Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Ghé thăm các blogs 02/09/2013 (Diễn Đàn Thế Kỷ)

Nguồn diendantheky


BLOG TRẦN HÙNG

Vừa rồi Th09 đã đăng bài của Y Giáo phát hiện chiện 2 bài của Ông Việt kiều Amari TX và Ts Hoàng Văn Lễ giống nhau một cách kỳ loạ! Tiếp theo Phạm Thị Hoài cho đó là sự nhân bản trong cùng một guồng máy tuyên huấn Việt Nam, một câu hỏi bỏ ngõ: Who is Who?

Dẫn lại so sánh của Y Giáo để tiện đối chiếu:

TS Hoàng Văn Lễ
Amari TX
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc "Đằng ấy" biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.
Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến.Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.
Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.
Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xin nói để ông và các 'chiến hữu' của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.
Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến.Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : ...

Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.

Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !

Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác giả của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.

Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !

Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!
____________

Thợ Kạo gúc thì thấy thế này, trình làng coi chơi:

Căn cứ thời gian đăng bài, bảo Tiến sĩ Lễ chôm bài của ông Việt kiều X thì thiệt thòi cho ông GS, TS Phạm Ngọc Quang. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Bài viết từ năm 2010: Một Đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm tất yếu của thực tiễn chính trị - xã hội ở Việt Nam

Tiến sĩ Lễ mượn một phần, còn Việt kiều X xốp nguyên con đoạn này:
Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn, ở Trung Quốc hiện nay ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng dân chủ. Tám đảng này đều thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đều lấy mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc làm lý tưởng cao cả nhất của mình. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ hiện nay, tuy Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản; xét về bản chất giai cấp - xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ

Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là: tương quan lực lượng giữa các giai cấp; bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng; những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận - hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam 

Đoạn nói về mấy nước Tư bổn giãy chết là mượn ý từ bài của PGS Trần Đình Huỳnh - nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh"

Nguồn: Vấn đề hiến định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
Trong đoạn: 
Ví dụ, ở nước Mỹ....

Câu cả hai thuổng y chang:  
Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua; họ là những nhà nước quân chủ lập hiến.  

Riêng Amari TX chặt khúc mang về nhiều đoạn từ bài này, ví dụ:

Nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua; họ là những nhà nước quân chủ lập hiến.

Đây là sáng tạo độc đáo của Việt Nam, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh; nó không giống với bất kỳ nhà nước nào, dù là nhà nước được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa trước đây hay nhà nước ở các nước khác đã xuất hiện và đang tồn tại trong lịch sử.

Đối với Hồ Chí Minh thì nguyên tắc "bất biến" là vừa phải giữ vững quyền lãnh đạo chính trị của Đảng với Nhà nước, vừa phải bảo đảm tôn vinh vai trò của Nhà nước, làm cho Nhà nước ta trở thành một nhà nước dân chủ mới. Nhà nước dân chủ mới có nghĩa là nhà nước phải trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc; nhà nước ấy phải trở thành ngôi nhà chung đáng tin cậy của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

Đây là sáng tạo độc đáo của Việt Nam, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh; nó không giống với bất kỳ nhà nước nào, dù là nhà nước được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa trước đây hay nhà nước ở các nước khác đã xuất hiện và đang tồn tại trong lịch sử.
(Nội dung bài này đã đăng trước đó ở Suadoihienphap) 

Kạo nghĩ Phạm Thị Hoài nói nhân bản là đúng! Vô số bài viết, bài nói chuyện của các giáo sư, tiến sĩ, nhà lý luận, nhà tuyên huấn rất nhiều ý tứ, câu chữ lặp đi lặp lại, quẩn đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu, khó thể truy nguồn đâu là tác gỉa đích thực ban đầu.

Được biết Tài liệu "Chống diễn biến hoà bình" khởi thuỷ từ Trung Quốc, Việt Nam kế thừa, biên soạn sau Hội nghị Thành Đô 1991. Về lý luận được đúc kết khá đầy đủ để sinh viên học tập giáo trình mang tên: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Amari TX là ai?

Lão và nhiều blogger lần đầu nghe cái tên này.

Giả thiết: 
Anh Ba Sàm đoán có lẽ "TX" là viết tắt của "Tạp chí" và "Xây dựng"?

