Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Đoan Trang : Hãy biết quyền của mình (4): An ninh quốc gia vs. Nhân quyền

Nguồn phamdoantrang

Không riêng gì Việt Nam, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, an ninh quốc gia luôn là một lý do cực kỳ xác đáng để nhà nước can thiệp và hạn chế quyền tự do của người dân. Điểm khác biệt là mức độ nhà nước lợi dụng vấn đề ''an ninh quốc gia'' để giới hạn quyền của dân chúng và trấn áp những người dám đối đầu với chính quyền (hay là những người bất đồng chính kiến). Chính quyền càng độc tài thì càng sử dụng ngón võ ''an ninh quốc gia'' này một cách tùy tiện, vô tội vạ hơn.

Để minh họa khái niệm ''an ninh quốc gia''...

Cuối tháng 1 vừa qua, anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, 28 tuổi, lên đường đi Mỹ tham dự một cuộc vận động nhân quyền nhân phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam, theo lời mời của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế. Chú ý rằng UPR là một cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc, được coi như một sáng kiến bởi nó cho phép khối xã hội dân sự của một quốc gia tham gia đánh giá và báo cáo về tình hình nhân quyền của nước mình cho Liên Hợp Quốc.

Visa đã được cấp và vé máy bay đã mua, nhưng anh Thành lại bị an ninh cửa khẩu chặn lại ở sân bay Tân Sơn Nhất với lý do chung chung là ''vì an ninh quốc gia...'' (có dấu ba chấm).

Sau khi anh Thành có đơn đề nghị làm rõ tại sao anh không được xuất cảnh, Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh (ở nước ta thì nó trực thuộc Bộ Công an) có thư trả lời vào ngày 21/2, rằng đó là ''vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội''.

Trước đó bốn tháng, vào ngày 21/10/2013, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra quyết định đình chỉ giải quyết một vụ án hành chính sơ thẩm mà người kiện là bà Bùi Thị Minh Hằng, khởi kiện Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vì ông này đã tống bà vào ''cơ sở giáo dục'' 5 tháng. Tòa án cũng nại lý do nội dung khiếu kiện của bà Bùi Thị Minh Hằng ''có liên quan đến lĩnh vực an ninh''.

Trước đó nữa, năm 2009, một số blogger ở Việt Nam (trong đó có người viết bài này) bị bắt giam theo Điều 258 Bộ luật Hình sự (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước). Không rõ quyền tự do dân chủ nào đã bị lợi dụng và mức độ thiệt hại của Nhà nước đến đâu. Còn hành vi mà cơ quan an ninh căn cứ vào đó để khép tội là ''in áo chống dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên''. Hành vi in áo này được coi làxâm phạm an ninh quốc gia, hoặc có lúc lại được gọi là xâm hại lợi ích Nhà nước.

Sơ sơ ba trường hợp trên đủ cho ta thấy tính chất thoáng rộng và bao trùm của khái niệm ''an ninh quốc gia'', ''lợi ích Nhà nước'' ở Việt Nam. Đó chỉ mới là ba trong hàng trăm vụ việc từ trước đến nay, khi cơ quan công quyền sử dụng lý do ''an ninh quốc gia'' để thực hiện một mục đích gì đấy. Điều kỳ lạ là trong các vụ việc, đương sự chỉ bị xử lý theo các điều luật trong Bộ luật Hình sự, còn chính Luật An ninh Quốc gia của Việt Nam (ban hành năm 2004) thì lại không được đề cập đến.

An ninh quốc gia mâu thuẫn với nhân quyền như thế nào?

Quả thật, an ninh quốc gia có những lúc mâu thuẫn với quyền con người. Một ví dụ cơ bản là mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bí mật quốc phòng, bí mật công tác điều tra (chẳng hạn trong hoạt động chống khủng bố) và việc bảo đảm quyền tự do thông tin, quyền được biết của người dân. Rõ ràng, những thông tin về bản đồ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hà Nội (nếu có) không phải là cái mà công dân Việt Nam nào cũng được tiếp cận, nhân danh ''quyền được biết''.

Nhưng trên thực tế, an ninh quốc gia luôn luôn là cái cớ để các nhà nước độc tài xiết chặt quyền tự do của người dân, đàn áp tự do thông tin và báo chí, tiêu diệt tính độc lập của tòa án, phá hoại pháp quyền. Do đó, các chuyên gia luật pháp trên thế giới đã khuyến cáo: ''Khái niệm an ninh quốc gia phải được định nghĩa chính xác trong luật pháp của mỗi quốc gia, theo một cách phù hợp với các nhu cầu của một xã hội dân chủ''; ''luật pháp phải rõ ràng, không mơ hồ, định nghĩa cụ thể và chính xác, để ai ai cũng có thể tiếp cận được và hiểu được điều gì bị cấm...''.

Luật An ninh Quốc gia của Việt Nam cũng có định nghĩa về an ninh quốc gia, rằng đó là ''sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc''. Định nghĩa này mơ hồ, không cụ thể, cho nên hoặc là không áp dụng vào đâu được, hoặc là ngược lại, áp dụng vào đâu cũng được, tùy ý thích của lực lượng an ninh. Ngoài ra, có vẻ như nó không phù hợp với các nhu cầu của một xã hội dân chủ, mà chỉ phù hợp với chính quyền trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Có lẽ do vấp phải những ''bất cập'' đó, cho nên trong các vụ án chính trị, liên quan đến an ninh quốc gia, đương sự lại chỉ bị xử lý do bị kết tội vi phạm các điều khoản trong Bộ luật Hình sự. Một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự cũng mơ hồ không kém, ví dụ Điều 258 về ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước''.

Biểu tình là xâm hại an ninh quốc gia? 
Hay đàn áp biểu tình mới là xâm hại an ninh quốc gia
 và an ninh của người khác?

An ninh quốc gia, lợi ích Nhà nước phải chính đáng

Ý thức được rằng khái niệm ''an ninh quốc gia'', ''lợi ích nhà nước'' luôn được diễn giải tùy tiện theo ý nhà cầm quyền mà đại diện là cơ quan an ninh, nên các chuyên gia luật pháp quốc tế đã chỉ rõ cả những trường hợp chính quyền nại ra các lý do chẳng liên quan gì đến an ninh quốc gia để trấn áp quyền tự do của người dân. Khi đó thì không còn là an ninh quốc gia, lợi ích nhà nước chính đáng nữa.

''Không phải là chính đáng... nếu bảo vệ chính quyền và/hoặc quan chức khỏi bị phát hiện tham nhũng; nếu che giấu thông tin về tình hình vi phạm nhân quyền, về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, hoặc về hoạt động của các cơ quan nhà nước; nếu củng cố hoặc kéo dài một lợi ích chính trị, củng cố hoặc kéo dài thời gian tại vị của một đảng phái hay ý thức hệ; nếu đàn áp các cuộc biểu tình được tổ chức đúng luật''.

Bản Nguyên tắc toàn cầu về an ninh quốc gia và quyền được biết (Nguyên tắc Tshwane), ban hành ngày 12/6/2013 sau quá trình tham vấn hơn 500 chuyên gia luật pháp ở 70 quốc gia trên thế giới, đã xác định rõ như vậy.

Lẽ nào Đảng và Nhà nước huy động lực lượng an ninh vào bảo vệ những cái không chính đáng như vậy sao?

Cũng thật may cho Đảng và Nhà nước là Nguyên tắc Tshwane này chỉ có giá trị tham khảo chứ không ràng buộc về mặt pháp lý. 

Song Chi. Trông “người” lại nghĩ đến “ta”…

Nguồn rfablog
Thu, 02/27/2014 - 13:02 — songchi

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN khối Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX, làn sóng cách mạng hoa lài khởi đầu là Tunisia, lan sang các nước khác, làm sụp đổ hàng loạt chế độ độc tài tại Bắc Phi, Trung Đông năm 2010-2011, thắng lợi từ cuộc biểu tình chống chính phủ của người dân Ukraine mới đây…đã cho thấy trong thời đại ngày nay, không một chính phủ độc tài, đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân nào có thể tồn tại vĩnh viễn.

Cho dù đó là một quốc gia hùng mạnh, đứng đầu khối XHCN trên toàn thế giới như Liên Xô hay mấy chục năm cai trị độc quyền bằng bàn tay sắt của các ông Tổng thống-ngồi lâu-hơn cả Vua: Zine al Abidine Ben Ali (cựu Tổng thống Tunisia), Hosni Mubarak (cựu Tổng thống Ai Cập), Bashir al-Assad (Cựu Tổng thống Syria), Muammar al-Gaddafi (lãnh tụ Lybia)…

Xu hướng chung không thể cưỡng lại trên toàn cầu là hướng đến một mô hình thể chế chính trị tự do dân chủ, đa nguyên, đa đảng, pháp trị. 

Ngay như Myanmar, quốc gia với chế độ quân phiệt cực kỳ hà khắc, từng đàn áp đẫm máu nhiều cuộc nổi dậy đòi dân chủ của nhân dân với hàng ngàn sinh viên, nhà sư và những người chống đối đã bị giết, hàng nghìn người khác bị cầm tù…., và vì vậy, Myanmar đã bị phương Tây cấm vận suốt nhiều năm liền. Thế nhưng, chỉ trong vòng 3 năm nay, kể từ khi Tổng thống Thein Sein lên cầm quyền, Myanmar đã có những bước chuyển biến rõ ràng, nhanh chóng và dứt khoát về phía dân chủ đến mức thế giới phải ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, trước những biến động dữ dội đó trên thế giới, vẫn có những chế độ độc tài trụ lại được, và từ nhà cầm quyền cho đến số đông người dân vẫn như đang đứng ngoài thời cuộc. Trong đó có chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo ở VN.

Khi nhìn sang Ba Lan, Đức trước đây hay Myanmar và bây giờ là Ukraine, không ít người Việt đã từng tự hỏi mình, hỏi nhau không biết bao nhiêu lần: Bao giờ sẽ tới VN? Và kịch bản nào cho VN, khi biến động có thể xảy ra, vào một ngày nào đó?

Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường lo ngại nhất những điều sau:

Một, khi người dân không còn chịu đựng nổi phải đứng dậy đòi tự do dân chủ, nhà cầm quyền sẽ sử dụng bạo lực để đàn áp, sẽ có đổ máu. Điều này hoàn toàn có thể. Nhà nước độc tài nào cũng muốn giữ quyền lực đến cùng. Bảo vệ chế độ là bảo vệ tính mạng, quyền lợi, tài sản ăn cướp được của đất nước, của nhân dân sau bao nhiêu năm, không chỉ cho đời mình mà còn cho đời con, cháu, chắt, chút…Chưa kể, một chế độ có quá nhiều ân oán, nợ máu với nhân dân như chế độ cộng sản, tất phải sợ bị trả thù, vì vậy họ càng phải cố giữ.

Nhưng thật ra nhà cầm quyền VN có dám đi đến cùng trong việc đàn áp người dân không, nếu đó là cả một đám đông chừng vài trăm ngàn người trở lên?

Đừng quên VN không phải là Trung Quốc. VN hiện nay chỉ là một nước nghèo, còn đang phải đi vay, đi xin xỏ sự giúp đỡ của các nước khác, VN sẽ không dám hạ lệnh tắm máu nhân dân để sau đó hứng đòn trừng phạt, cấm vận của thế giới.

Cho dù núp dưới danh nghĩa quyết định của tập thể, cả đám lãnh đạo cao nhất cũng không dám ra lệnh cho quân đội nã súng bắn xả hoặc cho xe tăng nghiền nát người dân như Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn. Lỡ cuộc nổi dậy thành công, họ sẽ trốn đi đâu được để tránh lệnh truy nã về tội ác giết người hàng loạt, như gương nhãn tiền mới đây nhất của cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych? Chạy sang Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Cuba chăng?

Ở các quốc gia độc tài nào thì đám an ninh, công an/cảnh sát đa phần cũng là đám tệ hại sẵn sàng nã súng bắn vào nhân dân nếu cần. Ở VN cũng vậy thôi. Đó là cái đám được nhà cầm quyền nuôi béo, cưng chiều, để trở thành "thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ", chỉ biết "còn đảng còn mình". Nhưng quân đội thì không phải lúc nào cũng thế. Những người lính đa số xuất thân từ tầng lớp nông dân, dân nghèo, không được hưởng nhiều bổng lộc của chế độ và cũng không có điều kiện để ăn hối lộ, kiếm chác như đám an ninh, công an nên nhìn chung lương thiện hơn.

Cứ nhìn lại diễn biến của phong trào cách mạng hoa lài ở các nước Bắc Phi, Trung Đông hay phong trào biểu tình chống chính phủ ở Ukraine thì thấy không phải ờ quốc gia nào quân đội cũng sẵn sàng bắn vào người dân, và còn tùy theo diễn biến của phong trào.

Giai đoạn đầu, quân đội có thể sẽ tuân lệnh nhà cầm quyền. Hy sinh, đổ máu là chuyện sẽ có. Nhưng nếu người dân chọn phương pháp ôn hòa và thông minh, đánh vào tình cảm, lương tri của người lính, kiểu như nhiều cuộc cánh mạng nhung trên thế giới đã từng thực hiện, người biểu tình mang theo cả trẻ em, người già với những khẩu hiệu "Chúng tôi/chúng ta là nhân dân", những cánh hoa hồng… hay như người biểu tình Ukraine giơ những tấm gương trước ngực cho cảnh sát nhìn thấy hình ảnh mình trong đó, mặt hầm hầm, trang bị vũ khí tận răng, đối đầu với đám đông tay không, chắc chắn họ phải chùng tay, lưỡng lự.

Và nếu người đấu tranh cương quyết không lùi bước, khiến phong trào ngày càng lớn mạnh, lan rộng, tình hình chuyển biến, quân đội chắc chắn phải nghĩ đến "hậu vận" của mình. Đám quan chức thì có tiền chạy sang nước khác, còn người lính chạy đi đâu trốn đây?

Sự lo ngại thứ hai: khi có biến động xảy ra, Hà Nội có cầu cứu Bắc Kinh và Bắc Kinh có đem quân sang can thiệp để cứu đàn em?

Nếu nhìn vào hoàn cảnh của Ukraine trong mối quan hệ địa chính trị, văn hóa, lịch sử với Nga, chúng ta thấy có sự tương đồng so với Việt Nam và Trung Quốc. Chính quyền của cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych, ai cũng biết, chọn con đường thân Nga bất chấp nguyện vọng khác hẳn của người dân, cũng giống như nhà cầm quyền VN.

Và nếu Nga không dễ gì để mất Ukraine vào tay các nước châu Âu thì Trung Cộng cũng chẳng bao giờ muốn có một VN với chế độ dân chủ, thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh và thân phương Tây, ngay sát bên cạnh. Nhưng khi biến động xảy ra, Putin có sẵn sàng cứu Viktor Yanukovych không, chúng ta đã thấy. Hoặc khi Myanmar quyết định đi theo con đường dân chủ, tách dần khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đành chịu.

Thêm nữa, tình hình chung ở các chế độ độc tài là khi chế độ đó còn mạnh thì đám đông từ quan đến dân sẽ sợ hãi, hết lòng trung thành, ca ngợi, nhưng một khi chế độ đó sụp đổ thì sẽ không có ai động đậy một ngón tay để khôi phục lại, sẽ không có ai nuối tiếc. Trái lại, những kẻ hôm nay hết mực trung thành, ca ngợi chế độ, chửi bới, bôi nhọ, thậm chí đàn áp người yêu nước, ngày mai sẽ quay ngoắt lại phủ nhận quá khứ, tung hô chế độ mới hơn ai hết.

Trong những giây phút sa cơ thất thế, trước khi bị xử bắn như cả hai vợ chồng nhà lãnh đạo Roumania, Nicolae Ceauşescu, bị lôi ra khỏi chỗ ẩn nấp cho tới khi bị treo cổ như cựu Tổng thống Iraq, Saddam Hussein, hay vẫn đang phải chạy trốn như cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych… những con người từng một thời quyền sinh quyền sát trong tay đó có lẽ đều có một suy nghĩ chung: Giá như được làm lại, giá như còn cầm quyền, họ sẽ bớt tham lam, bớt tàn ác hơn, chịu khó lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, chịu chia sẻ bớt quyền lực cho những cá nhân, đảng phái đối lập thì có lẽ không đến nỗi bị một kết cục như thế.

Nhưng có ai đang ở trên đỉnh cao quyền lực, hưởng hết mọi của cải trong nhân dân mà nghĩ được như vậy đâu. Còn quyền là còn hưởng, còn đàn áp, mặc kệ lợi ích của đất nước, khát vọng của nhân dân.

Nhà cầm quyền VN hôm nay cũng vậy thôi.

Cũng có thể họ tự tin vì người dân VN đa số hoặc vẫn chưa nhận ra, hoặc vẫn sợ hãi, hoặc thờ ơ không quan tâm đến chuyện chính trị; phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ thì còn quá yếu, chưa có một cá nhân, tổ chức, đảng phái nào đủ mạnh để có thể đối mặt với họ. Nhưng như đã nói, với xu hướng chung của thế giới là đều đi đến một thể chế, mô hình chính trị tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng, pháp trị, đảng và nhà nước cộng sản VN chắc chắn sẽ bị đào thải, không sớm thì muộn.

Đảng cộng sản đã cầm quyền quá lâu, quá đủ để chứng minh với nhân dân có thực sự là một đảng vì dân vì nước hay không, cái công nếu có của đảng đối với đất nước, dân tộc so với tội như thế nào; đảng cộng sản có thực sự muốn thay đổi, muốn đồng hành cùng thế giới tiến bộ và với nhân dân, hay chỉ muốn bảo thủ đến cùng vì quyền lợi của đảng, của các phe nhóm; và đảng đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội cải cách ra sao để đến hôm nay VN trở thành một quốc gia lạc hậu hàng chục, hàng trăm năm ngay cả so với các nước láng giềng, nhìn vào đâu cũng thấy tình hình nát bét…

Sự kiên nhẫn đến mức nhẫn nhục của nhân dân đối với đảng cộng sản đã quá đủ, họ không còn có lý do gì để biện minh được nữa.

Chỉ có điều, càng chậm trễ thì cái hậu quả nặng nề mà đảng cộng sản để lại cho đất nước và nhân dân, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, môi trường, đạo đức xã hội, kể cả sự mất mát về lãnh thổ lãnh hải… sẽ càng lớn, quá trình xây dựng lại từ con số âm ấy sẽ càng lâu, càng vất vả bội phần.

Và điều cuối cùng là về phía những người đang trên đường đấu tranh đòi lại tự do dân chủ, đòi lại quyền làm người cho mình và cho người khác, phong trào dân chủ ở nước ta hiện nay đã quá yếu ớt, manh mún, lại bị nhà cầm quyền sử dụng mọi chiêu trò thâm độc để đánh phá, bôi nhọ, gây chia rẽ, nên đừng vô tình mắc bẫy mà tự mình lại xoay sang bất hòa, đánh lẫn nhau…

Mỗi người tùy theo vị trí, khả năng, tính cách của mình sẽ chọn cách đấu tranh khác nhau, có người mạnh mẽ dứt khoát đến cùng nhưng cũng có người ôn hòa, có người dùng ngòi bút, có người dấn thân, có người tuyên bố ly khai đảng cộng sản, có người âm thầm phía sau hỗ trợ…nhưng có lẽ, tất cả đều chung mục đích mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho VN với một mô hình thể chế chính trị khác. Sự thông cảm, hiểu biết, chia sẻ, gắn kết với nhau là vô cùng quan trọng.

Và có lẽ đã đến lúc tập hợp thành những tổ chức khác nhau cùng đấu tranh (trên thực tế điều này cũng đang diễn ra) để từng người không cảm thấy cô đơn, mệt mỏi, không bị nhà cầm quyền dễ dàng sách nhiễu, cô lập, bức hại cách này cách khác.

Nếu không, VN sẽ mãi mãi đứng ngoài cuộc những sự biến chuyển của thế giới, mãi mãi "nhỡ tàu" như từ trước cho đến nay.

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA VÁCLAV HAVEL ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN BẰNG TIẾNG VIỆT

Nguồn vanlang.eu

8.1.2014

Hai năm sau ngày mất của Václav Havel, một tuyển tập những tiểu luận quan trọng nhất của ông đã được giới thiệu tới độc giả Việt Nam. Điều đặc biệt và thú vị là bản dịch các bài viết này đến với người Việt trong nước bằng đúng cách nó đã đến với người Tiệp khi Havel lần đầu công bố – qua con đường samizdat – phát hành độc lâp không qua hệ thống kiểm duyệt của chính quyền. "Quyền lực của kẻ không quyền lực" đã được âm thầm chuẩn bị, in ấn bởi Nhà xuất bản Giấy Vụn, một nhà xuất bản ngoài luồng có ảnh hưởng và uy tín trong nước. Người sáng lập và điều hành Giấy Vụn, nhà thơ Bùi Chát, đã từng ̣được The International Publishers Association chọn để trao giải Tự Do Xuất Bản năm 2011, tại Buenos Aires, Argentina.

Lời bạt cho tuyển tập xuất bản bằng tiếng Việt đã được một người bạn của Havel, Petr Pithart - cựu chủ tịch Thượng Nghị Viện Cộng Hòa Séc, viết cho độc giả Việt Nam. Petr Pithart từng là phát ngôn viên của Hiến Chương 77. Václav Bělohradský một trong những triết gia đương thời cũng đã viết cho tuyển tập này.

Bài viết quan trọng nhất cùng tên với tuyển tập "Quyền lực của kẻ không quyền lực" đã mô tả chi tiết hệ thống toàn trị và chỉ ra con đường giải phóng con người khỏi hệ thống đó: sống trong sự thật và hành xử theo đạo lý. Sự thật luôn là vũ khí quan trọng nhất của những kẻ không có quyền lực chống lại cỗ máy quyền lực luôn tìm cách biến từng con người thành những đinh ốc của mình. Tư tưởng này cũng xuyên suốt những hoạt động của Havel và nhóm Hiến Chương 77 cho đến tận sau này. Bài viết hoàn toàn có ý nghĩa thời sự trong hoàn cảnh Việt Nam, nó giải thích vì sao chế độ luôn cố gắng đi tìm sự chính danh trên nền tảng đạo đức giả của mình. Người đọc sẽ ngạc nhiên vì sự giống nhau đến kinh ngạc của hệ thống toàn trị cộng sản trên khắp thế giới. Nếu thời Havel người bán rau quả trưng khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại" trong quầy hàng để biểu lộ sự lệ thuộc của mình với hệ thống, thì tương tự tại Việt Nam ngày nay, dòng chữ "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam / Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc" có mặt trên tất cả các loại giấy tờ, từ đơn xin học cho con đến bản khai lý lịch, hay thư khiếu kiện của dân oan.

Những bài viết còn lại cũng là những suy nghĩ, tư liệu quan trọng của Havel trong suốt giai đoạn đấu tranh bất bạo động, có lúc bị cầm tù, trước 1989, gắn liền với phong trào Hiến Chương 77, trước khi ông trở thành tổ̀ng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc tự do.

Hiến Chương 77 cùng với những ý tưởng của Havel đã và đang là nguồn cảm hứng cho các phong trào đấu tranh chống các hệ thống toàn trị trên thế giới: Khối 8406 tại Việt Nam, Charta 08 tại Trung Quốc, Charta 97 tại Belorus... Và hơn thế Havel luôn đứng về phía họ cho đến tận phút cuối của đời mình.

Trong một thư ngỏ gửi cho Khối 8406 vào tháng 5/2006 Havel cùng 50 cựu thành viên Hiến Chương 77 đã viết: "Chúng tôi đã được biết đến "Tuyên Ngôn Dân Chủ và Tự do cho Việt Nam 2006" của các bạn. Chúng tôi rất trân trọng biểu hiện can đảm của các bạn trong hoàn cảnh chính trị tương tự như ở nước chúng tôi năm 1977, khi văn kiện cơ sở của Hiến Chương 77 được công bố. Chúng tôi biết rằng các bạn đang phải hứng chịu nguy cơ bị các cơ quan chính quyền truy nã, và chúng tôi hy vọng rằng mỗi biểu hiện đoàn kết sẽ là sự khích lệ và tăng cường sức mạnh cho các bạn.... Chúng tôi xin chúc cho nỗ lực của các bạn sẽ dẫn đến việc thiết lập nền tự do trong khoảng thời gian ngắn hơn là chúng tôi đã đạt được trong phong trào Hiến Chương 77"

Khi đến Praha để dự Forum 2000 hồi giữa năm 2013 Aung San Suu Kyi kể lại lúc bà bị quản thúc tại Miến Điện: "Khi tôi nhận những quyển sách của ông tôi đã hăm hở đọc chúng, để biết rằng tôi cần phải tồn tại thế nào trong những năm tháng đấu tranh của mình giống như ông đã tồn tại. Tôi hiểu ra rằng, sự tự do lớn nhất là sống trong sự thật....Lúc bị cầm tù tại gia, tôi biết rằng, có một người luôn đứng về phía tôi. Nhờ có ông tôi đã cảm thấy mình tự do"

"Quyền lực của kẻ không quyền lực" trước hết dành cho những độc giả Việt Nam trong nước, hy vọng rằng nó sẽ được đón nhận như đã từng được đón nhận tại Tiệp Khắc trong những năm tháng đen tối của đất nước này.

Cuối cùng Nhóm Văn Lang lấy làm vinh dự đã góp một phần nhỏ của mình cho sự ra đời của tuyển tập – cùng tham gia dịch, hiệu đính, so sánh với bản gốc bằng tiếng Tiệp. Xin cảm ơn NXB Giấy Vụn về sự tin tưởng này.

Được sự đồng ý của Giấy Vụn, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tất cả các bài viết của Havel trong tuyển tập trên trang www.vanlang.eu theo trình tự:


Sau khi đăng hết các bài, bản PDF với toàn bộ các bài trong tuyển tập sẽ được đưa lên để bạn đọc có thể download về máy mình.



Nhóm Văn Lang

Vũ Thị Phương Anh : Marx và Engels quả thật đã "tự diễn biến"? (Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công)

Nguồn boxitvn

28/02/2014

Vũ Thị Phương Anh

Trong Bản kiểm điểm không đạt yêu cầu đăng trên Bauxite Việt Nam ngày hôm qua (27-2-2014), Tống Văn Công viết: "Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách "Đấu tranh giai cấp ở Pháp", trong đó có đoạn như sau: "Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt".

Cũng trong bản kiểm điểm này, ông lại cho biết: "[P]hát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình."

Một số bạn đọc ngỡ ngàng viết cho chúng tôi, đặt câu hỏi: "Lẽ nào hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản lại "tự diễn biến" như thế?".

Chúng tôi cho đăng hai trích dịch sau đây do Vũ Thị Phương Anh chuyển ngữ, để thấy Tống Văn Công viết có chứng cứ.

Bauxite Việt Nam

Bài viết của F. Engels (Introduction to Karl Marx's The Class Struggles in France 1848 to 1850. Nguồn:marxists.orghttp://www.marxists.org/archive/marx/works/1895/03/06.htm)

But history has shown us too to have been wrong, has revealed our point of view at that time as an illusion. It has done even more; it has not merely dispelled the erroneous notions we then held; it has also completely transformed the conditions under which the proletariat has to fight. The mode of struggle of 1848 is today obsolete in every respect, and this is a point which deserves closer examination on the present occasion.

---------

With this successful utilisation of universal suffrage, however, an entirely new method of proletarian struggle came into operation, and this method quickly took on a more tangible form. It was found that the state institutions, in which the rule of the bourgeoisie is organised, offer the working class still further levers to fight these very state institutions. The workers took part in elections to particular diets, to municipal councils and to trades courts; they contested with the bourgeoisie every post in the occupation of which a sufficient part of the proletariat had a say. And so it happened that the bourgeoisie and the government came to be much more afraid of the legal than of the illegal action of the workers' party, of the results of elections than of those of rebellion.

For here, too, the conditions of the struggle had changed fundamentally. Rebellion in the old style, street fighting with barricades, which decided the issue everywhere up to 1848, had become largely outdated.

-------

The irony of world history turns everything upside down. We, the "revolutionaries", the "overthrowers" — we are thriving far better on legal methods than on illegal methods and overthrow. The parties of order, as they call themselves, are perishing under the legal conditions created by themselves. They cry despairingly with Odilon Barrot: la légalité nous tue, legality is the death of us[463]; whereas we, under this legality, get firm muscles and rosy cheeks and look like life eternal. And if we are not so crazy as to let ourselves be driven to street fighting in order to please them, then in the end there is nothing left for them to do but themselves break through this dire legality.

Nhưng lịch sử đã chứng minh chúng ta quá sai lầm, cho thấy quan điểm của chúng tôi tại thời điểm đó chỉ như một ảo ảnh. Thậm chí, lịch sử còn đã làm nhiều hơn thế; nó không chỉ đơn thuần xua tan những khái niệm sai lầm mà chúng tôi đã giữ trong đầu lúc ấy, mà nó cũng đã thay đổi hoàn toàn những điều kiện mà trong đó giai cấp vô sản phải chiến đấu. Phương pháp đấu tranh của năm 1848 ngày nay đã lỗi thời trên tất cả mọi khía cạnh, và đây là điểm mấu chốt mà lúc này chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng.

--------------

Tuy nhiên, với sự thành của công việc áp dụng phổ thông đầu phiếu, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới của giai cấp vô sản được đưa vào hoạt động, và phương pháp này nhanh chóng được áp dụng thường xuyên hơn. Có thể thấy rằng các cơ quan nhà nước, nơi giai cấp tư sản được tổ chức việc cai trị của mình, lại cũng là nơi cung cấp cho các tầng lớp lao động những đòn bẩy để chống lại chính các cơ quan nhà nước này. Người lao động đã tham gia vào cuộc bầu cử theo cách riêng phù hợp với mình, tham gia hội đồng thành phố và các tòa án thương mại, họ tranh cử cùng với giai cấp tư sản trong mỗi vị trí ở các ngành nghề mà trong đó có sự hiện diện và tiếng nói mạnh mẽ của giai cấp vô sản. Và do đó, giờ đây giai cấp tư sản và chính phủ trở nên e ngại hoạt động hợp pháp của đảng của giai cấp công nhân còn hơn cả những hành động bất hợp pháp; và họ cũng sợ kết quả của các cuộc bầu cử hơn là những vụ nổi loạn.

Bởi vì chính ở đây, các điều kiện của cuộc đấu tranh cũng đã thay đổi về cơ bản. Nổi loạn là cách làm đã cũ, những cuộc đấu tranh trên đường phố với các rào chắn đấu với rào chắn, phương cách đã giúp giải quyết vấn đề vào năm 1848, giờ đây hâu như đã hoàn toàn lỗi thời.

-------

Sự trớ trêu của lịch sử thế giới đã làm đảo lộn tất cả. Chúng tôi, những "nhà cách mạng", các "người lật đổ" – chúng tôi đang phát triển tốt hơn nếu sử dụng các phương pháp hợp pháp hơn là các phương pháp bất hợp pháp và lật đổ. Các bên thuộc cái trật tự chung, như họ tự gọi mình, lại bị tổn hại dưới các điều kiện pháp lý do chính mình tạo ra. Họ kêu khóc tuyệt vọng: sự hợp pháp đã tạo ra cái chết của chúng ta [463], trong khi đó đối với chúng tôi, chính sự hợp pháp này lại làm cho chúng tôi có được cơ bắp săn chắc, đôi má hồng và dường như một sự sống đời đời. Và nếu chúng ta không quá ngu đến nỗi cứ lao ra đường chiến đấu để làm cho họ vui lòng, thì thực ra cuối cùng họ sẽ bị hủy diệt bằng chính cái tính hợp pháp thê thảm kia.

Bài viết của K. Marx (La Liberté Speech. Nguồn: marxists.org)

In the 18th century, the kings and the potentates were in the habit of meeting at The Hague to discuss the interests of their dynasties.

It is precisely in this place that we wanted to hold our workers' meeting, despite attempts to arouse apprehensions among us. We wanted to appear amid the most reactionary population, to reinforce the existence, propagation, and hope for the future of our great Association [International Working Men's Association].

When our decision became known, it was rumored that we sent emissaries to prepare the ground. Yes, we do not deny that we have such emissaries everywhere, but they are mostly unknown to us. Our emissaries in The Hague were the workers whose labor is as toilsome as that of our emissaries in Amsterdam, who are likewise workers, laboring 16 hours a day. Those are our emissaries; we have no other; and in all the countries where we recruit we find them prepared to receive us with open hearts, because they understand immediately that we strive to improve their lot.

The congress at The Hague has brought to maturity three important points:

It has proclaimed the necessity for the working class to fight the old, disintegrating society on political as well as social grounds; and we congratulate ourselves that this resolution of the London Conference will henceforth be in our Statutes.

In our midst there has been formed a group advocating the workers' abstention from political action. We have considered it our duty to declare how dangerous and fatal for our cause such principles appear to be.

Someday the worker must seize political power in order to build up the new organization of labor; he must overthrow the old politics which sustain the old institutions, if he is not to lose Heaven on Earth, like the old Christians who neglected and despised politics.

But we have not asserted that the ways to achieve that goal are everywhere the same.

You know that the institutions, mores, and traditions of various countries must be taken into consideration, and we do not deny that there are countries -- such as America, England, and if I were more familiar with your institutions, I would perhaps also add Holland -- where the workers can attain their goal by peaceful means. This being the case, we must also recognize the fact that in most countries on the Continent the lever of our revolution must be force; it is force to which we must some day appeal in order to erect the rule of labor.

The Hague Congress has granted the General Council [London-based administrative body of IWMA] new and wider authority. In fact, at the moment when the kings are assembling in Berlin, whence are to be issued new and decisive measures of oppression against us by the mighty representatives of feudalism and of the past -- precisely at that moment, when persecution is being organized, the congress of The Hague considered it proper and necessary to enlarge the authority of the General Council and to centralize all action for the approaching struggle, which would otherwise be impotent in isolation. And, moreover, where else could the authorization of the General Council arouse disquiet if not among our enemies? Does the General Council have a bureaucracy and an armed police to compel obedience? Is not its authority entirely a moral one, and does it not submit its decisions to the judgment of the various federations entrusted with their execution? Under such conditions -- without an army, without police, without courts -- on the day when the kings are forced to maintain their power only with moral influence and moral authority, they will form a weak obstacle to the forward march of the revolution.

Finally, the congress of The Hague has moved the headquarters of the General Council to New York. Many, even among our friends, seem to have wondered at such a decision. Do they then forget that America will be the workers' continent par excellence, that half a million men -- workers -- emigrate there yearly, and that on such soil, where the worker dominates, the International is bound to strike strong roots? Moreover, the decision of the congress gives the General Council the right to employ [in Europe] any members whose collaboration it considers necessary and useful for the common welfare. Let us trust its prudence and hope it will succeed in selecting persons who will be capable or carrying out their task and who will understand how to hold up the banner of our Assocation in Europe with a firm hand.

Citizens, let us think of the basic principle of the International: Solidarity. Only when we have established this life-giving principle on a sound basis among the numerous workers of all countries will we attain the great final goal which we have set ourselves. The revolution must be carried out with solidarity; this is the great lesson of the French Commune, which fell becaue none of the other centres -- Berlin, Madrid, etc. -- developed great revolutionary movements comparable to the mighty uprising of the Paris proletariat.

So far as I am concerned, I will continue my work and constantly strive to strengthen among all workers this solidarity that is so fruitful for the future. No, I do not withdraw from the International, and all the rest of my life will be, as have been all my efforts of the past, dedicated to the triumph of the social ideas which -- you may be assured! -- will lead to the world domination by the proletariat.

Vào thế kỷ 18, các vị vua cùng các quần thần có thói quen họp tại The Hague (Hà Lan) để thảo luận về lợi ích của các triều đại của mình.

Và đây cũng chính là nơi chúng ta quyết định tổ chức cuộc họp công nhân, bất chấp những nỗ lực tạo ra sự ngờ vực đối với chúng ta. Chúng ta muốn xuất hiện ngay trong tại nơi mà người dân có tư tưởng phản cách mạng nhất, để củng cố cho sự tồn tại, lan truyền, và niềm hy vọng cho tương lai của Hiệp hội vĩ đại của chúng ta [Hiệp hội những người lao động quốc tế].

Khi mọi người biết về quyết định của chúng ta, có tin đồn rằng chúng ta đã gửi sứ giả đến để chuẩn bị dư luận từ trước. Có, chúng ta không phủ nhận rằng chúng ta có các sứ giả như vậy ở khắp mọi nơi, nhưng đa số những người này chính chúng ta cũng không biết. Sứ giả của chúng ta ở The Hague là những người lao động với những công việc cũng cực nhọc như các sứ giả ở Amsterdam, vốn cũng là những công nhân, lao động đến 16 giờ một ngày. Đấy, sứ giả của chúng ta là như thế, chúng tôi không có những sứ giả nào khác, và trong tất cả các quốc gia mà chúng ta đang chiêu mộ, chúng tôi đều thấy họ đã sẵn sàng để tiếp nhận chúng ta với trái tim rộng mở, bởi vì ngay lập tức họ hiểu rằng chúng ta đang nỗ lực để cải thiện số phận của chính họ.

Đại hội tại thành phố The Hague lần này cho thấy những điểm sau đây đã thực sự chín muồi:

Đại hội khẳng định sự cần thiết của việc giai cấp công nhân phải đấu tranh chống lại cái xã hội cũ đang tan rã dựa trên những lý do chính trị cũng như xã hội, và chúng ta có quyền tự chúc mừng chính mình rằng quyết nghị này của Hội nghị London từ nay về sau sẽ nằm trong Điều lệ của chúng ta.

Đã có những người trong chúng ta kêu gọi những người lao động từ bỏ các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã tự thấy mình có trách nhiệm phải tuyên bố rằng những nguyên tắc ấy thật nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của sự nghiệp mà chúng tôi theo đuổi.

Một ngày nào đó giai cấp công nhân phải nắm lấy quyền lực chính trị để xây dựng tổ chức mới của những người lao động, họ phải lật đổ cái nền tảng chính trị cũ mà trên đó những thể chế cũ được duy trì, nếu như họ không muốn để vuột mất thiên đường trên trái đất, như những người Kitô hữu cũ vốn đã bỏ quên và coi thường chính trị.

Nhưng chúng tôi không khẳng định rằng cách để đạt được mục tiêu nói trên là giống nhau ở khắp mọi nơi.

Các bạn đều hiểu rằng các thể chế, tập tục và truyền thống của các quốc gia khác nhau cần phải được xem xét, và chúng tôi không phủ nhận rằng có một số quốc gia – chẳng hạn như Mỹ, Anh, và nếu tôi hiểu rõ hơn về các định chế của các bạn thì có lẽ tôi cũng có thể thêm cả Hà Lan vào danh sách này – mà ở nơi ấy các công nhân có thể đạt được mục tiêu của họ bằng biện pháp hòa bình. Và dù hiểu rõ điều này, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là tại hầu hết các nước tại Châu Âu thì đòn bẩy của cuộc cách mạng của chúng ta phải là bạo lực; bạo lực là cái mà chúng ta sẽ có ngày phải sử dụng đến để thiết lập được sự cai trị của người lao động.

Đại hội Hague đã trao cho Đại hội đồng [cơ quan quản lý có trụ sở đặt tại London của HHNNLĐQT] thẩm quyền mới với phạm vi rộng hơn. Trong thực tế, tại thời điểm này khi các vị vua chúa đang tập hợp tại Berlin, nơi sẽ phát ra các biện pháp đàn áp mới mang tính quyết định để chống lại chúng ta từ những kẻ đại diện hùng mạnh của chế độ phong kiến ​​và của quá khứ – thì ngay chính tại thời điểm đó, khi người ta đang chuẩn bị cho việc đàn áp, Đại hội The Hague nhận thấy việc mở rộng thẩm quyền của Đại hội đồng và tập trung tất cả hành động cho cuộc đấu tranh đến gần là một điều thích hợp và cần thiết, vì nếu không thì chính Đại hội đồng sẽ bị bất lực trong sự cô lập. Và, hơn nữa, còn ai khác có thể băn khoăn về việc trao thêm quyền cho Đại hội đồng nếu không phải là chính những kẻ thù của chúng ta? Đại hội đồng có tồn tại một bộ máy hành chính và cảnh sát vũ trang bắt buộc mọi người vâng lời hay sao? Chẳng phải là quyền lực của nó chỉ hoàn toàn là quyền lực đạo đức sao, và chẳng phải các quyết định của nó đều phải trải qua sự phán xét của các liên đoàn khác nhau mà nó đã ủy thác để thực hiện hay sao? Trong điều kiện như vậy – hoàn toàn không có quân đội, không có cảnh sát, không có tòa án – vào cái ngày mà các vị vua chúa buộc phải duy trì quyền lực của họ, thì chỉ với ảnh hưởng và thẩm quyền về đạo đức, họ sẽ trở thành một trở lực yếu ớt trên con đường tiến về phía trước của cuộc cách mạng.

Cuối cùng, Đại hội The Hague đã chuyển trụ sở của Hội đồng đến New York. Nhiều người, trong đó có cả những người bạn của chúng ta, có vẻ như đã thắc mắc tại sao lại có một quyết định như vậy. Những người đó hẳn đã quên rằng nước Mỹ rồi sẽ là một lục địa ưu tú nhất của người lao động, nơi hàng năm có đến nửa triệu người – đều là công nhân – di cư đến, và cũng quên rằng trên vùng đất đó, nơi người lao động chiếm đa số, Quốc tế sẽ bén rễ mạnh mẽ, hay sao? Hơn nữa, quyết định của Đại hội đã trao cho Đại hội đồng quyền sử dụng [ở châu Âu] bất kỳ thành viên nào mà sự hợp tác của họ được xét là cần thiết và hữu ích cho lợi ích chung. Chúng ta hãy tin tưởng vào sự thận trọng của Đại hội đồng và hy vọng nó sẽ thành công trong việc lựa chọn những người có khả năng thực hiện nhiệm vụ, cũng như những người biết cách làm thế nào để giương lên các biểu ngữ của Hiệp hội ở châu Âu với đôi tay vững chắc.

Hỡi các công dân, chúng ta hãy nghĩ đến nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: Đoàn kết. Chỉ khi chúng ta đã thiết lập nguyên tắc sống còn này trên một nền tảng vững chắc giữa những người lao động trên tất cả các nước thì chúng ta mới mong đạt được mục tiêu cuối cùng tuyệt vời mà chúng ta đã thiết lập cho chính mình. Các cuộc cách mạng đều phải được thực hiện với tinh thần đoàn kết, đây là bài ​​học lớn của Công xã Pháp, vốn đã sụp đổ vì không ai trong số các trung tâm khác – Berlin, Madrid, v.v. – phát triển được phong trào cách mạng có quy mô lớn tương đương với các cuộc nổi dậy vĩ đại của giai cấp vô sản Paris.

Về phần tôi, tôi sẽ tiếp tục công việc của mình và không ngừng phấn đấu để tăng cường tình đoàn kết giữa tất cả các công nhân để có được kết quả tốt đẹp cho tương lai. Không, tôi không rút khỏi Quốc tế, và tất cả phần đời còn lại của tôi, cũng như tất cả nỗ lực của tôi trong quá khứ, sẽ luôn hiến dâng cho ngày chiến thắng của các ý tưởng xã hội mà một ngày nào đó – vâng, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng điều này – sẽ dẫn đến sự thống trị của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.

Dịch giả gửi trực tiếp cho cho BVN.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

canhco. Ông Truyền (Tồng thanh tra Chính phủ) nuôi vịt.

Nguồn rfablog
Wed, 02/26/2014 - 14:56 — canhco

Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych có lẻ khó ngờ được ngày hôm nay lại trở thành kẻ đào tẩu, khi trước đây chỉ vài tuần vẫn còn nghĩ rằng chiếc ghế tổng thống của ông đáng ra phải nạm vàng thay vì chỉ bọc nhung nằm trong dinh tiếp khách.

Đâu đó trong một ngôi nhà tồi tàn tạm trú trên đường chạy trốn, tay vặn vòi nước làm bằng inox lạnh lẽo ông Viktor Yanukovych làm sao quên chỉ vài ngày trước thôi ông còn vặn vòi nước bằng vàng ròng trong nhà, cũng như thưởng thức những thứ xa hoa khác mà một đời tổng thống ông "dành dụm" được, để giờ đây bị người khác sung công mặc dù họ trầm trồ thán phục. Và sự trầm trồ có thật ấy đi liền với lời kết án nặng nề mà bất cứ nhà độc tài nào cũng phải nhận lãnh khi quyền lực bị nhân dân đạp đổ.

Sở thích chung của tất cả các nhà độc tài kim cổ là ao ước sống trong một cung điện càng nguy nga càng thích thú. Sự xa hoa ấy vô giới hạn tùy vào trí tượng của họ hay các tay cố vấn cộng với số tài sản ăn cắp từ người dân nhiều lên tới mức nào. Càng ao ước xa hoa, càng phải tìm thêm nguồn tiền để tích lũy. Tiền tích lũy càng cao lòng oán hận của người dân càng nặng. Cuối cùng thì cái vòng tròn ấy luôn luôn kết thúc bằng thảm kịch của kẻ ham mê quyền lực và nhiều khi cái chết của cả gia đình tùy vào sự bóc lột dân chúng của đương sự tàn nhẫn đến đâu.

Những đồng tiền dính đầy máu tự nó có tiếng rên xiết dù đã biến thành vàng, thành những chiếc xe hơi đắt giá hay thành những chiếc du thuyền cực kỳ chói sáng. Với số lương 100 ngàn USD một năm, không biết trong khi Viktor Yanukovych cầm quyền báo chí của Ukraine có bài viết nào ca tụng sự thanh liêm của ông như người ta thường thấy trong thể giới độc tài toàn trị hay không, nhưng theo truyển thông quốc tế thì sau khi ông bỏ chạy người dân phát hiện hàng đống giấy tờ trôi sông gần dinh thự của ông ta cho thấy những khoản tiền chi thu bất chính cùng một tấm chi phiếu 12 triệu đô la chưa kịp rút ra. Số tiền này có thể được ký từ những nhóm lợi ích của Ukraine, những tỷ phú khuynh loát nước này từ khi tổng thống Viktor Yanukovych cầm quyền.

Ông Viktor Yanukovych tuy ở Ukraine xa xôi nhưng hoàn toàn có thể yên tâm rằng ông không phải là kẻ cô đơn, ít nhất tại đất nước mà ông đã từng có cơ hội trông thấy vào năm 2011, và cũng ít nhất đang có một người giống ông, bị báo chí lật qua lật lại để tìm hiểu xem tại sao lại có người lương thì ít mà bổng thì nhiều đến nỗi xây hẳn một biệt dinh xa hoa tuy không bằng dinh thự của Viktor Yanukovych nhưng cũng có thể làm cho cả đất nước Việt Nam mắt chữ O mồm chữ A.

Người ấy là một bao công của "thời đại Hồ Chí Minh", cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng thanh tra Chính phủ: ông Trần Văn Truyền.

Cách đây 3 năm, ngày 2 tháng Hai năm 2011 tờ Thời báo kinh tế Việt Nam có bài phỏng vấn ông Tồng thanh tra Chính phủ này với nội dung xoay quanh những khó khăn mà ở cương vị Tổng thanh tra ông gặp phải đó là vấn đề đút lót, cả nể, hay cơ chế khó khăn mà ông gặp trong khi nhận chức vụ này.

Trong câu mở đầu người phóng viên đã viết "Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là "ép xác", gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá".

Cứ thế bài báo dẫn người đọc một mạch xông vào những ngóc nghách mà một thanh tra chính phủ phải đối đầu, phải tự hành xác mình để tranh đấu trước những cám dỗ khó quay lưng. "ép xác" và "phảng phất buồn" là hai cụm từ miêu tả được chân dung của ông Truyền: một đại tài tử chuyên đóng phim khoa học viễn tưởng.

Ngày 21 tháng 2 năm 2014 ba năm sau khi bài tụng ca ông Truyền xuất hiện, báo Người Cao Tuổi đưa hình ảnh và chi tiết về tài sản ông Tổng thanh tra làm người đọc ngẩn ngơ. Tuy không phải là bom tấn nhưng không thua gì mìn tự tạo của các tay đánh bom tự sát Al Qaeda.

Sức công phá của nó tuy gói gọn trong phạm vi một thanh tra chính phủ nhưng có sức chấn động âm ỉ và câu hỏi về tính minh bạch của đảng cộng sản một lần nữa được đặt lên bàn cân. Sở dĩ dư luận cân cái gọi là minh bạch ấy vì nhiểu lý do, mà lý do lớn nhất là trong cương vị một thanh tra, đại diện cho cả chính phủ, với đồng lương không thể mua nổi một chiếc xe hơi đời mới sau khi về hưu nhưng lại tậu được dinh cơ hàng trăm tỷ bạc với kiến trúc nội thất xa hoa trên cái nền đất vẫn còn nghi vấn do tham ô cấp tỉnh mới có được. Bài báo chi tiết đến chiếc giường hàng chục tỷ của ông Truyền cùng những căn nhà vệ tinh khắp nơi đã khiến báo chí nhảy vào cuộc.

Dù muốn hay không ông Truyển cũng phải trả lời về những cáo buộc ấy. Và ông trả lời như không trả lời gì cả: "báo Người Cao Tuổi nói quá lời".

Ơ hay, báo này đã cao tuổi và vì vậy phải biết hậu quả nếu quá lời đối với một Thanh tra chính phủ dù đã về hưu thì hậu quả sẽ như thế nào chứ? Ông Truyền không phải là Chủ tịch nước, hay Thủ tướng hoặc Tổng bí thư nên cơ ngơi của ông không thể sánh với tổng thống Ukraine. Tuy nhiên tính toán trên cơ sở lương tiền và tất cả bổng lộc công khai hợp pháp của ông thì cả trăm năm sau cũng không thể làm chủ một biệt dinh cùng hàng chục căn nhà khắp nơi như thế.

Hết Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nơi ông có căn biệt dinh ấy cho tới con gái ông nói về nguồn tiền mà ông có do người em kết nghĩa hảo tâm nào đó biếu tặng. Cán bộ dưới quyền ông tại Bến Tre đang hết lòng trả ơn do ông "tha" không "trảm" họ trong quá khứ. Đó là luật chơi của thế giới cộng sản và luật này luôn luôn thắng bởi không có một bên thứ ba nào chứng minh sự thật ấy có tồn tại hay không.

Con gái ông nói ông có người em kết nghĩa cho tiền để cất nhà vì thấy ông quá nghèo. Phát biểu này chấp nhận được vì ai thấy nghèo mà không thương? Cho tiền ông cất nhà là biểu hiện cái tình thương ấy mà thôi. Nhưng quan trọng là cái sự thương ấy có khác với cái thương của ông cán bộ Bến Tre hay không. Người em kết nghĩa "thương" đột xuất này làm gì đủ giàu để có thể cho ông Truyền cả một biệt dinh như vậy và cái giàu ấy có liên quan gì đến chức năng của một ông Tổng thanh tra Chính phủ đối với mối thân tình được gọi là kết nghĩa hay không?

Là một Tổng thanh tra Chính phủ trong hoàn cảnh đất đai bị cướp bóc mọi nơi nhưng ông Truyền không điều tra ra được một vụ án tham nhũng đất đai tầm cỡ nào và vì vậy dân oan không ai đem biếu cho ông dù chỉ một bó hoa để cám ơn. Thế nhưng rất nhiều người không phải là nông dân nhưng đất đai không tính hết đã biếu hoa cho ông. Những bó hoa được quy ra tiền. Và quy rất "chênh lệch".

Có lẽ những đồng tiền chênh lệch ấy là những viên gạch xây biệt dinh cho ông Truyền chăng? hay ông còn làm thêm nghề gì khác ngoài Tổng thanh tra?

Có anh phóng viên ghi rằng mọi sự chú ý quá mức vào cái giàu của Ông Truyền là không công bằng. Nhà báo nhận xét: "Người viết bài này đã có dịp rong ruổi từ Nam chí Bắc, chiêm ngưỡng những dinh thự hoành tráng gấp nhiều lần căn biệt thự của ông Truyền, ngắm những chiếc siêu xe vài triệu USD mà đôi khi chủ nhân chỉ là một chủ đầm tôm hay một "trùm nuôi vịt" xuất sắc".

Thật là một so sánh tinh vi và không kém phần hài hước. Ông Truyền không nuôi tôm nhưng ông đích thị là một trùm nuôi vịt xuất sắc: ông nuôi… vịt trời để khi có ai hỏi thì ông nói vịt đã bay về nơi vô định.

Biệt dinh của ông Truyền rồi sẽ chỉ là một câu chuyện sớm trở thành cổ tích như nhiều câu chuyện tương tự trước đây. Vụ việc của ông Truyền không may nổ ra cùng lúc với sự việc Tổng thống Ukraine bị lật đổ. Báo chí lấy ông Truyền làm cái cớ để cảnh báo với những người khác cao hơn ông về chức vụ, giàu hơn ông về tài sản, và chắc chắn là tội ác cũng cao hơn ông về mức độ hành hạ dân chúng.

Chỉ mong sáng mai sau khi thức dậy không thấy báo chí quốc tế đưa hình ảnh ông cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền quỳ gối trước dân oan như cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi trước người dân nước họ.

Mọi cái quỳ gối muộn màng đều có kết quả bi đát.

Semen Novoprudsky : Báo động đỏ (Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng)

Nguồn phamnguyentruong

Ngày 27 tháng 02 năm 2014


Phạm Nguyên Trường dịch
Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng
Những người bị giết và bị thương ở Kiev chính là nạn nhân của một nhà nước rõ ràng là đã thất bại. Nếu tháng 11 năm 2013 ông Yanukovych lặng lẽ ký thỏa thuận hợp tác với EU, và không tham gia vào vụ tiền tống bỉ ổi nhắm vào Moscow và Brussels thì đã không có các nạn nhân này.
Ở đâu không có nhà nước thực sự thì những bi kịch đẫm máu chắc chắn sẽ lặp đi lặp lại.
Nhưng đấy không chỉ là bi kịch của Ukraine. Gần một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, gần như ở tất cả mọi nơi trong không gian hậu Xô Viết đều không có nhà nước thực sự. Nga, khác với Ukraine là được dầu và khí đốt cứu. Trên quốc huy của chúng ta đáng lẽ phải là giàn khoan dầu và đường ống dẫn khí chứ không phải là đại bàng hai đầu. Những đồng dollar thu được từ dầu và khí đốt hiện đang che chắn được cái lỗ thủng chưa xây xong của nhà nước Nga


Cho đến nay, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn còn rất nhiều điểm chung. Cụ thể là những dấu hiệu chung chứng tỏ rằng họ đã không xây dựng được một nhà nước vững chắc. Dễ hiểu là hơn hai thập kỷ một chút là thời gian quá ngắn để xây dựng nhà nước từ con số không. Nhưng nó vẫn là phần ba cuộc đời của một con người tương đối thọ. Trong thời gian này có thể tạo ra ít nhất là một bộ khung của Nhà nước. Nhưng ở các nước của chúng ta người ta mới xây dựng được những biệt thự-pháo đài của chính quyền, đề chính quyền trốn khỏi những người dân sống bên ngoài những bức tường của pháo đài mà thôi.
Có thể nói mà không sợ sai rằng Cộng đồng các quốc gia độc lập là Cộng đồng của quốc gia chưa hoàn thiện. Những biểu hiện chính của các cấu trúc nhà nước không ổn định, quai thai ở Nga, ở Ukraine, ở Belarus cũng như Uzbekistan, Tajikistan, Armenia và Azerbaijan đều giống nha.

Thứ nhất, về nguyên tắc là không thay được chính quyền lực bằng con đường hòa bình vì không có một cơ chế hợp pháp cho việc thay đổi như thế. Chính phủ hiện hành ở những nước này, về nguyên tắc, không cho phép khả năng mình sẽ thất bại trong các cuộc bầu cử. Kết quả là, bất kỳ cuộc bầu cử tổng thống nào ở Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng hoặc biến thành một trò hề của những vụ gian lận hàng loạt, hoặc là biến thành một cuộc trưng cầu dân ý, thực chất là kéo dài quyền lực cho đến hết đời của nhà cầm quyền.
Còn trong giai đoạn giữa các cuộc bầu cử thì các nhà lãnh đạo này tìm cách diệt sạch những đối thủ thực sự. Nếu không làm được như thế thì sẽ có những cuộc đảo chính đẫm máu (sau khi Liên Xô tan rã đã từng xảy ra ở Gruzia, Azerbaijan và Kyrgyzstan).
Cuối cùng là những vụ làm xiếc vô liêm sỉ với hiến pháp, tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo ngồi ở ghế tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Thay đổi độ dài của một nhiệm kỳ tổng thống - và thế là mốc tính thời gian của hai nhiệm kỳ được khởi động lại từ đầu (đấy là trường hợp của các nước Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan). Để tạo ra ảo ​​giác về sự thay đổi quyền lực và bỏ qua các quy định Hiến pháp về việc không được ứng cử ba nhiệm kì liền, người ta bổ nhiệm một tổng thống gỉa (nước Nga ). Còn trong tập đoàn cầm quyền thì người ta chọn một kẻ kế nhiệm đáng tin cậy, rồi sau đó làm mọi việc, cả có thể lẫn không thể, nhằm ngăn chặn chiến thắng của phe đối lập (Armenia).
Dấu hiệu thứ hai của quốc gia chưa hoàn thiện là chế độ cầm quyền tiến hành tư nhân hóa đất nước và chia tài sản đang hoạt động cho những kẻ thân cận. Tất nhiên là các chế độ quân chủ cũng làm như thế, nhưng dù sao đấy cũng là nhà nước hợp pháp.
Trên lãnh thổ của Liên Xô dường như chưa có các vương quốc, vương triều và các đế chế Hồi giáo. Nhưng hầu hết tổng thống đều cư xử như các ông vua, sa hoàng hay quốc vương Hồi giáo. Chỉ có điều là bất hợp pháp mà thôi.
Do đó chính quyền lực ở các nước SNG không muốn bị thay thế, họ sợ đến chết việc sau đây: một chính quyền khác sẽ lên, sẽ tịch thu hết tài sản và sẽ làm lợi cho người của mình và sẽ đàn áp những ông chủ cũ.

Đặc điểm quan trọng thứ ba của của quốc gia chưa hoàn thiện là không có đường lối chính trị và kinh tế tự chủ và rõ ràng. Lấy đâu ra đường lối như thế, nếu toàn bộ nỗ lực của chính phủ là để làm giàu cho cá nhân và nắm giữ tài sản. Thật nghịch lý, nhưng cũng hoàn toàn tự nhiên là các tổng thống muốn cầm quyền suốt đời đối xử với tài sản của đất nước cũng chẳng khác gì những tên chiếm đóng và những kẻ làm theo thời vụ.
Họ quan tâm đến tương lai của mình và tương lai của bộ xậu (để không bị lật đổ), chứ không quan tâm tới tương lai của đất nước được giao phó cho họ, chứ chưa nói tới tương lai của dân chúng. Trong khi đang nắm quyền phải lo cho con cái và bạn bè. Chính quyền của quốc gia chưa hoàn thiện bao giờ cũng là ăn uống chứ không phải là sứ mệnh phục vụ đất nước và người dân.
Biểu hiện thứ tư - coi thường quyền tự do của các phương tiện truyền thông đại chúng và các thiết chế của nhà nước. Hầu như trong tất cả các nước SNG đều không có quốc hội bình thường và tòa án bình thương. Quốc hội trở thành món đồ trang trí của dân chủ hay cái mà gần đây chúng ta gọi gọi là chiếc máy in bị khùng – thành cơ chế chuyên tạo ra những bộ luật đàn áp và vô lý, ngăn chặn quyền tự do của người dân. Các phương tiện truyền thông thật sự tự do ở các nước SNG ngày càng ít đi, còn kiểm duyệt thì tăng lên. Trong lĩnh vực này và trong những năm gần đây Nga đã nhanh chóng tiến đến và tiến đến một cách có ý thức với các tiêu chuẩn của những nước độc tài vùng Trung Á.
Tấn công vào các phương tiện truyền thông là hệ quả tự nhiên của sự độc chiếm chính quyền và thiếu trách nhiệm của chính quyền. Các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những hình thức kiểm soát chế độ cầm quyền hiệu quả nhất mà xã hội nắm trong tay. Loại bỏ tất cả các hình thức kiểm soát mình chính là nhiệm vụ quan trọng nhất tất cả các chính quyền vô trách nhiệm.
Máu đổ một cách tàn bạo ở Kiev nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang đối mặt với các mảnh vỡ bị biến dạng, ở mức độ khác nhau, sau sụp đổ về chính trị và kinh tế của Liên Xô, chứ không phải là với những nhà nước độc lập và những quốc gia đang phát triển một cách có kế hoạch.

Một trong những mảnh vỡ đó là Ukraine, nước này có nguy cơ cháy và tan thành những mảnh nhỏ ngay trước mắt chúng ta. Nhưng trong các nước hậu Xô Viết, trong đó có nước Nga, cũng có những rủi ro tương tự. Vì vậy, tiếng vọng từ Kiev cũng có thể bay tới Moscow. Mà có thể bay đến sớm hơn nhiều người vẫn tưởng.

Tống Văn Công : Lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn boxitvn

27/02/2014

Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần "tự nhận một hình thức kỷ luật", tôi đã viết:

Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.

Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.

Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhận được văn thư của đảng ủy cho rằng tự kiểm điểm của tôi "chưa đạt yêu cầu", phải "nghiêm túc viết lại bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật". Cùng với văn thư trên, có bản gợi ý nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải khai trừ: "Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng."

Tôi hiểu, Ban chỉ đạo muốn bảo rằng: Khuyết điểm của tôi là phải tự nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Không làm như vậy thì tôi gây khó cho tổ chức Đảng. Nhưng làm như vậy thì thật là khó cho tôi. Bởi vì cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày là anh lính vệ quốc đoàn, viết đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay go của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to "Các đảng viên cộng sản! Xung phong!". Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng chẳng hiểu!

Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác "lợi ích nhóm", làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước. Giặc "nội xâm" bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc "ngoại xâm". Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả "lưỡi bò" Biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì "16 chữ vàng" và "4 tốt", vì đây là "đồng chí cùng chung ý thức hệ", cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.

Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 25 tháng 2 năm 2014

Tống Văn Công

Phụ lục:

BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU

TỐNG VĂN CÔNG

Ngày 14-2- 2014, tôi được Đảng ủy mời họp tại văn phòng đảng ủy phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM, để nghe chỉ đạo tự kiểm điểm về những khuyết điểm của mình. Do không được trao văn bản, tôi đã ghi chép mấy điểm chính: Từ năm 2009 đã viết hơn 30 bài trái quan điểm của Đảng, đưa lên mạng gây tác động xấu; có 15 cuộc kiểm điểm góp ý mà không sửa chữa; có những bài chống Trung Quốc, gây chia rẽ hai Đảng, hai nước xã hội chủ nghĩa; xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; tự diễn biến hòa bình suy thoái chính trị: cổ vũ tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng, vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm theo Quyết định 47- QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đồng chí Công phải viết bản tự kiểm điểm và tự nhận một hình thức kỷ luật của Đảng.

VÌ SAO TÔI VIẾT BÀI "ĐỔI MỚI ĐẢNG TRÁNH NGUY CƠ SỤP ĐỔ"?

Tháng 9 năm 2009 tôi viết bài trên với mở đầu bằng câu "Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm".

Từ 2005, Trung Quốc bắt đầu bắn giết đuổi bắt ngư dân đòi tiền chuộc. Ngày 9-1-2005, chúng bắn chết 9 ngư dân Hoằng Hóa, Thanh Hóa, bắn bị thương 9 người, bắt sống 9 người đòi tiền chuộc mỗi người hơn 100 triệu đồng. Các hãng tin nước ngoài đưa tin, ta im lặng. Sau 4 ngày, người phát ngôn Trung Quốc Khổng Tuyền tuyên bố "Qua 55 năm quan hệ ngoại giao hai nước đã bước qua giai đoạn phát triển mới vô cùng tốt đẹp". Tiếp theo Bộ Quốc phòng cử đoàn cán bộ quân sự cao cấp sang Trung Quốc học tập chính trị. Nhưng không vì thế mà Trung Quốc giảm bớt các hành động bắn giết, đuổi bắt ngư dân. Tháng 6 năm ngoái (2013), trong khi người dân bức xúc vì liên tiếp hai tàu cá Quảng Ngãi, bị bắn chìm, một ngư dân chết thì báo chí đưa tin ngày 6-6-2013, Bộ Quốc phòng cử 22 cán bộ cao cấp sang Trung Quốc học chính trị, đây là đợt thứ 6.

Năm 2009 còn có chuyện mở đầu thực hiện với Trung Quốc khai thác bôxit Tây Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi liên tiếp ba thư yêu cầu ngưng dự án này với hai lý do: Tây Nguyên là địa bàn an ninh quốc phòng, không nên đưa nước ngoài khai thác; hai là không có hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học tổ chức nhiều cuộc hội thảo và kiến nghị giống như Đại tướng, có nêu thêm cảnh báo sẽ có hàng vạn tấn bùn đỏ trên cao hơn 1000 mét có thể đổ ụp xuống làm miền Đông và Sài Gòn chết khát. Nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn kiên trì thực hiện thông cáo chung đã được TBT Nông Đức Mạnh cam kết với Đảng bạn. Năm 2013, nhà máy Tân Rai đã cho ra sản phẩm. Trung Quốc mua dưới giá thành. Tính ra mỗi năm lỗ khoảng 100 triệu đô la. Những vị có trách nhiệm xin miễn giảm thuế và cam kết từ năm 2020 sẽ lãi to!

Về hiểm họa nội xâm: Tham nhũng tỏ ra bất trị, cứ tăng nhanh từng năm, tháng. Tại Hội nghị Trung ương 3, năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu: "Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ". Là một đảng viên, sao có thể vô cảm trước "sự sống còn" ghê gớm ấy? Tuy nhiên dù rất nhiều cảnh báo góp ý, 6 năm sau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 sáng ngày 26 tháng 12 năm 2011 có đoạn như sau: "Đặc biệt có một câu hỏi lớn rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn kẽ là: Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng? Vướng mắc chính là chỗ nào?".

Như vậy là dù 30 năm với rất nhiều nghị quyết, chỉ thị, tham nhũng vẫn không lùi nhưng Tổng bí thư vẫn cho rằng Nghị quyết, chỉ thị rất đúng!

Sau một năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4, Tổ chức Minh Bạch thế giới xếp hạng Việt Nam tụt 11 bậc về kết quả chống tham nhũng. Nhân loại tiến bộ đã rút ra bài học thực tế rất ngắn gọn về tham nhũng như sau: Tham nhũng là do Nhà cầm quyền độc tài, quyền quyết định của viên chức quá rộng, thiếu công khai minh bạch và quyền tư pháp không độc lập, do đó không kiểm soát được quyền lực.

Lẽ ra những người lãnh đạo của Đảng cầm quyền sau hàng chục năm với nhiều nghị quyết vẫn không chống được tham nhũng thì phải hiểu rằng các nghị quyết ấy sai, hoặc chưa đầy đủ, phải học cách làm của những quốc gia chống tham nhũng thành công đặt ra cho mình những câu hỏỉ từ bài học của nhân loại.

Quan liêu, độc quyền đẻ ra tham nhũng, làm suy thoái Đảng cầm quyền, gây ra khủng hoảng chính trị. Lịch sử 84 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ có chuyện Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị đề cử hai người vào Bộ Chính trị mà bị bác bỏ cả hai và bầu hai người khác. Chưa bao giờ có tình trạng các nhà lãnh đạo công kích nhau trước nhân dân. Chưa bao giờ trong một cuộc họp báo công khai mà ông nói gà, bà nói vịt. (Họp báo đầu năm ngày 7-2, Đinh Thế Huynh nói, báo chí thông tin, bình luận phải có lương tâm và trách nhiệm tạo ra sự đồng thuận, không được phép nói trái làm phân tâm các véctơ phát triển. Sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Tạo đồng thuận không phải là khen xuôi chiều mà phải phát hiện phê phán với tinh thần xây dựng"). Chưa bao giờ có tình trạng nhiều đảng viên tuyên bố bỏ Đảng như bây giờ!

Từ khủng hoảng chính trị đã gây ra khủng hoảng toàn diện cho đất nước. Chỉ xin nêu sơ lược vài nét:

+ Nền kinh tế được hi vọng sẽ sớm xuất hiện "con rồng Việt Nam" đã lâm vào khủng hoảng hai năm trước khủng hoảng của thế giới, đến nay theo Viện trưởng Quản lý kinh tế Trần Đình Thiên, "kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam thì còn ở dưới đáy, bởi nợ xấu, sở hữu chéo, đề án tái cơ cấu tiếp tục nằm trên giấy". (Tại Hội thảo mùa Thu ở Huế)

+ Nông dân kéo đi khiếu kiện vượt cấp hàng chục năm, tới lúc dùng súng chống cưỡng chế. Nguyên chủ tịch tỉnh lúa An Giang Nguyễn Minh Nhị nói: "Bao nhiêu năm theo Đảng giành độc lập, có độc lập rồi thì mất quyền sở hữu ruộng đất, dắt díu nhau lên các khu công nghiệp tìm sống với đồng lương bèo bọt" (báo Nông nghiệp Việt Nam Tết Tân Mão).

+ Giai cấp công nhân được mệnh danh là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng của mình. Nhưng họ đang trong tình trạng cùng khổ chưa từng có. Giống như giai cấp công nhân ở thế kỷ 19 mà Marx – Engels đã mô tả, nhưng còn khổ hơn vì không được phép đình công. Theo Tổng Liên đoàn Lao động lương tối thiểu của họ chỉ đủ cho 60% mức sống tối thiểu, có 94% phải tăng ca, tăng giờ. Họ đã tự tổ chức hơn 5000 cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp vì không được công đoàn lãnh đạo! Trước đây công nhân còn cử ban đại diện ra đối thoại với chủ, nhưng từ 2013 không còn ai dám đứng ra làm đại diện nữa, vì sau khi tình hình ổn định thì người đại diện bị chủ sa thải, hoặc bị bắt về tội kích động đình công.

+ Năm 2013 Công ty tư vấn tài sản WealthX và Ngân hàng Thụy Sĩ UBS thông báo: "Mặc cho kinh tế khó khăn, số người "siêu giàu" ở Việt Nam (có tài sản 30 triệu USD) đã tăng 15%, trong khi đó có 8,1 triệu người nghèo đói". Có thể nêu tên hai người nghèo phải tìm cái chết đã được đăng báo là: Chị Lê Thị Ngọc Nhãn ở Cà Mau trước khi tự tử đã gửi thư cho Trung tá Diện: "Sau khi cháu chết rồi xin chú giúp các con của cháu được vào trại mồ côi. Cháu đội ơn chú đời đời". Chị Nguyễn thị Mỹ Nhân cũng ở Cà Mau tự tử để được công nhận diện nghèo, đã gửi thư cho Đảng ủy xã: "Xin thấu hiểu hoàn cảnh không lối ra của gia đình tôi, sau khi tôi chết, đồng ý cấp sổ nghèo cho chồng con tôi được sống."

+ Đạo đức xã hội băng hoại chưa từng thấy. Một dân tộc sống theo phương châm "thương người như thể thương thân", những năm kháng chiến nhà nhà đêm không gài cửa, ra ngõ gặp anh hùng. Sau 38 năm sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa sao biến đổi ghê gớm như vậy? Con đánh giết cha mẹ, cháu đánh giết ông bà, vợ đốt chồng. Thanh niên ném đá lên ô tô tàu hỏa làm vui. Thợ vá xe rắc đinh bẫy người đi mô tô. Đi lao động nước ngoài thì trộm cắp và bỏ trốn để sống bất hợp pháp. Các báo mới đưa tin thày trò đánh nhau giữa lớp. Chuyện thầy gạ tình cho điểm, ép mua dâm học trò vị thành niên liên tục xảy ra. Điều tra của Trung tâm xã hội học cho hay: Học sinh cấp 1 có tỉ lệ nói dối 22%, cấp 2 tăng lên 50%, cấp 3 64%, đại học 80 %. Chúng ta sắp có lớp trí thức mới nói dối nhất thế giới. Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình nói: "Giáo dục Việt Nam kém hơn cả Campuchia, Lào" (trên báo Giáo Dục).

Cũng chính vì không chịu đổi mới chính trị, khư khư ý thức hệ giáo điều mà không có một sách lược đối ngoại đúng đắn nhất là đối với Trung Quốc, bị họ lòe bịp "16 chữ vàng" và "4 tốt". Trung Quốc chưa bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa, và ngày càng tỏ ra là một nước phát xít. Sau giải phóng họ bắt đầu thôn tính Tây Tạng, Tân Cương, đàn áp, không ghê tay, sau đó tấn công biên giới Ấn Độ, Liên Xô… Họ dùng hai thủ đoạn xảo trá để buộc chúng ta khuất phục: Một là kể công ơn đã giúp ta; hai là đề cao cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải cùng "chống âm mưu diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch phương Tây. Họ khuyên ta cử cán bộ sang nghe họ giảng dạy về bảo đảm an ninh chính trị, chống âm mưu diễn biến hòa bình và ta đã làm theo.

Nên biết, ngày xưa họ giúp ta chỉ vì sách lược dùng máu Việt Nam để mặc cả với Mỹ và phương Tây và để có điều kiện thao túng ta. Năm 1954, họ ép ta nhận sự chia đôi đất nước. Năm 1972 họ bắt tay Nixon bán đứng ta, để chiếm trọn Hoàng Sa. Năm 1975 họ nhờ tướng Pháp Vanuxem khuyên Dương Văn Minh lên tiếng cầu cứu, Bắc Kinh sẽ cứu Việt Nam Cộng hòa, bị tướng Minh từ chối. Năm 1979, họ xui Pôn Pốt đánh ta, rồi cho rằng ta bị kẹt ở Campuchia, họ đưa 600.000 quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hàng vạn dân thường, đập phá từng cái nồi, hãm hiếp, giết chết đàn bà con trẻ ném xuống giếng. Bị thua đau, họ rút quân, nhưng vẫn chiếm giữ nhiều vùng núi hiểm trở. Năm 1988 họ tấn công đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa, xả súng giết 74 hải quân ta. Mỗi dịp kỷ niệm ngày hải quân họ đưa phim này ra chiếu. Hiện nay họ vẫn tuyên bố toàn bộ Trường Sa và 80% Biển Đông là của họ, việc đánh chiếm chỉ là chờ thời cơ.

Nhiều đảng viên cộng sản dẫn đầu biểu tình phản đối tội ác của chúng đã bị đuổi bắt. Nhà văn Nguyên Ngọc đi biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn đã bị Đài Truyền hình Hà Nội gọi là bọn phản động, ông kiện, tòa trả lại hồ sơ không xử. Tôi và đồng chí giáo sư Tương Lai trên đường đi dự cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược tại Nhà hát Thành phố (ngày hôm trước đã báo với ông Lê Minh Trí Phó chủ tịch UBND TP HCM) đã bị hơn chục xe cảnh sát bao vây buộc phải vào đồn.

Quá bức xúc trước tình trạng khốn khổ của ngư dân, anh André Menras tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, người từng treo cờ Mặt trận giải phóng trước Nghị viện Sài Gòn, bị Chính quyền Sài Gòn bỏ tù, đã xin Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho phép làm bộ phim "Hoàng Sa - Việt Nam, nỗi đau mất mát". Anh bỏ tiền dành dụm nghỉ hưu đem làm phim. Phim làm xong được duyệt, nhưng cho tới nay vẫn cấm chiếu. Một lần họp mặt với bạn tù thời chống Mỹ ông đem phim ra chiếu đã bị cảnh sát giải tán. Hồ Cương Quyết búc xúc kêu: "Bác Hồ ơi, Bác sống lại mà coi!".

Nhân đây tôi muốn nhắc lại trong cuộc kiểm điểm tôi về bài viết "Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ", có chi ủy viên đã nói: "Hoàng Sa, Trường Sa là bãi hoang chim ỉa. Ta nói của ta. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Đồng chí Công nói vậy là gây chia rẽ hai Đảng và hai nước xã hội chủ nghĩa anh em". Lãnh đạo các cấp ủy không ai có ý kiến gì. Tôi không chê trách các đồng chí mà chỉ băn khoăn lo lắng, vì sao Đảng lãnh đạo không quan tâm giáo dục cho đảng viên và nhân dân hiểu lời của đức Trần Nhân Tông: "Các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay giặc". Tháng trước, Thủ tướng chỉ đạo phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, báo vừa đăng lên đã bị gỡ xuống. Quan hệ với Trung Quốc gây thiệt hại về phía Việt Nam chưa thể lường hết. Qua 20 năm, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% nhưng Trung Quốc lại trúng thầu hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, luyện kim, hóa chất. Họ đưa cho ta thiết bị lỗi thời. Mấy năm qua ngành mía đường cứ kêu bị đường nhập lậu đánh bại là do thiết bị Trung Quốc cũ kĩ, tiêu hao năng lượng, lao động nhiều, giá thành cao, chất lượng kém. Sau đường là xi măng và nhiều thứ khác. Các công trình trúng thầu, họ đưa lao động cơ bắp người Trung Quốc sang xây nhà ở, lập nhà hàng, lấy vợ sinh con, mua đất đứng tên vợ. Các làng Trung Quốc hình thành khắp nơi từ Móng Cái đến Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Khánh Hòa… Thương lái Trung Quốc gây khó từ Lạng Sơn tới tận Cà Mau, họ hợp đồng mua rễ hồi, móng trâu, khoai lang, đỉa, ốc bươu vàng, lá vải… ít lâu thì họ biến mất.

Chúng ta đã lập quan hệ hữu nghị hợp tác với những "kẻ thù cũ" Pháp, Mỹ, đặc biệt đã đưa Tổng thống Pháp Mitterand đi thăm chiến trường xưa Điện Biên Phủ nơi họ bị bắt sống 17.000 quân nhục nhã. Suốt hơn nửa thế kỷ chúng ta vẫn long trọng tổ chức những ngày kỷ niệm chiến thắng. Thậm chí hàng ngày báo chí, đài tuyền hình phát thanh còn ra rả chửi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng không vì thế mà họ gây khó khăn cho ta, thậm chí họ vẫn viện trợ, tạo điều kiện cho ta phát triển. Cuộc chiến chống xâm lược biên giới phía Bắc từng được báo Nhân Dân bình luận với tựa đề "Chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc", thế nhưng sau khi lập lại quan hệ bình thường với Trung Quốc thì dường như bị buộc phải quên chiến công hiển hách ấy đi? Tại sao với Trung Quốc chúng ta không dám đòi bình đẳng như các quốc gia khác? Rất tệ hại là chủ trương đục bỏ bia chiến thắng ở Cầu Chánh Khê, bôi xóa tên liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm trên tượng đài của chị và đổi tên trường trung học mang tên chị thành trường Bình Ngọc (thuộc Móng Cái). Ở tận núi Quyết, thành phố Vinh Nghệ An, người ta còn đập bỏ tấm bia của Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung vì có hai chữ "giặc Tàu". Bài thơ như sau:

"Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,

"Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.

"Ông đà chí cả, mưu cao,

" Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.

"Cho nên Tàu dẫu làm hung,

"Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà".

Cách xử lý như trên cùng với việc cho cảnh sát đuổi bắt, ném lên xe những đảng viên và nhân dân đi biểu tình mỗi lần Trung Quốc gây hấn vô lý, có phải là sách lược sáng suốt hay không? Một Đảng trong sạch không tham nhũng, tôn trọng và hết lòng phục vụ nhân dân, đồng thời không khuất phục trước kẻ thù hung bạo là hai điều kiện quyết định để có thể đứng vững và tồn tại.

Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài nói sau ngày chiến thắng biên giới phía Bắc năm 1979 có đại ý: Trung Quốc từ lâu có âm mưu bành trướng xuống phía Nam. Khi chúng có điều kiện thực hiện thì đầu tiên sẽ là xâm lược Việt Nam. Muốn không bị xâm lược chúng ta phải mạnh lên, cả nước đoàn kết một lòng. Chúng ta không thù hằn Trung Quốc, coi nhân dân Trung Quốc là anh em. Bọn phản động cầm quyền chỉ là một bè lũ. Ý kiến của ông vẫn còn nguyên giá trị thời sự!

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây khủng hoảng và hèn yếu trước ngoại bang là do Đảng không đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế. Thế nào là đổi mới chính trị? Nội dung chủ yếu đã có trong hai câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trích từ Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" và Tuyên ngôn nhân quyền 1791 của Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Hơn 60 năm qua Liên Hiệp Quốc đã lần lượt ban hành nhiều Tuyên ngôn, Công ước cụ thể hóa các quyền tự do của con người. Nhà nước Việt Nam cũng đã ký cam kêt thực hiện nhiều công ước quan trọng.

Các quyền tự do gồm có: Quyền sở hữu tài sản riêng, quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại và cư trú, quyền tham gia quản lý đất nước trực tiếp, hoặc thông qua lựa chọn người đại diện bằng cuộc tự do bầu cử thường kỳ, chân thực, bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Các quyền tự do nói trên đều được ghi vào Hiến pháp, nhưng suốt 70 năm chưa được thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức. Cho nên nhân dân có câu "Đảng cử dân bầu". Quyền lập hội chỉ là vào các hội, đoàn do Đảng lập ra. Quyền tự do báo chí là viết báo của Đảng, nhà nước. Hồ Chủ tịch từng nói, báo nhà nước lập ra không phải là báo chí tự do (sách Hồ Chủ tịch với báo chí, do Hội nhà báo TP HCM xuất bản 1980, trang 9). Đó là trái với các Công ước mà nhà nước ta đã ký kết.

Để các quyền tự do của con người trở thành hiện thực thì phải có một chế độ dân chủ để thực thi. Dân chủ là thể chế hóa các quyền tự do của con người bằng một bản hiến pháp đảm bảo pháp quyền, thể hiện trung thực ý chí chính trị của nhân dân. Theo bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã nói ở trên, điêù 16 có nội dung như sau: "Một xã hội mà trong đó các quyền con người không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng, thì hiến pháp có được ban hành hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì". Tức là phải có nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập thì mới có thể đảm bảo quyền tự do của con người. (Nga và các nước Đông Âu ngày nay đều ghi "tam quyền phân lập" trong hiến pháp của họ). Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại" là có ý nghĩa như vậy. Nhà nước dân chủ phải là nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập. Nhà nước dân chủ phải tôn trọng đời sống của một xã hội dân sự, nội dung phong phú của nó đã được ghi đầy đủ trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" mà nhà nước Việt Nam đã ký cam kết thực hiện từ ngày 24 -9-1982, nhưng sau 30 năm hầu như chưa thực hiện được gì đáng kể!

TẠI SAO TỰ DIỄN BIẾN?

Cuộc sống luôn luôn biến động. Cái hôm qua cho là đúng hôm nay không còn thích hợp. Cho nên chống "tự diễn biến", chống "diễn biến hòa bình" tức là chống lại sự thay đổi, chống tinh thần sáng tạo tìm những điều thích hợp trong hoàn cảnh mới, chống trào lưu tiến bộ, cố ôm giữ mớ giáo điều mà ngay những nhà mác xít trước đây cũng không chấp nhận. Phép biện chứng cho rằng, mọi sự vật đều tiệm tiến dần dần đi tới đột biến. Tôi xin ôn lại về sự "tự diễn biến" của chính hai ông tổ khai sáng chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx và F. Engels.

Năm 1848 Marx và Engels công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, cơ sở lý luận của Quốc tế Cộng sản thứ nhất. Trong đó có những luận điểm về đấu tranh giai cấp, cho rằng giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó, cách mạng vô sản sẽ lật đổ nhà nước tư sản, thực hiện chuyên chính vô sản, xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ thị trường, xóa bỏ cả tôn giáo… Từ thập niên 60 thế kỷ 19 hai ông bắt đầu thấy có sự biến đổi trong chủ nghĩa tư bản và chủ trương đấu tranh hợp pháp, không làm cách mạng để lật đổ nhà nước tư bản. Sau khủng hoảng kinh tế năm 1866, các công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư quy mô lớn ra đời làm thay đổi cơ cấu xã hội của chủ nghĩa tư bản. Marx nhận xét, vậy là nhà tư bản "đã từ bỏ sản nghiệp tư hữu của chủ nghĩa tư bản họ chỉ còn là chủ cổ phần của xí nghiệp". Do đó, phát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình. Hai ông tán thành quan điểm của Ferdinand Lassalle lãnh tụ Đảng Xã hội Dân chủ Đức chủ trương hòa bình đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi tan rã quốc tế thứ nhất năm 1876, hai ông không tìm cách khôi phục lại mà bắt đầu soạn thảo Cương lĩnh chuẩn bị ra đời Quốc tế thứ 2. Năm 1883 Marx qua đời, do đó Engels là người chủ trì Đại hội quốc tế của những người lao động xã hội chủ nghĩa tại Pari từ 14 đến 21 tháng 7 năm 1889 thành lập Quốc tế thứ 2 mà nội dung của nó hoàn toàn khác với Tuyên ngôn cộng sản năm 1948 ở những điểm lớn sau đây:

- Đảng và công đoàn đấu tranh bênh vực, bảo vệ quyền lợi mọi mặt của công nhân lao động.

- Không dùng bạo lực cách mạng lật đổ nhà nước tư sản mà đấu tranh nghị trường đa nguyên đa đảng, chấp nhận thể chế đại nghị, cử đại diện tham gia bầu cử, nếu thắng cử thì nắm quyền chính trị thực hiện chế độ xã hội - dân chủ.

- Trong Đảng không lấy lập trường, quan điểm ý thức hệ sát phạt nhau mà tự do tư tưởng, và tất cả thượng tôn pháp luật.

Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách "Đấu tranh giai cấp ở Pháp", trong đó có đoạn như sau: "Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt".

Lênin không chấp nhận đường lối của Quốc tế thứ 2. Do đó không thể xem ông là người kế tục Marx và Engels. Ông kế thừa chủ nghĩa Blanqui, phái bạo lực trong Quốc tế thứ 1, cho rằng, chỉ cần dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo được một thế giới mới không có bóc lột và áp bức.

Do Lênin chống Quốc tế 2, Đảng Xã hội Dân chủ Nga chia ra thành hai phái đối lập nhau, phái theo Lênin chiếm đa số nên gọi là bonsevich. Trái với dự đoán của Marx - Engels là cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ thành công ở nước tư bản phát triển nhất như Đức, Lênin lãnh đạo Cách mạng tháng Mười thành công ở nước Nga nông nghiệp lạc hậu. Điều này đã làm cho ông tự tin rằng mình không kém Marx, mà còn đúng hơn Marx! Ông đề ra các nguyên lý về chuyên chính vô sản không phải là chuyên chính của cả giai cấp mà là chuyên chính của Đảng độc quyền, không còn bảo đảm "sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người" (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản), ông đề ra nguyên tắc tập trung dân chủ, …

Ngay sau cách mạng tháng Mười thắng lợi đã có nhiều nhà cách mạng Nga và thế giới không đồng ý với các quan điểm của Lênin như Plekhanov, Kausky, Rosa Luxemburg … Trong đó, bà Luxemburg được Franz Mehring người viết tiểu sử của Marx cho là "khối óc tốt nhất đứng sau Marx", bà nhẬn định "chuyên chính vô sản của Lênin đối lập với dân chủ".

Các ý kiến phản đối cho rằng Lênin sẽ làm chế độ cách mạng Liên Xô đi tới chỗ sụp đổ đã được nhà nghiên cứu xã hội John Reed ghi lại trong quyển "Mười ngày rung chuyển thế giới" (Việt Nam đã dịch và xuất bản hai lần năm 1960 và 1977). Lênin đọc sách này một cách hứng thú, ông đã viết thư cỗ vũ nhà xuất bản in sách, chấp nhận công khai các lời chỉ trích nói trên đối với ông. Do đó, sau khi Liên Xô sụp đổ nhiều nhà bình luận cho rằng chính Lênin mới là người gieo mầm cho Liên Xô bị tan rã 70 năm sau.

Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu có uy tín đều cho rằng chính các Đảng xã hội - dân chủ mới là những Đảng thừa kế đúng đắn tư tưởng của Marx và Engel. Nhiều nước Bắc Âu vận dụng tư tưởng này đã giành thắng lợi lớn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, nhưng luôn giành thắng lợi trên nghị trường, xây dựng nhà nước phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, tham nhũng hầu như không có.

Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, chấp nhận đa nguyên, dựa vào người lao động, đấu tranh nghị trường. Có thời gian rất dài Đảng liên tục cầm quyền 44 năm, đưa nước Thụy Điển nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước giàu bật nhất, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, hầu như không có tham nhũng, ổn định nhất thế giới. Năm 2013 Cộng hòa Liên Bang Đức nước giàu mạnh nhất Châu Âu kỷ niệm 150 năm Đảng Dân chủ Xã hội Đức, một Đảng theo đường lối của Quốc tế 2 lâu đời và vững mạnh vào bậc nhất. Nhân dịp này Tổng thống Joachim Gauck có bài diễn văn ca ngợi Đảng có lịch sử lâu dài dám xả thân vì niềm tin của mình: "Đó là bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt xã hội của những người tham gia bầu cử, là cấm lao động trẻ em, là các tòa án phải độc lập". Quan điểm đúng đắn đã thắng thế trong Đảng, đó là: "không thiết lập một đặc quyền giai cấp mới nào", "dân chủ phải vừa là phương tiện vừa là mục tiêu", "đấu tranh cho cải cách chứ không phải cho việc làm cách mạng", "can đảm phấn đấu cho sự hợp tác chính trị với những lực lượng to lớn khác của các đảng phái tư sản", "cải thiện từng bước cụ thể đời sống con người, thay vì công bố những mục tiêu xa vời không tưởng". Do đó, Đảng kế thừa tư tưởng của Marx, Engels, Lassalle vững mạnh suốt 150 năm làm cho Tây Đức có thu nhập cao gấp 4 lần Đông Đức xã hội chủ nghĩa theo chuyên chính vô sản của Lênin khi thống nhất!

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tỏ rõ một quá trình tự diễn biến rất gian nan, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc đúng, lúc sai và nhiều lần sai rất nghiêm trọng và kéo dài. Khoảng 1930- 1931 khẩu hiệu vang dội của Đảng là "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rễ". Năm 1945 đảo ngược lại hoàn toàn: Đoàn kết mọi người yêu nước, không phân biệt, đảng phái, giai cấp… Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Khoảng năm 1950 bắt đầu nói "Đoàn kết công, nông, binh". Còn hiện nay thì nói " Liên minh công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng".

Sau năm 1975, Đại hội 4, Đại hội 5 đều đặt nhiệm vụ lớn nhất là "Thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả nước" và "Nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng". Nội dung của nó là tiếp tục đấu tranh giai cấp, tiêu diệt mầm móng bóc lột, giải quyết triệt để "vấn đề ai thắng ai". Ngày nay hầu như những chữ "chuyên chính vô sản" và "ai thắng ai" đã biến mất mà Nghị quyết bắt đầu nói "con người là trung tâm", và "phải thực hiện quyền con người". Nghị quyết Đại hội 4 và 5 đều có chủ trương lớn là cải tạo xã hội chủ nghĩa về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Về công nghiệp không để một xí nghiệp tư nhân nào. Nông dân phải vào hợp tác xã. Cửa hàng tạp hóa của tiểu thương cũng không còn. Nghị quyết Đại hội 4 ghi "Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thành công thông qua xây dựng có ý thức, có kế hoạch. Vì vậy kế hoạch là công cụ chính để quản lý và điều khiển quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa." Hiện nay, nghị quyết bảo phải vận dụng đầy đủ quy luật thị trường. Đại hội 4 và Đại hội 5 đều quyết định "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn nói "thời kỳ quá độ kéo dài khoảng 20 năm". Năm 2013, tại Quốc hội Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chưa biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hay chưa. Đại hội 6 nhận định nền kinh tế đạt kết quả không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Nguyên nhân là do "Mười năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về cải tạo xã hội chủ nghĩa và về quản lý kinh tế". Đại hội 6 cho sai lầm là do "duy ý chí" không nhìn đúng sự thật và đưa ra khẩu hiệu "Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật". Đại hội quyết định Đổi mới toàn diện, bắt đầu là đổi mới kinh tế. Đại hội 9 cho phép doanh nhân (tên mới của nhà tư sản) được thuê công nhân với số lượng không hạn chế. Đại hội 11 chủ trương kết nạp doanh nhân vào Đảng Cộng sản, tức là nhà tư sản được đứng vào đội tham mưu của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. (Điều này ông Nguyễn Đức Bình nguyên ủy viên Bộ chính trị, Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc kiên trì cực lực phản đối vì cho rằng như vậy không còn gì là chủ nghĩa xã hội!).

Lược qua ở trên đã cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn tự diễn biến hòa bình. Nhờ đó mà Đảng thoát khỏi những tai ương cho mình và tai họa cho dân tộc như: cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, bỏ tù hàng loạt cán bộ cao cấp gọi là " nhóm chống Đảng". Diễn biến hòa bình lớn nhất là Đổi mới của Đại hội 6, quyết định bỏ một nửa, nhưng là một nửa quan trọng nhất lý thuyết xã hội chủ nghĩa của Lênin, Stalin. Quan trọng nhất là nói theo Marx: cơ sở kinh tế quyết định đối với thượng tầng kiến trúc. Nhờ đó mà dư luận quốc tế hi vọng sẽ sớm xuất hiện "Con rồng Việt Nam". Nhưng sau gần 30 năm đã làm người ta thất vọng. Thành tích đổi mới kinh tế đã làm cho những người lãnh đạo chủ quan cho rằng có thể không cần đổi mới chính trị. Thực ra những người lãnh đạo sợ rằng đổi mới chính trị sẽ đe dọa sự tồn tại vị trí cầm quyền của Đảng. Những người sáng suốt nhất, dũng cảm nhất của Đảng như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ… đề nghị đổi mới chính trị đều bị sa thảỉ.

TẠI SAO TÁN THÀNH TAM QUYỀN PHÂN LẬP?

Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lênin đều không có nhà nước pháp quyền mà chỉ có nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập là của nền dân chủ phương Tây. Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946 là nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập. Các Hiến pháp sau này khác Hiến pháp 1946 chính là ở đó. Sau Đổi mới, đến Đại hội 7 Tổng bí thư Đỗ Mười là người có sáng kiến đưa ra khái niệm "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", có định nghĩa như hiện nay.

Các nhà tuyên huấn của Đảng giải thích: Quyền lực nhà nước là thống nhất. Bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nhân dân thì không thể chia cắt (chuyên viên cao cấp của Ban Tuyên giáo Trung ương giảng về Hiến pháp 2013 ở đảng bộ phường Tân Kiểng). Lý lẽ đó không chính xác. Nhà nước là công cụ của nhân dân. Nhân dân có quyền phân chia các quyền tư pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào để có hiệu quả nhất cho phát triển và chống tham nhũng. Phân quyền của nhà nước pháp quyền, chứ đâu phải là phân chia nhân dân! Còn có lý lẽ thứ hai, "tam quyền phân lập" là của phương Tây của tư sản không thích hợp cho phương Đông và nước xã hội chủ nghĩa. Về điều này có thể lấy ý kiến của Tôn Trung Sơn nhà cách mạng vĩ đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao. Ông nói trong bài phát biểu năm 1927 trước quốc dân: "Dân chủ dân quyền thì phải học Phương Tây. Bởi vì Phương Đông và Trung Quốc suốt 4000 năm lịch sử chìm đắm trong quân quyền". Việt Nam ta cũng theo "quân quyền" cho đến 1945.

Xin trích hai ý kiến cách nhau hơn 2000 năm về "tam quyền phân lập" mà cho đến nay vẫn được cả nhân loại truyền tụng làm theo.

Triết gia vĩ đại thời cổ đại, Aristote nói: "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy sự cứu thoát của nhà nước".

Một triết gia Pháp vĩ đại của thế kỷ 19 là Montesquieu nói: "Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn gì là tự do nữa. Người ta sợ rằng chính ông ấy hoặc Viện ấy, chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền hành pháp và lập pháp. Nếu như quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân. Quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập với quyền hành pháp thì quan tòa có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức nắm cả ba quyền thì tất cả đều mất hết".

Ngày nay các nước dân chủ đều thực hiện nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập để xã hội được tự do khi nhà nước bị kiểm soát bởi luật pháp mà mục đích là để bảo vệ quyền con người. Xã hội được quản lý bởi một chính phủ của luật pháp. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có câu "Người dân có quyền làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép."

Đó là những ý kiến rất đúng đắn nhưng không thể thực hiện được nếu như không có nhà nước pháp quyền, với tam quyền phân lập! Vì sao? Bởi vì ở Điều 2 của Hiến pháp ghi "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cá quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng thực ra gồm có đủ mặt những người của hành pháp và tư pháp. Điều đó gây hậu quả đúng như Montesquieu cảnh báo như trên. Quyền tư pháp độc lập không thể thực hiện theo "sự phân công phối hợp" được. Do đó nó đẻ ra điều người gọi là "án bỏ túi". Án oan sai nhiều không kể xiết, rất đáng lo là nhiếu oan sai tới mức án tử hình. Rất nhiều vụ án xét xử kéo dài hàng chục năm như vụ án "vườn đào", vụ án "ăn trộm dê"… Nghị quyết 49/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 không có đề ra việc thực hiện quyền Tư pháp độc lập. Do đó, mỗi năm đều họp bàn mà suốt 10 năm vẫn không có nền Tư pháp trong sạch vững mạnh như mục tiêu đề ra!

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến quyền tư pháp không thể độc lập là do Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Như vậy "quyền lực nhà nước là thống nhất…" nhưng cuối cùng cả ba quyền đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tức là Đảng có quyền đứng trên quyền tư pháp, đứng trên pháp luật.

Một số nhà nghiên cứu pháp luật là đảng viên đã hơn chục năm nay kiên trì góp ý rằng: Đảng đã lãnh đạo xây dựng Hiến pháp cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng rồi thì không nên trực tiếp lãnh đạo quyền tư pháp. Phải để quyền tư pháp đứng trên thì mới ngăn chặn được tham nhũng. Đảng đang lâm vào tình trạng tham nhũng suốt hơn 30 năm, càng ngày càng nghiêm trọng, nếu không dũng cảm chấp nhận tư pháp độc lập thì không khác nào người bị bệnh nặng mà cứ giành quyền chỉ đạo thầy thuốc!

TẠI SAO ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN LẠI TÁN THÀNH ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG?

Như vậy là tạo điều kiện cho các đảng đối lập giành quyền lãnh đạo của Đảng mình? Hậu thuẫn cho câu hỏi này là lập luận: Trong thời kháng chiến gian khổ, tại sao các đảng đối lập không nhảy ra tranh với Đảng Cộng sản về sự hi sinh, nay sau khi đất nước hòa bình phát triển lại muốn nhảy ra tranh phần? Cách nghĩ như vậy giống như đòi chia "quả thực" trong cải cách ruộng đất, ai "đấu tố" mạnh thì phải được chia phần nhiều hơn; hoặc giống như một công ty cổ phần bàn chuyện chia lãi, chứ không giống một Đảng cách mạng từng tuyên bố "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân" (giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục - Đào tạo). Trong hạnh phúc của nhân dân có quyền tự do, mà chủ tịch Hồ Chí Minh có câu thơ rất hay "Trên đời nghìn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do". Trong các quyền tự do có quyền tự do chính trị. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam ký kết từ 24-9-1982 ở Lời nói đầu có ghi "Chỉ có thể đạt được lý tưởng của con người tự do được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị không bị sợ hãi…" và ở Điều 1 ghi nhận "quyền quyết định thể chế chính trị". Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền: "Tự do tổ chức và hội họp". Các Hiến pháp sau này đều có ghi nhận tất cả các quyền tự do, trong đó có quyền lập hội, nhưng đã mắc nợ nhân dân suốt 70 năm không được thực hiện. Mặc dù Hiến pháp và Luật đều không điều nào cấm lập đảng, lập hội, nhưng thực tế thì không cho phép. Và như phần trên đã nói, từ 1866 Marx và Engels đã chấp nhận đa đảng. Thật ra ngay từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ở chương 4 về "Thái độ đối với các đảng đối lập" (trang 99) hai ông đã dạy những người cộng sản cách sống chung với các đảng tư sản. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, cứ tưởng sẽ tốt, có lợi cho Đảng cầm quyền, bởi vì không sợ ai tranh giành với mình. Nhưng theo bài học rất sơ đẳng thì chính đó lại là tự giết mình. Đó là bài học từ sự sụp đổ của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Đông Âu. Bởi vì độc quyền thì sinh ra quan liêu, quan liêu sinh tham nhũng, tham nhũng lũng đoạn mọi mặt sẽ làm bại hoại mục ruỗng cả Đảng và cả dân tộc. Chấp nhận đa nguyên đa đảng là học bài học trường tồn một cách đường đường chính chính của các Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, Na Uy, Đức… Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài nói ngày 7-12-2010 trên Tuần Việt Nam, cho rằng tình trạng suy thoái của Đảng như hiện nay, "không phải là do bị diễn biến hòa bình… Chính những đảng viên cộng sản chân chính, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức cách mạng, cũng không muốn bảo vệ sự độc quyền của một Đảng biến chất, thoái hóa, tham nhũng. Đảng đã thành vua tập thể". Ông vua phong kiến thì chẳng sao, dù cho ông ta có 3000 cung nữ, dù cho đất đai cả nước là của vua. Nhưng Đảng thì lại khác, bởi Đảng phải nói và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là nhân dân, vì dân là chủ". Và người dân luôn luôn so sánh lời nói với việc làm của đảng viên có đi đôi hay không.

TẠI SAO VI PHẠM 19 ĐIỀU CẤM THEO QUYẾT ĐỊNH 47/QĐ/TW?

Mấy mươi năm trước đảng viên chỉ thực hịên Điều lệ, Nghị quyết Đảng và pháp luật mà nói chung rất tốt. Hơn 10 năm qua có thêm quy định các điều cấm không được làm, nhưng tình hình cứ xấu đi. Quyết định 47/ QĐ/TW ghi là "Căn cứ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam". Nhưng Hiến pháp Việt Nam có ghi các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, biểu tình thì Quyết định 47/QĐ/TW ở Điều 6 cấm "biểu tình tập trung đông người gây mất an ninh trật tự". Quy định này không rõ, bao nhiêu người thì gọi là đông người, và nếu đông người mà không gây mất trật tự thì có được phép hay không? Như trên tôi đã kể, chúng tôi mới trên đường đi thì đã bị vây bắt rồi, làm gì đã gây ra mất an ninh!

Và nói trái nghị quyết cũng là một khái niệm rất khó xác định. Mọi đảng viên đều phải bình đẳng, vậy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ở Vĩnh Phú, phê phán các đảng viên đi biểu tình phản đối Trung Quốc là suy thoái chính trị có đúng Nghị quyết Đảng và Hiến pháp không? Ông nói "hết thế kỷ này cũng chưa chắc có chủ nghĩa xã hội" có đúng Nghị quyết không? Ông nói Hồ Chủ tịch viết trong Di chúc "Đảng ta là Đảng cầm quyền là hơi hẹp, đúng ra phải nói Đảng ta là Đảng lãnh đạo" có đúng nghị quyết không? Có xúc phạm lãnh tụ không?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều phát biểu rất đúng, nhưng tôi e rằng nếu là người khác nói thì rất có thể sẽ bị quy là trái Nghị quyết. Ví như ông lên tiếng giữa Quốc hội đòi Hoàng Sa, phê phán Trung Quốc ở Shangri-la làm cho họ cáu giận, và Thông điệp đầu năm 2014 của ông đưa ra nhiều khái niệm đúng đắn về dân chủ giống như của phương Tây mà các Nghị quyết của Đảng đều chưa hề ghi nhận. Chẳng lẽ trong Đảng không có bình đẳng về phát ngôn? Cấp trên muốn nói gì cũng được còn cấp dưới thì không?

Tôi cho rằng Quyết định 47/QĐ/TW hoàn toàn trái ngược với Hồ Chí Minh: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rổi kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính", "Nghị quyết gì mà người dân nói là không đúng thì để họ để nghị sửa lại", "Quyền tự do tư tưởng hóa ra là quyền tự do phục tùng chân lý" và "Dân chủ là người dân được mở mồm ra nói". Chẳng lẽ đảng viên cũng là công dân lại không được mở mồm như người dân? Cách quy định những điều cấm như thế qua hơn 10 năm đã chứng tỏ nó không làm Đảng mạnh và tốt lên, trái lại, bêu riếu sự lạc hậu trong thời đại bùng nổ thông tin. Thời đại ngày nay các đảng chính trị đều thực hiện dân chủ nội bộ và thực hiện công khai minh bạch không chỉ trong nội bộ mà trước toàn dân. Chỉ có như vậy mới không tái diễn chuyện "khoán chui" và "xé rào". Tuy vậy, tôi cũng đã nhiều lần định không đưa bài góp ý lên mạng mà chỉ gửi cho Đảng và các báo, các mạng của Đảng, nhưng các báo đều không đăng, Đảng thì không bao giờ hồi âm!

Thưa các đồng chí, nhiều khi tôi quá bức xúc, đau lòng, cảm thấy dường như Đảng ngày nay không phải là Đảng mà ngày xưa mà tôi giơ tay thề hi sinh đến giọt máu cuối cùng vì Đảng ấy "không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm trọn nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm cho Tổ quốc giàu mạnh đồng bào sung sướng." Hình như có những kẻ muốn biến Đảng thành công cụ của các "nhóm lợi ích" giúp họ giữ ghế và làm giàu! Là một nhà báo có 35 năm theo dõi phong trào công nhân lao động, cho nên bức xúc nhất của tôi là nhìn thân phận khốn cùng của giai cấp công nhân hôm nay. Tôi vô cùng bức xúc khi cảm nhận rằng hai giai cấp lớn nhất, có công đóng góp lớn nhất cho thắng lợi của cách mạng và kháng chiến là công nhân và nông dân đã bị phản bội bằng nhiều chính sách quá bất công đối với họ.

Có lẽ bản kiểm điểm của tôi không đáp ứng được yêu cầu của các đồng chí chỉ đạo cuộc kiểm điểm. Nhưng biết làm sao, khi đó là nhận thức thành thật của tôi, một đảng viên sau hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, ngoài 80 tuổi còn ký kết hợp đồng viết bài cho báo Lao Động và lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, lại là kẻ suy thoái chính trị ư? Không! Tôi cho rằng chính những người bảo thủ, giáo điều, không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng, trở thành một Đảng suy thoái tham nhũng, họ mới chính là kẻ suy thoái chính trị. Do đó, tôi không nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên gọi là suy thoái tư tưởng chính trị. Nhưng tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì như vậy, tôi sẽ được yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó từ ngày mai tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn bức xúc cứ muốn viết bài góp ý, xây dựng Đảng.

Ngày 22 - 2-2014

Tống Văn Công

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.