó.
Chẳng lẽ ngài Obama kính mến kia buột miệng hỏi ngược: Thế thì đối với hàng triệu thuyền nhân không đến được một bến bờ nào thì ngài chủ tịch Tư sẽ cảm ơn ai?
Khổ thân anh Tư lọt bẫy đám đàn em chuyên ngành khủng bố mềm.
Càng khổ thân anh Tư hơn nữa là ngay vào lúc hăng say với một phát ngôn những tưởng sẽ trở thành danh ngôn đó, thì một  đàn em khủng bố mềm khác lại hùng hổ ném chất thải vào mặt lãnh đạo đang công du, bằng câu tuyên bố rằng những Việt kiều ở Mỹ (hội nhập thành công và đóng góp vào nền kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ, trong đó có nhiều triệu phú) đi biểu tình đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội tôn trọng nhân quyền, là họ: "chỉ vì đồng tiền, chỉ vì mưu cầu cuộc sống, chỉ vì muốn có 1 chút thu nhập thêm…". Hắn ở cấp thứ trưởng ngoại giao và thuộc hàng tổng lãnh sự VN ở nước lớn chứ không phải hàng cắc ké/cò mồi.
Rõ là giới quan tâm không tránh khỏi hoang mang: "Âm binh vật Phù thủy" ngay ở bên ngoài lãnh thổ VN và trước mặt những ân nhân đang khẩn cầu cứu độ kia đó chăng?
Bởi vậy, khi đọc Bản Tuyên Bố Chung ở đoạn: "Hai vị chủ tịch nhất trí là cần tăng cường quan hệ giáo dục, văn hóa, và người với người giữa Hoa Kỳ và Việt Nam", người đọc không kềm được cảm giác tức thì/tại chỗ là: Nỗ lực tăng cường giáo dục, văn hóa, giữa người với người này, trước tiên phải được áp dụng tức khắc cho dàn lãnh đạo ở Hà Nội.
*

Bốn

Dàn lãnh đạo ở Hà Nội có chung một đồng điểm rất đặc thù là cực khoái tiết mục lip-dance, tạm dịch là …múa mỏ.
Anh Tư đã để lại Mỹ ít ra là hai bài múa:
Bài thứ nhất là câu tuyên bố đứng bục của anh Tư: "Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn". Nhưng từ chối bình luận khi được hỏi về khả năng liên kết giữa Việt Nam với Philippines trong nỗ lực đưa ra trọng tài quốc tế để xét xử các tranh chấp biển đảovới TQ, dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như chính quyền Phi đã khởi động từ đầu năm nay.
Tức là chỉ phán những điều cả thế giới biết rõ, và tắt đài để dấu kín cái hèn tự thân.
Bài thứ nhì là lúc sắp rời Mỹ, vào sáng ngày 26-7-2013, anh Tư ghé qua trụ sở Liên Hợp Quốc, đã lên lớp ngài Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, rằng: "VNmong muốn LHQ phát huy tốt vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới cũng như trong khu vực, thúc đẩy đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển".
Lẽ nào ông Ban, trong trách vụ Tổng thư ký LHQ, lại không biết điều đó? Chẳng phải đó là nội dung khoản 1/điều 1/chương 1,  được ghi rõ ngay những dòng đầu trong  bản Hiến chương Liên Hợp Quốc hay sao?
Vậy thì, nguyên thủ của một đảng cầm quyền cả nước, đâu phải có chức năng chính là để ba hoa những điều ai cũng biết hầu đừng ai bảo mình mắc …chứng câm? Hoặc giả, đây chỉ là trò mèo chơi gác kèo: Tổng Lú đã múa nhuyễn và múa dai ở Cuba chuyến trước, thì Chủ tịch Tư phải múa bảnh hơn ở Niu-Oóc chuyến này?
Cũng ngay tối 26-7-2013 đó, ở VN, đài VTV1 trân trọng đi tin "Bế giảng lớp Cán Bộ Nguồn" trước khi loan báo tin tức về sự kiện nổi cộm là anh Tư hội kiến với ngài Obama quyền lực ăn trùm thế giới. Đâu lý nào VTV1 đánh giá chuyến đi Mỹ sát cạnh và trung thực đến mức đau đớn ấy?
*

Tạm Gút

Cuộc hội kiến của anh Tư với chủ nhân Nhà Trắng đương nhiệm chỉ vỏn vẹn 45 phút, được linh động phụ trội thêm 30 phút, chỉ đi đến những điều não lòng cho người cầu cạnh. Túm lại thì đó là hình ảnh của một anh chàng ôm vuột chân đối tác, chỉ còn lại trên người trọn vẹn một vết giày.
Nguyên nhân?
Mỹ chủ trương thúc đẩy dân chủ hóa mọi nơi chứ không hề muốn bán bảo hiểm cho một nhà nước độc tài độc đảng chuyên dựa hơi thiên hạ để tiếp tục đày dân hay giết dân mình.
Trong lúc đó, Ngoại trưởng tân nhiệm của Mỹ, John Kerry, trong buổi tiếp tân tại Bộ Ngoại giao, lại dí dỏm so sánh đối chiếu tiểu sử bản thân với "quốc khách", từ 1966, 1969, 1984… cho tới nay, thông qua những nét tương đồng, tuy thân mật nhưng không kém phần trịch thượng, như thử hắn mới là đồng vai đối tác với anh Tư.
Điều đó càng được minh họa rõ nét tại sao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Sheer, trực thuộc quyền điều động của Ngoại trưởng John Kerry, phải lãnh "trọng trách" đón anh Tư tại phi trường và cũng là người giới thiệu hai chủ tịch tại Nhà trắng.
Còn về lời mời chân thành của anh Tư, về một chuyến viếng thăm VN của ngài Obama kính mến nọ, thì nhận lại được một câu trả lời bất định. Ông ấy nhận lời và bảo rằng sẽ cố thực hiện chuyến viếng thăm vếng đó trước khi rời Nhà Trắng vào năm 2016.
Ông ấy còn nhấn mạnh thêm đâu đó: "Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp".
Phải chăng đó là những điều kiện giản đơn được gói ghém thành một thông điệp có thắt nơ?

28-07-2013 – Kỷ niệm 18 năm CHXHCNVN gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN
Blogger Đinh Tấn Lực

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến : Thương Binh & Thương Tật

Nguồn rfablog
Fri, 07/26/2013 - 23:53 — tuongnangtien 

I came from Viet Nam. Và rất nhiều đêm, nếu không muốn nói là hàng đêm, tôi vẫn cứ lò dò trở về chốn cũ. 
T.N.T
 
Khi xem phim Saving Private Ryan, thỉnh thoảng, mấy đứa con tôi lại quay sang "tham khảo" với bố về tên các loại vũ khí của "bên mình" và "bên nó." "Nó" đây là lực luợng quân đội Đức (đang chiếm đóng nước Pháp) và "mình" là một tiểu đội lính Mỹ, được lệnh phải đi tìm một binh sĩ – có tên là James Ryan – đang bị kẹt trong lòng địch. 
 

Vì ba người anh của James Ryan cũng đều tham chiến, và đã cùng lượt hy sinh, nên có lệnh phải đi tìm cho bằng được cậu út (còn sống sót) để mang về "trả lại" cho bà mẹ – trước khi… quá muộn! Cuốn phim dài 2 giờ 46 phút, do Steven Spielberg làm đạo diễn, Robert Roda viết kịch bản, Tom Hanks và Matt Damon là tài tử chính, và (nghe đâu) đã nhận được cả tỉ giải Oscar mà sao tôi coi không "đã" mấy. Tôi cứ bị lấn cấn về chuyện "phe mình" và "phe nó."

Dù ra đời sau khi Thế Chiến Thứ Hai đã chấm dứt từ lâu, tôi vẫn "đứng" về phe Đồng Minh để chống lại phe Trục. Tôi cũng hoàn toàn tán đồng với quyết định nhân bản của quân đội Hoa Kỳ là phải giải cứu binh nhất James Ryan, bằng mọi giá.
 
Tuy thế, tôi thấy hơi kỳ nếu cũng nhận (vơ) những quân nhân Mỹ thuộc… "phe mình" – một cách tự nhiên và hồn nhiên – như lũ trẻ. Tôi không sinh ra và lớn lên ở California như chúng nó. Tôi chỉ là một di dân, một người tị nạn ở Hoa Kỳ.
 
I came from Viet Nam. Và rất nhiều đêm, nếu không muốn nói là hàng đêm, tôi vẫn cứ lò dò trở về chốn cũ.
Tôi thường trở về Đà Lạt, nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.
 
Có khi tôi trở lại những đồi trà, nương khoai, rẫy bắp ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù mệt lả, lếch thếch trong nắng chiều vàng, trên đường về trại Tân Rai – sau một ngày dài lao cải.
 
Cũng có lúc tôi ghé qua Rạch Giá, đi loanh quanh trong chợ Nhà Lồng – thơm nức mùi thức ăn, vào một sáng mưa mù trời vì  biển động – mắt láo liên quét nhanh qua những bàn ăn thâm thấp, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào vào húp vội phần canh thừa hay cháo cặn, còn sót lại trong tô.
 
Chính phủ, cũng như dân chúng Hoa Kỳ – chắc chắn – đều không happy gì cho lắm với một công dân part - time (ngày ở/ đêm về) như thế. Còn tôi, tôi chưa bao giờ thực sự  sống hết lòng với phần đất mới nên không khỏi cảm thấy ngại ngần trong việc nhận (đại) những người lính Mỹ trong Thế Chiến Thứ Hai cũng thuộc "phe mình" –  như bao kẻ khác.
 
Rồi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iraq xẩy ra. Quân đội Mỹ vừa chiếm xong Baghdad thì ngay ngày hôm sau bà hàng xóm (hớn hở) mang sang một phần thịt quay và mấy gắp bánh hỏi, cùng với một dĩa rau tươi "để anh Tư nhậu sương sương vài ly lấy thảo." Tuy chúng tôi đều là người Việt, và là láng giềng của nhau từ nhiều năm nhưng quà cáp/ biếu xén kiểu này là một chuyện (rất) bất thường –  ở Mỹ.
 
- Úy Trời, vụ gì đây cô Sáu? Bộ mới trúng lô tô hả?
 
-  Đâu có, bữa trước em vái ông Địa cho tụi nó thua lẹ lẹ, chớ thấy lính mình qua bên đó nóng bức và nắng nôi tội nghiệp quá hà! Bữa nay, nó thua thiệt rồi nên em cúng tạ vậy thôi mà.
 
"Nó" đây là lính Iraq và "mình" (tất nhiên) là quân đội Hoa Kỳ. Chớ còn ai vô đó nữa? Rồi cô Sáu say mê kể lại chuyện lính Mỹ đã phải liều mạng ra sao trong chuyện giải cứu tù binh, và đã cứu được môt cô binh nhì Jessica Lynch nào đó. Nghe cũng hào hùng và cảm động y như chuyện… phim Saving Private Ryan vậy.
 
Cô Sáu không phải là người Mỹ gốc Việt duy nhất đã biểu lộ tình cảm của mình một cách chân thành, và hồn nhiên, như thế. Ở tiểu bang California, thuộc miền Tây nước Mỹ, "chỉ trong vài hôm người Việt tị nạn đã quyên góp và chuyển tới Hội Hồng Thập Tự gần 30. 000 đô la để ủng hộ cho… tiền tuyến! Người cho 1 đồng, người cho 5, 10 đồng có người đến 2.000. Chúng tôi đi từng cơ sở thương mại, từng tư gia để nhắc nhở trách nhiệm mọi người khi đất nước đang phải đối phó với chiến tranh" (Ðức Hà."Tấm lòng người di dân gốcViệt." Viet Mercury, 11 Apr. 2003: B1).
 
Còn ở miền Đông, phóng viên Lê Thùy Lan đã tường thuật như sau: "… một phái đoàn phụ nữ người Mỹ gốc Việt… đến viếng Quân Y Viện Walter Reed tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn để ủy lạo các thương binh trong trận chiến với Iraq… đồng thời phái đoàn cũng trao gần 80 tấm thiệp chúc mau lành bệnh mà các em nhi đồng, thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt, đã thiết kế và gửi đến cho từng thương binh."
 
Thiên hạ làm tôi chợt nhiên cảm thấy xấu hổ vì lối suy nghĩ, và cách sống (rất) thiếu cởi mở của mình ở phần đất mới – nơi đã bao dung để cho tôi và vài triệu người Việt khác nữa có một cuộc sống an bình – từ bấy lâu nay. Bữa đó, sẵn có thịt quay bánh hỏi, tôi nhậu cho tới bến luôn.
 
Rồi tôi quyết định: từ nay sẽ từ  bỏ cái kiểu sống của "công dân part - time" ở Hoa Kỳ. Cũng kể từ nay, tôi cũng sẽ coi lính Mỹ thuộc "phe mình" luôn – cho nó khỏe! Chớ ôm rơm (hoài) làm chi cho thêm nặng bụng, hả Trời?
 
Tình ngỡ đã quên đi nhưng tình bỗng lại về!  
Và "nó" về (hoàn toàn) không đúng lúc.
 
"Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một dòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách."
"Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị cuối của ông là Trung đoàn 49, Sư đoàn 25 Bộ binh. Cấp bậc của của ông là Trung sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay".
 
"Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay. Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông. Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân. Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa. Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống."
 
 
Những dòng chữ (in nghiêng, trong ngoặc kép) mà bạn vừa đọc là bức Thư Gửi Bạn Ta của ký giả ("hạng nhất") Bùi Bảo Trúc. Ông không hiểu bằng cách nào tấm hình của thương binh Nguyễn Văn Thìn đã đến tay mình. Còn tôi thì không hiểu tại sao thư của ông viết ngày 24 tháng Giêng (từ năm 2003) mà mãi đến bây giờ mới nhận được.
 
Tôi không rời mắt được khỏi tấm hình. Tôi không chỉ nhận ra rằng đây mới đúng là "phe mình" mà còn nhìn thấy chính mình qua thân thể, với cấp độ tàn phế 100%, của ông Thìn.
 
Tôi cũng tuổi Thìn, và cũng là kẻ thất trận trong cuộc chiến vừa qua. Sao trung sĩ Nguyễn Văn Thìn mất hết cả chân tay và đui luôn một mắt mà tôi lại còn được nguyên vẹn cả hình hài, không sót một ngón chân hay ngón tay nào cả - vậy Trời?
 
Bỗng dưng mà tôi cảm thấy choáng ngợp vì sự may mắn (đến độ dư thừa) mà cuộc đời đã quá hào phóng dành cho bản thân mình. Lẽ ra, ít nhất, tôi cũng phải mất bớt một cánh tay để chia sẻ với ông Thìn - để ông ấy có thể "đánh răng rửa mặt buổi sáng, ôm mấy đứa con, xoa đầu chúng, cầm tay chúng, hay thậm chí gãi một chỗ ngứa" chứ.
 
Rồi tôi loay hoay tìm kiếm thì biết thêm rằng ông Thìn đã qua đời vào khoảng năm 2005 hay 2006 gì đó – ở Sài Gòn. Cả ngày hôm ấy, tôi tự hỏi: hơn một phần tư thế kỷ qua, liệu có phái đoàn nào ở miển Tây Hoa Kỳ ghé thăm ông Thìn không? Có tấm thiệp nào từ miền Đông Hoa Kỳ gửi đến cho ông ấy không?
 
Có ai "đi từng cơ sở thương mại, từng tư gia để nhắc nhở trách nhiệm của mọi người" đối với những phế binh còn ở lại quê nhà –   như người ta đã làm để đền ơn đáp nghĩa đối với những chiến binh ở Irak – không?
 
Hàng năm, cứ vào ngày 19 tháng 6 , tại nhiều thành phố lớn ở khắp mọi nơi trên thế giới – ngoài Việt Nam - những người bạn đồng đội của ông Nguyễn Văn Thìn vẫn tổ chức Ngày Quân lực để vinh danh những chiến sĩ VNCH. Trong những bài diễn văn long trọng đọc vào dịp này, không mấy khi  người ta nhắc đến những phế binh – như trung sĩ Nguyễn Văn Thìn.
 
Tương tự, trong những bài diễn văn long trọng được đọc hàng năm vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân – ở Việt Nam – những đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng đều kiêng (cữ) nói đến đám phế binh.
 
Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh 
Bên nào thắng thì nhân dân cũng bại (N.D).
 
Nói chi đến những phế binh, bất kể bên nào!
Khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn, xin đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam –  những kẻ thuộc bên thua cuộc. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity) không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.
Có năm, nơi thành phố tôi đang tạm cư, người Việt đã tổ chức Đại Hội Giúp Thương Phế Binh QLVNCH .  Bên cạnh dư luận đồng tình, tán thưởng, tôi cũng nghe được vài ba điều tiếng eo xèo:
- Sao lại tổ chức vào lúc đó?  Bộ có âm mưu gì sao? Chỉ cách có …hai ngày, ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Hồ Chí Minh mà!
 
- Sao ban tổ chức lại dùng panneau là hình của một con tem cũ, vẽ một phế binh đang chống nạng "đạp" trên lá cờ vàng ba sọc đỏ. Như vậy là miệt thị cờ của VNCH.
 
Hoặc:
- Tiền mang về đến Việt Nam có khi lại vào tay phế binh… "bên nó"!
 
 Bao giờ những người cộng sản còn nắm được quyền bính ở Việt Nam thì con số tổn thất về sinh mạng cũng như tài sản của nhân dân hai miền trong cuộc chiến ("thần thánh") do họ phát động sẽ còn được dấu kín. Khó mà có thể ước đoán được bao nhiêu trăm ngàn người đã trở thành phế binh, và bao nhiêu kẻ khác nữa đã trở nên phế tật – về tâm lý!