Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Trần Huỳnh Duy Thức : Lý trí, cảm tính và lựa chọn một con đường (Thư 43A)

Nguồn tranfami

Cảm tính và lí trí

Xuyên Mộc, 8/5/2015

Chị Hai thương,

Em vừa đọc lại thư 0/2015 của chị, cảm giác thật phơi phới vì ít nhất trên đời này có một người hiểu mình. Cảm xúc của con người thật đa dạng và vô hạn. Cảm xúc khi đọc những dòng thông hiểu của chị thật mới lạ, lần đầu tiên em có. Nó không hẳn vì chị là người thân trong nhà mà dường như là một sự kết nối năng lượng cùng tần số của những người có cùng sứ mạng. Em không chắc lắm nhưng cảm giác hiện giờ là vậy và em cũng chưa thấy có cảm giác gì khác. Em là người có trực giác khá đặc biệt và dữ dội.

Nhiều lần em quyết định bằng linh cảm mà nếu để lý trí quyết định thì nó không bao giờ lựa chọn con đường của linh cảm vì lúc đó nó chỉ thấy con đường đó tối đen đầy nguy hiểm. Nhưng những lúc ấy sự thôi thúc của trái tim phải bước vào con đường này thật mãnh liệt và dữ dội, đến mức mà em chỉ cảm thấy yên lòng khi mình đã quyết định lựa chọn nó một cách rõ ràng và không thể đảo ngược. Khi mình chưa lựa chọn nó thì sự thối thúc sẽ hoành hành mình khôn nguôi, mình có dùng tất cả lý lẽ của lý trí và mọi sức mạnh lý tính để xua đuổi nó và trấn an mình thì cũng không thể thắng được nó. Điều kỳ lạ là khi mình quyết định lựa chọn thì không những cảm thấy yên lòng mà một thời gian ngắn sau đó mình cảm thấy thật dồi dào năng lượng để sẵn sàng cho một chăn đường đầy thử thách chông gai. Các thử thách đó là đánh cho mình tơi tả tới mức có lúc mình đã tự trách vì không chịu nghe theo lý trí. Nhưng vào những lúc tưởng như mình sắp cạn kiệt năng lượng thì lại nhận được những sự tiếp tế năng lượng thật bất ngờ cứ tưởng như ngẫu nhiên. Năng lượng ấy đủ lớn để đưa mình đi đến hết con đường mình đã chọn và tạo nên một thành quả lớn không chỉ cho mình. Dạng thức của năng lượng tiếp tế cũng rất đa dạng, có thể đến từ những con người cụ thể, từ thế cuộc thuận thế hoặc từ chính trong nội tại của mình nhờ mình nhận ra được chân lý của vấn đề hoặc tìm thấy được những lối thoát hiểm trong gang tấc. Khi còn trẻ, trước 35 tuối, trải qua lần đầu của con đường lựa chọn bằng cảm tính như thế, em chỉ nghĩ đấy đơn giản chỉ là sự ngẫu nhiên của cuộc đời. Nhưng sự ngẫu nhiên tương tự cứ lặp lại đến vài lần và em bắt đầu không cảm thấy ngẫu nhiên nữa. Từ đó em quyết tâm tìm hiểu nó vào năm 2002. Đó cũng là năm mà em chọn con đường của mình hiện giờ, cũng bằng một quyết định của con tim như em kể trong thư 25B. Phải trải qua hơn 3 năm rưỡi, sau rất nhiều biến cố và sự kiện tận mắt mình chứng kiến nhưng không thể giải thích bẳng khoa học, em đã định hình niềm tin rõ rang vào một Thế giới siêu thực như em đã viết trong thư 23A. Sự khác nhau căn bản của niềm tin này ( hoặc đức tin theo cách gọi của các tôn giáo) và sự mê tín chính là khoa học. Ta có thể tin vào một cái đích đến được mách bảo/khai mở khi chưa thấy được con đường để đi đến được nó. Nhưng phải dùng khoa học để mở ra được con đường đó. Tức phải dùng khả năng quan sát, phân tích, suy luận của lý trí để chứng nghiệm cho sự tồn tại của cái đích ấy bằng một con đường trên thực tế đi đến được nó. Nếu tiếp tục cảm tính khi mở đường thì chắc chắn thất bại thảm hại. . Nếu tin vào những cái đích như thế và nghĩ rằng chỉ cần tin và chờ đợi thì sẽ có những phép màu tự nhiên hiện thực hoá cho mình thì lúc nào cũng sẽ chỉ sống trong áo tưởng. Cả hai cái nếu này đều là sự mê tín và đều thiếu khoa học – thiếu lý trí. Trong thư 41B em đã lưu ý điều này cho các cháu. Ở các xã hội phương Tây văn minh, hầu hết con người ở đó đều có đức tin nhưng sự khác biệt của họ so với những xã hội còn lạc hậu chính là ở kiến thức khoa học và phương pháp khoa học.

43A-in-god-we-trust

Trong khi niềm tin tín ngưỡng vẫn tồn tại ở các xã hội phương Tây dưới góc độ tiếp cận khoa học, họ đạt được sự sáng tạo nhất định và thăng hoa trong các lĩnh vực, xã hội phát triển rực rỡ….

 

Sự khác biệt này cũng tạo nên văn hoá ứng xử tiến bộ và nhân văn hơn trong xã hội. Người ta không hoàn toàn đề cao hẳn lý tính hoặc cảm tỉnh như chị thường thấy ở phương Đông như Trung Quốc hay Việt Nam mình. Ở những xã hội này, một mặt thì đòi hỏi lòng nhân ái và chính trực nhưng mặt khác lại ca ngợi nhưng đức tính lạnh lùng, tàn nhận, sẵn sàng "hy sinh" tình cảm cá nhân, gia đình và người thân để hoàn thành nghiệp lớn "vì mọi người". Vì thế mà tạo nên tình trạng đạo đức giả nặng nề. Ở Trung Quốc hiện giờ vẫn đầy các sách dạy tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứđức, … cùng với các sách "Tam thập lục kế", "Binh pháp Tôn tử trong kinh doanh",… để dạy những chiêu thức lừa mị nhau hoặc các quyển ca ngợi các danh nhân thành công nhờ giết con, cha, me, anh, chi, em, vợ, chồng,… Điều đáng sợ là ở những xã hội như thế, người ta không có niềm tin vào những giá trị nhân ái, chính trực nếu mình thành đạt dù chỉ ở mức trung lưu. Họ đề cao sức mạnh thuần lý trí. Nhưng một người thuần lý trí thì thường chỉ giỏi bắt chước, sao chép thậm là ăn cắp ý tưởng và rất hạn chế về khả năng sáng tạo và khám phá vì khả năng này được dẫn dắt rất mạnh mẽ bởi cảm tính, cảm xúc. Vì thế ở các xã hội này, như Trung Quốc ngày nay, tính sáng tạo kém xa phương Tây. Người Trung Quốc giỏi như vậy mà bao lâu nay chẳng được ghi nhận sự phátminh, khám phá ra các quy luật cơ bản. Em nghĩ vấn đề này có một phần nguyên nhân từ một trường văn hoá ứng xử đề cao sức mạnh thuần lý trí. Trong thư 41B em có trích một câu từ cuốn "Vượt khỏi ao tù" của Mỹ:  "Be one hearted and one minded" và em dịch là :"Hãy là người vừa có trái tim và có khối óc". Nhưng nếu áp dụng cho đề tài em vừa viết ở trên cho chị thì em sẽ dịch là: "Hãy là người vừa cảm tính vừa lý trí". Đừng xem thường những người quyết định bằng cảm tính nhưng thực hiện bằng lý trí. Họ thường tạo nên kỳ tích. Em thấy nhiều người như vậy ở phương Tây nên vì vậy mà họ phát triển văn minh và nhân ái.

43A-heart-and-mind-coexist-1

…Thì các xã hội Phương Đông tiêu biểu là Trung Quốc vẫn chưa đạt được sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí do văn hóa đầy mâu thuẫn tại đây (một mặt ca ngợi những giá trị về lòng nhân ái, vị tha trong khi tại đây luôn là cái nôi của các kế sách Tam Thập Lục kế, Binh pháp tôn tử trong kinh doanh để hạ bệ đối thủ trên thương trường)

Giá trị của thơ đối với cảm xúc về chân lý

9/5/2015

Đến hôm nay, cảm xúc của em về năng lượng chị tiếp thêm vẫn còn rất mạnh mẽ. Em cảm nhận được sự thông hiểu ấy không bị giới hạn mà đang lan toản như hiệu ứng truyền lửa (*)Năng lượng từ những dòng chảy thuận thế cũng đang mạnh lên thấy rõ. Tất cả đang tiếp sức cho em đủ năng lượng để đi đến cái đích của con đường mình đã chọn và đã mở. Cảm ơn chị. Cảm ơn các chị và cả gia đình mình đang đồng hành cùng em.

Em là người có nhiều cảm xúc và cũng bị tác động bởi cảm xúc từ nhỏ. Nhưng em lại đến với thơ rất trễ. Bài thơ đầu tiên em làm lúc đã 40 tuổi rồi nhưng không phải là thơ tình là mà thơ chính sự. Thời trẻ có lẽ vì quan tâm nhiều đến công việc, phần vì cũng không thích thơ lắm nên em chỉ hướng cảm xúc của mình vào việc sáng tạo kinh doanh. Khi em bất ngờ tuôn ra bài thơ đầu tiên thì em mới bắt đầu hiểu được giá trị của thơ đối với cảm xúc về chân lý của con người. Trước đó em chưa bao giờ cảm nhận được giá trị đó. Có lẽ bởi một nguyên nhân quan trọng từ cách dạy và học thơ văn hồi phổ thông không để cho học trò tự do phát triển cảm xúc mà bị bó vào những khuôn sáo. Em luôn bị điểm văn thấp vì không thích viết theo cảm xúc được định khuôn nên cứ viết đại cho qua chuyện. Không rõ vấn đề này bây giờ đã được cải thiện chưa, nếu chưa thì sẽ thành một vấn nạn. Cũng may em còn nhận ra được giá trị của thơ dù muộn màng. Rất nhiều người, từ những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông đến những người lớn đã nhiều trải nghiệm, vẫn bị thiếu vắng một phần rất quan trọng của con người là khả năng cảm thụ chân lý thông qua nghệ thuật. Chân lý là cái gốc của chân thiện mỹ. Ở những xã hội tiến bộ, có nền giáo dục tốt, em thấy đa số con người ở đó có khả năng này và dùng nó để phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc và cho hạnh phúc cũng như sự hưởng thụ cuộc sống của mình. Em thấy ở Việt Nam những khía cạnh này gần như bị tách bạch trong cuộc sống, không có sự hoà quyện và tương hỗ nhau. Đó là sự thiệt thòi mà chính em đã trải qua và thấy rõ tác hại của nó đối với cá nhân mình và nhìn rộng ra là xã hội.

Ở những xã hội phát triển, nơi giáo dục được quan tâm đúng mực. Con người luôn có khả năng dùng sự cảm nhận nghệ thuật để phục vụ chân lí

Ở những xã hội phát triển, nơi giáo dục được quan tâm đúng mực. Con người luôn có khả năng dùng sự cảm nhận nghệ thuật để phục vụ chân lí

Em làm bài thơ đầu tiên vào đúng khoảnh khắc giao thừa Tết Bính Tuất 2006. Giữa 2005, sau 3 năm rưỡi dò tìm con đường, em đã ngộ ra chân lý của nó. Bước vào năm mới 2006, em muốn tóm tắt con đường và chân lý ấy bằng một thông điệp thật ngắn gọn nhưng viết mãi mà chẳng vừa ý. Việc này dang dỡ đến ngày giao thừa. Đến chiều hôm đó, em bỗng nảy ra một ý nghĩ mà lúc ấy thật "điên rồ" với mình là dùng thơ để thể hiện, một việc chưa từng làm trong đời. Nhưng cái ý nghĩ này cứ thôi thúc em mà không thể dừng nó được. Em loay hoay từ chiều đến 10h đêm bằng bao nhiêu câu thơ con cóc đủ thứ kiểu và đã định bỏ cuộc vì nghĩ mình không thể. Nhưng tính cách không chấp nhận sự không thể dễ dàng đã lôi em trở lại. 11h đêm em lại nảy thêm 1 ý định còn điên rồ hơn nữa, đó là làm thơ tứ tuyệt bằng từ Hán Việt. Chắc nhờ 2 lần điên nên nó mới trở lại bình thường. Không ngờ nhờ ý tưởng đó mà em lại làm được bài thơ đầu tay "Nam quốc Mộc tinh chấn Lạc Hồng…" mà chị biết rồi. Nó ra đời đúng vào lúc năm con Gà chuyển giao cho con Chó. Em mất thêm 1 tiếng rưỡi trong thời gian đi xuất hành sau giao thừa thì hoàn thiện bài thơ mà chính mình cũng bất ngờ. Em nhận ra giá trị của cảm xúc đối với chân lý từ việc làm ra bài thơ này. Từ đó em mới nói rằng: con đường từ trái tim và con đường từ khối óc gặp nhau tại một điểm là chân lý.Đó cũng chính là điểm cân bằng trong con người mà nếu có được thì người ta sẽ có được rất nhiều giá trị vượt trội, kể cả thành công và hạnh phúc. Cũng từ đó em hiểu rằng chân lý được phát hiện và làm sáng tỏ bởi các nhà khoa học bằng con đường của khối óc, nhưng muốn lan toả chân lý đó rộng ra thì phải bằng con đường của trái tim nhờ những người làm nghệ thuật. Các nhà nghệ thuật sau khi đã cảm thấu được chân lý, họ sẽ có những cách thức truyển tải nó đến thẳng trái tim của các độc giả, khán giả của mình. Họ gieo những hạt giống của chân lý, truyền nhữg ánh lửa khai sáng vào đúng cái môi trường của chúng – trái tim con người. Và kết quả là sự nảy mầm và sinh sôi của Chân – Thiện – Mỹ. Sự thẳng hoa của xã hội bắt đầu từ đó. Phong trào Phục hưng đưa Châu Âu thăng hoa rực rỡ cũng chính là một quá trình như thế.

43A-art-vs-science

chân lý được phát hiện và làm sáng tỏ bởi các nhà khoa học bằng con đường khối óc, nhưng muốn lan toả chân lý đó rộng ra thì phải bằng con đường  trái tim nhờ những người làm nghệ thuật

Giờ thì có lẽ chị hiểu hơn vì sao em đề nghị anh chị sáng tác ngụ ngôn như trong thư 40A. Đọc thư 0/2015 em càng tin chị sẽ làm được vì chị đã cảm thấy được Con đường và chân lý. Chị cố lên! Em chắc chắn chị có khả năng sáng tác nhưng lâu nay chưa tự khai mở thôi, giống như chuyện em làm thơ vậy. Chị đừng để mình bị ràng buộc bởi những kiểu cách, thể thức ngụ ngôn thường có. Hãy cứ làm theo cảm xúc và cách mà chị cho là tốt. Dần dần chị sẽ tự điều chỉnh đến một tâm trạng sáng tác phù hợp. Em làm thơ chẳng thích bị câu thúc theo những niêm luật cứng nhắc dù em cũng biết khá rõ cho từng thể loại. Tuân thủ cái nào, không tuân thủ cái nào đều do cảm xúc em quyết định. Đọc các tài liệu chị gửi về thể thơ Tanka và Haiku của Nhật, em hiểu được them về niêm luật và tập quán của chúng nhưng em không có ý định sẽ bó buộc mình theo đó, hè hè. Chỉ có làm thơ lục bát hiện nay em mới cố gắng giữ vần để nó dễ thuộc. Em đang ấp ủ làm những câu thơ lục bát theo phong cách dân dã, ca dao để truyền tải chân lý về Quyền con người. Đây chính là đề án làm một bài lục bát mấy trăm câu kể chuyện mà em đã thổ lộ trong thư 37B đó. Nhưng đến giờ thấy thật là khó, thách thức ghê quá. Em định xây nên một cốt truyện cho hấp dẫn rồi kể bằng thơ. Làm thử mấy lần lại bỏ. Em lại đang thử làm từng đoạn 6-10 câu lục bát, mỗi đoạn là một thông điệp về Quyền con người nhưng cũng thấy chưa ổn. Chọn lục bát giữ vần cho dễ thuộc là em dựa theo thư N của chị nói về khả năng ám gọi của ca dao tục ngữ. Em cũng thấy như vậy nhưng lại chưa làm được. Phải chi có người nào giởi về việc này giúp mình thì hay biết mấy. Nhưng em sẽ cố.

11/5

Cả nhà có nhớ hôm nay là ngày gì không? Ngày này 5 năm trước em ra toà phúc thẩm. Trưa muộn hôm đấy lúc xe chở em ra toà án em thấy các chị đang đứng ngoài sân toà không được vào tham dự. Em ngồi trong xe chỉ vẫy chai nước chào các chị vì hai tay đang bị còng. Mới đó mà đã mấy ngàn ngày rồi. Nếu ở ngoài đời hẳn em sẽ thấy khoảng thời gian ấy rất dài vì có quá nhiều việc phải làm. Vào đây thì ở ngoài mọi người làm thay hết cho mình rồi. Nhờ vậy mà em mới rảnh rang làm việc khác, hè hè. Ngày này với em còn có ý nghĩa khác nữa. Đúng ngày này năm ngoái em làm một bài thơ 52 câu, có một đoạn:

Lửa và băng,

Chặng đường cuối!

Những ngọn núi lửa phun trao

Từng dòng sông băng tan rã

Nước ấm tràn về…

Hoa ban bừng mở

Tràn trề gió xuân…

(11/5/2014)

Thơ này đã được phổ nhạc thành bài "Tiếng vó ngựa hoang" mà em đã hát nhà mình nghe rồi đó. Năm nay em cũng đã nuôi xong cảm xúc một bài thơ theo chất hồn Tanka 5 câu của Nhật, chắc trong hôm nay sẽ xong. Tháng 7 năm ngoái, lần đầu tiên em làm 1 bài thơ theo chất thơ này:

Mưa thu buồn

Tí tác dòng song

Sóng vỗ xa xăm

Ru anh giọt lệ

Giọt buồn mưa thu

(12/7/2014)

Hồn thơ bài này cùng với lời của một bài thơ khác đã được phổ nhạc thành bài "Giọt buồn mưa thu" mà em đã ký âm gửi về rồi đó. Khi nào chị rảnh thì bình luận nghen.

Đọc các tài liệu về thể Haiku và Tanka chị gửi em mới hiểu them nhiều về niêm luật và tập quán của chúng. Trong quyển "Nhật Bản – Đất nước, con người, văn học" mà em đọc được từ thư viện ở đâu không giới thiệu rõ về những điều này, chỉ nói sơ và đăng những bài thơ hay theo hai thể này. Em cảm được cái hồn, cái khí chất thơ của chúng và sáng tác theo phong cách của em thôi chứ không muốn tuân thủ niêm luật nguyên gốc. Thực ra ban đầu em đã thử làm theo quy định về số âm tiết (5-7-5 cho Haiku và 5-7-5-7-7 cho Tanka) nhưng lại thấy quá nhiều chữ, đánh mất cái chất cô đọng mà mênh mông của thể thơ này. Vì vậy mà em tự giới hạn cái bài Haiku chỉ có 12 âm tiết trong 3 câu (3-4-5), Tanka thì đâu đó trên dưới 20 âm tiết cho 5 câu và không bắt buộc về số âm tiết cho từng câu. Hôm rồi đọc tài liệu chị giải, hoá ra người Trung Quốc làm thơ kiểu Haiku và Tanka của Nhật cũng gặp vấn đề về âm tiết. Tiếng Việt và Tiếng Hoa giống nhau ở chỗ đơn âm tiết, một chữ chỉ đọc một âm. Trong khi Tiếng Nhật lại đa âm tiết, một chữ có khi tới 5-7 âm tiết. Vì thế một bài Haiku 17 âm tiết hoặc Tanka 31 âm tiết tuy bình chỉ có khoảng 10 chữ (Haiku) và 20 chữ (Tanka). Em chọn mò mà té ra lại phù hợp số chữ trung bình này. Làm thơ thể này bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Hoa mà giữ đúng số âm tiết gốc thì quả là "tràng giang đại hải", toàn chữ là chữ. Các bài thơ gốc của Nhật dịch ra Tiếng Việt em thấy cũng không chú trọng giữ số âm tiết mà cố gắng chuyển tải được hồn thơ theo khí chất của thể thơ. Em sáng tác cũng chỉ cố gắng theo được chất hồn, không thể tuân thủ niêm luật gốc được.

Em vừa xong bài Tanka năm nay:

Đã mười hạ

Ước hẹn vẫn ngày ấy

Ngũ Hành tháng Năm

Gió vẫn lộng

Áng mây xưa còn không?

(Khuya 11/5/2015)

Mười năm trước em hạ quyết tâm đối với Con đường mình đã chọn. Đó là một ngày đặc biệt. Trên đỉnh Ngũ Hành sơn em đã hứa nguyện dấn thân vì Quyền con người và ước nguyện về một ngày mai tươi đẹp. Đã hừng sáng rồi.

 

24/5

Hôm qua gặp cả nhà thật là ấm cúng và vui vẻ. Thư 42B em đã thông báo nhận được thư 0/2015 của chị rồi, nhưng tới hôm qua nhà mình vẫn chưa nhận được thư 42 nên chị vẫn chưa biết. Thấy cả nhà mình vui vẻ, tự tin, em vui lắm. Cứ vậy thôi, con đường ngày càng ngắn lại và mở rộng hơn. Chẳng gì phải lo khi ta đi đúng quy luật. Em tin là chị vả cả nhà mình đang dần hiểu rõ những quy luật ấy rồi. Một bằng chứng là giờ chị đã quan tâm xem thời sự. Càng nhiều người nữa như chị thì đất nước mình sẽ tốt đẹp nhanh thôi. Chị rủ cậu Út nhà mình xem thời sự giống chị đi. Chúng ta cần hiểu những gì đang xảy ra và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Một trong những vấn đề lớn ở các nước đã phát triển giàu có là người dân, nhất là giới trẻ đánh mất sự quan tâm đối với thời sự, chính trị, nói chung là thời cuộc của đất nước và quốc tế. Đây là nguyên nhân suy giảm lớn của các nước này. Đọc thư 0 chị kể ngồi xem thời sự, em thấy thích thú lắm. Cứ vào 7h tối coi VTV3 là em nghĩ có chị và chị Năm đang cùng xem là thấy vui vui, cả ba mình nữa. Khi em ở ngoài, cái TV ở nhà được lập trình tự động ghi lại thời sự VTV lúc 19h để hôm nào em bận vào giờ đó thì sau đó phải xem lại. Em biết nhiều là nhờ vậy. 21/6 này là Ngày của cha, mấy chị em định làm gì cho ba? Hẹn chị thư khác nha. Thương cả nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét