Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Cu đen tình thương mến thương anh 3D: Cứ thế nha anh, em sẽ bớt chửi. Hai đứa của anh, em cũng cho qua!...'

Nguồn tranhung09
Mấy ngày qua, 
Cu đen em phẩn uất vì ngờTứ trụ lẫn Quốc hội nhu nhược: "TỘI NGHIỆP CHO CHÚNG TA"...
Dù không là chính trị da nhưng bà con vẫn biết anh và các đồng chí bận giải cái bài toán không hề đơn giản: Làm sao vẫn giữ được Đảng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu dân chủ của thời đại nhưng tài sản không sứt mẻ. Bơm cho kinh tế phát triển nhưng phải chặn suy thoái đạo đức xã hội. Chơi với Mỹ, dựa hơi Tàu nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền quốc gia: Việt Nam: Vật lộn với sự thay đổi

Các anh cứ lãi nhải năm này sang năm khác: Ai phản đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước là y rằng phản động - có thế lực thù địch chống lưng. Bà con không hiểu nổi: "Thế lực thù địch" là ai? nó ở đâu, tên họ là gì? - dẫn đến Phân lề phải trái. Những câu hỏi tranh luận, lộn tùng phèo đặt ra: Ai là luồng gió độc, Ai là phản động, Ai yêu nước đúng, Ai đang cản bước tiến của Dân tộc?.v.v...
Tư bản giảy chết chả điên gì chống phá vì họ luôn tìm cơ hội đầu tư, rót vốn vào Việt Nam, tìm kiếm lợi nhuận, nếu Việt Nam bất ổn, họ ăn cám à! Còn những người anh em thù lâu nhớ dai Cộng sản ở hải ngoại, họ xỏ xiên chứ nếu lật được chế độ này, cơ sở nào để họ mơ nổi nhân dân trong nước sẽ giao phó họ cầm cờ. 
Đã là ngáo ộp, cóc nhái làm sao xoay vần chế độ, Vì sao một chính thể phải đưa ra để dọa dân. Dù có đi nữa, ai đụng đến lợi ích dân tộc, chủ quyền gia, dứt khoát nhân dân không a dua, dung dưỡng.
Đảng, Tài sản của các anh cứ giữ, dân chả mơ từ làm chủ to tát, miễn sao có chỗ cho dân thở. Tầng lớp nghèo khổ được quan tâm đúng mức. Thì chả thằng nào rổi hơi, ngu dại gì làm loạn. Đấu tranh phản đối, bà con có tăng được ký lô nào suất! Dù bổng lộc của gia đình quan chức có cao chót vót, xài sang như Mẽo cũng không ai théc méc, ganh tỵ với những người biết lo cho Dân cho Nước.

Việc gì đến nó phải đến. Không có chỗ lùi cho sự hèn nhát. Đảng trong lòng Dân tộc, phải hiểu Nhân dân muốn gì? (lưu ý: ý kiến của cán bộ hưu trí, người có công được chế độ quan tâm, chỉ là một bộ phận.)

Ngày qua, được nghe các các vị thay mẹt bà con hỏi nhỏ, tưởng anh đáp khẻ, không ngờ anh nói huỵch tẹc chiện cuốc gia đại sự, em đã thông tỏ, tin tưởng trở lại. Mong anh và các đồng chí đừng cho bà con leo cây nhé!
Đài Tây thù địt chiên da kích động cũng ghi nhận: Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?

Rứa là con gà đen! 
Ghét, nghi ngờ, nhưng điểm vẫn phải chấm: 9/10 cho bài phát của anh.
Anh đã dung dưởng đám đàn em xôi thịt, tuy vậy người ta vẫn tin anh là người dám chơi dám chịu.
Cứ thế, em sẽ bớt chửi. hai đứa của anh, em cũng cho qua!
----
(Thằng em mà anh và các đồng chí đã quên. Đang ở đáy quần, làm nghề thợ cạo trên mây - Th09)

 
Vài bình loạn của bà con chòm xóm.

Bình của bác cựu ngại dao nhưng nói thật:

Chủ quyền biển đảo: Khi người đứng đầu lên tiếng 

Hôm nay các nguồn tin "lề phải"và "lề trái" đều đồng loạt phát đi nội dung đăng đàn Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thức lúc 11h20 sáng nay (25/11/2011). 

Theo Chủ blog tôi được biết, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam tuyên bố chính thức và đầy đủ nhất về lập trường của đất nước liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Tường Sa, kể cả chủ đề liên quan khác là"luật biểu tình". Đó là một bài phát biểu "hoàn mỹ" với cách lập luận ngắn gọn nhưng đầy đủ và chặt chẽ có chứng cứ lịch sử rõ ràng, không úp mở. Có thể nói đây là một "động thái" đầy ý nghĩa giúp làm yên lòng công chúng Việt Nam vốn đang ngày càng "bức xúc" trước tình trạng thiếu vắng sự giải thích công khai, đầy đủ từ phía lãnh đạo đất nước về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo cũng như số phận của hàng triệu ngư dân trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một gay gắt. Tóm lại, động thái này đang được toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hoan nghênh. 
Tờ Tin nhanh Việt nam online đã phát đi nội dung phát biểu của Thủ tướng dưới tiêu đề "Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình" với câu mở đề đầy sức chiến đấu: "Tại QH sáng nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974". Có thể hiểu đó là một thông điệp rõ ràng của Việt Nam đối với Trung Quốc và thế giới. Các báo và website cùng nhiều trang mạng tư nhân đều đưa nội dung phát biểu của Thủ tướng với những lời bình tích cực. 
 
Bạn đọc có thể xem nghe nội dung đầy đủ phát biểu của Thủ tướng tại đây:
ClipThủ tướng trả lời chất vấn về biển Đông
Điều đáng chú ý là, khác với những phát biểu có thể nói là rời rạc, đôi khi "giữ kẻ" và"tế nhị"của bất cứ vị lãnh đạo nào trước đây, lần này Thủ tưởng đã không tránh né với những danh từ cụ thể, sự kiện cụ thể và lập trường cụ thể... Dưới đây là trích đoạn những nội dung chính và mới như thế.

1) Đối với vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ
"Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là vấn đề giữa Việt Nam và TQ"...;
"Từ 2006 hai bên đã đàm phán nhưng tới  năm 2008 tạm ngừng vì lập trường hai bên khác nhau"...; 
"Trong khi chưa phân định, trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên đã tự quản lý trên cơ sở đường trung tuyến";

2) Đối với quần đảo Hoàng Sa,
"Chúng ta làm chủ thực sự Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình";

"Năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này";

"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển";

3)Đối với quần đảo Trường Sa,
"Năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này - vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta";

"Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất... Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên trên các đảo này";

4) về chủ trương giải quyết tranh chấp,
"Việt Nam chủ trương nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, công ước ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký với Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực này". Việt Nam cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi đang đóng giữ, để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ đối của quân dân trên đảo Trường Sa";

"Đối với hàng hải ở biển Đông, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở biển Đông. Lập trường này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác;


5)Vê luật biểu tình,
"Điều 69 Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình. Hiện nay, có nhiều cuộc tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền nhưng chúng ta chưa có luật để điều chỉnh vấn đề này. Do đó khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Từ đó, xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, xuất hiện những việc lợi dụng để kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Trước thực trạng như vậy, Chính phủ đã báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa 12, và Quốc hội đã có công văn yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh biểu hiện này. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, tầm mức như Hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra";

"Chính phủ thấy rằng nên kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có Luật biểu tình. Luật đó phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đồng thời luật đó cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân";
"Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là luôn luôn trân trọng, biểu dương những việc làm thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh, buộc xử lý nghiêm những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội".

Trần Kinh Nghị

Bình của nhà báo "từ phải sang trái":

Ghi điểm (nếu thực lòng)


Cứ nói toẹt ra, xưa nay mình không ưa ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có lúc mình còn nói cạnh nói khóe điều này điều nọ. Cũng phải thôi, không thích thì chả thể khen được.

Nhưng hôm nay thì hơi thinh thích. Chả biết ông ta có diễn gì không, có thực lòng không (mình có thói xấu hay nghi ngờ mấy tay làm chính trị), tuy nhiên những gì mà ông ta nói ra được trên nghị trường rất đáng ghi nhận, nhất là vụ chủ quyền lãnh thổ, Hoàng Sa-Trường Sa. Ông ấy tuyên bố "lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam", nếu chấm điểm, mình khuyên son vào câu này. Lần đầu tiên một người lãnh đạo cỡ tứ trụ của nước này dám dứt khoát thế. Mình chỉ mong đó không phải chỉ là quan điểm cá nhân của ông Dũng mà phải của cả các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng (vì các ông ấy đang nắm vận mệnh đất nước chứ thực ra mình không có bầu bán tín nhiệm gì), của 3,5 triệu đảng viên CS; chứ dân thì họ đã tỏ rõ lập trường lâu rồi.

Nay thì có thể tạm thở phào bởi sẽ không phải chứng kiến cảnh công an hằm hè bắt bớ những người giương cao biểu ngữ "Hoàng Sa là của Việt Nam" nữa chăng. Bắt dân, khác chi bỉ mặt thủ tướng, bắt thủ tướng.

25.11.2011
Nguyễn Thông

Bình của nhà báo "khó tính, độc mồm, nhưng vẫn kính Đảng, trọng Chế độ"

Sự bình thản của Thủ tướng

Đăng ngày: 00:01 26-11-2011
Thư mục: Tổng hợp
Hôm qua, một chủ đề nhạy cảm đã được nói ra một cách bình thản từ người đứng đầu Chính phủ, và ngay sau đó nhận được sự đồng thuận, thậm chí tán thưởng của các vị đại biểu Quốc hội, của cử tri và nhân dân cả nước: Đó là Luật biểu tình.
Có người gọi đây là Luật treo. Có người nói đó là một món nợ. Treo suốt từ năm 1946, khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi trang trọng quyền biểu tình như là một quyền cơ bản của nhân dân. Và món nợ, cũng kéo dài qua 13 khóa Quốc hội, suốt 55 năm qua.
Ngày 25-11-2011, sau cuộc tranh luận nảy lửa tại Quốc hội xung quanh Luật Biểu tình, Tạp chí Xây dựng Đảng, cơ quan của Ban Tổ chức TƯ có bài "Có cần Luật Biểu tình?". Bài báo dẫn lại các quy định về quyền tự do dân chủ của người dân xuyên suốt trong cả 4 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980,1992) chỉ trích thẳng thừng đại biểu QH Hoàng Hữu Phước là "thể hiện nhận thức ấu trĩ, lệch lạc về biểu tình". Bởi "Biểu tình là một quyền cơ bản của người dân mà Hiến pháp đã quy định, thể hiện tính tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ ta, không một ai có thể bác bỏ".
Từ sau 11 cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước, chủ đề biểu tình nhạy cảm đến mức báo chí không hề có một dòng nhắc đến những sự kiện này, đến mức hai từ biểu tình được loại ra khỏi ngôn ngữ báo chí, hoặc bất đắc dĩ phải nói đến thì đó cũng chỉ là những cuộc "tụ tập tự phát".
Ngay tại Quốc hội, nơi mà các đại biểu QH có quyền miễn trừ đối với tất cả các phát ngôn của mình, dường như cũng có sự ngần ngại nhất định khi nhắc đến hai chữ biểu tình. Nó nhạy cảm đến mức, đại biểu chất vấn về vấn đề này được xem như là dũng cảm. Và ngay đại biểu dũng cảm Lê Bộ Lĩnh cũng né hai chữ "Biểu tình" khi ông chất vấn thái độ, quan điểm người đứng đầu Chính phủ về việc người dân "Biểu thị lòng yêu nước".
Thủ tướng sau đó nói rất rõ ràng Chính phủ đệ trình Dự án Luật biểu tình là để thực hiện Hiến pháp; Để phù hợp với thực tế cuộc sống; để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Và để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Có người coi đây là một phát biểu mang tính cách mạng. Có người nhận xét phải xuất phát từ một sự tự tin ghế gớm, Thủ tướng mới có thể bình thản đến như vậy.
Sự bình thản của Thủ tướng trong một phát biểu quan trọng, được nói ra một cách giản dị trước sự chăm chú theo dõi qua truyền hình trực tiếp của quốc dân đồng bào không những là một bước tiến dài trong quá trình luật hóa quyền hiến định của công dân mà còn xua tan không ít tâm lý xã hội, loại bỏ không ít định kiến coi những quyền tự do dân chủ, hoặc nói đến quyền tự do dân chủ là tế nhị, nhạy cảm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rất giản dị về khái niệm dân chủ. "...Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân được mở miệng. Dân chủ là đừng bịt miệng dân". Rất giản dị, rất dễ hiểu, nhưng sau đó đã trở thành bất hủ.
Phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Úc hôm 17-11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nói: "...Lịch sử đã chứng minh rằng, qua quá trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế luôn cùng nhau đồng hành. Thịnh vượng mà không có tự do dân chủ thì chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó".
Sự bình thản của người đứng đầu Chính phủ ngày hôm qua đang cho thấy  Chính phủ, về hình thức, coi biểu tình là một điều bình thường, và quan trọng hơn, đặt quyền tự do dân chủ của người dân vào đúng vị trí bình thường của nó. 

 
--------------------------
Đăng bỡi: Tranhung09

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét