Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Sao Hồng : TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ...? KHÔNG ĐÙA ĐÂU !

Nguồn facebook Sao Hồng 

Nhân vụ nổ súng bắn quan chức Quỹ đất ở Thái Bình, mình lại tìm đọc lịch sử vùng đất mà thuở xa xưa, chàng An Tiêm đi mở cõi, ông Nguyễn Công Trứ đi mở mang! 
Từ chiều đến giờ, lúc nào vô mạng, mình lại tìm đọc "truyền thống đấu tranh của nông dân Thái Bình (NDTB)". Thực sự là NDTB có tuyền thống đấu tranh bất khuất chống bất công và bạo quyền... thật! Nếu mà đọc cho hết lịch sử ... nông dân Thái Binh, chắc phải cả tuần. Mình chỉ đọc sơ sơ những "vụ điển hình" thôi. 

Bắt đầu từ thế kỷ 18, Ông Hoàng Công Chất (31/1/1706–21/3/1769), đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình chống lại triều đình Lê – Trịnh trong suốt 30 năm (1739-1769) rồi. Sau đó là cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Phan Bá Vành chống triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 (1811-1827). 
Thời kỳ... "dưới sự lãnh đạo của Đảng..." thì có nông dân Tiền Hải "chia lửa" với "Xô-viết Nghệ Tĩnh" năm 1930. Đến năm 1944-1945, truyền thống vẫn còn nhưng thiên tai (lụt lội) địch họa (phát xít Nhật, chính sách thực dân) làm kiệt quệ sức lực nông dân Thái Bình, gọi là vụ đói năm Ất Dậu. Sau này con cháu nông dân Thái Bình tự trào và tự hào là nơi phát minh ra... "Nhà máy Cháo". 
Những năm chống Mỹ, nông dân Thái Bình lại đóng góp lúa gạo cho tiền tuyến nhiều nhất. Thế mới có bài hát với câu mở đầu: "Cô Ba dũng sỹ quê ở Trà Vinh/ Chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình/ Hai chị em chung hai trận tuyến/ Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang..." 

Thực ra hồi đó cũng đã có tình trạng cán bộ chính quyền tham nhũng rồi. Nhưng dân Thái Bình "ưu tiên kháng chiến" mà bỏ qua. Trong dân gian vẫn có ca dao: "Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nghiệm mua đài mua xe...".
Đến hồi "thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội" thì nông dân Thái Bình lại đói cơm đói nhiều thứ mà bức xúc với tham nhũng của cán bộ khắp nơi. "Càng đổi mới càng ấm no" thì nông dân Thái Bình lại càng nhận ra chân những địa chủ cường hào mới ăn chặn của nông dân kinh khủng. 
Cứ âm ỉ âm thầm mãi thì đến năm 1997 lại bùng nổ. Báo chí thời này im re (Mạng mẽo, internet thì mãi đến tháng 11/1997, mới "khởi động").
Cao điểm có lúc đến 5/7 huyện, "dưới sự lãnh đạo của đảng viên... hưu trí", "nông dân vùng lên chiếm trụ sở chính quyền huyện xã". 
Mà ban đầu nông dân Thái Bình cũng "tuần hành ôn hòa". Họ toàn dương cao khẩu hiệu "Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm", "Kiên quyết chống tham nhũng",... Nhưng sau đó máu lại đổ...

"Thủ lĩnh Vùng Mỏ một thời, lúc đó làm "chủ tịch Ủy ban... Mặt trận Hòa giải" phải đích thân về "nằm vùng" mấy tháng lền để "tháo ngòi nổ" phong trào. Nếu không nó lan rộng ra cả nước thì có khi, "cách mạng Mùa Thu" lần 2, mang sắc thái.. "hoa nhài" xảy ra trước cả Mùa Xuân Ả-rập hơn một thập niên ! 
...
Tất cả các phong trào đấu tranh của nông dân Thái Bình đều bắt nguồn từ sưu cao thuế nặng, chiếm hữu đất đai và ngồi mát ăn bát vàng của các quan chức chính quyền,... bất kể từ thời Le - Trịnh, thời Minh Mạng hay... "thời đại Hồ Chí Minh". 

Phương cách phản ứng bạo lực như anh Đặng Ngọc Viết là phạm luật. Nhưng rõ ràng ngoài lý do bế tắc trong đấu tranh, đương sự đã chứng kiến cách giải quyết vụ Đầm Cống Rộc, Tiên Lãng và "phong trào nông dân" 1997 đã ảnh hưởng đến quyết định hành động của mình. 

Khi một người nông dân đã âm thầm chuẩn bị và làm lễ truy điệu sống cho chính mình, thì lkhông còn là chuyện bột phát thiếu suy nghĩ nữa. Đó là "bước đường cùng" và quyết tâm "quyết tử" với... chính quyền cơ sở rồi.

Nếu chính quyền (từ cơ sở đến trung ương) không thay đổi chính sách và giải quyết tận gốc rễ vấn đề sở hữu đất đai và "ruộng đất cho dân cày" mà chiếm đoạt nhân danh "sở hữu toàn dân" thì không chỉ một cá nhân Đặng Ngọc Viết mà sẽ là "phong trào" lan rộng toàn quốc như truyền thống lịch sử nông dân Thái Bình năm xưa đó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét