Nguồn VOA
Các cô gái mại dâm người dân tộc thiểu số từ Việt Nam ngồi chờ khách trong khu 'đèn đỏ' nổi tiếng ở Phnom Penh.
04.11.2013
Tỷ lệ thiếu nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Hmong, Lào, và người Thượng Tây Nguyên bị các quan chức chính quyền và giới chức quân sự tham nhũng tại Việt Nam và Lào bắt cóc, cưỡng ép hôn nhân, và buộc hành nghề mãi dâm lên tới mức báo động, theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ vừa công bố.
Hội đồng Nhân quyền Lào LHRC và Trung Tâm Phân tích Chính sách Công CPPA ngày 2/11 phổ biến thông cáo bày tỏ quan ngại về vai trò gia tăng của giới chức chính phủ và quân đội dính líu tới tình trạng bắt cóc và sử dụng bạo lực buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, Lào, và Đông Nam Á.
Chủ tịch Hội đồng LHRC Vaughn Vang kêu gọi mở cuộc điều tra ngay lập tức với sự can thiệp của quốc tế nhằm giúp đỡ các nạn nhân sắc tộc vừa kể ở Lào và Việt Nam.
Ông Philip Smith thuộc trung tâm CPPA nói nạn buôn người nhắm trực tiếp vào trẻ em, phụ nữ sắc tộc đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực biên giới của Lào và Việt Nam, bao gồm tỉnh Nghệ An giáp ranh với tỉnh Xiang Khouang của Lào.
Vẫn theo lời ông Smith, nhiều nạn nhân phải chịu đựng cảnh hành hạ tàn nhẫn không thể tả bằng lời, bị cưỡng bức, bị bạo hành hoặc bị buôn bán ra quốc tế.
CPPA có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các cuộc nghiên cứu tập trung về chính sách đối ngoại, nhân quyền cùng các vấn đề an ninh quốc gia cho giới hoạch định chính sách quốc gia, quốc tế, và công chúng.
Tòa đại sứ Việt Nam không hồi đáp thư của đài VOA yêu cầu bình luận về báo cáo của hai tổ chức phi chính phủ này.
Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.
Đây không phải là lần đầu tiên giới hoạt động nhân quyền quốc tế lên tiếng về tình trạng buôn người có sự tiếp tay của giới hữu trách Việt Nam.
Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á CAMSA thời gian gần đây can thiệp cho nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đồng sáng lập viên của CAMSA, cho VOA Việt ngữ biết trong rất nhiều nạn nhân bị rơi vào các xưởng bóc lột lao động hoặc các ổ mãi dâm ở Nga, chưa người nào nhận được sự bảo vệ từ chính phủ Việt Nam, mà ngược lại, còn có dấu hiệu cho thấy trong một số trường hợp có sự đồng lõa của các giới chức Việt Nam.
Nguồn: Business Wire, Centerforpublicpolicyanalysis.org, VOA's Interview
Hội đồng Nhân quyền Lào LHRC và Trung Tâm Phân tích Chính sách Công CPPA ngày 2/11 phổ biến thông cáo bày tỏ quan ngại về vai trò gia tăng của giới chức chính phủ và quân đội dính líu tới tình trạng bắt cóc và sử dụng bạo lực buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, Lào, và Đông Nam Á.
Chủ tịch Hội đồng LHRC Vaughn Vang kêu gọi mở cuộc điều tra ngay lập tức với sự can thiệp của quốc tế nhằm giúp đỡ các nạn nhân sắc tộc vừa kể ở Lào và Việt Nam.
Ông Philip Smith thuộc trung tâm CPPA nói nạn buôn người nhắm trực tiếp vào trẻ em, phụ nữ sắc tộc đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực biên giới của Lào và Việt Nam, bao gồm tỉnh Nghệ An giáp ranh với tỉnh Xiang Khouang của Lào.
Vẫn theo lời ông Smith, nhiều nạn nhân phải chịu đựng cảnh hành hạ tàn nhẫn không thể tả bằng lời, bị cưỡng bức, bị bạo hành hoặc bị buôn bán ra quốc tế.
CPPA có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các cuộc nghiên cứu tập trung về chính sách đối ngoại, nhân quyền cùng các vấn đề an ninh quốc gia cho giới hoạch định chính sách quốc gia, quốc tế, và công chúng.
Tòa đại sứ Việt Nam không hồi đáp thư của đài VOA yêu cầu bình luận về báo cáo của hai tổ chức phi chính phủ này.
Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.
Đây không phải là lần đầu tiên giới hoạt động nhân quyền quốc tế lên tiếng về tình trạng buôn người có sự tiếp tay của giới hữu trách Việt Nam.
Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á CAMSA thời gian gần đây can thiệp cho nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đồng sáng lập viên của CAMSA, cho VOA Việt ngữ biết trong rất nhiều nạn nhân bị rơi vào các xưởng bóc lột lao động hoặc các ổ mãi dâm ở Nga, chưa người nào nhận được sự bảo vệ từ chính phủ Việt Nam, mà ngược lại, còn có dấu hiệu cho thấy trong một số trường hợp có sự đồng lõa của các giới chức Việt Nam.
Nguồn: Business Wire, Centerforpublicpolicyanalysis.org, VOA's Interview
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét