Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Cafe trưa! Links tin từ tweets của eimd – Sat 30/4/011

Chép lại từ https://twitter.com/eimd - Sat 30/4/011(mai có thể bận nên trưa cuối tháng làm tí cafe, tin thêm phát nữa đây!)
 
Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[2] (danchimviet) http://bit.ly/iJ1csP
10 minutes ago
 
MỘT TƯ LIỆU VỀ CÁI CHẾT CỦA HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH (nguyenxuandien) http://bit.ly/lKBWKM
13 minutes ago
 
PHÁT HIỆN TÀI LIỆU ĐẶC BIỆT VỀ HOÀNG CẦM 53 NĂM TRƯỚC (nguyenxuandien) http://bit.ly/lxWGOf
17 minutes ago
 
Ba điều ước 30 tháng 4. LTCG http://bit.ly/kZTdRn
19 minutes ago
 
Nguyễn Thị Hậu – Không kìm chế được, vì sao? (danluan) http://bit.ly/mmwlQR
20 minutes ago
 
Kẹt cứng các cửa ngõ vào Hà Nội, Sài Gòn (vietnamnet) http://bit.ly/ja8wd4
22 minutes ago
 
RFA. Mục sư Nguyễn Công Chính bị CA bắt http://bit.ly/l1SG3M
3 hours ago
 
ĐTC Gioan Phaolô II đã nói gì với HĐGMVN? LTCG http://bit.ly/m1NjFt
3 hours ago
 
Những Anh Hùng Bất Khuất & Những Ngày Cuối Cùng Của Quân Lực VNCH (Slideshow Presentation) (vietnamdanchu) http://bit.ly/j8n4Ad
4 hours ago
 
David Nguyen – Ước mơ viển vông của tư duy tù hãm (CHHV) http://bit.ly/kjPI7r
4 hours ago
 
Hậu quả của ngày 30 tháng Tư? (Ngô Nhân Dụng, diendantheky) http://bit.ly/lX3aMZ
4 hours ago
 
VOA. Nữ thuyền nhân người Việt giúp hàn gắn vết thương chiến tranh http://bit.ly/jJpQqz
5 hours ago
 
RFA. Bà Ngô Đình Nhu & Phong trào vì quyền phụ nữ http://bit.ly/mPTvJp
5 hours ago
 
Trên bàn nhậu tuần qua- số 10 (quechoa) http://bit.ly/j60fqj
5 hours ago
 
Mở hội nghị tuyên tuyền bầu cử cho cộng sản trong khu vực Nhà thờ, GP Thái Bình còn nuôi những linh…NVCL http://bit.ly/lQr7yv
5 hours ago
 
Đức Gioan Phaolô 2: Giáo Hoàng Của Kỷ Lục Và Kỷ Lục Của Giáo Hoàng. LTCG http://bit.ly/jj68iW
5 hours ago
 
gocomy - Những tác giả Mỹ-Việt viết về phản chiến gặp nhau? http://bit.ly/l0sSvj
5 hours ago
 
Trách nhiệm cá nhân về các vấn đề xã hội (Trần Đình Hoành, TTHN) http://bit.ly/ipUE9y
5 hours ago
 
Thư ngỏ gửi bạn Kami nhân ngày 30-4 (danlambao) http://bit.ly/lFO2e6
5 hours ago
 
Đùa dai ! (Bùi Tín VOAblog, danlambao) http://bit.ly/myfKWl
5 hours ago
 
Ông Lê Đức Thúy 'hạ cánh an toàn' | Đàn Chim Việt - http://bit.ly/l2NBMD
5 hours ago
 
Tiếng nói lớp trẻ – Vài điều tâm huyết. BVN http://bit.ly/lnQl4J
5 hours ago
 
TRÒ CHUYỆN VỚI NGUYỄN CAO KỲ DUYÊN (nguyentrongtao) http://bit.ly/mMNOAk
5 hours ago
 
Vụ chết người ở công an huyện: Vợ nạn nhân biết mặt kẻ gạ tình (davangblog) - http://bit.ly/kjJgFx
5 hours ago
 
Mai Thanh Hải: ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975 (vào dinh thì đúng hơn) - http://bit.ly/im4V9N
5 hours ago
 
Chu kì động đất mạnh đang lặp lại ở VN? Vietnamnet http://bit.ly/jlvVJn
6 hours ago
 
Chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng. SGTT http://bit.ly/jDczlh
6 hours ago
 
Hai ngày, 30.000 tên miền tiếng Việt được đăng ký. SGTT http://bit.ly/iKBJ2m
6 hours ago
 
Mạng internet sẽ bị chập chờn vì bảo dưỡng cáp quang biển. SGTT http://bit.ly/kO79w4
6 hours ago
 
Basam Tin thứ Bảy, 30-4-2011 http://bit.ly/jpvhuc
6 hours ago
 
Xin đính chính Bauxite và nói thêm (bê bối đất ở Cần Thơ) http://bit.ly/jwIsMp
6 hours ago

Từ những người bình thường (từ chuyện Sinh Viên tự thú yêu nước)

Post lại từ danlambao
 

Từ những người bình thường

Trung Bảo - ..."di sản" mà ông Hà Vũ để lại sau phiên tòa không phải chỉ là hình ảnh của một người trí thức dám đương đầu với thời cuộc, ông còn gieo mầm về một thái độ tôn trọng pháp luật, sử dụng chính luật pháp đó để sửa sai cho nó...

Người đứng đầu danh sách "100 nhân vật gây ảnh hưởng thế giới" năm 2011 do tạp chí Time bình chọn không phải là Tổng thống Barack Obama của siêu cường Mỹ hay tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Hoa. Wael Ghonim, 31 tuổi, một người Ai Cập và là nhân viên của Google, là người ảnh hưởng đến thế giới nhiều nhất.

Weal Ghonim, vài tháng trước đó, còn thầm lặng điều hành một trang facebook dành cho những người ủng hộ tiến sĩ Mohamed ElBaradei, cựu Giám đốc Tổ chức Nguyên tử Thế giới và là một nhà hoạt động chính trị người Ai Cập.

Bằng việc tập hợp những thông tin, lời kêu gọi biểu tình trên mạng internet, người thanh niên 31 tuổi này đã được tạp chí Time gọi là "Người phát ngôn của cuộc cách mạng".

"Điều Wael và các thanh niên Ai Cập đã làm lan rộng như một ngọn lửa mạnh mẽ khắp thế giới Ả rập." Tiến sĩ M. ElBaradei viết như vậy trên tạp chí Time về Wael Ghonim.

Không phải là người nổi tiếng, cũng không có công trình khoa học gây chấn động nhưng Weal Ghonim đã làm được cái mà Richard Stengel, Thư ký tòa soạn của Time gọi là: "Sự dân chủ hóa thông tin có thể dẫn đến một nền dân chủ thực thụ".

Cũng là một người bình thường giống như Wael Ghonim, chàng trai Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Quốc gia, hồi đầu tuần vẫn ngày 2 buổi đến trường.

"Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu." Nguyễn Anh Tuấn phát biểu trên BBC ngày 27.4 sau khi phát đơn tự tố cáo chính mình.

Tuấn chỉ khác nhiều bạn cùng trang lứa 9x của mình khi nuôi suy nghĩ: "Mỗi người nên làm việc gì đó tốt cho đất nước, và tôi thấy bảo vệ nền pháp quyền là một việc tốt."

Tự tố cáo chính mình và yêu cầu được truy tố vì "tàng trữ các tài liệu chống nhà nước XHCN Việt Nam theo cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ", Nguyễn Anh Tuấn đang khiến tôi và nhiều người sinh ra trước bạn vài năm phải ngạc nhiên lẫn thán phục.

Lâu nay, nhiều người luôn tỏ ra bi quan về những biểu hiện của các bạn thuộc thế hệ 9x. Tôi thì không. Tôi biết, dù có nhiều trường hợp đáng trách, nhưng tôi cũng tin rằng chính các bạn sinh ra trong thế hệ này mới là những người mau tiến bộ.

Các bạn là những người tiếp cận với internet từ sớm, rành rẽ việc sử dụng công cụ này và chắc chắn ngày hôm nay không một bạn trẻ ở thành thị nào có thể sống thiếu internet trong một ngày.

Nguyễn Anh Tuấn là một ví dụ, sử dụng công cụ internet để truyền đi thông điệp của mình một cách hiệu quả.

Nguyễn Anh Tuấn cũng là một ví dụ cho việc sử dụng luật pháp để bảo vệ luật pháp khi phát đơn tố cáo chính mình.

Tuấn là minh chứng cho việc tiếp cận thông tin tự do giúp khai mở con người như thế nào.

Vậy là, "di sản" mà ông Hà Vũ để lại sau phiên tòa không phải chỉ là hình ảnh của một người trí thức dám đương đầu với thời cuộc, ông còn gieo mầm về một thái độ tôn trọng pháp luật, sử dụng chính luật pháp đó để sửa sai cho nó.

Không biết đến bao giờ, hoặc có thể không bao giờ Nguyễn Anh Tuấn đọc được những dòng này.

Dù vậy, tôi vẫn mong được bạn ghi nhận ở tôi sự thán phục cho lòng dũng cảm, trí thông minh và trên hết là tinh thần dấn thân của một kẻ sĩ trước cái sai, cái ác.

Tôi cũng cứ tin rằng khi đã quyết tâm làm như vậy, bạn chắc chắn xuất phát từ một tấm lòng yêu nước trong sáng chứ chẳng phải bị "kẻ xấu nào lợi dụng" như những kẻ cơ hội, hoạt đầu thường gán cho những người dám dấn thân. Tôi mến phục bạn vì bạn là một người bình thường và chọn cho mình một cách sống thẳng thắn với lý tưởng của chính mình, điều lẽ ra là rất bình thường trong một xã hội bình thường.

Cuộc sống này, chẳng phải được xây dựng lên từ những người bình thường với những điều bình thường như vậy đó sao.

Nguồn : Facebook Trung Bảo

Tiếng nói lớp trẻ – Vài điều tâm huyết (Nhân chuyện Sinh Viên tự thú yêu nước)

Post lại từ BVN
 

Tiếng nói lớp trẻ – Vài điều tâm huyết

Đăng bởi bauxitevn on 30/04/2011

Thắng Nguyên

imageKhi đọc xong bài "Đơn tự thú" của bạn Nguyễn Tuấn Anh, tôi có một cảm giác rất khó tả, vừa cảm phục hành động can đảm của một bạn đồng lứa với mình vừa cảm thấy tự vấn lương tâm. Không tự vấn lương tâm sao được? Trong khi cũng được coi là một tri thức trẻ thời @, được tiếp cận với thông tin một cách đa chiều đủ để biết cái nào là đúng cái nào là sai, vậy mà nào dám công khai thể hiện quan điểm của mình để ủng hộ công lý và sự thật. Khi mà hàng ngàn tri thức và nhiều tầng lớp xã hội khác sẵn sàng lên tiếng ký vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn tôi vẫn phải đắn đo suy nghĩ, đấu tranh với nỗi sợ hãi của bản thân mới dám ký tên vào bản kiến nghị này.

Thử hỏi nỗi sợ hãi ấy đến từ đâu? Ai gieo rắc? Ai ngăn cản quyền tự do cơ bản nhất của mỗi con người? Hay mình chưa dám vượt qua chính bản thân mình. Có 2 câu nói của bạn Tuấn làm tôi chợt nhận ra là mình vẫn còn nằm trong vòng sợ hãi chưa vượt được qua và cảm thấy hổ thẹn vô cùng. "… tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình… biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu" (trích từ BVN).

Một xã hội tồn tại quá nhiều bất công, thật giả trắng đen lẫn lộn. Con người đánh mất chính mình hồi nào không hay khi phải sống giả dối với ngay cả bản thân mình. Muốn yên thân thì chịu nhịn chịu nhục, muốn tiến thân thì bợ đỡ nịnh nọt. Người tốt bị tù đày vướng vào vòng lao lý, bị sách nhiễu đàn áp còn kẻ xấu thì tự do nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thích làm gì thì làm. Còn dám lên tiếng vì sự thật công lý, vì an nguy của cả dân tộc thì bị coi là chống đối Nhà nước.

Một xã hội mà tất cả các qui phạm đạo đức tuột dốc không phanh, mỗi người bị tha hóa một cách thậm tệ. Chúng ta đang đối diện với sự "mất gốc hoàn toàn cũng có nghĩa là vong bản tuyệt đối"(trích từ BVN). Hai từ "vong bản" nghe thật chua xót quá!!! Một dân tộc với lịch sử ngàn năm văn hiến, với bao truyền thống tốt đẹp, với bề dày lịch sử kiêu hùng, oanh liệt mà lẽ nào chẳng thể phục sinh. Thật đau đớn biết bao khi ngay cả miếng đất ông cha để lại vẫn không thể giữ được, chẳng phải chúng ta đã phụ công ơn cha ông ta và không làm được điều Bác Hồ căn dặn: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"?

Thử hỏi những đứa con ưu tú của dân tộc đã làm được những gì nào? Có phải chúng ta đang e sợ và nhượng bộ "nước lạ" đó sao. Vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc quan trọng hơn hay là hợp tác với "nước lạ" đế chống "thế lực thù địch"? Khi tôi đọc bài viết "Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác để chống các thế lực thù địch" thì tôi chẳng thể hiểu nỗi 4 từ "thế lực thù địch" nguồn gốc từ đâu ra? Lực lượng gồm những ai? Hoạt động như thế nào? Động cơ? Mục đích là gì?  tôi nghĩ là những người trong bài báo đề cập đến là những học viên Pháp Luân Công, theo tôi tìm hiểu thì họ tu luyện theo nguyên lý của vũ trụ "CHÂN THIỆN NHẪN", đó là đạo lý của trời đất từ khởi thủy đến nay, họ gồm những người hướng thiện hoạt động công khai và không phải là một tổ chức đảng phái chính trị nào, động cơ mục đích đều là muốn giúp mọi người tu tâm dưỡng tánh để hoàn thiện bản thân tiến đến làm người tốt hơn, giúp ích cho xã hội, thế mà bỗng dưng lại trở thành "thế lực thù địch" kia chứ! Đạo lý ở đây là gì vậy? Có ai giải thích giùm tôi không?

Ngay cả một sự thật hiển nhiên đó là Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, một câu nói thiêng liêng khẳng định chủ quyền không thể chối cãi được, vậy mà không ai được dám nói công khai, phải lén lút tìm cách thể hiện quan điểm của mình bằng cách ghi tắt "HS-TS-VN" để tỏ bày chính kiến và âm thầm nhân rộng ra, thế nhưng vẫn gặp lắm gian nan trắc trở và nguy cơ bị bắt giữ nhỡn tiền. Vậy là nỗi sợ hãi cứ bao trùm lên tất cả, ai dám nói lên chân lý đó lúc này thì phải đối mặt với 4 từ trên trời rơi xuống "thế lực thù địch" đứng đằng sau. Chợt nghĩ có khi mình cũng bị xem là thành phần "tuyên truyền chống đối nhà nước", bị thế lực thù địch vô hình đứng đằng sau rồi cũng nên. Trong một xã hội như hiện nay thì không ai biết trước được điều gì cả và không biết bao giờ nỗi sợ hãi vô hình ấy mới chấm dứt với người dân Việt Nam ta.

T.N.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Trách nhiệm cá nhân về các vấn đề xã hội (Sinh viên tự thú yêu nước)

Post lại từ dailyvnews1

Theo: dotchuoinon.com

-

Chào các bạn,

Hôm nay BBC có bản tin rất đáng ngạc nhiên và thán phục.  Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chánh cơ sở Hà Nội, vừa chuyển lên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao hai tài liệu của TS Cù Huy Hà Vũ và "tự thú" là đã tàng trử hai tài liệu này, và yêu cầu được xử phạt vì tàng trử các tài liệu đã được VKSNDTC cho là "có nội dung chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ".

Tại một quốc gia mà thử thách các cơ quan nhà nước có thể đưa bạn vào tù vì "chống nhà nước" thì đây là một hành động rất can đảm.  Hậu qủa cụ thể của hành động này đối với VKSNDTC đến đâu thì không quan trọng, nhưng hành động tự chính nó nói lên rất nhiều:

-          Trách nhiệm của  một công dân, dù rất trẻ, vẫn thấy mình có trách nhiệm đối với đất nước.

-          Can đảm, không sợ cường quyền áp bức.

-          Lòng tin vào sức mạnh của lẽ phải và công lý.

Như SV Nguyến Anh Tuấn nói: "Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu."

Sự thật là nếu ai đó trong VKSNDTC đọc thơ xong và bỏ vào sọt rác, thì coi như xong chuyện, vì VKSNDTC không cần phải làm gì về lá thơ đó cả.   Kiểm sát viên của chính phủ luôn luôn có quyền chọn lựa nên làm gì với ai, như là cảnh sát có quyền phạt người này tội chạy nhanh nhưng không phạt người khác (vì không thể bắt phạt hết tất cả mọi người được).  Đó là prosecutorial discretion, tạm dịch là "tự do truy tố".

Nhưng dù là lá thơ sẽ vào sọt rác ngủ yên, nó vẫn như là hành vi của em bé Nhật 9 tuổi, tạo ra một năng lương tích cực lớn, cho tất cả mọi người trong nước thấy là mỗi chúng ta cần có trách nhiệm với những vấn đề đất nước, yêu cầu và thách thức các quan  chức và cơ quan công quyền làm việc hợp lý‎ và đúng pháp luật, sử dụng các quyền hiến định về tự do ngôn luận của mình để bảo vệ tính hợp hiến của các hành vi công quyền.

(Chúng ta dùng các từ như "yêu cầu" và "thách thức các cơ quan công quyền", nhưng cho đúng nghĩa, ta nên hiểu là yêu cầu và thách thức của anh em một nhà, cùng xây dựng đất nước.  Chính những hành vi "thách thức" trong khung cảnh pháp luật là các hành vi quan trọng nhất cho sự trưởng thành của một hệ thống pháp lý.  Các bạn nghiên cứu về sự hình thành các hệ thống pháp lý trên thế giới, sẽ hiều tầm quan trọng của khái niệm "thử thách" này).

Một quốc gia không thể tiến bộ nếu mỗi công dân không tích cực đóng góp vào việc bảo vệ luật pháp và công lý quốc gia bằng các phương cách hợp pháp.  Một quốc gia mà nhân dân thụ động trước những bất công, áp bức, hay bất cập của xã hội thì quốc gia đó đương nhiên là sẽ tràn đầy áp bức và bất công và không thể tiến được.

Đối với những người Tư Duy Tích Cực như chúng ta, chúng ta đã nói rất thường xuyên, như trong truyện Không Có Từ Tâm, là Tâm tĩnh lặng rất nhạy cảm với những đau khổ và bất công của mọi người quanh mình.  Tĩnh lặng không có nghĩa là chai đá hay đui mù.  Tĩnh lặng là nhạy cảm, nhưng không xung động, tức là không nhảy choi choi theo cảm xúc của mình.  Nhưng tĩnh lặng suy nghĩ nên  làm gì, hoặc là lờ đi vì không thật sự quan trọng đến mức mình phải làm gì cả, hay vấn đề sẽ tự giải quyết theo thời gian, hoặc là thấy quan trọng đến mức cần mình nhúng tay vào thì nên nhúng tay cách nào—hợp lý‎, hợp pháp, can đảm, không tạo nên xung đột không cần thiết, v.v…

Nếu mỗi công dân, chủ đất nước, mà không thường trực đòi hỏi đất nước phải là một đất nước trọng pháp, trọng tự do, trọng dân chủ, thì đất nước sẽ không có pháp luật, tự do và dân chủ.

Trách nhiệm của đất nước phải rơi trước hết vào tay chủ đất nước, tức là nhân dân, là mỗi người trong chúng ta. Không thể chỉ ngón tay vào người khác và nói "trách nhiệm là của họ".

Chúc các bạn một ngày làm chủ.

Mến,

Hoành

© copyright 2011
Trần Đình Hoành


Ngô Nhân Dụng : HẬU QUẢ CỦA NGÀY 30 THÁNG TƯ?

Post lại từ diendantheky


FRIDAY, APRIL 29, 2011

Ngô Nhân Dụng

Từ thế kỷ 18, trong nhân loại người ta đã biết một điều này: Quyền hành tuyệt đối sinh nhũng lạm tuyệt đối. Cho nên phải phân tản quyền hành cho nhiều bộ phận. Thuyết "Phân Quyền" ra đời, được áp dụng thử, ở Mỹ châu và Âu châu. Thế kỷ 19, ở Á Đông người Nhật đã bắt đầu thử, đến ngày nay vẫn còn. Năm 1911 người Trung Hoa cũng định thử nhưng không thành.

Tại sao phải phân quyền? Vì không thể đặt lòng tin 100% vào những người nắm giữ 100% quyền hành! 
Nhưng trong lịch sử từ xưa nhiều người vẫn nắm quyền tuyệt đối. Những ai chiếm được quyền rồi thì không muốn chia sẻ với người khác. Lý do vì khi loài người sống với nhau phải có người lo việc chung, gọi là cai trị, như Khổng Tử nói: Nếu không sống với loài người thì ta ở với ai? Khi chúng ta sống với nhau trong xã hội, thế nào cũng phải chia nhau sử dụng các tài nguyên chung. Những người cùng đánh cá bắt tôm trong một cái hồ, một vùng biển; những người cùng sử dụng một con sông để tưới ruộng; hay cùng chăn cừu trên một đồng cỏ. Lợi ích riêng sẽ xung khắc với công ích. Nếu để yên, ai cũng chỉ lo phần lợi cho mình thì tài nguyên chung có thể bị hao mòn, có khi cạn mất. Như khi ngư phủ bắt những cá sơ sinh không chờ chúng lớn lên; hay ai cũng chỉ lo tưới đẫm ruộng của mình; hay cho cừu ăn bừa không cần biết bao giờ cỏ mọc lại. Mọi người sống ích kỷ khi không ai tin người khác sẽ tôn trọng công ích, và biết là người khác cũng nghi ngờ mình y như vậy. Như trong chuyện ngụ ngôn hai người tù, ai cũng thấy "phản" vẫn hơn là cộng tác. Cách sống hợp lý nhất là theo Định lý Tào Tháo: Thà mình phụ người còn hơn để người phụ mình! Kết quả là tất cả mọi người cùng thiệt hại.

Vì vậy, như nhà triết học Hobbes nghĩ, loài người tự thấy xã hội cần phải có những đấng Minh Quân. Minh Quân sẽ đóng vai trọng tài buộc mọi người tôn trọng luật chơi chung, bảo đảm ai nấy theo luật lệ, đặt công ích trên lợi ích riêng.

Nhưng ông Minh Quân đó, chính ông ta cũng là một người tham dự trong cuộc chơi chung. Ông ấy cũng có thể "phản." Lấy gì bảo đảm ông ấy thực sự lo cho công ích? Có thể đoán chắc là ông Minh Quân này sẽ theo Giải pháp Tào Tháo. Vì ông là người đặt ra luật, thi hành luật. Khi thấy có luật chơi nào bất lợi cho mình, cho gia đình mình (hay đảng viên của mình) ông sẽ thay đổi luật! Thà rằng mình phụ luật còn hơn để luật nó phụ mình! Cho nên, tính đến cùng thì nếu muốn xã hội an toàn phải đặt ra những điều luật ràng buộc cả ông vua lẫn người dân. Như các nhà quý tộc ở Anh quốc đã áp lực bắt Vua John ký kết bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) năm 1215, trong đó ông vua hứa sẽ tôn trọng một số quyền tự do của người dân (trừ những người nô lệ). Nghĩa là, lần đầu tiên, một cách chính thức, quyền hành của ông vua bị giới hạn vì lợi ích của người dân.

Do tấm gương đó, người ta bắt đầu nhìn cả cuộc sống trong xã hội có thể coi như có một bản hợp đồng, dù không viết ra. Khái niệm Hợp đồng Xã hội trở thành phổ biến cùng thời gian với sự phát triển của thương mại. Xã hội nào cũng sống trong một bản hợp đồng, dù có được chính thức ký kết hay không. 

Khái niệm Hợp đồng khiến người ta nhìn các "luật chơi" theo cách mới. Ký hợp đồng tức là mọi bên ký kết đều có trách nhiệm với nhau, không ai chỉ có nắm quyền mà không trách nhiệm. Tại sao có nhà nước? Vì xã hội đã ký hợp đồng "thuê mướn" họ làm một số dịch vụ, để bảo vệ công ích. Có cách nào bảo đảm Ông Nhà nước không theo Giải pháp Tào Tháo? Phải phân tản quyền hành, để định chế này kiểm soát và cân bằng với định chế kia. Phải phân biệt nhà nước với xã hội, gồm các công dân tự do. Nhà nước lo những việc được giao phó trong bản hợp đồng, không ra ngoài giới hạn đó. Xã hội Công dân có cuộc sống riêng mà nhà nước không cần, không nên can thiệp.

Chính nhờ những định chế dân chủ như thế mà xã hội loài người có thể tạo được niềm tin, gia tăng "tài nguyên tinh thần" chung. Xã hội ổn định. Kinh tế phát triển. Đều nhờ những quy tắc sống chung phân quyền và phân biệt xã hội công dân với nhà nước.

Trong thế kỷ 20, người Việt Nam chúng ta cũng bắt đầu cuộc tranh luận để lựa chọn một bản hợp đồng xã hội. Và ngày 30 tháng Tư năm 1975 đánh dấu một khúc quanh quan trọng. Sau năm 1975 toàn thể nước Việt Nam bắt đầu sống dưới cùng một thể chế chính trị, không còn chia ra hai miền, hai chế độ riêng nữa. Hồi đó trên thế giới có nhiều nước đã bị chia đôi để thí nghiệm hai thể chế khác nhau như vậy: Nước Đức, Hàn Quốc, cả Trung Quốc với Đài Loan cũng vậy. Cho tới năm 1975, tại các nước đó mỗi vùng cứ tiếp tục thí nghiệm sống trong thể chế của mình. Chỉ có Việt Nam, vào năm 1975, cả nước đã được thu vào một mối, áp dụng cùng một chế độ toàn trị: Mọi quyền hành thu vào tay một đảng, đảng đó "lãnh đạo nhà nước và xã hội." Biên giới phân biệt xã hội và nhà nước bị xóa bỏ,. Mà bên trong guồng máy nhà nước thì ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng nhập một,. Rồi cả đến "quyền thứ tư" là quyền phê phán của báo chí, dư luận, đáng lẽ thuộc xã hội công dân, cũng được đảng cầm quyền "lãnh đạo" nốt!

Đó là một cuộc thay đổi triệt để về hình thái tổ chức cuộc sống chung ở miền Nam nước ta. Đối với mỗi cá nhân, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn. Nhưngtrên toàn cảnh, khi nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy, cuộc thay đổi đã được chuẩn bị từ lâu. Từ hồi 1930. Có thể nói từ thời 1917! Cuộc thay đổi này theo đúng lớp lang, trật tự, theo đúng bài bản đã được trù tính trước, chỉ các nạn nhân mới thấy là nó hỗn độn, kinh hoàng thôi.
Cuộc chiến tranh mà đảng Cộng sản Việt Nam gây ra từ năm 1959 chỉ nhắm thực hiện mục đích mà Hồ Chí Minh đã theo đuổi từ năm 1920, là đưa nước Việt Nam gia nhập phong trào quốc tế cộng sản. Ông coi là một vinh dự khi được dẫn đường cho dân tộc Việt Nam bước theo đúng chiều hướng lịch sử, con đường mà ông được "giác ngộ" từ các vị thầy như Marx, Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông. Ông Hồ nói rất rõ ràng: Đó là một lý tưởng, một niềm tự hào của cuộc đời ông cho đến khi nhắm mắt. Trong cuộc tranh chấp toàn thế giới giữa hai phe tư bản và cộng sản, Hồ Chí Minh đã chọn đứng hẳn về một phía, dù bắt người Việt phải tùy thuộc người Trung Hoa. Ông đã từng nói rằng chiến tranh có kéo dài bao nhiêu năm cũng được, miễn là hoàn tất được mục tiêu chính trị này. Trước khi chết, ông còn nhắc nhở mọi đảng viên phải tiếp tục công cuộc lâu dài đó. Tất nhiên, công tác lớn này hao tổn xương máu của người Việt Nam. Nhưng ai đã nhiệt thành tin tưởng vào một chủ nghĩa, giống như tín đồ một tôn giáo, nghĩ mình đang nắm được chân lý trong tay, mắt đã nhìn thấu lịch sử cả nhân loại, quá khứ và tương lai, thì mạng sống người khác không còn đáng kể nữa. Ông Osama bin Laden bây giờ cũng đang nghĩ như vậy. Chính ông Mao Trạch Đông cũng nói thế: Nếu có chiến tranh nguyên tử làm chết một nửa dân Tầu thì sau đó Trung Quốc vẫn đông dân nhất (250 triệu người), họ sẽ lãnh đạo thế giới hoàn tất cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa!

Khi nhìn ngày 30 tháng Tư trong toàn cảnh, trong chiều dài lịch sử như trên, các thế hệ tương lai sẽ thấy, biến cố chính trị quan trọng nhất sau ngày 30 tháng Tư, là cuộc sống người dân Việt ở miền Nam đã được sắp xếp lại, toàn diện và triệt để. Mỗi người dân ở miền Nam đều thấy cuộc đời đảo lộn; nhưng nếu nhìn chung tất cả xã hội miền Nam, thì cuộc đảo lộn này là kết quả của những tính toán đã được vạch sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước! Giống như một vở kịch đã được các ông Lenin, Stalin, Mao góp công biên soạn, đã được trình diễn rất nhiều lần bằng các ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Tiệp, tiếng Quan thoại hoặc Quảng Đông, tiếng Cao Ly hay Mông Cổ, vân vân. Bản tiếng Việt đã được đem ra diễn ở miền Bắc từ năm 1951, đó là năm tái lập Đảng Cộng sản dưới tên Đảng Lao Động. Năm đó, bao nhiêu thanh niên Việt Nam đang đổ máu, hy sinh mạng sống để đánh đuổi quân Pháp, tất cả chỉ vì lòng yêu nước. Nhưng trong lễ khai mạc đại hội lập Đảng Lao Động, Hồ Chí Minh lại nói rằng các chiến sĩ đó sẵn sàng hy sinh vì họ đã giác ngộ chủ nghĩa cộng sản! Nói như thế mới đúng kịch bản do ông Stalin soạn!

Năm 1975 vở tuồng Chủ nghĩa Xã hội được đem vào miền Nam trình diễn. Ông Hồ không được chứng kiến cảnh đó vì đã đi theo các ông Marx, Lenin (chính là lời ông viết trong di chúc). Nhưng kịch bản của ông không thay đổi. Có thể nói, ông Hồ vẫn có mặt ngày 30 tháng Tư, vì trật tự xã hội mới được áp dụng sau đó hoàn toàn do ông đưa từ bên Nga, bên Tầu về. Mục đích của ông là xếp đặt lại cách sống chung của tập thể người Việt Nam đã được thực hiện. 

Đối với người dân miền Nam, sau 30 tháng Tư là một thế giới đảo lộn. Đối với ông Hồ và các đệ tử của ông, đó là một thế giới "bắt đầu có trật tự." Nước Việt Nam sẽ theo đúng nền nếp, sẽ vào trong khuôn khổ rõ ràng, giấc mơ của ông Hồ đã thành sự thật. Đó là biến cố chính trị quan trọng nhất. Những hiện tượng như Ngăn sông cấm chợ, Tịch thu sách, Tẩy não trẻ em, Đánh tư sản, Tù cải tạo, vân vân, chỉ là những xen nhỏ trong vở kịch lớn, trong ước vọng suốt đời của Hồ Chí Minh.

Bây giờ thì chúng ta đã biết kết quả. Kịch bản của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông là một thảm họa của loài người trong thế kỷ 20. Sự thất bại của chế độ cộng sản không phải chỉ vì họ không biết sử dụng kinh tế thị trường. Thất bại chính là họ tổ chức một xã hội tập trung quyền hành quá độ, hơn cả vua chúa đời trước. Giống như thời quân chủ chuyên chế, họ chỉ thay thế ông vua bằng ông tổng bí thư, chủ tịch, hay một "ủy ban." Kinh tế hoạch định, văn hóa chỉ huy, chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát dân; tất cả những thứ đó chỉ là hệ luận của việc tập trung quyền hành chính trị.

Nói cho cùng thì mọi thể chế chính trị chỉ là những lựa chọn tổ chức cuộc sống chung giữa mọi người, sao cho đạt được ích lợi chung cao nhất. Đặt một vị minh quân, một chủ tịch, hay một ủy ban lên nắm quyền, thì cũng không khác gì nhau. Tức là đánh cá rằng các ông vua, ông chủ tịch, tổng bí thư, sẽ là những vị minh quân. Họ sẽ lo cho chính họ nhưng cũng lo cho dân chúng. Nhưng nếu chẳng may họ chỉ là hôn quân thì cả nước bị kẹt cứng! Ngược lại, một xã hội chọn thể chế tự do dân chủ thì cũng như mua bảo hiểm: Quyền hành của người cai trị sẽ bị giới hạn. Người dân có quyền thay đổi những người nắm quyền, qua lá phiếu! Có ai muốn đánh cá để một ông Mao Trạch Đông làm chủ tịch nước mình trong một phần tư thế kỷ hay không? Cứ đánh cá, chỉ tốn mất 20, 30 triệu mạng người thôi! 

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã thay đổi cách tổ chức cuộc sống ở miền Nam Việt Nam, theo một bản mẫu đã thí nghiệm (và đã sinh nhiều biến chứng kinh khủng) ở miền Bắc. Sau năm đó người miền Nam cũng nhiễm những thói quen mà dân miền Bắc đã tập được dưới chế độ cộng sản: Cha mẹ dậy con ra đường phải biết nói dối để mà sống. Học trò không tin điều thầy dậy, mà thầy cũng biết học trò không tin mình; nhưng cả hai bên đều giả bộ, nói là mình tin ghê gớm. Công nhân giả bộ làm việc, và nhà nước giả bộ trả lương. Tài nguyên tinh thần hao mòn, biết bao giờ mới nuôi lại được? 

Trong thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đứng trước một ngã ba. Hồ Chí Minh đã đưa mọi người đi theo một con đường thật tai hại. Trong thế kỷ 21 này, chắc chắn người Việt Nam sẽ chọn con đường khác, con đường tự do dân chủ của loài người văn minh. Chắc chắn như vậy.

Trà sớm! Links tin từ tweets của eimd – Sat 30/4/011 (36 năm trước là ngày "khởi đầu" cho một chuỗi buồn đau khác của đất nước!)

Chép lại từ https://twitter.com/eimd - Sat 30/4/011 

basam. Người Trung Quốc đang thậm thụt phao tin về những lợi ích cốt lõi của họ ở Biển Nam Trung Hoa http://bit.ly/mrM4KB
36 minutes ago 

Nguyễn Liệu – Hãy vào tù cho đỡ xấu hổ (CHHV) http://bit.ly/izdrLc
10 hours ago 

Tặng sinh viên Nguyễn Anh Tuấn! (nguyenhuuquy) http://bit.ly/m0llrE
10 hours ago 

ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Đức Gioan Phaolô 2 « LTCG - http://bit.ly/kAV0xf
13 hours ago 

4.000 người tham dự cầu nguyện đêm Gioan Phaolô II – Liên tôn giáo và hòa bình tại Đền ĐMHCG Sài Gòn (LTCG) - http://bit.ly/mc4gUu
13 hours ago 

Mai Thanh Hải: QUỐC HỘI - NHÌN TỪ PHÍA TÔI - http://bit.ly/mdmb6e
13 hours ago 

Sự đàn áp ở Trung Quốc đang mất đi tính hiệu quả và dân chúng thì đang phẫn nộ (danchimviet)http://bit.ly/kyxxkD
16 hours ago 

Video: Nông dân Hưng Yên biểu tình trước trụ sở Quốc hội ở Hà Nội (rfablog) http://bit.ly/mo0x91
16 hours ago 

TIN HOT: PHÁT HIỆN GIAN DỐI TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ QH (nguyenxuandien)http://bit.ly/ki6j1k
16 hours ago 

Biến cố 1975 dưới mắt các Bloggers | RFA - http://bit.ly/kn01eN
18 hours ago 

Liên Xô viện trợ cho Việt Nam -Tác giả: Albert Parry. Ngọc Thu chuyển ngữ - Đàn Chim Việt -http://bit.ly/jozZ2G
18 hours ago 

Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao TQ và Đại sứ VN Ngô Minh Loan - CWIHP - (Ngọc Thu, danchimviet) http://bit.ly/mku6OA
18 hours ago 

HỒ SƠ TÒA BẠCH ỐC THỜI TỔNG THỐNG GERALD FORD VỀ BIẾN CỐ 30 THÁNG TƯ, 1975 (3) - NGÔ BẮC DỊCH. (PVĐ) - http://bit.ly/lq3QbU
19 hours ago 

HỒ SƠ TÒA BẠCH ỐC THỜI TỔNG THỐNG GERALD FORD VỀ BIẾN CỐ 30 THÁNG TƯ, 1975 (2) - NGÔ BẮC DỊCH. (PVĐ) - http://bit.ly/jzmFff
19 hours ago 

HỒ SƠ TÒA BẠCH ỐC THỜI TỔNG THỐNG GERALD FORD VỀ BIẾN CỐ 30 THÁNG TƯ, 1975 (1) - NGÔ BẮC DỊCH. (PVĐ) - http://bit.ly/lkrQho
19 hours ago 

Không biết vui hay buồn….? (CHHV) http://bit.ly/is7CBK
19 hours ago 

Bảo vệ chủ quyền không thể chỉ nói chay. BVN http://bit.ly/md0hRi
19 hours ago 

basam. Lôi Phong mới của Trung Hoa http://bit.ly/lN7x8q
19 hours ago 

Tinh thần «chí nhân thay cường bạo» của Chân phước Gioan Phao Lồ II (RFI) -http://bit.ly/mJyuv3
19 hours ago 

Kêu gọi giáo dân hiệp thông cầu nguyện cho blogger Thanh Tú trong dịp 30/4 (trandongduc, rfablog) - http://bit.ly/lYltw8
20 hours ago 

Kiềm chế lạm phát: Cần tập trung vào những nguyên nhân chính yếu (thesaigontimes) -http://bit.ly/iN92ZJ
20 hours ago 

GS Nguyễn Đăng Hưng's blog » BÚT KÝ CỦA GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG NHÂN NGÀY 30 THÁNG TƯ - Phần 22 - http://bit.ly/mhS5Ed
20 hours ago

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Phải chăng đến lúc Thanh niên sinh viên Việt Nam lên tiếng ?

Post lại từ paulusleson
 

 

 
Rate This


Ai cũng có một thời, xã hội nào cũng cần có những tầng lớp khác nhau để làm đòn bẩy thúc đẩy xã hội tiến bộ văn minh hơn. Nhất là lực lượng trẻ, họ có một sức sống mãnh liệt, nhiệt huyết và đầy sáng tạo, có thể dám hi sinh vì những lý tưởng của bản thân. Thời của thanh niên sinh viên Việt Nam trong giai đoạn này mà một số em đã thể hiện  cho thấy được một niềm hi vọng lớn lao đối với dân tộc, quê hương Việt Nam. Dù không phải là tất cả, nhưng đại đa số các bạn trẻ  đều có sự nhận thức rõ ràng hơn với các vấn đề chính trị, xã hội.

Hành động của  Nguyễn Anh Tuấn,  sinh viên năm 3 đang tu học tại một trường đại học  ở Hà Nội đã khiến cho hiệu ứng dư luận xã hội trộn rộn, thực sự có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với giới trẻ, sinh viên là những người có tri thức, nắm bắt được các thông tin. Sinh viên Tuấn tự tra mình trong cái bất ưng mà Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đang phải gánh chịu do nhà nước XHCN  án phạt lên ông. Nguyễn Anh Tuấn, một công dân nước Việt Nam, mới độ tuổi đôi mươi, theo anh nói, đã tàng trữ những tài liệu của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà tòa án XHCN đã kết tội ông vì cho rằng ông "tuyên truyền chống phá nhà nước"  theo điều 88 BLHS. Tuấn can đảm đề nghị Tòa án truy vấn mình để làm sáng tỏ trước nền "Pháp lý XHCN".  Với hành động đó sinh viên Tuấn chấp nhận nhiễu điều tai quái có thể xảy ra với mình trong tương lai.

Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn

Hành động của Tuấn mới khởi điểm đã khiến cho dân tình cộng đồng mạng  xôn xao. Đa số khâm phục ý chí, cách hành động đầy bản lĩnh, khôn ngoan và hiểu biết luật pháp của em. Đồng thời cũng có số họa hiếm những tiếng ì xèo chê bôi việc làm của em là thiếu hiểu biết, ngựa non háu đá, thích nổi tiếng. Sau khi sự kiện của Tuấn được lan truyền rộng rãi trên internet thì trên các con phố, đường làng dân tình cũng bàn tán xôn xao, đa nguyên rất huyên náo.

Trong những  lần trò chuyện với các bạn sinh viên thuộc đại học Y, Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Văn Hóa, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các bạn gợi hứng và bắt nhịp theo các câu chuyện mang tính thời sự nóng bỏng của đất nước. Về chuyện của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị tòa án truy tố bản thân vì tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Có những bạn trẻ đã phải thốt lên hết sức quyết liệt ngưỡng mộ hành động của sinh viên Tuấn, lại có những sinh viên thì cho rằng, mình cũng đang vướng <trọng tội>  như sinh viên Tuấn vì đã đọc, đã tìm hiểu, đã <tàng trữ>  những bài viết, tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Đặt một câu hỏi cho các em tại các em sao lại dám thủ thư tài liệu "chống lại nhà nước XHCN"?  Các em bình tĩnh mà trả lời <nói như Tiến sĩ Họ Cù mà chống lại nhà nước XHCN thì cả dân tộc này đang chống lại à, chúng em đang tích trữ vốn tài liệu quí của tiến sĩ Vũ thì cũng đang chống lại à ?, vậy thì nhà nước này là vì ai, của ai và do ai ? >.

Mỗi ngày càng ló rạng những con người dám nói, và muốn nói sự thật mới thấy được con người ta ngày càng bớt đi sự sợ hãi, những người như anh Tuấn đã có những suy nghĩ, trăn trở cho đất nước, dân tộc. Với suy nghĩ "Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu".  Có thể  còn có nhiều người lắm đã đang nghĩ như sinh viên Tuấn.

Việc của Tuấn làm xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, suy nghĩ và lương tâm của bản thân.  Người ta quí và trân trọng những hành động được xuất phát đi từ sự thúc giục của lương tri con người. Một con người, một cái đầu với chỉ 21 năm trải nghiệm sóng đời, còn nhiều thứ lắm mà Tuấn chưa từng trải qua, chỉ có những người thế hệ trước đã từng trải những cay đắng do cái xã hội mà Tuấn đang chất vấn, đang phải sống đem lại mới hiểu được những mưu mô xảo quyệt của nó gây ra. Nhưng Tuấn vẫn thản nhiên gánh vác, đỡ vai cùng Cù Huy Hà Vũ trong khốn khó tù tội, trong một nền pháp quyền theo Tuấn thấy là "chưa ổn định và hỗn loạn".

Nói đến sinh viên Tuấn, thế hệ 9X, chỉ cách nay vài tháng, một con người là phận nữ bé nhỏ theo quan niệm truyền thống Á đông, nhưng mà bản lãnh thì thật đáng khâm phục. Em Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh cho đến chết, trước nỗi đau đớn của gia đình mất đi người thân, trước cái chết thương tâm, oan khuất của người cha do chính tay công an gây ra. Song hành với nỗi đau, em Tiến đã không ngừng đòi lại công bằng cho bố mình bằng nhiều cách thức, sự ảnh hưởng của em đến công chúng, dư luận.

Sinh viên Trịnh Kim Tiến

Nói như thế mới thấy, trước bất công đang chà đạp lên chính gia đình, người thân, là một sinh viên còn đang theo học dưới mái trường khoác lên nhãn hiệu XHCN nhưng các em đã không im lặng, không đồng lõa với tội ác. Trịnh Kim Tiến với sức vóc của mình đã dốc lòng cho một ánh sáng Công lý được thực thi, ít nhất là với bố của em.

Những hành động đó của các em thật đáng trân trọng và cũng thật đáng xấu hổ cho những kẻ nào không muốn thấy những hành động của các em. Cũng chẳng có ai có quyền,hoặc một thứ luật pháp nào cấm đoán chúng ta yêu mến hay đồng hành với các em mà các em đang mưu kiếm những sự hoàn hảo cho đất nước nói như sinh viên Tuấn là để  "bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó".

Tại sao sinh viên Nguyễn Anh Tuấn lại làm những việc động trời như vậy trong một đất nước XHCN ?. Việc nhà trường giáo dục các em trong những giáo trình Mác-Lê…, định hướng XHCN các em quên hết rồi sao ?. Phải chăng những bài học quán triệt định hướng cho các em về CNXH bị thất bại, phá sản hết rồi sao ?

Có lần nói chuyện với một em đang là sinh viên năm đầu của một trường đại học trong Sài Gòn, em này nói rất nhiều về các đề tài chính trị, xã hội như chuyện tham nhũng, vụ bế bối Vinashin, Bô Xít Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa… rồi đến những lời bình luận của Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu về vụ án Cù Huy Hà Vũ, cho rằng xã hội bây giờ trong mắt em không có gì là giống như em được dậy trong nhà trường về một thiên đường XHCN. Em nói việc học các bộ môn chính trị Mac-Lê chỉ là học cho qua và rất tiếc cho thời gian học các môn này, trên lý thuyết thì em chẳng bao giờ để ý tới mà cứ nhìn thẳng vào thực tế xã hội sẽ cho ta câu trả lời.

Có bạn trẻ nào đó trên mạng  cho rằng, giới trẻ, sinh viên Việt Nam nên học tập tấm gương dũng cảm của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn. Nếu vậy cũng tốt, ấy những mà "chẳng may" nhà nước lại kết tội cho bạn là tuyên truyền, kích động trong nhân dân  âm mưu lật đổ chế độ, nhà nước XHCN thì sao ?. Tốt hơn hết là hãy yêu nước theo cách của mỗi người, nhưng yêu nước phải đảm bảo được tính trung thực, dám nói, dám làm, dám hi sinh dù phải  có "va chạm" nhóm lợi ích nào đó.

Nếu cứ theo như người bạn trẻ nào đó nói thì thử giả như bây giờ mọi người có tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ  đều nộp đơn "tự thú"  như  sinh viên Nguyễn Anh Tuấn trước cổng viện kiểm sát tối cao hay tòa án tối cao là tôi có tội, làm được như thế mới thể hiện tính trung thực của mỗi người và tôn trọng nền pháp quyền XHCN. Như thế mới nói thẳng, nói thật, nói sớm, chữa trị được những căn bệnh không dám nói, hay nói trễ, nói không trung thực thì cái sợ cũng dần bị tan biến trong mỗi người.

Thành phần tri thức trẻ bất kể trong thời đại đại, mỗi trường xã hội ra sao, đều là những trụ cột chính có vai trò xây dựng đất nước đổi mới, tiến lên, tiến mạnh, và là những nhân tố chính để giải quyết các vấn đề bức thiết của đất nước.

Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn hay Trịnh Kim Tiến đã vượt qua sự sợ hãi dám lên tiếng theo cách của các em. Còn chúng ta "hãy yêu nước theo cách của mình" ?. Một câu hỏi lớn chờ đợi mỗi người.

Hà Nội, 29/04/2011

Paulus Lê Sơn