Theo Kạo: Amari là nhại từ American, TX là viết tắt của chữ Texas 

Amari TX được mệnh danh là Đại tá, các chiến hữu gọi đùa là Đại té - Một chiến binh chọc ngoáy có số má ở mặt trận cờ vàng - cờ đỏ. Lòng vả cũng như lòng sung, cùng nhóm như Phố Bolsa, Sachhiem, Giao điểm, Trần Chung Ngọc, Xích lô việt, Hoàng Hữu Phước...hoà thanh, tung hứng.

Ở một bài đang trên báo Nhân dân, lão tin là thật: 
Hơn 10 năm trước, vì lý do gia đình, tôi tới định cư tại nước Mỹ. Tuy sống xa quê hương, nhưng tôi vẫn luôn coi mình là người Việt Nam, tôi vẫn không quên công ơn của chế độ mới. Vì như cha tôi bảo, nếu không có cách mạng, có lẽ tôi vẫn chỉ là người nông dân nghèo ở một làng quê nghèo, như cha tôi, ông tôi mà thôi.

Có thể X sang sau nhưng nhờ chơi với đám KBC nên thông thạo hậu trường sân khấu chính trị của giới người Việt Hải ngoại. Vậy vì sao Amari TX lại viết đều được cho Tạp chí Nhân quyền VN, đòi hỏi phải nắm rất vững quan điểm chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước?

Lý giải cho việc này, có thể trước khi sang Mỹ phá thối, thì X đã từng làm việc trong hệ thống CS. Qua đó nhanh chóng hiểu được vấn đề nhân quyền phương Tây cộng với khả năng xào nấu giỏi từ nguyên liệu của các cây đa cây đề lý luận VN.

Vì vậy, những bài trong chuyên mục chống Diễn biến hoà bình ở các báo chính thống, có sự tương hợp ý tưởng, góc nhìn, lối viết của Amari TX. Xem qua các bài, công nhận X là tay đầu bếp xuất sắc.

X đăng bài ngược về nước với nhiều bút danh khác nhau, tất nhiên TBT các báo chính thống phải rõ X là ai.
Những bài cùng nội dung có ở Amari TX và Báo đều cùng thời gian, có thể là Amari TX viết bài cho báo đăng xong, cóp về lưu trử ở Blog, điều đó cho thấy có dường dây nóng thường xuyên liên lạc cập nhật thông tin. 

Đã đành một người viết báo có thể có nhiều bút danh ở các lãnh vực khác nhau. Ở đây một người viết cùng một chủ đề nhưng mỗi bài lại bút danh khác nhau, không núp lùm là gì?

Mặt trận cồng chiên xiên lục địa như thiên la đại võng này, theo thợ Kạo đoán:
Sếp "quay đầu là bờ" Nguyễn Phương Hùng KBC Hải ngoại và Đại té Amari TX, đích thị là 2 con chí chúa chủ công ở nước ngoài. Trên nữa, chưa biết ai là nhạc trưởng hoà âm phối khí cho dàn hoà tấu.

Amari TX cho rằng mình là tác giả loạt bài trên báo CATP:
37 năm bị "bịt miệng" trên "xứ sở tự do"

Thợ cạo lưu ý: Nhóm tác giả Lại Văn Long, Nguyễn Thị Trúc Linh (Trọng Linh), Báo Công an TP.Hồ Chí Minh đoạt giải B với loạt bài: "37 năm bị "bịt miệng" trên xứ sở tự do".Trong video này, không thấy hai tác giả lên nhận giải:
VTV: Lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ VII năm 2012

Đoán bài được viết từ Mỹ, nên Trọng Linh chính là Amari TX và Lại Văn Long có thể là chiến hữu Nguyễn Văn Long. 

Thợ chỉ cạo lớp da, những điều trên đều duy đoán, nghĩ dzậy chả bít trúng trật tới đâu?... 

Xem sự nghiệp sáng tác của Đại té X:
TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI

1.Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan
2."Quay đầu lại là bờ"!
3. Dân chủ phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền
4. Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng Sản Việt Nam!
5. Vạch mặt những kẻ mạo danh
6.CPJ đi ngược lại tiêu chí "khách quan, tôn trọng sự thật"
7. VÌ SAO? MỤC ĐÍCH GÌ?
8.TỪ HẢI NGOẠI NGHĨ VỀ CÁC "NHÀ DÂN CHỦ"
9.Ý THỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
10.BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI LÀ BẢO VỆ PHẨM GIÁ DÂN TỘC.
11."HÃY HÀNH XỬ CHO ĐÚNG ĐẠO LÀM NGƯỜI"
12.RSF KẺ TÉ NƯỚC THEO MƯA
13.MÕ LÀNG- RFA

1. Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam!
2. Vạch mặt những kẻ mạo danh
3.CPJ đi ngược lại tiêu chí "khách quan, tôn trọng sự thật"
4.MÕ LÀNG-RFA

1. Truyền thông "Vịt trời" của những nhà báo tự phong hải ngoại
2. Tháng Tư, niềm trăn trở về nhịp cầu dân tộc

1. 37 năm bị "bịt miệng" trên "xứ sở tự do"

1.Những tiếng nói khách quan hơn trên báo chí hải ngoại

1. KHÔNG AI CÓ THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.Cổ Xúy Cho Gian Lận Và Can Thiệp Vào Công Việc Nội Bộ Của Việt Nam
2.Hạt Mầm Dân Chủ Có Thể Mọc Hay Không Phải Do Người Trồng
3.Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan
4.Dân chủ, Nhân quyền không phải là hàng hóa để trao đổi
5.Cội rễ từ truyền thống và thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc
6.Sự sợ hãi dai dẳng
7.Còn nhiều định kiến với Việt Nam
8.Không có cái gọi là "Tự do báo chí tuyệt đối"
9.Không tương xứng với danh xưng "Vùng đất của tự do"
10. Vu khống, bẻ cong sự thật
11.Họ đã đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của dân tộc
12. Mặt sau cái gọi là "Quan ngại sâu sắc"
13.Khi sự thật hoàn toàn vắng bóng
14.vẫn thói nhắm mắt nói bừa
15.Khởi thủy từ niềm tin yêu

1. VẠCH MẶT NHỮNG KẺ MẠO DANH

1.Bảo vệ quyền con người là bảo vệ phẩm giá dân tộc.

1.Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam!
2.RSF – KẺ TÉ NƯỚC THEO MƯA
3.Từ hải ngoại nghĩ về "các nhà dân chủ"

1. Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam !
2.H.R.1410 vẫn dựa trên thông tin sai lệch, thiếu khách quan

1.Bảo vệ quyền con người là bảo vệ phẩm giá dân tộc 

1.Những tiếng nói khách quan hơn trên báo chí
hải ngoại

1.CPJ đi ngược lại tiêu chí "khách quan, tôn trọng sự thật"

1. KHÔNG AI CÓ THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM!

1.Bảo vệ quyền con người là bảo vệ phẩm giá dân tộc

1.CỜ VÀNG CỰC ĐOAN – THEO VOI HÍT BÃ MÍA
2.CỜ VÀNG: KẺ CHỊU TANG VÀ THỜ CÚNG QUÂN XÂM LƯỢC
3.NHỮNG KẺ LÀM NHỤC CỘNG ĐỒNG VÀ DÂN TỘC
4.RSF-KẺ TÉ NƯỚC THEO MƯA
5.CỜ VÀNG CHỐNG CỘNG: NÓI NHƯ RỒNG LEO, LÀM NHƯ MÈO MỬA

CỜ VÀNG: KẺ CHỊU TANG VÀ THỜ CÚNG QUÂN XÂM LƯỢC
…….
MỜI BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ AMARI-TX TRÊN TRANG MẠNG KBC HẢI NGOẠI.

MỌI LIÊN LẠC VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA E-MAIL:

BLOG NGUYỄN QUANG VINH
TỘI ÁC ĐÃ BỊ VẠCH MẶT
Cty CP Nicotex Thanh Thái chuyên sản xuất thuốc trừ sâu,và hàng chục năm nay, phế thải của thuốc trừ sâu và các loại hóa chất nguy hiểm khác, công ty khốn nạn này  đã  chôn nhiều, nhiều tấn xuống đất trong khuôn viên công ty, ngay đầu nguồn nước của hai huyện Cẩm Thủy và Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

Đây cũng là  địa bàn nhiều năm qua  có nhiều bệnh nhân ung thư chết và không ai biết nguyên nhân vì sao.
Tới khi địa phương phát hiện ra chuyện công ty này chôn thuốc trừ sâu dưới đất, đầu nguồn nước, đề nghị rất nhiều lên cơ quan cấp trên để kiểm tra nhưng lần kiểm tra nào cũng kết luận môi trường tốt.

Khi không còn tin vào chính quyền nữa, người dân bắt đầu hành động.

Và mấy ngày qua, nhân dân các xã trong khu vực công ty đóng quân đã bao vây công ty, truy tận gốc, trốc tận rễ, đào bới hàng chục hố chôn thuốc trừ sâu, nhân chứng vật chứng rành rành, giám đốc cứng họng không cãi được, các cơ quan chức năng lúc đó  mới vào cuộc và đình chỉ hoạt động của công ty khốn nạn này.

Mấy ngày qua các báo đưa tin lẻ tẻ, rất  khép, không hiểu vì sao.

Mình nhận được thông tin từ người dân, cả  ảnh, cũng không biết làm gì, mình gọi điện cho  anh Quyền Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa. Cám ơn anh đã chỉ đạo rất quyết liệt, lệnh phòng cảnh sát môi trường lên ngay.

Rồi lại gọi cho "Sư phụ"của mình là nhà báo Lê Thanh Phong để có ý kiến với báo Lao Động cử phóng viên tới hiện trường ngay.

Hôm  qua trên đường vào Sài Gòn mà lòng vẫn không yên.

Sáng nay tình hình sáng sủa rồi.

Khi nhân dân nổi điên lên thì sự thật chôn chặt mấy cũng bị lôi tuột ra ánh sáng.

Cám ơn báo Lao  Động đã viết bài đàng hoàng và rõ ràng về  vụ việc.

Tội ác đã được vạch  mặt, trước hết, công đầu thuộc về nhân dân.

Phải treo cổ lũ khốn nạn này lên.
------


BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH

Trang Ba Sàm tổng kết, đến hôm nay (29.8) đã có 18 bài viết trên hệ thống truyền thông độc quyền của đảng, phản biện lại việc "tính sổ cuộc đời" của ông Lê Hiếu Đằng và việc ông hô hào lập đảng mới để lành mạnh hóa hoạt động chính trị, để xây dựng xã hội dân sự và tiến đên dân chủ hóa đất nước.

Bài viết thì nhiều nhưng luận điệu phản biện thì giống hệt nhau, nghèo nàn và xơ cứng, đi lại cũng hô các khẩu hiệu: Con đường đi lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng độc quyền lãnh đạo là tất yếu lịch sử, đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi nầy đến thăng lợi khác, xương máu của hàng triệu đảng viên (?) góp phần làm nên thắng lợi nên đảng đời đời độc quyền lãnh đạo là đương nhiên, dân chủ VN theo kiểu của VN, dân chủ và nhà nước pháp quyền không cần đa nguyên, đa đảng sẽ đưa đến bất ổn chính trị và rối loạn xã hội... Rồi trên cái nền khẩu hiệu duy ý chí, phản khoa học và ngược ngạo ấy, các tác giả lý luận cung đình lại lặp lại cung cách truyền thống của những người bình dân nơi chợ búa vẫn làm khi muốn "phản biện" đối thủ của mình: Thóa mạ, quy chụp, chửi bới về nhân thân cũng như động cơ của ông Lê Hiếu Đằng.

Mà xuyên suốt cả cuộc đời chiến đấu và lao động trong sáng vì lý tưởng của mình, ông Đằng đã không để lại chút vẩn cợn nào để họ bấu víu vào đó mà bôi nhọ. Lại thêm, khi viết những lời tâm huyết là lúc ông Đằng đang trong những ngày đối diện với cái chết không còn ham muốn gì với danh lợi cá nhân nên không có lý do để suy diễn và quy chụp động cơ của ông là đen tối. Cuối cùng họ chỉ biết cho rằng ông là người phản bội lại lý tưởng, phản bội đảng, là người thay lòng đổi dạ...

Điều duy nhất mà hàng lô những nhà lý luận cung đình, chuyên hay thời vụ, quy chụp được ông Lê Hiếu Đằng là ông đã thay lòng đổi dạ, phản bội lại lý tưởng mà ông đã theo đuổi.

Nhưng thử hỏi lý tưởng mà ông Đằng đã theo đuổi suốt cuộc đời của mình, từ hồi trai trẻ còn cắp sách đến trường cho đến lúc gần đất xa trời là gì?

Xem xét về những gì ông đã làm, đọc qua những gì ông  đã viết, mọi người thấy ngay rằng lý tưởng theo đuổi suốt cả cuộc đời của con người nầy là: đấu tranh chống bất công, chống áp bức, chống xâm lược nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, công bằng và hạnh phúc. Đó là lý tưởng chung của hàng chục triệu người VN yêu nước, cũng là lý tưởng của các phong trào Đông Du, Duy Tân, Việt Cách, Việt Minh...cũng là lý tưởng của các đảng phái chính trị: Quốc Dân, Đại việt, Cộng Sản...

Nhờ giỏi tuyên truyền, giỏi tổ chức, giỏi lợi dụng thời cơ, đảng CSVN đã vươn lên thu phục được nhiều người rồi đi đầu công trạng trong việc thực thi lý tưởng đã nêu. Lý tưởng đó của đảng CS phù hợp với lý tưởng của bộ phận lớn nhân dân VN, trong đó có người thanh niên Lê Hiếu Đằng cũng như bao  thanh niên cùng trang lứa với anh ở miền Nam trước năm 1975. Một bộ phận thanh niên cũng như nhân dân miền Nam đi theo đảng CS là vì có sự phù hợp lý tưởng của nhau hoặc tưởng rằng có sự phù hợp.

Vấn đề đặt ra bây giờ là ai rời bỏ lý tưởng đó? Đảng CS hay những người đã và sắp bỏ đảng như ông Lê Hiếu Đằng?

Dưới sự lãnh đạo của đảng CS, nước VN thống nhất trong 38 năm qua đã có được những gì: Độc lập? Tự do? Dân chủ? Hạnh phúc? Công bằng? và Ấm no cho toàn dân? Hãy so sánh một cách biện chứng với chính thời gian 38 năm trong thời đại thay đổi với tốc độ tên lửa chứ đừng ngô nghê so sánh với thời điểm dừng 1975 khi trả lời câu hỏi trên.

Nhìn vào thực trạng đất nước hiện nay, ông Đằng đã đưa ngay câu trả lời. Đảng lãnh đạo hầu như lệ thuộc vào đảng Trung Cộng từ lý luận đến thực tiễn hành động. Đất nước thì bị đe dọa mất chủ quyền bởi vòng kim cô "4 tốt, 16 chữ vàng" để bị kẻ thù phương Bắc bao vây trên nhiều phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả văn hóa nữa. Kinh tế thì suy sụp, xã hội thì đảo điên, áp bức bất công khắp mọi nơi, nạn tham nhũng thì càng ngày càng phát triển đến mức không còn cách để ngăn chặn...

Điều gì đã đưa đất nước đi đến thực trạng như vậy? Ông Lê Hiếu Đằng cũng như nhiều trí thức nhân sĩ trong và ngoài đảng đều có chung một nhận định: Do đảng lãnh đạo đã liên tục mắc vào các sai lầm mà không hề đúc kết rút kinh nghiệm để sửa sai. Từ trước đến nay đảng chưa hề có một lời xin lỗi với nhân dân về những sai lầm của mình. Từ đó, những người ấy nghi ngờ rằng đảng đã không còn đi trên con đường lý tưởng như ban đầu đã chọn lựa.

Hai con đường đã không còn phù hợp với nhau. Ông Đằng, giống như nhiều người khác, dù tuổi già sức yếu, lại không nghỉ ngơi vì phải tiếp tục đi theo con đường lý tưởng mà mình đã chọn lựa từ thuở ban đầu.

Ông vẫn trung thành với lý tưởng của mình tại sao lại bảo ông thay lòng đổi dạ?


ĐÀO TUẤN

Một xã hội công bằng và tiến bộ không bao giờ được phép ngảnh mặt với bất cứ một công dân nào

Sáng ngày 18.5.2012, một phiên tòa nhỏ ở Ba Đình đã khiến dư luận sau đó phẫn nộ về sự dã man mà một con người đã dùng để đối xử với một con người.

Phiên tòa xử án một "bà chủ" trong suốt 4 tháng đã hành hạ người giúp việc (O sin) bằng cách bắt uống nước sôi, ăn ớt và phân người. Và đỉnh điểm của sự hành hạ dã man là hành động dội nước sôi lên lên người O sin.

Hoàn toàn không phải vì "Ô sin lập mưu cướp chồng", hay "Giả có bầu để trở thành bà chủ". Cũng không phải do "Ô sin trộm 20 cây vàng" hay "Ô sin 9x gây thảm án rúng động Hà Thành"- như nhan nhản những bài báo với cách nhìn và lối viết xét xét khắt khe mà chúng ta vẫn đọc hàng ngày.

Nguyên do, người giúp việc, khi đó đã 59 tuổi "Làm việc chậm chạp, ở bẩn và hay ăn vụng".
Ăn vụng bánh trên ban thờ: Bắt ăn phân. Buộc ăn ớt.

Ở bẩn: Xối nước nóng cho... sạch.

Có khi nào và ở đâu, con người lại đối xử với con người dã man đến như thế. Có bao giờ và ở đâu, một nghề nghiệp, hoàn toàn không được thừa nhận, lại khốn khổ đến như vậy.

Nhưng nữ O sin 59 tuổi chỉ là một trong vô số những hoàn cảnh khốn khổ mà một người giúp việc phải chịu.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) vừa công bố ngày hôm qua đưa ra những số liệu khiến người ta phải suy nghĩ:
61% o sin đang phải làm quá 8 tiếng/ngày; 20,2% thường xuyên bị mắng chửi; 2,4% bị đánh đập, đẩy ngã; 16% gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Và hầu hết không có bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm xã hội khi giúp việc gia đình, dù dự kiến sẽ lên tới con số nửa triệu người trong thời gian tới, chưa từng được coi là một loại lao động, được bảo hộ bởi Luật Lao động.

98,4% o sin chưa qua đào tạo nghề; 28,3% hoàn toàn không biết chữ; hầu hết trong số họ là những phụ nữ nông thôn nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thất học; và đang hưởng mức lương bình quân 2,8 triệu đồng/tháng.

Thật kỳ lạ, dư luận từng "khóc hết nước mắt" cho một Oshin Nhật, trong khi lại "coi như không tồn tại" những người giúp việc trong chính gia đình mình.

Đôi khi, chúng ta mang "lương o sin" ra để chế nhạo sự bất hợp lý trong khoản tiền hàng tháng mà một cử nhân 4 năm dùi mài kinh sử nhận được, rằng "còn thấp hơn lương o sin". Và bây giờ, nếu viết rằng cần phải có một lẽ công bằng cho một loại lao động của những người dưới đáy xã hội, hẳn sẽ có người cười.

Nhưng liệu một xã hội có nên chấp nhận một sự miệt thị trong so sánh khi không ít người phản ánh một bất cập trong xã hội bằng cách lăng mạ một nghề chân chính?!

Tổ chức lao động quốc tế ILO từng khuyến nghị Bộ LĐTBXH rà soát lại các điều khoản khác trong Bộ Luật Lao động, như lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội, để xem những phần nào được áp dụng cho lao động giúp việc gia đình. Và cần phải luật hóa vấn đề lao động giúp việc bởi bộ phận này đang ngày một tăng trong lực lượng lao động.

Có lẽ, sau trường hợp của người phụ nữ giúp việc bị hành hạ dã man, sau những con số toàn vài chục % về việc bị lăng mạ, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, đã đến lúc nghiêm túc nhìn nhận rằng đây là một nghề chính thức trong danh mục nghề quốc gia để ít nhất là pháp luật lao động bảo vệ một trong số những đối tượng nhạy cảm nhất trong xã hội.

Một xã hội công bằng và tiến bộ không bao giờ được phép ngảnh mặt với bất cứ một công dân nào, khi thực ra, o sin cũng là nghề lương thiện, một cách lương thiện, kiếm đồng tiền chân chính như bất cứ nghề lương thiện nào.


BLOG ĐÀO TUẤN
Tháng Tám 29, 2013 

Người ta từng nói về "những nghịch lý" khi đặt cạnh nhau 2 con số "lương giám đốc"- ở trên giời và "kết quả kinh doanh" của DNNN- luôn "chui sâu dưới 3 thước đất"

Một tờ báo đã tính toán: Mỗi năm có 365 ngày, trừ đi 52 ngày chủ nhật thì còn lại 313 ngày làm việc. Với tiền lương 2,6 tỉ đồng/năm, vị chi ông giám đốc công ty thoát nước Thành phố đang nhận lương 8,3 triệu đồng/ngày.

8,3 triệu cho 8 tiếng đút chân gậm bàn, chứ không phải chui xuống cống cả tháng, cũng chỉ để nhận 8 triệu tiền lương.

8,3 triệu và để những người dân thường niên sống trong cảnh "bà con đắp đê trong nhà, co hết chân lên giường mà sao nước vẫn không chịu ra".

Báo chí đã nói đến sự phẫn nộ, trước mức lương khủng đến vô lý của những người lãnh đạo các doanh nghiệp gắn với hai chữ "công ích", trong tương quan với mặt bằng lương và thu nhập của những người đóng thuế.

Thậm chí, dư luận đã dùng đến chữ "liêm sỉ" trước thực tế rằng trong nhiều cách làm tiền, người ta "tiết kiệm" luôn cả các khoản bảo hiểm, phúc lợi xã hội…bằng cách ký hợp đồng thời vụ với hàng trăm lao động thường xuyên, hoặc ký hợp đồng xác định thời hạn, thay vì không xác định thời hạn. Một hình thức bóc lột tàn bạo, một kiểu bớt xén, một lối ăn bẩn còn đen thối hơn nước dưới cống.

Nhưng có lẽ, vấn đề cần phải đặt ra sau những scandal lương khủng này không phải là việc nói đến hai chữ "liêm sỉ", cũng không chỉ là "thu hồi", hay thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự, như phản ứng dữ dội của dư luận,  mà phải đặt ra và trả lời câu hỏi về cơ chế kiểm soát lương.

Chủ tịch HĐQT Petrolimex lương hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong khi năm 2011, Petrolimex đã kinh doanh thua lỗ 1.671 tỷ đồng.

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) hưởng lương 79,749 triệu đồng/tháng trong khi giá bán gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, còn những người làm ra hạt gạo thì phải bỏ ruộng.

Và bây giờ: 2,6 tỷ cho giám đốc thoát nước. 2,2 tỷ cho giám đốc chiếu sáng…

Những dữ liệu về lương của Petrolimex, Vinafood, hay thoát nước, chiếu sáng có được trong mối liên hệ với những con số khác: Petrolimex chiếm trên 60% thị phần bán lẻ xăng dầu mà mỗi cú tăng hoặc giảm giá có tính chất quyết định đến toàn bộ thị trường.

Vinafood, chính xác là "thương lái" của các loại thương lái.

Còn thoát nước, chiếu sáng, giao thông thì ODA hay NSNN tất thảy đều phải vào túi của họ.

Người ta từng nói về "những nghịch lý" khi đặt cạnh nhau 2 con số "lương giám đốc"- ở trên giời và "kết quả kinh doanh" của DNNN- luôn "chui sâu dưới 3 thước đất".

Người ta cũng nói cấu thành nên lương, có khi lại là những giọt mồ hôi nông dân đang được bán với giá bèo bọt.

Nhưng đó vẫn mới chỉ là cái đỉnh của tảng băng DNNN mà thôi.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc có lần thốt lên, rằng: DNNN là nơi tiêu tiền của quan chức.
Nguyên Viện trưởng Khoa học lao động xã hội, TS Nguyễn Hữu Dũng có lần phân tích đáng ra DNNN phải chia tiền lương trên cơ sở giá trị gia tăng của họ, chứ không phải là tính lương trên tổng doanh thu, trên vốn của nhà nước (và cũng là tính lương trên thuế của dân). "Lương DNNN đang ăn vào tài sản chứ không phải ăn vào hiệu quả… Nếu tính lương trên cơ sở giá trị gia tăng thì lỗ chổng vó lấy đâu tiền mà chi lương"- ông nói.

Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là Nhà nước không kiểm soát được lỗ, lãi, phân bổ đầu ra của DNNN. Chúng ta đang có vô số ví dụ về những mức lương khủng khiếp bất chấp kết quả kinh doanh, bất chấp hiệu quả hoạt động, và bất chấp đời sống của những người đóng thuế. Đó là còn chưa kể đến một sự thật mà Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Như Lợi khẳng định "Tiền lương theo chế độ quy định của lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước là 1 đồng thì lương thực hiện phải đến 5, 7 đồng".

Bởi vậy, nếu như hôm nay, cơ chế lương và cơ chế kiểm soát lương trong các DN công ích TP HCM, và cả các DNNN đang độc quyền trên rất nhiều lĩnh vực, không được nghiêm túc xem xét, thì có lẽ, chỉ ngay ngày mai, ngay trong cuộc kiểm toán kế tiếp, bản danh sách đen những điều bất hợp lý xung quanh một chữ lương vẫn sẽ còn được nối dài dài, và, nói một cách cay đắng như ý kiến của một người dân đóng thuế: Tiền của công sẽ vẫn mãi là tiền của ông mà thôi.


BLOG ĐÀO TUẤN
Tháng Tám 30, 2013 

Một chuyên gia dự án hỗ trợ cải cách hành chính có lần đã bàn: mức lương quá thấp sẽ dẫn tới hội chứng "tước đoạt để bù đắp" trong thực thi công vụ

Cuối năm 2011, khi câu chuyện lương được bàn trong một hội nghị của Bộ Nội vụ, người ta đã dùng từ chỉ định lượng là "quá thấp" khi đưa ra số tiền mà một bộ trưởng được nhận. Quá thấp so với mặt bằng xã hội, vốn cũng chưa từng được đánh giá là… không thấp. Và thấp đến độ giáo sư lẫy lừng Văn Như Cương có lần thẳng thắn "Nhà nước giả vờ trả lương", còn những người nhận lương thì "giả vờ làm việc".

Hôm qua, khi Bộ trưởng Vũ Đức Đam công bố tiền lương của Thủ tướng "chắc chắn chưa tới 15 triệu đồng", dư luận có thêm một bằng chứng về sự tệ hại của đồng lương.

Ừ thì là quy định. Nhưng mức lương của người đứng đầu Chính phủ chỉ "chưa tới 15 triệu", rõ ràng là quá rẻ.

Cũng vào thời điểm tháng 12.2011, một phán quyết của Tòa án Lương bổng độc lập Australia đồng ý với đề xuất tăng lương cho các chính trị gia. Thủ tướng được tăng 31% lương, để đạt con số 476.000 USD. Việc tăng lương cho các chính trị gia, bộ trưởng, nghị sĩ hẳn nhiên sẽ dồn thêm gánh nặng tiền thuế của người dân, khi đó ngay lập tức đã bị phản đối. Thậm chí, có vị bộ trưởng tuyên bố ông không cần tăng lương bởi lương hiện nay của ông đã "rất ổn".

Nhưng chính dân Australia lại là những người ủng hộ đầu tiên với lập luận các chính trị gia phải phục vụ lợi ích quốc gia với trách nhiệm nặng nề "biết mọi chuyện, trả lời mọi câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của chính quyền" và "rất dễ mất ghế".

Quan điểm về việc trả lương của Australia cũng y như Singapore. Năm 2007, người đứng đầu Chính phủ Singapore đã lãnh mức lương tương đương 2,05 triệu USD, còn các bộ trưởng, cũng 1,26 triệu USD, gấp hơn 3 lần mức lương 395.188 USD của Tổng thống Mỹ. Trước Quốc hội Australia, quan điểm trả lương chính trị gia được nói rõ ràng rằng: "Để giữ chân một bộ trưởng giỏi, chúng ta phải theo kịp tiến độ của ngành kinh tế tư nhân". Thậm chí, Thủ tướng Lý Hiển Long bấy giờ còn phàn nàn rằng lương của các quan chức Singapore "thấp hơn chuẩn lương của các doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân".

Nhưng quan điểm trả lương cao cho Thủ tướng, cho Bộ trưởng, cho các chính trị gia khắp nơi trên thế giới, ngoài việc để giữ chân và thu hút người tài vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy Chính phủ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung, dường như còn có một khía cạnh khác mà có lần, một chuyên gia dự án hỗ trợ cải cách hành chính người Việt, ông Diệp Văn Sơn đã nói tới, là nhằm tránh tình trạng "mức lương quá thấp sẽ dẫn tới hội chứng "tước đoạt để bù đắp" trong thực thi công vụ, hay nói cách khác là "làm khó để ló ra tiền".

Lương Thủ tướng, theo nghị quyết 730, có hệ số 12,5 (x lương cơ bản). Nhưng dù đó là mức lương cao thứ nhì trong danh sách lương lãnh đạo nhà nước, thì số tiền thực tế vẫn chỉ là "chưa tới 15 triệu". Các Bộ trưởng, ít hơn, với hệ số 9,7, và được đo lường trong một phát ngôn nổi tiếng: Đó là mức lương "40 năm chưa mua nổi nhà thu nhập thấp".

Có lẽ, với tư cách người đóng thuế, người dân muốn Thủ tướng nhận lương cao, tương xứng với trọng trách và trách nhiệm của người đứng đầu Chỉnh phủ, trong đó có cả trọng trách chèo lái nền kinh tế có nhiều tiền, để trả lương cho các bộ trưởng, cho cán bộ để họ không phải "trả vờ làm việc", không "tước đoạt để bù đắp".

Bởi nếu lương Thủ tướng thu nhập chỉ 15 triệu, tức là chỉ trên dưới 700 USD mỗi 30 ngày, thì làm sao cán bộ có thể thu nhập cao? Cán bộ không có thu nhập cao thì làm sao người dân có thể đàng hoàng sống "rất ổn".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét