Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

RFA. LHQ mở chiến dịch truyền thông xã hội về nhân quyền

Nguồn RFA

Việt Hà phỏng vấn bà Esther Lam, phụ trách truyền thông xã hội thuộc văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Chủ đề hội thoại

Việt HàThưa bà, trước hết xin bà cho biết về nội dung chương trình hội thoại trực tiếp trên Google Plus mà Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện trong thời gian tới?

Esther Lam: Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến chương trình hội thoại trực tiếp Google Plus của chúng tôi. Hoạt động này là một phần trong chiến dịch truyền thông của chúng tôi về nhân quyền trong năm nay. Mục đích là để thu hút tiếng nói của mọi người về vấn đề này. Chúng tôi nghĩ là những diễn đàn như thế này với sự tham gia của nhiều người sẽ làm cho tiếng nói của mọi người được chú ý hơn và quan trọng hơn trong một loạt các vấn đề về nhân quyền.

Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn hoạt động kết nối trên Google plus với 4 chủ đề chính. Thứ nhất là về ảnh hưởng của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh lên nhân quyền ở nhiều vùng trên thế giới. Diễn đàn này sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. Chủ đề thứ hai là vào ngày 30 tháng 11 với sự tham gia của các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, những nhà lập pháp tại châu Âu, và những nhà hoạt động xã hội, bao gồm cả đại diện từ Việt Nam để bàn về quyền của người khuyết tật. Hội thoại này sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ chiều giờ Trung Âu. Hội thoại trực tuyến tiếp theo là về sự tham gia của những người thiểu số.

Chúng tôi nghĩ là những diễn đàn như thế này với sự tham gia của nhiều người sẽ làm cho tiếng nói của mọi người được chú ý hơn và quan trọng hơn trong một loạt các vấn đề về nhân quyền. 
Esther Lam

Chúng tôi muốn nói đến những nhóm dân tộc thiểu số và nhóm tôn giáo không chiếm số đông. Buổi gặp này sẽ có sự tham gia của chuyên gia Liên Hiệp Quốc và đại diện từ các nhóm thiểu số. Hoat động này diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tới. Các hội thoại trực tuyến này là những cuộc nói chuyện rộng rãi qua video trên Google và mọi người có thể nói chuyện trực tiếp với nhau.

Cuối cùng, hội thoại nổi bật nhất sẽ được chủ trì bởi người đứng đầu văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Navi Pillay vào ngày 10 tháng 12, vào lúc 3 giờ 30 chiều giờ Trung Âu, chủ đề là về quyền tham gia vào cuộc sống cộng đồng.

Quảng bá và bảo vệ nhân quyền

Untitled-1-250.jpg
OHCHR giới thiệu cuộc hội thoại trực tuyến trên Google plus nhân ngày quốc tế nhân quyền 10 tháng 12
Việt Hà: Theo bà thì việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thế này có thể giúp gì cho việc đề cao việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới, đặc biệt là tại các nước nơi nhân quyền còn bị vi phạm nghiêm trọng?

Esther Lam: Đây là một câu hỏi thú vị. Việc sử dụng các công cụ truyền thông xã hội là bổ sung cho các nỗ lực thường xuyên của chúng tôi về nhân quyền, ví dụ như phối hợp với các hãng truyền thông, làm việc với các tổ chức xã hội dân sự, và với các chính phủ và các đối tác để đảm bảo quyền con người.

Thực tế thì Văn phòng cao ủy nhân quyền LHQ chỉ mới bắt đầu các hoạt động truyền thông xã hội vào tháng 4 năm ngoái. Chúng tôi có trang facebook gọi là UN Human Rights, chúng tôi hiện có khoảng 38,000 người theo. Chúng tôi cũng có twitter. Chúng tôi sử dụng twitter để đưa thông tin đến với đông đảo mọi người, và để lắng nghe những gì họ nói, để tiếp nhận những thông tin mà họ chia sẻ. Chúng tôi cũng trả lời các câu hỏi của họ. Chúng tôi hiện có khoảng 35,000 người theo. Bây giờ chúng tôi có Google plus.

Đây là các công cụ giúp chúng tôi tiếp cận được với đông đảo công chúng hơn. Tôi có thể thấy là có rất đông người theo chúng tôi từ châu Á, nhóm tuổi chiếm số đông là từ 25 đến 34 tuổi. Chúng tôi có nhiều hoạt động kết nối với họ. Cho nên đây là phần bổ sung cho các nỗ lực mà chúng tôi đã thực hiện với các đối tác của mình để quảng bá và bảo vệ nhân quyền.

Việt HàTại nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như Việt Nam hay Trung Quốc, việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông xã hội trên internet để nói về các vấn đề nhân quyền của người dân còn bị hạn chế, vậy Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc làm cách nào để thu hút được sự tham gia của người dân tại các vùng như vậy trên thế giới vào các hội thoại của mình nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho chiến dịch truyền thông xã hội về nhân quyền này?

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nói nhiều lần là luật quốc tế về quyền con người bảo vệ quyền bày tỏ ý kiến của người dân, bao gồm cả quyền bày tỏ ý kiến trên các diễn đàn internet...
Esther Lam

Esther Lam: Thực tế thì Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nói nhiều lần là luật quốc tế về quyền con người bảo vệ quyền bày tỏ ý kiến của người dân, bao gồm cả quyền bày tỏ ý kiến trên các diễn đàn internet, và đó là điều mà văn phòng chúng tôi luôn kêu gọi. Thực tế cho thấy truyền thông xã hội là một cách khác để cho mọi người bày tỏ ý kiến của mình như trong chủ đề của chúng tôi năm nay là để tiếng nói của họ được mọi người nghe và mọi người được tham gia nhiều hơn vào cuộc sống cộng đồng. Chúng tôi làm những gì có thể và hy vọng là bằng cách đưa ra nhiều diễn đàn và cách thức khác nhau, chúng tôi sẽ làm tăng cơ hội cho mọi người được tham gia nhiều hơn vào cuộc sống cộng đồng và bày tỏ ý kiến của mình.

Việt Hà: Thưa bà, với những thông tin mà Văn phòng thu thập được từ các phương tiện truyền thông xã hội ví dụ như diễn đàn Google plus, văn phòng có dự định kế hoạch gì trong tương lai để tiếp tục việc quảng bá vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới?

Esther Lam: Hiện chúng tôi đang trong chiến dịch truyền thông xã hội để chuẩn bị cho ngày quốc tế nhân quyền 10 tháng 12 hàng năm. Vào năm tới chúng tôi kỷ niệm 20 năm thành lập văn phòng, và chúng tôi cũng đang chuẩn bị một chiến dịch truyền thông xã hội khác mà chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng trên cơ sở sự trợ giúp và những ý kiến đóng góp để có thể tiếp tục các nỗ lực của mình sắp tới cho vấn đề nhân quyền.

Việt HàXin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Popout

Theo dòng thời sự:

J.B Nguyễn Hữu Vinh : Lưỡi bò và lưỡi liềm

Nguồn jbnguyenhuuvinh

Có lẽ chưa bao giờ, một động thái của Trung Cộng liên quan đến chủ quyền được ngang nhiên bàn tán thoải mái như bây giờ ở Việt Nam. Thoải mái là nói theo nghĩa đã được "ẳng" lên trên báo lề phải, chứ không còn dấm dúi, tự bịt miệng như những năm trước đây.

Còn nhớ chưa xa, mới vài năm trước đây thôi, nhiều người đã khốn nạn với câu nói "Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam", dù họ chỉ nói câu đó, mặc chiếc áo hoặc bất cứ hành động gì khẳng định điều đó đều nghiễm nhiên biến thành tội phạm. Thậm chí, có người đã kêu lên: Vậy thì Hoàng Sa – Trường Sa là của ai? Không chỉ báo chí mà một người dân nào dám nói đến điều đó đều là cấm kỵ và chịu hậu quả nặng nề. Cho đến khi, tai họa mất nước sừng sững đứng trước mọi nhà, thì nhà nước Việt Nam hoảng hốt và lúng túng trong mọi xử lý. Khi đó, báo chí mới được mở miệng trong một giới hạn nhất định. Nay thì báo chí có thể kêu lên rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

Biểu tình yêu nước: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam và bị đàn áp

Tiếc rằng khi được nói như vậy, thì Hoàng Sa đã nằm trong tay Trung Cộng từ lâu, Trường Sa, một phần đã nằm dưới gót giày bọn xâm lược. Còn trên đất liền, khắp nơi từ trong nam đến ngoài Bắc, từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, đâu đâu cũng có thể thấy người Trung Quốc nghênh ngang đi lại. Đất đai đang được người Trung Quốc thuê trồng rừng, các công trình quốc gia được các nhà thầu Trung Quốc xây dựng, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn lãnh thổ, từ chiếc áo ngực phụ nữ chứa đầy chất lạ đến những lô gà thải độc hại, trái cây nhiễm độc và nhiều vật dụng được nhập về nhiều vô biên.

Đường lưỡi bò tham vọng tự sáng tác của Trung Cộng

Sau nhiều động tác khiêu khích, dọn đường và lấn chiếm bằng nhiều cách, bỗng nhiên vài năm gần đây, Trung Cộng thò ra cái đường lưỡi bò đứt khúc liếm gần trọn vẹn Biển Đông của Việt Nam. Nếu cái lưỡi bò này không bị chặt đứt, thì sau này Luật Biển Việt Nam sẽ phải sửa đổi nhiều điều khoản. Trong đó sẽ có một điều quy định rằng: Khi điều khiển thuyền bè ở ven biển, phải lưu ý đi dọc bờ, không quay ngang tàu thuyền vuông góc với bờ biển để tránh xâm phạm lãnh hải của nước bạn láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng. Trong trường hợp ai vi phạm ráng chịu và nhà nước sẽ không can thiệp.

Khi Trung Cộng quyết định bước chơi mới bằng cái hộ chiếu vẽ hình lưỡi bò, những phản ứng yếu ớt của nhà cầm quyền Hà Nội được người dân chú ý và có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các ý kiến, đều chưa thấy được sự mạnh mẽ cần thiết từ phía nhà nước để đối phó với âm mưu thâm độc này của nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh. Nhưng, đa số những ý kiến trên các phương tiện truyền thông mà mạng internet là chủ yếu đã chưa đi đến cội nguồn của đường lưỡi bò Bắc Kinh vì sao lại thò ra và làm sao hóa giải.

Đường dây nóng giữa hai Đảng và nhà nước được thành lập, chắc chỉ để thỉnh thoảng cho lãnh đạo hai nước tán tỉnh nhau cùng củng cố "con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội là chính"? Còn chuyện lãnh thổ, tranh chấp, ngư dân bị bắn, bị bắt và bị giết, quân đội Trung Cộng đổ ra Biển Đông chỉ là chuyện nhỏ?

Mưu đồ và hành động bành trướng có tính hệ thống

Năm 1949, nhà nước Trung Quốc cộng sản được thành lập. Trước đó, nhà nước Việt Nam cộng sản cũng đã được thành lập trên nửa đất nước. Hai bên ra sức tô thắm tình hữu nghị Quốc tế vô sản lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Ở đó, có quy định rất rõ rằng: "Khi lợi ích của phong trào Cộng sản quốc tế và lợi ích dân tộc có mâu thuẫn với nhau, thì phải hi sinh lợi ích dân tộc cho lợi ích của phong trào Cộng sản quốc tế". Có lẽ sự hăng máu và nhiệt tình thực hiện điều này số một là chính quyền Cộng sản Việt Nam. Còn anh bạn vàng Trung Cộng thì không thế, bất cứ lúc nào và ở đâu nếu thấy có lợi cho máu bành trướng, họ luôn tận dụng.

Một thời gian dài trong chiến tranh, hết nóng rồi lạnh thì phong trào Cộng sản quốc tế phát triển rồi lục đục, đánh nhau chí tử. Oái oăm thay, những cuộc đánh nhau, tàn sát nhau khốc liệt nhất lại là từ những cuộc chiến của "anh em trong phe Xã Hội Chủ Nghĩa" là chính. Trong đám hỗn quân hỗn quan XHCN, thì anh nào cũng hô rất to chỉ có mình là theo Chủ nghĩa Mác – Lênin chân chính, còn tất cả thì không xét lại, cũng chỉ là giả cầy. Việt Nam cũng thế, có lẽ vì muốn sự chân chính rõ ràng, nên thực hiện các nguyên tắc của nó khá triệt để.

Công hàm Phạm Văn Đồng 1958

Năm 1958, Trung Cộng tuyên bố về lãnh hải thể hiện mưu đồ bành trướng của chúng, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã nhanh chóng gửi công hàm rằng "Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành…". Dù  công hàm này có giá trị pháp lý hay không, thì cũng cần ghi nhận đây là bước đầu tiên, thể hiện bằng giấy trắng mực đen việc nhà cầm quyền CSVN đã hi sinh lợi ích dân tộc cho chủ nghĩa Bành trướng Bắc Kinh. Nguyên nhân không cần nói ai cũng hiểu, trong cuộc chiến của mình, nhà cầm quyền CSVN đã được nhà cầm quyền Trung cộng đỡ đầu nhiều mặt vì hai nước cùng phe XHCN. Nếu như lúc đó, không phải là Việt Nam, mà là Thái Lan hoặc Indonesia, hoặc Việt Nam không thuộc phe XHCN lấy Mác – Lênin làm kim chỉ nam thì chắc sẽ không có công hàm 1958 nói trên.

Kế đến, năm 1974, khi Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay giặc Trung Cộng, nhà cầm quyền Hà Nội đã không có một phản ứng cần thiết khi Tổ quốc bị xâm lăng. Cụ thể là Trung Cộng nuốt gọn Hoàng Sa mà người dân miền Bắc không hề hay biết. Chẳng những thế, sau ngày 30/4 năm 1975, Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn còn lớn tiếng tuyên bố: "Kể từ nay, đất nước ta sạch bóng quân thù" – nghĩa là Hoàng Sa không phải là lãnh thổ Việt Nam? Không phải thế mà chỉ là vì Hoàng Sa đang bị chiếm đóng không phải bởi quân thù mà là anh em XHCN Trung Cộng.

Rồi đến năm 1988, Trường Sa bị tấn công và lấn chiếm trong âm thầm, nhà cầm quyền Việt Nam nghiến răng chịu đựng để tiến tới Hội nghị Thành Đô. Cũng chỉ vì khối cộng sản thi nhau đổ sụp ở Đông âu và trên thế giới, sự đô đơn, sợ hãi đã đẩy nhà cầm quyền CSVN đi đến con đường tìm lại kẻ thù truyền kiếp mà nương náu, mặc dù đã là người dân Việt Nam, ai lại không biết mưu đồ bành trướng của chúng vẫn luôn luôn tồn tại. Điều đơn giản để đi đến kết cục đó, là trên thế giới chỉ còn lại vài ba nước vẫn kiên trì bám trụ Chủ nghĩa Mác – Lênin mà thôi.

Tiếp theo là những năm gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng luôn gây áp lực và ngày càng ngang ngược đòi hỏi hết sức vô lý về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nhưng đáp lại những hành động ngang ngược đó là thái độ ươn hèn, khiếp nhược và sợ hãi từ ngay chính nhà cầm quyền Việt Nam. Ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá trên biển Việt Nam, bị bắt bớ, xua đuổi đánh đập, thậm chí báo chí còn không được gọi đích danh, mà chỉ là "tàu lạ". Những hành động xâm lấn dần dần tăng cường về cường độ và tần suất bao nhiêu, thì người ta thấy những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đi ngược lại với thái độ hiếu chiến của bọn bành trướng bấy nhiêu. Nhân dân phẫn uất xuống đường biểu tình, liền bị đàn áp và bôi xấu, báo chí bị bịt miệng. Về báo chí, những tờ báo có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, đã phớt lờ nguy cơ mất nước, ngược lại chỉ nhăm nhăm chống "diễn biến hòa bình" và thế lực thù địch trong nhân dân với sở trường bôi xấu và kết tội. Thậm chí, những tờ báo Đảng, còn ngang nhiên ca ngợi tướng Tàu hoặc tệ hơn nữa là tuyên truyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc.

Khắp nơi diễn tập chống nhân dân bạo loạn

Đặc biệt, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước chỉ nhăm nhăm tung tiền dân để diễn tập chống bạo loạn, chống người dân biểu tình do bị cướp đất… Nói chung là chống lại nhân dân. Còn với giặc bên ngoài, thì im như thóc giống.

Khi bọn bành trướng càng hung hăng, nhà cầm quyền Hà Nội càng tổ chức đình đám hơn các lễ lạt "nhớ ơn Trung Cộng". Trong tất cả những gì có thể làm trước họa xâm lược Tổ Quốc, chỉ có thể là vài lời phát ngôn sáo mòn, cũ rích từ người phát ngôn Bộ ngoại giao mà mỗi lần nghe lại, người ta muốn "phát nôn".

Một quãng đường khá dài để bọn bành trướng hiểu thế, lực của Việt Nam, đặc biệt là thái độ, tinh thần của nhà nước Việt Nam như thế nào. Và kết cục hôm nay là đường lưỡi bò đã chính thức được đưa lên thành điểm nóng kết hợp "Thành phố Tam Sa", rồi "bản đồ Tam Sa mới phát hành… Đấy là những hành động xâm lược trắng trợn. Đặc biệt ngày hôm nay, chúng tuyên bố bắt giữ khám xét tất cả tàu thuyền trên biển của Việt Nam.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân? Cái liềm và chiếc búa

Lưỡi liềm và lưỡi bò

Người dân Việt Nam ngơ ngác, không hiểu nổi nhà cầm quyền đang định làm gì trước họa mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù.

Nhiều câu hỏi được đặt ra.

Có phải vì nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc quá hữu nghị, do vậy nhân dân Việt Nam sẵn sàng nhường biển đảo cho Trung Cộng? Xin thưa là không, muôn đời nay,dù có thể mất tất cả, song chủ quyền, lãnh thổ chưa bao giờ bị coi nhẹ hoặc đem ra đổi chác.

Có phải vì nhân dân Việt Nam quá ươn hèn? Chắc chắn là không, lịch sử đã chứng minh rằng những cuộc chiến giữ nước vĩ đại đã từng xảy ra với tinh thần bất khuất đầy kiêu hãnh và lãnh thổ luôn được bảo vệ vẹn toàn.

Có phải vì Trung Quốc quá lớn so với đất nước chúng ta nên phải chấp nhận vị trí chư hầu? Cũng không phải thế, đất nước ta chưa bao giờ lớn so với anh chàng khổng lồ thâm hiểm phương Bắc đầy tham vọng. Nhưng cũng chưa bao giờ khuất phục đầu hàng hoặc ươn hèn như hôm nay.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra lời giải đáp: "Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội".

Có thể nhiều người không hiểu, nhưng đây mới là đáp án cho mọi nguy cơ đối với đất nước chúng ta lâu nay. Khi ý thức hệ cộng sản với cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng bị loài người cho vào sọt rác, nhưng ở đây vẫn được đặt cung kính trên bàn thờ, thì hậu quả của nó là khủng khiếp. Chính câu trả lời của ông Nguyễn Sinh Hùng, hiện là Chủ tịch Quốc hội đã cho thấy điều cơ bản rằng cái học thuyết Cộng sản sẵn sàng hi sinh lợi ích dân tộc, quốc gia cho Cộng sản Quốc tế đã lấn át những hành động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc, quốc gia?

Cũng chính vì thờ phượng cái mớ lý thuyết bạo lực Mác – Lênin mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật lịch sử quyết tâm xâm lược đất nước ta bằng đường lưỡi bò tự sáng tác. Song đó vốn là căn bệnh chung của cộng sản: Chính quyền sinh ra từ họng súng khi chúng có cơ hội.

Chủ nghĩa Mác – Lênin với biểu tượng của chiếc búa và cái liềm đã được đưa vào áp đặt vào nhân dân ta mấy chục năm nay, đã sinh hoa kết trái trong lòng dân tộc. Tiếc rằng hoa trái của nó đã là những hoa độc và quả đắng. Một đất nước đã từng tự hào trong lịch sử, biết đoàn kết chống ngoại xâm, luôn lấy tình yêu thương và đùm bọc, đoàn kết làm nền tảng giữ nước đến hôm nay lâm vào trạng thái suy đồi mọi mặt. Văn hóa dân tộc bị băng hoại nghiêm trọng, tinh thần xuống cấp thảm hại, sự chia rẽ, phe phái càng ngày càng nặng nề. Tham nhũng và lãng phí làm đất nước đang kiệt quệ…

Sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng để quản lý xã hội bằng đấu tranh giai cấp đã đưa đất nước đến thảm cảnh trong ngoài lục đục, trên duới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán.

Đó là cơ hội cho đường lưỡi bò vươn ra liếm Biển Đông.

Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước chúng ta.

Như vậy, cái lưỡi bò hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua.

Hà Nội, ngày 30/11/2012

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Đỗ Trung Quân - HÃY TIẾT KIỆM THỨ CÒN LẠI DUY NHẤT

Nguồn huynhngocchenh

Giới thiệu các bạn hai bài thơ sau đây, một của Đỗ Trung Quân, một của Lý Thủy Nguyên


Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất


Giới trẻ VN khóc nức nở khi đón ban nhạc Hàn Quốc tại - Hanoi
Đỗ Trung Quân
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết , tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến "
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân , đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang , Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy

Bọn tôi sôi sục ra biên giới
Ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam
Tổ quốc lại lâm nguy
Có thằng em khai gian tuổi
Vác balo lên đường
Gác mọi tranh chấp ý thức hệ
vệ quốc trước đã
Ai không tử sĩ
Ai  không phế binh
Thì về
Đứa đạp xich lô. Đứa chạy xe ôm, đứa đi khuân vác
Bình thường.
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
 Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy,gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi  nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Qúa
Đủ



Sau khi đăng bài thơ nầy lên Facebook, nhà thơ Đỗ Trung Quân nhận được email trả lời. Nhà thơ viết: Tôi nhận được link bài thơ qua mess. Đấy là một bài thơ gửi cho tôi. Tôi post lại ở đây. Tôi không bình luận ngoài từ : hay !
Tác giả Lý Thủy Nguyên ?

Nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì
bởi Ly Thuy Nguyen vào 29 tháng 11 2012 lúc 12:52 ·
Bây giờ chúng tôi mới vừa qua hai mươi tuổi
Chẳng phải dân Sài Gòn cũng chẳng phải dân Hà Nội, quan trọng gì thành phố
Đâu chẳng là đất nước mình
Là đất nước mình nhưng biết gì về văn hoá nước mình
Mỗi một lần bật tivi lên là HBO CNN ESPN
Là MTV là hàng trăm những kênh mà nhà đài kí hợp đồng với các "Cường quốc năm châu khác"
Mà tôi vẫn hay gọi đùa là quân cựu thực dân
Hôm nay xem cái ảnh rồi đọc bài thơ muốn hỏi chú Trung Quân
Chú có biết về tiến trình toàn cầu hoá
Xâm lấn của thực dân ngày nay chẳng còn lộ liễu như tên bay đạn nổ
(Đấy là tôi giả vờ không nói đến những cuộc chiến ở Trung Đông
Không muốn vội giải thích về sự nhúng tay của Mỹ tại cuộc chiến ở Israel với Palestine
Trong 4 ngày ở dải Gaza hơn 200 người chết
Hơn 50% là trẻ nhỏ
Tôi sẽ giả vờ không nói về điều này vậy
nó đòi hỏi cả luận văn của tôi)
Chú Quân này chú có biết không
những đứa trẻ chú cười chê là một phần của thế hệ tiếp theo tôi đấy
Là thế hệ sinh sau thời hậu chiến
Nói ngôn ngữ khác rồi, văn hoá cũng khác ngày xưa
Và họ - cũng như tôi – là nạn nhân của cái nền văn hoá tạp nham
Ngẩng đầu nhìn quanh báo đài lăng xê những tuổi tên của những đất nước nào xa lạ
Trước khi chú hỏi tại sao trẻ con khóc vì bọn nào lạ hoắc
Sao chú không hỏi nền giáo dục nào khiến trẻ con phát điên
Sao chú không hỏi xã hội thế nào người lớn đâm sau lưng nhau anh chị em giành nhau cái nhà cho bố mẹ ra ngoài đường ngủ
Sao chú không hỏi truyền thông thế nào toàn du nhập những văn hoá ngoại lai báo chí thì một điều Ngọc Trinh gái ngoan Mai Phương Thuý lộ hàng Hoàng Thuỳ Linh băng sếch
(Đấy là tôi ví dụ một vài - chẳng đổ lỗi cho những cô con gái; mà những kẻ nhân danh nhà báo viết những câu đến ngữ pháp còn sai; tin bài giật tít)
Sao chú không hỏi thế hệ nào đã nuôi dạy bọn trẻ con như thế
Những bài học về tình người ở đâu trong trường học
Khi thầy cô giáo nghèo vật chất đói tâm hồn?
Chú Quân này, tôi bảo, đổ lỗi cho trẻ con thì dễ thôi
Vì chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi,
Trong mắt bọn trẻ con, thế giới còn cái gì mà mừng vui khám phá?
Cái cơ sở tồi tàn đổ nát, những tham nhũng, những bất công
Mười sáu năm học ra trường chạy chọt đủ đường mà không ai cho đi dạy học
Hơn tám mươi cô giáo ở Yên Bái bị đuổi ra biên chế vì lỗi của một vài ông to
Người dân mất đất lên Hà Nội kêu oan bị công an phường đến đuổi
Đâu đó ở Tiên Lãng Hải Phòng có một trận đánh đẹp,
Giữa quân-và-dân
Thì đồng ý không phải đứa trẻ nào cũng biết những điều tôi vừa chỉ ra
Nhưng tôi biết – và tôi đã từng là một trong bọn chúng
Chú Quân này, ai cũng có những nỗi buồn thế hệ
Thế hệ chúng tôi là cái thế hệ chẳng-còn-gì
Cái nhục của quốc gia này, nếu mà đổ lỗi
Cũng đừng đến lượt lũ trẻ con.
Mà cũng đừng chuyện bé xé ra to
Cái làm tôi xấu hổ chẳng phải mấy thằng bé khóc ở sân bay
Mà là cái nền văn hoá bị lụi tàn mà người lớn hay các nhà chức trách cũng đâu buồn giữ
Mà là cụ Đức Hiền bao nhiêu tuổi rồi vẫn phải cặm cụi ngược xuôi đi bảo vệ người dân mất đất
Mà là những người chỉ thích trách cứ trẻ con.
Tôi chẳng viết bài thơ này để trách chú đâu
Cũng chẳng phân bua vì những cái mà thế hệ trước chúng tôi nhìn chúng tôi mà trách cứ
Nhưng tôi viết điều này để cho chú hiểu
Dạy trẻ con chẳng dễ lắm đâu
Và nếu chỉ đem cái tuổi đời ra để mà nói với nhau
Thì thông điệp của chú dù đúng dù sai, bọn trẻ con sẽ chẳng bao giờ hiểu.

NTL 29/11/2012.

Nguyễn Ngọc Già – “Hộ chiếu lưỡi bò” là cơ hội tốt?

Nguồn danluan

hclb_2.jpg

"Hộ chiếu lưỡi bò" có được đưa vào từ điển Quốc tế trong tương lai hay không thì chưa biết, nhưng quả là một "thuật ngữ" thú vị, khi nó được xem là một "sáng kiến vĩ đại" của giới cầm quyền Bắc Kinh!

Bất chấp cuốn hộ chiếu nhỏ bé, "sáng kiến vĩ đại" này giống như lời chúc đầy ý nghĩa cho một đại nhân – vừa cao vừa to, ở tuổi sáu mươi – tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc – Tập Cận Bình. Nghe đâu thân phụ ông này từng chịu nhiều kiếp nạn của cuộc "cách mạng văn hóa" gần 50 năm về trước. Dù tên gọi là "cách mạng văn hóa", nhưng cuộc "cách mạng" lại cho thấy đầy máu, nước mắt, nỗi bi hận và sự tang thương của người dân Trung Hoa hiền hòa, trong khi thật khó tìm được nét gì "văn hóa" trong cuộc "cách mạng" đó (!) Tập Cận Bình cũng "là một người thận trọng đã từng nếm trải rất nhiều gian nan, khổ cực" như ông Lý Quang Diệu nhận định.

Hộ chiếu (passport) là một trong các nét văn hóa của một hành xử ngoại giao quốc tế và nó cũng cho thấy gương mặt có văn hóa hay không của bất kỳ quốc gia nào tự nhận là văn minh.

Nhiều người cũng không chắc cuốn hộ chiếu ngộ nghĩnh này có bị "chết tên" hay không, nhưng đại đa số đều đồng ý là "chưa có tiền lệ" về thiết kế hộ chiếu trên thế giới từ trước tới nay, bởi nói theo lời bà Victoria Nuland – Phát ngôn nhân thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: "có một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về trình bày hộ chiếu cần phải tuân thủ, nhưng một tấm bản đồ không phải là một trong các chuẩn mực này." [1]

Nhiều nước đã phản đối gay gắt và có hành động thích ứng như: Ấn Độ, Philippines, Đài Loan, Indonesia [2], tất nhiên có cả Việt Nam.

Dường như bên cạnh sự phẫn nộ, chỉ trích kịch liệt, "hộ chiếu lưỡi bò" còn được xem như là trò gây cười của một diễn viên hài độc thoại (a stand-up comic). Trong cuộc trả lời phỏng vấn bà Victoria Nuland về cuốn hộ chiếu buồn cười này, nhiều tiếng cười rộ lên vẻ như chế nhạo [3].

Như bạn biết đấy, trở thành một "stand-up comic" rất khó vì loại hình này đòi hỏi độc diễn mà không có bạn diễn cùng tung hứng, nên dễ gây nhàm chán vì câu chuyện nhạt phèo và vô duyên. Diễn viên hài kiểu này thường bị khán giả tẩy chay và huýt sáo đuổi vào cánh gà, hậu quả dễ dẫn đến "bảy nghề".

Diễn hài độc thoại trước thế giới lại là điều quá khó khăn cho "Trung Hoa Thất Nhân" (7 người Trung Hoa), bởi vị nào cũng đầy vẻ đạo mạo và nghiêm trang trên mức cần thiết trong một thế giới năng động như ngày nay, đặc biệt sau cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ đầy hào hứng như một trận đấu thể thao phấn khích, lại chan hòa vui mừng, bất kể kẻ thắng người thua.

Làm chính trị cũng cần có tính hài hước, nhưng phải "có duyên sân khấu". Chẳng dễ dàng gì!

Có thể hình ảnh "a stand-up comic" không xứng lắm với dàn lãnh đạo "thất nhân" (7 người) tràn trề sinh lực cho một Trung Hoa đang ngày biểu tỏ sự "trỗi dậy hòa bình" mà tiền nhiệm của họ hay phát ngôn chính thức (!)

Thật khó để tin việc phát hành "hộ chiếu lưỡi bò" được lẳng lặng qua mặt một Tổng bí thư "rất cẩn thận trước công chúng" như đánh giá sau đây [4]:

"Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là, ông là một người rất thận trọng", Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói: "Trước công chúng, ông ấy rất cẩn thận[...]

Nhận xét trên bỗng trở nên nghịch lý, khi mới đây, người Trung Hoa phẫn nộ gọi "hộ chiếu lưỡi bò" là "hộ chiếu rác rưởi" [5] vì họ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của thủ tục rườm rà, phức tạp lại mất thêm nhiều thời gian khi nhập cảnh vào những nước đang phản ứng quyết liệt "đường lưỡi bò" trên biển Đông.

Ở góc độ khác, toàn thế giới đều biết tiền nhiệm của Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố không chấp nhận "quốc tế hóa" việc tranh chấp trên 80% biển Đông, thay vào đó chỉ đàm phán song phương với từng quốc gia. Như vậy, "hộ chiếu lưỡi bò" có trở thành hành động Trung Quốc đá phản vào lưới nhà, khi một loạt các nước đang phản ứng vô cùng gay gắt và hành động phát hành cuốn "hộ chiếu chết cười" này tựa như "bàn tay thô kệch" vô tình đẩy các nước Asean về một phía để nhích gần lại nhau hơn nữa, cùng thắt chặt tình đoàn kết – thứ mà Trung Quốc luôn muốn chia rẽ và vui mừng khi trước đó Campuchia có vẻ không đứng về phía Philippines và Việt Nam – trước tham vọng hiển hiện của Bá quyền Bắc Kinh?

"Hộ chiếu lưỡi bò" vô hình chung làm cho giới cầm quyền Bắc Kinh đang tự nguyện đặt một chân vào "bàn đàm phán quốc tế" mà họ luôn cự tuyệt trước đây???.

Bên cạnh đó, chính cái "hộ chiếu lạ" này cũng vô tình "tạo điều kiện" cho Washington D.C phải chú ý, có ý kiến chính thức và đòi "nói chuyện" với Bắc Kinh về vấn đề "khiêu khích" này [1].

Việc phản ứng dữ dội "hộ chiếu lưỡi bò" bỗng nhiên trở thành "cái bẫy" sập mạnh vào giới cầm quyền Bắc Kinh do họ tự tạo ra, bởi trong "cái lưỡi" đó có cả Hoàng Sa – nơi mà Trung Quốc cướp trắng trợn của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Giờ thì cả Hoàng Sa cũng đã đường hoàng "lâm trận" chung với Trường Sa và Scaborough, dù lâu nay thế giới ít lên tiếng về Hoàng Sa.

Thật tội cho những cái "đầu bò" nào đã tư vấn cho giới cầm quyền Bắc Kinh đẻ ra cái "hộ chiếu lưỡi bò"!

Đây có thể nói là một "đường chuyền" quá đẹp cho các "cầu thủ" Việt Nam trong việc "quốc tế hóa" giải quyết luôn cả vấn đề Hoàng Sa mà phía Trung Quốc ngang nhiên, ngang ngược và ngang tàng xây nhiều cấu trúc hạ tầng trên đó trong những năm gần đây.

***

Cùng với Hoàng Sa – Trường Sa, Scaborough, còn có Senkaku cũng đang có sự căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Theo GS. Joseph Nye, có thể nó là một trong các nguyên nhân quan trọng để tạo ra "bước ngoặt của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản" [6] với việc "ông Ishihara, đã từ chức từ văn phòng để khởi động một đảng chính trị mới…"trong một hành động có thể tham gia tranh cử cho tương lai gần, để từ đó có thể làm một điều gì đó mạnh mẽ hơn trong việc bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của Nhật Bản.

Người Nhật Bản từ sau đổ nát của Đệ nhị Thế chiến, đã chuyển hẳn sang "chí thú làm ăn" với tinh thần làm việc hăng say mà cả thế giới phải nể phục, tạo nên một hình ảnh giàu có với những sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng ngay cả những nước còn nghèo khó như Việt Nam luôn mong muốn. Tên tuổi của Toyota, Honda, Toshiba, Suzuki, Yamaha v.v…len lỏi vào từng ngóc ngách gia đình Việt Nam như bảo chứng về chất lượng không tồi so với hàng giá rẻ, phẩm chất kém lại đầy độc hại của Trung Quốc ngay càng bị kỳ thị và tẩy chay bởi ngay những thành phần thu nhập thấp.

Trong mắt tuyệt đại đa số người Việt Nam hiện nay, hình ảnh người Nhật tỏ ra được nể trọng hơn người láng giềng to lớn với số dân đông nhất thế giới, lại không tạo được sự an tâm cho ngay cả những bậc cha mẹ của các cháu bé còn phải bú sữa!

Ngay cả những cuộc đình công liên miên của công nhân Việt Nam, người ta hiếm thấy xuất phát từ công ty do Nhật Bản đầu tư.

Tuy GS. Joseph Nye có dè dặt cho biết:

Trong khi những lời lẽ Trung Quốc đang quá nóng, chắc chắn có sự thay đổi tư tưởng tại Nhật bản, mặc dù nó sẽ là khó khăn để mô tả tư tưởng này là quân phiệt. Một nhóm lớn các sinh viên tại Đại học Waseda gần đây đã được thăm dò ý kiến về thái độ của họ đối với quân đội. Trong khi một số lượng lớn bày tỏ mong muốn Nhật Bản cải thiện khả năng của mình để bảo vệ chính mình, đại đa số bác bỏ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân và sự hỗ trợ phụ thuộc vào Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật tiếp tục. Như một chuyên gia trẻ nói với tôi, "chúng tôi đang quan tâm đến chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa dân tộc không quân phiệt. Không ai muốn quay trở lại những năm 1930.

thì cả thế giới, không quốc gia nào không biết tinh thần "Samurai" trong việc bảo vệ phẩm giá, danh dự của võ sĩ Nhật Bản.

Nhà cầm quyền Nhật Bản từ mấy mươi năm qua, trong mắt thế giới là những người đầy trách nhiệm với đất nước và dân tộc của họ, cũng như họ thoải mái chấp nhận trả giá bằng việc từ chức xoành xoạch để bảo toàn danh dự cá nhân – điều mà tác giả Tùng Lâm cho là ông Nguyễn Tấn Dũng kém may mắn khi không được ĐCSVN dạy dỗ, mặc dù ông ta có những 51 năm "đi theo Đảng" [7].

Dù "luật tự mổ bụng" [8] đã lùi vào quá khứ, nhưng tinh thần tự hào dân tộc có lẽ vẫn chảy tràn trong huyết quản người Nhật.

Tuy thế, người Nhật Bản vẫn tỏ ra bình tĩnh trước việc một số người Trung Hoa quá khích lao vào đánh người và đập phá các cơ sở kinh doanh Nhật Bản tại Trung Quốc trong những cuộc biểu tình gần đây, mặc dù cuộc thăm dò dư luận dân chúng vừa qua của "Văn phòng Nội các Nhật Bản" cho thấy 80,6% số người dân nước này không có thiện cảm với Trung Quốc [9].

Có lẽ hình ảnh người Trung Quốc "đập phá và đánh người" cũng làm cho thế giới đặt câu hỏi về vai trò có ai đó đã kích động hoặc khả năng kiểm soát hành vi cực đoan quá đáng từ công an Trung Quốc bị buông lỏng như là khái niệm "mắt nhắm mắt mở"?

Nhật Bản hiện đại ngày nay đã "thoát Á" từ lâu, cũng không hề lay chuyển chút nào bằng tinh thần "Samurai" dành cho việc củng cố an ninh quốc phòng và bảo đảm vẹn toàn lãnh thổ mà người Nhật đang muốn nhìn thấy Quân đội của họ cần mạnh mẽ hơn nhiều.

Sự nhẫn nhịn trước những kẻ học hành không đến nơi đến chốn của người có văn hóa bao giờ cũng đáng trân trọng. Tuy nhiên, tên vô học đừng làm càn, bởi một khi giới hạn cuối cùng bị phá vỡ, đặc biệt, một khi sự nhẫn nhịn không làm cho người có văn hóa cảm thấy được tôn trọng hơn mà dễ làm cho kẻ vô học hiểu lầm là nhu nhược, thì lúc đó, hành động thích hợp như thế nào từ phía người có văn hóa cũng không khó dự đoán.

***

"Hộ chiếu lưỡi bò" dường như đang kích thích mạnh lòng yêu nước thức dậy đối với người dân những nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tham vọng của giới cầm quyền Bắc Kinh đã hiện nguyên hình.

"Hộ chiếu lưỡi bò" không chỉ dừng lại như sự mỉa mai của người Việt Nam, Philipppines, Ấn Độ v.v… về tính háu ăn của những tên "thực dân kiểu mới", đi xa hơn nó vô hình chung đã kéo các nước trong khu vực gần nhau hơn, cảm thông nhau hơn và nó giúp cho cả Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Phi cũng như phương Tây và Mỹ không còn băn khoăn trước sự "trỗi dậy" của "Long mạch" được gọi là "tiềm năng", "tiềm lực" gì đấy nhưng không hề thấy màu xanh hòa bình như cả nhân loại mong muốn.

Điều băn khoăn cho Việt Nam hiện nay, đó là giới cầm quyền thuộc ĐCSVN bấy lâu hay bị gọi là "ngủ quên", "ngủ mê" với "16 chữ vàng" và "4 tốt", thì nay, có lẽ họ từ "ngủ mê" chuyển qua "ngủ… nướng" chăng?

Xin hãy đừng "ngủ nướng" nữa!

Thời cơ không chờ đợi một ai. Hãy biến thách thức nghiêm trọng trở thành cơ hội trăm năm có một để "quốc tế" hóa vấn đề biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa – Trường Sa hay không là lúc này đây.

Xa hơn, hãy để những người đã từng là "đồng chí" nhiều năm gắn bó, nhưng nay vì an nguy Tổ Quốc, đã có lằn ranh phân định rõ về ý thức hệ, đứng ra lập một đảng chính trị, trong lúc Hiến pháp đang làm lại. Đó là cách đa đảng ôn hòa khả thi nhất hiện nay.

Chẳng lẽ một cơ hội cho dân chủ hóa xã hội Việt Nam kết hợp với bảo vệ Tổ quốc tiếp tục bị bỏ lỡ?!

Nguyễn Ngọc Già

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

RFI. Phóng viên Không Biên giới khai trương website chống kiểm duyệt

Nguồn RFI

Trong buổi giới thiệu website này, Tổng giám đốc Phóng viên Không Biên giới Christophe Deloire đã giải thích rằng sáng kiến này được đề ra là vì « chế độ kiểm duyệt cũ kỹ, ngu xuẩn và tai ác vẫn còn tồn tại ». Ông nhắc lại là hiện nay trên thế giới có 155 nhà báo và 130 cư dân mạng đang ngồi tù. 

Ông nhấn mạnh là « Tất cả mọi người đều có quyền phổ biến thông tin mà không bị giới hạn ranh giới. Mục tiêu của website là cung cấp cho tất cả những ai bị kiểm duyệt, một công cụ để phổ biến các nội dung họ muốn nói ». 

Tổ chức cho biết là trước khi đưa lên mạng các nội dung bị kiểm duyệt, họ phải kiểm tra tính xác thực của nội dung, và nhất là xem xét những rủi ro đối với tác giả, họ phải được sư đồng ý của tác giả hay người thân. 

Theo kiểu như WikiLeaks, trang web https://www.wefightcensorship.org liệt kê bằng tiếng Anh và tiếng Pháp những bài viết, video, âm thanh hay hình ảnh mà những người bị kiểm duyệt, nhà báo hay cư dân mạng gởi đến. 

Theo AFP, điều khác với WikiLeaks, là website của Phóng viên Không Biên giới là họ đưa lại trong bối cảnh của nó các nội dung được công bố trong ngôn ngữ gốc - tiếng Malaysia, Iran, Nhật, Azerbaidjan ..., và cho biết hiện tại người đó ở đâu. 

Trong những tài liệu có thể tham khảo ngay hôm qua, 27/11/2012, có bài viết về cách điều hành tồi tệ ở Tchad, mà tác giả, nhà báo Jean - Claude Nékim đã bị kết án một năm tù treo vào tháng 9 vừa qua, hay bài phân tích về nhóm từ "tuyên truyền chống Nhà nước'' của blogger Việt Nam Paulus Lê Sơn, được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh trong lúc tác giả ngồi tù từ tháng 8/2011. 

Bên cạnh đó có một video cho thấy cảnh cảnh sát đàn áp ở Belarus. Hai số đầu tiên và duy nhất của tạp chí độc lập "De Cuba", ra mắt vào giữa những năm 2002-2003 trước khi vị chủ nhiệm bị kết án 20 năm tù.

RFA. Phiên toà công khai nhưng gia đình không biết?

Nguồn RFA


 Tải xuống - download

Không báo cho gia đình về phiên xử là không có gì sai?

Bà Trần Thị An, vợ của ông Lê Thanh Tùng, cho biết dù suốt sáng ngày 28 tháng 11 sau khi được một công an nói trong ngày sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm người chồng, bà đã đến tại những cơ quan tòa án tại Hà Nội để được dự phiên xử. Thế nhưng tại những nơi đó bà đều được cho biết  không hề có phiên xử nào cả. Đến chiều tối bà mới nhận được thông tin từ một người quen cho hay.
Tôi vừa mới biết tối hôm qua, có anh ở Hà Nội báo.
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 28 tháng 11, bà Trần thị An cho biết việc cơ quan chức năng tiếp cận với bà thông tin về phiên phúc thẩm đối với ông Lê Thanh Tùng:
Vì chồng tôi đã qua ba tháng xử ban đầu, ông chống án thì sau ba tháng xử lại. Tôi ra tòa hỏi nhưng họ cứ khất dần. Vào tối ngày 21 có phó công an huyện xuống nhà tôi hỏi tôi có đi dự phiên phúc thẩm không; tôi trả lời có.

Người ấy hỏi đã biết lịch xử chưa, tôi nói chưa biết, không ai đưa giấy nên tôi không biết. Tôi gặn hỏi 'bao giờ xử?'; phó công an huyện nói không biết mai hay ngày kia. Tôi nói phải chính xác chứ không tôi đi mất công. Người đó hỏi ngày hôm đó là bao nhiêu.Người đó cũng hỏi đi đông không? Sau đó người ấy nói ngày mai xử. Tôi cấp tốc gọi cho an em, bà con, bạn bè. Ngày hôm sau chừng chục người bà con đi xe buýt ra nơi xử. Bạn bè đi sau. Nhưng khi đến người ta nói không có xử vụ nào. Có người mách đến Tòa ở số 2 Đội Cấn, nhưng ở đó cũng nói không xử. Thế là bà con tôi đi về.

Việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòa

Luật sư Trần Đình Triển

Đến chiều ngày hôm qua 27 tháng 11, lại có người công an ở Huyện đến hàng tôi nói vừa vào nhà chị mà không ai ở nhà. Người này nói mai xử. Tôi hỏi ai nói, có nói thật không chứ như hôm nọ đồng chí phó công an huyện lừa khiến chúng tôi mất công mất việc. Hôm qua cũng có chục người ra nhưng họ nói không xử nên phải về. Tôi lại phải mong họ thông cảm cho. 
Luật sư Trần Đình Triển cho biết việc tòa không thông báo cho gia đình về phiên phúc thẩm là không có gì sai phạm với những qui định pháp luật nếu như những người thân không có trách nhiệm liên quan làm chứng tại tòa.
Tuy nhiên theo ông này thì một phiên xử được nói là công khai như thế mọi người dân trên 16 tuổi và người không mắc bệnh tâm thần đều có thể tham dự. Thực tế tại Việt Nam là tòa thường viện cớ không đủ chỗ để hạn chế số người tham dự. Ông nói:
Luật qui định tòa xử công khai là nhằm mục đích qua phiên tòa không chỉ trừng phạt người phạm tội mà còn nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân. 
Nhưng thực tế ở Việt Nam, hội trường nhỏ, do điều kiện kinh tế nên tòa phải xử nhiều vụ. Nếu dân tập trung đông có thể gây mất trật tự, nên mới xảy ra việc thường ai có giấy mời mới được dự phiên tòa. Đây là mâu thuẫn giữa luật và thực tiễn.
Bà Trần Thị An thì nêu ra nhận định về việc họ không để cho bà có thể tham dự phiên xử phúc thẩm của chồng là ông Lê Thanh Tùng như sau:
Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến.

Trong phiên sơ thẩm tôi dự từ đầu đến cuối và tôi biết hết mọi việc, về tôi có phát biểu nên họ sợ. Lần này họ lừa không cho tôi vào để gây nên suy nghĩ là vợ con đã bỏ ông Tùng không đến

Bà Trần Thị An

Ông Lê Thanh Tùng trước khi bị bắt từng giúp đỡ làm đơn từ cho nhiều người dân có oan khuất phải đi khiếu kiện đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội. Những người đó hàm ơn ông và mong muốn được tham dự tòa như lời của bà Trần Thị An cho biết:
Dân ai cũng quí mến. Lần nào có phiên tòa thì người ở xa gửi lời hỏi thăm, người thì nói cho đi với; nhưng tôi nói đi họ cũng không cho gặp; mà đi thì vất vả…
Tòa phúc thầm Hà Nội vào sáng ngày 28 tháng 11 tuyên án ông Lê Thanh Tùng 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà Nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Mức án này giảm một năm so với bản án sơ thẩm hồi tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên bà Trần thị An cho rằng bà vẫn không bằng lòng. Lý do vì chồng bà không có tội. Bà nói:
Tôi vẫn chưa bằng lòng. Làm như thế không đúng, tôi vẫn không bằng lòng.
Ông Lê Thanh Tùng sinh năm 1968. Ông nhập ngũ hồi năm 1986 và xuất ngũ năm 1991. Ông có thời gian sinh sống tại Campuchia.
Ông Lê Thanh Tùng cho mình là một phóng viên phong trào tự do dân chủ Việt Nam. Ông tham gia nhóm đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam là nhóm 8406. Ông cũng là thành viên của Đảng Thăng Tiến, một đảng chính trị không được chính quyền Hà Nội cho phép hoạt động.

Theo dòng thời sự:

Nguyễn Bá Chổi : Vàng Sao xuống vàng mắt

Nguồn danlambao

Người xuống đường năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? 

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Thời chiến tranh "chống Mỹ" phá nước Việt Nam Cộng Hòa do Hà Nội phát động, một số thanh niên, sinh viên và trí thức Miền Nam, vì những lý do cá nhân khác nhau, đã chạy vào bưng/lên núi/lên xanh theo "cách mạng" để "giải phóng" quốc gia họ đang là công dân. Trong số người "lên xanh" (1) với nhiệt huyết hừng hực hồ hỡi phấn khởi nhất, có chàng trai xứ Huế ra đi với lòng trần phất phới như ngôi Sao Vàng trên nền cờ đỏ lộng gió, nhưng khi "cách mạng" phá chưa xong VNCH, mới ra đến thiên đường XHCN trên đất Bắc, Vàng Sao đã rụng xuống thành vàng mắt.

Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính sinh năm 1941 tại Thừa Thiên, đậu Tú Tài năm 1962, rồi dạy học ở Truồi. Theo nhà báo Mặc Lâm của RFA thì, "từ năm 1965 tới năm 1970 ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành Ủy Huế. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng và trong thời gian này do quan sát cuộc sống và sinh hoạt chính trị tại Hà Nội khiến ông viết nhật ký miêu tả lại những suy nghĩ thất vọng của mình về điều mà ông được tuyên truyền trước đây. Chính tập nhật ký này khiến ông bị bắt và kéo dài nhiều năm khốn khó trong lòng chế độ."

Trần Vàng Sao đã ghi lại những gì về "thiên đường" mà ông đã bỏ công lặn lội "lên xanh" (1) rồi vược ngược Trường Sơn ra Bắc để được nếm trong tập nhật ký ấy khiến "ông bị bắt và kéo dài nhiều năm khốn khó trong lòng chế độ"? Khỏi mất công đọc dài dòng, ta chỉ cần đọc vài vài lời nói đầu của Lữ Phương, cũng là gốc "đồng chí" với Trần Vàng Sao, trong phần giới thiệu cuốn hồi ký mang tên "Tôi bị bắt":

"Cuốn hồi ký này kể lại cái tai họa đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" đó, bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này, anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó".

Vẫn lời của người đồng hội đồng thuyền với Trần Vàng Sao, ông Lữ Phương:

"Trong rừng, tôi đã biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa nghe thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao." Và:

" Rõ ràng đây là sự thất vọng trầm trọng của một người trí thức ở miền Nam khi họ bỏ lên rừng"

Từ một kẻ được ăn cơm quốc gia, được giáo dục trong một nền văn hoá nhân bản, làm thầy giáo, được tự do xuống đường "đã đảo Thiệu Kỳ", công dân VNCH Nguyễn Đính đổi họ Trần, phất cờ Vàng Sao, lên rừng "tìm đường cứu nước", để đi đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó". Và rồi: 

"Sau tháng Tư năm 1975, Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng ông bị gạt khỏi danh sách như một kẻ "có vấn đề"; ông tự trở lại Huế làm liên lạc (2) ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là Vỹ Dạ), Huế cho đến nghỉ hưu năm 1984" (Theohttp://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/199687)

Để thấu hiểu được phần nào nỗi lòng Vàng Sao rụng xuống vàng mắt, không gì hơn đọc lời tự bạch của chính "nhà thơ nổi tiếng":

Nhà thơ TRẦN VÀNG SAO Nguồn internet

tau chưởi
tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá hoạ
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trứơc khi chết phải hô
cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`
bây nhai bây khới bây mút
cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây

Trần Vàng Sao. 
29 tháng 6 năm 1997

Nguyễn Bá Chổi

* Ghi chú : 

(1) Dân Huế hồi đó gọi "lên xanh" là lên núi (theo VC): 
(2) Miền Nam gọi là "tuỳ phái" tức chạy việc sai vặt

East Asia Forum - Xem xét lại hệ thống chính trị Việt Nam

Nguồn anhbasam

Tác giả: Benedict J. Tria Kerkvliet, ANU

Người Dịch: Dương Lệ Chi

26-11-2012

Dù là nhà nước độc đảng, hệ thống chính trị Việt Nam thường đáp ứng nhiệt tình đối với nông dân, công nhân và những người khác thúc đẩy cho các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị tốt hơn.

Những thay đổi chính sách quan trọng trong 25 năm qua – đặc biệt là thay thế một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bằng một nền kinh tế thị trường và từ bỏ canh tác tập thể, ủng hộ canh tác cá thể – đã có kết quả, một biện pháp đáng kể, áp lực cho sự thay đổi từ dưới lên trên, mà lãnh đạo Đảng Cộng sản của đất nước này đã chấp nhận.

Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu Đảng và nhà nước Việt Nam có đang đáp ứng một cách thích hợp với nhu cầu tiếp tục cải thiện hơn nữa đời sống của đa số người dân.

Bằng chứng về các nhu cầu đó thì rất nhiều, và hiện có thể thấy rõ hơn so với thời điểm từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, khi người dân Việt Nam hiếm khi công khai cất lên tiếng nói bất mãn. Bây giờ, hầu như hàng ngày, người dân thường hay thể hiện sự phẫn nộ, tức giận ở các văn phòng chính phủ và Đảng Cộng sản ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Những người dân khốn khổ thường đi những chặng đường dài, hy vọng sẽ làm cho chính quyền tỉnh và trung ương lắng nghe việc khiếu kiện của họ, đọc kiến ​​nghị và trả lời một cách thuận lợi đối với những lời chỉ trích của họ.

Những cuộc tuần hành phản đối của họ, khoảng từ vài chục đến hơn một ngàn người, những người tham gia cầm áp phích, giương biểu ngữ, và phát các danh sách khiếu nại cho bất cứ ai đi ngang qua. Họ thường mặc quần áo có ghi những từ ngữ và hình ảnh tóm tắt các khiếu nại và những lời kháng cáo của họ. Những chỉ trích phổ biến nhất của những người biểu tình là chống lại các cán bộ tỉnh thành và các cán bộ địa phương tịch thu đất nông nghiệp, trả tiền bồi thường cho họ rất ít, và sau đó giao đất cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển để đổi lấy những khoản tiền khổng lồ và các lợi ích khác. Một điểm chung của những người biểu tình là các quan chức tham nhũng, không những đang ăn cắp đất của người dân, mà còn lấy mất kế sinh nhai của họ.

Trên internet, người ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm câu chuyện, những lời bình luận và các cuộc phỏng vấn mới về các chính sách cụ thể của chính phủ Việt Nam bị chỉ trích, cũng như các văn phòng và các quan chức đặc biệt. Internet cũng có rất nhiều bài nói về các công nhân đình công đòi có được đồng lương đủ sống và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài ra còn có các bài viết trên mạng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, trách cứ chính phủ Việt Nam không có hành động gì thật sự để chống lại các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam và khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam.

Chính quyền có chăm chú lắng nghe những người này và những lời chỉ trích chính trị khác của công chúng, họ có đáp lại một cách đồng cảm và có trách nhiệm [với dân] hay không? Một số thì có, nhưng theo các cuộc thăm dò quốc gia và các nguồn thông tin khác cho thấy, một bộ phận lớn các quan chức chính phủ thì không.

Chính quyền đặt tường lửa chống lại các trang mạng trên internet có nội dung trái với quan điểm chính thống. Không chỉ các blog của những nhà phê bình người Việt là mục tiêu [bị tấn công], mà Facebook và các trang web tiếng Việt của BBC, RFA, RFI và một số phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới cũng là mục tiêu. Trong khi một người Việt Nam hiểu biết về công nghệ có thể tìm cách để vượt qua những trở ngại mà chính phủ tạo ra, nhưng nhiều người dân khác đang bị chúng gây cản trở.

Tham nhũng được cho là ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở cấp địa phương, mà còn ở các cấp cao nhất. Các chiến dịch của chính phủ, các chỉ thị và những bài phát biểu chống tham nhũng ảnh hưởng rất ít trong nhiều năm qua. Một lý do quan trọng mà các nhà phê bình lập luận, thậm chí một số đại biểu Quốc hội Việt Nam, là các cơ quan phụ trách chống tham nhũng, hoặc là bỏ qua hoặc chính họ cũng tham nhũng. Một số người Việt thạo tin nói rằng, ngay chính thủ tướng cũng có những quan chức tham nhũng bao quanh ông ta, và nhiều lời đồn đại rằng ông ta quá giàu, tài sản vượt xa số tiền lương của ông là một công chức suốt đời có thể kiếm được.

Thu hồi đất (thường có tham nhũng đi kèm) là nguyên nhân của hơn 70% các đơn khiếu nại mà các văn phòng chính phủ Việt Nam đã nhận được trong những năm gần đây. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi luật đất đai, mà chính phủ phổ biến trong tháng 9, giải quyết rất ít nhu cầu trọng tâm của các nhà phê bình rằng không nên lấy đất của nông dân để phục vụ lợi ích của các nhà phát triển và các nhà đầu tư. Họ lập luận rằng nếu đất có bị tịch thu thì phải vì lợi ích chung – ví dụ như để xây dựng một đường cao tốc hay một căn cứ quân sự quan trọng – nông dân cần đền bù công bằng và thỏa đáng.

Về mối quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam nói rằng họ đang sử dụng các kênh ngoại giao để đối phó với sự xâm nhập bất ngờ của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục công khai tán dương Trung Quốc như một người bạn thân thiết của Việt Nam, đối đãi các quan chức Trung Quốc với sự tôn trọng tối đa và nghi lễ trang trọng. Trong khi đó, các nhà chức trách Việt Nam lại đe dọa công dân của mình, những người tham gia một số cuộc biểu tình có hàng trăm người suốt hai năm qua, chống lại Trung Quốc lợi dụng Việt Nam. Gần đây, một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh xử hai người phản đối, hai người này đã sáng tác các bài hát chỉ trích phản ứng của chính quyền để Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) và kêu gọi người Việt tham gia các cuộc biểu tình để phản đối. Tòa án tìm thấy hai người phạm tội tuyên truyền chống nhà nước và kết án một người 4 năm tù và người kia 6 năm tù giam. Việc kết án này chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy nhà chức trách Việt Nam đang bắn vào người gửi thông điệp, thay vì đối phó với những lời than phiền và chỉ trích chính đáng của người dân.

Vẫn còn hy vọng chính phủ Cộng sản Việt Nam sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn và bớt hà khắc hơn, mặc dù triển vọng ít lạc quan hơn bây giờ so với quá khứ.

Benedict J. Tria Kerkvliet là Giáo sư danh dự tại Khoa Thay đổi Xã hi và Chính trị, Trường Nghiên cứu Quốc tế, Chiến lược và Chính trị, Đại học Quốc gia Úc.

Nguồn: East Asia Forum

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Mai Thanh Hải : NHỮNG "VIÊN XỈ" ĐỚN HÈN

Nguồn maithanhhaiddk

Mai Thanh Hải - Không thể nén được câu chửi tục, khi thi thoảng lại thấy vài trường hợp của thứ "của nợ", được gọi là "nam sinh", có hành động bất thường, kiểu như "Quỳ dưới mưa, xin lỗi bạn gái", "rơi lệ đón thần tượng", mà không ít báo chí đăng tải, như thể cổ vũ.

Thật!. Nếu có mặt ở đó, mình sẽ cho loại "của nợ" này ăn đủ mấy viên gạch nửa..

Nói vậy, bởi mình nhớ đến những gương mặt thanh niên, đúng hoặc ít hơn tuổi bọn "của nợ", mà mình và bao người đã gặp, thường gọi thân yêu là... chúng nó.

 Mình nhớ những gương mặt lính Hải quân trẻ măng, ở ngoài đảo chìm Trường Sa, nhà giàn DK1, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, trên những tàu vận tải - chiến đấu...

Đứa nào cũng chung "thân phục" da sạm đen, mốc thếch, bong ra từng mảng bởi cháy nắng hút gió, môi khô cong thiếu nước, má nứt nẻ, râu tóc tua tủa như rễ tre...

Mới 18-20 thôi, hôm trước ở nhà còn làm nũng mẹ, đòi ngủ nướng, dỗi hờn từ món ăn, bát cơm nát... nhưng vào quân đội, ra đảo, chỉ sau vài tháng đã cứng cựa đàn ông vững chãi, ngày hùng hục huấn luyện, cởi trần bốc đá, xe cát, đêm thay nhau chong mắt trực canh bọn người lạ bò lên cướp đảo.

Đứa nào cũng già đến chục tuổi, nhưng đêm ngủ vẫn nhóp nhép môi, chảy nước dãi xuống gối và nằm mơ, gọi mẹ đến nao lòng...

Trong số chúng nó, nhiều đứa đã ngã xuống, mãi mãi hồn lênh đênh quanh đảo, khi vẫn còn trinh trẻ, chưa một lần cầm tay con gái, chưa 1 lần biết ấm môi mềm và gương mặt chúng hòa vào màu sao đỏ, bừng bừng trên cánh mộ Liệt sĩ, ngoài đảo - trong bờ. 

Mình nhớ những "thằng cu cháu" trên những Đồn Biên phòng mình đã ngang qua, cheo leo - chênh vênh rừng già, núi thẳm. Cũng 18-20 thôi, nhưng da đã tái môi đã thâm bởi sốt rét rừng, hành hạ thường niên và đêm kẻng ngủ rồi vẫn còn lích rích trêu nhau, như lũ gà con.

Chúng nó: Ở nhà, còn rúm ró sợ ma, đi tè đêm còn líu ríu, nhưng khi vào bộ đội, ôm súng thức chong mắt luồn rừng sâu núi thẳm làm nhiệm vụ, chịu đói, chịu khát và chịu đựng cả cảnh cả năm quần áo ướt rượt sương, không nhìn thấy 1 bóng người qua cửa...
Và mình biết, rất nhiều đứa trong số chúng nó, khát khao khi rời quân ngũ, được vào ngồi giảng đường Đại học, tìm học cái chữ làm người...

Và mình cũng chắc: Chúng nó sẽ cho cái "của nợ" có tên gọi là "nam sinh", "fan cuồng" kia ăn gạch nửa ngay tức khắc, khi chứng kiến cảnh học đòi, yếu đuối "quỳ gối dưới mưa xin lỗi", "khóc nức nở đón Sao".

Bởi "của nợ nam sinh" ấy không thể được gọi là thanh niên, nữa là "Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh".

Không đâu xa, xung quanh những loại như của nợ "quỳ gối xin lỗi" hay "rơi lệ đón Sao"... cũng còn bao gương mặt cũng đang ngồi trên ghế nhà trường, mình đã gặp, đã nghe, đã chứng kiến và mình khâm phục họ - Những người trẻ nhưng bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn không hề trẻ:

Cắn răng rót bia, tiếp thị thuốc lá từ chiều đến đêm, kiếm vài chục ngàn ăn tối xong lại tất tưởi về nhà trọ, đèn sách, mai lên giảng đường;

Ríu rít mùa hè tình nguyện cùng sĩ tử hay quần quật lợp nhà, làm ruộng - Những việc có khi không bao giờ ở nhà phải đụng tay vào, ở tít những miền thung xa;

Góp từng đồng, xin xỏ từng hào, thành món quà mang lên vùng cao biên viễn, tặng cho những lít nhít con trẻ và cùng tạo trò chơi, chung vui cho các em, được lóe sáng vui 1 đêm;

Tất tưởi ngày nghỉ cuối tuần nấu nướng, Cặm cụi ngày nắng ngày mưa, ngồi vỉa hè chia từng xuất cơm 5.000 đồng cho người lao động nghèo, qua cơn đói lòng giữa âu lo cuộc sống...

Ai đó đã nói: Xã hội như một nhà máy thép, cho ra lò cả thép sáng lẫn xỉ đen.

Thế nhưng bây giờ, hình như bây giờ đám "xỉ đen", ngày càng làm ố màu thép sáng, bởi những hành động của chúng, khiến những người bình thường, không thể chấp nhận nổi...

Liệu, những "của nợ" này, có giúp được ích gì cho xã hội, khi chúng quên 1 điều cơ bản từ xa xưa: "Đàn ông chỉ quỳ trước bố mẹ - đấng sinh thành ra mình" và thể chế - đất nước có thể "sánh vai với các cường quốc 5 châu" được hay không, khi vẫn còn những "chủ nhân" tương lai chỉ biết quỳ - khóc đớn hèn?..
***
Bài viết: "Nam sinh quỳ dưới mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái" (Đọc ở đây), được đăng tải trên http://kenh14.vn, thuật lại việc: Tại Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh, sáng 26/11/2012 vừa qua, mặc cho trời mưa gió, rét buốt, 1 "nam sinh" quỳ giữa sân trường còn ướt mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái. Kenh14.vn cũng cho biết: "Nam sinh" chưa biết mặt cô bạn gái, hai người chỉ mới nói chuyện với nhau qua điện thoại. Mới đây, 2 người có nhắn tin với nhau nhưng máy "nam sinh" hết tiền lúc đêm khuya, nên không tiện ra ngoài mua thẻ. Đúng lúc cô gái gọi lại thì "nam sinh" lại đang nghe điện thoại của người khác nên cô gái giận dỗi. Vì muốn xin lỗi cô gái nên "nam sinh" đã mặc mưa rét, cầm hoa quỳ dưới mưa... 

Các "Fan nam" khóc khi đón T-Ara?.. 
Và quỳ dưới mưa...