Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Trà chiều - links tin eimd 30/4/2011 (nhớ ngày ... chết tiệt !!! )

Chép lại từ https://twitter.com/eimd - 30/4/2012 (theo dõi cập nhật liên tục trong ngày ở twitter)


Nguyễn Thanh Giang : Thích Quảng Độ, vị hòa thượng trí thức http://bit.ly/Iz3bIw (danchimviet)
36m • 

Trần Trung Đạo : Câu hỏi tháng Tư http://bit.ly/IIhFkN (danchimviet)
39m • 

Nguyễn Văn Lục : Gió đã đổi chiều http://bit.ly/Kpf5R4 (danchimviet)
40m • 

Trọng Đạt : Trang sử ô nhục, chuyện bên lề ngày 30-4-1975 http://bit.ly/InA1uP (danchimviet)
57m • 

The Epoch Times . Trung Quốc thành công trong cuộc chiến che giấu tội ác http://bit.ly/IhGxka(anhbasam)
View media
1h • 

The Times . Sự ra đi của tác giả bức ảnh Sài Gòn sụp đổ nổi tiếng – Hugh Van Eshttp://bit.ly/JHCBcs (vietsuky)
View media
1h • 

Sea Free - Hãy bước tới một ngày thống nhất thật sự http://bit.ly/IjEVdx (danlambao)
1h • 

Linh mục Gio-an Nguyễn Ngọc Nam Phong : Cầu nguyện không thay cho hành độnghttp://bit.ly/JHBXvM
1h • 

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị CSVN bắt giữ http://bit.ly/JVsVNJ (diendanctm)
1h • 

Lê Thị Kim Dung - DienDanCTM : Suy nghĩ từ một vụ bắt giữ http://bit.ly/IkEP2p
1h • 

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN) : Có nên hồi hương tranh đấu? http://bit.ly/InwMDB (diendanctm)
1h • 

Ms Thân Văn Trường - DienDanCTM : Tâm sự giải phóng của người lính trở về http://bit.ly/KqP34l
1h • 

gocomay – Vị đắng trong ngày vui 30 tháng 4 năm nay http://bit.ly/KqNWl7
1h • 

Trần Đình Sử : Cần đưa khái niệm phương pháp sáng tác ra khỏi hệ thống lí luận phê bình văn học ở Việt Nam http://bit.ly/II97uh (BVN)
1h • 

Giáo dục phải đưa hạnh phúc đến từng gia đình http://bit.ly/InvBUS (BVN)
1h • 

Hoàng Hưng : Cuối tháng Tư, gửi thầy giáo Phạm Toàn – một "Nhà thơ đang sống"http://bit.ly/JHzgKB (BVN)
1h • 

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc : Đập thủy điện Sông Tranh 2: Sao không tìm kiếm nguyên nhân trước khi khắc phục sự cố? http://bit.ly/Jl3XDl (BVN)
1h • 

BBC. Vì sao Mỹ, Trung muốn ảnh hưởng Việt Nam? http://bbc.in/IkDLM7
2h • 

PHS - Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn – Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài http://www.procontra.asia/?p=544 (procontra)
2h • 

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Chị ơi ! (Viết kính tặng Bùi Thị Minh Hằng) http://bit.ly/JViuJP
2h • 

Thành Thảo - Trường Khuyên (Công an Nghệ An) - "Luật riêng" của "quan xã" Tiên Kỳhttp://bit.ly/IHXhk0 (danlambao)
3h • 

Phú Hạo Hiên (Danlambao) - Tân thứ trưởng Bộ GTVT và võ ăn bẩn của thủ tướnghttp://bit.ly/IBMDxC
3h • 

Phạm Đình Trọng - Đất gọi http://bit.ly/IfFno3 (danlambao)
3h • 

Tiền Vệ - Nguyễn Viện: Những suy nghĩ về ngày 30/4 http://bit.ly/JV8OPy (danlambao)
4h • 

Nô Lệ Đỏ (Danlambao) - Các đồng chí làm giàu mau lên! http://bit.ly/IkqXW3
4h • 

TT. Bắt giữ cán bộ trại giam đánh chết phạm nhân http://bit.ly/IOxWGB (danlambao)
4h • 

VRNs. Cần cầu nguyện cho công lý và sự thật http://bit.ly/KoWTqE (danlambao)
4h • 

Mùa xuân giả tạo ở Bình Nhưỡng http://bit.ly/IOvVKw (thuymyrfi)
4h • 

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM http://bit.ly/JvuQJg(nguyentrongtao)
4h • 

RFA. Vốn lãi suất hợp lý vẫn khó tiếp cận http://bit.ly/IyhDQM
4h • 

RFA. Trại giam A2 nổi loạn vì phạm nhân bị đánh chết http://bit.ly/Iz8Cbz
4h • 

RFA. Trung Quốc: nhà đấu tranh Hồ Giai lại bị bắt http://bit.ly/KlyPVc
5h • 

RFA. Hội từ thiện Bạch Đằng Giang bị sách nhiễu http://bit.ly/JLr53O
5h • 

RFA. Tù Ca Việt Nam http://bit.ly/IygkBA
5h • 

RFA. Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN http://bit.ly/IHxmZI
5h • 

Ðiếu Cày và Ðài VOA và Tôi và Phim The Hunger Games và Paulus Lê Văn Sơn và Cái Chết của Mẹ Sơn http://bit.ly/ImLUDe (nguoi-viet)
5h • 

Mỹ có giấu luật sư mù Trung Quốc? Tòa Bạch Ốc không nói http://bit.ly/wW2rKb (nguoi-viet)
5h • 

Tin về Quý bà Bùi Hằng. http://bit.ly/ID5yEM (Lê Dũng)
5h • 

Bùi Ngọc Phúc : 37 NĂM SAU NGÀY BA MƯƠI THÁNG TƯ http://bit.ly/JlQmP2 (quechoa)
5h • 

Song Chi. 37 lần 30 tháng Tư. http://bit.ly/ID57uc (rfablog)
10h • 

Tin thứ Hai, 30-04-2012 http://wp.me/p1Dupe-ehy (anhbasam)
View media
10h • 

Phạm Đình Trọng. ĐẤT GỌI http://wp.me/p1Dupe-ehC (anhbasam)
View media
29 Apr • 

Nguyến Quốc Quân, một thanh viên của Việt Tân bị bắt http://bit.ly/IJ8Zho (chuyenhoa)
29 Apr • 

RFI. Trần Quang Thành trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh : Hoa Kỳ bối rối, Trung Quốc đau đầuhttp://bit.ly/JQBaxj (TTHN)
29 Apr • 

Trần Đăng Khoa : LẠI CHUYỆN SÁCH GIÁO KHOA http://bit.ly/IhABZi (sonthithu)
29 Apr • 

VÕ TRUNG HIẾU : MẶC NIỆM http://bit.ly/IzqbFf (nguyentrongtao)
29 Apr • 

Tiến sĩ NGUYỄN BÁCH PHÚC : NGẠC NHIÊN NGHE KẾT LUẬN ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 VẪN "AN TOÀN" http://bit.ly/JcrNnD (nguyentrongtao)
29 Apr • 

RFI. MALAYSIA: Hàng chục ngàn người Malaysia xuống đường đòi bầu cử trong sạchhttp://rfi.my/IhAmNW
29 Apr • 

Tương Lai : "CHÍNH SỰ CỐT CHUỘNG SỰ KHOAN DUNG GIẢN DỊ" http://bit.ly/Kjket7 (quechoa)
29 Apr • 

Nguyễn Ngọc Già: Văn Giang – Hưng Yên lộng hành & dối Thủ tướng lừa dân (kết)http://bit.ly/Ki924Z (danluan)
29 Apr • 

Lẩm cẩm thiên hạ sự - Vài lời tiếp nối bài báo "…nghĩ về… những bàn tay rô bốt"http://bit.ly/ItzRTL (BVN)
29 Apr • 

KS. Doãn Mạnh Dũng : Nhớ anh bộ đội đất Hải Hưng http://bit.ly/JiyyBs (BVN)
29 Apr • 

Phạm Quang Tuấn : Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang http://bit.ly/IwFy4C(BVN)
29 Apr • 

Phan Tất Thành : Một phạm nhân chết tại trại giam (Diên Lâm, H.Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa)http://bit.ly/IAPjZ1
29 Apr • 

Kỹ sư Đỗ Nam Hải trả lời phỏng vấn Đài Sài Gòn Network http://bit.ly/IhrqIp (danlambao)
29 Apr • 

Trịnh Kim Tiến - Suy nghĩ trong đêm http://bit.ly/IthSNg (danlambao)
29 Apr • 

Tổ chức lễ Phật Đản bị cấm, chùa bị phong toả http://bit.ly/IzhMl9 (danlambao)
29 Apr • 

Nguyễn Thái (Danlambao) - Từ Quốc hận tới Quốc kháng http://bit.ly/JbTYD1
29 Apr • 

Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Giải phóng, ân xá, khủng bố và cưỡng chế http://bit.ly/IMAuVN
29 Apr • 

Lê Thái (Danlambao) - Tức nước vỡ bờ http://bit.ly/JQiw8C
29 Apr • 

Thái Phục Nhĩ (Danlambao) - Chiến Tranh Việt Nam nhìn dưới Chiến Tranh Lạnh http://bit.ly/IzhxXk
29 Apr • 

Châu Đình An : Một lần rồi thôi http://bit.ly/Izhril (danlambao)
29 Apr • 

Đại Gia Việt Nam đụng độ với đảng http://bit.ly/JR7pcY (x-cafevn)
29 Apr • 

Vũ Đức Khanh - Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam giữa hai chàng khổng lồhttp://bit.ly/IcOkhP (x-cafevn)
29 Apr • 

(tuanvietnam 29-4-2011). Tướng Thệ: 36 năm, chuyện bây giờ mới kể http://bit.ly/IABOZ3(vietsuky
View media
29 Apr • 

RFA. Philippines tố cáo Trung Quốc tiếp tục gây hấn http://bit.ly/IcNDFt
29 Apr • 

RFA. LS khiếm thị Trung Quốc được Mỹ bảo vệ http://bit.ly/JbEkHO
29 Apr • 

RFA. "Xe Lên Xe Xuống" của Nguyễn Bình Phương (Phần 2) http://bit.ly/It7LIb
29 Apr • 

RFA. Hải tặc đánh cướp tàu Trung Quốc bị bắt ở Lào http://bit.ly/ICPZ0J
29 Apr • 

RFA. Thêm nhiều hình chụp cho thấy Bắc Hàn sẽ nổ thử nghiệm hạt nhân http://bit.ly/IwocEZ
29 Apr • 

Nguyễn Tường Thụy : Sài Gòn thương mến http://bit.ly/IcNt0D
29 Apr • 

Bùi Công Tự: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC http://bit.ly/Iwo8VL (xuandienhannom)
29 Apr • 

Nguyệt Quỳnh – Chị Nga http://bit.ly/JR5aX8 (danluan)
29 Apr • 

Thuyết trình của nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter khi đặt chân đến hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (tt) http://bit.ly/Khqabh
29 Apr • 

Tin chị Bùi Thị Minh Hằng được phóng thích http://bit.ly/JQ7rVa (diendanctm)
29 Apr • 

Lê Nguyên Hồng : CÔNG DÂN: Bùi Thị Minh Hằng được thả - nhiều kẻ tẽn tò! http://bit.ly/IcYr7F
29 Apr • 

Tin Chủ Nhật, 29-04-2012 http://bit.ly/IAxc5d (anhbasam)
View media
29 Apr • 

TTXVN. CUỘC CẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNGhttp://bit.ly/IAxaKQ (anhbasam)
29 Apr • 

Asia Times. Hòa bình trên Biển Đông nằm ở chân trời xa xôi http://bit.ly/J0FVPZ (anhbasam)
View media
29 Apr • 

Sun Jiuren - Người dịch: Dương Lệ Chi. Viên cảnh sát Bắc Kinh từ bỏ Đảng sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức http://bit.ly/Km1HNB (anhbasam)
View media
29 Apr • 

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trung Quốc Tụt Hậu - Những Sai Lầm Trong Chánh Sách Kinh Tếhttp://bit.ly/JijYtI
28 Apr • 

Ghi chép lang thang (Saigon bây giờ…) http://bit.ly/Jt0aZd (Đỗ Hồng Ngọc)
28 Apr • 

"Từ bi bất ngờ"… http://bit.ly/IHDMLu (Bac Si Do Hong Ngoc)
28 Apr • 

VOA. Cải tiến một loại thuốc giúp người chống HIV/AIDS http://bit.ly/IHDyUK
28 Apr • 

VIDEO: BẮC TRIỀU TIÊN ĐẤU TỐ GHÊ RỢN TỔNG THỐNG HÀN QUỐC http://bit.ly/IbpQa8 (ygiao)
28 Apr • 

ĐỪNG COI DÂN LÀ ĐỊCH http://bit.ly/JsZrab (Faxuca)
28 Apr • 

BBC. Thu hồi đất Văn Giang 'là đúng luật' http://bbc.in/IymXlA
28 Apr • 

"Trung Quốc xuất khẩu xe chở tên lửa cho Triều Tiên" http://bit.ly/JPN4Vj (culangcat)
28 Apr • 

Lê Hà/Dân Việt - Đau đớn: Vừa xuất hiện, hàng trăm bạch hạc thành ngay... mồi nhậuhttp://bit.ly/IymAHq (culangcat)
28 Apr • 

Phan Đắc Lữ (thơ) - TIẾNG KÊU TỪ ĐẤT http://bit.ly/JOxGeO (huynhngocchenh)
28 Apr • 

BÙI HẰNG ĐƯỢC TRẢ TỰ DO http://bit.ly/ILLJxK (huynhngocchenh tổng hợp)
28 Apr • 

Nguyễn Vĩnh - Kể chuyện Myanmar (8) http://bit.ly/JsYNts
28 Apr • 

Nguyễn Huy Canh. NANH VUÔT CỦA TƯ BẢN DÃ THÚ ĐÃ CẮN XÉ XƯƠNG MÁU CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VĂN GIANG http://bit.ly/Iujesf (PVĐ)
28 Apr • 

RFA. Vận động dự luật cho con lai Mỹ nhập quốc tịch http://bit.ly/KkNalk
28 Apr • 

RFA. Việt Nam Tuần Qua http://bit.ly/Jhxv4J
28 Apr • 

VOA. Đầu tư của Mỹ cứu được nhiều mạng sống trên thế giới http://bit.ly/JhxkGD
28 Apr • 

VOA. Pakistan trục xuất gia đình Osama bin Laden http://bit.ly/IHz5kJ
28 Apr • 

VOA. P/V ông Greg Autry Đồng tác giả 'Chết Dưới Tay Trung Quốc' http://bit.ly/J8mHZn
28 Apr • 

VOA. Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm về luật sư nhân quyền mù ở Trung Quốc http://bit.ly/IjGIzP
28 Apr • 

Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ðảng còn thì mình còn! http://bit.ly/IjlRuP (danlambao)
28 Apr • 

Lỗi tại bà hỏa? http://bit.ly/JBcV1g (danlambao)
28 Apr • 

CA buộc phải thả chị Bùi Thị Minh Hằng http://bit.ly/JPvCQT (danlambao)
28 Apr • 

37 năm & một thời Cộng sản của ba http://bit.ly/JOfguy (truongduynhat)
28 Apr • 

Phan Tất Thành - Lại chuyện Đại biểu quốc hội vi phạm tư cách. http://bit.ly/Iy9I4a
28 Apr • 

Đường về http://bit.ly/IbTqLk (quechoa)
28 Apr • 

NS. Tô Hải - Nhật ký mở: Lực bất tòng tâm mất rồi các bạn của tôi ơi! http://bit.ly/ILxRU0
28 Apr • 

anninhthudo. Bùi Thị Minh Hằng được hưởng khoan hồng (phải vậy thôi!) http://bit.ly/KkpVI7(nguoilotgach)
28 Apr • 

André Menras Hồ Cương Quyết : Những nguời «tà-ru» mới (1) (về 21 ngư dân bị TQ bắt giữ vừa... "tù ra") http://bit.ly/Igfzum (nguoilotgach)
28 Apr • 

Tô Văn Trường : Tản mạn về… http://bit.ly/Iy6ddZ (BVN)
28 Apr • 

Khuấy động Biển Đông http://bit.ly/IjmwOx (Trần Ngọc Cư dịch từ International Crisis Group, BVN)
28 Apr • 

Phạm Toàn : Một tâm sự nhân ngày 30 tháng Tư - Quỳnh và Quân và Tôi http://bit.ly/J6UFO4(BVN)


Trọng Đạt : Trang sử ô nhục, chuyện bên lề ngày 30-4-1975

Nguồn danchimviet

1-Ai tiếp thu dinh Độc Lập?

Sau ngày 30-4-1975, báo Sài gòn giải phóng và đài phát thanh Sai gòn có kể lại ngày CSBV vào tiếp thu tại Dinh Độc Lập, họ cho biết người đại diện cách mạng là một  Đại Tá, theo trí nhớ của tôi thì họ, không nói tên ông Đại tá này vì hồi đó họ giữ bí mật danh tánh, các cán bộ đảng viên nhất là cấp lớn chỉ dùng bí danh như anh Tư, anh Ba, anh Bẩy… Ông Dương văn Minh nói "chúng tôi đợi các ông đến để bàn giao quyền hành", ông Đại tá nói "các ông còn cái gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng"… Hồi đó có người nói ông Dương Văn Minh nhục quá, Đại tướng đầu hàng một anh Đại tá.

Một năm sau vào dịp 30-4-76, hồi ấy tôi ở trong trại tù, họ cho đọc báo Sài gòn giải phóng thấy họ đăng hình ông Đại tá này người mập mập, trợn mắt, nắm tay giận dữ, còn ông Dương van Minh cao ngòng mặc áo bốn túi trông rất thiểu não…

Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, báo Thanh Niên tại Sài Gòn bèn mở cuộc phỏng vấn để tìm ra ai là người tiếp thu dinh Độc lập, từ đó có nhiều nguồn tin khác nhau về sự kiện này.  Các sách Mỹ như The World almanac of Vietnam war, No Peace No Honor, Vietnam a History… đều nói ông Bùi Tín là người tiếp thu dinh Độc Lập.

Dư luận nhiều người đều nói Bùi Tín thu, CS Hà nội nay xác nhận Trung tá Bùi Văn Tùng chính uỷ lữ đoàn thiết giáp là người tiếp thu. Theo ký giả Nguyễn Trần Thiết thì Cao Đăng Chiếm là đại diện chính thức của BV tại dinh Độc Lập. Một ký giả khác nói Đại tá CS Nam Long  là người tiếp thu dinh Độc Lập… vân vân và vân vân.

Tôi đã tìm (search) trên youtube lần mò dần dần khoảng  một giờ thì  được biết người tiếp thu là ông Bùi Tín. Quí vị có thể vào www.youtube.com đánh bằng tiếng Việt không có dấu : "Phong van Bui tin 1981", kéo xuống dưới có hàng chữ ĐẠI TÁ BÙI TÍN TBTBQĐND LÚC ĐƯƠNG QUYỀN, bấm vào hình sẽ ra cuộc phỏng vấn của ký giả Pháp với ĐT Bùi tín tại Hà Nội năm 1981 khi ông Bùi Tín còn là đảng viên, chưa bỏ đảng,  hồi đó ông là Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân,  hoặc vào link

http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY

Tôi xin kể lại: Mới đầu ông ký giả Pháp nói nguyên văn tiêng Pháp như sau:

"OK vous pouvez nous decrire ces dernieres heures entre….(ngập ngừng ) juste la liberation de Saigon et vos experiences…vous etes parti …et vous pouvez commencer en nous disant que…"

Nghĩa là

"Xin ông có thể diễn tả lại những giờ phút cuối cùng…(ngập ngừng) đúng khi giải phóng Sài Gòn và kinh nghiệm của ông… ông đi… và  ông có thể nói cho chúng tôi…"

Khi ấy ông Bùi tín nói : En Vietnamiene monsieur , ông Bùi tín muốn trả lời bằng tiếng Việt

Ký giả Pháp nói tiếp:

"…comment vous etes parti dans le char… ông đi trong xe tăng như thế nào…"

Kế đó ông Bùi tín kể lại bằng tiếng Việt khúc phim ông vào dinh Độc Lập và câu nói lịch sử của ông: Các ông còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng ….vân vân và vân vân.., mời quí vị vào xem.

2-Xe tăng húc cổng dinh Độc Lập

Cách đây khoảng 8 năm, tôi xem trên đài truyền hình số 5 Dallas một phóng sự về cuộc đời một ký giả Úc can đảm quay được nhiều cảnh nguy hiểm. Ông ta quay được cảnh xe tăng VC vào cổng dinh Độc Lập, họ có chiếu lại cảnh này bằng phim mầu, chiếc xe tank to lớn húc vào cổng sắt thật ghê sợ, đèn trên cổng rớt xuống đất kêu loảng  xoảng , sau đó bộ đội  BV tràn vào sân cỏ…

Tôi tiếc không nhớ tên người ký giả này.

Nay có đọc bài "Chuyện gì xẩy ra ở dinh Độc lập ngày 30-4" của Luân Hoán đăng trên tuần báo Sai gòn nhỏ thì được biết tên người ký giả Úc ấy là Neil Davis, hồi 1975 ông ta làm cho đài truyền hình NBC của Mỹ tại Sài gòn, ông ta có mặt tại dinh Độc lập ngày 30-4-75. Ông ta là ký giả nổi tiếng.

Tôi đã search trên youtube và yahoo, đã tìm ra được khúc phim này. Quí vị có thể vào youtube, đánh Neil Davis warjournal,  rồi bấm vào hình đầu tiên.

Neil Davis warjournal từ từ sẽ ra khúc phim, cảnh xe tăng húc vào cánh của dinh lách qua lách lại thật ghê rợn rồi chạy vào sân cỏ …

Hoặc có thể search trên yahoo "Neil Davis reporter and the fall of Saigon" cũng có clip khúc phim này, hoặc bấm vào link này cũng ra

http://www.youtube.com/watch?v=SVrJdgzAwnM

Ngoài ra search trên yahoo "Neil Davis Australia correspondent" sẽ có link Biography … và Wikipedia…

Link Biography bài của Tim Bowden nói

"Hồi đầu 1975 ông làm cho đài truyền hình Mỹ NBC (USA's National Broadcasting Corporation). Ngày 30-4 ông đã  thực hiện được một bản tin lớn nhất vô địch, quay cảnh cuối cùng của cuộc chiến VN, một chiếc xe tăng BV húc đổ cánh cổng dinh Tổng thống tại Sài gòn".

(Early in 1975 he began working for the USA's National Broadcasting Corporation. On 30 April he achieved his greatest scoop—filming the last act of the Vietnam War, a North Vietnamese tank breaking down the gates of the presidential palace in Saigon).

Trên Wikipedia thì nói

"Vào ngày 30-4, Davis quay cảnh quân đội BV và xe tăng mang số 834 ủi sập cánh cửa dinh Tổng thống tại Sài Gòn. Hình ảnh này vẫn còn tượng trưng mãi mãi  cho sự thất bại của Hoa Kỳ trong công cuộc ngăn chặn CS tại VN, nó đã được phổ biến đầu tiên trên bản tin đặc biệt của đài NBC:  Saigon Cộng Sản do Laurie kể lại ngày 26-5-1975″

(On 30 April, Davis filmed as North Vietnamese troops and T-54 tank number 834 famously broke through the gates to the Presidential Palace in Saigon. This image which has long remained a symbol of the American failure to stopCommunism in Vietnam, was first broadcast on an NBC News Special Report: Communist Saigon narrated by Laurie on 26 May 1975).

Trên trang mạng Tiếng thông Reo (một web của nhóm cựu sinh viên Học viện Quốc gia hành chánh) hai tuần trước có đăng bài "Trích bài viết của cận vệ Thủ tướng Vũ Văn Mẫu"

Người cận vệ nói

"Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán".

Lời kể này chắc không đúng nếu so với khúc phim kể trên của Neil Davis, khúc phim này có thực 100% đã được truyền đi khắp thế giới từ 37 năm trước.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

Song Chi. 37 lần 30 tháng Tư.

Nguồn rfablog

Viết gì cho ngày 30 tháng Tư khi đã có quá nhiều và ngày càng nhiều hơn những bài viết hay, xác đáng, tỉnh táo, dưới những góc nhìn khác nhau về biến cố lịch sử này của dân tộc?

Sau 37 năm dài, sự thật rồi cũng dần dần được sáng rõ. Dù có thể vẫn còn nhiều tư liệu, chi tiết về cuộc chiến tranh VN chưa được giải mã hết, nhưng tên gọi, ý nghĩa thật sự của cuộc chiến, vì sao lại có cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 , ai "giải phóng" ai, thế nào thật sự là "thắng" là "thua"…thì hầu như đã được những người trong và ngoài cuộc, sinh ra ở miền Bắc hay miền Nam, trước hay sau cuộc chiến, người Việt hay người Mỹ, người nước khác…phân tích khá là đầy đủ.

Và điều quan trọng hơn cả, như câu thơ của đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe trong tác phẩm Faust "Mọi lý thuyết đều xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi", người Việt có thể vẫn cứ tiếp tục tranh cãi bất tận về thắng, thua, chính nghĩa thuộc về ai, nhưng chính thực tế VN như thế nào sau 37 năm đảng cộng sản giành độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước mới là câu trả lời xác đáng nhất.

Sau 37 năm, ngoại trừ những người đang ngồi trên những cái ghế lãnh đạo cao ngất ngưởng, những người gắn chặt với chế độ này vì quyền lợi, bổng lộc, và những người không có thông tin do không hiểu hoặc không biết tìm hiểu, còn ai thực sự tin rằng việc thống nhất hai miền Nam Bắc vào cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 để đất nước thu về một mối dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản là một điều đúng đắn, may mắn cho đất nước này, dân tộc này?

Còn ai thực sự tin rằng con đường nước VN đã và đang đi bao nhiêu năm qua là đúng, rằng sau 37 năm đảng cộng sản vẫn xứng đáng lãnh đạo đất nước?

Còn ai thực sự tin rằng nhà nước này là của dân do dân vì dân, chế độ này tốt đẹp hơn, nhân bản hơn các chế độ có mô hình dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng trên thế giới, thậm chí ngay cả so với chế độ miền Nam Cộng Hòa trước kia?

Rằng ngay cả cái khái niệm ổn định mà đảng vả nhà nước cộng sản vẫn tuyên truyền như một ưu thế của chế độ có thật như vậy, hay chỉ là sự ổn định về chính trị bằng vào bàn tay sắt của nhà cầm quyền, còn lại tất cả mọi lĩnh vực khác của đời sống từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đối nội đối ngoại… đều tiềm ẩn những mấm mống bất ổn, bất công, phi lý sâu sắc không thể sửa đổi, hóa giải?

Rằng người dân có thật sự đang được hưởng một cuộc sống tự do dân chủ với những quyền căn bản của một con người, một công dân, và sự bình yên trong tâm hồn?

v.v…và v.v…

Tôi tin rằng ngay cả trong cái thiểu số vừa nhắc đến ở trên-những người đang ngồi trên những cái ghế lãnh đạo cao ngất ngưởng, những người gắn chặt với chế độ này vì quyền lợi, bổng lộc, và những người không có thông tin-trong thâm tâm cũng không còn tin những vào những điều đó nữa.

Sau 37 năm, mọi huyền thoại được tô vẽ xung quanh đảng, nhà nước, chế độ…đều vỡ vụn ra như những bọt bong bóng xà phòng. Thực tế, đảng cộng sản VN đã và đang thua cuộc nặng nề. Thua từ cái lý thuyết ngoại lai không tưởng cùng với mô hình xã hội được xây dựng từ đó mà họ sao chép về đã hoàn toàn bị thất bại. Buộc họ phải "đổi mới" thực chất là "đổi cũ", tồn tại nhờ tiếp tục kết hợp sự cai trị hà khắc của một chế độ độc tài với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Thua từ chỗ đứng trong lòng người. Từ cuộc "bỏ phiếu bằng chân" (khái niệm foot voting từ thời Charles Tiebout, Ronald Reagan lại vừa được nhắc lại mới đây trong bài viết của tác giả Nguyễn Hưng Quốc) của hàng triệu con người bỏ nước ra đi ngay sau khi đảng và nhà nước cộng sản tưng bừng ăn mừng chiến thắng chưa lâu, và cho đến tận bây giờ người dân vẫn tiếp tục tìm cách này cách khác để ra đi. Với kẻ thù một thời là "đế quốc Mỹ" nay họ buộc phải quay lại cầu thân xin xỏ, với những người dân miền Nam trước đây họ không sao hòa hợp hòa giải hoặc thu phục được nhân tâm, còn với gần 90 triệu người dân hôm nay thì đang ngày càng mất lòng tin vào họ.

Thua từ vị trí, thế đứng, tầm mức phát triển về mọi mặt của VN so với các nước. Thua trong cái nhìn của thế giới đối với chân dung của nhà cầm quyền VN từ những hồ sơ tệ hại về nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do dân chủ cho người dân…

Thua cả trong văn hóa nghệ thuật, giáo dục, con người….Sau 37 năm, những tác phẩm nào của một thời được tung hô là dòng văn học nghệ thuật cách mạng hiện thực xã hội chủ nghĩa nay còn tồn tại theo thời gian?

Lịch sử dù có bị bóp méo, làm sai lệch, bưng bít đến đâu, nhưng thời gian và thực tế sẽ dần dần trả lại tất cả. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người đứng về phía "triệu triệu người buồn" (từ ý câu nói của Cố Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN VN Võ Văn Kiệt), viết lên những tâm tư trăn trở day dứt băn khoăn mỗi khi ngày 30 tháng Tư lại về.

Không chỉ là những con người đã từng sống, dính líu đến chế độ miền Nam Cộng Hòa, những người có ân oán với chế độ cộng sản hiện nay, hay những con người đã phải rời nước ra đi ở thời điểm này thời điểm khác, vì không thể chịu đựng hoặc không chấp nhận chế độ cộng sản.

Mà là những con người đã từng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc trước 1975, từng cầm súng chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng cho một lý tưởng mà họ thực sự tin vào thời điểm đó là "đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, đánh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa công bằng và tốt đẹp". Thậm chí họ từng ở trong hàng ngũ tướng tá, lãnh đạo cao cấp, hoặc từng là thành phần con cưng của chế độ.

Là những con người thuộc thế hệ hậu chiến, sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong lòng chế độ hôm nay, có rất ít hoặc hầu như không có chút mặc cảm nào với cuộc chiến đã qua, hàng ngày vẫn nghe những lời tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước cộng sản trong bao nhiêu năm…

Những con người ấy cũng đã nhận ra đúng sai, sự thật. Hãy đọc những bài viết trên báo chí ở nước ngoài, các diễn đàn độc lập, blog cá nhân…để thấy sự phong phú, đa dạng của những người vừa nhập thêm hàng ngũ "triệu triệu người buồn", cứ mỗi 30 tháng Tư năm sau lại đông hơn, đa dạng hơn. Dù mức độ và cách thể hiện khác nhau, họ đều bày tỏ nỗi đau xót, nuối tiếc cho những bước đi sai lầm của đất nước mà đôi khi trong đó có cả sự đóng góp của chính mình và cha ông mình bởi một thời ngây thơ bị lừa, đồng thời trăn trở ưu tư trước tình hình hiện tại, lo lắng cho vận mệnh và tương lai của đất nước.

Tôi đồng ý với nhà báo Lê Diễn Đức, đồng thời đây cũng chính là câu tôi thường tự nói như an ủi khi nghĩ về đất nước không may mắn của mình, rằng con người có định mệnh của mình, mỗi đất nước cũng có vận mệnh riêng.

Vận mệnh của VN thật nghiệt ngã, cay đắng. Quá nhiều những sự chọn lựa sai, những bước đi sai lầm.

Nhưng có ích gì nếu bây giờ chúng ta lại nhắc đến những chữ "nếu"…

Tôi tin rằng nếu ý chí của một con người có thể thay đổi số phận của người đó thì điểu này lại càng đúng, với một dân tộc, một đất nước.

Sau 37 năm dài. Dù VN vẫn chưa có được một phong trào dân chủ mạnh mẽ xuất phát từ sự đoàn kết của quần chúng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ như các nước Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Trung Đông và Bắc Phi trong phong trào cách mạng hoa nhài mới đây…Dù VN vẫn chưa có những đảng phái chính trị đối lập đủ mạnh với những khuôn mặt có đủ uy tín để đương đầu với nhà cầm quyền, buộc họ phải tự thay đổi như Miến Điện…Nhưng lòng dân chán ghét chế độ, mong muốn một sự thay đổi và một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước thì đã quá đủ.

Không ai có thể cứ sống mãi trong một chế độ độc tài, một xã hội tồi tệ mà không vùng dậy tìm lối thoát cho mình, cho người khác và cho con cháu mai sau.

Và tôi tin rằng nếu một ngày nào đó chế độ này sụp đổ, và một chế độ tự do dân chủ được thiết lập trên quê hương VN, sẽ không bao giờ có hiện tượng hàng loạt tướng lĩnh cao cấp trong quân đội cộng sản sẽ tự sát cùng với chế độ như đã từng xảy ra với miền Nam Cộng Hòa, mặc dù chế độ đó vẫn có những ông tướng, tá hèn nhát bỏ lính chạy trước để bảo vệ mạng sống của mình. Sẽ không có hiện tượng hàng triệu con người sau khi đã phải rời bỏ đất nước và đã có một cuộc sống bình yên, thậm chí sung túc, đã là công dân của nước khác, nhưng vẫn mang theo lá cờ của cái chế độ đã bị bức tử đó suốt bên mình bao nhiêu năm. Sẽ không có những bài viết, những nỗi đau, tiếc cho sự sụp đổ của chế độ này như đã từng có đối với ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Như đã từng xảy ra ở Liên Xô và các nước do đảng cộng sản lãnh đạo trước đây ở Đông Âu. Không một ai nuối tiếc những năm tháng dưới chế độ do đảng cộng sản nắm quyền, họ thẳng tay vứt nó vào sọt rác, bước sang một trang sử mới. Và rõ ràng ở những quốc gia này đảng cộng sản không có mảy may hy vọng gì quay trở lại.

Đôi khi cũng phải an ủi trong nỗi bất hạnh có cái may. VN phải trải qua những năm tháng sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản để không bao giờ còn ai có bất cứ chút ảo tưởng nào vào lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản, vào đảng cộng sản cả.

Mặc dù cái giá ấy là quá đắt!

Phạm Đình Trọng : ĐẤT GỌI

Nguồn anhbasam

1.   Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.

Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài(Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị hối hả tìm kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giầu trong phút chốc bằng đất đai. Càng sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích lòng tham, càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.

Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định của dân, gây sự xao xác, bất bình trong lòng dân, gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng rãi trong xã hội, gây đổ vỡ lòng tin của người dân với nhà nước.

Đất đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối.

Đất đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỉ cương phép nước. Vì đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lí xã hội.

2.   Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên những dự án mĩ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng nhất trong loại kinh doanh đó.

ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ –NAMBỘ

Hai người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên mình đã biến mảnh đất phèn Sông Hậu đến cỏ cũng không mọc nổi, người không thể sống được, chỉ có lơ thơ lăn lác hoang hóa thành mảnh đất bát ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đình nông dân không có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư, trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá và đang ngày càng giầu có.

Nhưng mảnh đất không có sự sống nay đã trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay đã trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường Sông Hậu liền nhận được gợi ý giao lại đất nông trường để chính quyền sử dụng đất vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án đô thị hoành tráng.

Đất nông trường Sông Hậu đã là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao hi vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đình nông trường viên. Vì những gia đình nông dân bình dị, thân thiết như ruột thịt đó, người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ý của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.

Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều tra, viện Kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử! Tòa sơ thẩm rồi tòa phúc thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù. Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!

Người Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xã hội rầm rộ lên tiếng. Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền lực chính trị đã làm thay cả tòa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh cho công an, tòa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền lực chính trị cấp cao còn xử thay cả quan tòa! Đó là lần thứ hai pháp luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!

Vụ án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong ban giám đốc nông trường Sông Hậu vào vòng lao lí oan khiên, ngang trái nhưng đã bộc lộ hai điều lớn lao hệ trọng của xã hội, liên quan tới mọi số phận người dân.

Một là, Đất đai đã trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật. Đất đai đã tạo ra một lớp người giầu có và một lớp quan chức hối hả tham nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành nhà nước đối lập với dân.

Hai là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.

ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ

Ruộng vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người nhân danh nhà nước đã biến cánh đồng của màu xanh bình yên thành bãi chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hãn kéo đến quật nát lúa đang ngậm đòng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.

Người dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn chân thời tiền sử đã lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ sắt, tay khiên, tay súng còn hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang vì bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên thực sự đưa xã hội văn minh trở về thời hoang dã xa xưa, bạo lực hung hãn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.

Trong xã hội dân sự yên bình, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lí, cái thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Pháp luật thua, đạo lí thua, văn hóa trị nước thua vì nhà nước đã không đứng về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xã hội, không đứng về phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đã được huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giầu trên nỗi nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.

Đại diện nhà nước cấp tỉnh, ông chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành cho xây nhà kinh doanh, còn lại là đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian "muốn nói gian làm quan mà nói". Đường sá, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội bao quanh những tòa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỉ lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành phố lớn lại gần thì khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn mà thôi.

3.   Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỉ, từ 1945 đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mĩ, chiến tranh chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến tranh giai cấp sắt máu trong lòng dân tộc .  .  .  làm cho đất đai đồng ruộng ViệtNamđã thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa thế kỉ chiến tranh, nhà nước đã huy động đến kiệt cùng sức người, sức đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hi sinh mất mát lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống còn của nhà nước ViệtNamhôm nay.

Sống còn bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng không còn đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không còn biết đến đạo lí làm người và văn hóa cai trị.

Máu người không phải nước lã. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi và máu  người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của đất đã gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải làm gì giữ đất. Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời. Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.

P.Đ.T.

Gò Cỏ May : Vị đắng trong ngày vui 30 tháng 4 năm nay

Nguồn goccomay

Đoàn quân giải phóng tiến về Dinh Độc Lập ngày 30.04.1975 (Nguồn: //maithanhhaiddk.blogspot.de/ )

Cứ mỗi dịp 30 tháng 4 tới là lại có "hàng triệu người vui, bên cạnh hàng triệu người buồn" (lời ông Võ Văn Kiệt). Đó là niềm vui, nỗi buồn chung. Niềm riêng, những ai có ngày sinh (như một nhà văn mà mình hâm mộ) hay ngày cưới (như của mình) thì ngày này đúng là ngày "đại hỷ" đích thị rồi!

30 tháng tư năm nay, thấy có tin đặc biệt nữa loan trên báo ANTĐ:

Bùi Thị Minh Hằng được hưởng khoan hồng! … (*)

Có người bạn vốn không mấy quan tâm tới thời cuộc bỗng dưng hỏi tôi:

-     Cái nhà cô Hằng này mắc tội gì mà lại được "hưởng khoan hồng" vào cái dịp trọng đại này thế?

Tôi vốn làm biếng (hay ngại phải dài dòng văn tự) đành chỉ cho anh ta xem vài đường links có post nhiều hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển Đông vào mùa hè năm ngoái ở bờ Hồ Gươm Hà Nội.

Xem xong anh ta ngạc nhiên hỏi:

-     Chống tụi bành trướng gây hấn và xâm lấn biển đảo của ta thì có công chứ sao lại mang tội mà "được hưởng khoan hồng"?

Lại phải mất thì giờ, tôi đành giải thích qua loa rằng:

-     Vì ta với tụi giặc (lấn cướp biển đảo) tuy mâu thuẫn nhau về lãnh hải nhưng lại là bạn "tam tương tứ tốt" (3 tương đồng, 4 tốt) có cùng ý thức hệ và thể chế chính trị. Nên dù có bất đồng hay tranh chấp lãnh thổ cỡ nào. Nhưng vẫn cứ "đồng bệnh tương lân" và vẫn cứ "môi hở răng lạnh"… Nên giới chóp bu trên thượng tầng (của ta và giặc), vẫn cứ phải dựa vào nhau để hỗ trợ nhau nắm quyền hưởng lợi cho tới muôn đời, muôn kiếp. Bi kịch của xứ ta chính là: Khi giặc đã trở thành "bạn vàng" thì người ta (người nắm quyền) muốn nói "biểu tình là yêu nước" cũng được. Mà nói biểu tình là "tụ tập đông người trái phép" là "hành vi gây rối trật tự công cộng" thì người dân thấp cổ bé miệng cũng chả thể cãi nổi. Cái tội được kết cho Bùi Hằng nói riêng và hàng trăm người biểu tình chống Tàu nói chung chính là ở sự chớ trêu này.

Tạm hài lòng với sự dẫn giải của tôi. Nhưng khi thấy cái cảnh "khoan hồng" ly kỳ tới mức có tới 40-50 nhân viên công lực cả ở Vĩnh Phúc; Hà Nội và TP Vũng tàu trên mấy chiếc ô tô tháp tùng chiếc xe chở Bùi Hằng với sợi xích không rời tay suốt từ Thanh hà Vĩnh Phúc vào tận Vũng Tàu thì anh bạn tôi buột miệng chửi tục:

-     Tiên sư chúng nó sao mà ngu khó đào tạo thế không biết. Đã tỏ ra nhân đạo "khoan hồng" thì mua cho người ta chiếc vé máy bay. Đưa xe cho người ta ra sân bay. Với hai người tháp tùng đưa người ta về bàn giao tận nhà cho thật chu đáo thì sự cái sự "khoan hồng" đó có phải đẹp biết bao. Đằng này áp tải với một bầu đoàn thê tử tốn kém như thế. Lại còn xích người "được hưởng khoan hồng" như tội đồ nguy hiểm thì tự cái việc ấy đã phản bác lại cái gọi là "chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước" rồi còn gì?

Hiểu được sự bức xúc của bạn, mình phải xoa dịu bằng giải thích: Có thể việc bắt và giam giữ Bùi Hằng chưa tuân thủ đúng các qui định do chính luật pháp (vốn còn nhiều bất cập) của nhà nước hiện hành đặt ra. Nên đã vấp phải sự lên án rộng khắp cả trong lẫn ngoài. Nay cực chẳng thấu đành phải thả ra nhằm giải toả sức ép ngày càng tăng của dư luận. Nhưng khốn nỗi giới chóp bu luôn cho mình ở thế thượng phong, có bao giờ biết nhận ra cái sai quấy trong việc bắt người trái phép này đâu. Nhất là cả Bùi Hằng và gia đình (cháu Bùi Trung Nhân) đều không nhận lỗi và kiên quyết không viết đơn xin "khoan hồng". Vì vậy, biết đâu trước cái "quyết định ân xá" có 2 chữ "khoan hồng" kia đã bị Bùi Hằng kiên quyết khước từ. Cho nên, để hoành thành nhiệm vụ trên giao, lực lượng an ninh tháp tùng của cả trại Thanh Hà; Hà Nội và Vũng Tàu đành phải "xích tay" và tăng cường tới bốn năm chục người để cốt sao thực hiện bằng được cái sự "khoan hồng"của chế độ với Bùi Hằng (hay ngược lại của Bùi Hằng với chế độ)?

Thế cũng còn tươm chán. Chứ đám nông dân mất đất Văn Giang bị bắt giữ. Như có người mẹ muốn được về chăm đứa con khát sữa đói lả đã phải ký vào tới 3 tờ giấy khống và cả tờ cam kết: Sẽ không khiếu kiện! Thì mới được thả ra để về với con thơ kia. Dù sao so với Điếu cày- Nguyễn Văn Hải, cùng đi biểu tình chống Tàu, Bùi Hằng tuy bị đày ải tàn tạ vẫn còn may mắn hơn nhiều…

Song cứ nhìn vết sẹo ở tay và cái cảnh bị xích tay suốt 2 ngày dòng dã gần 2000 km từ Trại Thanh Hà vào tới Vũng Tàu của "người phụ nữ tiêu biểu năm 2011" thì tôi cứ cảm thấy uất nghẹn. Bởi cái hương vị của cái ngày 30 tháng tư năm nay sao mà đắng lòng thế?!

Gocomay 

Trịnh Hội : Điếu Cày và Đài VOA và Tôi và Phim the Hunger Games và Paulus Lê Văn Sơn và Cái Chết của Mẹ Sơn

Nguồn : voanews.com 


clip_image001

Blogger Ðiếu Cày và dòng chữ "Dân chủ cho Việt Nam" viết trên cát

Hôm nay tôi đặt tên cho bài blog có tựa đề dài như thế này có lý do của nó. Vì đầu tiên tôi định viết về anh Điếu Cày. Mấy hôm nay tin tức về anh phủ đầy trên mạng. Khi thì nghe cuối cùng anh sẽ được xử. Lúc lại được thông báo là ngày ra tòa đã bị dời lại không cần biết lý do tại sao. Các cơ quan, chính phủ Mỹ, Liên hiệp Châu Âu lên tiếng. Từ Amnesty International, Civil Rights Defenders cho đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, v.v. Âu đấy cũng thể hiện được một phần nào sự quan tâm của những người còn có lòng, thấy được lẽ phải, không sợ sự trả thù của những kẻ có quyền ở Việt Nam.

Tôi cũng định gióng lên tiếng nói của mình. Chẳng ăn thua gì nhưng ít nhất ra đấy cũng là tiếng nói nhất định của một người Việt Nam. Không hơn ai. Nhưng chắc chắn là cũng chẳng hề suy kém nếu so với bất kỳ ý kiến của một người nào khác.

Nhưng đọc xong lá thư yêu cầu của Luật sư Hà Huy Sơn là người đứng ra bào chữa cho anh gửi cho tòa án và ông Giám đốc Công an thành phố thì tôi lại nghĩ khác. Tôi lại muốn viết về đài VOA. Vì trong lá thư yêu cầu dài 4 trang, ở phần II, Luật sư Sơn đã trình bày như thế này:

Cáo trạng số 100/CT – P2 ngày 29/02/2012, trích: '327 bài đăng lại từ các trang blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam như: VOA, RFA, AFP, Khối 8406, Dân Luận, Thông Luận, Người Việt Online…

Yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân thành phố… triệu tập các tổ chức, cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Các tổ chức như VOA, RFA, AFP…

Ôi chao ơi. Có thật không đây? Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là một tổ chức 'hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam'? Thế thì chính phủ Hoa Kỳ, là tổ chức duy nhất tài trợ cho đài VOA kể từ khi nó được thành lập vào năm 1942 có phải là một tổ chức 'hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam' hay không?

Nếu câu trả lời là 'Yes', thì hà cớ gì Việt Nam phải tiếp tục bang giao với Mỹ, với những người đang hoạt động chống phá mình? 

Còn nếu như câu trả lời là 'No', thì chả nhẽ bản cáo trạng chỉ là một trò đùa không hơn, không kém? Một sự thể hiện đẳng cấp quá ư là con nít nếu không muốn nói là 'stupid'! (Xin lỗi các bạn đọc. Tôi không thể nghĩ ra một tĩnh từ nào hay hơn là chữ 'stupid' trong tiếng Anh trong trường hợp này. Vì nó thật sự quá ư là ngu xuẩn).

Nhưng nhìn một tí xa hơn, tôi lại giật bắn mình. Ô hay. Thế còn đối với những nhân viên của đài VOA thì sao? Hay những cộng tác viên như mình chẳng hạn?

Không ăn lương tháng, không bao giờ bị đài kiểm duyệt hay sai khiến nhưng chỉ cần có bài được đăng trên VOA, nếu họ muốn, phải chăng đó đủ là bằng chứng để kết tội mình như họ đang cố kết tội Anh Điếu Cày? Một cái tội mà chỉ ở những nước như Việt Nam mới có. Đó là tội danh tuyên truyền chống phá chế độ nằm ở Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tôi nghĩ đến đài VOA sau đó suy ra đến tôi cũng chỉ vì thế. Vì tôi thật sự không bao giờ muốn bị rơi vào trường hợp như anh Điếu Cày. Bị ghép vào một tội mà mình không thể nào chấp nhận là đã phạm tội.

Tiếng nói này là tiếng nói của riêng lương tâm tôi. Cũng như tiếng nói của anh Điếu Cày là tiếng nói lương tâm của riêng anh ấy. Những suy nghĩ này là những gì tôi thật sự tin tưởng từ tận đáy lòng và muốn giải bày với mọi người. Cũng như anh Điếu Cày.

Nếu chế độ của các anh thật sự là siêu việt, là tốt nhất cho dân tộc và đất nước Việt Nam thì những người như tôi, như anh Điếu Cày và hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người khác trên khắp cùng đất nước Việt Nam không thể nào tuyên truyền chống phá được.

Ngoại trừ khi chính chế độ của các anh đang có vấn đề. Thành thử các anh sợ.

Ủa mà cũng lạ hỉ. Đất nước là đất nước chung. Tương lai là tương lai của tất cả mọi con dân Việt. Đã thế các anh còn tự cho mình là đầy tớ của dân. Vậy thì tại sao các anh có quyền tuyên truyền, đi đâu ở Việt Nam cũng thấy treo nhan nhản đỏ lòe những câu đại loại như 'Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm', 'Mừng Xuân, Mừng Đảng'… nhưng những người dân quèn, không có tí gì trong tay, thì lại không có quyền… tuyên truyền?

Thế là thế nào?

Trong thời gian gần đây phải thú nhận là tôi có quá nhiều câu hỏi như trên. Nhưng nghiệt nỗi là tôi vẫn chưa tìm được một câu trả lời nào cho thỏa đáng. Thế là vào ngày Chủ nhật cuối tuần vừa rồi tôi đã quyết định cùng cả nhà đi coi phim.

clip_image002

Phim 'The Hunger Games' đang bị cấm chiếu ở Việt Nam. Lionsgate

Chúng tôi vào rạp xem bộ phim đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới có tên là 'The Hunger Games'. Phim đang đạt kỷ lục có số thu cao nhất trong năm nay ở Mỹ. Tiểu thuyết cùng tên cũng đã và đang nằm trên danh sách những quyển sách bán chạy nhất trong thời gian vừa qua.

Không biết những người trong nhà nghĩ sao chứ riêng tôi, tôi chọn xem bộ phim này đơn giản là vì nó đang bị cấm trình chiếu ở Việt Nam. Tôi muốn tự tìm hiểu tại sao phim lại bị cấm.

Và sau gần 2 tiếng đồng hồ bị cuốn vào trò chơi bí ẩn, tàn ác của những kẻ cầm quyền trong xã hội giả tạo trên màn ảnh, tôi bước ra khỏi rạp tự nhủ rằng nay tôi đã biết tại sao bộ phim không được trình chiếu ở Việt Nam.

Thứ nhất vì nó khá bạo lực, lại có liên quan đến các trẻ em dưới tuổi vị thành niên. Và thứ hai, quan trọng hơn, là thông điệp chính trị mà bộ phim gửi đến tất cả những người xem phim.

Đó là dưới con mắt của những người có quyền có chức, người dân chỉ là những con số, những thống kê không đáng kể. Tất cả chúng ta chỉ là trò đùa của họ và cho họ. Không hơn, không kém.

Vì vậy nếu muốn dành lấy sự sống còn, chúng ta không thể để cho họ kiểm soát chúng ta. Không thể trao cho họ những gì họ muốn. Chúng ta có thể phải hy sinh, kể cả mạng sống và tình yêu của riêng mình, để lấy lại được sự tự do và sự sống của chính mình.

Chuyện phim chỉ có thế. Trong một xã hội vẫn còn nhiều điều bị cấm đoán, lên án như ở Việt Nam, việc bộ phim 'The Hunger Games' không được phép trình chiếu không phải là một điều ngạc nhiên quá sức tưởng tượng.

Nó mà được cho phép chiếu mới là chuyện lạ.

Trên đường tản bộ về nhà vừa đi tôi vừa nghĩ chắc là lần này mình phải viết về cả hai vấn đề đó là: Anh Điếu Cày và The Hunger Games. Vì thường tôi vẫn làm thế. Ít khi tôi biết trước là lần này mình sẽ viết về đề tài gì. Phần lớn những gì tôi viết đều dựa vào cảm tính rất cá nhân của tôi mà chắc đối với các bạn đọc đã theo dõi tôi trong suốt 3 năm vừa qua cũng đã thừa biết. Con người tôi có rất nhiều cảm tính. Đã vậy nó còn liên quan đến quá nhiều vấn đề!

clip_image003

Blogger Paulus Lê Văn Sơn hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Từ lúc bị bắt vào năm ngoái cho đến bây giờ không ai trong gia đình được phép gặp mặt. danlambaovn.blogspot.com

Như câu chuyện về Paulus Lê Văn Sơn và mẹ của em mà tôi tình cờ đọc được qua blog của Người Buôn Gió ở Hà Nội. Ngay sau khi tôi vừa mở laptop để viết bài.

Sơn hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Từ lúc bị bắt vào năm ngoái cho đến bây giờ không ai trong gia đình được phép gặp mặt. Và cho đến nay chẳng có cơ quan, tòa án nào buộc tội Sơn. Hay chịu đem ra xét xử. Họ giam Sơn vô hạn định và không cần đưa ra bất kỳ lý do nào. Tại sao. Hay cho đến bao giờ. 

Trong tù Sơn chỉ biết chờ và đợi.

Nhưng ngoài tù thì bệnh tình của mẹ Sơn ngày càng trở nặng hơn.

Cho đến cách đây vài hôm thì bà đã ra đi mãi mãi. Mà không gặp mặt lại được đứa con duy nhất của mình. Một mẹ, một con nuôi đến ngày Sơn khôn lớn. Nhưng tiếc là đến ngày cuối đời, Sơn đã không có mặt ở cạnh bà.

Tôi đọc tin buồn được loan báo mà lòng bỗng cảm thấy thẫn thờ, bất nhẫn. Tại sao cho đến bây giờ, trong thời đại văn minh, tân tiến này, dân tộc Việt Nam vẫn không thể đối xử với nhau như người với người? Vẫn không thể hiện được những hành động văn hóa, nhân bản dành cho nhau cho dù chúng ta có khác biệt cách mấy trong ý kiến và hành động.

Vì lẽ đơn giản, chúng ta ai cũng có mẹ. Ai cũng mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ mình. Muốn làm cho mẹ vui những lúc được gần gũi, muốn giúp mẹ thật nhiều lúc gặp phải khó khăn. Tôi luôn mong muốn thế. Các bạn cũng thế. Những người công an, Giám đốc thành phố, hay Bộ trưởng, hay những người ra lệnh bắt giam Sơn, ai cũng muốn thế.

Ai cũng muốn được gần mẹ, nhìn mẹ một lần cuối, trước khi mẹ ra đi. Được để tang, được khóc bên nén hương tàn và lo chôn cất người mình yêu thương nhất.

Ai trong chúng ta chắc chắn cũng muốn làm được điều này. Nhiều người trong chúng ta chắc chắn sẽ thực hiện được điều này.

Ngoại trừ Sơn.

T.H.


Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn – Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Nguồn procontra

Tháng 4 28, 2012

Phạm Hồng Sơn thực hiện

pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp "cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước"đã thành công hoàn toàn?

___________________

Phạm Hồng SơnHai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được "nhuộm đỏ" từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là "cách mạng" đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong "vùng tự do" liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.

Phạm Hồng SơnHai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?

Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.

Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.

Phạm Hồng SơnThời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ "cách mạng"?

Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi "nhẩy núi", tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi "nhảy núi" vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, "nhảy núi" trước đó vài tháng khi đã bị lộ.

Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi "nhảy núi", anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi "nhảy núi", hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những "vùng lõm" (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.

Phạm Hồng SơnNhững công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.

Phạm Hồng SơnSau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?

Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi "nhảy núi". Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.

Phạm Hồng SơnMột cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: "Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói."

Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: "Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa." Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.

Phạm Hồng SơnQuá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.

Phạm Hồng SơnNhững "thực tế" nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi "học tập cải tạo", thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần  biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

Phạm Hồng SơnCác ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?

Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng "nhảy núi" nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là "chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này."

Phạm Hồng SơnGia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?

Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.

Phạm Hồng SơnThế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?

Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.

Phạm Hồng SơnKhi "trằn trọc" để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong "trằn trọc" đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.

Phạm Hồng SơnCác ông thấy thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.

Phạm Hồng SơnVâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như "môi với răng" và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.

Phạm Hồng SơnLiệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện "Đảng ta", tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.

Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Phạm Hồng SơnNhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?

Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.

Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.

Phạm Hồng SơnNếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.

Phạm Hồng SơnNgày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?

Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.

Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.

Phạm Hồng SơnDịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?

Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.

Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.

Phạm Hồng SơnNếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là "kẻ thù" của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là "cách mạng" nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

Phạm Hồng SơnXin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.

______________________

Chú thích ảnh: Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)

© 2012 pro&contra


[i] "Mì" tức là "sắn" theo tiếng miền Bắc